- Điều kiện yếm khí :
Là điều kiện rất quan trọng vì nếu hầm hoặc hố ủcó nhiều không khí thì quá
trình hô hấp của tếbào xảy ra mạnh và kéo dài, đồng thời các loại vi khuẩn hiếu khí
(háo khí) hoạt động làm tiêu hao năng lượng và dinh dưỡng, làm tổn thất thức ăn. Có 3
yếu tốgiúp cho vi khuẩn lactic hoạt động và phát triển nhanh là : Yếm khí, đủlượng
đường cần thiết và sốlượng vi khuẩn lactic nhiều. Nếu những yếu tốtrên được đáp
ứng, đường trong thức ăn xanh sẽ được vi khuẩn lactic sửdụng đểsinh ra axit lactic -
là nhân tốchủyếu đểbảo tồn thức ăn ủxanh với pH 3,5 – 4,2
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4723 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Các loại thức ăn và phương pháp chế biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao, sử dụng cả thân lá và củ.
6.2.3.1.2. Khoai nước
Vật chất khô 30%. Trong 1kg củ tươi có 14gr protit ; 5g Ca , 0,7gr P. Giá trị dinh
dưỡng : 0,25 đvtă/1kg củ tươi.
6.2.3.1.3. Su hào
Vật chất khô 9-10%. dùng làm thức ăn cho trâu, bò sữa và lợn. Khi dùng lấy thân
lá và củ. Giá trị dinh dưỡng : 0,1 đvtă và 7gr protit tiêu hoá/1kg củ tươi.
6.2.3.1.4. Củ sắn
Vật chất khô 42-43%. Trung bình 1kg chất khô có 22gr protit, 3-4gr 1ipit, 650gr
tinh bột trong sắn ngọt và 850gr trong sắn đắng. Giá trị dinh dưỡng : 1kg củ sắn tươi =
0,39đvlă.
Trên thế giới có khoảng 3 triệu người sử dụng sắn làm lượng thực. Ở nước ta, sản
lượng sắn đạt trên 2,4 triệu tấn ( 1997) được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi lợn và
gia cầm năng suất 90-96 tấn/ha. Củ sắn tươi có chứa nhiều độc tố là cyannuaglucocid.
Mỗi khi tế bào của củ sắn bị phá huỷ do sây sát hay cắt thái, chất cyannuaglucocid bị
men linamaza ở ngoài tế bào hoạt hoá và sản sinh ra cyanhydric ( HCN ) tự do. HCN
gây độc cho gia súc. Nếu ở nồng độ thấp sẽ làm cho gia súc chậm lớn, kém sinh sản.
Nếu ở hàm lượng cao sẽ làm cho gia súc chết ngay. Hàm lượng HCN trong củ sắn biến
động từ 10-490mg/kg. Có lúc lên đến 785mg. Hàm lượng HCN trong củ sắn đắng cao
hơn củ sắn ngọt. Khi ngâm nước hay phơi khô, hấp chín sẽ làm giảm đáng kể HCN vì
các cyannuaglucocid trong sắn thuỷ phân thành HCN hoà tan hoặc bay hơi đi. Liều
độc HCN với người là lmg/1kg thể trọng, bò là 2mg/kg thể trọng.
124
Men linamaza có mặt ở ngoài tế bào, khi vỏ sắn bị sây sát hoặc thái lát. men này
có cơ hội tiếp xúc với cyannuaglucocid trong tế bào và giải phóng ra HCN.
Cơ thể tự giải độc được nếu HCN ít do thiosunfat nội sinh trong cơ thể tác dụng
với ion CN- tạo thành thiocianat và được thải ra ngoài theo nước tiểu. Khi hàm lượng
CN- nhiều sẽ gây ngộ độc do ton CN- ôxy hoá F2+trong hemoglobin thành F3+ làm mất
khả năng vận chuyển ôxy trong máu gây thiếu O2 cấp tính. con vật sẽ chết do ngạt hô
hấp. Triệu chứng say sắn : con vật run rẩy toàn thân, chảy nước miếng, nước mắt, khó
thở, ruột co từ, máu có màu đỏ óng ánh, chậm đông, cơ chế như sau :
Fe3+ của citocromoxydaza + CN − → CN-citocromoxydaza bền vững, không mang
O2 trong máu. Làm cho các tế bào thiếu O2, con vật bị nhiễm độc chết do ngạt hô hấp
ở mô bào.
6.2.3.1.5. Khoai tây
Khoai tây có ưu điểm là ít chất xơ < 2%. Trong vật chất khô có 70% tinh bột,
10% protit, trong khoai tây sống có solanin là một alkaloit độc gây chướng bụng, đầy
hơi ở bê nghé và lợn. Vì vậy,. cần phải nấu chín khoai tây trước khi cho ăn, không nên
cho ăn sống.
6.2.3.1.6. Bí đỏ
Hàm lượng nước khoảng 90%. Trong vật chất khô có > 50% bột đường protit và
khoáng khoảng 1-2%, nhưng có nhiều caroten, có mùi vị thơm mát, dùng cải thiện
khẩu phần nuôi trâu sữa, bò sữa, lợn nái nuôi con. Giá trị dinh dưỡng 0,1 là đvtă /1kg
bí đỏ tươi.
6.2.3.2. Phương pháp chế biến và dự trữ
6.2.3.2.1. Phương pháp dự trữ
Thức ăn củ quả chủ yếu là phơi khô để bảo quản được lâu phải phơi khô kỹ và
khi thu hái phải tránh sây sát vỏ, không thu hái khi trời mưa hoặc ngập nước.
- Nguyên lý : Vì thức ăn củ quả có hàm lượng nước cao, bột đường nhiều nên dễ
bị nhiễm vi sinh vật gây thối. Trong củ quả có men amylaza phân huỷ tinh bột thành
đường nên tỷ lệ đường tăng dần sau khi thu hái. Đó chính là lý do giải thích tại sao
khoai lang để lâu thì khí luộc sẽ cháy mật và rất ngọt, điều đó cũng giải thích khi nhiệt
125
độ càng tăng cao., đường sẽ bị phân giải thành H20 Và CO2 bay hơi làm cho củ khoai
bị xốp và giảm trọng lượng. Nếu để khoai lâu và độ ẩm cao thì khoai sẽ mọc mầm,
chất dinh dưỡng sẽ tập trung vào mầm nên phẩm chất khoai bị giảm đi.
Vì vậy muốn bảo quản tốt cần tạo những diều kiện sau :
+ Củ không được sây sát
+ Khi thu hoạch không bị ngập nước
+ Nhiệt độ bảo quản thấp ( 13- 160C)
+ Độ ẩm không khí < 70%
+ Để nơi tối, hạn chế ánh sáng và phải khô ráo.
- Phương pháp bảo quản : Xếp khoai, bí đỏ…trên giá hoặc để nguyên cả dây củ
buộc thành túm treo lên gác bếp, tránh chất đống. Với sắn, cách bảo quản tốt nhất là
thái lát, phơi khô. Trước khi phơi hoặc sấy khô cần ngâm nước 1 ngày, khi ngâm cần
thay nước 2-3 lần, phơi vào ngày nắng.
6.2.3.2.2. Phương pháp chế biến
Sắn, khoai lang thái lát mỏng, phơi khô nghiền thành bột trộn với các loại cám
bột khoai lang khô tỷ lệ tiêu hoá là 90-100%. 100kg tươi phơi khô được 34-37kg khô.
Có thể luộc chín rồi ủ men rượu để lên men có tác dụng tăng lượng protit và vitamin,
đồng thời tạo mùi thơm ngon, kích thích tiêu hoá.
Sắn có thể sát thành bội sau đó phơi khô làm bột lọc, bã phơi khô hoặc nấu chín ủ
men rượu cho gia súc ăn.
Củ đao giềng thái lát mỏng, phơi khô, nghiền bột hoặc xát bột.
6.2.4. Thức ăn hạt và phế phụ phẩm của nó
Bao gồm hạt ngũ cốc và hạt họ Đậu, hạt có dầu, thức ăn hạt là loại thức ăn có giá
trị đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn. gia cầm.
Ở Mỹ. thức ăn hạt chiếm > 82%
ở Đan Mạch. thức ăn hạt chiếm khoảng 86$
ở nước ta, thức ăn hạt chiếm khoảng 40% trong chăn nuôi lợn và 70% trong chăn
nuôi gia cầm.
6.2.4.1. Đặc điểm của thức ăn hạt
- Thức ăn hạt có nhiều chất dinh dưỡng quý, hàm lượng cân đối, tỷ lệ bột đường
cao. Ví dụ : ngô có tỷ lệ bột đường từ 70-75%, có nhiều lipit, protit. khoáng và
vitamin. Trong hạt họ Đậu, protit chiếm từ 22-40%
- Thức ăn hạt có giá trị kinh tế cao. năng suất cao/đơn bị diện tích.
- Thức ăn hạt có tỷ lệ tiêu hoá cao (85-90% do trong thành phần có ít chất xơ.
- Thành phần thức ăn hạt có nhiều vitamin, nhất là vitamin nhóm B, vitamin E,
có ít vitamin D và A.
- Tuy nhiên, thức ăn hạt thường thiếu một vài loại axit amin không thay thế như
126
lyzin, tryptophan ở hạt hoà thảo.
6.2.4.2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng
6.2.4.2.l. Hạt hoà thảo
Hàm lượng bột đường trung bình 70% , protit từ 8- 12%, xơ từ 15-4,1%, lipit từ
2-8%, khoáng từ 1,5-4%. Trong đó, canxi ít hơn photpho, có nhiều vitaminnhóm B và
E, ngô vàng có nhiều caroten, criptoxantin, xantophyl nên dùng để nuôi gà rất tốt. Tỷ
lệ tiêu hoá từ 80-90%, Giá trị dinh dưỡng từ 1,1 – 1,3 đvtă/1 kg hạt khô. Đại diện
chính là các loại lúa, ngô, mạch. cao lương.
Cám gạo là phụ phẩm chính của ngành xay xát gạo, là nguồn thức ăn quan trọng
cho gia súc, gia cầm. Trong cám gạo có 12- 14% protit thô, 14- 18% lipit nên dễ bị
ôxy hoá, vì vậy cám không nên để lâu trong cám có rất nhiều vilamin nhóm B. Nhất là
B1 (22,2mg), B6 (13,lmg), biotin (0,43mg/kg cám). Giá trị dinh dưỡng là 0,94 đvtă/kg.
6.2.4.2.2. Hạt họ Đậu
Đặc trưng cơ bản là hàm lượng protit cao (22-40%), lipit từ 1-5%, gồm nhiều
cholesterol và 1euxitin. Riêng ở đậu tương, lượng lipit có 16-21%, chất khoáng nhiều
hơn hạt hoà thảo, Ca nhiều hơn P, nhiều vitamin D, ít caroten, tỷ lệ tiêu hoá đạt 80-
90%. Giá trị dinh dưỡng đạt 12- 14đvtă/1kg khô. Thường dùng làm thức ăn bổ sung.
6.2.4.2.3. Hại có dầu
Là loại thức ăn quý, có hàm lượng lipit cao (từ 14-46%), chủ yếu sử dụng dưới
dạng khô dầu sau khi đã ép lấy dầu.
6.2.4.3. Phương pháp dự trữ và chế biến
6.2.4.3.1.Phương pháp dự trữ
Chủ yếu là phơi khô, quạt sạch đảm bảo lượng nước còn 14-16% để nơi khô ráo,
thoáng gió, cao ráo, chống mối mọt và chuột phá hoại. Khi thu hoạch về phơi càng
nhanh càng ít bị hao tổn chất dinh dưỡng.
6.2.4.3.2. Phương pháp chế biến
* Lên men :
Là phương pháp chế biến tốt nhất với hạt hoà thảo và phế phụ phẩm của nó.
- Nguyên lý : Chế biến thức ăn dựa trên sự phát triển của các loại tế bào nấm men
biến đổi tinh bột và đường thành rượu etylic, axit hữu cơ, dầu rượu tạp, vitamin nhóm
B và D, làm tăng lượng protit và axit amin.
Thành phần hoá học của nấm men :
Protit : 44-54% , trong đó có đủ các axit amin không thay thế
Gluxit : 23-35%
Lipit : l,5-5%
Khoáng : 6- 12%
Các loại vitamin nhóm B, D, E.
127
1kg nấm men nuôi dưỡng trong điều kiện tốt sau 24 giờ có thể tạo được lượng
sinh khối dạt 512kg. Trong đó chứa 129kg protil. Hoặc muốn có 1 tấn protit, chúng ta
phải trồng 4ha đậu đỗ trong 3-6 tháng hoặc nuôi 40 con bò thịt trong vòng 18 tháng
nhưng chỉ cần một nồi men dung tích 300m trong 24 giờ đã cho 1 tấn protit.
- Phương pháp chế biến : (Thực hành) các loại thức ăn hoà thảo nghiền nhỏ trộn
với men rượu hoặc men vi sinh và nước đủ ẩm rồi ủ 2-3 ngày: Lấy ra cho gia súc ăn có
tác dụng tăng mùi vị thơm ngon. Tăng giá trị dinh dưỡng, kích thích tiêu hoá làm tăng
tỷ lệ tiêu hoá và tỷ lệ dinh dưỡng của khẩu phần.
* Đường hoá :
- Nguyên lý : Làm cho tinh bột chuyển hoá thành đường dễ tan, dễ tiêu hoá hơn.
Quá trình này đòi hỏi một nhiệt độ thích hợp để men vi sinh học có sẵn trong men có
thể hoạt động mạnh. Bình thường, đường dễ tan trong thức ăn hạt chỉ có 0,5-2%. Sau
khi đường hoá, đường dễ tan tăng lên tới 8- 12% là thức ăn phù hợp cho gia súc non
như lợn con, bê con, gia súc vô béo.
- Phương pháp chế biến : Cho thức ăn hạt đã nghiền nhỏ vào thùng gỗ, cho nước
nóng 800C-1000C theo tỷ lệ : 1kg thức ăn hạt cho 2-2,5 lít nước nóng, khuấy đều, ủ và
giữ cho nhiệt độ từ 55-600C.
Cho quá trình thuỷ phân nhanh hơn, người ta cho thêm 4-5% bột mầm thóc mạch
nha. Sau khi ủ 5-6 giờ lấy ra cho gia súc ăn.
* Thức ăn hạt họ Đậu : Chủ yếu là rang chin, nghiền bột, trộn vào thức ăn nhằm
bổ sung dinh dưỡng, nhất là protit.
* Hạt có dầu : Thường rang chín, ép dầu, chỉ sử dụng khô dầu cho chăn nuôi.
6.2.5. Thức ăn có nguồn gốc động vật
Bao gồm tất cả các sản phẩm chế biến từ thức ăn có nguồn gốc động vật như :
Bột thịt, bội xương, bột cá, bột máu, bột đầu tôm, sữa và những sản phẩm của sữa...
Về mặt dinh dưỡng, đây là loại thức ăn quý có giá trí dinh dưỡng cao, là thức ăn giàu
protit, cân bằng tỷ lệ các axit amin không thay thế. Các nguyên tố khoáng cần thiết và
một số vitamin quan trọng như : B12 ,A, D, K, E... tỷ lệ tiêu hoá và hấp thụ các chất
dinh dưỡng trong thức ăn giàu protit động vật rất cao.
6.2.5.1. Sữa nguyên chất
Là thức ăn lý tưởng của gia súc non. Vật chất khô trong sữa có thể tiêu hoá gần
như hoàn toàn, các chất dinh dưỡng phong phú với tỷ lệ thích hợp nhất cho tiêu hoá và
hấp thụ. Thành phần hoá học biến động : lipit từ 3-6%, protit thuần lừ 2-6% đường sữa
từ 3,4-6% khoáng từ 0,4-l% vitamin các loại. Chất béo chủ yếu là các axit béo oleic.
panmitic, butyric, caproic, caprilic...
Trong protit : albumin ( 15%), casein (2,6-4%), globulin chiếm tỷ lệ thấp chỉ
trong sữa đầu có hàm lượng cao. Chất khoáng có : Ca, P, Na, K, Cl, Mg, Mn, Fe, Co.
I2…vitamin A (0,4-4.5 mg/kg sữa). B1 (0,3-o07mg), B2 (0,6-3,4mg), PP (0,8-5,l mg),
128
D (2,6 -3,8 Ul/kg sữa).
Căn cứ vào kết quả thí nghiệm về giá trị dinh dưỡng của sữa có hàm lượng mỡ
chiếm 4% là 0,42 đvtă/1kg.
6.2.5.2. Sữa đã lấy bơ .
Là thành phần sữa còn lại khi đã lấy bơ trong sữa nguyên, thành phần thay đổi
tuỳ theo mức độ lấy bơ nhiều hay ít. Nói chung, vật chất khô chiếm 9%, lipit (0.2-l%),
prôlein (3,5 % ). đường (4%), khoáng (0,75% ). Tỷ dinh dưỡng hẹp. giá trị dinh dưỡng
đạt 0.17 đvtă/1kg nên thường dùng để nuôi bê và lợn con.
Ở những nước công nghiệp phát triển, người ta chế biến sữa lấy bơ bằng cách cấy
vi khuẩn axit ophylis thuần khiết để axit hoá sữa thành axit lactic có mùi vị thơm ngon,
kích thích tiêu hoá và ức chế một số vi khuẩn đường ruột của gia súc.
Phương pháp làm sữa chua : Đun sữa ở nhiệt độ 65-900C trong 30 phút, sau đó
để nguội 350C rồi cấy vi khuẩn vào để trong tủ ấm 370C trong 6-8 giờ. Lấy ra cho gia
súc ăn. Dùng không hết có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Một cách chế biến khác là sấy khô sữa thành bột, phải sấy sữa trong phòng sấy
đặc biệt. Cho thành phần dinh dưỡng : là H2O (5-7% ). protit (30-33%). đường (44-
47%), lipit (0,5-l,5%), khoáng (7-8 %). Khi cho ăn phải trộn một phần sữa bột với 7
phần nước khuấy đều.
6.2.5.3. Sữa đã lây casein
Là sản phẩm phụ của sữa sau khi đã lấy casein để làm phomat.Vật chất khô ít
hơn chất khử bơ, thành phần hoá học có đường sữa 2/3-3/4 vật chất khô, lipit và protit
còn ít, tỷ lệ dinh dưỡng rộng 9/1 , giá trị dinh dưỡng 0,11 -0,12 đvtă/1kg, thường dùng
nuôi lợn cà trâu bò thịt.
6.2.5.4. Bột tan
Là sản phẩm phụ của lò sát sinh và nhà máy chế biến thịt. Thành phần protit tiêu
hoá chiếm 60-65%, giá trị dinh dưỡng 1,5 đvtă /1kg.
6.2.5.5. Bột thịt xương
Nguyên liệu là xác gia súc chết mà người không ăn nhưng phải đảm bảo vệ sinh.
Không mắc bệnh truyền nhiễm, hoặc những phế phụ phẩm còn lại sau khi giết mổ gia
súc làm thịt hộp.
Cách làm : Cho nguyên liệu vào nồi hấp cao áp vài giờ, sau đó vớt hết chất béo
nổi lên trên rồi đem sấy khô và nghiền nhỏ thành bột. Thành phần thay đổi tuỳ vào
điêu kiện chế biến là nguyên liệu. Trung bình có : Nước (6-10%), protit (40-60%
khoáng (l0-30%) lipit ( 8- 15% ). Giá trị dinh dưỡng 0,89 đvtă/1 kg.
6.2.5.6. Bột máu
Là sản phẩm của lò mổ (lò sát sinh), đem nấu chín máu đã đông đặc sau đó đem
ép, sây khô và nghiền nhỏ. Thành phần có nước chiếm (8-l1% là protit thuần 74% :
Giá trị dinh dưỡng 1.28 đvtă/1kg.
129
6.2.5.7. Bột cá nhạt nhiều chất béo
Dùng nguyên liệu là cá cả con kém phẩm chất. Cách làm giống như bột thịt
thường là các loại cá nhỏ không thích hợp để làm cá đóng hộp và ướp muối. Thành
phần có : Chất béo (10-20%) protit (55-60%), khoáng (20-29%), trong đó Ca 6,7%, P
7,2%muối (5-6%), giá trị dinh dưỡng 1,07 đvtă/1kg.
6.2. 5.8. Bột cá mặn
Nguyên liệu là cá sau khi đã lấy hai thân thịt để làm thức ăn cho người hoặc lấy
để ép dầu, đem hấp chín, phơi khô, nghiền nhỏ thành bột. Thành phần có : H2O 12,8%
tinh 2, lipit 2,1%, protit thô 50%. protit thuần 43,6%, khoáng 32,6 %, muối ăn (5-
10%). Giá trị dinh dưỡng 0,73 đvtă/1kg.
Dùng chung khẩu phần nuôi lợn, gia cầm, trâu bò thịt, riêng bò sữa không sử
dụng vì ảnh hưởng đến mùi vị của sữa. Nếu bột cá tốt phải có protit > 50%, NaCl <
4%.
6.2.6. Thức ăn sản phẩm phụ nông nghiệp
Là sản phẩm còn thừa lại trong quá trình gia công chế biến thức ăn động vật và
thực vật. Bao gồm các loại sản phẩm phụ của nghề xay bột và lọc bột, sản phẩm phụ
của nghề ép dầu, sản phẩm phụ của nghề làm đường, rượu, sản phẩm phụ của nhà máy
xay xát gạo, sản phẩm phụ của ngành chế biến thịt cá...
6.2.6.1. Sản phẩm phụ của nhà máy xay
Là loại thức ăn có hàm lượng đường cao, tỷ lệ bột đường 53-64% tuỳ loại, thấp
hơn hạt hoà thảo nhưng lại cao hơn hạt họ Đậu protit l0-12%cao hơn hạt hoà thảo bao
gồm nhiều loại axit amin quan trọng như hístidin 0,2%, acginin 0,5%, lyzin 0,5%
treonin 0,4%. tryptophan 0,4% hàm lượng xơ 10% cao hơn hoà thảo và họ Đậu lipit
12-15%, vitamin nhóm B rất cao : B122,7mg, B23mg, PP24,8mg, B223,2mg, caroten
2mg/1kg. Giá trị dinh dưỡng cám gạo loại tốt 09- 1 đvtă/1 kg.
6.2.6.2. Sản phẩm phụ của nghề xay bột, làm đậu phụ
Bao gồm các loại hạt và bã sau khi ép lọc lấy bột làm bánh và làm đậu phụ.
Thành phần hoá học thay đổi tuỳ theo loại hạt đem chế biến.
- Bã ngũ cốc và khoai lang, sắn khi ướt : H2O 75-85%. protit 2,2% bột đường 10-
12%, lipit 5-8%, giá trị dinh dưỡng 0,2 đvtă/kg:
- Bã đậu phụ ướt : Nước chiếm 80%, protit 3-4%, bột đường 10% xơ 5-8%, giá
trị dinh dưỡng 0,2 đvtă/kg.
6.2.6.3. Sản phẩm phụ của nghề ép dầu
Và những sản phẩm còn lại sau khi đã ép dầu bao gồm nhiều loại khô dầu lạc,
khô dầu cám, khô dầu đậu nành, khô dầu dừa. bông...
Đặc điểm : bột đường 33-36%, lipit ép thường còn 4-8% hoà tan chiết suất bằng
este còn 1-3%, xơ 5,1-1 1 %, protit thô 30-45%. khoáng 6-7% Vitamin chủ yếu là
nhóm B. Giá trị dinh dưỡng 1,2 đvtă/kg. Do đó. thường dùng làm thức ăn bổ sung cho
130
gia súc, gia cầm.
Chú ý : trong khô dầu bông có chất gossipol rất độc nên khi cho ăn cần phải xứ
lý : đun sôi 1 giờ, mở vung hoặc rang chín kỹ. Khi cho ăn phải huấn luyện từ ít đến
nhiều.
6.2.6.4. Sản phẩm phụ của nghề làm dường
Chủ yếu là rỉ mật đường. cặn bã đường trong thành phần có nhiều bột đường và
một số protit, lipit, khoáng, thành phần hoá học : protit 9%, bột đường 60% khoáng
10% nhiều loại axit hữu cơ, khi sử dụng trộn với các loại thức ăn thô khác.
Bò sữa, bò thịt vỗ béo, ngựa : 1,5-2kg/ngày.
Dê, cừu, lợn : 0,4-0,5kg/100 kg thể trọng, khi cho ăn pha loãng với 3 phần nước.
6.2.6.5. Sản phẩm phụ của ngành nấu rượu
Bao gồm bỗng rượu, bã bia, men rượu sau khi nấu rượu.
Bỗng rượu : Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thay đổi tuỳ theo nguyên
liệu đem nấu rượu. trung bình có : nước 90-93%, vật chất khô 7-l0% trong đó protit
23-30%, bột đường 40-49%, lipit 10% trong vật chất khô. Ngoài ra, còn một số axit
hữu cơ, giàu rượu tạp ; nhiều loại vitamin nhóm B, D, E. Giá trị dinh dưỡng 0,08
đvtă/1kg bỗng ướt, khi cho ăn phải trộn thêm cám, bội và các loại rau bèo khác.
- Men rượu bia : Là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dê tiêu hoá và giàu
vitamin. Thành phần : nước 10%, khoáng 10-14%. nhiều vitamin nhóm B và D,
vitamin B1 45mg, B2 30mg, BỘ l00 mg, PP 150-450mg/1 kg, giá trị dinh dưỡng 1,14
đvtă/1 kg, mức cho ăn 0 5-5% khẩu phần.
6.2.7. Thức ăn bổ sung
6.2.71. Thức ăn khoáng
Thông thường, hàm lượng khoáng chứa trong các loại thức ăn không đủ thoả
mãn nhu cầu của gia súc, vì thế việc bổ sung thêm một số chất khoáng thích đáng có ý
nghĩa rất lớn trong chăn nuôi. Không những nó làm cho gia súc ngăn ngừa được những
bệnh tật về sinh lý sinh trưởng phát dục mà còn làm tăng sức khoẻ và tính năng sản
xuất.
Các loại khoáng gồm có muối ăn (Nacl) bột xương, bột vỏ sò. thạch cao. khoáng
vi lượng...
- Nacl : Cho gia súc ăn làm tăng khẩu vị và cung cấp Na, Cl. Muối mỏ ngoài
Nacl còn có MgSO4, Na2SO4, KCI, Mgcl ...
Mức ăn : Bò trưởng thành cho ăn : 25-50gr/ ngày
Ngựa : 20-40 gr/ngày
Dê cừu : 5- 15 gr/ngày
Lợn : 5- 1 0 gr/ngày
- Bột xương : Trong khẩu phần thức ăn hằng ngày của vật nuôi thường thiếu Ca,
131
P. Bột xương đã khử chất keo gelatin chứa 30-35% tricanxi photphat, dùng bổ sung
cho gia súc non sinh trưởng và gia súc chửa đẻ, nuôi con hay tiết sữa.
Mức cho ăn : Bò không vắt sữa : 60 gr/ngày
Bò vắt sữa cho con bú : 100 gr/ngày
Bò trên 1 tuổi : 45 gr/ngày, Bê dưới 1 tuổi :25 gr/ngày Iợn con : 5-8 gr/ngày
Lợn 4- 10 tháng : 10 gr/ngày
Cừu : 5-10 gr/ngày
Gà và : 2 gr/ngày.
Chú ý, tỷ lệ khoáng Ca/P = l,5-2/1 trong giai đoạn sình trưởng, trưởng thành là 1
,2/1 .
Thạch cao (phấn) có chứa 56% can xi, bổ sung vào khẩu phần thiếu Ca.
6.2.7.2. Cao vitamin
Là các loại thức ăn nhằm bổ sung protit, vitamin cho gia súc do giáo sư A.
Zoubribin (liên Xô cũ) đề xuất. Cách làm như sau : Các loại rau xanh non, thân lá cây
họ Đậu, lạc rửa sạch. băm nhỏ ngâm nước cho ra hết các chất dịch trong tế bào, sau đó
dùng vải màn lọc bỏ bã đi, đun ở nhiệt độ 800C. Các chất protit trong dung dịch sẽ
đông lại thành chất keo quánh nổi lên, dùng vợt để với ra ta thu được cao vitamin.
Thành phần : 45-60% protit thô, 12-20% lipit, nhiều loại vitamin. Chủ yếu cho
gia súc non và gà con ăn nhằm kích thích sinh trưởng
6.2.7.3. Dầu cá
Là nguồn cung cấp vitamin D, A, nhất là dầu gan cá thu, cá mập.
Thành phần : 3300-6000UI vitamin A/1ml dầu, 150-250 UI vitamin D/1ml dầu
cá.
Mức cho ăn : Gà vịt 0,lg, lợn con 0-25g/ngày. Tác dụng bổ sung vitamin A, D
kích thích sinh trưởng.
6.2. 7.4. Kháng sinh tố
Kháng sinh bổ sung vào khẩu phần ăn của vật nuôi thuộc loại kháng sinh nhóm te
tra cyclin như teramycine: biomicine, oeureomycine.
Khi cho ăn kháng sinh có tác dụng nâng cao tốc độ sinh trưởng từ 10-30%
- Đối với lợn nhất là giai đoạn 3-4 tháng tuổi.
- Đối với gà có tác dụng tăng trọng từ 20-40% so với đối chứng, Tiết kiệm 30-
50% thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh và chết.
- Đối với gia súc nhai lại, nếu dùng một lượng nhỏ kháng sinh cũng có tác dụng
tốt, khả năng tăng trọng từ 9-20%
Hầu hết các loại kháng sinh khi vào cơ thể đều bị đào thải ra ngoài sau một thời
gian ngắn nên sử dụng kháng sinh cho gia súc ăn sẽ không ảnh hưởng đến phẩm chất
và mùi vị của thịt và sữa nếu ngừng cho ăn trước khi giết mổ 1 tháng. Sở dĩ kháng sinh
132
có tác dụng như vậy là vì kháng sinh đã làm mỏng thành ruột, làm tăng diện tích tiếp
xúc hấp thụ thức ăn và dinh dưỡng, tăng lượng máu lưu thong vách ruột, nâng cao tỷ lệ
tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Làm tăng hiệu quả sử dụng protit, khoáng, vitamin, tăng hồng cầu và bạch cầu
trong máu. Một số nhà khoa học cho ràng kháng sinh đã ức chế vi khuẩn có hại trong
đường ruột nên đã làm giảm bệnh ỉa chảy, giảm tiêu hao dinh dưỡng, kích thích sinh
trưởng, tăng sức đề kháng của cơ thể. Kháng sinh ức chế vi khuẩn có hại làm chúng
không sử dụng được vitamin và dinh dưỡng của cơ thể. làm cho gia súc tận dụng triệt
để những vilamin do thức ăn đưa vào. Ngày nay, người ta thường sản xuất các hỗn hợp
premix kháng sinh-vitamin như biovit 40. biovit 80 ; kháng sinh-axit amin như :
biolyzin ; kháng sinh-khoáng vi lượng...
6.2.7.5. Các kích tố
Bao gồm nhiều loại có lác dụng kích thích sinh trưởng sinh sản, vỗ béo, tiết sữa
và các loại gia cầm đè trứng.
Ví dụ : broxinet, eitripin bổ xung vào khẩu phần nuôi gia cầm làm tăng sản lượng
trứng ; huyết thanh ngựa chửa từ 1-3 tháng có tác dụng kích thích động dục ở gia súc
cái trâu bò, lợn... stinben, dietin, stinbentron bổ sung nuôi gia súc cho thịt …
6.2.7.5.1. Bản chất, cơ chế tác đụ ng của kích tố
6.2.7.5.1.l. Bản chất của kích tố (hormon)
Hormon có nhiều loại nhưng bản chất hoá học của chúng chỉ nằm trong 2 nhóm
là nhóm có bàn chất protit và nhóm có bản chất lipit.
- Nhóm có bản chất protit : Bao gồm các hormon tuyến yên, tuyến giáp trạng,
tuyến cận giáp trạng, tuyến đảo tuỵ và miền tuỷ tuyến thượng thận. Những hormon
này được cấu tạo bằng những mạch polypeptit dài ngắn khác nhau.
Ví dụ : ACTH có 39 axit amin, insulin có 51 axit amin, glucagon có 29 axit
amin…
Người ta còn biết được trật tự sắp xếp của các axit amin trên mạch polypeptit của
chúng và sự sắp xếp này đã quyết định sự khác nhau về chức năng giữa các hormon.
- Nhóm bản chất lipil : bao gồm hormon miền vỏ thượng thận, hormon sinh dục.
Cấu tạo các hormon này đều xuất phát từ một nhân chung là sleroit đó là nhân
xiclopentan dehydro fenandren, chỉ khác nhau ở nhóm chức -OH, -CHO -CH2OH...
đính trên nhân đó mà thôi.
6.2.7.5.1.2. Cơ chế tác dụng của kích tố
Trước những năm 1960 , người ta chỉ xác định được 5 tác dụng của hormon đó
là:
- Điều hoà trao đổi chất : Hormon làm tăng hay giảm quá trình phân giải hoặc
tổng hợp chất này hay chất kia được phản ánh qua hàm lượng tăng hay giảm chất đó
trong máu. Ví dụ : Adrenalin làm tăng đường huyết, còn insulin làm giảm đường huyết
ht
tp
:/
/c
nt
y.
ru
me
na
si
a.
or
g,
T
L
th
am
k
ha
o,
P
.V
.
Ha
i
133
do tác dụng xúc tác tổng hợp glycogen.
- Điều hoà hoạt động cơ năng của một số cơ quan bộ phận. Ví dụ : Adrenalin làm
tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi và nội tạng : vasopresxin làm tăng tái hấp thụ nước
qua ống thận nhỏ.
- Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát dục của mô bào. Ví dụ :
somatotropin hormon (STH) của thuỳ trước tuyến yên kích thích sinh trưởng phát dục
của cơ thể, đặc biệt mô cơ và mô xương ; ACTH kích thích sự phát dục của miền vỏ
tuyến thượng thận...
- Ảnh hưởng đến hoạt động sinh dục của cơ thể : Biểu hiện rõ nhất là vai trò của
hormon oestrogen, androgen và kích tố tuyến yên như FSH, LH gây kích thích động
dục và hưng phấn ở gia súc.
- Hormon ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của cơ thể. Ví dụ : Oestrogen gây
trạng thái hưng phấn động dục ở gia súc cái, androgen gây hưng phấn tính dục ở con
đực nên sau khi thiến, gia súc sẽ trở nên hiền lành, ít hoạt động, khả năng tích luỹ cao
do mất tác dụng của các loại kích tố này.
Cho đến nay, sau nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Người ta đã xác định cơ
chế tác dụng của hormon theo 3 hướng : hormon – màng, hormon - enzym và hormon
- đen.
- Hormon - màng : Tác dụng đầu trên người ta thấy của hormon lên màng tế bào
là thông qua cơ chế làm biến đổi tính thẩm thấu của màng tế bào nhờ có một chất cảm
thụ đặc biệt mà hormon được gắn lên màng tế bào gây ra sự biến đổi đặc biệt về cấu
trúc màng, làm mở rộng kích thước lỗ màng, làm tăng tính thẩm thấu. Đồng thời khi
gắn lên màng, hormon đã kích thích tổng hợp hoặc phân giải một số thành phần nào đó
của màng. Xúc tiến cho sự vận chuyển tích cực, hoạt hoá một số enzym nhất định,
nhất là các enzym tham gia quá trình phản ứng sinh năng lượng, nhờ đó mà đẩy nhanh
quá trình vận chuyển chất qua màng tế bào (Willmer 1961. Weissman 1966...).
Hormon có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận chuyển ion qua màng như mineran
cocticoit (androsteron) của vỏ thượng thận kể cả glucococticoit của tuyến này.
Theo Willmer và một số tác giả khác thì hormon của tuyến thượng thận có khả
năng làm biến đổi lớp photpholipit của màng, làm tăng tính thấm với ion.
Xecgheva và cộng tác viên nấm 1974 cho rằng : Hormon steroit có khả năng làm
thay đổi trật tự tích điện âm dưới mặt màng tế bào. Được gây nên bằng sự vận chuyển
các con N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gt_co_so_chan_nuoi_113_3938.pdf