Nhóm nạn nhân bị buôn bán chưa trở về
Với những nạn nhân bị buôn bán chưa trở về thì nhu cầu đầu tiên của họ là được bảo vệ an toàn về tính mạng. Hầu hết những nạn nhân bị buôn bán đều do bị lừa, bị bắt buộc, bị cưỡng ép, họ không chấp nhận hoàn cảnh của mình. Do vậy để khống chế họ những kẻ môi giới, buôn bán người buộc phải sử dụng những biện pháp bạo lực mạnh, thậm chí đe dọa tính mạng. Các nạn nhân của buôn bán người thường đều từng phải trải qua thời gian bị cưỡng bức, bị tra tấn, nợ nần, bị giam cầm bất hợp pháp, bị bạn bè và gia đình đe dọa, bị các hình thức bạo lực về thể chất, tình dục và tâm lý khác. Bọn buôn người sử dụng rất nhiều thủ đoạn để làm cho nạn nhân sợ hãi và biến họ thành nô lệ. Một vài kẻ buôn người nhốt nạn nhân ở trong phòng. Những việc làm thường xuyên nhất của bọn buôn người là: Cô lập nạn nhận khỏi xã hội, cộng đồng; hạn chế tiếp xúc với người bên ngoài và đảm bảo chắc chắn tất cả những liên lạc được giám sát và kiểm soát tự nhiên; Cô lập nạn nhân khỏi các thành viên trong gia đình và cộng đồng của họ; Tịch thu hộ chiếu, thị thực và/hoặc các giấy tờ tuỳ thân; Dùng hoặc đe doạ bạo lực với nạn nhận và/hoặc gia đình của nạn nhân; Đe doạ để nạn nhân cảm thấy hổ thẹn với gia đình; Đe doạ nạn nhân bằng những lời nguyền tà phép; Lừa gạt nạn nhân để họ tin rằng họ sẽ bị bỏ tù, trục xuất, hoặc lưu đày do vi phạm quy định nhập cư nếu họ liên lạc với chính quyền; Kiểm soát tiền của nạn nhân. Do đóm nạn nhân cần nhất là được bảo đảm an toàn.
Bên cạnh những nạn nhân bị cưỡng bức, bị lừa gạt bán sang nước ngoài thì cũng có một số lớn trong đó chủ động sang nước ngoài với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn và khi phải đối mặt với sự lạm dụng và lừa dối, họ đã chủ động tìm cách trốn chạy trở về nước. Nhưng cuộc trốn chạy của họ cũng gian nan và gặp đầy nguy hiểm. Một số người không thể nào trốn thoát được vì họ đã vào quá sâu nội địa nước ngoài, nên bị giám sát chặt chẽ. Một số lớn các nạn nhân nhờ được sự giúp đỡ của những người dân địa phương hoặc được những người Việt Nam mà họ tình cờ gặp được. Một số ít trường hợp may mắn được chính gia đình của họ liên hệ với kẻ buôn bán, trả cho họ một khoản tiền và đưa họ trả về. Như vậy, nhu cầu lớn thứ hai của những nạn nhân bị buôn bán là được hỗ trợ trốn thoát, quay trở về với gia đình.
Khi họ được trốn thoát trở về nước thì những nạn nhân này cũng cần được sự hỗ trợ rất lớn của lực lượng biên phòng, công an phòng chống tội phạm buôn bán người để tìm lại gia đình, quay trở về địa phương cũ sinh sống.
98 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người di cư và nạn nhân buôn bán người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i qua những tổn thương thể chất nặng nề do bị bóc lột sức lao động, bị lạm dụng, ngược đãi đánh đập Họ phải chịu các chấn thương nghiêm trọng về tay chân, cơ bắp, xương, dạ dày, não bộ Làm việc trong môi trường bị đánh đập, cưỡng bức, khổ sở lâu dần khiến cho các nạn nhân luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, đau lưng, loét dạ dày, đau đầu, nhận thức kém... Một số nạn nhân còn bị khuyết tật, không có khả năng vận động, đi lại hoạt động như bình thường.
Những nạn nhân bị lạm dụng tình dục liên tục và thường xuyên thường mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (như giang mai, HIV/AIDS), các tổn thương phụ khoa (như viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung, rách âm hộ...). Một số hành động như phá thai, cưỡng bức triệt sản gây khó khăn cho người phụ nữ trong việc làm mẹ, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của người phụ nữ Các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, phổi cũng là mối nguy cơ của những nạn nhân bị buôn bán.
2.1.5. Tổn thương, sang chấn về tâm lý
Bên cạnh những nguy cơ về sức khỏe thể chất, các nạn nhân bị buôn bán còn chịu những tổn thương sang chấn nặng nề về mặt tâm lý.
Khi bị bắt, bị lừa gạt và bị bán ra nước ngoài, hầu như các nạn nhân đều có tâm lý sợ hãi, hoang mang, lo lắng, muốn lẩn trốn, thậm chí có nhiều người còn muốn tìm đến cái chết. Khi gánh chịu những hình phạt về thể chất, bị cưỡng ép, lạm dụng, cưỡng ép khủng bố họ lại càng bị tổn thương nặng nề. Xa quê hương, gia đình, sự nhung nhớ, mặc cảm, tủi hổ và mong muốn trở lại quê hương khiến những nạn nhân luôn ở trong tình trạng mất cân bằng, ổn định về tâm lý.
Những người bị buôn bán trở về thì lại phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt ở quê nhà. Nữ thì bị cho là làm gái mại dâm để kiếm tiền, nam thì bị coi là ngu đần vì rơi vào tay bọn buôn người.
2.1.6. Khó khăn khi hòa nhập cộng đồng
Cộng đồng có nhiều quan niệm trái ngược về những nạn nhân bị buôn bán trở về. Trong đó có những quan điểm tiêu cực, nghi ngờ phụ nữ bị buôn bán bị ép làm mại dâm dù biết là họ bị ép bán ngoài ý muốn. Mặt khác, những người phụ nữ này cũng được thương hại thậm chí được khâm phục vì đã có trách nhiệm làm tròn bổn phận phụ nữ của họ là lập gia đình, sinh con và giúp đỡ gia đình bằng cách gửi tiền về. Tuy nhiên, tựu chung lại, những nạn nhân bị buôn bán trở về vẫn còn gặp nhiều khó khăn và không dễ dàng để tái hòa nhập với cộng đồng.
Một là, đa số họ phải chịu những lời đồn đại thị phi không tốt, sự phân biệt kỳ thị từ phía cộng đồng. Bị buôn bán hay "sang Trung Quốc" đồng nghĩa với việc làm gái mại dâm, thích tiền và sẵn sàng bán thân. Dù trong số những phụ nữ bị buôn bán không ít người bị gia đình xa lánh nhưng cộng đồng vẫn có cái nhìn khác về họ. Điều này khiến những nạn nhân gặp không ít các vấn đề về tâm lý, lo sợ, ngại giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động cộng đồng. Trẻ em khi đi đến trường cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ bạn bè, thầy cô giáo. Sống trong môi trường bị hắt hủi, xa lánh họ thường có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí lại dấn thân vào các con đường tệ nạn xã hội hay quay trở lại nơi họ bị buôn bán.
Hai là, khó khăn trong việc làm các thủ tục giấy tờ tại địa phương. Những nạn nhân bị buôn bán trở về rất khó khi đăng ký hộ khẩu. Việc đăng ký hộ khẩu còn liên quan đến quyền cấp đất, nếu không có hộ khẩu thì họ không có quyền được nhận đất đai từ cộng đồng. Khó khăn lớn nhất là họ không còn ruộng. Họ có thể ở với bố mẹ và anh chị em nhưng họ vẫn cần ruộng đất để sinh nhai. Hộ khẩu còn liên quan đến khả năng tiếp cận với hầu hết các dịch vụ xã hội, chẳng hạn như làm giấy khai sinh hay đăng ký cho con nhập học tại các trường địa phương. Có nạn nhân cho rằng cô đã có giấy chứng nhận của bệnh viện nơi sinh con, có hộ khẩu nhưng bố của đứa bé thì lại ở bên Trung Quốc vì thế mà chính quyền địa phương cho rằng đứa trẻ là người Trung Quốc và không chứng nhận giấy khai sinh cho đứa bé. Đến mười năm trời, người phụ nữ đó vẫn không thể khai sinh cho con, đi học cũng chỉ có giấy chứng nhận của bệnh viện. Chỉ còn cách duy nhất là đăng ký kết hôn với một người đàn ông Việt Nam và khai sinh cho con, tuy nhiên việc này cũng không dễ dàng thậm chí còn tốn không ít tiền. Việc đăng ký hộ khẩu còn khiến những nạn nhân bị buôn bán trở về không được tham gia vào hoạt động của các hội đoàn thể ở Việt Nam. Cụ thể là họ không được nhận những trợ giúp chính thức từ Hội Phụ nữ địa phương. Các cán bộ Hội lo lắng rằng nếu tình trạng này không được cải thiện thì rất có thể những người phụ nữ đó sẽ quay trở lại Trung Quốc. Không có sự hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên thì ngay cả công an địa phương muốn giúp đỡ cũng không thể đăng ký cho họ và con cái là dân địa phương được. Tình trạng này gây nên sự bất bình trong cộng đồng vì những người phụ nữ này trước đây từng là dân địa phương nay lại không thể đăng ký hộ khẩu. Không có hộ khẩu thậm chí một số người còn không được ở ngay chính trong ngôi nhà của họ. Nhiều phụ nữ phải xin phép chính quyền địa phương ở tạm trong các nhà trẻ không sử dụng của địa phương với những khoản chi phí nhất định. Không được đăng ký hộ khẩu những người này bị mất quyền công dân, thậm chí họ còn là nạn nhân của những hành xử không đúng mực của công an địa phương. Chẳng hạn, một nạn nhân bị buôn bán nay trở về địa phương thường xuyên bị công an tra hỏi thậm chí còn bị đưa về đồn. Hiếm khi những người phụ nữ này dám phản đối các hành vi sai trái của chính quyền và công an địa phương bởi vì bản thân họ tự cho rằng mình đã có hành vi vi phạm pháp luật khi vượt biên mà không có giấy phép. Theo nghiên cứu của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhiều phụ nữ Việt Nam bị buôn bán sang Trung Quốc thường bị chính quyền Trung Quốc vây bắt và đưa về Việt Nam (tại những điểm bất hợp pháp dọc theo biên giới) hoặc chính thức cho hồi hương về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế. Vì hầu hết những người bị buôn bán đều không có hộ chiếu hay chứng minh thư nhân dân nên họ không có đủ những điều kiện cần thiết để các nhân viên tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam chấp nhận cho họ hồi hương một cách chính thức.
Ba là, khó khăn về kinh tế để duy trì cuộc sống lâu dài cho những nạn nhân bị buôn bán. Những nạn nhân không còn đất đai, đa số họ không có những khoản tiền cần thiết để làm ăn duy trì cuộc sống. Khi được hỏi về kế hoạch trong tương lai, đa số các nạn nhân bị buôn bán cân nhắc về khả năng tiếp tục quay trở lại con đường cũ. Rõ ràng là việc phải đương đầu với những khó khăn về kinh tế và những kỳ thị xã hội của địa phương khiến họ không còn con đường nào khác. Những hỗ trợ mà nạn nhân bị buôn bán nhận được sau khi trở về địa phương thì có sự đóng góp của Hội phụ nữ địa phương. Đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về nhu cầu thông cảm và hỗ trợ cho những nạn nhân bị buôn bán đã trở về để họ có thể tái hòa nhập cộng đồng. Các thành viên của Hội phụ nữ có trách nhiệm tiếp cận các nạn nhân, tìm hiểu nhu cầu của họ, tư vấn cho họ các vấn đề kinh tế, tâm lý, xã hội và giúp họ thành lập các câu lạc bộ đồng đẳng để có thể hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều hội phụ nữ đã thành lập các chương trình tiết kiệm và quỹ tín dụng để hỗ trợ cho những phụ nữ bị buôn bán trở về có số vốn nhất định để cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, do các cản trở về giấy tờ hộ khẩu cộng với nguồn ngân sách có hạn nên số vốn cho nạn nhân vay là không nhiều, vì thế hiệu quả không cao.
Nhiều nạn nhân trở về do gặp phải những khó khăn như vậy, dù họ có ý nghĩ quay trở lại nước ngoài nhưng cũng không biết là mình sẽ làm gì để sống, họ sẽ làm việc cho ai hay họ sẽ kiếm được bao nhiêu tiền. Điều này nói lên vòng luẩn quẩn của những nạn nhân bị buôn bán, trong đó ba gồm cả khả năng họ có thể bị bán lần nữa.
2.2. Nhu cầu của nạn nhân bị buôn bán
2.2.1. Nhóm nạn nhân bị buôn bán chưa trở về
Với những nạn nhân bị buôn bán chưa trở về thì nhu cầu đầu tiên của họ là được bảo vệ an toàn về tính mạng. Hầu hết những nạn nhân bị buôn bán đều do bị lừa, bị bắt buộc, bị cưỡng ép, họ không chấp nhận hoàn cảnh của mình. Do vậy để khống chế họ những kẻ môi giới, buôn bán người buộc phải sử dụng những biện pháp bạo lực mạnh, thậm chí đe dọa tính mạng. Các nạn nhân của buôn bán người thường đều từng phải trải qua thời gian bị cưỡng bức, bị tra tấn, nợ nần, bị giam cầm bất hợp pháp, bị bạn bè và gia đình đe dọa, bị các hình thức bạo lực về thể chất, tình dục và tâm lý khác. Bọn buôn người sử dụng rất nhiều thủ đoạn để làm cho nạn nhân sợ hãi và biến họ thành nô lệ. Một vài kẻ buôn người nhốt nạn nhân ở trong phòng. Những việc làm thường xuyên nhất của bọn buôn người là: Cô lập nạn nhận khỏi xã hội, cộng đồng; hạn chế tiếp xúc với người bên ngoài và đảm bảo chắc chắn tất cả những liên lạc được giám sát và kiểm soát tự nhiên; Cô lập nạn nhân khỏi các thành viên trong gia đình và cộng đồng của họ; Tịch thu hộ chiếu, thị thực và/hoặc các giấy tờ tuỳ thân; Dùng hoặc đe doạ bạo lực với nạn nhận và/hoặc gia đình của nạn nhân; Đe doạ để nạn nhân cảm thấy hổ thẹn với gia đình; Đe doạ nạn nhân bằng những lời nguyền tà phép; Lừa gạt nạn nhân để họ tin rằng họ sẽ bị bỏ tù, trục xuất, hoặc lưu đày do vi phạm quy định nhập cư nếu họ liên lạc với chính quyền; Kiểm soát tiền của nạn nhân. Do đóm nạn nhân cần nhất là được bảo đảm an toàn.
Bên cạnh những nạn nhân bị cưỡng bức, bị lừa gạt bán sang nước ngoài thì cũng có một số lớn trong đó chủ động sang nước ngoài với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn và khi phải đối mặt với sự lạm dụng và lừa dối, họ đã chủ động tìm cách trốn chạy trở về nước. Nhưng cuộc trốn chạy của họ cũng gian nan và gặp đầy nguy hiểm. Một số người không thể nào trốn thoát được vì họ đã vào quá sâu nội địa nước ngoài, nên bị giám sát chặt chẽ. Một số lớn các nạn nhân nhờ được sự giúp đỡ của những người dân địa phương hoặc được những người Việt Nam mà họ tình cờ gặp được. Một số ít trường hợp may mắn được chính gia đình của họ liên hệ với kẻ buôn bán, trả cho họ một khoản tiền và đưa họ trả về. Như vậy, nhu cầu lớn thứ hai của những nạn nhân bị buôn bán là được hỗ trợ trốn thoát, quay trở về với gia đình.
Khi họ được trốn thoát trở về nước thì những nạn nhân này cũng cần được sự hỗ trợ rất lớn của lực lượng biên phòng, công an phòng chống tội phạm buôn bán người để tìm lại gia đình, quay trở về địa phương cũ sinh sống.
2.2.2. Nhóm nạn nhân bị buôn bán đã trở về
Như trên đã đề cập, các nạn nhân khi được giải cứu hoặc trốn thoát thành công trở về nước thì lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục pháp lý, hòa nhập cộng đồng, ổn định tâm lý và bắt đầu cuộc sống mới. Từ những khó khăn trên có thể thấy nạn nhân khi bị buôn bán trở về tái hòa nhập cộng đồng thì họ có rất nhiều nhu cầu cần được hỗ trợ.
Một là, nhu cầu hỗ trợ trong công tác tiếp nhận: hầu hết các trường hợp nạn nhân trở về chính thức, tự trở về hoặc được giải cứu đều mong muốn được nhận các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu là cung cấp nơi ăn nghỉ tạm thời, tư vấn tâm lý xã hội, đối với các trường hợp ốm đau, sức khoẻ yếu được hỗ trợ chữa trị ban đầu, tiền ăn uống, trợ cấp tiền tàu xe trở về quê
Hai là, các nạn nhân cần được hỗ trợ tại cộng đồng với các chế độ đồng bộ như hỗ trợ tâm lý xã hội, hỗ trợ pháp lý (làm thủ tục về hộ khẩu, cấp chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh), y tế, học nghề, hỗ trợ việc làm, học văn hoá và bảo vệ nạn nhân tố giác tội phạm buôn bán người.
Ba là, đối với các trường hợp nạn nhân trở về có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,họ cần được địa phương và một số tổ chức quốc tế hỗ trợ các khoản kinh phí để khám chữa bệnh, học văn hoá, học nghề, tạo việc làm. Trong những năm qua, có trên 200 trường hợp nạn nhân được nhận gói dịch vụ này với khoản tiền từ 300 đến 500$, chủ yếu từ các tổ chức IOM, Terre Des Hommes (TDH) thực hiện tại các tỉnh, thành phố An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tây Ninh, Bắc Giang, Lào CaiHình thức hỗ trợ này đã có hiệu quả thiết thực đối với các nạn nhân.
Bốn là, nhu cầu được hỗ trợ tại Trung tâm, nhà tạm lánh dành khi chưa có điều kiện trở về địa phương. Theo mô hình đó, các trường hợp nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp nơi ăn, nghỉ, tư vấn tâm lý xã hội và được tiếp cận với các dịch vụ ngoài Trung tâm, để học văn hoá, học nghề, hoặc khám chữa bệnh theo nhu cầu và khả năng của đối tượng. Các nạn nhân được hưởng các dịch vụ này đạt tỷ lệ cao về tái hoà nhập cộng đồng.
Năm là, nhu cầu được tham gia hoạt động lồng ghép, phòng ngừa và tái hoà nhập cộng đồng tại xã phường như: tổ chức được các lớp dạy nghề cho phụ nữ, trẻ em thuộc diện hộ nghèo, hỗ trợ tạo việc làm để có mức thu nhập ổn định; hỗ trợ vay tín dụng, cấp phát học phí, học bổng, gắn với các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về phòng chống buôn bán người.
Sáu là, các nạn nhân có nhu cầu được cho con em họ khai sinh, đến trường học, hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa. Mong muốn nhận được sự đối xử công bằng của xã hội, không bị đối xử phân biệt, kỳ thị và được hỗ trợ các kỹ năng sống cần thiết để họ có thể tự tin hơn, sống tốt hơn.
Từ những nhu cầu trên của các nạn nhân bị buôn bán chưa trở về và đã trở về tái hòa nhập cộng đồng, chúng ta cần có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, hợp lý và hiệu quả.
Tóm tắt bài học:
BÀI 3:
LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI DI CƯ VÀ NẠN NHÂN CỦA BUÔN BÁN NGƯỜI
(Thời gian: 8 tiết)
1. Luật pháp, chính sách và các chương trình hỗ trợ người di cư
1.1 Hệ thống luật pháp, chính sách về di cư
1.1.1. Pháp luật quốc tế về người di cư
Để có cơ sở vững chắc trong việc bảo vệ quyền di cư, cộng đồng quốc tế đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý vững chắc thông qua việc ban hành công ước quốc tế, các Hiệp định đa phương, song phương về bảo vệ quyền của người di cư, đặc biệt là lao động di cư.
Quyền con người nói chung, quyền của người di cư nói riêng được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người: được hưởng các quyền cơ bản của con người, không bị phân biệt đối xử; Ngoài ra, người di cư và các thành viên gia đình họ còn được hưởng một số quyền đặc biệt: quyền đến và rời khỏi một đất nước; quyền tự do hội họp và lập hội; quyền có công việc và các điều kiện làm việc tương xứng; quyền được giáo dục và chăm sóc sức khỏe; quyền được có cuộc sống gia đình.
Hai công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là Công ước số 97 (1949) và Công ước số 143 (1975) về lao động di cư đã khẳng định quyền của người lao động di cư một cách sâu sắc và trực tiếp. Hai công ước này khẳng định người lao động di cư được đối xử bình đẳng với người lao động bản địa, được hưởng các điều kiện lao động; các chế độ về an sinh xã hội, về giáo dục. Tuy nhiên, phạm vi của hai công ước chỉ áp dụng đối với bản thân người lao động di cư hợp pháp.
“Công ước về quyền của người lao động di cư và gia đình họ” được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngay 18/12/1990. Công ước đã xây dựng các chuẩn mực bắt buộc về đối xử, công việc, quyền của những người lao động di cư nhằm chấm dứt tình trạng bóc lột đối với những người lao động di cư vẫn thường xảy ra từ trước đến nay. Thông qua Công ước này, quyền của người lao động di cư và các thành viên trong gia đình được đề cập một cách sâu sắc và đầy đủ từ các quyền về dân sự, chính trị, lao động, kinh tế, xã hội văn hóa cho đến các quyền mang tính chất đặc trưng của người lao động di cư.
Quyền dân sự và chính trị,
- Không người lao động di cư nào hoặc thành viên nào của gia đình họ bị tra tấn, đối xử tàn tệ, vô nhân đạo hoặc bị đối xử một cách hèn hạ hoặc bị trừng phạt.
- Không người lao động di cư nào hoặc thành viên của gia đình họ bị bắt làm nô lệ, bị ép buộc hoặc cưỡng bách lao động.
- Cơ chế bảo vệ chống lại sự trục xuất cá nhân được áp dụng đối với tất cả các lao động di cư.
Quyền lao động
- Người lao động di cư có quyền được hưởng chế độ lao động bình đẳng như những người lao động tại nước sở tại: giờ làm việc, thời gian nghỉ, an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe phù hợp với các quy định của luật lệ nước bản điạ.
- Người lao động di cư được tự do lập hội theo quy định của pháp luật để tăng cường và bảo vệ kinh tế cũng như văn hóa, xã hội và các lợi ích khác của mình.
- Người lao động di cư có quyền được hưởng các thành quả lao động; có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội.
Quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa
- Tất cả lao động di cư và gia đình họ đều được hưởng sự chăm sóc về sức khỏe (Điều 28). Được hưởng sự giáo dục tương đương với người dân ở nước bản địa (Điều 30) “mỗi đứa con của người lao động di cư đều có quyền được hưởng sự giáo dục cơ bản theo quy định của quốc gia sở tại”.
- “Các quốc gia thành viên của Công ước này phải đảm bảo việc tôn trọng văn hóa tín ngưỡng của người lao động di cư và các thành viên gia đình họ và không được can thiệp trong việc ngăn cấm họ giữ mối liên hệ về văn hóa với quốc gia gốc. Các quốc gia thành viên phải tăng cường các biện pháp để đảm bảo sự tín ngưỡng này”.
Đối với người di cư có chỗ ở hợp pháp tại nước sở tại:
- Được hưởng quyền về nhà ở, kể cả nhà ở xã hội và được bảo vệ trong việc khai thác nhà để cho thuê.
- Được hưởng các dịch vụ về xã hội và sức khỏe, với điều kiện phải tham gia vào các hệ thống tương ứng.
- Các quốc gia thành viên cam kết thực hiện các biện pháp để đảm bảo việc tụ họp của gia đình người lao động di cư phù hợp với luật áp dụng.
Các quyền đặc biệt của người lao động di cư
- Các cơ quan công quyền không được phép tịch thu các giấy tờ tùy thân cũng như giấy tờ thông hành của người lao động di cư.
- Lao động di cư và các thành viên gia đình họ có quyền yêu cầu sự bảo vệ và trợ giúp của cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan ngoại giao của nước mình tại nước sở tại để đảm bảo các quyền lợi của mình.
- Dựa trên kết quả lao động tại nước sở tại, người lao động di cư và các thành viên của gia đình họ có quyền chuyển số tiền họ kiếm được cũng như họ tiết kiệm được, tài sản cá nhân và đồ dùng cá nhân phù hợp với luật áp dụng của quốc gia có liên quan.
Như vậy, Công ước 1990 có thể được xem là Bản tuyên ngôn nhân quyền của người di cư nói chung và người di cư trên toàn thế giới. Chính vì thế con số các quốc gia gia nhập công ước ngày càng tăng, tính đến nay đã có 41 quốc gia thành viên[2].
Ngoài các Công ước quốc tế về người di cư còn được các quốc gia đề cập trong các văn kiện mang tính chất châu lục, khu vực, các Hiệp định song phương.
Như vậy, tính đến ngày 3/3/2011, mới chỉ có 47 nước thành viên tham gia và 47 quốc gia khác đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công ước này. Việt Nam, vẫn chưa tham gia ký và là thành viên của Công ước. Để bảo đảm tối đa quyền lợi của người lao động di cư đòi hỏi chúng ta phải có bước tiến xa hơn nữa trong việc hội nhập về mặt pháp lý trong lĩnh vực này, thông qua các công việc cụ thể như ký kết các Bản ghi nhớ với các nước tiếp nhận lao động, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới gia nhập Công ước quốc tế về quyền của người lao động di cư và các thành viên trong gia đình năm 1990; khi đó những quyền và lợi ích của người lao động di cư Việt Nam mới được bảo đảm một cách vững chắc, tránh sự phân biệt đối xử và bóc lột.
Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế đa phương như: Công ước LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Công ước LHQ về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Công ước LHQ về các quyền của trẻ em, Công ước LHQ về loại trừ các hinh thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Công ước LHQ về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết một số hiệp định, thoả thuận song phương liên quan như Hiệp định phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em với Căm-pu-chia (2005) và Thái Lan (2008); Hiệp định phòng chống mua bán người với Lào (2010), Trung Quốc (2010); Hiệp định phòng chống di cư bất hợp phápvới Nga (2010); 21 Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự hoặc dân sự và 16 hiệp định, thỏa thuận nhận trở lại công dân Việt Nam không được nước ngoai cho cư trú .Việc ký kết, tham gia các điều ước quốc tế nói trên đã tạo cơ sở pháp lý cho sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực di cư, đặc biệt là trong đấu tranh ngăn chặn di cư bất hợp pháp, đặc biệt là buôn bán người. Quan hệ hợp tác (song phương và đa phương) và phối hợp quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến công dân Việt Nam khi ở nước ngoài đang từng bước được luật hóa.
Tuy nhiên, trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục đẩy nhanh việc đàm phán và ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, thương mại, dân sự và hôn nhân gia đình với các nước có liên quan để đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích của công dân cũng như việc trợ giúp các công dân khi gặp khó khăn, hoạn nạn ở nước ngoài. Đây là cơ sở cho các quốc gia cùng nhau thống nhất, áp dụng các giải pháp tối ưu để có thể hỗ trợ và bảo vệ công dân của mình.
1.1.2. Luật pháp, chính sách Việt Nam về người di cư
a) Luật pháp, chính sách đối với người di cư quốc tế
Thúc đẩy di cư hợp pháp, phòng chống di cư trái phép là chính sách nhất quán của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Điều này thể hiện rõ trong chính sách, pháp luật của Nhà nước. Về nguyên tắc, Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho di cư trong nước và di cư quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước có người Việt nhập cư. Các văn bản chính sách về di cư quốc tế của Việt Nam được soạn thảo trên cơ sở có tham khảo pháp luật quốc tế và các nước trong khu vực.
Trong lĩnh vực xuất nhập cảnh: Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật” (Điều 68); Thực hiện quy định nêu trên của Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài nhằm thúc đẩy di cư hợp pháp, phòng chống di cư trái phép.
Bộ luật hình sự năm 1999 (số 15/1999/QH10), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 1999 (số 37/2009/QH12), Bộ Luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam số 15/1999/QH10 sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự số 37/2009/QH12 có hiệu lực từ ngay 01/01/2010 quy định rất cụ thể va rõ ràng các tội liên quan đến đưa người di cư trái phép. Đó là: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài, ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ ba thang đến hai năm” (Điều 274); “Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép bao gồm: (1) Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 91 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm; (2) Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm; (3) Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm (Điều 275).
Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 thang 8 năm 2007 của Chính phủ về việc xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Nghị định 136/2007/NĐ-CP); Thông tư số 02/2008/TTBNG ngày 04/02/2008 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước và ở nước ngoài; Thông tư số 27/2007/TTBCA (A11) ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước; Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BCA-BNG ngay 06/10/2009 của Bộ Cong an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thong va giấy thông hành ở nước ngoai theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP nói trên.đã tạo thành một hệ thống các quy định về thủ tục hồ sơ, đối tượng la công dân Việt Nam được phép hoặc chưa được phép xuất cảnh theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm một số hành vi vi phạm các quy định về xuất nhập cảnh.
Trong lĩnh vực di cư lao động: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật số 72/2006/QH11) được Quốc hội khoa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007; Nghị định số 126/2007/NĐ-CP 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết va hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và một loạt các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này đã tạo khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người lao động đi lam việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài: Luật Hôn nhân va Gia đình ngày 9/6/2000; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 và Nghị định số 69/2006/NĐ- CP ngày 21/07/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP nói trên quy định về hôn nhân có yếu tố nước ngoài; Luật nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngay 21/03/2011 quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi; Quyết định số 1103/2011/QĐ-CTN ngày 18/07/2011 của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
Trong lĩnh vực phòng chống mua bán người và tội phạm liên q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_di_cu_va_nan_nhan_buon.doc