Tổ chức công nghệ sửa chữa
Trên cơ sở những dạng hư hỏng kể trên chúng ta có những công
việc sửa chữa khác nhau. Các loại sửa chữa tuân theo qui phạm phân
cấp gọi là sửa chữa định kỳ, mục đích của công việc sửa chữa định kỳ làSỬA CHỮA TÀU THỦY 303
đảm bảo cấp của con tàu theo đúng cấp đã được đóng. Trong công việc
sửa chữa định kỳ này người ta phân ra:
- Sửa chữa nhỏ: sau mỗi chuyến đi biển về;
- Sửa chữa trung bình: hàng năm;
- Sửa chữa lớn: bốn năm một lần.
Ngoài các công việc sửa chữa định kỳ trong các xưởng sửa chữa tàu
thường gặp một số loại công việc sửa chữa khác nhau:
- Sửa chữa tai nạn đối với các con tàu gặp nạn trên biển kéo về;
- Hoán cải nhằm cải tiến một vài bộ phận hoặc thay đổi công dụng
con tàu;
- Sửa chữa khôi phục chỉ tiến hành đối với những con tàu bị cháy
hoặc bị chìm;
- Sửa chữa bảo hành đối với các con tàu trong diện bảo hành.
Trước khi đưa một con tàu vào sửa chữa, công tác chuẩn bị phải
làm hết sức cẩn thận và chu đáo cả về phái chủ tàu và xưởng.
Về phía chủ tàu phải có một người hoặc một hội đồng phụ trách
theo dõi và chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sửa chữa tàu. Người này
phải có đầy đủ hiểu biết về trạng thái tàu kể cả trang thiết bị máy
móc, phải biết những qui định và qui phạm chung phải nắm được những
yêu cầu kỹ thuật cũng như những sự cố hư hỏng đã xảy ra trên con tàu.
Lên bảng hạng mục sửa chữa càng sớm, càng chi tiết càng tốt.
Về phía xưởng tàu khi nhận bất cứ một con tàu nào vào sửa chữa
cũng phải cân đối tất cả mọi công việc trong xí nghiệp với khả năng về
người, máy móc, nguyên vật liệu của xí nghiệp. Việc cân đối phải đảm
bảo tránh tình trạng có phân xưởng quá nhiều công việc, lại có phân
xường không có việc làm.
Xưởng phải cố gắng tối đa để kiểm tra tàu và lên bảng hạng mục
cần sửa chữa để xác định tiến độ, giá trị, khối lượng cho hợp đồng sửa
chữa.
Việc khó khăn nhất đối với một xí nghiệp sửa chữa tàu thủy là vấn
đề cung cấp vật tư theo đúng nhu cầu về số lượng, chủng loại và chất
lượng. Do đó, việc hạch toán nguyên vật liệu thường phải kết hợp chặt
chẽ với các số liệu thống kê từ nhiều năm trước, đồng thời cộng thêm
một khoản dự phòng nhất định
81 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Công nghệ đóng tàu - Chương 3: Công nghệ đóng tàu gỗ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược những
yêu cầu kỹ thuật cũng như những sự cố hư hỏng đã xảy ra trên con tàu.
Lên bảng hạng mục sửa chữa càng sớm, càng chi tiết càng tốt.
Về phía xưởng tàu khi nhận bất cứ một con tàu nào vào sửa chữa
cũng phải cân đối tất cả mọi công việc trong xí nghiệp với khả năng về
người, máy móc, nguyên vật liệu của xí nghiệp. Việc cân đối phải đảm
bảo tránh tình trạng có phân xưởng quá nhiều công việc, lại có phân
xường không có việc làm.
Xưởng phải cố gắng tối đa để kiểm tra tàu và lên bảng hạng mục
cần sửa chữa để xác định tiến độ, giá trị, khối lượng cho hợp đồng sửa
chữa.
Việc khó khăn nhất đối với một xí nghiệp sửa chữa tàu thủy là vấn
đề cung cấp vật tư theo đúng nhu cầu về số lượng, chủng loại và chất
lượng. Do đó, việc hạch toán nguyên vật liệu thường phải kết hợp chặt
chẽ với các số liệu thống kê từ nhiều năm trước, đồng thời cộng thêm
một khoản dự phòng nhất định.
CHƯƠNG 4
304
Trên bảng 4.5 trình bày tỷ lệ thay thế các chi tiết kết cấu thân tàu
trong các lần sửa chữa của Liên Xô. Những số liệu này chỉ có tính tham
khảo.
Bảng 4.5: Tỷ lệ th ay the á các chi tiết kết cấu th ân tàu
Tỷ lệ thay thế, (%) Số lần sửa chữa
trong 36 năm
Tỷ lệ thay thế trong 36 năm, (%) Số
TT
Chi tiết
kết cấu Đại
tu
Trung
tu
Tiểu
tu
Đại
tu
Trung
tu
Tiểu
tu
Đại
tu
Trung
tu
Tiểu
tu
Tổng
cộng
1
Vỏ
ghép
14,0
2,44
0,10
2 6
27
28,0
14,6
2,7
45
2 Gỗ 71 14,50 2,66 2 6 27 142 87 71,8 301
3
Trang
thiết bị
phòng
ở, sinh
hoạt
và làm
việc
35 11,6 2,55 2 6 27 70 69 71,0 211
4
Thiết
bị neo,
chằng
buộc
và cứu
sinh
22 4,40 – 2 6 27 45 26 – 72
5
Đường
ống
23 9,25 2,76 2 6 27 47 55 74,5 177
6
Thiết
bị cẩu
19 510 1,20 2 6 27 38 30 32,4 101
7
Sơn
mạ, xi
măng
67 46,3 10,10 2 6 27 134 278 273,0 886
Trong quá trình sửa chữa, công tác kiểm tra nghiệm thu phải được
tiến hành thường xuyên, nhất là đối với các bộ phận chi tiết đã được
sửa chữa xong. Việc kiểm tra đó, về phía chủ tàu, do nhân viên trong
hội đồng giám định sửa chữa hoặc có thể do cơ quan đăng kiểm được ủy
nhiệm thực hiện; về phía xưởng, được tiến hành bởi bộ phận kiểm tra
chất lượng của xí nghiệp. Đối với những bộ phận, chi tiết, thiết bị cần
thiết phân cấp theo qui phạm nhất thiết khi nghiệm thu phải có mặt cơ
quan đăng kiểm.
Công tác nghiệm thu toàn bộ sau khi sửa chữa xong được tiến hành
theo một chương trình đã thống nhất giữa chủ tàu, xưởng sửa chữa và
cơ quan đăng kiểm.
SỬA CHỮA TÀU THỦY
305
Mọi khuyết tật phát hiện trong quá trình nghiệm thu phải sửa
chữa ngay. Mỗi lần nghiệm thu phải lập đầy đủ biên bản với chữ ký của
các bên hữu quan.
4.3.2 Chuẩn bị vị trí công tác
Trước khi đưa con tàu vào vị trí sửa chữa, tùy thuộc vào mức độ và
phạm vi sửa chữa mà dọn dẹp các trang thiết bị máy móc hoặc cho
thuyền viên đi phép. Tàu đưa vào sửa chữa chỉ giữ lại rất ít nhiên liệu,
dầu mỡ và nếu có thể chỉ nên để trong một hầm chứa, còn các hầm
khác phải đánh rửa sạch, giải phóng các hơi cháy và độc hại. Phải dọn
sạch sẽ các khoang hàng, hệ thống làm khô nước dò.
Trong trường hợp sửa chữa phần ngâm nước của thân tàu hoặc thay
thế một số chi tiết kết cấu lớn, nhất thiết phải đưa lên ụ. Tuyệt đối
không được tháo rỡ các chi tiết kết cấu lớn của thân tàu khi tàu nổi
trên mặt nước vì như thế có thể dẫn tới hậu quả hư hại nghiêm trọng
nếu không có biện pháp phòng ngừa tốt.
Sau khi tàu đã được đưa vào vị trí sửa chữa, để phục vụ cho việc
xem xét kỹ lưỡng các khuyết tật cũng như công việc sửa chữa sau này,
hệ thống giàn giáo và lối đi lại, vận chuyển phải đảm bảo đầy đủ an
toàn và tiếp cận tới vị trí sửa chữa.
Trước khi tiến hành thay thế hoặc sửa chữa một chi tiết kết cấu
thân tàu cần phải di chuyển tất cả các thiết bị có thể bị hư hại hoặc
gây hỏa hoạn tại các vị trí xung quanh. Nếu không thể di chuyển được
thì nhất thiết phải có biện pháp bảo hiểm chắc chắn.
Nơi làm việc và tất cả các lối đi lại phải đầy đủ ánh sáng phù hợp
với công việc tiến hành. Có thể sử dụng hệ thống chiếu sáng ở ngay
trên tàu hoặc kéo cáp từ bến lên. Các vị trí xa, trong các hầm phải bố
trí các đèn có thể di động được và phải đảm bảo yêu cầu an toàn lao
động.
Các vị trí làm việc phải được cung cấp đầy đủ dưỡng khí. Ở những
nơi không thể đưa đường ống thông hơi tới thì phải sử dụng bình dưỡng
khí đặc biệt là đối với các công tác hàn, cắt hoặc đốt nóng các kết cấu.
Tại các vị trí hàn nhất thiết phải có các tấm che chắn để tránh tai
nạn cho các công nhân khác làm việc gần đó. Khi hàn, cắt hơi hoặc đốt
nóng phải lưu ý trước tiên tới các vật liệu có thể gây hỏa hoạn. Nếu
thấy ở những nơi hàn có hơi cháy, vật liệu cháy phải lập tức dọn dẹp
CHƯƠNG 4
306
hoặc bảo hiểm chắc chắn.
4.3.3 Đưa tàu vào ụ, lên triền
Trước khi đưa tàu vào ụ, thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo
cho xưởng tất cả các số liệu về các kích thước chủ yếu của thân tàu:
chiều dài L, chiều rộng B, mớn nước T, chiều cao toàn bộ, lượng chiếm
nước; về một số đặc điểm của đáy tàu; về vị trí của các kết cấu nhô khỏi
thân tàu. Đồng thời phải cung cấp cho xưởng bản vẽ cắt dọc và cắt
ngang chính giữa thân tàu. Ngoài ra phải cung cấp cả những số liệu
phân tích kiểm nghiệm thành phần khí tại các hầm không thông khí và
cho phép tiến hành các công tác hàn, cắt hơi phù hợp với qui định
phòng hỏa của xí nghiệp.
Người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cho tàu vào ụ và rời ụ
sau sửa chữa là thuyền trưởng.
Xưởng sửa chữa tàu trước khi cho tàu vào ụ có trách nhiệm chuẩn
bị đầy đủ các căn kê để có thể tiến hành công tác sửa chữa một cách
thuận tiện, an toàn. Chiều cao của các tấm kê ở dưới ky không được
phép nhỏ hơn 1 ÷ 1,2m.
Khi đưa tàu vào ụ, ụ phải ngập nước tới khoảng cách đã tính trước
không được nghiêng hoặc chúi sao cho khoảng cách giữa ky của tàu và
đường đặt ky trên ụ cắt nhau ít nhất là 0,3m. Việc đưa tàu vào ụ phải
tiến hành sao cho trọng tâm của tàu nằm gần sát với trọng tâm của ụ
và mặt phẳng dọc tâm của tàu trùng với mặt phẳng đối xứng của ụ.
Nếu trên cùng một ụ ta tiến hành đưa lên hai hoặc nhiều tàu thì
nên đưa tàu có mớn nước sâu hơn vào trước. Khoảng cách giữa hai tàu
và tàu với thành ụ nên để vào khoảng > 1,2m để đảm bảo cho thao tác
vào ụ và các công việc sửa chữa sau này. Trong trường hợp các tàu đưa
vào ụ không phải thay tôn vỏ hoặc thay rất ít, khoảng cách giữa các tàu
và giữa tàu với ụ có thể giảm xuống tới 0,5m.
4.3.4 Phân loại các chi tiết để sửa chữa
Dựa vào mức độ hư hại của chi tiết người ta phân ra loại chi tiết
cần phải thay thế và loại chi tiết có thể sửa chữa được.
Loại chi tiết cần phải thay thế là loại chi tiết có bề mặt bị ăn mòn
trên 50% diện tích bề mặt tấm và bị ăn mòn từ 15 ÷ 45% chiều dày;
hoặc bề mặt bị biến dạng quá lớn hoặc bị hư hại nặng do rạn nứt hoặc
các vết xước quá sâu không thể sửa chữa được hoặc sửa chữa sẽ gây rạn
SỬA CHỮA TÀU THỦY
307
nứt cục bộ hoặc giảm sức bền chung của tàu.
Để phân loại các chi tiết bị ăn
mòn ta có thể dùng nhiều phương
pháp. Phương pháp cổ điển và giản
đơn nhất là phương pháp khoan lỗ
để đo chiều dày còn lại của tấm, từ
đó suy ra chiều sâu các vết han gỉ....
Theo phương pháp này, tại vị trí han
gỉ nhiều nhất sau khi đánh sạch sơ
bộ phải khoan từ 3 tới 5 lỗ có
φ 5 ÷ 10mm trên một tấm. Sau đó
đánh thật sạch nơi lỗ khoan và dùng thiết bị đo chuyên dùng (H.4.7)
tiến hành đo chiều dày tấm. Nếu thấy rằng ở những lỗ khoan đó chiều
dày tấm bị giảm quá nhiều, phải đánh sạch toàn bộ hai mặt của tấm và
tiến hành khoan thêm một số lỗ nữa sao cho cứ 1m3 có một lỗ và lại đo
chiều dày tấm. Trên cơ sở những kết quả đo trên, ta tính độ dày trung
bình thực tế theo công thức:
∆
= = +∑ i i a btr a b
l S S S
l l l
S S S
trong đó: la - độ dày trung bình của tấm ở phạm vi không han gỉ Sa;
li - độ dày trung bình của tấm ở phạm vi han gỉ Sb
S = Sa + Sb
Dùng phương pháp khoan lỗ ta cũng có thể xác định được chiều sâu
vết nứt hoặc vết ăn mòn sâu. Lúc này ta khoan dọc theo đường nứt các
lỗ khoan mmΦ ÷5 8 . Chiều sâu của lỗ khoan phải lớn hơn chiều sâu vết
nứt từ 1 ÷ 2mm. Nếu vết nứt chạy sâu suốt chiều dày tấm thì phải khoan
xuyên tấm.
Tại vị trí mỗi lỗ khoan phải xem xét các vết ở thành lỗ và đáy lỗ.
Nếu phát hiện vết nứt còn chạy tiếp thì phải tiếp tục khoan và nên
khoan ở chỗ dự đoán có khả năng kết thúc vết nứt.
Ngoài phương pháp khoan để xác định phạm vi nứt ta còn có thể
sử dụng các phương pháp sau:
a) Phương pháp thử bằng dầu ma dút: phương pháp này thường
dùng để thử các vết nứt xuyên tấm. Theo phương pháp này, tại những
chỗ nghi ngờ có vết nứt ta bôi nhiều dầu ma dút vào chỗ đó. Nếu có kẽ
nứt xuyên, dầu ma dút sẽ thấm sang mặt kia của tấm. Tại chỗ nghi ngờ
Hình 4.7
Thiết bị đo chiều dày
tâm của lỗ khoan
CHƯƠNG 4
308
ở phía mặt không bôi dầu ma dút ta bôi một lớp dung dịch phấn cồn
mỏng hoặc nước vôi để khô. Dầu ma dút xuyên qua tấm dọc theo kẽ nứt
sẽ hiện rõ trên lớp phấn, vôi. Ở phía mặt phết dầu, sau 10ph ta lau
sạch dầu và phết lên đó một lớp phấn - cồn mỏng. Trên lớp phấn ta sẽ
thấy hiện rõ kẽ nứt do dầu từ kẽ thấm ra.
b) Phương pháp thử bằng mỡ: ta lấy mỡ đun cho chảy lỏng ra và
phết lên chỗ có hiện tượng nứt rạn bề mặt. Sau khi mỡ đóng lại, dùng
giẻ lau sạch và quét lên một lớp phấn - cồn mỏng. Dùng mỏ hàn xì đốt
nóng chỗ có vết nứt lên khoảng 40 ÷ 50oC để mỡ ở những chỗ nứt chảy
ra và thấm hiện lên lớp phấn.
c) Phương pháp dũi: dùng dũi dũi vạt một rãnh không sâu lắm, mũi
dũi phải để vào giữa kẽ nứt. Nếu có vết nứt chạy dài thì phoi sẽ bị tách
làm đôi, nếu phoi liền là không có vết nứt.
d) Phương pháp điện từ: dùng nam châm tạo một từ trường trên
bề mặt tấm tại chỗ có vết nứt. Sau đó rải một lớp bột sắt lên mặt chỗ
nứt và quan sát đường sức tạo thành. Tại những nơi có vết nứt, đường
sức từ trường sẽ bị rối loạn.
e) Phương pháp siêu âm: dùng máy siêu âm dựa vào các nguyên lý
nêu ở phần 2.4
Sau khi đã xác định được phạm vi vết nứt, ta khoan hai đầu cuối
của đường nứt.
4.3.5 Hàn đắp những vị trí bị ăn mòn
Đối với những chỗ bị ăn mòn không lớn lắm ta có thể sửa chữa
bằng phương pháp hàn đắp.
Trước khi hàn, chỗ bị ăn mòn phải được đánh sạch. Nếu trên bề
mặt chỗ bị ăn mòn có nhiều dầu mỡ thì phải đốt bằng đèn xì axetylen.
Những chỗ không bằng phẳng phải dũi phẳng để thuận tiện cho việc
hàn đắp.
Các chỗ ăn mòn tùy thuộc vào chiều sâu và chiều rộng có thể chia
ra làm ba nhóm (H.4.8):
- Nhóm I: vết mòn ăn sâu dưới 4mm và rộng nhỏ hơn 15mm;
- Nhóm II: vết mòn ăn sâu trên 4mm và rộng từ 15 vết mòn ăn sâu
dưới 4mm và rộng từ 15 ÷ 50 mm;
- Nhóm III: chỗ ăn mòn có kích thước lớn.
SỬA CHỮA TÀU THỦY
309
Hình 4.8: Phân nhóm các chỗ bị ăn mòn và các vết nứt
Hình 4.9: Hàn các vị trí ăn mòn thuộc nhóm I và II
a) Hàn một lớp; b) H àn nhiều lớp
Đối với các vệt ăn mòn nhỏ (thuộc nhóm I) có thể tiến hành hàn
đắp một lớp (H.4.9a). Còn đối với các vị trí ăn mòn thuộc nhóm II cần
phải tiến hành hàn nhiều lớp.
Để mối hàn đều và đẹp, đảm bảo chất lượng tốt, các mối hàn sau
phải phủ lên mối hàn trước từ 1/3 ÷ 1/2 chiều rộng mối hàn trước. Trước
khi hàn mối sau phải đánh sạch xỉ để tránh ngậm xỉ hoặc rỗ. Lớp hàn
trên cùng phải đảm bảo phủ đều trên bề mặt và nối các mối hàn dưới
với nhau (H.4.9).
CHƯƠNG 4
310
Đối với vị trí ăn mòn thuộc nhóm III, ta phải phân diện tích bị ăn
mòn ra thành các ô vuông hoặc tam giác (H.4.10) có cạnh từ
100 ÷ 150mm và lần lượt hàn các ô đó sao cho khi hàn ô nào đó thì các ô
bên cạnh đã nguội và khi hàn cần thay đổi hướng hàn ở các ô kế cận
(đối với ô vuông, đổi hướng hàn 90o; đối với ô tam giác đổi hướng 60o)
nhằm mục đích giảm biến dạng hàn.
Hình 4.10: Phương pháp hàn các vị trí ăn mòn th uộc nhóm III
a) Chia thành ô vuông
b) Chia th ành tam giác (các số trên hình biểu thị trình tự hàn)
4.3.6 Xử lý các vết nứt
Người ta chia các vết nứt làm hai nhóm chính (H.4.8)
- Nhóm A - khi vết nứt chạy ra tận mép tự do;
- Nhóm B - vết nứt nằm bên trong, không chạy ra mép tự do.
Việc xử lý các vết nứt được bắt đầu trước hết từ chỗ xác định chính
xác nguyên nhân gây ra rạn nứt nếu không sau khi sửa chữa có thể vết
nứt lại xuất hiện.
Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây nứt chính là do chi tiết
kết cấu không đúng gây ứng suất tập trung cho nên nhiều khi chỉ cần
thay đổi kết cấu chút ít có thể loại trừ hoàn toàn hiện tượng rạn nứt. Ví
dụ các chi tiết kết cấu có góc cạnh (H.4.11) dễ xuất hiện vết nứt tại các
khe góc do đó sau khi cắt lượn tròn các góc cạnh sắc thì loại trừ được
nứt trong tương lai.
SỬA CHỮA TÀU THỦY
311
Hình 4.11: Các vết nứt ở dạng do kết cấu và phương pháp sửa chữa
chúng (các số trong vòng tròn và a, b, c là trình t ự hàn)
Sau khi phát hiện nguyên nhân, xử lý loại trừ nguyên nhân đó, ta
tiến hành hàn vết nứt. Trước khi hàn phải chuẩn bị mép hàn thật cẩn
thận.
Trong trường hợp nứt xuyên, dùng dũi dũi suốt vết nứt và vát mép
như trường hợp hàn đấu đầu (H.4.12a) kẽ hở ở gốc mối hàn để từ
1 ÷ 2mm, gốc vát mép 30°≈ . Lỗ khoan ở đầu cuối cũng phải vát mép 60o
và sâu 9/10 chiều dày tấm để hàn cho thuận tiện.
Nếu vết nứt xuyên chạy qua khu vực các kết cấu như đường sườn,
tôn boong, đinh tán... thì phải tách rời các kết cấu đó. Sau khi hàn vết
nứt xong mới tiến hành hàn lại với nhau.
Đối với các vết nứt không xuyên, cần vát mép từ 10 ÷ 30o trên suốt
chiều sâu và chiều rộng vết nứt, phải tạo ở dưới đáy một bề mặt phẳng
rộng khoảng 2,5 ÷ 3mm. Ở các chỗ gẫy khúc đều phải lượn tròn với bán
kính khoảng 5mm (H.4.12).
Hình 4.12: Chuẩn b ị mép hàn tại các vết nứt
a) Ve át nứt xuyên; b, c, d) Vết nứt không xuyên
CHƯƠNG 4
312
Công nghệ hàn các vết nứt phụ thuộc vào chiều dài và nhóm rạn
nứt.
Đối với vết nứt ngắn (< 200mm) thuộc nhóm A trước khi hàn cần
chêm một chiếc nêm thép tại mép vết nứt sâu khoảng 10mm. Để chêm
dễ dàng người ta thường để lại ở mép một đoạn 10mm không vát mà
chỉ thổi bằng mỏ cắt một khe hở 1mm. Công tác hàn trong trường hợp
này được tiến hành liền một mạch bắt đầu từ lỗ khoan (H.4.13) cho tới
vị trí chiếc nêm. Sau đó bỏ nêm, vát mép rồi mới tiếp tục hàn.
Hình 4.13: Phương pháp hàn các vết n ứt trên t ấm
a) Hàn vết nứt ngắn thuộc nhóm A; b) Hàn các vết nứt dài thuộc nhóm A
c) Hàn các vết nứt ngắn thuộc nhóm B; d) Hàn các vết nứt dài thuộc nhóm B
Đối với các vết nứt dài trên 200mm thuộc nhóm A trình tự cũng
tiến hành tương tự như trên, chỉ khác là khi hàn phải dùng phương
pháp hàn lùi từng đoạn để giảm biến dạng hàn (H.4.13b).
Khi hàn các vết nứt nhóm B xuyên tâm và có chiều dài dưới
400mm, trước hết phải đốt nóng hai đầu vết nứt cho tới nhiệt độ 200oC
và ở giữa đóng một chiếc nêm thép. Sau đó, tiến hành theo phương
pháp "lùi từng đoạn" cho tới chiếc nêm từ hai đầu lại. Sau khi rút chiếc
nêm ra lại tiếp tục hàn chỗ còn lại (H.4.13c).
Đối với vết nứt dài trên 400mm thuộc nhóm B ta không cần đốt
nóng hai đầu vết nứt và đóng nêm ở giữa trước mà cứ tiến hành hàn
theo phương pháp lùi từng đoạn từ hai đầu lại cho tới khi còn lại một
đoạn khoảng 250 ÷ 300mm.
SỬA CHỮA TÀU THỦY
313
Lúc đó ta đóng nêm và hàn như đối với vết nứt ngắn hơn 400mm
(H.4.13d) nhưng không phải đốt nóng.
Trong trường hợp vết nứt còn cách mép tự do một đoạn dưới
100mm và xuyên suốt chiều dày tấm thì dũi thẳng cho tới mép tự do và
tiến hành hàn như đối với nhóm A.
Các vết nứt thuộc cả hai nhóm A và B nếu không xuyên qua chiều
dày tấm và ngắn hơn 200mm thì hàn liền một mạch, còn nếu vết nứt
dài trên 200mm tiến hành hàn theo phương pháp lùi từng đoạn.
Sau khi hàn xong phải gõ xỉ và mài nhẵn.
4.3.7 Thay thế và sửa chữa các kết cấu bị hư hại
a) Thay thế tôn vỏ
Công tác thay thế các tồn vỏ chỉ tiến hành sau khi xác định rõ
phạm vi hư hại, các kết cấu cần thay thế và sau khi tiến hành các biện
pháp phòng ngừa hỏa hoạn và tránh tổn hại cho các trang thiết bị ở
vùng xung quanh nơi công tác.
Việc thay thế tôn vỏ bắt đầu từ việc tháo rỡ các tấm hư hại khỏi
thân tàu. Công việc tháo rỡ tiến hành theo trình tự sau:
- Đánh sạch sơn, han gỉ theo mối hàn cũ trên một dải rộng khoảng
250mm (phân bố về hai phía của mối hàn xem trên hình 4.14);
- Dũi các mối hàn giữa kết cấu khung xương với tấm cần thay, đồng
thời dũi cả các mối hàn dọc ngang trên các tấm kế cận một khoảng
cách mép tấm phải thay là 150mm (H.4.14);
- Khi dũi hoặc cắt các mối hàn cần hết sức lưu ý tới chất lượng mặt
cắt để khỏi tốn công sửa chữa trước khi hàn.
Hình 4.14: Phạm vi đ ánh sạch và d ũi các mối h àn với khung xương
CHƯƠNG 4
314
Trong trường hợp tấm phải thay là tấm chịu nhiều lực người ta
thường cắt cách xa mép đường hàn cũ một khoảng 5mm đối với mối hàn
dọc và 20mm đối với mối hàn ngang. Đối với tấm dài trên 10m đòi hỏi
phải có qui định cắt đầy đủ. Để bảo hiểm cho tấm khỏi rơi ta cần để lại
sau mỗi 1m cắt một đoạn khoảng 20mm. Những đoạn này sẽ cắt sau khi
các tấm được giữ bằng móc cẩu hoặc thiết bị ép giữ (H.4.15).
Hình 4.15: Thiết bị ép giữ tấm
- Tháo rỡ và vận chuyển tấm bị hỏng khỏi thân tàu bằng cách
dùng tai cẩu hàn vào tấm (H.4.16a) hoặc mỏ kẹp (H.4.16b).
Hình 4.16: Phương pháp chuyển vận các tấm bị h ỏng
Sau khi tháo rỡ xong tấm hỏng ta tiến hành:
- Sửa lại mép cắt trên các tấm còn lại để hàn. Nhiều khi cần thiết
phải cắt đi tại các mép một khoảng ít nhất là 5mm nữa. Điều này làm
cho lỗ có phần rộng hơn do đó nên cố gắng hết sức ngay từ khi cắt tấm
hỏng khỏi thân tàu sao cho cắt có chất lượng tốt nhất;
- Lập dưỡng mẫu. Nếu dưỡng mẫu chắc chắn, bảo đảm độ chính xác
ta có thể gia công tinh ngay trong phân xưởng vỏ không cần phải để
1- Thân ép
2- Lưỡi giằng
3- Chốt
4- Tôn bao
SỬA CHỮA TÀU THỦY
315
lượng dư trên tấm mới cần thay. Nếu không thể làm chính xác ta phải
để lượng dư trên hai mép liên tiếp một khoảng từ 25 ÷ 100mm còn hai
mép kia gia công hoàn chỉnh.
- Lắp đặt tấm mới lên thân tàu. Công tác lắp đặt tấm mới ta tiến
hành theo trình tự sau:
+ Hàn các tấm dẫn hướng (H.4.17) phục vụ cho việc lắp đặt tấm
mới. Nếu tấm mới sẽ được đặt từ phía trên xuống thì các tấm dẫn
hướng lắp đặt ở phía dưới, còn lắp từ dưới lên thì đặt các tấm đó ở phía
trên;
Hình 4.17: Cách đặt c ác t ấm d ẫn hướng để lắp ráp
tấm mới t ừ trên xuống
+ Chuyển tấm mới thay tới vị trí lắp đặt bằng cẩu và thiết bị kẹp
(H.4.16b);
+ Rà hai mép đã được gia công hoàn chỉnh trên tấm mới với các
mép tương ứng trên thân tàu;
+ Cắt lượng dư. Việc cắt lượng dư trên tấm mới tiến hành thuận
tiện nhất là từ phía trong thân tàu vì ta có thể dựa vào mép cửa các
tấm cũ trên thân tàu vạch đường cắt. Trong trường hợp không thể cắt
từ phía trong lúc đó phải vạch dấu ra phía ngoài bằng thiết bị vạch dấu
chữ U (H.4.18). Công tác vạch dấu do hai công nhân thực hiện: một
người ở phía trong, một người ở phía ngoài. Người trong rà mép tấm
trên thân tàu với mép của thiết bị vạch dấu. Người phía ngoài vạch dấu;
CHƯƠNG 4
316
Hình 4.18: Vạch dấu b ằn g thiết bị vạch dấu chữ U
+ Định vị tấm mới trên lỗ khoét bằng phương pháp hàn dính, thiết
bị ép bằng ốc vít, thiết bị giằng, chêm... (H.4.19).
Hình 4.19: Các phương p háp định vị t ấm mới trên lỗ khoét ở th ân tàu
a) Hàn đính; b) Chêm; c) Thiết bị giằng; d) Thiết bị ép đinh ốc
Yêu cầu lắp ráp đối với tôn bao dày từ 6 ÷ 30mm:
- Chênh lệch mép ≤ 0,5mm;
- Chiều rộng kẽ hở chân mối hàn 2 ± 0,5mm;
SỬA CHỮA TÀU THỦY
317
- Góc vát 60 ÷ 70o.
Sau khi định vị được tấm trên thân tàu, tiến hành hàn. Trước khi
bắt tay vào hàn cần phải đánh sạch các mép hàn và nắm vững quy
trình hàn. Đối với những khe hở rộng, cho phép hàn đắp để sửa
(H.4.20) nhưng đối với khe hở rộng quá không được phép hàn đắp.
Hình 4.20: Hàn đắp một phía để
sửa khe hở hàn
Hình 4.21: Phương pháp hàn lùi
a) Mối h àn dài từ 05 ÷ 2m
b) Mối h àn dài trên 2m
Thường thường trên tấm mới nên vạch sẵn trình tự hàn để công
nhân có thể thực hiện tốt quy trình và đỡ mất công xem quy trình sau
mỗi lần hàn.
Tất cả các mối hàn dài trên 0,5m đều phải tiến hành hàn theo
phương pháp lùi. Các mối hàn dài trên 2m phải tiến hành từ giữa ra
dần hai phía (H.4.21).
Để rút ngắn thời gian hàn, đối với mối hàn dài trên 2m nên sử
dụng một lúc hai thợ hàn.
Trên hình 4.22 nêu ví dụ về trình tự hàn khi thay thế một tấm,
còn trên hình 4.23 khi thay nhiều tấm.
Hình 4.22: Trình tự h àn một t ấm mới lên thân t àu
(chữ số biểu thị trình tự hàn)
CHƯƠNG 4
318
Hình 4.23: Trình tự h àn nhiều tấm mới lên thân tàu (hàn các đ ường
sườn như trình tự trên hình 4.22 và lần lượt hàn cho từng tấm một)
b) Thay thế đường sườn bị hư hỏng
Trong trường hợp cả đường sườn
bị hư hỏng, nếu vị trí bị hư hại kéo
trên một chiều dài lớn thì nên thay
cả đường sườn, còn nếu hư hỏng ít
thì có thể thay từng đoạn nhưng phải
lưu ý sao cho mối nối đường sườn
mới với đường sườn cũ trên tàu và
mối nối tôn bao mới với tôn vỏ cũ
phải so le nhau một khoảng ít nhất
300mm và không nên nằm trên cùng
một mặt phẳng nghĩa là cứ có một
đường sườn mới nhô ra khỏi tôn bao
mới thì cũng có một chiếc thụt vào
phía trong tôn vỏ mới (H.4.24).
c) Thay thế kết cấu hư hỏng bằng phương pháp phân đoạn
Thông thường khi cả vỏ và đường sườn bị hư hại người ta dùng
ngày càng phổ biến phương pháp thay phân đoạn. Phương pháp này bảo
đảm nâng cao chất lượng và giảm thời gian sửa chữa vì phân đoạn mới
được gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_cong_nghe_dong_tau_chuong_3_cong_nghe_dong_tau_go.pdf