Giúp trẻ hành thành và phát triển các hành vi trong mong muốn
Khi đến lớp, trẻ học thêm được những hành vi tốt ngoài những gì chúng đã có từ
trước. Đó có thể là những hành vi học tập, hành vi cá nhân và giao tiếp xã hội.
Để củng cố các hành vi tốt, giáo viên có thể sử dụng bất kì sự kiện nào có khả năng
tăng cường hành vi vừa xảy ra. Có thể sử dụng cố tích cực, nghĩa là giáo viên hay bạn bè
thể hiện sự hài lòng và vui vẻ khi trẻ thực hiện được một hành vi thích hợp. Củng cố tích
cực có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau như khen ngợi, phần thưởng cụ thể, hay
dành cho trẻ một hoạt động mà trẻ thích hoặc có những ưu tiên đặc biệt. Củng cố tiêu cực
là loại bỏ hoặc không bắt trẻ làm điều gì chúng cảm thấy khó chịu hoặc không yêu thích
khi chúng thực hiện được một hành vi phù hợp, ví dụ trẻ đồng ý vào nhà tắm để tắm sau đó
trẻ không phải uống thuốc. Củng cố là hình thức được chấp nhận rộng rãi và là một chiến
thuật có hiệu quả trong việc tăng cường các hành vi phù hợp mà ta mong đợi ở trẻ.
Khi sử dụng củng cố tích cực để tăng cường các hành vi phù hợp của trẻ giáo viên
phải chú ý làm sao để trẻ cảm thấy thích nhân tố củng cố và hiểu rằng cái mình nhận được
là kết quả của hành vi mà mình vừa thực hiện, và mình sẽ sớm nhận được nó sau khi thực
hiện đúng điều giáo viên yêu cầu.
Một trong những cách sử dụng nguyên tắc củng cố tích cực là dùng một văn bản
gọi là “Biên bản thoả thuận giữa giáo viên và học sinh”, cách này đặc biệt phù hợp đối với
những trẻ lớn. Giáo viên và học sinh cùng thảo một bản thoả thuận, trong đó giáo viên nói
rõ: các hành vi hay nhiệm vụ và học sinh mà trẻ phải hoàn thành hoặc thực hiện được và
những phản hồi (sự củng cố) giáo viên sẽ đưa ra. Việc thực hiện bản thoả thuận này là bắt
buộc đối với giáo viên và học sinh.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đại cương về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc vai phụ, sao cho các vai phụ em ưa thích thì mới tích cực học lời của vai diễn.
Tất cả điều nêu trên đó là các hoạt động trong môi trường giữa trẻ với trẻ. Giáo viên
chỉ đóng vai trò hướng dẫn uón nắn sai sót mà thôi. Không nên bao biện làm thay.
Biện pháp phát triển ngôn ngữ nói thông qua hội thoại ( hoạt động giữa cô và trò):
Đây cũng chính là phương pháp cá biệt hóa vì cô phải làm việc với từng em. Có các hình
thức sau:
+ Hội thoại dùng tranh ảnh: Cô hỏi học sinh trả lời.
+ Hội thoại bằng hình thức kể nghe – nghe kể: Cô giáo kể chuyện cho các trẻ nghe,
trẻ kể lại câu chuyện hoặc kể chuyện theo tranh để phát triển ngôn ngữ.
+ Luyện tập phát âm: Đối với trẻ khả năng phát âm còn kém cô cần phải luyện phát
âm cho trẻ - Luyện cả về cường độ theo phương pháp phát âm “ Nhại lại” tức là cô đọc
trước trò đọc sau.
+ Sửa tật ngôn ngữ: Nếu phát hiện thấy trẻ mắc tật ngôn ngữ cần phải sửa tật theo
phương pháp phát âm tiết, phương pháp dùng âm tiết trung gian
Biện pháp phát triển ngôn ngữ tại gia đình
+ Dạy cho trẻ cách giao tiếp: Mời chào khi khách đến thăm nhà, giúp ba mẹ chuẩn
bị tiếp khách.
+ Kể chuyện cổ tích hoặc chuyện vui ( tiết mục kể chuyện đêm khuya )
+ Đọc hoặc kể rồi bắt trẻ kể lại
+ Dạy trẻ phát âm và tập đọc
Muốn làm được điều này cha mẹ học sinh cần phải được tập huấn bồi dưỡng các
phương pháp về dạy trẻ, cần phải làm cho họ nâng cao được vai trò trách nhiệm với con
em mình, tích cực cộng tác dạy trẻ.
- 33 -
Chương 3.
QUẢN LÝ HÀNH VI CỦA TRẺ CPTTT
3.1. Quan niệm về hành vi bất thường của trẻ CPTTT
Thế nào là hành vi bất bình thường? đó là một vấn đề cần phải xác định thật rõ ràng
và chính xác về mặt khoa học. Thực tế, đã có rất nhiều thay đổi về định nghĩa “hành vi bất
bình thường”. Tuy nhiên các nhà tâm lý đã đưa ra một số giải thích về vấn đề này như sau:
a. Hành vi được xem là bất thường khi lệch khỏi mức trung bình
Đây là sự giải thích mang đậm màu sắc thống kê. Nhằm mục đích xác định tính bất
bình thường, người ta chỉ cần quan sát những hành vi nào hiếm khi xảy ra trong một xã hội
hay một nền văn hoá nhất định, rồi gán cho các trường hợp lệch khỏi chuẩn mực là bất
bình thường. Định nghĩa này có thể đúng trong một số trường hợp nhưng nhìn chung nếu
coi đó là một tiêu chí để xác định hành vi bất thường thì chưa hợp lý. Ví dụ, nếu tất cả mọi
trẻ đều uống nước cam sau bữa ăn và có một trẻ nào đó lại thích uống chè thì không thể coi
đó là bất thường được. Tương tự, một khái niệm như vậy về tình trạng bất thường sẽ gán
ghép bất hợp lý một người có điểm số IQ cao lạ thường là người bất thường, đơn giản chỉ
vì người này hiếm thấy về mặt thống kê.
b. Lệch khỏi mức lý tưởng
Theo định nghĩa này, hành vi được xem là bất thường nếu như nó lệch khỏi một
mức lý tưởng hay tiêu chuẩn nào đó. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay có quá ít tiêu chuẩn
mà tất cả mọi người đều đồng lòng tán thành. Hơn nữa các tiêu chuẩn nổi bật lại thường
biến đổi theo thời gian, khiến cho việc xác định khi nào thì lệch khỏi mức lý tưởng trở nên
thiếu chính xác. Ngày nay con người thường đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn về mức độ lý
tưởng, đặc biệt là các bậc cha mẹ, họ luôn đặt ra cho con mình những mức độ cần đạt được
và tất cả những hành vi của trẻ khác với tiêu chuẩn mà họ đặt ra đều được coi là bất bình
thường.
c. Bất thường là thiếu khả năng hành xử hữu hiệu.
Hầu hết con người được sinh ra và lớn lên đều trở thành những thành viên hữu dụng
trong xã hội, có đủ sức thích nghi với các nhu cầu của xã hội hoặc có khả năng hành xử
hữu hiệu. Như vậy, với một một đứa trẻ được xem là có những hành vi bất thường khi nó
không thể đáp ứng được những yêu cầu trên.
Theo các nhà nghiên cứu về sự phát triển của trẻ CPTTT thì việc xác định những
hành vi bất thường ở trẻ dựa trên những tiêu chí:
- Biểu hiện qua vận động của cơ thể
- Biểu hiện bằng sự im lặng
- Biểu hiện bằng âm thanh lời nói
Hành vi bất thường ở trẻ CPTTT gồm 2 loại: Hành vi hướng nội, có nghĩa là trẻ
sống thu mình, ít giao tiếp và đôi khi còn tự xâm hại cơ thể. Hành vi hướng ngoại, hung
hãn, có hành vi trái ngược, giảm chú ý và dễ kích động.
Trong quá trình phát triển ở trẻ CPTTT thường xuất hiện một số hành vi không
bình thường. Những hành vi bất thường của trẻ không những đã ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của chính bản thân đứa trẻ mà còn là mối lo ngại thực sự đối với cha mẹ và các
nhà sư phạm. Các nhà tâm lý-giáo dục đang hết sức quan tâm, họ đang cố gắng tìm ra
những biện pháp điều chỉnh những hành vi của trẻ. Ở nước ngoài, vấn đề hành vi của trẻ
được quan tâm rất sớm. Ở Trung Quốc, năm 1981 theo điều tra của Trung tâm nghiên cứu
tâm lý trẻ em Nam Kinh đối với các trẻ em sống tại Thành phố Nam Kinh, người ta đã phát
hiện, trong trở ngại về hành vi của trẻ em, vấn đề ăn uống chiếm 36,1%, vấn đề về tinh
thần chiếm 19,8%, dễ kích động chiếm 16,8%, khó khăn trong học tập và tập trung sự chú
ý chiếm 11,4%. Ngoài ra còn một số trở ngại khác như tính hung hãn, sự co mình, rối loạn
ngôn ngữ.v.v. cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Các vấn đề về hành vi của trẻ em ngày nay
đang được xã hội đặc biệt chú ý, nhất là đối tượng trẻ em chậm phát triển.
Thời kỳ sơ sinh trẻ thường hay mút đầu ngón tay, lớn hơn một chút trẻ thường gặm
móng tay, đó là những biểu hiện bình thường thuộc phản xạ bản năng nguyên thuỷ và trẻ
- 34 -
sẽ mút bất cứ vật thể gì mà môi có thể chạm được, nhất là khi đói trẻ có thể cho tay của
mình vào miệng, ước tính có khoảng 90% trẻ ấu thơ có biểu hiện trên và người ta cho rằng
những hành vi này là bình thường. Khi trẻ được 2,3 tuổi, lứa tuổi có nhiều sự biến đổi về
mặt tâm sinh lý như: ngôn ngữ phát triển mạnh, năng lực sống độc lập tăng dần và những
hiện tượng trên cũng dần dần biến mất. Nhưng một số trẻ vẫn duy trì loại hành vi này, khi
đói khát hay trong tình trạng tinh thần rối loạntrẻ không những mút ngón tay mà còn
gặm bất cứ vật gì xung quanh như quần áo, những đồ dùng hằng ngày khác, từ đó dần dần
hình thành thói quen và rất khó thay đổi, đôi khi trở thành một “dạng tật”. Một số nhà
ngiên cứu cho rằng, ở một số trẻ khi có những hành vi như vậy đôi khi cũng là một cách
làm cho trẻ cảm thấy thích thú, bớt căng thẳng hơn và thậm chí rất dễ chịu.
Hành vi bất thường ở trẻ còn biểu hiện ở chỗ trẻ luôn sống co mình, tránh giao tiếp
với mọi người xung quanh. Đây là hiện tượng thường gặp ở lứa tuổi mẫu giáo và thường
tăng lên theo độ tuổi. Phần lớn trẻ em đều có thể sống với nhau hoà đồng, nhưng có một số
trẻ nhút nhát khi tiếp xúc với người khác, có biểu hiện co lại, sợ sệt ở những mức độ khác
nhau. Trẻ có hành vi co lại thường rất khó thích nghi với hoàn cảnh mới, không muốn đến
nơi lạ, sợ đi dạo trong công viên, đến rạp chiếu phim, theo cha mẹ đi chơiTrẻ không chủ
động trong giao tiếp với người khác nên có rất ít bạn bè cùng tuổi. Trẻ trở nên trầm mặc ít
nói, sợ phải giao tiếp với người khác, trẻ không có đủ tự tin khi giải quyết công việc của
mình, ngoài ra trẻ còn có những biểu hiện như không biết nhận sự giúp đỡ của người khác,
không biết đón nhận lời khen cũng như vô cảm trước sự chê trách. Chính vì khó khăn trong
giao tiếp nên trẻ rất khó có thể hiểu được người khác và ngược lại những hành vi bất
thường của trẻ luôn làm cho mọi người xung quanh có cảm giác khó chịu, hoặc chê cười,
và gần như không tin tưởng vào khả năng của trẻ.
Hành vi kích động cũng là một trong những hành vi thường gặp ở trẻ có vấn đề sự
rối loạn trong quá trình phát triển. Biểu hiện rõ nét nhất là trẻ lập tức gào thét và đập phá
hoặc tự làm tổn hại đến thân thể của chính mình như: đập đầu vào tường, bứt tóc, cào
mặt trẻ rất dễ nổi giận, đôi khi lại tỏ ra bướng bỉnh. Đối với những hành vi quá kích này
thường đem lại những hậu quả đáng lo ngại, bởi vì trẻ không làm chủ được bản thân,
không có ý thức về những hành vi của mình trẻ sẽ rất dễ bị tổn thương.
Tất cả những biểu hiện về hành vi bất thường ở trẻ cần phải được điều chỉnh kịp
thời và đòi hỏi phải có thời gian rèn luyện. Loại hành vi này nếu không được uốn nắn sẽ
gây khó khăn nghiêm trọng cho việc thích ứng xã hội, nếu kéo dài có thể hình thành ở trẻ
những hành vi bạo lực, hành vi có tính tiêu cực sẽ làm cho trẻ mất đi cơ hội phát triển, trở
thành một người không trưởng thành.
Những biểu hiện hành vi có vấn đề thường thấy ở trẻ CPTTT
Hành vi bất thường của trẻ CPTTT được xác định dựa trên những tiêu chí sau:
Biểu hiện qua vận động các bộ phận cơ thể
- Trẻ đi lại, ra vào tự do trong lớp
- Khi không vừa ý, trẻ có thể đấm đá, xô đẩy hoặc ăn vạ.
- Ngồi không yên, gật gù, lắc người, vận động tay chân liên tục
- Trẻ có thể đạp phá đồ đạc khi chơi
- Trẻ có thể vệ sinh không đúng nơi
- Trẻ từ chối sự chăm sóc, vỗ về của người khác bằng cách lẩn tránh.
Biểu hiện bằng sự im lặng
- Trẻ ngồi uể oải, buồn chán, im lặng
- Không nói chuyện với bạn bè, người xung quanh.
- Không thực hiện nhiệm vụ
- Không phản ứng lại thậm chí khi bị trêu trọc
Biểu hiện bằng âm thanh, lời nói
- Trẻ nói tự do trong giờ học.
- Trẻ có thể la hét, gào thét không rõ nguyên nhân
- Trẻ có thể lẩm bẩm một mình
- 35 -
- Trẻ có thể khóc hoặc hờn dỗi
3.2. Các biện pháp quản lý hành vi của trẻ CPTTT
3.2.1. Giúp trẻ hành thành và phát triển các hành vi trong mong muốn
Khi đến lớp, trẻ học thêm được những hành vi tốt ngoài những gì chúng đã có từ
trước. Đó có thể là những hành vi học tập, hành vi cá nhân và giao tiếp xã hội.
Để củng cố các hành vi tốt, giáo viên có thể sử dụng bất kì sự kiện nào có khả năng
tăng cường hành vi vừa xảy ra. Có thể sử dụng cố tích cực, nghĩa là giáo viên hay bạn bè
thể hiện sự hài lòng và vui vẻ khi trẻ thực hiện được một hành vi thích hợp. Củng cố tích
cực có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau như khen ngợi, phần thưởng cụ thể, hay
dành cho trẻ một hoạt động mà trẻ thích hoặc có những ưu tiên đặc biệt. Củng cố tiêu cực
là loại bỏ hoặc không bắt trẻ làm điều gì chúng cảm thấy khó chịu hoặc không yêu thích
khi chúng thực hiện được một hành vi phù hợp, ví dụ trẻ đồng ý vào nhà tắm để tắm sau đó
trẻ không phải uống thuốc. Củng cố là hình thức được chấp nhận rộng rãi và là một chiến
thuật có hiệu quả trong việc tăng cường các hành vi phù hợp mà ta mong đợi ở trẻ.
Khi sử dụng củng cố tích cực để tăng cường các hành vi phù hợp của trẻ giáo viên
phải chú ý làm sao để trẻ cảm thấy thích nhân tố củng cố và hiểu rằng cái mình nhận được
là kết quả của hành vi mà mình vừa thực hiện, và mình sẽ sớm nhận được nó sau khi thực
hiện đúng điều giáo viên yêu cầu.
Một trong những cách sử dụng nguyên tắc củng cố tích cực là dùng một văn bản
gọi là “Biên bản thoả thuận giữa giáo viên và học sinh”, cách này đặc biệt phù hợp đối với
những trẻ lớn. Giáo viên và học sinh cùng thảo một bản thoả thuận, trong đó giáo viên nói
rõ: các hành vi hay nhiệm vụ và học sinh mà trẻ phải hoàn thành hoặc thực hiện được và
những phản hồi (sự củng cố) giáo viên sẽ đưa ra. Việc thực hiện bản thoả thuận này là bắt
buộc đối với giáo viên và học sinh.
Bảng : Biên bản thoả thuận giữa giáo viên và học sinh
Biên bản thoả thuận
Em: ............................................. (tên của học sinh) sẽ thực hiện những điều sau đây;
1. Đi học đúng giờ.
2. Hoàn thành tất cả các bài tập được giao ở lớp.
3. Khi muốn được giúp đỡ phải giơ tay để thu hút sự chú ý của thầy/cô giáo.
Cô/Thầy giáo: ............................. (tên của giáo viên) sẽ có những hình thức củng cố dưới
đây;
1. Nếu em hoàn thành1 trong 03 điều trên, em sẽ nhận được 10 sao. Sao thưởng cho việc
hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất sẽ được giao lúc đầu giờ học. Sao thưởng cho viện hoàn
thành nhiệm vụ thứ 2 và thứ 3 sẽ được giao lúc cuối buổi học.
2. Các sao có thể được dùng để đổi lấy một hoạt động ưa thích vào chiều thứ sau.
Chữ ký của học sinh Chữ ký của giáo viên
.................................... ....................................
Ngày .......... tháng ........... năm ............
Một số gợi ý cho kỹ thuật củng cố:
• Xác định xem cái gì có giá trị củng cố thực sự đối với trẻ
• Chọn những hình thức củng cố dễ thực hiện và thực tế trong điều kiện của lớp
học
• Nắm bắt ngay thời điểm trẻ có hành vi thích hợp rồi khen hoặc củng cố ngay
• Sử dụng một số kỹ thuật củng cố để dần dần hướng cho hành vi của trẻ giống
với hành vi mẫu
• Khuyến khích trẻ khác cùng lớp để cho trẻ thấy rằng một số hành vi tích cực
sẽ dẫn đến kết quả đáng khích lệ (được thưởng).
- 36 -
3.2.2. Giảm thiểu hành vi không mong muốn của trẻ
Hầu hết các giáo viên đều sẽ gặp phải những hành vi không mong muốn ở trẻ. Để
xử lí những hành vi này giáo viên cần chú ý đến nguyên tắc “tối thiểu hoá sự can thiệp”.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các hành vi gây rối được loại trừ nhanh gọn mà các hoạt
động của lớp học ít bị ảnh hưởng nhất.
3.2.2.1. Phòng ngừa và nhắc nhở
Giáo viên có thể sử dụng các cách khác nhau để phòng ngừa hoặc nhắc trẻ không
có hành vi sai phạm như:
- Đứng gần những trẻ hay gây rối;
- Nhẹ nhàng chạm tay vào vai trẻ để báo hiệu cho trẻ rằng mình biết là trẻ đang có
hành vi không thích hợp;
- Sử dụng các cử chỉ thể hiện trực tiếp hoặc không trực tiếp sự không hài lòng của
mình với trẻ để ngăn chặn các hành vi không mong muốn, ví dụ như chỉ tay, lắc đầu,- hoặc
những dấu hiệu khác;
- Đưa mắt nhìn trẻ có hành vi không thích hợp, duy trì trong một khoảng thời gian
nhất định;
- Nếu đang nói thì dừng lại trong một khoảng thời gian nhất định để thu hút sự chú
ý của trẻ’
- Gọi tên những trẻ không tập trung, và đặt câu hỏi mà trẻ có thể trả lời được, hoặc
dùng tên của trẻ để minh hoạ cho những điều đang nói đến trong bài học;
- Nên vui vẻ, hài hước khi nhắc nhở và chấn chỉnh những hành vi không thích hợp.
Nói chung, giáo viên có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau để nhắc học sinh,
nhưng hãy bắt đầu bằng những biện pháp can thiệp ít mang tính xâm phạm nhất. Tuy
nhiên, việc lựa chon hình thức nào còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi do
trẻ gây ra.
3.2.2.2. Một số cách xử lí khi trẻ có hành vi gây rối
3.2.2.2.1. Khi trẻ có hành vi gây rối nhưng mức độ không nghiêm trọng, giáo viên có thể
xử lí theo những cách dưới đây:
Dập tắt: là giáo viên không củng cố một hành vi nào đó. Dần dần, với việc không
củng cố hành vi đó, kết hợp với củng cố tích cực cho các hành vi mong muốn có liên quan,
giáo viên sẽ giúp trẻ laọi bỏ được các hành vi không thích hợp. Ví dụ trẻ có mọt hành vi
không hợp lý nào đó nhằm thu hút sự chú ý của giáo viên, giáo viên không nên tỏ ra chú ý
đến hành vi đó. Trong một số tình huống, giáo viên nên để các trẻ khác trong lớp cùng
tham gia quá trình dập tắt hành vi.
Khiển trách : là giáo viên dùng lời để trách trẻ. Khi áp dụng hình phạt này cần lưu
ý: không để việc khiển trách chiếm ưu thế trong mối quan hệ qua lại với trẻ, nhìn vào học
sinh và nói với thái độ bình tĩnh, không đứng từ xa để khiển trách học sinh, nên tiến lại gần
trẻ và duy trì một mức độ gần nhất định. Cần để trẻ biết rõ tại sao lại bị khiển trách và giúp
trẻ hiểu rằng chúng bị khiển trách về hành vi chứ không phải là cả bản thân mình.
Phạt : là sự lựa chọn cuối cùng bởi vì nó liên quan đến việc đưa ra một điều không
ưu thích cho trẻ hoặc lấy đi một điều gì đó trẻ ưu thích, coi như là hậu quả của một hành vi
không thích hợp. Trong nhiều trường hợp giáo viên phải xem xét việc sử dụng phương
pháp này bởi cách thức phạt khác nhau có thể giúp loại bỏ ngay lập tức một hành vi không
mong muốn nào đó. Có thể phạt học sinh theo ba cách thông thường như: khiển trách, thời
gian tách biệt, và trẻ giá hành vi. Để có thể phát huy tác động của các hình thức phạt này,
giáo viên phải áp dụng chúng ngay sau khi học sinh thể hiện hành vi không thích hợp và
giúp chúng hiểu được tại sao mình lại bị phạt. Có thể phạt theo các mức độ sau: nhân quả,
thời gian tách biệt, trả giá hành vi.
- Nhân quả: cách này áp dụng trong những tính huống khi có sự phù hợp logic giữa
các hành vi trẻ gây nên với hậu quả mà trẻ phải chịu. Cách làm này giúp trẻ và thanh thiếu
niên CPTTT có ý thức trách nhiệm hơn đối với các hành vi của mình. Ví dụ: nếu trẻ quên
- 37 -
không đem hộp bút mầu thì hậu quả tự nhiên là trẻ không được tham gia vào hoạt động,
nếu trẻ quên mang thước kẻ trẻ sẽ phải đi mượn một bạn khác.
- Thời gian tách biệt: là trẻ không được tham gia vào một hoạt động nào đó mà ở
đó trẻ thường nhận được củng cố tích cực. Điều này có nghĩa là khi bị phạt bằng thời gian
tách biệt, trẻ sẽ không được thưởng thức một cái gì đó mà trẻ yêu thích. Có nhiều cách phạt
bằng thời gian tách biệt như: trẻ phải ngồi tách ra song vẫn được quan sát hoạt động đó, trẻ
bị tách hoàn toàn ra khỏi hoạt động, trẻ bị nhốt trong một phòng riêng. Khi áp dụng hình
thức phạt này giáo viên cần lưu ý:
Chắc chắn rằng trẻ yêu thích hoạt động đang tiến hành, nếu không cách phạt này sẽ
không còn tác dụng như một hình phạt mà thậm chí có thể trở thành một dạng củng cố tiêu
cực.
Đảm bảo địa điểm phạt không có những yếu tố mang tính củng cố, nếu không,
hình phạt này mất tác dụng.
Không phạt trẻ quá lâu hoặc phạt một cách thường xuyên vì trẻ sẽ bị bỏ lỡ nhiều
phần kiến thức quan trọng.
Chỉ xem xét việc sử dụng phương pháp phạt này sau khi đã cảnh cáo trẻ về khả
năng có thể bị phạt bằng thời gian tách biệt.
Báo hiệu cho ter biết khi thời gian phạt đã hết.
Khi trẻ được phép tham gia trở lại hoạt động với cả lớp hay cả nhóm, hỏi trẻ xem
trẻ có biết lý do tại sao mình lại bị phạt không, nếu trẻ trả lời không, hãy giải thích lí do trẻ
vào một thời điểm thích hợp mà không làm ảnh hưởng đến bài giảng.
Không nên áp dụng hình thức phạt này với những trẻ có tính nhạy cảm cao
Khi cần nên thông báo và xin phép nhà trường để được áp dụng hình thức này.
- Trả giá hành vi: là lấy đi của trẻ một cái gì đó mà trẻ yêu thích chẳng hạn như
điểm thi đua hoặc một ưu điểm nào đó. Khi áp dụng phương pháp này phải lưu ý:
Giải thích rõ cho trẻ biết nội dung của hình thức phạt là gì và mỗi lần phạt như vậy
trẻ sẽ bị lấy đi những gì.
Kết hợp hình thức phạt theo kiểu này với một hình thức củng cố nào đó.
Đảm bảo rằng những quyền lợi bị tước mất là thực sự mang tính củng cố đối với
trẻ.
Tránh trường hợp sau khi bị phạt, trẻ không còn hoặc còn rất ít yếu tố thúc đẩy để
đưa ra các hành vi đúng đắn.
Củng cố khi có sự giảm bớt tính thường xuyên của một hành vi không mong muốn:
Giáo viên nên củng cố thích hợp khi trẻ đạt được một tiêu chí nào đó về tần số của
một hành vi nhất định, cho dù hành vi đó là hành vi không mong muốn. Với cách xử lí này,
giáo viên cần giúp học sinh giảm các hành vi không mong muốn cả về tần số và thời gian.
Ví dụ: một trẻ AD/HD thường hay ngắt lời khi bạn đang phát biểu, hôm nay em ít ngắt lời
các bạn hơn vì vậy em nhận được củng cố tích cực. Giáo viên có thể khen trẻ khi trong một
thời gian nhất định trẻ chỉ vi phạm có 5 lần chứ không phải 10 lần như mọi khi, giáo viên
có thể nói: “Con giỏi lắm, hôm nay con rất chăm chú lắng nghe các bạn phát biểu”. Thực tế
hành vi gây rối của trẻ vẫn còn và phải được châm chước cho đến tận khi trẻ đạt được hành
vi chuẩn. Giáo viên phải tăng dần yêu cầu đối với trẻ khi thấy chúng đã đạt được sự ổn
định về hành vi so với yêu cầu hiện tại.
3.2.2.2.2.Trong trường hợp xảy ra những hành vi nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tranh
giành đồ dùng của bạn, trêu chọc bạn, chửi thề, giận dữ, đe dọa bạn... giáo viên cần sử
dụng những biện pháp quản lý hành vi ở mức độ cao hơn.
Muốn xác định một hành vi là nghiêm trọng giáo viên cần tìm hiểu đặc điểm mức
độ và độ thường xuyên của hành vi đó. Đánh giá chính xác là cơ sở để tìm ra những biện
pháp xử lý hiệu quả và tích cực. Giáo viên có thể đánh giá trẻ nhằm tìm ra các yếu tố tiền
hành vi (dẫn đến hành vi), các yếu tố hậu hành vi (hậu quả của hành vi) và yếu tố duy trì
hành vi.
- 38 -
Nhiều hành vi có vấn đề xảy ra nhằm phục vụ một nhu cầu, hay ý định cụ thể nào
đó của trẻ, nghĩa là hành vi đó như một phương pháp hay giao tiếp của trẻ với môi trường.
Có thể khái quát thành bốn dạng hành vi sau:
- Gây chú ý: trẻ gây ra hành vi ấy là để thu hút sự chú ý của người khác
- Trốn chạy : nhờ có hành vi ấy mà trẻ sẽ thoát khỏi một tình huống nó không thích,
ví dụ như trẻ tự kỷ có gắng thoát khỏi một hoạt động tập thể nào đó bằng cách nổi cơn giận
dữ, khiến giáo viên phải phạt trẻ bằng thời gian tách biệt.
- Đạt được một cái gì đó rất cụ thể: hành vi của trẻ dẫn đến giáo viên sẽ thưởng cho
trẻ một đồ vật hay hoạt động nào đó, ví dụ trẻ bắt đầu hét lên cho đến lúc nó lấy được đồ
dùng giảng dạy của giáo viên mà nó muốn.
- Phản hồi bằng các giác quan: hành vi của trẻ nhằm đạt được những kích thích về
thính giác, thị giác, hoặc xúc giác cho bản thân.
Giáo viên có thể sử dụng bảng quan sát để xác định chính xác mục đích của hành
vi. Bảng này gồm yếu tố : tiền hành vi (A), hành vi (B), hậu hành vi (C)
Bảng quan sát hành vi:
A: Tiền hành vi
(Ngày, thời điểm, người có
mặt, tình hình trước khi trẻ
thể hiện hành không mong
muốn)
B: Hành vi
C: Hậu hành vi
Ví dụ
Trong giờ học, các học sinh
đang làm bài tập, trẻ cầm đồ
chơi
Ném đồ chơi Giáo viên yêu cầu trẻ đi
nhặt đồ chơi vừa ném để
đúng vào vị trí
Ngoài ra giáo viên còn có thể sử dụng bảng giao tiếp chức năng dưới đây để tìm
cách phản ứng hợp lý với trẻ
Bảng : Bảng giao tiếp chức năng
Trong tình huống
nào?
Trẻ làm gì? Tôi cho là đứa trẻ
cảm thấy....
Cách phản ứng tốt
nhất đối với tôi là..
Trong lúc đang làm
bài tập toán
Trẻ bất thình lình bắt
đầu la hét và cắn tay
mình
Nản lòng vì nó
không thể tự làm bài
toán đó
Có thể giúp đỡ trẻ
bằng cách gợi ý
thêm
Thực tế cho thấy nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi có vấn đền là rất rộng, đa
dạng và đặc biệt như chính bản thân mỗi trẻ; do vậy xác định chức năng của từng hành vi
là rất khó khăn. Để có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân của các hành vi có vấn đề ở trẻ, các
chuyên gia và giáo viên cần theo dõi những yếu tố có thể dẫn đến hành vi có vấn đề một
cách hệ thống.
Khi xác định được chức năng của một hành vi gây rối nào đó, giáo viên cần cung
cấp và hướng dẫn cho trẻ phương pháp giao tiếp thích hợp hơn để thực hiện cùng một ý
muốn. Giáo viên có thể đưa ra những quyển vốc dán các tranh biểu tượng để giúp trẻ
không có khả năng giao tiếp bằng lời thể hiện nhu cầu của mình, ví dụ: khi trẻ muốn ra
ngoài em không phải tự đánh vào đầu mình nữa mà có thể chỉ vào tranh để thể hiện mình
muốn ra ngoài.
Thực tế cho thấy nguyên nhân dẫn đến những hành vi không mong muốn là rất đa
dạng và phức tạp như chính bản thân mỗi trẻ, do vậy xác định chức năng của từng hành vi
là rất khó khăn. Để ngăn chặn và giảm thiểu hành vi có vấn đề, giáo viên cần theo dõi
những yếu tố có thể dẫn đến các hành vi đó một cách có hệ thống. Đánh giá chính xác
nguyên nhân dẫn dến hành vi là cơ sở để giáo viên có biện pháp phòng ngừa và xử lý hành
vi của trẻ hiệu quả và tích cực.
Tóm lại: Giáo viên có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để xử lý hành vi không
mong muốn của trẻ nhưng hãy bắt đầu bằng những biện pháp xử lý nhẹ nhất. Mặt khác,
việc lựa chọn biện pháp xử lý nào phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi do trẻ
- 39 -
gây ra. Mục tiêu cuối cùng là dạy trẻ kiểm soát được các hành vi của mình mà không cần
hoặc cần ít nhất sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, từ đó giúp cho trẻ sống độc lập ở mức cao
nhất và hòa nhập được với cộng đồng.
3.2.3. Các hành vi xã hội và giới tính không phù hợp
Đây là nhóm hành vi có vấn đề liên quan đến giao tiếp xã hội và giới tính. Những
hành vi này phản ánh mối quan hệ thân thiện của trẻ với người khác, các quan hệ của trẻ
trong cộng đồng, khả năng trẻ phân biệt các hành vi riêng tư và các hành vi xã hội, khả
năng trẻ tránh bị quấy rối và lạm dụng về giới tính.
Hành vi giao tiếp xã hội không phù hợp của trẻ có thể là ôm người khác mà không
phân biệt đối tượng hoặc chưa biết giữ khoảng cách cơ thể hợp lý, ví dụ như trẻ khoác vai
bạn khác giới như người yêu. Giáo viên sẽ dạy cho trẻ cách phân biệt mối quan hệ khác
nhau và nhận biết cụ thể trong tình huống nào thì sử dụng lời nói và cử chỉ phù hợp, ví dụ
như khi nào thì chào, bắt tay, ôm hôn tạm biệt,
Nhiều trẻ không nhận ra và tôn trọng ranh giới cá nhân, chúng có thể tự nhiên chạm
vào những phần kín trên cơ thể người khác. Trong trường hợp này có thể dạy trẻ nhận biết
những ranh giới cá nhân qua việc sử dụng ký hiệu mầu. Giáo viên có thể sử dụng ký hiệu
màu trên quần áo hoặc hình mẫu để giúp trẻ biết rõ “vùng” nào trên cơ thể người khác
được phép và không được phép chạm vào. Ví dụ như dùng đề can có biểu tượng một
khuôn mặt cười dán lên vùng được phép chạm vào, một đề can có gạch chéo màu đỏ dán
lên vùng không được phép chạm vào.
Một số trẻ khác thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cảm xúc giới tính của
mình, ví như cởi bỏ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dai_cuong_ve_giao_duc_tre_cham_phat_trien_tri_tue.pdf