Giáo trình Đào tạo kỹ năng vi tính - Phần mềm

1. GIỚI THIỆU CHUNG 3

1.1. Giới thiệu 3

1.2. Cài đặt 4

1.3. Khởi động Flash 5

1.4. Thoát khỏi Flash 5

2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 6

2.1. Stage (sân khấu) 6

2.2. Toolbox (hộp công cụ) 6

2.3. Panels (bảng chức năng) 6

2.4. Timeline (trục thời gian) 6

2.5. Layers (các lớp) 6

2.6. Library (thư viện) 7

2.7. Properties (bảng thuộc tính) 7

3. CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN 7

4. KỸ NĂNG VẼ HÌNH 7

4.1. Vẽ hình bình hành 7

4.2. Vẽ hình thoi 8

4.3. Vẽ tam giác cân 8

4.4. Vẽ tam giác đều 8

4.5. Kẻ sơ đồ trong những bài toán đố 8

4.6. Vẽ hình cầu 9

5. KỸ NĂNG TÔ MÀU 9

5.1. Đổ màu và xóa màu 9

5.2. Tạo chuyển màu trong hình 11

6. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG 13

6.1. Tạo chuyển động thẳng đơn giản 13

6.2. Tạo hai chuyển động thẳng liên tiếp 16

7. CHUYỂN ĐỘNG THEO QUỸ ĐẠO (PATH) 18

8. BIẾN HÌNH 20

9. HIỆU ỨNG MẶT NẠ (MASK) 22

10. GẤP HÌNH 24

11. CẮT GIẤY 25

12. QUAY COMPA 27

13. TẠO NÚT CHẠY (PLAY) CHO ĐOẠN HOẠT HÌNH 29

14. CON LẮC ĐƠN 31

 

doc39 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đào tạo kỹ năng vi tính - Phần mềm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẳng đứng bên ngoài hình chữ nhật bằng công cụ Line Tool . Bạn chọn công cụ Selection Tool để chọn cả hai đối tượng, chọn menu Modify, chọn Align, chọn Horizontal Center để căn đường thẳng vào giữa hình chữ nhật. Tiếp tục dùng công cụ Line Tool vẽ hai cạnh bên của tam giác. Sau đó, xóa bỏ những nét không cần thiết bằng cách dùng chuột chọn các nét thừa và nhấn Delete trên bàn phím. Như vậy chúng ta đã vẽ xong tam giác cân. Vẽ tam giác đều Các bạn chọn công cụ Line Tool : vẽ 2 đường thẳng đứng và một đường nằm ngang. Giữ Shift trong quá trình vẽ để được những nét thẳng. Chọn menu Window → Transform để xuất hiện cửa sổ Transform. Bạn sẽ sử dụng chức năng này để quay các đường thẳng đứng. Đầu tiên, bạn chọn đường thẳng đứng bên trái, trở về cửa sổ Transform rồi nhập vào hộp Rotate là 30o, gõ xong nhấn Enter. Làm tương tự với đường thẳng bên phải để quay một góc -30o. Tiếp theo di chuyển 3 đường thẳng cho chúng cắt nhau, rồi chọn các nét thừa và xóa bỏ chúng bằng phím Delete. Kết thúc việc này, bạn được một tam giác đều. Kẻ sơ đồ trong những bài toán đố Bạn có thể sử dụng công cụ Line Tool như sau: Chọn công cụ Line để vẽ các nét dọc và một nét ngang tùy ý, như hình dưới: Tiếp theo, bạn chọn toàn bộ các nét dọc. Chọn menu Window, chọn Align để xuất hiện cửa sổ Align. Trên cửa sổ Align, chọn chức năng độ dài bằng nhau , căn chỉnh trục ngang đối xứng , giãn khoảng cách bằng nhau . Bây giờ bạn chọn cả nét dọc và nét ngang, chọn trục ngang đối xứng . Như vậy, quá trình vẽ sơ đồ đã hoàn tất. Vẽ hình cầu Để vẽ hình cầu. Các bạn làm như sau: Chọn công cụ Oval Tool . Tiếp đó, chọn công cụ Fill Color , rồi chọn kiểu tô Gradien . Các bạn giữ Shift và dùng chuột vẽ một hình tròn. Khi đó ta được một hình cầu cần vẽ. Tiếp đó, chọn công cụ Gradien Transform Tool để thay đổi mầu sáng, mầu tối trên hình cầu. KỸ NĂNG TÔ MÀU Đổ màu và xóa màu Một đối tượng hình vẽ (Shape) trong flash bao gồm: Nét và Mảng. Thao tác: Để thay đổi màu của đối tượng hình vẽ (Shape), bạn chọn công cụ Selection tool , chọn vào mảng (hay nét) cần thay đổi màu, chọn vào công cụ Fill color (đối với mảng) hay công cụ Stroke color (đối với nét) và chọn màu cần đổ. Như vậy, đối tượng của bạn đã được thay đổi màu. Đổ màu cho mảng Để xóa mảng (hay nét) của đối tượng hình vẽ, bạn chọn công cụ Selection tool , chọn mảng (hay nét) cần xóa và nhấn phím Delete. Xóa nét của đối tượng hình vẽ Để đổ lại màu cho mảng (hay nét), các bạn chọn công cụ Paint Bucket Tool (đối với mảng) hay công cụ Ink Bottle Tool (đối với nét), click tiếp vào đối tượng hình vẽ để đổ màu. Vẽ nét của đối tượng hình vẽ Ghi chú - thủ thuật Paint Bucket Tool (K) đổ màu cho mảng. Ink Bottle Tool (S) đổ màu cho nét. Nhấn Delete để xóa màu của mảng hoặc của nét. Click đúp để chọn cả mảng và nét. Ghi nhớ: Hình dưới dạng Shape (khi chọn bằng công cụ Selection Tool (V) có các chấm nhỏ) thì mới đổi màu được. Đổ màu vào mảng bằng công cụ Paint Bucket Tool (K), đổ màu nét bằng công cụ Ink Bottle Tool (S). Đổi màu mảng: click đúp vào Fill color. Đổi màu nét: click đúp vào Stroke color. Bài tập Bài tập 1: Vẽ một hình bất kỳ bằng công cụ Pen Tool (P) màu xanh lá cây, nét đỏ. Bài tập 2: Vẽ một hình bất kỳ bằng công cụ Pen Tool (P) màu vàng cam, nét nhiều màu: có đoạn màu đỏ, đoạn màu xanh, đoạn màu vàng Tạo chuyển màu trong hình Đôi khi trong một mảng hình ta muốn có nhiều màu. Flash có khá nhiều lựa chọn cho bạn tô màu. Thao tác: Để làm cho đối tượng hình vẽ chuyển màu, bạn dùng công cụ Selection tool , chọn vào mảng cần tạo chuyển màu, chọn mục Type trong công cụ Color Mixer và chọn Linear. Lưu ý: Nếu không thấy công cụ Color Mixer, bạn có thể chọn menu Window→Color Mixer. Tuy nhiên, mặc định Flash là chuyển từ màu đen sang màu trắng. Bạn có thể thay đổi các màu này bằng cách click đúp vào các ô màu trên thanh chuyển màu và thay đổi các màu đó. Bạn cũng có thể thêm một ô màu nữa ở giữa hai ô màu có sẵn (bằng cách click vào khoảng giữa hai ô màu) và kéo các ô màu trên bảng chuyển màu để được đối tượng hình vẽ chuyển màu vừa ý. Ghi chú - thủ thuật Nhấn vào thanh trượt trong bảng Colour Mixer để thêm màu. Để bỏ bớt màu, nhấn vào con chạy và kéo ra ngoài vùng bảng Colour Mixer. Ghi nhớ: Solid: Đặc 1 màu. Linear: chuyển màu theo đường thẳng. Radial: chuyển màu vào tâm theo hình tròn. Bitmap: dùng ảnh để đổ vào hình. Bài tập: Bài tập: Vẽ một hình bất kỳ bằng công cụ Pen Tool (P) và tạo chuyển màu cho hình đó từ màu đỏ sang vàng sang xanh lá và xanh lam. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG Tạo chuyển động cho hình là thế mạnh và cũng là chức năng chính của Flash. Đã có sự chuyển động tức là đã có sự thay đổi. Mà có sự thay đổi tức là liên quan đến thời gian. Vì vậy để tạo chuyển động trong flash, các bạn phải luôn chú ý đến thời gian mà ta đặt ra cho vật chuyển động hay biến đổi trên dòng thời gian (Time line) Tạo chuyển động thẳng đơn giản Chuyển động đơn giản và cơ bản nhất là chuyển động thẳng: Ở thời gian đầu tiên hình ở một vị trí là A và sau một khoảng thời gian do bạn đặt ra, nó sẽ di chuyển thẳng đến vị trí B. Thao tác: Để tạo một chuyển động thẳng của của con thuyền bạn làm như sau: Click đúp vào Layer 1 sửa tên thành bien và chọn menu File→ Import→Import to stage, chọn bức ảnh biển để đưa vào trang soạn thảo. Chọn công cụ Free Transform Tool để điều chỉnh kích thước ảnh biển cho phù hợp. Click chuột vào biểu tượng (Insert Layer) để tạo thêm một lớp (Layer) mới. Đặt tên lớp thuyen. Chọn menu File→Import→Import to stage, chọn bức ảnh thuyền để đưa vào trang soạn thảo. Dùng công cụ Free Transform Tool để điều chỉnh kích thước con thuyền cho phù hợp. Tiếp theo, bạn sẽ di chuyển con thuyền tới vị trí đầu tiên của đường chuyển động. Trên trục thời gian (Timeline) của lớp bien, chọn Frame 30 (Số Frame càng lớn thì thời gian chuyển động càng chậm) và nhấn phím F5 để chèn thêm Frame. Trên trục thời gian của lớp thuyen, chọn Frame 30 rồi nhấn phím F6 để chèn một KeyFrame. Tại đây này, di chuyển con thuyền và đặt vào vị trí cuối cùng của đường chuyển động. Bây giờ, từ Frame 1 đến Frame 29, chiếc thuyền nằm ở vị trí ban đầu, đến Frame 30 con thuyền nằm ở vị trí cuối cùng. Để tạo chuyển động cho con thuyền từ vị trí đầu đến vị trí cuối bạn click phải chuột vào một Frame bất kỳ giữa hai Frame đầu và cuối của lớp thuyen và chọn Create Motion Tween. Chương trình sẽ tự chia khoảng cách giữa hai vị trí đầu và cuối thành 30 phần, mỗi một Frame, chương trình tự thay đổi vị trí của con thuyền và kết quả là con thuyền chuyển động từ vị trí đầu đến vị trí cuối. Vị trí của con thuyền tương ứng với các Frame từ 1 đến 30 Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter và bạn đã có một đoạn hoạt hình chiếc thuyền chuyển động trên biển. Bạn cũng có thể thay đổi vị trí, kích thước, hướng của con thuyền ở Frame đầu tiên và Frame cuối cùng để con thuyền chuyển động theo ý muốn của bạn chẳng hạn là chuyển động ra khơi, chuyển động cập bến, Con thuyền ra khơi Để tăng tốc độ chuyển động, bạn sẽ xóa bớt các Frame trên trục thời gian bằng cách chọn vào một Frame bất kỳ giữa hai Frame đầu và cuối rồi nhấn tổ hợp phím Shift + F5. Tương tự, bạn chọn vào một Frame bất kỳ giữa hai Frame đầu và cuối rồi nhấn phím F5 để tạo thêm các Frame. Ghi chú - thủ thuật Muốn thời gian chuyển động lâu hơn, ta kéo dài thêm frame trên Timeline. Để chuyển đối tượng sang MovieClip ta nhấn F8 Đối tượng là MovieClip có thể chuyển động to dần hoặc nhỏ dần. Ghi nhớ: Ở điểm bắt đầu và điểm kết thúc (Key Frame đầu tiên và Key Frame cuối cùng), vị trí của đối tượng chuyển động khác nhau. Chọn Motion Tween để cho đối tượng chuyển động. Mũi tên của Motion Tween trên Timeline phải là nét liền thì hình mới chuyển động, nếu là nét đứt tức là một trong 2 Key Frame đầu và cuối không có đối tượng.. Bài tập: Bài tập: Vẽ hình một ô tô hình chữ nhật có hai hình tròn làm hai bánh xe. Vẽ một đường thẳng làm đường đi. Tạo chuyển động cho ô tô chạy trên đường thẳng với tốc độ nhanh dần. Tạo hai chuyển động thẳng liên tiếp Để tạo được chuyển động cho viên bi lăn từ trên dốc xuống, nhanh dần, rồi chuyển động đều trên mặt nằm ngang, bạn thực hiện như sau: Thao tác: Đầu tiên, bạn chọn menu File→Import→Import to stage chọn bức ảnh, hình vẽ mà bạn sưu tầm hay tự vẽ được vào trang soạn thảo (Máng và Giá đỡ). Dùng công cụ Free Transform Tool để điều chỉnh kích thước, vị trí của máng và giá đỡ cho phù hợp. Tiếp theo, click chuột vào biểu tượng (Insert Layer) để tạo thêm một lớp mới, đặt tên là vienbi. Tại Frame 1 của lớp vienbi, bạn dùng công cụ Oval tool để vẽ viên bi (dạng hình cầu). Chọn menu Modify→Convert to Symbol→Graphic và chọn OK để chuyển đối tượng hình vẽ thành đối tượng hình ảnh. Di chuyển viên bi đến vị trí đỉnh máng nghiêng. Tại Frame 30 của các lớp Mang và lớp Gia_do, bạn nhấn phím F5 để chèn thêm Frame. Cũng tại Frame 30 nhưng của lớp vienbi, bạn nhấn phím F6 để chèn thêm một Key Frame và di chuyển vị trí của viên bi tới chân máng nghiêng. Chọn chuột phải vào Frame bất kỳ giữa Frame 1 và Frame 30 của lớp vienbi chọn Creat Motion Tween. Sau đó, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để xem kết quả và bạn đã có viên bi lăn xuống máng nghiêng. Tuy nhiên, để viên bi lăn và chuyển động nhanh dần, bạn chọn vào Frame bất kỳ giữa Frame1 và Frame 30 của lớp vienbi, chọn menu Windows, chọn Properties và chọn Properties. Tại cửa sổ Properties: phần Ease = -100 để viên bi chuyển động nhanh dần, phần Rotate chọn là CW để viên bi quay theo chiều kim đồng hồ. Như vậy, bạn đã tạo được chuyển động lăn xuống dốc của viên bi. Bây giờ bạn sẽ tạo chuyển động cho viên bi trên máng nằm ngang. Tại Frame 60 của Mang và Gia_do, bạn nhấn F5. Tại Frame 60 của vienbi, bạn nhấn F6 và di chuyển vị trí viên bi tới cuối máng nằm ngang. Chọn Frame bất kỳ giữa hai Frame 30 và 60, click phải chuột chọn Create Motion Tween. Sau đó tại cửa sổ Properties, bạn chọn Rotate là CW và Ease = 0 để viên bi lăn đều. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter và bạn đã có đoạn hoạt hình hoàn chỉnh. Ghi chú - Thủ thuật Nhấn F5 để thêm Frame, F6 để tạo KeyFrame Ease= giá trị âm (-) thì sẽ nhanh dần đều và giá trị dương (+) thì sẽ chậm dần đều Ghi nhớ: Trên Timeline, tại thời điểm nào bạn muốn thay đổi vị trí của đối tượng thì phải tạo KeyFrame (nhấn F6). Ease là dấu trừ tức là nhanh dần, Ease là dấu cộng tức là chậm dần. Bài tập: Bài tập: Mô tả chuyển động quả bóng rơi xuống đất: Vẽ một hình tròn (quả bóng). Và một đường thẳng (mặt đất). Tạo chuyển động cho quả bóng rơi thẳng xuống đất với tốc độ nhanh dần. Khi chạm đất (đường thẳng), quả bóng nảy thẳng lên chậm dần và lại rơi xuống nhanh dần, lại đập vào mặt đất và nảy lên. Cứ thế khoảng 5 lần. Lưu ý độ cao khi nảy lên sau mỗi lần lại thấp dần, thấp dần. CHUYỂN ĐỘNG THEO QUỸ ĐẠO (PATH) Về nguyên tắc thì cách tạo chuyển động theo quỹ đạo tương tự cách tạo chuyển động thẳng, chỉ khác là bạn cần phải vẽ một đường quỹ đạo chuyển động. Thao tác: Chẳng hạn, để con ong bay theo một quỹ đạo nào đó bạn làm như sau: Vào menu File→Import→Import to stage để đưa bức ảnh con ong vào trang soạn thảo. Dùng công cụ Free Transform Tool để thay đổi kích thước cho phù hợp. Đặt con ong ở sát biên bên phải của trang. Đặt tên cho lớp này là Ong. Sau đó, bạn hãy tạo chuyển động của con ong giống như chuyển động thẳng của con thuyền ở phần 6.1 (Chọn Frame 30, nhấn F6 rồi kéo con ong sang phải đến một vị trí mới; click phải chuột vào một Frame ở giữa chọn Create Motion Tween) Tiếp theo, tạo lớp dẫn chuyển động như sau: bạn chọn nút Add Motion Guide để tạo ra một lớp chứa quỹ đạo. Mặc định lớp này có tên là Guide: Ong. Trên Layer Guide: Ong, bạn vẽ quỹ đạo chuyển động (có thể dùng công cụ Pencil để vẽ). Vẽ xong quỹ đạo, chọn Frame 30 trên lớp này dùng công cụ Select Tool di chuyển con ong tới vị trí cuối của quỹ đạo vừa vẽ sao cho tâm của hình con ong (vòng tròn nhỏ) bị dính vào điểm cuối của quỹ đạo. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để xem đoạn hoạt hình con ong bay theo quỹ đạo vừa vẽ. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy con ong đã chuyển động theo quỹ đạo đã vẽ nhưng hình con ong không thay đổi theo hướng bay nên không giống thật, bạn sẽ sửa điều đó bằng cách: Chọn Frame 1 của lớp Ong, chọn con ong rồi dùng công cụ Free Transfrom xoay hình con ong theo hướng đường dẫn và làm tương tự đối với Frame 30. Chọn Frame bất kỳ ở giữa hai Frame 1 và 30, mở bảng thuộc tính (Properties) và đánh dấu chọn ở ô Orient to path. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để kiểm tra kết quả. Lưu ý: Bạn cũng có thể chèn thêm một lớp Canh và Import bức ảnh phong cảnh vào làm nền để có được đoạn hoạt hình con ong bay trên vườn hoa chẳng hạn. Ghi chú – Thủ thuật: Nhấn vào biểu tượng Add Motion Guide để tạo layer chứa đường chuyển động. Chọn Orient to path để hình chuyển động đẹp hơn. Ghi nhớ: Phải đặt chính xác tâm của hình (hình tròn màu trắng) nằm trên đường chuyển động. Bài tập: Bài tập:Vẽ hai tam giác nằm trên đường thẳng, một cái quay lên một cái quay xuống. Tam giác quay lên sẽ như ngọn núi, tam giác quay xuống sẽ như một cái hố. Tạo chuyển động cho ô tô đi trên đường thẳng, leo núi rồi qua hố. Chú ý tốc độ ô tô lên dốc sẽ chậm dần và xuống dốc sẽ nhanh dần. BIẾN HÌNH Với phần mềm Flash, bạn có thể dễ dàng tạo cho mình một đoạn hoạt hình với hiệu ứng biến đổi đối tượng hình vẽ này (Shape) thành đối tượng hình vẽ khác. Thao tác: Chẳng hạn, để tạo hoạt hình biến đổi hình tròn thành hình vuông rồi sau đó biến thành chữ A, bạn thực hiện các thao tác như sau: Đầu tiên, bạn chọn công cụ Oval Tool để vẽ một hình tròn. Trên trục thời gian (Timeline), bạn chọn vào Frame 20. Nhấn phím F7 để tạo một Blank Keyframe và vẽ một hình vuông. Chọn vào Frame bất kỳ giữa hai Frame 1 và 20, mở bảng thuộc tính (Properties), chọn Shape trong menu thả Tween. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter và bạn sẽ thấy hình tròn được biến dần thành hình vuông. Tương tự, bạn chọn vào Frame 40, nhấn phím F7, dùng công cụ Text Tool để viết chữ A. Sau đó, bạn chọn công cụ Selection Tool, chọn chữ A vừa vẽ, chọn menu Modify→Break Apart để chuyển đối tượng hình ảnh (Graphic) thành đối tượng hình vẽ (Shape). Tiếp theo bạn lại chọn vào Frame ở giữa Frame 20 và 40, mở bảng thuộc tính và chọn Shape trong menu thả Tween. Bây giờ, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để xem kết quả biến hình. Lưu ý: Nếu bạn chọn biến thành một dòng chữ thì bạn cần chọn Break Apart hai lần, lần thứ nhất để tách đối tượng hình ảnh (Graphic) dòng chữ thành các đối tượng hình ảnh là các chữ cái, lần thứ hai là để chuyển các đối tượng hình ảnh đó thành đối tượng hình vẽ (Shape). Ghi chú – Thủ thuật: Đối tượng A ở KeyFame 1. Nhấn phím F7 để tạo một KeyFrame rỗng (không có gì) ở trên Timeline đó và đưa đối tượng B vào. Trong thanh thả Tween chọn Shape. Ghi nhớ: Chỉ có đối tượng Shape mới biến hình được. Những đối tượng đã bị Group, chữ (Text), movie, và các đối tượng khác không biến hình được. Bài tập: Bài tập 1: Làm biến hình các chữ cái trong tên của bạn. Chú ý mỗi chữ một màu. Bài tập 2: Vẽ hình một bông hoa. Tạo biến hình thành tên của bạn rồi lại biến thành bức ảnh chân dung của bạn. HIỆU ỨNG MẶT NẠ (MASK) Hiệu ứng mặt nạ là một hiệu ứng phổ biến khi xây dựng các đoạn hoạt hình bằng Flash. Với việc sử dụng hiệu ứng mặt nạ, bạn có thể chỉ cho phép người dùng quan sát một phần của đối tượng. Thao tác: Chẳng hạn, để làm một đoạn hoạt hình quan sát phong cảnh qua ống nhòm, bạn làm như sau: Đầu tiên, bạn đặt tên cho Layer này là Nen. Tiếp theo, bạn chọn menu File→Import→Import to Stage để chèn một bức ảnh phong cảnh vào trang soạn thảo và dùng công cụ Free Transform Tool để thay đổi kích thước cho phù hợp. Xác định vị trí đầu tiên của bức ảnh cho phù hợp rồi chọn vào Frame 60, nhấn phím F6, di chuyển bức ảnh đển vị trí cuối cùng sao cho phù hợp. Tiếp theo, chọn vào Frame bất kỳ giữa Frame 1 và 60 chọn phải chuột và chọn Create Motion Tween để được chuyển động của bức ảnh từ vị trí ban đầu đến vị trí cuối cùng. Khóa lớp Canh lại để không bị thay đổi khi bạn thực hiện các thao tác khác. Việc tiếp theo là bạn sẽ tạo một mặt nạ (Mask) hình cái ống nhòm để người dùng chỉ có thể quan sát được bức ảnh qua cái mặt nạ đó mà thôi. Bạn tạo một lớp mới và đặt tên là Ong_nhom. Trên lớp Ong_nhom, bạn chọn công cụ Oval Tool để vẽ một hình tròn. Dùng công cụ Selection Tool để chọn cả hình tròn đó rồi click phải chuột chọn Copy, click phải chuột vào chỗ khác và chọn Paste. Các bạn di chuyển hình tròn vừa dán để căn chỉnh với hình tròn ban đầu cho giống ống nhòm. Chọn phải chuột vào lớp Ong_nhom và chọn Mask. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter và bạn đã có một đoạn hoạt hình dùng ống nhòm để quan sát cảnh biển. Lưu ý: Bạn có thể thay đổi màu nền của trang soạn thảo thành màu đen để giống thật hơn. Ghi chú – Thủ thuật: Layer chứa mặt nạ luôn nằm ở trên Layer hình ảnh thể hiện. Hình trên layer mặt nạ có mầu sắc gì thì khi xem vẫn ko thấy được mà chỉ thấy hình ở lớp dưới. Ghi nhớ: Hình nằm trong Layer mặt nạ chính là hình thể hiện, những gì nằm ngoài vùng của hình trong Layer mặt nạ đều không nhìn thấy. Bài tập: Bài tập: Vẽ một hình bông hoa và trong bông hoa đó có các bức ảnh của bạn chuyển động. GẤP HÌNH Flash giúp bạn tạo chuyển động gấp hình như gập trang sách, lật mặt sau của hình, vv Thao tác: Nếu cần một đoạn hoạt hình gấp giấy để minh họa bài giảng, bạn có thể thực hiện các thao tác sau: Tại Layer 1, bạn chọn công cụ Rectangle Tool để vẽ một hình chữ nhật. Dùng công cụ Line Tool để vẽ nếp gấp và chọn công cụ Align để căn vào giữa hình chữ nhật. Chọn công cụ Selection Tool và giữ phím Shift để chọn phần bên trái (chọn cả nền và viền), rồi nhấn phím F8, chọn Graphic, chọn OK để chuyển đối tượng hình vẽ thành đối tượng hình ảnh. Tiếp theo, bạn click phải chuột vào phần bên trái đó chọn Cut. Tạo một lớp mới (Layer 2) ở trên lớp hiện tại, click phải chuột vào phần trắng của trang soạn thảo và chọn Paste in Place để dán đúng vào vị trí vừa cắt nhưng ở trên một lớp khác. Tại Frame 1\Layer 2, bạn chọn công cụ Free Transform Tool để xuất hiện hạt đen và hạt trắng trên hình và kéo hạt trắng về phía mép của nếp gấp trùng với hạt đen ở giữa bên phải. (Nhằm đưa tâm quay đặt vào nếp gấp) Chọn Frame 15 trên Layer 1 và nhấn phím F5 để chèn thêm các Frame. Tiếp tục chọn Frame 15 trên Layer 2, nhấn phím F6 để chèn thêm một Keyframe. Tại Keyframe này, bạn kéo hạt đen ở giữa bên trái của miếng chuyển động sang phải trùng với mép bên phải của miếng không chuyển động. Tiếp theo, bạn đưa chuột đến sát cạnh bên phải của hình, khi xuất hiện mũi tên hai chiều, bạn giữ chuột trái và kéo lên một khoảng nhỏ. Chọn Frame bất kỳ giữa Frame 1 và 15 của Layer 2, click phải chuột chọn Create Motion Tween để tạo chuyển động. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter là bạn đã có một đoạn hoạt hình gấp giấy. Về cơ bản chuyển động đã xong nhưng khi đến đoạn giữa hình có vẻ bị kéo cao lên... không giống thật. Phần bên trong của hình trong lúc gấp nên tối dần vì thiếu ánh sáng như thế sẽ cho hiệu quả hình ảnh giống thật hơn. Để chỉnh sửa chúng ta làm như sau: Chọn Frame 7, click phải chuột rồi chọn Convert to Keyframe. Sử dụng công cụ Free Transform Tool để điều chỉnh lại kích thước của miếng chuyển động tại Frame cho phù hợp. Tiếp theo, chọn Frame 15 của Layer 1, nhấn phím F6 để chuyển thành Keyframe, rồi chọn công cụ Fill color để thay đổi màu thành đậm hơn. Chọn Frame bất kỳ nằm giữa Frame 1 và 15 của Layer 1. Cho xuất hiện bảng thuộc tính (Properties), chọn Shape tại menu thả Tween và đặt tham số Ease = -100. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để kiểm tra kết quả của bạn. Ghi chú – Thao tác: Đối tượng là MovieClip thì mới xoay đẹp được. Nhấn F8 để chuyển đối tượng sang dạng Movie Clip. Ghi nhớ: Đặt tâm quay chính xác điểm mà mình muốn cố định. Muốn chỉnh lại độ mở phải tạo KeyFrame và chỉnh ở KeyFrame đó. Bài tập: Bài tập: Tạo một bức ảnh, xoay ra mặt sau là một bức ảnh khác. CẮT GIẤY Flash giúp bạn tạo ra những đoạn hình mô phỏng thực tế. Điều quan trọng là ta phải biết xử lý, kết hợp hài hòa giữa các lớp (Layer) hình. Nếu bạn cần một đoạn mô phỏng hành động cắt giấy, bạn có thể dễ dàng tự tạo được với phần mềm Macromedia Flash như sau: Thao tác: Tại Frame 1 của Layer 1, dùng công cụ Rectangle Tool để vẽ tờ giấy hình chữ nhật màu đỏ, sau đó chọn cả tờ giấy đó, click phải chuột chọn copy. Chọn Frame 20 của lớp này, nhấn F6 rồi click phải chuột chọn Paste in Place. Tại đây, bạn sử dụng công cụ Line để vẽ nét cắt trên tờ giấy. Sau khi vẽ nét cắt xong, chọn nó và click phải chuột chọn Copy. Khóa và ẩn Layer này đi để tránh chọn nhầm cho các thao tác sau đây: Chèn thêm một lớp nữa là Layer 2 bằng biểu tượng . Tại Frame 1 của Layer 2, click phải chuột chọn Paste in Place để dán nét cắt vào đúng vị trí vừa Copy. Chọn tiếp Frame 20 của Layer 2, nhấn F6 rồi lại chọn Paste in Place để dán nét cắt như trên. Sau đó, quay trở lại Frame 1, dùng công cụ Select Tool chọn gần hết đường cắt và nhấn phím Delete để xóa đi, chỉ để lại một điểm rất nhỏ ở đầu làm gốc. Click chọn một Frame ở giữa Frame1 và 20, cho xuất hiện bảng thuộc tính (Properties), chọn mục Tween, chọn Shape để tạo ra chuyển động của nét cắt. Như vậy nét cắt đã chuyển động dài dần ra. Bây giờ ta sẽ cần một con dao chuyển động cùng đường cắt để đoạn mô phỏng phù hợp với thực tế. Bạn tạo thêm Layer 3. Trên Layer này, bạn có thể vẽ hình tay cầm dao hoặc đưa hình con dao vào bằng cách chọn menu File→Import→Import to Stage. Dùng công cụ Free Transform Tool, chọn hình ảnh con dao, dùng chuột kéo nút tròn trắng vào đầu mũi dao. Tại Frame 1 của Layer 4, kéo con dao sao cho nút tròn trắng trùng với điểm đầu của đường cắt. Chọn Frame 20, nhấn phím F6 để chèn một Keyframe rồi đưa con dao đến vị trí cuối của đường cắt sao cho nút tròn trắng trùng với điểm cuối của đường cắt. Click phải chuột vào Frame bất kỳ giữa Frame 1 và 20, chọn Create Motion Tween. Như vậy con dao đã di chuyển và tạo nên vết cắt trên tờ giấy đỏ. Để cho tờ giấy bị cắt làm đôi tách ra, bạn chọn Layer 1 và mở khóa nó. Tại Framer 20, chọn cả miếng giấy và nét cắt rồi Copy. Click chuột chọn Frame 21, nhấn F7, sau đó chọn Paste and Place. Click đúp vào miếng giấy bên trái, rồi click phải chuột chọn Cut. Chọn Layer 2, tại Frame 21 nhấn F7, rồi chọn Paste in Place. Như vậy ta tạo ra hai miếng cắt ở hai lớp 1 và 2. Bây giờ bạn sẽ làm hai miếng tách ra như sau: Tại Layer 1 chọn Frame 40, nhấn F6. Rồi kéo miếng cắt dịch sang phải. Làm tương tự tại Frame 40 của Layer 2 nhưng kéo miếng cắt sang bên trái. Tạo chuyển động cho hai miếng bằng cách chọn Create Motion Tween như cách tạo chuyển động khác. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter và bạn đã có một đoạn mô phỏng hoàn chỉnh. Ghi chú – Thủ thuật: Vẽ cả tờ giấy, vẽ đường cắt, tách nửa tờ giấy sang Layer khác. Như vậy mỗi nửa tờ giấy trên một Layer khác nhau mà như là một. Nét cắt cũng để trên một Layer khác để tạo hiệu ứng mặt nạ. Ghi nhớ: Hai mảnh giấy đặt trên 2 layer khác nhau vì nó sẽ bị tách ra sau khi cắt. Con dao trên một layer khác. Dùng mặt nạ để đường cắt hiện dần ra. Các chuyển động khác (chuyển động của con dao, hai tờ giấy, mặt nạ,) là chuyển động thẳng đều. Bài tập: Bài tập 1: Tạo hình viên gạch bay vào bức tường làm bức tường nứt vỡ ra làm 3 mảnh. Bài tập 2: Tạo một tờ giấy mầu đỏ và con dao cắt bỏ những phần thừa thành tên của bạn. QUAY COMPA Chuyển động quay tròn của hình cũng giống như phần gấp giấy. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ có chuyển động khác đi kèm với nó như bút vẽ ra nét, compa quay vẽ hình tròn, Sau đây ta cùng tìm hiểu một ví dụ là hình Compa xoay vẽ hình tròn. Thao tác: Việc đầu tiên, bạn đổi tên Layer là Duong_tron và bạn vẽ hình tròn mà compa sẽ vẽ ra bằng công cụ Oval Tool. Để tìm được tâm hình tròn, bạn vẽ một đường thẳng đứng và một đường nằm ngang bằng công cụ Line Tool. Nhóm từng đối tượng lại bằng cách chọn vào đối tượng, trên menu chọn Modify, chọn Group. Dùng công cụ Selection Tool chọn cả ba đối tượng. Trên menu chọn menu Window→Align để mở bảng căn chỉnh. Trong bảng này, chọn biểu tượng Align Horizontal Center và Align Vertical Center. Khi đó tâm của hình tròn là giao điểm của hai đường thẳng. Tiếp theo ta cần một chiếc compa. Các bạn tạo một Layer mới (đặt tên là Compa), bạn vẽ một chiếc compa (nếu có sẵn hình, bạn có thể đưa vào bằng cách chọn menu File→Import→Import To Stage). Nếu là hình tự vẽ, cần chuyển thành đối tượng ảnh bằng cách nhấn phím F8, chọn Graphic và chọn OK. Chọn công cụ Free Transform Tool, để di chuyển nút tròn trắng ở giữa (tâm xoay) trùng với một đầu của compa. Thay đổi kích thước, vị trí của compa để đầu compa (trùng với tâm xoay) chỉ vào tâm của đường tròn, đầu còn lại nằm trên đường tròn. Ở lớp Duong_tron, bạn xóa hai đường thẳng đi và tại Frame 20, bạn nhấn phím F5 để chèn thêm các Frame. Ở lớp Compa, bạn chọn Frame 20, nhấn phím F6 để chèn một Keyframe. Chọn công cụ Free Transform Tool, di chuyển con trỏ tới cạnh bên phải của hình chữ nhật bao quanh compa, thấy xuất hiện mũi tên hai chiều thì giữ và kéo dịch lên một chút. Quay lại Frame 10, nhấn F6 để chèn thêm một Keyframe. Dùng công cụ Free Transform Tool kéo hạt đen ở cạnh bên phải sang bên trái để lật đầu vẽ compa chạm vào mép đường tròn bên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_dao_tao_ky_nang_vi_tinh_phan_mem.doc
Tài liệu liên quan