Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Đại cương về bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng

Bệnh truyền nhiễm có những đặc điểm sau:

- Mầm bệnh (nhân tốgây bệnh): Mầm bệnh có nhiều loại khác nhau bao gồm:

Siêu vi trùng, vi trùng, soạn trùng, nấm vi thể, ký sinh trùng đường máu. với nhiều

chủng loại khác nhau vềkích thước và hình dạng.

- Hiện tượng nhiễm bệnh: Xảy ra trong cơthểsúc vật sau khi mầm bệnh xâm

nhập cơthểvới các điều kiện gây bệnh sau:

+ Mầm bệnh phải phát triển được trong cơthểsúc vật, phải có độc lực đểcó thể

cản được sức đềkháng của cơthể.

+ Đường xâm nhập của mầm bệnh vào cơthểtheo các con đường tiêu hoá. hô

hấp, niêm mạc, máu, đường sinh dục và qua vết xước ởda.

pdf22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3129 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Đại cương về bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gáy ra viêm tại chỗ. Quá trình đó thường xảy ra phán ứng mạnh của cơ thể như tăng thân nhiệt, biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu, tạo kháng thể... Nếu cơ thể không khoanh vùng được mầm bệnh sẽ lan ra toàn thân gây nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng huyết. 9.1.3. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm Bệnh truyền nhiễm có những đặc điểm sau: - Mầm bệnh (nhân tố gây bệnh): Mầm bệnh có nhiều loại khác nhau bao gồm: Siêu vi trùng, vi trùng, soạn trùng, nấm vi thể, ký sinh trùng đường máu... với nhiều chủng loại khác nhau về kích thước và hình dạng. - Hiện tượng nhiễm bệnh: Xảy ra trong cơ thể súc vật sau khi mầm bệnh xâm nhập cơ thể với các điều kiện gây bệnh sau: + Mầm bệnh phải phát triển được trong cơ thể súc vật, phải có độc lực để có thể cản được sức đề kháng của cơ thể. + Đường xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể theo các con đường tiêu hoá. hô hấp, niêm mạc, máu, đường sinh dục và qua vết xước ở da. + Mầm bệnh phải có số lượng đủ để gây bệnh khi vào cơ thể nó phải phát triển nhanh. Sức gây bệnh của vi trùng phụ thuộc vào sự biến đổi độc lực và sức đề kháng của cơ thể vật nuôi. Mầm bệnh có thể bị cơ thể vật nuôi tiêu diệt, cũng có thể phát triển và gây bệnh truyền nhiễm cho sát nuôi. Đó là cuộc đấu tranh giữa cơ thể bị nhiễm ht tp :/ /c nt y. ru me na si a. or g, T L th am k ha o, P .V . Ha i 203 trùng và vi trùng. Tuỳ theo khả năng chống đỡ của cơ thể mà vật nuôi có thể bị nhiễm bệnh đơn thuần (chỉ do một loại vi trùng gây nên) hoặc bị nhiễm trùng kết hợp (do hai hay nhiều vi trùng gây bệnh cùng một lúc) hoặc bị nhiễm trùng kế phát nhau. Tuỳ theo tính chất, mức độ và thời gian của quá trình bệnh mà người ta chia ra các thể bệnh: + Thể quá cấp: súc vật thường chết ngay khi chưa có triệu chứng điển hình. + Thể cấp tính: bệnh diễn biến nhanh có triệu chứng điển hình là thường bị chết trong vòng 7-10 ngày. + Thể á cấp tính: bệnh diễn biến chậm hơn kéo dài vài tuần lễ thể hiện rõ triệu chứng điển hình. + Thể mãn tính: bệnh lúc phát lúc khỏi, kéo dài hàng tháng đến hằng năm. Một số trường hợp có thể có thể ẩn, đó là súc vật mang mầm bệnh nhưng không phát bệnh rõ ràng nhưng lại thường xuyên thải mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Đây là nguồn bệnh rất nguy hiểm. - Quá trình tiến triển của bệnh truyền nhiễm được chia thành các thời kỳ như sau: + Thời kỳ ủ bệnh: Dài hay ngắn tuỳ thuộc vào các loại bệnh khác nhau và khả năng đề kháng của cơ thể vật nuôi, được tính từ khi vi trùng xâm nhập cho đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. + Thời kỳ liềm phát: Từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh toàn phát. Cơ thể phát sinh các rối loạn nhẹ như sốt, ủ rũ, kém ăn, sổ mũi, chảy nước mãi... + Thời kỳ toàn phát: Các triệu chứng xuất hiện rõ đầy đủ, cơ thể súc vật ở trạng thái mới gọi là trạng thái bệnh lý, quá trình trao đổi chất cũng thay đổi theo. + Thời kỳ kết thúc: Cơ thể khỏi bệnh hoặc chết. 9.2. SỨC ĐỘ KHÁNG TỰ NHIÊN CỦA CƠ THỂ VẬT NUÔI VỚI BỆNH Sức đề kháng của cơ thể với bệnh truyền nhiễm có liên quan đến trạng thái sinh lý của cơ thể vật nuôi, trạng thái sinh lý ấy phụ thuộc vào tuổi điêu kiện thức ăn dinh dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng của con người. Nhiêu nhà bác học đã nghiên cứu vai trò của cơ thể đối với bệnh truyền nhiễm. Thuyết thực bào của J.J.Métnhicốp đã có ảnh hưởng dẫn đến việc phát triển học thuyết về sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh. Song song với sự phát triển của học thuyết miễn dịch của J.J.Métnhicốp, nhiều tài liệu về khả năng diệt vi trùng của máu và hệ bạch huyết cung như khả năng trung hoà độc tố bằng kháng thể đã dược nêu ra. Trong quá trình đó đã xuất hiện nhiều học thuyết miễn dịch thể dịch. Từ các hiện tượng không bị nhiễm bệnh hoặc từ các chức năng bảo vệ cơ thể khác (khả năng trung hoà độc tố, làm tan vỡ vi trùng...), các tác giả tổng hợp thành học thuyết để giải thích các hiện tượng phức tạp thuộc phạm trù miễn dịch. Hệ thống phòng vệ hay sức đề kháng tự nhiên của cơ thể bao gồm: 204 9.2.1. Da Da là tổ chức thượng bì kép sừng hoá, có tác dụng bảo vệ cho cơ thể tránh được những tác động của các nhân tố cơ học, hoá học và vi sinh vật gây bệnh. Da lành lặn là bức tường bảo vệ vững chắc cho cơ thể. Chỉ có một số ít mầm bệnh truyền nhiễm có thể xuyên qua da lành lặn. Ví dụ: Bruscelloz, tularemia, nấm lông, nấm da. Tế bào chết ớ thượng bì luôn luôn bị rụng cuốn theo nhiều vi trùng, dịch tuyến mồ hôi trên da rửa trôi và có chất lizozym làm dung giải nhiều vi trùng. Người ta thí nghiệm thả vi khuẩn Salmonella sống trên da người. sau 20 phút kiểm tra chỉ có 1% sống, còn 99% bị tiêu diệt. Sự bài tiết của da, rụng vảy, bụi đất... làm bề mặt da và lông, tóc bị bẩn. Vì vậy trên lông, da và nhất là các nếp nhăn thường bị thấm nhiều mồ hôi và mỡ dễ bị phân huỷ sẽ làm giảm độ axit của da và tăng độ thích ứng của vi trùng độc. Da thường xuyên tiếp xúc với ngoại cảnh do đó tiếp xúc với nhiều loại vi trùng (trên lcm2 da bê bị bẩn có chứa hàng triệu vi trùng các loại). Da sạch và lành lặn có chức năng bảo vệ cao: dưới lớp giác mạc của thượng bì là mồ hôi liên kết có nhiều mạch máu và dây thần kinh, các tuyến mồ hôi và tuyến mơ. Nếu vi trùng xuyên qua thượng bì là da liền bị các tế bào mô liên kết và bạch cầu tiêu diệt. Tại nơi vi trùng xâm nhập. Xét nghiệm cho thấy có rất nhiều bạch cầu, nếu bạch cầu không chống nổi thì vi trùng sẽ xâm nhập vào các mô và cơ quan khác. Trạng thái tự vệ của da phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, không phải ngẫu nhiên mà người ta có thể đánh giá một phần sức khoẻ của gia súc qua trạng thái của lông và da. Nếu da khô, lông dài khô và rối thì sức đề kháng của cơ thể thấp. Nếu da bóng nuột, lông mềm và mượt thì sức đề kháng cao. Cho vật nuôi ăn đầy đủ, đúng mức, tắm trải thường xuyên là những biện pháp tốt nhất phòng bệnh cho da, kích thích trao đổi chất, làm tăng tính ngon miệng và tăng sức đề kháng. thức ăn thiếu vitamin và khoáng sẽ làm da kém sức đề kháng. 9.2.2. Niêm mạc Niêm mạc mắt, mũi, miệng, ruột và đường sinh dục so với da thì vi trùng dễ thích ứng hơn, nhiều loại vi trùng xám nhập vào cơ thể theo đường niêm mạc. Song nếu niêm mạc của cơ thể gia súc khoẻ mạnh có sức đề kháng cao. Niêm mạc đường hô hấp bao bọc bởi lớp thượng bì có lông rung nhỏ cùng với chất nhầy có vai trò giữ bụi và vi trùng rồi tống chúng ra ngoài qua đờm. Hoặc phàn xạ hắt hơi. Niêm mạc còn tiết ra lizozym trong dịch nước bọt. nước mũi, nước mắt... dịch vị và dịch ruột có thể tiêu diệt hầu hết các vi trùng xâm nhập. 9.2.3. Ổ viêm Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, phản ứng viêm càng mạnh ở điểm nhiễm trùng chứng tỏ khả năng kháng thề của cơ thể càng cao. Trong ồ viêm có nhiều dịch thẩm xuất từ mạch quản thấm ra bao gồm: - Dịch thể: Chủ yếu là đản bạch xơ xelluloalbumin, fibrinogen hình thành tổ chức xơ trong ổ đêm, ngăn chặn không cho vi trùng lan sang bộ phận khác của các tế bào: 205 Chủ yếu là bạch cầu, theo J.J. Métnhicốp có hai loại chính: + Tiểu thực bào: Gồm bạch cầu đa nhân trung tính di động đến nơi có vi trùng, tiêu diệt vi trùng theo kiểu amip. + Đại thực bào: Gồm bạch cầu đơn nhân và tế bào của hệ thống lưới nội mô sản sinh ra men dung giải đản bạch có tác dụng làm tan vỡ vi trùng hỗ trợ cho tiểu thực bào. Nếu thành phần dịch rỉ viêm có thể gây chèn ép các cơ quan tổ chức, mạch máu, dây thần kinh gây đau nhức và có biểu hiện đỏ, sưng, nóng, đau. Ngoài ra, trong quá trình viêm còn sinh ra nhiều sản phẩm trung gian gây tăng tiết histamin, axetycholine làm cường phó giao cảm gây giãn mạch, tăng tiết serotonin làm tăng axit lactic và các dẫn xuất ADP, AMP... 9.2.4. Máu và bạch huyết Súc vật khoẻ mạnh có thể ngăn cản sự xâm nhập của vi trùng vào máu, tiêu diệt và trung hoà độc của vi trùng, ôpxônin và trôpin trong máu có tác dụng làm yếu vi trùng giúp cho hệ thống thực bào hoạt động thuận lợi, các kháng thể tồn tại trong máu và bạch huyết như yglôbuline, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân... có vai trò liêu diệt và trung hoà độc tố của vi trùng. Vì vậy các chỉ tiêu sinh hoá của máu cho phép đánh giá trạng thái cơ thể và khả năng tự vệ của gia súc. Qua việc xét nghiệm hồng cầu, bạch cầu và công thức máu có thể đánh giá được quá trình sinh lực trong các mô bào và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau. 9.2.5. Gan, thận Các chất cặn bã trong quá trình trao đổi chất của cơ thể bao gồm cả độc tố của vi khuẩn đều được đưa về gan để giải độc. Gan đã giữ lại những kim loại nặng, một số cặn bã và vi khuẩn để đưa xuống ruột theo chu trình gan -mật - ruột và được tống ra ngoài theo phân. Một số chất cặn bã còn lại được đưa xuống thận và được thải ra ngoài theo nước tiểu. Các tế bào Kypfe của gan, tế bào vỏ thượng thận và tuyến yên có khả năng giữ lại và tiêu hoá vi trùng. Phản ứng chung của cơ thể khi vi trùng xâm nhập vào là phản ứng thần kinh, thể hiện ở chỗ tăng hoặc giảm nhịp đập của tim, loạn nhu động ruột, tăng hô hấp... Những điều đó gây nên sự biến đổi điều khiển của hệ thần kinh trung ương dẫn đến rối loạn nội tiết và trao đổi chất nói chung của cơ thể. Nếu như sức đề kháng của cơ thể tốt sẽ ngăn chặn được sự phá huỷ của vi trùng đối với từng cơ quan bộ phận và toàn thân. Nếu sức đề kháng kém, vi trùng sẽ phát triển mạnh. Hoạt động phá huỷ cơ quan nội tạng và gây bệnh cho súc vật. * Biện pháp nâng cao sức đề kháng tự nhiên Sức đề kháng tự nhiên của cơ thể vật nuôi đối với vi trùng gây bệnh xâm nhập phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý sử dụng vật nuôi. Nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với tỷ lệ thích hợp như protit, lipit, gluxil, khoáng, vitamin 206 và có chế độ chăm sóc huấn luyện, sử dụng hợp lý sẽ làm tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, sức đề kháng tự nhiên còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh có lợi hay bất lợi cho cơ thể vật nuôi và khả năng ngăn chặn vi trùng gây bệnh phát triển ngoài môi trường như thế nào. Muốn vậy, chúng ta phải nghiên cứu rõ những nguyên nhân phát sinh và phát triển bệnh truyền nhiễm để có biện pháp phòng trừ có hiệu quả tốt nhất. 9.3. NGUYÊN NHĂN PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH TRUYỀN NHIỄM Nghiên cứu nguyên nhân phát sinh và phát triển bệnh truyền nhiễm, người ta phân biệt: - Những nguyên nhân quyết định: đó là bản thân những nhân tố gây bệnh sống và tồn tại phát triển trong môi trường, quá trình lây truyền các nhân tố gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm vi thể, ký sinh trùng... ) và sự cảm nhiễm với nhân tố gây bệnh của cơ thể vật nuôi. Nhưng nguyên nhân hỗ trợ: Thực chất là những phản ứng của con vật bằng nhiều cách khác nhau, tuỳ theo trạng thái sinh lý và cơ thể của nó trước sức tấn công của nhân tố gây bệnh, điều kiện sống thuận lợi hay trở ngại cho sự tồn tại của nhân tố gây bệnh, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng vật nuôi tốt hay xấu. 9.3.1. Những nguyên nhân quyết định 9.3.1.1. Sự tồn tại và phát kiến của các nhân tố gây bệnh (mầm bệnh) - Virus (còn gọi là siêu vi trùng): Là những phần tử nhỏ bé không nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học thường, chúng lọt qua màng lọc bằng sứ có cỡ lỗ nhỏ nhất, do đó người ta còn gọi là virus qua lọc. Chúng không nuôi cấy được trong môi trường nhân tạo, chỉ sống và nuôi cấy trên tế bào sống như phôi trứng gia cầm, cơ thề động vật. Ví dụ: Siêu vi trùng dại, cúm gà H5N1, siêu vi trùng Newcastle... Vi trùng (vi khuẩn): Là những thể đơn bào nhỏ, chỉ nhìn thấy qua kính hiển vi có độ phóng đại lớn sau khi được nhuộm tế bào, bao gồm các loại vi khuẩn, nấm vi thể, các nguyên sinh động vật cỡ nhỏ... + Vi khuẩn là những thể đơn bào, kích thước vài micromet, sinh sản bằng cách tự phân chia hoặc sinh nha bào, có sức đề kháng mạnh, có nhiều hình thái khác nhau: Tròn như liên cầu trùng; tụ cầu trùng thường là loại Gr-; hình gậy thẳng gọi là trực khuẩn; thuộc loại Gr+ như đóng dấu, uốn ván...; hình cong còn gọi là phảy khuẩn; hình sợi còn gọi là xạ khuẩn. + Nấm vi thể: Là những thể thực vật không có khả năng biến đổi thán khí trong không khí thành hydratcacbon, cơ thể sống bằng hình thức hoại sinh hoặc ký sinh. Một số nấm gây bệnh gọi chung là bệnh nấm. Người ta phân biệt: • Nấm ngoại khoa gây bệnh rụng lông như Blastomyces. • Nấm nội khoa do Aspecgilus gây bệnh viêm mạch lâm ba truyền nhiễm. + Nguyên sinh động vật: Là những cơ thể đơn bào nhỏ, đặc trưng nhất là những 207 loại sống và gây bệnh trong bộ máy tiêu hoá như amip, trực trùng bệnh lỵ, cầu trùng gây rối loạn tiêu hoá và bọn sống trong đường máu như dạng trùng piroplasma, babesia, theileria, có loại ký sinh ở đường sinh dục như tiêm mao trùng trypHnosoma evasi ký sinh đường sinh dục ngựa gây bệnh sảy thai truyền nhiễm. - Các nhân tố gây bệnh trên luôn luôn tồn tại và phát triển ngoài môi trường nhất là điều kiện kém vệ sinh, môi trường ô nhiễm, đồng thời chúng tồn tại trong cơ thể động vật dưới dạng thể ẩn, thể mãn tính. Chúng được lây truyền từ con vật này sang con vật khác theo các khâu sau: + Nguồn gốc gây bệnh chủ yếu do con vật ốm, con mang trùng bài xuất ra môi trường, con vật khoẻ ở chung có thể bị cảm nhiễm. Nhân tố gây bệnh còn có thể tồn tại trong những động vật hoang dã, súc vật bị chết khi mắc bệnh... Các nhân tố gây bệnh được bài xuất ra môi trường theo phân, nước tiểu hoặc qua hô hấp. Ví dụ: virus dịch tả, ký sinh trùng đường ruột, trực khuẩn lao đường ruột... bài xuất qua phân, trực khuẩn lao bài xuất qua đường hô hấp; viêm phế quản, tụ huyết trùng bài xuất qua đường hô hấp; bài xuất qua đường sinh dục như một số loại vi trùng, ký sinh trùng ở đường sinh dục như Bruscella gây sảy thai truyền nhiễm, vi trùng gây bệnh viêm âm đạo có hạt. + Một số do giao phối truyền từ con cái sang con đực và ngược lại như tiêm la, ngựa; sảy thai truyền nhiễm viêm âm đạo... Vi trùng bài xuất qua đường tiêu hoá như trực trùng E.coli xoắn trùng Spirocheta, ký sinh trùng sán máng... + Vi trùng bài xuất theo đường máu như các bệnh nhiệt thán, xoắn trùng Leptospira... Đặc biệt, quá trình giết mổ súc vật ốm sẽ làm cho vi trùng lây lan mạnh. Ngoài ra, có một số nhân tố gây bệnh bài xuất qua nước mắt, mũi, niêm mạc như dịch tả trâu, bò, lợn... - Các nhân tố gây bệnh xâm nhập cơ thể qua các con đường riêng, đặc biệt qua da bị xây sát, vết thương, mũi kim tiêm, qua đường niêm mạc, hô hấp, tiêu hoá, sinh dục. - Quá trình lây truyền các nhân tố gây bệnh xảy ra nhanh chóng do súc vật ốm ở chung với con khoẻ hoặc môi trường lưu giữ các nhân tố gây bệnh như nơi tối, thiếu ánh sáng, đất ẩm, nước bẩn và các ký chủ trung gian truyền bệnh như ve mồng, ruồi, muỗi, chuột, chim, dã thú... Đặc biệt chúng được lây truyền qua dụng cụ và người công nhân chăn nuôi do không thực hiện nghiêm ngặt điều lệ thú y. 9.3.1.2. Cơ thể vật nuôi cảm nhiễm với nhân tố gây bệnh Cơ thể cảm nhiễm là những môi trường lý tưởng cho nhân tố gây bệnh phát triển, điều này tuỳ thuộc vào trạng thái sinh lý cơ thể, phụ thuộc vào loài. giống, tuổi và cá thể cũng như trạng thái sức khoẻ, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Nếu tăng cường bồi dưỡng cơ thể, tăng sức đề kháng tự nhiên và nhân tạo sẽ góp phần ngăn chặn bệnh truyền nhiễm phát triển. 208 9.3.2. Những nguyên nhân hỗ trợ - Điều kiện ngoại cảnh thuận lợi hay trở ngại cho sự tồn tại của nhân tố gây bệnh như điều kiện khí hậu, các yếu tố đất, nước, độ ẩm, ánh sáng, các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, các điều kiện xã hội, ô nhiễm môi trường... Sự tồn tại và phát triển của các ký chủ trung gian truyền bệnh như chim, chuột, ve, mồng, côn trùng. Chế độ nuôi dưỡng kém, chế độ sử dụng quá mức đều là những nguyên nhân hỗ trợ làm giảm sức khoẻ, sức đề kháng, tạo điều kiện cho nhân tố gây bệnh phát triển. 9.4. BIỆN PHÁP PHÒNG TRƯ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Mục đích của việc phòng trừ bệnh truyền nhiễm là phải ngăn chặn tận gốc rễ, tức là phải tiêu diệt sự tồn lại và phát triển của các nhân tố gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thể với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh bao gồm một số biện pháp tổng hợp sau. 9.4.1. Vệ sinh vật nuôi Đây là khái niệm rất rộng bao gồm việc vệ sinh thân thể, vệ sinh làm việc, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn, nước uống nhằm chống lại tác nhân có hại của nhân tố gây bệnh, hạn chế sự xâm nhập của nhân tố gây bệnh vào cơ thể, tăng cường rèn luyện cơ thể, tăng sức đề kháng. 9.4.1.1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi Trong chăn nuôi, dịch bệnh luôn luôn là một thảm hoạ gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi, đồng thời còn ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân. Khi dịch bệnh lan tràn phải huy động sức người, tiền của để dập tắt dịch bệnh, sản phẩm chăn nuôi giảm sút về số lượng và chất lượng, từ đó ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân. Ngoài ra, còn có một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây lan từ vật nuôi sang người, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, đe doạ tính mạng con người như các bệnh: nhiệt thán, bệnh dịch tả, bệnh xoắn trùng lepto, bệnh sảy thai truyền nhiễm... Để giảm thiệt hại cho chăn nuôi phải ngăn chặn dịch bệnh, vệ sinh chăn nuôi chính là để phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và nâng cao được sức sản xuất của vật nuôi. Vệ sinh trước hết là những biện pháp từ bên ngoài tác động đến những nhân tố của môi trường có thể tạo nên mối đe doạ cho vật nuôi, có liên quan trực tiếp đến trình độ của người chăn nuôi trong việc áp dụng những nguyên tắc vệ sinh trong mọi hoạt động hằng ngày dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Chữ "vệ sinh" từ tiếng Hy lạp Hugiainein có ý nghĩa là "giữ mình tốt" đó là một phần của khoa y học và thú y học. Phương châm của vệ sinh trong chăn nuôi là: "phòng bệnh hơn chữa bệnh" thực hiện tốt những quy định của vệ sinh trong chăn nuôi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi. Chẳng hạn: Tiêm chủng định kỳ các vacxin phòng bệnh cho gia cầm sẽ làm cho gia cầm tăng thêm hàng chục triệu con mỗi năm. Để hạn chế dến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho chăn nuôi, cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau: 209 - Thực hiện thường xuyên việc vệ sinh môi trường sống của vật nuôi. - Vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể vật nuôi. - Tiêm chủng vacxin định kỳ cho các loại vật nuôi. - Phát hiện kịp thời các ổ dịch để dập tắt ngay. - Thực hiện tốt nội quy phòng ngừa dịch bệnh ở cơ sở. 9.4.1.2. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi 9.4.1.2.1. Thời tiết: Trong các yếu tố ngoại cảnh thì thời tiết ảnh hưởng nhiều nhất tới vật nuôi. Ba nhân tố chính của thời tiết có tác động nhiều nhất đến vật nuôi là nhiệt độ, độ ẩm và gió. - Nhiệt độ: Cơ thể vật nuôi luôn chịu tác động của nhiệt độ bên ngoài, nhiệt độ môi trường quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sự điều tiết thân nhiệt và có thể làm cho vật nuôi bị cảm nóng hay cảm lạnh. Để đề phòng vật nuôi bị cảm nóng phải tăng tốc độ lưu thông không khí trong chuồng nuôi như mùa hè oi bức phải mở cửa thoáng, vật nuôi làm việc dưới trời nắng phải có biện pháp che đang hoặc hạn chế làm việc khi trời nắng gay gắt. Cho vật nuôi nghỉ ngơi ở nơi rộng rãi thoáng mát, yên tĩnh, cho uống nước mát, không chăn thả khi trời quá nóng sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá và trao đổi chất của con vật. Để chống lạnh cho vật nuôi cần cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm sóc tốt như che chuồng chống rét, lót ổ, chăn thả hay làm việc ngoài trời lạnh phải có áo chống rét bằng bao tải, chăn chiến cũ... Đặc biệt trong các ngày giá lạnh, có gió mùa đông bắc phải cho gia súc nghỉ việc, tránh chăn thả ngoài đồng, chú ý bồi dưỡng cơ thể vật nuôi để có đủ dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể điều hoà thân nhiệt. - Độ ẩm không khí : Có ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước và sự toả nhiệt của cơ thể. Độ ẩm không khí quá cao sẽ cản trở đến sự bốc hơi nước và thải nhiệt ở nhiệt độ không khí cao hay thấp quá, vật nuôi ở trong chuồng luôn ẩm ướt đều không tốt. Khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao sẽ làm lăng sự tổn nhiệt. Vật nuôi bị cảm lạnh. Khi nhiệt độ cao, độ ẩm cũng cao sẽ cản trở sự toả nhiệt làm vật nuôi mệt mỏi, trao đổi chất bị cản trở. Để chống ẩm trong chuồng nuôi phải thường xuyên quét dọn sạch phân, nước tiểu, ổ lót phải khô làm cho chuồng thoáng khí. - Gió : Trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến sự toả nhiệt của cơ thể vật nuôi. Nếu bị tiếp xúc với gió thổi mạnh và lâu, nhất là gió mùa đông bắc sẽ làm tăng sự toả nhiệt qua da, vật nuôi sẽ bị lạnh. Vì vậy cần phải có biện pháp chống gió lùa vào chuồng nuôi về mùa đông. 9.4.1.2.2. Ánh sáng và không khí -Ánh sáng mặt trời : Giúp tăng cường hoạt động sống và quá trình sinh lý của vật 210 nuôi. Dưới ánh sáng mặt trời có thể phát sinh những phản ứng bên ngoài và bên trong có lợi, tăng cường quá trình sinh trưởng và trao đổi chất. Tia tử ngoại chiếu vào da sẽ biến tiền vitamin D thành vitamin D cho cơ thể, làm tăng cường hấp thu can xi, photpho chống bệnh còi xương, mềm xương, làm mau liền viết thương và có tác dụng diệt khuẩn. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học của vật nuôi. Sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, vật nuôi sẽ bị giảm sức sống, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và chức năng sinh dục của vật nuôi. Tuy nhiên, ánh sáng gay gắt còn làm mỡ vật nuôi béo bị ôxy hoá mạnh, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng lúc đứng bóng (buổi trưa từ 11- 13 giờ) có thể làm vật nuôi bị say nắng. Khi trời nóng nực không nên cho vật nuôi làm việc nặng, đứng lâu ngoài trời nắng, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào đầu vật nuôi. - Không khí : Trong các thành phần không khí của chuồng nuôi thì nồng độ khí CH4, NH3, H2S. Có ảnh hưởng rất lớn đối với người và vật nuôi. Chuồng nuôi có nhiều phân, rác ẩm ướt trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao sẽ sinh nhiều khí độc nhất là NH3 và H2S làm cho vật nuôi bị nhiễm độc, đồng thời có thể gây viêm nhiễm niêm mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và làm suy nhược cơ thể... giữ chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng khí, chăm sóc vật nuôi chu đáo có thể tránh được sự nhiễm độc không khí. 9.4.1.3. Vệ sinh chuồng trại Chuồng nuôi ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của vật nuôi, chuồng nuôi hợp lý, đúng hướng, đúng kiểu, phù hợp đặc tính sinh lý của cơ thể vật nuôi. Chuồng nuôi sạch sẽ thoáng mát cao ráo thì vật nuôi sinh trưởng và phát dục tốt, nâng cao khả năng sản xuất. Chuồng nuôi phải đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh và yêu cầu kỹ thuật sau đây : - Địa điểm xây dựng : Cao ráo, xa đường quốc lộ, xa nhà máy, yên tĩnh, hạn chế stress cho vật nuôi, không gây ô nhiễm khu dân cư, thuận tiện giao thông chuyên chở thức ăn và xuất bán sản phẩm. - Hướng chuồng : Đảm bảo mùa đông ám áp, mùa hè phải thoáng mát, đủ ánh sáng nhưng tránh nắng quá gắt. - Nền chuồng : Phải có độ dốc vừa phải, không đọng nước, kết cấu đơn giản nhưng bền chắc, không trơn, khô ráo và ấm áp. - Kiến trúc xây dựng : Phải phù hợp đặc tính sinh lý và chức năng sản xuất của từng loại vật nuôi để vật nuôi sinh trưởng phát dục tốt. Ví dụ chuồng nuôi lợn đực giống phải rộng thoáng mát, có sân vận động và cách ly khu chuồng cái giống. Tránh mật độ quá đông trong một chuồng nuôi, thuận tiện chăm sóc, quản lý. Chuồng phải đảm bảo vệ sinh phòng dịch, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước và xử lý chất thải. Khoảng cách các chuồng nuôi phải hợp lý. Phải có chuồng nuôi cách ly riêng đối với vật nuôi bị ốm. Chuồng nuôi phải dễ dàng áp dụng các công cụ cải tiến hoặc cơ giới 211 hoá trong chăn nuôi như hệ thống cho ăn uống tự động, hệ thống vận chuyển thức ăn, phân bón... Các khu vực chăn nuôi thường bị các chất thải như phân, nước tiểu làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí, có hại cho sức khoẻ con người và tạo điều kiện để bệnh lây lan thành dịch, ảnh hưởng đến sản xuất. hiện nay, vấn đề gìn giữ và bảo vệ môi trường đang là vấn đề quan tâm lớn của toàn xã hội và cũng là một yêu cầu không thể thiếu khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Một trong những biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tốt nhất hiện nay là dùng bể lên men vi sinh vật yếm khí sinh ga (hay công nghệ bioga). Khí ga sinh ra khi xử lý chất thải có thể sử dụng làm nhiên liệu đun nấu trong gia đình, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả nguồn phân bón cho trồng trọt. 1.4. Vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi 9.4.1.4 Yêu cầu của nước dùng trong chăn nuôi Cho vật nuôi uống nước đầy đủ, hợp lý không kém phần quan trọng như đối với thức ăn. Trong mùa khô, một con bò nặng 250kg nếu thường xuyên đến máng uống nước thì tiêu thụ hết 40 lít nước mỗi ngày. Khi thiếu nước uống, vật nuôi dễ mắc chứng bội thực dạ cỏ táo bón và giảm trọng lượng rất rõ do thiếu nước cho quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể nói chung (trong cơ thể vật nuôi có 70 - 80% nước). Ngược lại, nếu con vật uống quá nhiều nước sẽ gây tình trạng thiếu dinh dưỡng, dễ gây chứng ỉa lỏng. Như vậy, cho vật nuôi uống nước đủ, hợp lý và sạch có tác dụng bảo vệ sức khoẻ và nâng cao sức sản xuất. Ngoài ra, nước còn dùng để tắm r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgt_co_so_chan_nuoi_197_9003.pdf