Giáo trình Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt (Phần 2)

Công cụ chẩn đoán

* Trắc nghiệm trí tuệ hay còn gọi là trắc nghiệm chỉ số thông minh IQ

sẽ giúp chúng ta một phần nào xác định xem liệu một đứa trẻ có bị chậm

phát triển trí tuệ hay không? Để có thể khẳng định chắc chắn rằng một trẻ là

chậm phát triển trí tuệ thì chỉ sử dụng trắc nghiệm trí tuệ là chưa đủ mà cần

phải dựa trên kết quả chẩn đoán sử dụng thang đo hành vi thích ứng nữa

(dựa theo các tiêu chí chẩn đoán của AAMR và DSM-IV)

Trắc nghiệm trí tuệ dùng để đo lường khả năng lĩnh hội hay một mức

độ trí tuệ của một người nào đó. Chỉ số thông minh IQ là số đo trí thông

minh của một con người, căn cứ vào các kết quả so sánh các thành tích làm

một trắc nghiệm đo IQ với kết quả của những người khác cùng tuổi cũng

làm trắc nghiệm đó.

* Thang đo hành vi thích ứng để chẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ

Ngoài các trắc nghiệm về chỉ số thông minh đã được chuẩn hóa, các

thang đo hành vi thích ứng được dùng để xác định liệu một trẻ có bị chậm

phát triển trí tuệ hay không?

Các thang đo hành vi thích ứng quan trọng nhất và có ích nhất là:

- Thang đo hành vi thích ứng của AM – trường học (ABS: S2)

- Thang đo hành vi thích ứng của Vineland: bản hiệu đính cho lớp học.

Ngoài việc giúp chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ, ABS-S:2) và thang

đo hành vi thích ứng của Vineland cũng có các thông tin phù hợp để kịp lập

kế hoạch can thiệp cá nhân.

* Các công cụ chẩn đoán tâm lý khác thường được sử dụng đối với trẻ

chậm phát triển trí tuệ:

- Các bảng hỏi điều tra về hội chứng có liên quan:

* Đối với những trẻ có những dấu hiệu thể hiện nguy cơ bị điếc,

chúng ta cần chú ý đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện tai-mũi-họng. Nếu cần

bác sĩ sẽ đề nghị trẻ được kiểm tra thính lực. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà họ

có thể dùng các test đo sức nghe khác nhau như: Quan sát hành vi, đo phản

xạ định hướng có điều kiện, đo đơn âm kết hợp với trò chơi, đo đơn âm, đo

trở kháng, đo điện thính giác thân não.

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân của vấn đề được phát hiện nhằm mục đích khắc phục chúng là điều bắt buộc đối với việc “chẩn đoán tâm lý” - Việc chẩn đoán tâm lý bao giờ cũng nhằm giúp đỡ cho người được nghiên cứu khắc phục những thiếu sót nhất định, giúp họ phát triển mạnh hơn và hài hòa hơn các năng lực và kỹ năng, nâng cao thành tích của họ. Ở đây, cá thể được nghiên cứu đóng vai trò như một bệnh nhân. Điều này làm cho chẩn đoán tâm lý khác với nghiên cứu giám định, đo lường tâm lý có tính chất xác định, xác nhận (được sử dụng trong tâm lý học lứa tuổi, trong tuyển chọn nghề nghiệp, trong hướng nghiệp). Những nghiên cứu dạng này không nhằm mục đích thực hiện những tác động tâm lý giáo dục nào đó đối với những người được nghiên cứu. Như vậy có thể nói: Chẩn đoán tâm lý là sự xác định những nguyên nhân nhiều mức độ của sự lệch lạc hoặc thiếu sót đã phát hiện được trong hành vi của cá thể với mục đích khắc phục chúng bằng những tác động điều trị tương ứng, mang tính chất tâm lý giáo dục. Việc chẩn đoán tâm lý cần phải khách quan, đáng tin cậy, phải đưa ra được những tiền đề khoa học cho việc dự đoán những biến đổi trong tương lai của các thông số tâm lý và tâm sinh lý của người được nghiên cứu. Việc chẩn đoán tâm lý phải được dựa trên các nguyên tắc sau đây: 1 Nguyên tắc về khả năng nhận thức được của các hiện tượng trong đời sống tâm lý và những mối quan hệ nhân quả của chúng. Việc chẩn đoán tâm lý phải dựa trên cơ sở lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Các hiện tượng của hoạt động tinh thần mặc dù mang tính độc đáo và tính chủ thể, cũng đều liên quan trực tiếp với thế giới vật chất, và do đó đều có thể nhận thức được. Muốn nhận thức được chúng đòi hỏi có phương pháp riêng. 2 Nguyên tắc về sự phân loại nhất quán các trạng thái và thuộc tính tâm lý. Muốn vận dụng được nguyên tắc này cần phải sử dụng việc đo lường tâm lý. Một bộ phận của công tác chẩn đoán tâm lý. Đo lường là một bộ môn hỗ trợ của tâm lý học sai biệt và chẩn đoán tâm lý và nó dựa trên việc sử dụng các biện pháp toán thống kê 3 Nguyên tắc về sự phát triển của tâm lý. Tất cả mọi thuộc tính của nhân cách đang tồn tại đều phát triển không ngừng, nhưng những thuộc tính đó có sự ổn định tương đối của chúng, vì vậy mới có thể đo lường được chúng. Điều này cần phải tính đến để phân biệt hai khái niệm “chẩn đoán” và “dự đoán”. 4 Chẩn đoán tâm lý chủ yếu phải dựa vào các hiện tượng và dấu hiệu của hành vi. Nghiên cứu hành vi, đó là cái chủ yếu mà toàn bộ công việc chẩn đoán được tập trung xung quanh nó. Trong chẩn đoán bắt buộc phải quyết - 44 - định xem hình thức hành vi nào được xem là khởi phát. Đối với tất cả các thực nghiệm trắc nghiệm đều có một đặc trưng là, các phản ứng ổn định khác nhau trong hành vi của con người có thể được gây nên bởi những kích thích bên ngoài giống nhau. 5 Nguyên tắc về quan điểm chẩn đoán đối với việc ghi nhận các sự kiện khi vận dụng các phương pháp chẩn đoán tâm lý. Nói cách khác, các phương pháp chẩn đoán chỉ là một trong những công cụ của nhà tâm lý học mà thôi. Phải đối chiếu với các nguồn tài liệu khác. 2.2. Phương pháp chẩn đoán. Có ít nhất 3 phương pháp thu thập thông tin về trẻ 1 Kiểm tra trực tiếp: là việc sử dụng các thủ tục hay kỹ thuật nhằm lượng hóa một cấu trúc, một thuộc tính hay phẩm chất. Trong kiểm tra trực tiếp người ta thường sử dụng các trắc nghiệm tâm lý (test), các thang đo, các bảng liệt kê, các bảng hỏi. 2 Quan sát tự nhiên là quá trình ghi lại một cách có hệ thống và có kế hoạch các hành vi khi nó xuất hiện trong các hoàn cảnh tự nhiên khác nhau. 3 Phỏng vấn / đặt câu hỏi là quá trình thu thập thông tin thông qua việc đưa ra các câu hỏi cho cha mẹ và các thành viên khác. Quy trình chẩn đoán Sự quan tâm của cha mẹ, các thầy cô giáo trong việc chăm sóc dạy dỗ hàng ngày cho chúng ta nhiều thông tin về đứa trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khi được giới thiệu đến hệ thống giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật (chậm phát triển trí tuệ) thì đã có rất nhiều triệu chứng được biểu hiện ở trẻ. Cha mẹ hay các bác sĩ nhận thấy trẻ không đạt được các mốc phát triển phù hợp với độ tuổi. Giáo viên ở lớp mẫu giáo phát hiện thấy trẻ không tiếp thu được bằng các bạn cùng lứa, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và khái quát kĩ năng đã học và có nhiều hạn chế về hành vi thích ứng. Giáo viên tiểu học nhận thấy trẻ gặp khó khăn trong quá trình học tập như đọc kém, viết kém, làm toán chậm và sai nhiều, khi ở trên lớp thường hay có những hành vi bất thường. Cũng có khi trẻ được giới thiệu đến hệ thống giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ bằng những kết quả đánh giá và chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp này chỉ cần kiểm tra lại các thông tin để đưa ra những quyết định về việc lựa chọn các dịch vụ giáo dục đặc biệt hay môi trường đánh giá hòa nhập. Tuy nhiên cũng có thể gặp tình huống là các thông tin rõ ràng và cụ thể mà mình cần lại không có, vì vậy nhà trường lại là nơi phải đưa ra quyết định chẩn đoán thích hợp. Qui trình chẩn đoán toàn diện bao gồm các bước sau: c- Mô tả lý do và mục đích đánh giá. - 45 - Khi nhà trường tiến hành chẩn đoán, cần phải xác định rõ xem vì lý do gì và vì mục đích gì? Đánh giá là để trả lời những câu hỏi nào? - Vấn đề đầu tiên cần trả lời là trẻ có thể được chẩn đoán là chậm phát triển trí tuệ hay không, nguyên nhân là gì? Những điểm mạnh và nhu cầu đặc biệt của trẻ. - Vấn đề thứ 2 là khi trẻ đã đến tuổi đi học, thì được chấp nhận vào trong trường chuyên biệt, lớp hội nhập hay môi trường giáo dục hòa nhập thì cần thêm thông tin để hướng dẫn về việc xếp nhóm học tập và nội dung kế hoạch giáo dục cá nhân. Lý do và mục đích đánh giá sẽ quyết định tới việc lựa chọn các công cụ đánh giá, khuynh hướng tìm kiếm và xử lý thông tin. Nếu được yêucầu chẩn đoán xem trẻ có bị chậm phát triển hay không và chậm phát triển trí tuệ đến mức độ nào thì nhà tâm lý sẽ lựa chọn trắc nghiệm trí tuệ và thang đo hành vi thích ứng (theo tiêu chí chẩn đoán do DSM – IV đưa ra), nếu được yêu cầu chẩn đoán xem trẻ có bị tự kỉ hay không và tự kỉ đến mức độ nào nhà tâm lý phải sử dụng bảng chẩn đoán tự kỉ và thang đánh giá mức độ tự kỉ (CARS). d- Mô tả tiền sử phát triển của đứa trẻ. Tiền sử phát triển của trẻ cho ta biết những thông tin liên quan đến điều gì đã xảy ra đối với trẻ từ trước đến nay. Cùng với thông tin thu thập được trong hồ sơ cá nhân, bảng đánh giá về tiền sử phát triển cho ta biết nên thu thập thông tin nào và thu thập vào lúc nào? Tất cả các thông tin phải được thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về đứa trẻ được chẩn đoán. e- Nghiên cứu chẩn đoán tâm lý: Sử dụng các trắc nghiệm về chỉ số thông minh, thang đo hành vi thích ứng, bảng kiểm tra hành vi, các bảng kiểm tra hội chứng liên quan và nhiều công cụ khác để có được những thông tin đầy đủ, thông qua đó có được kết luận đúng đắn về trẻ. Mục đích của việc sử dụng trắc nghiệm, thang đó và bảng kiểm tra tâm lý là để xác định xem có thể chẩn đoán là trẻ chậm phát triển trí tuệ hay không; xác định mức độ chậm phát triển trí tuệ; lý giải về những vấn đề học tập, hành vi hoặc tình cảm – xã hội; Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của trẻ. f- Kết luận và đưa ra lời khuyên. Mỗi quá trình chẩn đoán đều kết thúc bằng việc kết luận và đưa ra lời khuyên. Phần kết tóm lược lại những kết quả của từng khâu đánh giá, cung cấp những phần diễn giải cần thiết, giải thích khi có thể và đặt đúng theo trật tự, liên hệ giữa các đánh giá với nhau khi có thể. Phần kết là khung tham chiếu để đưa ra những lời khuyên. Lời khuyên là câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ở phần đầu – Lí do và mục đích đánh giá. - 46 - 2.3. Công cụ chẩn đoán * Trắc nghiệm trí tuệ hay còn gọi là trắc nghiệm chỉ số thông minh IQ sẽ giúp chúng ta một phần nào xác định xem liệu một đứa trẻ có bị chậm phát triển trí tuệ hay không? Để có thể khẳng định chắc chắn rằng một trẻ là chậm phát triển trí tuệ thì chỉ sử dụng trắc nghiệm trí tuệ là chưa đủ mà cần phải dựa trên kết quả chẩn đoán sử dụng thang đo hành vi thích ứng nữa (dựa theo các tiêu chí chẩn đoán của AAMR và DSM-IV) Trắc nghiệm trí tuệ dùng để đo lường khả năng lĩnh hội hay một mức độ trí tuệ của một người nào đó. Chỉ số thông minh IQ là số đo trí thông minh của một con người, căn cứ vào các kết quả so sánh các thành tích làm một trắc nghiệm đo IQ với kết quả của những người khác cùng tuổi cũng làm trắc nghiệm đó. * Thang đo hành vi thích ứng để chẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ Ngoài các trắc nghiệm về chỉ số thông minh đã được chuẩn hóa, các thang đo hành vi thích ứng được dùng để xác định liệu một trẻ có bị chậm phát triển trí tuệ hay không? Các thang đo hành vi thích ứng quan trọng nhất và có ích nhất là: - Thang đo hành vi thích ứng của AM – trường học (ABS: S2) - Thang đo hành vi thích ứng của Vineland: bản hiệu đính cho lớp học. Ngoài việc giúp chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ, ABS-S:2) và thang đo hành vi thích ứng của Vineland cũng có các thông tin phù hợp để kịp lập kế hoạch can thiệp cá nhân. * Các công cụ chẩn đoán tâm lý khác thường được sử dụng đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ: - Các bảng hỏi điều tra về hội chứng có liên quan: * Đối với những trẻ có những dấu hiệu thể hiện nguy cơ bị điếc, chúng ta cần chú ý đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện tai-mũi-họng. Nếu cần bác sĩ sẽ đề nghị trẻ được kiểm tra thính lực. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà họ có thể dùng các test đo sức nghe khác nhau như: Quan sát hành vi, đo phản xạ định hướng có điều kiện, đo đơn âm kết hợp với trò chơi, đo đơn âm, đo trở kháng, đo điện thính giác thân não. 3. ĐÁNH GIÁ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CAN THIỆP. 3.1. Đặc điểm đánh giá để lập kế hoạch can thiệp. Trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật cần tiến hành tốt hai cấp độ của đánh giá. Đánh giá sơ bộ được tiến hành ngay khi trẻ nhập học và thường xuyên trong quá trình dạy học để xác định trình độ khả năng của trẻ, để giúp trẻ học tốt hơn. Đánh giá tổng kết sau một tháng, một học kỳ và cả năm nhằm xác định kết quả học tập và sự tiến bộ của trẻ. Kết quả các loại đánh giá cả về định lượng và định tính đều được ghi lại vào sổ theo dõi của học sinh. - 47 - Thực ra đánh giá tổng kết trong một giai đoạn ngắn và ta cũng tiếp tục sử dụng những thông tin đó để lập kế hoạch giáo dục tiếp theo. Khi tuyển chọn trẻ vào trường đặc biệt (trường hỗ trợ) cần phải dựa trên cơ sở những dẫn liệu thật khách quan và chính xác về sự thiếu hụt của trẻ trong quá trình phát triển đã gây trở ngại cho việc học tập của các em. Việc tuyển chọn phải do một hội đồng y tế - giáo dục thực hiện. Hội đồng này được tổ chức theo đơn vị giáo dục của thành phố, tỉnh hoặc các huyện thị. Thành phần của hội đồng gồm có: - Đại diện của sở giáo dục hay phòng giáo dục làm trưởng ban. - Hiệu trưởng trường đặc biệt và các chuyên gia ngành chậm phát triển làm uỷ viên - Các cán bộ y tế như bác sĩ thần kinh và bác sĩ đa khoa làm uỷ viên. - Khi khám học sinh nào nhất thiết phải có bố mẹ hay người đỡ đầu. Trẻ được nhận vào trường có các hồ sơ sau đây: Đơn xin vào học, tiền sử của trẻ (do cha mẹ hoặc người đỡ đầu ghi theo mẫu); nhận xét về quá trình học tập của học sinh (do giáo viên phụ trách lớp ghi); kết luận về y học do các bác sĩ chuyên ngành ghi; biên bản kiểm tra trí tuệ và trạng thái ngôn ngữ do các bộ chuyên ngành sư phạm ghi; giấy khai sinh. Căn cứ vào hồ sơ nói trên, hội đồng y tế - sư phạm xét duyệt, xếp loại trẻ và lập danh sách gửi cho các trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật. Đánh giá để lập kế hoạch can thiệp trong giáo dục đặc biệt có những đặc điểm sau: - Đánh giá là một quá trình liên tục. Việc đánh giá diễn ra khi học sinh gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu của chương trình phổ thông và cần đến các dịch vụ đặc biệt. Mỗi khi trẻ được xác định là đối tượng của đánh giá đặc biệt, sự đánh giá tiếp tục diễn ra ở lớp giáo dục đặc biệt và các môi trường giáo dục khác nơi giáo viên chuyên biệt và những người khác tập hợp thông tin liên quan đến việc dạy học hàng ngày. - Đánh giá trong giáo dục đặc biệt có tính hệ thống. Trong giai đoạn đầu của quá trình đánh giá, một nhóm liên ngành gặp nhau để lên kế hoạch và đề ra các chiến lược thu thập những thông tin cần thiết. Các chuyên gia như các nhà giáo dục đặc biệt, các nhà tâm lý, nhà ngôn ngữ trị liệu làm việc cùng nhau để thu thập đầy đủ các thông tin cho việc trả lời câu hỏi trọng yếu. Việc đánh giá ở lớp đối với học sinh khuyết tật cũng mang tính hệ thống. Giáo viên thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của học sinh theo các mục tiêu dạy học cơ bản và khi cần thiết thì điều chỉnh các chiến lược dạy học. - Đánh giá trong giáo dục đặc biệt tập trung vào việc thu thập các thông tin thích hợp về mặt giáo dục. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong tất cả các mặt giáo dục, các nhà chuyên môn thường quan tâm đến những biểu hiện trong học tập ở trường - đây là mối quan tâm chính. Cùng với kết quả học tập, các chuyên gia còn chú ý đến khả năng ngôn ngữ, xã hội và kỹ - 48 - năng hành vi của trẻ. Các nhà chuyên môn quan tâm đến khả năng và các chiến lược học tập của trẻ, cũng như những đặc trưng của môi trường học tập mà học sinh phải tham gia. Tất cả những nhân tố này gòp phần vào việc hiểu biết đầy đủ hơn những điểm mạnh và điểm yếu của trẻ cũng như các hỗ trợ cần thiết nhằm giúp trẻ có thể học được. - Đánh giá trong giáo dục đặc biệt là hoạt động có mục đích. Việc thu thập thông tin nhằm đưa ra các quyết định về lựa chọn trường học cho trẻ. Những quyết định này liên quan đến những vấn đề như trẻ có đúng là đối tượng được hưởng dịch vụ giáo dục đặc biệt, chương trình và môi trường giáo dục nào phù hợp nhất đối với trẻ, liên quan đến việc xây dựng mục tiêu giáo dục, lựa chọn các tài liệu và phương pháp dạy học, việc kiểm tra sự tiến bộ của trẻ cũng như cũng như tính hiệu quả của các cách tiếp cận dạy học. Đánh giá trong giáo dục đặc biệt được tiến hành liên tục, kéo dài, song cần xác định rõ ở mỗi giai đoạn, lứa tuổi ta tập trung vào việc đánh giá những mặt, những lĩnh vực chủ yếu. Ví dụ ở bậc học mầm non, việc đánh giá tập trung vào sự phát triển của trẻ trên các mặt kỹ năng quan trọng như ngôn ngữ, nhận thức, hành vi xúc cảm - xã hội, cảm giác và vận động. Giai đoạn tuổi thanh niên tập trung vào đánh giá bước chuyển của vị thành niên từ nhà trường sang môi trường công việc, hoặc đào tạo nghề ở trường chuyên nghiệp, cao đẳng hay đại học, cũng như các lĩnh vực khác của cuộc sống người trưởng thành 3.2. Mục đích của đánh giá để lập kế hoạch can thiệp. Đánh giá trong giáo dục đặc biệt nhằm đạt được các mục đích sau: Khi phát hiện được những vấn đề tiềm ẩn, học sinh được chuyển sang đánh giá sâu hơn. Những thông tin được tập hợp về sự thể hiện của học sinh trong các lĩnh vực có liên quan và môi trường giáo dục. Từ đó sẽ xây dựng một loạt các điều chỉnh và thay đổi trong nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu về tác động hành vi và học tập của trẻ. Khi thực hiện những can thiệp này cũng đồng thời thu thập thông tin để đánh giá tính hiệu quả của tác động. Nếu kết quả cho thấy vấn đề học tập của học sinh vẫn không giải quyết được thì học sinh đó sẽ được giới thiệu đến các dịch vụ giáo dục đặc biệt. Cần xác định trẻ khuyết tật thuộc dạng nào? mức độ nặng nhẹ ra sao để có cơ sở xây dựng kế hoạch giáo dục cho học sinh. Bước này chi tiết hơn nhiều so với đánh giá sàng lọc và tham vấn sơ bộ. Hơn nữa nó được cá biệt hóa; nhóm đánh giá xác định các loại thông tin cần thu thập ở mỗi học sinh. Sau đó học sinh được đánh giá để xác định mức độ khả năng hiện tại học sinh, năng lực trí tuệ, thính lực, thị lực và thực trạng về mặt hành vi và xã hội, khả năng ngôn ngữ. Thông tin về quá trình học tập trước đó, sự thể hiện trên lớp hiện tại, những đặc điểm về môi trường học tập. - 49 - Như vậy việc đánh giá này nhằm giúp các nhà giáo dục phân tích, lựa chọn môi trường, các biện pháp tác động phù hợp nhất, lựa chọn qui trình tác động hợp lí nhất đối với mỗi cá nhân trẻ. Hay nói cách khác, giúp ta xây dựng được kế hoạch can thiệp tốt nhất đối với mỗi cá nhân trẻ. 3.3. Phương pháp đánh giá để lập kế hoạch can thiệp. Đánh giá giáo dục đặc biệt là một quá trình mang tính hệ thống, một quá trình diễn ra theo một trật tự lô-gic nhằm thu thập thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định quan trọng về chương trình giáo dục dành cho học sinh. Chủng loại và số lượng các thủ tục đánh giá ở mỗi giai đoạn đều rất khác nhau. Quá trình này được diễn ra theo những bước sau: - Quá trình nhận dạng: Các dữ liệu được tập hợp để mô tả các vấn đề về học tập của trẻ và những nỗ lực giải quyết các vấn đề này ở trường phổ thông. - Mỗi khi một học sinh đựơc giới thiệu một cách chính thức, sự hội tụ đủ điều kiện thụ hưởng giáo dục đặc biệt của học sinh đó sẽ được nghiên cứu bằng cách thu thập các thông tin về khả năng học tập trên lớp và học sinh có phải là khuyết tật hay không. - Nếu học sinh được xác định là hợp pháp để thụ hưởng giáo dục đặc biệt, một sự đánh giá sâu hơn sẽ được thực hiện nhằm phát hiện những thế mạnh và điểm yếu trong kỹ năng học tập và các lĩnh vực quan trọng khác. - Phát triển một chương trình giáo dục cá nhân trong đó bao hàm các mục tiêu ưu tiên với một chương trình can thiệp. - Thực hiện chương trình giáo dục, theo dõi một cách cẩn thận sự tiến bộ của học sinh và sự thành công của chương trình. Thực hiện quá trình trên cũng chính là việc trả lời được những câu hỏi chính được đề ra ở đây là: Trẻ có vấn đề về khả năng học tập ở trường hay không? Trẻ có khuyết tật hay không? Trẻ có nhu cầu gì về mặt giáo dục? Loại dịch vụ nào cần thiết để đáp ứng các nhu cầu đó? Hiệu quả của chương trình giáo dục như thế nào? Đánh giá để lập kế hoạch can thiệp thường phải tiến hành chẩn đoán hỗn hợp, bao gồm chẩn đoán y học và chẩn đoán sư phạm. - Chẩn đoán y học: Phần việc này do các bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Phần khám y học chủ yếu là phát hiện các bệnh mà hiện nay học sinh đó đang mắc phải: “Về nội nhi”, “tai, mũi, họng”, “răng, hàm, mặt”, “các cơ quan vận động”, hệ thống thần kinh trung ương” phần khám chủ yếu là xác định xem não bộ có bị tổ thất thực thể hay không. Phần khám y học có thể tiến hành đồng thời với khám nghiệm sư phạm hoặc có thể làm sau, trước là tuỳ thuộc vào từng địa phương. Song nhất thiết phải có sự kết luận y học về tình trạng bệnh lý của học sinh để hội đồng xét tuyển có cơ sở kết luận. - 50 - - Chẩn đoán sư phạm Chẩn đoán sư phạm được tiến hành theo các phương pháp sau đây: • Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động vui chơi, lao động và học tập của trẻ • Phương pháp tìm hiểu tiền sử thông qua y bác sĩ, cha mẹ học sinh hay người đỡ đầu. • Phương pháp đối thoại trực tiếp với đối tượng bằng hệ thống các câu hỏi và bài tập được chuẩn bị trước theo mẫu chuẩn (còn gọi là test). Cách quan sát đối tượng được tiến hành khi trẻ sinh hoạt và lao động trong gia đình. Cán bộ đến từng gia đình đối tượng để quan sát cách sinh hoạt và đối xử của trẻ đối với các thành viên trong gia đình và khách. Quan sát trẻ làm việc giúp cha mẹ, trẻ học ở nhà. Có thể nói chuyện với bố mẹ để biết thêm về trẻ. Quan sát trẻ khi đến trường: Xem quan hệ của trẻ với bạn bè, thầy cô giáo. Trẻ vui chơi ở trường, nếu quan sát trong giờ học phải có sự thống nhất với nhà trường. Có thể đàm thoại với giáo viên để hiểu rõ thêm về trẻ. Công việc này được tiến hành với sự tham gia của cán bộ chuyên sâu ngành chậm phát triển (để chẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ) của Viện KHGD Việt Nam hoặc các cán bộ chuyên môn đã kinh qua các lớp huấn luyện, đào tạo sâu. Công việc này có thể làm nhiều lần và đều phải ghi lại các kết quả đã quan sát được. c Nghiên cứu về tiền sử bệnh tật của trẻ. Muốn đạt được kết quả nghiên cứu chính xác phải có sự tham gia của cha mẹ học sinh, tốt nhất là người mẹ. Cần phải nghiên cứu kỹ quá trình tiền sử sau: - Xem xét trong gia đình nội ngoại của học sinh có ai mắc bệnh thần kinh hoặc tâm thần không - Xem xét các thời kì trước khi sinh (sức khoẻ của bà mẹ trong thời gian mang thai, có bị bệnh gì không? Có bị nghiện gì không? Có bị chấn thương vùng thai nhi không? Có dùng nhiều kháng sinh không? ). - Sau đến thời kì sinh đẻ (đẻ dễ hay khó, đủ tháng hay thiếu tháng, đẻ có bị kẹp póc set không? thời gian có lâu không? đẻ ra trẻ có khóc ngay không?) - Và thời gian sau khi sinh (xem sự phát triển của trẻ từ 1 đến 6 tuổi có bị bệnh gì trầm trọng? Có bị sốt cao không? Có dùng nhiều kháng sinh không? - Từ 6 tuổi trở lên xem xét các quá trình sinh hoạt và học tập ở nhà. d Nghiên cứu trạng thái ngôn ngữ của trẻ - Cơ quan cấu âm gồm lồng ngực, phổi, cuống phổi, thanh quản, vòm miệng. - Cần xem xét các cơ quan phát âm như: vòm họng, lưỡi, hàm răng, môi và thanh quản. Có thể cho học sinh phát âm một số từ để phát hiện xem - 51 - trẻ có bị tật ngôn ngữ hay không? nếu có thì đó là tật gì? (nói ngọng hay nói lắp). - Nghiên cứu về vốn từ của trẻ thông qua các bộ tranh ảnh về động vật, thực vật, về các dụng cụ gia đình, về phong cảnh thiên nhiên để phát hiện được số lượng từ giàu hay nghèo từ. - Nghiên cứu về khả năng ngữ pháp khi nói và viết. Có thể cho kể một mẩu chuyện nhỏ để phát hiện khả năng sử dụng câu có đúng ngữ pháp hay không, hay cho một và từ rồi yêu cầu học sinh đặt các câu đơn giản. - Tìm hiểu khả năng hiểu ý nghĩa của từ có thể cho một vài từ thông thường để các em giải nghĩa hoặc phân biệt, so sánh. e Nghiên cứu các trạng thái tâm lý của trẻ. - Nghiên cứu về khả năng tư duy, phát hiện khả năng khái quát và tổng hợp thông qua các bài tập kiểm tra “test” hướng dẫn – phát hiện khả năng tư duy cụ thể. - Nghiên cứu khả năng tri giác: chủ yêú khả năng nghe, nhìn. - Nghiên cứu khả năng ghi nhớ - phát hiện xem các hình thức ghi nhớ của trẻ. Phần này cũng dùng các bài tập kiểm tra “test” để đánh giá. - Nghiên cứu về tưởng tượng của trẻ. f Nghiên cứu về khả năng giao tiếp: xem xét cách sinh hoạt vui chơi, phát hiện xem cách quan hệ với những người xung quanh: mạnh dạn, cởi mở hay e dè, sợ sệt. g Nghiên cứu các khả năng học tập và tài liệu học tập của học sinh (bao gồm sách vở mà học sinh đã học tập qua từng lớp). - Nghiên cứu khả năng đọc - Nghiên cứu khả năng viết - Nghiên cứu khả năng tính toán (chủ yếu là 4 phép tính cơ bản). - Nghiên cứu các sản phẩm học tập của học sinh. 3.4. Công cụ đánh giá để lập kế hoạch can thiệp Để đánh giá trẻ khuyết tật, chúng ta phải lựa chọn và sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau: Với trẻ chậm phát triển trí tuệ ta sử dụng hệ thống bài tập sau: 1. Kiểm tra tật ngôn ngữ: - Cho học sinh phát âm một số âm tiết - Đọc một đoạn văn hay kể chuyện - Nhắc lại một số từ 2. Kiểm tra về nhận biết màu sắc: - Dùng bảng chỉ thị màu gồm: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen - Kiểm tra sự nhận biết và khả năng phân biệt màu sắc, phát hiện bệnh mù màu sắc. 3. Kiểm tra vốn từ và hiểu ý nghĩa của từ: - 52 - - Dùng các bộ tranh các loài vật, các dụng cụ gia đình, tranh phong cảnh quê hương đất nước, tranh về thực vật - Bài tập phát hiện sự giàu nghèo vốn từ ở trẻ, khi kiểm tra đưa từng tranh riêng lẻ, hỏi và học sinh trả lời, ghi lại số từ các em biết và không biết. 4. Kiểm tra khả năng sử dụng ngữ pháp trong ngôn ngữ nói và viết. - Cho trẻ tập đặt câu đơn giản với các từ cho trước hoặc điền từ vào ô trống trong một câu. - Viết một vài câu theo chủ đề - Kể một mẩu chuyện nhỏ mà học sinh biết. - Kể chuyện theo tranh 5. Kiểm tra khả năng tính toán: - Kiểm tra hệ đếm thập phân từ 1-10 và từ 10-20. Đếm xuôi và ngược lại. - Kiểm tra về khả năng giải các bài tập toán (trong phạm vi đã học, chủ yếu 4 phép tính số nguyên), các bài tập này mang tính bắt buộc mỗi học sinh được kiểm tra đều phải làm theo một loại bài tập. 6. Kiểm tra các trạng thái tâm lý (đây là công việc cơ bản và khó khăn nhất). a. Kiểm tra về tư duy (dùng test) - Sự loại ra vật thể (nghiên cứu khả năng khái quát) - So sánh khái niệm (nghiên cứu dấu hiệu so sánh) - Sự phân loại vật thể (nghiên cứu khả năng phân tích) - Tính liên tục của các sự kiện (khả năng định hướng và độ nhanh nhạy của tư duy) - Sự liên tưởng (nghiên cứu khả năng liên tưởng và tư duy bằng lời) b. Kiểm tra về tri giác (dùng test) - Nhận biết nhanh vật thể trên một bức tranh (phát hiện độ nhanh nhạy của tri giác) - Nhận biết nhanh màu sắc và hình dạng của vật thể (phát hiện khả năng màu sắc). - Quan sát quang cảnh thiên nhiên hoặc bức tranh có cốt truyện hấp dẫn (nghiên cứu khả năng phân biệt các dấu hiệu). - Tìm nhanh các số (phát hiện độ nhanh nhạy của tri giác và khả năng định hướng). - Kể chuyện cho học sinh ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_danh_gia_tre_khuyet_tat_trong_giao_duc_dac_biet_p.pdf
Tài liệu liên quan