Mục lục .1
GIỚI THIỆU .5
GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT .6
TÀI LIỆU THAM KHẢO .6
HƯỚNG DẪN PHẦN LÝ THUYẾT.7
Bài 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ MÁY TÍNH .7
I. Tổng quan .8
I.1. Máy tính và sự ra đời của máy tính .8
I.2. Phân loại máy tính .8
I.3. Đặc điểm của máy tính .10
I.4. Sự hoạt động của máy tính .11
II. Tổ chức các bộ phận bên trong máy tính.13
II.1. Mô hình các bộ phận.13
II.2. Các thiết bị nhập xuất .14
II.3. Bộ nhớ.18
II.4. Đơn vị xử lý trung ương .22
III. Các phần mềm trên máy vi tính .23
III.1. Hệ điều hành (operating system).23
III.2. Phần mềm soạn thảo văn bản.23
III.3. Phần mềm quản lý.23
III.4. Các phần mềm ngôn ngữ .24
III.5. Các phần mềm đồ họa .24
III.6. Các phần mềm truyền tin.24
III.7. Các phần mềm thư tín điện tử.24
Bài 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS. 25
I. Các khái niệm cơ bản về hệ điều hành .26
I.1. Các chức năng cơ bản của hệ điều hành (HĐH).26
I.2. Phân loại các hệ điều hành .27
I.3. Sơ lược về hệ điều hành MS-DOS.28
I.4. Hệ thống tập tin.29
II. Giới thiệu hệ điều hành Windows .31
II.1. Lịch sử phát triển .31
II.2. Đặc điểm của hệ điều hành Windows .33Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 2/118
II.3. Cài đặt hệ điều hành Windows 98 .33
Bài 3: WINDOWS EXPLORER & MY COMPUTER. 36
I. Sử dụng Windows .37
I.1. Các khái niệm cơ bản .37
I.2. Màn hình Desktop .40
I.3. Quản lý các cửa sổ .41
I.4. Làm việc với các ứng dụng.42
I.5. Log on/Log off .43
I.6. Sử dụng chức năng Run của Start menu.43
II. Làm việc với Tập tin và thư mục .44
II.1. Sử dụng Windows Explorer.44
II.2. Tìm kiếm tập tin và máy tính .46
II.3. Phục hồi các tập tin bị xoá.46
Bài 4: CẤU HÌNH HỆ THỐNG. 48
I. Giới thiệu.49
II. Thay đổi ngày giờ hệ thống.50
III. Quản lý màn hình Desktop và chế độ hiển thị .50
IV. Quản lý font chữ và bộ gõ tiếng Việt.52
IV.1. Font tiếng Việt.52
IV.2. Quản lý các font trong hệ thống.53
IV.3. Bộ gõ tiếng việt.53
V. Xác định cách thức sử dụng chuột.54
VI. Xác định khu vực và nền văn hoá.56
VII. Hiển thị tập tin và thư mục trong các cửa sổ.57
VIII. Cấu hình Taskbar và Start menu.58
VIII.1.Taskbar .58
VIII.2.Start menu .58
Bài 5: WINDOWS COMMANDER VÀ WINZIP. 59
I. Giới thiệu về Windows Commander.60
I.1. Windows Commander là gì? .60
I.2. Thành phần giao diện .60
I.3. Các chức năng của Windows Commander.60
II. Sử dụng Windows Commander.61
II.1. Thay đổi các tùy chọn về giao diện và các thao tác của chương trình .61
II.2. Đổi cửa sổ, ổ đĩa làm việc.63
II.3. Chọn tập tin, thư mục cần xử lý .64Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 3/118
III. Các thao tác trên tập tin và thư mục .64
III.1. Các thao tác trên thư mục.65
III.2. Xem và thực thi một tập tin .66
III.3. Thao tác sao chép và di chuyển tập tin thư mục.66
III.4. Thao tác xóa tập tin thư mục.67
IV. Tìm kiếm tập tin.68
IV.1. Các thành phần trên màn hình tìm của Windows Commander.68
IV.2. Các thao tác sau khi thực hiện tìm.69
V. Nén và giải nén .70
V.1. Thao tác nén tập tin .70
V.2. Giải nén tập tin.71
VI. Cắt và nối tập tin .72
VI.1. Thao tác cắt tập tin .72
VI.2. Nối tập tin.73
VII. WinZip .73
VII.1.Giới thiệu phần mềm WinZip .73
VII.2.Nén tập tin thư mục.73
VII.3.Giải nén tập tin.77
Bài 6: VẼ HÌNH - PAINT. 79
I. Giới thiệu về Paint.80
I.1. Khởi động Paint.80
I.2. Các thành phần của màn hình.80
I.3. Con trỏ chuột .81
I.4. Các thao tác thông thường.81
II. Sử dụng tiện ích .82
II.1. Màu sắc – Hộp màu (Color Box).82
II.2. Công cụ chọn.83
II.3. Công cụ xóa.84
II.4. Công cụ tô màu .85
II.5. Công cụ Pick Color .85
II.6. Thay đổi chế độ hiển thị .85
II.7. Công cụ Pencil .85
II.8. Công cụ Brush .85
II.9. Nhập văn bản vào Paint:.85
II.10. Công cụ Line .86
II.11. Đường cong .86
II.12. Vẽ hình chữ nhật.86
II.13. Vẽ đa giác bằng công cụ Polygon .87
II.14. Vẽ hình Ôval, hình tròn .87Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 4/118
III. Các thao tác đối với hình ảnh.87
III.1. Quay hình.87
III.2. Kéo nghiêng hình .87
III.3. Lưu một phần hình ảnh thành tập tin .88
III.4. Chèn hình ảnh và các ký tự đặc biệt .88
III.5. Chụp hình cửa sổ đang hiện hành .88
Bài 7: SOẠN THẢO VĂN BẢN. 89
I. Soạn thảo văn bản .90
I.1. Các thao tác cơ bản trên tập tin.90
I.2. Thao tác trên khối văn bản .90
Bài 8: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH. 94
I. Các khái niệm cơ bản về mạng.95
I.1. Giới thiệu về mạng máy tính .95
I.2. Các thiết bị mạng phổ biến.97
II. Sử dụng tài nguyên mạng trong Windows .97
119 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Chương trình kỹ thuật viên Tin học cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin như đã giới thiệu là FAT (bao gồm FAT16 và
FAT32) và NTFS. NTFS chỉ được hỗ trợ trong các phiên bản WindNT và Windows 2000, XP.
Windows 9x và DOS không hiểu hệ thống quản lý tập tin NTFS
Khác với Windows 2000 và XP vẫn có thể dùng FAT, WinNT không hiểu FAT32.
Để giúp người dùng quản lý các ổ đĩa, thư mục và tập tin trong hệ thống, Windows cung cấp cho
người dùng chương trình Windows Explorer.
Ngoài ra, tập tin và thư mục được coi như những đối tượng trong Windows và người dùng có thể sử
dụng các chức năng Cut, Copy, Past và Delete để sao chép hay xoá tập tin hoặc thư mục trong
bất cứ cửa sổ nào. Đây là cách quản lý nhanh tập tin và thư mục thông qua cửa số My Computer.
II.1. Sử dụng Windows Explorer
Windows Explorer là một công cụ của hệ điều hành Windows giúp người dùng thực hiện các công
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 45/118
việc quản lý tập tin và thư mục trong hệ thống. Đặc điểm của Windows Explorer:
Cung cấp các chức năng cơ bản như tạo mới, sao chép, di chuyển, đổi tên tập tin và thư
mục
Cung cấp các chức năng cơ bản khi thao tác với ổ đĩa như format, đổi tên (label) hay
diskcopy,
Hiển thị toàn bộ cấu trúc thư mục trong hệ thống ở dạng cây thư mục
Có nhiều chế độ liệt kê các tập tin và thư mục con của một thư mục đang được chọn trên
cây thư mục
Cung cấp cơ chế đánh dấu chọn nhiều tập tin và thư mục bất kỳ trong danh sách liệt kê
Cung cấp chức năng kéo và thả (Drap and Drop) để sao chép, di chuyển tập tin hay thư
mục
Kết hợp các tập tin với những ứng dụng trong hệ thống dùng để làm việc với các tập tin đó
Cung cấp khả năng truy cập đến tập tin và thư mục được chia sẻ trên mạng
Hiển thị nhanh nội dung một số loại tập tin phổ biến như các tập tin hình ảnh, tập tin thi
hành, Work, Excel,
Các thao tác thường sử dụng khi làm việc với Windows Explorer:
Duyệt cấu trúc cây thư mục của hệ thống
Các ổ đĩa và thư mục được tổ chức thành các node trên cây thư mục. Một node có thể chứa
các node con tương tự như một thư mục chứa các thư mục con.
Người dùng có thể mở rộng hay thu hẹp các node để hiển thị nội dung các thư mục con hay
không.
Khi chọn một thư mục, nội dung các tập tin và thư mục con sẽ được hiển thi ở cửa sổ bên
phải.
Thay đổi chế độ liệt kê danh sách tập tin và thư mục con của một thư mục được chọn
Sử dụng menu View để chọn chế độ hiển thị là Details, Tiles, Icon, List hay có thể chọn từ
các nút trên thanh toolbar.
Sắp xếp các tập tin trong chế độ liệt kê Details
Nhắp chuột trên tiêu đề của cột muốn sắp xếp. Ở chế độ Details, các thông tin Tên tập tin,
kiểu tập tin, kích thước, ngày tạo sẽ được hiển thị trên mỗi cột trong cửa sổ liệt kê.
Mở một tập tin để sửa đổi nội dung
Nhắp đúp trên tập tin muốn mở hoặc dùng chức năng Open trong menu File hay menu ngữ
cảnh.
Menu ngữ cảnh còn cho phép người dùng chọn một trong nhiều chương trình có thể dùng
để soạn thảo tập tin thay vì sử dụng chương trình mặc định.
Tạo mới (new), sao chép (copy), xoá (delete), đổi tên (rename) hay di chuyển vị trí (move)
của một thư mục
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 46/118
Sử dụng menu File, các nút trên thanh toolbar hay nhắp chuột phải và sử dụng chức năng
tương ứng trong menu ngữ cảnh.
Chọn một hay nhiều tập tin, thư mục để sao chép, xoá, đổi tên hoặc thay đổi vị trí
Tương tự như thao tác trên
Sao chép các tập tin hay thư mục bằng cách Drag and Drop chuột
Đặt thuộc tính cho các tập tin và thư mục được chọn
Sử dụng chức năng Properties trong menu File hay trong menu ngữ cảnh.
Format ổ đĩa mềm
Sử dụng chức năng Format trong menu File hay menu ngữ cảnh
Thực hiện diskcopy ổ đĩa mềm
Sử dụng chức năng Copy Disk trong menu File hay menu ngữ cảnh
II.2. Tìm kiếm tập tin và máy tính
Bên cạnh Windows Explorer, hệ điều hành Windows còn cung cấp các công cụ tìm kiếm để giúp
người dùng nhanh chóng tìm ra các tập tin, thư mục trong hệ thống hay một máy tính trên mạng.
Các công cụ này có tên là Find Files or Folders và Find Computer.
Sử dụng Find Computer khá đơn giản, người dùng nhập vào tên của máy tính muốn tìm trong ô
Computer name, công cụ sẽ tìm máy tính có tên đó trên mạng và liệt kê danh sách các máy tìm
thấy trong danh sách bên dưới.
Sử dụng công cụ Find Files or Folders
Nhập vào tên tập tin hay thư mục muốn tìm, có thể sử dụng các ký tự thay thế (*, ?)
Giới hạn phạm vi tìm kiếm
Loại tập tin (dựa vào loại tập tin sử dụng trong các ứng dụng có trên hệ thống)
Kích thước tối đa, tối thiểu
Khoảng thời gian tập tin được tạo ra hay sửa đổi lần cuối cùng
Phạm vi thư mục muốn tìm kiếm
Thực hiện tìm kiếm bằng cách nhắp vào nút Search. Các tập tin và thư mục tìm thấy được
liệt kê theo dạng danh sách
Người dùng có thể thao tác với các tập tin tìm thấy trong danh sách tương tự như các thao
tác trong Windows Explorer.
II.3. Phục hồi các tập tin bị xoá
Để hạn chế việc mất mát dữ liệu do sự thiếu cẩn trọng của người dùng khi xoá tập tin và thư mục.
Windows sử dụng một thư mục được gọi là Recycle Bin để lưu trữ tạm thời các tập tin bị xoá.
Khi một tập tin hay thư mục bị xoá, chúng sẽ được chuyển vào Recycle Bin thay vì bị xoá bỏ hẳn
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 47/118
khỏi hệ thống quản lý tập tin.
Hình 3.5: Biểu tượng Recycle Bin trong Windows
Mỗi ổ đĩa có một thư mục Recycle Bin, đối tượng này có dung lượng mặc định bằng 10% dung
lượng ổ đĩa. Khi các tập tin bị xoá chiếm hết dung lượng Recycle Bin, các tập tin cũ nhất trong
Recycle Bin sẽ bị xoá hẳn khỏi hệ thống.
Để phục hồi tập tin vừa bị xoá:
Click chọn Recycle Bin trong Windows Explorer hoặc nhắp đúp vào biểu tượng Recycle Bin
trên Desktop
Tìm tập tin muốn phục hồi trong danh sách các tập tin được liệt kê. Thứ tự liệt kê tập tin dựa
trên thời điểm xoá lâu dần.
Chọn chức năng Restore từ menu File hay menu ngữ cảnh.
Khi một tập tin được phục hồi, thư mục chứa tập tin đó cũng sẽ được phục hồi nếu đã bị
xoá
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 48/118
Bài 4
CẤU HÌNH HỆ THỐNG
Tóm tắt
Lý thuyết 4 tiết - Thực hành 6 tiết
Mục tiêu Các mục chính Bài tập bắt
buộc
Bài tập làm
thêm
Kết thúc bài học này,
học viên sẽ có được
những kiến thức cơ
bản về cấu hình hệ
thống máy tính, đồng
thời có thể sử dụng
các chức năng trong
Control Panel để thay
đổi các cấu hình phần
cứng, phần mềm và
thông tin người dùng
trong Windows.
I. Thay đổi ngày giờ hệ thống
II. Quản lý màn hình Desktop và chế
độ hiển thị
III. Quản lý font chữ và bộ gõ Tiếng Việt
IV. Xác định cách thức sử dụng chuột
V. Xác định khu vực và nền văn hoá
VI. Hiển thị tập tin và thư mục trong các
cửa sổ
VII. Cấu hình Taskbar và Start menu
4.1, 4.2, 4.3,
4.4, 4.5
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 49/118
I. Giới thiệu
Trong quá trình sử dụng máy tính, hệ thống có thể có những thay đổi về phần cứng, phần mềm
hay người sử dụng. Người dùng có thể sử dụng Control Panel để cấu hình lại hệ thống cho phù
hợp với các thay đổi đó.
Windows cung cấp một tập hợp các công cụ để người dùng thiết lập các thông tin về phần cứng,
phần mềm và danh sách user cho toàn bộ hệ thống,
Khi người dùng có bất kỳ thay đổi nào về phần cứng, thêm hay bớt một phần mềm vào hệ thống,
sửa đổi danh sách user, điểm khởi đầu của người dùng để thực hiện việc thay đổi là mở cửa sổ
Control Panel.
Hình 4.1: Hộp thoại Control Panel
Cửa sổ Cotrol Panel bao gồm các công cụ sau:
Add New Hardware: Cài đặt phần cứng vào hệ thống
Add/Remove Programs: Cài đặt hay gỡ bỏ các ứng dụng và các thành phần của HĐH
Date/Time: Cài đặt ngày, giờ hệ thống
Display: Quản lý màn hình Desktop và chế độ hiển thị
Fonts: Quản lý các font chữ trong hệ thống
Internet Options: Cài đặt các thông tin để kết nối hệ thống với Internet
Keyboard: Cài đặt các thông tin về bàn phím
Mouse: Cài đặt các thông tin về chuột
Power Management: Cài đặt các thông tin quản lý nguồn điện cung cấp cho các thiết bị
Printers: Cài đặt hay gỡ bỏ máy in ra khỏi hệ thống
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 50/118
Regional Settings: Cài đặt cách trình bày thông tin tuỳ theo các vùng trên thế giới
Sounds: Cài đặt thông tin liên quan về âm thanh
Users: Quản lý thông tin những người sử dụng hệ thống
System: Quản lý thông tin về phần cứng, khởi động HĐH và các biến môi trường
Các phần tiếp theo trình bày cách quản lý hệ thống trong Windows 98.
II. Thay đổi ngày giờ hệ thống
Hình 4.2: Hộp thoại thiết lập ngày giờ hệ thống
Để thay đổi ngày giờ hệ thống, sử dụng công cụ Data/Time trong Control Panel.
Tab Date & Time dùng để xác định ngày và giờ hiện hành mới cho hệ thống.
Ngày hiện hành là ngày được chọn trong khung lịch. Có thể thay đổi tháng hiện hành bằng
cách chọn trong combo box bên trái và năm hiện hành bằng cách tăng hay giảm điều
khiển UpDown bên phải.
Để thay đổi giờ, chọn giờ, phút hoặc giây trong điều khiển UpDown bằng cách nhắp chuột
trên phần giờ, phút hoặc giây sau đó tăng hoặc giảm điều khiển UpDown để đặt giá trị mới.
Tab Time Zone dùng để xác định múi giờ của nơi người dùng đang sử dụng máy. Múi giờ
của Việt Nam so với giờ GMT cộng thêm 7 tiếng và được liệt kê trong combo box với mục
có tên là (GMT +7:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta.
III. Quản lý màn hình Desktop và chế độ hiển thị
Màn hình Desktop là màn hình chính của Windows chứa các icon của những tiện ích thường dùng,
thanh Taskbar cũng như menu Start Up.
Để có một giao diện đẹp và thân thiện với người sử dụng, Windows cung cấp công cụ Display để
thay đổi các cách hiển thị hình nền của Desktop, các icon, màu sắc của thanh taskbar và các cửa
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 51/118
sổ ứng dụng, độ phân giải màn hình,
Hình 4.3: Hộp thoại thiết lập cấu hình cho màn hình Desktop
Hộp thoại Display Properties được mở bằng cách chọn công cụ Display trong Control Panel hoặc
bằng cách thường dùng hơn, chọn mục Properties sau khi nhắp chuột phải trên màn hình
Desktop để hiện menu ngữ cảnh.
Display Properties có nhiều tab:
Tab Background dùng để chọn hình nền cho màn hình Desktop
Hình nền có thể được chọn trong danh sách góc dưới bên trái hoặc chọn một hình mới bằng
cách chọn nút Browse và tìm tập tin hình ảnh muốn dùng làm hình nền.
Tab Screen Saver dùng để chọn và đặt các thông số cho một chương trình bảo vệ màn
hình của máy tính.
Chương trình bảo vệ màn hình được sử dụng giúp tăng tuổi thọ của màn hình và hạn chế
các tác động của màn hình tới người sử dụng. Chương trình này tự động chạy khi sau một
khoảng thời gian nhất định, người dùng không làm việc với máy tính bằng con chuột hay
bàn phím.
Windows cung cấp sẵn một số chương trình bảo vệ màn hình đơn giản mà người dùng có
thể chọn từ combo box bên trái. Nút Settings dùng để đặt các thông số cho chương trình
bảo vệ màn hình khi chạy tự động.
Điều khiển UpDown của mục Wait chỉ định chương trình bảo vệ sẽ được thi hành sau bao
nhiêu phút người dùng không còn làm việc với máy tính. Chương trình sẽ kết thúc và trở lại
màn hình làm việc của người dùng khi có tác động từ người dùng vào bàn phím hay chuột.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 52/118
Tab Apperance dùng để chọn màu sắc, thay đổi font chữ, kích thước của các thanh tiêu đề,
khung cửa sổ, thanh scrollbar dùng trong các cửa sổ ứng dụng.
Tab Effects dùng để thay đổi kích cỡ các icon cũng như chọn những icon mới đại diện cho
những tiện ích thường dùng có trên Desktop.
Tab Web giúp người dùng chọn một trang Web sẽ dùng làm nền cho màn hình Desktop.
Tab Setting dùng để định độ phân giải màn hình, số màu mà màn hình sẽ hiển thị và thay
đổi kích thước font chữ
Màn hình đồ hoạ của Windows hiển thị các hình ảnh dựa trên đơn vị hiển thị nhỏ nhất là
các điểm (pixel – picture element). Độ phân giải màn hình là thông số về số lượng tối đa
các điểm trải dài trên chiều ngang và chiều cao của màn hình.
Độ phân giải nhỏ nhất mà Windows sử dụng là 640x480. Độ phân giải phổ biến nhất là
800x600 trên màn hình 14,15” và 1024x768 trên màn hình 17”.
Trên một màn hình, độ phân giải càng cao thì các hình ảnh, biểu tượng, font chữ, các điều
khiển của Windows càng nhỏ dẫn đến không gian làm việc của người dùng được lớn hơn.
Windows cho phép người dùng chọn số lượng màu sẽ sử dụng trong các ứng dụng. Số
màu tối thiểu là 16 màu, tối đa lên tới hàng tỉ màu. Thông thường các chương trình
Windows dùng khoảng 65 ngàn tới 16 triệu màu. Các chế độ màu có thể chọn trong
Windows là 16 màu, 256 màu, 16bit (65.000 màu), 24 bit (16 triệu màu) và 32 bit (lên tới
hàng tỉ màu).
Các lựa chọn về độ phân giải và số lượng màu sử dụng trong hệ thống phụ thuộc nhiều
vào màn hình và card màn hình của máy tính.
IV. Quản lý font chữ và bộ gõ tiếng Việt
Một font chữ là tập hợp các chữ cái, số các dấu và ký hiệu dựa trên các kiểu chữ viết tay hay trong
các văn bản in ấn.
Chú ý:
Có rất nhiều các font chữ nhưng có thể chia thành các loại dựa trên Windows vẽ các ký
tự trong font là: Outline font (TrueType, OpenType), Vector font (Roman, Modern, Script)
và Raster font.
Trong Windows, mỗi font chữ có một tên riêng, đại diện cho kiểu chữ viết của nó.
Windows cung cấp sẵn một số font cho người dùng nhưng chỉ dành cho ngôn ngữ tiếng Latin. Các
phiên bản từ Windows 2000 cung cấp thêm các font sử dụng bộ ký tự Unicode chứa tất cả các ký
tự của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới gọi là font unicode.
IV.1. Font tiếng Việt
Cho tới trước khi có bộ font unicode, tiếng Việt sử dụng các font riêng mà người dùng phải cài đặt
0
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 53/118
thêm vào hệ thống. Các font tiếng Việt được dùng phổ biến ngày nay chia làm hai loại chuẩn:
Tiêu chuẩn Việt Nam 3 – TCVN3: ra đời sau hai chuẩn TCVN1 và TCVN2 được sử dụng
phổ biến ở miền Bắc. Các font theo chuẩn TCVN3 có tên bắt đầu với dấu chấm (.)
VNI: Ra đời từ rất lâu, sử dụng chủ yếu ở miền Nam. Các font theo chuẩn VNI có tên bắt
đầu với chữ VNI-.
IV.2. Quản lý các font trong hệ thống
Để quản lý các font trong hệ thống Windows, sử dụng công cụ Fonts trong Control Panel.
Hình 4.4: Cài đặt font chữ cho Windows
Cài thêm font vào hệ thống
Chọn mục Install New Fonts trong menu File
Xoá bớt font khỏi hệ thống
Trong danh sách các font liệt kê trên màn hình, chọn các font muốn xoá (có thể chọn nhiều
font bằng cách giữ Shift hoặc Ctrl) sau đó nhấn phím Delete hay chọn chức năng Delete từ
menu File hoặc menu ngữ cảnh.
IV.3. Bộ gõ tiếng việt
Tiếng Việt khác với tiếng Latin sử dụng rất nhiều chữ cái có dấu mà người dùng không thể tìm
thấy phím tương ứng trên bàn phím máy tính.
Để gõ các chữ cái có dấu này (á, ở, í, ế,) người dùng cần có một chương trình (phần mềm) hỗ trợ
gọi chung là Bộ gõ tiếng Việt. Nguyên tắc sử dụng của bộ gõ tiếng Việt là người dùng sẽ gõ 2
hoặc 3 phím liên tục để tạo ra một ký tự có dấu. Mỗi ký tự có dấu đều có một tổ hợp phím tương
ứng.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 54/118
Hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay có các quy định gõ ký tự có dấu trong tiếng Việt như sau:
VNI
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Sắc Huyền Hỏi Ngã Nặng Dấu ô Dấu ư Dấu ă Dấu đ
Ví dụ:
Gõ chuỗi: Trường đại học
Tru7o72ng d9a5i ho5c
TELEX
s f r x j oo aa ee w aw ow dd
Sắc Huyền Hỏi Ngã Nặng ô â ê ư ă ơ đ
Ví dụ:
Gõ chuỗi: Trường đại học
Truwowfng ddaji hojc
Sử dụng bộ gõ tiếng Việt
Khởi động bộ gõ tiếng Việt, để không chiếm chỗ trên màn hình, các bộ gõ thường có thể
thu nhỏ trên thanh Taskbar
Bật chế độ gõ tiếng Việt và chọn kiểu gõ là VNI hay TELEX
Chọn chuẩn tiếng Việt muốn sử dụng
TCVN3 – dùng font ABC (các font bắt đầu bằng dấu chấm .)
VNI – dùng font VNI (các font bắt đầu bằng VNI-)
Unicode – dùng font Unicode (các font Arial, Times New Roman, Tahoma, Veranda, Courie
New trong Windows 2000, XP hoặc Windows 9x có cài đặt Office 2000, XP)
Chú ý:
Bộ gõ tiếng Việt khi đã được khởi động sẽ luôn chuyển một chuỗi các phím gõ
tương đương thành một ký tự có dấu.
Nếu tại thời điểm gõ, người dùng không dùng đúng font tương ứng với
chuẩn tiếng Việt, một ký tự lạ được sẽ hiện ra.
Khi muốn hiển thị các ký tự giống như các phím đã gõ, người dùng phải
tắt chế độ gõ tiếng Việt (hoặc gõ lại phím dấu)
V. Xác định cách thức sử dụng chuột
0
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 55/118
Chuột là thiết bị chủ yếu được sử dụng trong Windows, để sử dụng chuột được tiện lợi và thoải
mái người dùng có thể thay đổi các cách sử dụng chuột thông qua công cụ Mouse của Control
Panel.
Hộp thoại Mouse Properties gồm 3 tab:
Button: Cho phép người dùng cầm chuột bằng tay trái đổi lại chức năng của hai nút bấm.
Thay đổi khoảng thời gian giữa hai lần nhắp chuột liên tiếp để Windows coi như một cú
nhắp đúp
Tab Pointers: Cho phép người dùng chỉ định hình dạng của con trỏ chuột ở mỗi trạng thái
khác nhau.
Tab Motion: Xác định tốc độ di chuyển hoặc tạo hiệu ứng vệt di chuyển cho con trỏ chuột
trên màn hình.
Hình 4.5: Hộp thoại thiết lập cấu hình Chuột
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 56/118
VI. Xác định khu vựïc và nền văn hoá
Giống như các phong tục, tập quán trong cuộc sống ở mỗi khu vực trên thế giới có sự khác biệt,
việc thể hiện thông tin cũng vậy.
Ví dụ:
Anh và Mỹ sử dụng ký tự phân cách hàng ngàn là (,) phân cách thập phân là (.) trong
khi Pháp hay Việt Nam thì ngược lại.
Tương tự, một số quốc gia đo chiều dài dựa trên các đơn vị inch, foot, yarch, mile trong
khi một số khác lại dùng cm, dm, m và km.ï
Vấn đề thể hiện thông tin theo nền văn hoá còn gọi là cục bộ hoá thông tin được các HĐH và ứng
dụng chú ý khi muốn phổ biến rộng rãi tới nhiều người dùng.
Trong Windows, người dùng có thể khai báo khu vực sinh sống và nền văn hoá của mình, giúp
Windows tự động nhận biết các thể hiện các thông tin như ngày, giờ, số, tiền tệ, phù hợp. Để
khai báo, sử dụng công cụ Region trong Control Panel.
Hộp thoại Regional Settings Properties gồm nhiều tab:
Hình 4.6: Hộp thoại thiết lập cấu hình khu vực và nền văn hóa
Tab Number
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 57/118
Cho phép xác định ký tự phân cách hàng ngàn và phân cách thập phân, số lượng các số 0
nằm sau dấu thập phân, cách hiển thị số âm,
Tab Currency
Xác định ký tự đại diện cho “đồng” trong đơn vị tiền tệ, số ký số thập phân,
Tab Time
Định cách hiển thị giờ, ký tự phân cách giữa giờ, phút và giây, hệ thống giờ 24 hay 12
tiếng,
Tab Date
Định cách hiển thị ngày tháng năm, ký tự phân cách giữa ngày, tháng và năm,
VII. Hiển thị tập tin và thư mục trong các cửa sổ
Windows coi mỗi thư mục là một cửa sổ, ví dụ, cửa số My Documents hay My Computer. Với
những cửa sổ thư mục này, hệ thống có những cách riêng để hiển thị và đáp ứng lại những thao
tác của người dùng.
Ví dụ:
Người dùng có thể cấu hình để
Chọn mở một tập tin hay thư mục với một cú nhắp chuột đơn thay vì nhắp đúp.
Hiển thị nội dung của tập tin hay thông tin của một thư mục khi tập tin hoặc thư
mục được chọn.
Sử dụng cửa sổ hiện hành để xem nội dung của thư mục con được chọn thay vì
mở cửa sổ mới
Người dùng có thể cấu hình để thay đổi cách hiển thị và xử lý thao tác trên tập tin và thư mục
bằng công cụ Folder Options. Với Windows 98, công cụ này không nằm trong Control Panel mà
đặt trong menu Start, dưới mục Settings.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 58/118
VIII. Cấu hình Taskbar và Start menu
VIII.1. Taskbar
Thanh taskbar trong màn hình Desktop là một đối tượng rất quan trọng đối với người sử dụng. Từ
đây, người dùng có thể biết được có bao nhiêu cửa sổ làm việc đang mở hoặc thu nhỏ, các ứng
dụng đang làm việc, thời gian hay khởi động nhanh một ứng dụng thông qua các toolbar.
Các thao tác cấu hình taskbar thường dùng
Thay đổi kích thước và vị trí của thanh Taskbar
Aån thanh taskbar khi làm việc với ứng dụng khác nhằm mở rộng màn hình làm việc
Tạo toolbar để chứa các shortcut trực tiếp trên thanh Taskbar
VIII.2. Start menu
Start menu là điểm khởi đầu, giúp người dùng truy cập tất cả các chức năng của hệ thống
Windows hay các ứng dụng có trong hệ thống.
Hình 4.7: Menu Start trên Windows
Các thao tác có thể thực hiện với Start menu:
Tạo một shortcut trong Start menu
Tạo/xoá một folder chứa các shortcut trong Start menu
Di chuyển/sao chép các shortcut trong Start menu và màn hình Desktop hay toolbar trên
thanh Taskbar.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 59/118
Bài 5
WINDOWS COMMANDER VÀ WINZIP
Tóm tắt
Lý thuyết 6 tiết - Thực hành 9 tiết
Mục tiêu Các mục chính Bài tập bắt
buộc
Bài tập làm
thêm
Bài học này giúp học
viên quản lý tập tin, thư
mục bằng tiện ích
Windows Commander,
đồng thời, sử dụng
Winzip để làm việc với
tập tin nén.
I. Giới thiệu về Windows Commander
II. Sử dụng Windows Commander
III. Các thao tác trên tập tin và thư mục
IV. Tìm kiếm tập tin
V. Nén và giải nén
VI. Cắt và nối tập tin
VII. WinZip
5.1, 5.2, 5.3
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy
Học phần 1 – Tin học cơ bản Trang 60/118
I. Giới thiệu về Windows Commander
I.1. Windows Commander là gì?
Là một phần mềm quản lý tập tin và thư mục chạy trên môi trường Windows (tương tự như
Windows Explorer).
Windows Commander cung cấp cho người dùng nhiều chức năng mà Windows Explorer còn thiếu
sót như làm việc với tập tin nén, chia một tập tin lớn thành nhiều tập tin nhỏ,
Windows Commander có 2 cửa sổ làm việc, người dùng có thể thực hiện các thao tác trên 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_chuong_trinh_ky_thuat_vien_tin_hoc_co_ban.pdf