3. Bệnh van 2 lá (hẹp và hở)
3.1 Hình ảnh X quang
Hẹp hoặc hở đơn thuần ít có mà thường phối hợp vơí nhau. Trên hình ảnh là sự tổng hợp các hình ảnh trên.
- Bóng tim giãn cả 4 buồng. Sự giãn ra của tim do sự tác động của ứ trệ tuần hoàn phổi phối hợp rối loạn chức năng tim trái. Bóng tim hình tam giác mang những nét dặc thù của tim hai lá:
- Nhỉ trái giãn to vượt qua bờ phải tạo nên hình ảnh lồi ở cung bên phải. Ta cũng có thấy được hình ảnh đôi bờ xuyên qua bóng mờ của tim.
- Sự tăng áp của phổi và nhĩ trái cũng làm cho cung giữa trái nỗi rõ rệt. Ngoài ra cũng có các triệu chứng phối hợp như:
- Giãn nhĩ phải. Nhĩ trái giãn ra sau thấy được trên nhiều tư thế thẳng, nghiêng, chếch.
- Mở rộng góc chia khí phế quản, phế quản trái bị đẩy nằm ngang.
- Mờ ở vùng rốn hai bên do các huyết quản giãn to ra.
- Hình mờ lớn nhỏ ở nhu mô phổi, đặc biệt ở hai đáy do ứ trệ tĩnh mạch và nhiễm hemosiderine. Mờ nốt lớn gọi là hình tủa bông
- Xuất hiện đường Kerley.
- Các đường kính gia tăng.
- Mất khoảng sáng trước tim.
- Vôi hoá ở van 2 lá và thành nhĩ trái.
Sau khi mổ bóc tách van, áp lực ở động mạch phổi giảm đáng kể. Nhưng cung giữa trái thường không thay đổi mà chỉ thấy được nhịp đập.
3.2. Hình ảnh siêu âm
Hẹp van 2 lá: Thấy trực tiếp kích thước của lổ valve , xác định tính mềm mại của các van hay thâm nhiễm, sùi. Thấy nhĩ trái lớn hơn rõ, có thể thấy được cục máu đông ở trong buồng tim.
Hở van 2 lá đơn thuần: triệu chứng trực tiếp đáng tin cậy, có thể thấy được dây chằng (tổ chức dưới van) bị đứt, tăng động thất trái, tăng thể tích thất trái.
135 trang |
Chia sẻ: Chử Khang | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán hình ảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phế bào, phế
quản, mạch máu do tổn thương quá khu trú hoặc quá lan tỏa.
7.1. Hình mờ tròn đơn độc
- Kích thước lớn > 3 cm thường tổn thương ác tính có thể nguyên phát hay thứ phát.
- Bờ tổn thương lành tính đều liên tục, nếu bờ không có giới hạn rõ nét, không đều hoặc có
hình gai thường là tổn thương ác tính.
- Hình mờ có vôi hóa thường lành tính.
- Các tổn thương kết hợp: hình mờ có mạch máu hội tụ do dò động mạch - tĩnh mạch, hình
mờ lớn với các nốt mờ nhỏ vệ tinh là tổn thương viêm.
7.2. Hình mờ tròn nhiều ổ. Thường kích thước không đều nhau, hay gặp nhất là di căn.
7.3. Hình hang.Tổn thương hoại tử nhu mô, nếu thông với phế quản sẽ hình thành hang.
7.3.1. Hình hang áp xe phổi
- Là hình qúa sáng trong hình mờ viêm phổi, có thể có mức dịch.
- Giới hạn bên trong đều, giới hạn ngoài mờ.
7.3.2. Hình hang lao
- Thường ít khi có mức dịch vì hang lao thường ở thùy trên dịch dễ thoát ra.
- Có thể thấy hình ảnh phế quản dẫn lưu.
- Có thể thấy nhiều nốt mờ nhỏ quanh hang (vệ tinh).
7.3.3. Hình hang do tổn thương ác tính
Bờ trong của hang không đều, hình hoa súng; bờ ngoài rõ nét.
7.4. Hình bóng sáng
- Có giới hạn rõ, không có huyết quản, thành là đường viền mỏng.
- Nhu mô xung quanh bình thường, bên trong có dịch hay hình mờ do bội nhiễm.
Nguyên nhân: Giãn phế nang, tắc phế quản mắc phải
7.5. Hình quá sáng: lan tỏa hoặc khu trú
- Căng giãn phổi sau tắc phế quản có van.
- Hẹp tắc động mạch phổi
- Thông khí bù trừ.
- Giãn phế nang liên tiểu thùy vô căn ở đáy phổi.
- Giãn phế nang thể trung tâm tiểu thùy do viêm phế quản mãn tính.
III. Chẩn đoán hình ảnh bệnh phổi thường gặp
Mục tiêu học tập
Chẩn đoán được các bệnh phổi chủ yếu trên phim phổi thông thường.
1. Viêm phổi siêu vi
Thường hay gặp, biểu hiện X quang là hội chứng phế bào ở hai đáy, nhiều bóng mờ không
có dạng thùy, đôi khi có phản ứng màng phổi kín đáo.
50
2. Viêm phổi thùy cấp tính
Thường do phế cầu khuẩn. Có thể viêm một hay nhiều phân thùy, có khi một thùy hoặc
nhiều thùy.
Thùy giữa hay bị viêm phổi, còn được gọi là tam giác viêm phổi, kế đến là thùy dưới. Ở trẻ
em hay gặp là thùy giữa, kế tiếp là thùy trên. Hình ảnh X quang là hội chứng phế bào: hình
mờ đồng đều; dạng tam giác tương ứng một phân thùy hay một thùy; có đỉnh hướng về rốn
phổi, đáy ở ngoại vi; cạnh thường là một hay hai rãnh liên thùy, rõ nét, có thể thẳng hay hơi
lồi nhưng không bao giờ lõm. Ở giữa có thể thấy hình phế quản chứa khí. Không có dấu hiệu
co kéo các tạng xung quanh.
Ở giai đoạn sớm và giai đoạn thoái triển hình mờ không đồng đều, do sự hiện diện cùng lúc
nhóm phế bào thông khí và nhóm phế bào tổn thương.
3. Phế quản phế viêm (PQPV)
Hay gặp ở trẻ em do các vi khuẩn sinh mủ. PQPV thường là biến chứng sau các bệnh sởi, ho
gà, bạch hầu. Hình ảnh X quang là các hình mờ phế bào không đồng nhất, to nhỏ không đều
nhau, bờ mờ, rải rác nhiều nơi, không tập trung hoặc một số có thể tập trung thành đám,
không có nhánh phế quản khí.
4. Áp xe phổi
Thường là hậu quả của một bệnh phổi cấp tính không điều trị tốt như viêm phổi thùy, phế
quản phế viêm.
Giai đoạn đầu là hình mờ đậm đồng đều, bờ mờ. Khi chất hoại tử được tống ra ngoài theo
phế quản, sẽ thấy hình hang với mức dịch ngang, thành hang mỏng, bờ trong đều nhẵn, bờ
ngoài mờ do hội chứng phế bào. Khi điều trị tốt hình viêm phổi xung quanh biến mất, hang
thu nhỏ dần.
Hình 32. Áp xe phổi (phổi phải) và tràn dịch-tràn khí màng phổi khu trú (phổi trái)
5. Lao phổi
5.1. Lao sơ nhiễm
Là sự xâm nhập lần đầu tiên của BK vào cơ thể chưa miễn dịch lao. Có thể xẩy ra bất kỳ lúc
nào từ khi trẻ còn nhỏ cho đến người trưởng thành.
Hình ảnh X quang điển hình là phức hợp lao nguyên thủy gồm nốt lao nguyên thủy, hạch
viêm phổi lao và viêm bạch mạch. Nốt lao nguyên thủy là một ổ viêm phổi giới hạn, bã đậu
hóa, ở bất cứ vùng nào của phổi; một hoặc nhiều hạch rốn phổi cùng bên hoặc khác bên lớn.
Giữa ổ lao nguyên thủy và hạch viêm lao nối với nhau là đường mờ viêm bạch mạch.
Trong thực tế hiếm khi thấy đầy đủ 3 thành phần trên; khoảng 50% trường hợp phim phổi
bình thường. Chẩn đoán lao sơ nhiễm chủ yếu dựa vào nguồn lây và IDR.
Đa số lao sơ nhiễm tự khỏi sau khi tồn tại có thể nhiều tháng, để lại các dấu tích vôi hóa về
sau hoặc không. Đôi khi xẩy ra tràn dịch màng phổi hay màng tim, lao kê; một số ít biến
thành lao sau sơ nhiễm.
51
5.2. Các thể lao sau sơ nhiễm chủ yếu:
5.2.1 Lao kê
Do vi khuẩn lan theo đường máu, xâm nhập phổi đồng loạt. Hình ảnh X quang gồm những
nốt mờ hạt kê < 3mm (nốt mờ kẽ) dày đặc tập trung nhiều ở phía trên trường phổi. Cần chẩn
đoán phân biệt:
- Di căn K thế kê: tập trung nhiều ở đáy phổi.
- Bệnh bụi phổi: tập trung ở quanh hai rốn và đáy phổi. Cần lưu ý tiền sử có tiếp xúc lâu năm
với nguyên nhân gây bệnh.
- Xung huyết phổi: tập trung quanh rốn, kèm bệnh tim là nguyên nhân.
5.2.2. Lao thâm nhiễm sớm
Hình ảnh X quang là đám mờ không có giới hạn rõ, ở góc ngoài của vùng hạ đòn; thay đổi
nhanh, có thể tiêu dần hay loét thành hang.
Cần chẩn đoán phân biệt:
+ Thâm nhiễm mau bay: thâm nhiễm Loeffler do ký sinh trùng hay siêu vi.
Hình ảnh X quang có hình mờ, biến mất tự nhiên sau 1 tuần đến 10 ngày, bạch cầu ái toan
tăng cao có thể > 50%. IDR (-) tính.
+ Viêm phổi không điển hình: Hình mờ rải rác nhiều nơi, biến mất nhanh hơn không để lại di
chứng.
5.2.3. Lao phổi mãn tính
5.2.3.1. Lao nốt: Hình X quang là nhiều nốt mờ tròn kích thước không đều nhau từ 3 - 10mm
đường kính, tập trung đỉnh, hạ đòn nhiều (nốt mờ kẽ). Kèm theo các giải xơ co kéo các cơ
quan xung quanh. Nếu điều trị tốt sẽ xuất hiện các nốt vôi hóa.
5.2.3.2. Củ lao: là một thể lao nốt, hình mờ tròn, đơn độc, bờ rõ, đường kính > 2 - 3cm. Tiến
triển nhiều đợt rồi tạm ổn, sau mỗi đợt kích thước càng to dần, có thể thấy hình vôi hóa bên
trong, củ lao có thể loét thành hang lao.
5.2.3.3. Lao xơ hang. Lao nốt tiến triển xấu sẽ loét thành hang, kèm các giải xơ.
5.2.3.4. Lao xơ. Thương tổn chủ yếu là các giải xơ, kèm tiến triển tổn thương lao, thườg ở
phía trên trường phổi, co kéo các cơ quan chung quanh, ít thay đổi khi điều trị.
6. U phổi
6.1. U lành
Chỉ chiếm 2% u phổi. Khi u ở trung tâm sẽ cho hình khuyết trong lòng khí phế quản có thế
thấy trên phim phổi thường, nhất là CLVT; chính soi phế quản kèm sinh thiết cho phép xác
định chẩn đoán. Các triệu chứng lâm sàng gợi ý vị trí trung tâm của u như ho, khó thở, ho ra
máu. Khi u ở ngoại vi phổi, thường không có triệu chứng lâm sàng và được phát hiện tình cờ
trên phim phổi. Dấu hiệu X quang là những nốt mờ, mờ đồng đều, tròn hay bầu dục, bờ đều rõ
nét, thường có vôi hóa, không tiến triển sau thời gian dài 2 năm, sinh thiết phổi nhiều khi cần
thiết để chẩn đoán. Loại u lành hay gặp nhất (50%) là Hamartome (chứa các thành phần cuả
phế quản như chủ mô vôi hóa: sụn, cơ trơn, mỡ, biểu bì trụ. Các loại u lành khác gồm
papillome, chondrome, adénome, u thần kinh ...
6.2. Ung thư phổi
Một số truờng hợp ung thư phổi xác định trên lâm sàng và xét nghiệm, phim phổi vẫn bình
thuờng (4 - 6 %). Nhưng phim phổi thông thường vẫn là phương tiện chủ yếu để định hướng,
từ đó sẽ chỉ định các kỹ thuật khác như chụp cắt lớp vi tính, soi phế quản kết hợp sinh thiết
hoặc hút dịch phế quản, sinh thiết dưới hướng dẫn CLVT, giúp chẩn đoán chính xác hơn.
52
Ung thư phổi chủ yếu là có nguồn gốc phế quản, phát triển từ các niêm mạc phế quản. Có 2
thể: trung tâm và ngoại vi.
6.2.1. Thể trung tâm
Ung thư ở các phế quản lớn, lúc đầu chưa thấy hình mờ của u. Do hẹp phế quản không hoàn
toàn tạo van, nên có thể thấy hình căng giãn một vùng phổi của phế quản tương ứng. Nếu
chụp phế quản cản quang thấy hẹp lòng phế quản, bờ nham nhở hoặc cắt cụt, nhưng soi phế
quản và chụp CLVT là những kỹ thuật thay thế hiện nay, giúp chẩn đoán đầy đủ hiệu quả..
Khi U phát triển lớn, hẹp phế quản hoàn toàn, sẽ thấy hình xẹp phổi là hình mờ tam giác đỉnh
hướng về rốn đáy ngoại vi, bờ rõ, trong hình mờ xẹp phổi có lẫn hình mờ của U. Có thể thấy
viêm phổi tắc nghẽn sau U phế quản.
6.2.2. Thể ngoại vi
Ung thư ở phế quản nhỏ. Hình khối mờ ở giữa trường phổi, tròn, to nhỏ, bờ đều rõ hay
không đều, hoặc có nhiều chân tỏa ra xung quanh. U có thể bị hoại tử tạo hang thành dày;
nham nhở. Ít gặp hơn là đám mờ thâm nhiễm đậm, không đồng đều, giới hạn không đều và
không rõ nét.
6.2.3. Di căn phổi: có nhiều thể
- Thể hạt kê: nốt mờ như hạt kê khắp trường phổi, tập trung nhiều ở hai đáy.
- Thể nốt: nốt mờ kích thước lớn 3 - 10cm không đều nhau, tập trung nhiều ở đáy phổi hoặc
xung quanh rốn phổi.
- Thể lưới: các đường mờ từ rốn phổi tỏa ra xung quanh do viêm mạch bạch huyết, kèm hình
hạch lớn vùng rốn phổi và trung thất.
- Thể thả bong bóng: là các hình mờ tròn bờ rõ, kích thước không đều nhau từ đáy phổi lên
đỉnh như hình bong bóng bay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Theresa C. McLOUD, (1998), Thoracic radiology, Mosby
2. Rémy jacques, (2002), Imagerie thoracique, JFR- Paris
3. Loshkajian (2000), Imagerie médicale, Éditions ESTEM
4. Giron J., Sans N., Senac J., (1998), Manuel d’imagerie thoracique, SAURAMPS
médical
5. Frija J., (1995), Radiologie du thorax, Masson
53
Chương 4
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH HỆ TIM MẠCH
I. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tim mạch
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được vai trò, vị trí của các phương pháp CĐHA đối với tim và mạch máu lớn.
2. Ghi nhớ các mốc giải phẫu của bóng tim, các đường kính hữu dụng của tim trên phim X
quang và siêu âm.
1. Kỹ thuật khám X quang tim mạch
1.1. Kỹ thuật
- Đối với các kỹ thuật chụp quy ước, vị trí của tim càng sát phim càng tốt.
- Chụp tim khoảng cách tiêu điểm - phim > 1,5m (télécoeur).
- Muốn xem các cung tim phía sau phải cho bệnh nhân uống baryt vào thực quản.
- Chụp phim trong khi bệnh nhân hít vào.
- Chụp những buồng tim với 4 tư thế kinh điển
- Chụp buồng tim và mạch máu chọn lọc phải làm kỹ thuật thông tim.
- Các kỹ thuật khám Siêu âm, Cắt lớp vi tính, Cộng hưởng từ tim và mạch máu.
1.2. Bốn tư thế kinh điển và giải phẫu X quang
1.2.1. Tư thế thẳng: Các buồng tim chồng lên nhau tạo nên những bờ (phải, trái). Trên mỗi bờ
có các cung.
Bờ phải: + Cung trên: Tĩnh mạch chủ trên, đoạn lên quai ĐMC ở người già.
+ Cung dưới: Tâm nhĩ phải.
Bờ trái : + Cung trên: Quai ĐMC.
+ Cung giữa: Động mạch phổi.
+ Cung dưới: Tâm thất trái.
1.2.2. Tư thế nghiêng: chủ yếu để xem bờ trước, sau
Bờ trước: + Cung trên: Quai ĐMC.
+ Cung dưới: Tâm thất phải.
Bờ sau: + Tâm nhĩ trái 1/3 trên.
+ Tâm thất trái 2/3 dưới.
+ Cửa sổ chủ phổi.
1.2.3. Tư thế chếch trước phải: Là tư thế của 4 buồng tim.
1.2.4. Tư thế chếch trước trái: Là tư thế để xem quai động mạch chủ, cửa sổ chủ phổi.
54
Hình 1: Các bờ và các cung tim tư thế thẳng
Hình 2: Các bờ và các cung tim tư thế nghiêng trái
Tĩnh mạch chủ trên
Động mạch chủ
Nhĩ phải
Thất phải
Động mạch phổi
Tiểu nhĩ trái
Thất trái
Dạ dày
Động mạch chủ
Động mạch phổi
Thất phải
Nhĩ trái
Thất trái
Cột sống ngực
Tĩnh mạch chủ dưới
Dạ dày
55
Hình 3: Các bờ và các cung tim tư thế chếch trước phải
Hình 4: Các bờ và các cung tim tư thế chếch trước trái
1.3. Các đường kính của tim
1.3.1. Đường kính dọc L: Đường kính từ D → G’ là đường kính trục xuyên từ đáy đến đỉnh
của tim (L ≈ 13 - 14 cm).
* L nói lên sự tương quan của tim với lồng ngực và ổ bụng.
- L làm một góc α với đường thẳng đứng.
Cột sống ngực
Nhĩ trái
Nhĩ phải
Động mạch chủ
Động mạch phổi
Thất phải
Dạ dày
Tĩnh mạch chủ dưới
Động mạch chủ
Động mạch phổi
Tiểu nhĩ phải
Thất phải
Cột sống ngực
Nhĩ trái
Thất trái
Dạ dày
56
- Ở người bình thường α # 45o .
- Ở người gầy cao α < 45o.
- Ở phụ nữ mập thấp α >45o.
Hình 5: các đường kính của tim
1.3.2. Đường kính đáy B
Là đường D’G, đáy của tim chủ yếu là 2 nhĩ (B ≈ 9,5 - 10,5 cm).
1.3.3. Đường kính ngang H
Tổng số của 2 đoạn mG và mD từ 12 – 13,5 cm là đường kính của nhĩ phải và thất trái. Người
ta dùng nó để tính chỉ số tim lồng ngực.
ICP hay QCP (quotient coeur - poumon)= H/Th.
Th: đường kính tối đa của lồng ngực, bình thường chỉ số này là 50%.
1.3.4. Đường kính ĐMC (nốt ĐMC): 40 - 50 mm → 20 tuổi
60 - 70 mm → 60 tuổi
Tất cả các đường kính trên còn tùy thuộc vào thể tạng của bệnh nhân: chiều cao, tuổi, giới,
biên độ hô hấp, tư thế đứng hay nằm, huyết áp kỳ tâm thu hay tâm trương. Các đường kính
này chỉ bất thường khi nó không tương xứng với thể tạng của bệnh nhân đó.
2. Các kỹ thuật hình ảnh cắt lớp tim mạch
2.1. Siêu âm tim
Là một trong những kỹ thuật hình ảnh chủ lực đối với hệ tuần hoàn hiện nay, với tất cả các
kiểu (Mode) 2D, TM, đặc biệt là siêu âm Doppler xung, Doppler liên tục, Doppler màu nên
đã đánh giá được hình thái và chức năng của tim khá đầy đủ.
Một số các kích thước của buồng tim, van trên siêu âm:
57
-Kích thước của thất trái trên Siêu âm: LVPW = 6-12mm; buồng thất trái: LVED = 39-56
mm. Vách liên thất IVS = 6-12mm
-Kích thước của thất phải trên Siêu âm: RVED = < 30mm
-Chỉ số co hồi thất trái: FS (Fractional shortening) = 0,25-0,42
-Kích thước của lổ van 2 lá >16mm.
- Kích thước của ĐMC: 20-37mm, ĐMP trên Siêu âm
2.2. Cắt lớp vi tính (CLVT)
Với những máy CLVT đa lớp cắt, làm giảm thời gian tạo ảnh < 1 giây, đã cho phép tạo được
những hình ảnh của buồng tim và mạch máu trong không gian 2 chiều, 3 chiều, 4 chiều và ưu
việt hơn cả siêu âm và cộng hưởng từ là đánh giá được tỉ lệ đóng vôi ở trong mạch vành, giúp
ích cho việc nong mạch hay đặt stent.
2.3. Cộng hưởng từ (CHT)
Cùng với CLVT, CHT cũng đã có những tiến bộ mới trong tạo ảnh: nhanh hơn, rõ hơn, đặc
biệt là các phần mềm cho phép tái tạo những ảnh hàng loạt các buồng tim và mạch máu
(MRA), đã thay thế được các phương pháp chụp buồng tim và mạch máu cổ điển.
Ngoài ra với phương pháp chụp mạch kỹ thuật số hiện đại còn giúp cho việc can thiệp mạch
rất hiệu quả, tránh được các đại phẫu thuật.
3. Các hình ảnh bất thường của bóng tim
3.1. Bất thường do tương quan
- Đảo ngược phủ tạng: tim phải.
- Tràn khí màng phổi (1)
- U trung thất, U phổi cạnh trung thất (2)
- Gù vẹo cột sống (3)
- Dày dính màng phổi (4)
- Xơ phổi, xẹp phổi (5)
- Bệnh béo phì (6)
- Hơi nhiều trong ruột (7)
- Cổ chướng (8)
- Phụ nữ có thai (9)
(1), (2), (3), (4), (5): các bệnh phổi cột sống.
(1), (2) : tim biến dạng.
(3), (4), (5): tim bị kéo.
(6), (7), (8), (9): tim bị đẩy.
3.2. Tim nhỏ
58
Khi lồng ngực kéo dài, tim không tựa nên cơ hoành mà ở trạng thái treo. Lúc đó trục
dọc gần như song song với trục đứng của cơ thể, người ta gọi là tim hình giọt nước, đường
kính H giảm rõ rệt. Gặp trong các trường hợp sau :
- Hen suyễn và khí thũng phổi: tim nhỏ ngược lại với lồng ngực rộng dạng thùng (en
tonneau).
- Thiếu máu và suy kiệt (cachexie), tim nhỏ, lồng ngực nhỏ.
Hình 6.1 Bóng tim bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
giao_trinh_chuan_doan_hinh_anh.pdf