Giáo trình Đào tạo máy trưởng hạng ba - Bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu

Lời giới thiệu 2

Mục lục 3

Chương I: Nội quy an toàn xưởng học thực hành máy 10

1.1 Trang phục bảo hộ cá nhân 10

1.2 Ý thức trách nhiệm bảo vệ dụng cụ, trang thiết bị phòng học 11

1.3 Các quy định an toàn trong khi làm việc 11

Chương II: Các dụng cụ tháo, lắp, đo, kiểm tra 19

2.1 Dụng cụ tháo lắp 19

2.2 Dụng cụ đo, kiểm tra 28

2.3 Căn lá 34

2.4 Công tác bảo quản dụng cụ 34

Chương III: Phân biệt các loại động cơ, chi tiết, cụm chi tiết, các hệ thống 39

3.1 Phân biệt các loại động cơ 39

3.2 Đọc các thông số kỹ thuật của động cơ 40

3.3 Phân biệt các chi tiết 41

3.4 Phân biệt cụm chi tiết 42

3.5 Phân biệt các hệ thống 42

Chương IV: Ảnh hưởng của công tác bảo quản, bảo dưỡng và sữa chữa đối với tuổi thọ động cơ 44

4.1 Ảnh hưởng công tác bảo quản đối với tuổi thọ động cơ 44

4.2 Ảnh hưởng của bảo dưỡng đối với tuổi thọ động cơ 44

4.3 Ảnh hưởng của sửa chữa đối với tuổi thọ động cơ 45

Chương V: Tác dụng của các loại dấu, kẹp chì, zoăng đệm, phanh hãm 48

5.1 Công dụng của dấu và cách đánh dấu 48

5.2 Công dụng của kẹp chì 49

5.3 Công dụng của các loại phanh hãm, cách tháo, lắp 49

5.4 Công dụng của các loại zoăng, đệm 49

Chương VI: Quy trình tháo, vệ sinh các chi tiết 51

6.1 Điều kiện động cơ phải vào sửa chữa 51

6.2 Khảo sát động cơ trước khi vào sửa chữa 51

6.3 Quy trình tháo động cơ 52

6.4 Vệ sinh chi tiết 52

Chương VII: Phương pháp xác định điểm chết piston, chiều quay trục khuỷu, thứ tự làm việc các xilanh 55

7.1 Mục đích 55

7.2 Các phương pháp xác định điểm chết piston 55

7.3 Các phương pháp xác định chiều quay trục khuỷu 56

7.4 Các phương pháp xác định thứ tự làm việc của các xilanh 57

Chương VIII: Các phương pháp phát hiện chi tiết máy hư hỏng và biện pháp khắc phục 59

8.1 Phương pháp công nghệ 59

8.2 Phương pháp lý hóa 62

8.3 Biện pháp phục hồi các chi tiết máy bị hỏng 62

Chương IX: Tháo, kiểm tra, sửa chữa cụm nắp xilanh. 64

9.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 64

9.2 Quy trình tháo nắp xi lanh, vệ sinh 65

9.3 Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng 67

9.4 Quy trình lắp ráp cụm nắp xilanh 67

Chương X: Tháo, kiểm tra, sửa chữa cụm piston – biên 70

10.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 70

10.2 Quy trình tháo cụm piston - biên, vệ sinh 71

10.3 Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng 73

10.4 Quy trình lắp ráp cụm piston – biên 76

10.5 Những sự cố xảy ra và biện pháp xử lý 78

Chương XI: Tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp sơmi xilanh 81

11.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 81

11.2 Quy trình tháo sơmi xilanh, vệ sinh 81

11.3 Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng 82

11.4 Quy trình lắp ráp 83

11.5 Kiểm tra độ kín nước sau lắp ráp 83

11.6 Những sự cố xảy ra và biện pháp xử lý 83

Chương XII: Tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp hộp trục khuỷu 86

12.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 86

12.2 Quy trình tháo bệ đỡ trục khuỷu, vệ sinh 87

12.3 Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng 89

12.4 Biện pháp khắc phục 92

12.5 Quy trình lắp ráp bệ đỡ trục khuỷu, những sự cố xảy ra và biện pháp xử lý 92

Chương XIII: Tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp hệ thống phân phối khí 95

13.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 95

13.2 Quy trình tháo trục cam, vệ sinh 96

13.3 Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng .98

13.4 Quy trình lắp đặt trục cam 101

13.5 Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt supap 103

13.6 Kiểm tra kỹ thuật sau lắp đặt và điều chỉnh, sự cố có thể xảy ra, biện pháp xử lý 104

Chương XIV: Tháo, kiểm tra điều chỉnh hệ thống cung cấp nhiên liệu 106

14.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 106

14.2 Bơm cao áp 109

14.3 Bộ phun nhiên liệu 117

14.4 Bơm cung cấp nhiên liệu 122

14.5 Bầu lọc nhiên liệu 131

Chương XV: Tháo, kiểm tra điều chỉnh hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát 137

15.1 Bơm dầu nhờn 137

15.2 Bơm ly tâm 145

15.3 Bầu làm mát 150

15.4 Bầu lọc dầu 156

Chương XVI: Hộp số ma sát cơ giới 166

16.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 166

16.2 Quy trình tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới 166

16.3 Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 175

Chương XVII: Hệ trục chân vịt 178

17.1 Kiểm tra độ đồng tâm trục chân vịt 178

17.2 Cách điều chỉnh tâm đường trục 178

17.3 Những hư hỏng thông thường và biện pháp khắc phục 184

Chương XVIII: Lắp ráp tổng thành động cơ 187

18.1 Công việc chuẩn bị trước khi lắp ráp 187

18.2 Lắp ráp tổng thành động cơ 187

Chương XIX: Quy trình chạy rà và thử nghiệm động cơ 190

19.1 Chạy rà động cơ nguội 190

19.2 Chạy rà nóng ở chế độ không tải 191

19.3 Chạy thử tải ở các chế độ quy định 192

 

doc219 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đào tạo máy trưởng hạng ba - Bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân máy. Chú ý: Lắp đệm chắn nước phải lọt hòan tòan vào rãnh xy lanh và đệm không bị xoắn. - Đặt xylanh vào thân động cơ. Dùng tay đặt xy lanh vào thân máy đảm bảo đúng chiều và đúng vị trí. Chú ý: Lắp xy lanh vào thân máy phải đồng tâm và không làm hỏng đệm chặn nước. - Đóng xy lanh vào thân máy. Đặt 1 thanh gỗ lên xy lanh rồi dùng búa đóng xy lanh từ từ vào thân máy. Chú ý: Tránh làm bể xy lanh. 11.5 Kiểm tra độ kín nước sau khi lắp ráp: +Đổ nước nóng khỏang 80-900C vào xy lanh rồi dùng gió nén thổi vào. Yêu cầu: nước không rò xuống đáy dầu. 11.6 Những sự cố xảy ra và biện pháp xử lý: Sơmi xylanh bị nứt vỡ, thủng thì lọai bỏ. Sơmi xylanh bị mòn côn, mòn méo thì dao lại trên máy doa chuyên dùng đúng theo kích thước sửa chữa. Sơmi xylanh bị trầy xước thì đánh bóng lại đúng theo kích thước sửa chữa. HOẠT ĐỘNG II: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM -Trình tự tháo sơmi xylanh. -Trình tự lắp sơmi xylanh. -Phương pháp kiểm tra sơmi xylanh. -Phương pháp sửa chữa sơmi xylanh. HOẠT ĐỘNG III: NGHE GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH DIỄN MẪU -Trình tự tháo sơmi xylanh. -Trình tự lắp sơmi xylanh. -Phương pháp làm sạch sơmi xy lanh. -Phương pháp kiểm tra sơmi xylanh. -Phương pháp sửa chữa sơmi xylanh. HOẠT ĐỘNG IV: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG -Tháo sơmi xylanh. - Làm sạch sơmi xy lanh. -Kiểm tra sơmi xylanh. -Sửa chữa sơmi xylanh -Lắp sơmi xylanh. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy nêu các hư hỏng và nguyên nhân của sơmi xylanh? Câu 2: Hãy nêu Quy trình tháo sơmi xilanh , vệ sinh sơmi xylanh? Câu 3: Hãy nêu Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng sơmi xylanh? Câu 4: Hãy nêu Quy trình lắp ráp sơmi xylanh? Câu 5: Hãy nêu Kiểm tra độ kín nước sau lắp ráp sơmi xylanh? Câu 6: Hãy nêu Những sự cố xảy ra và biện pháp xử lý sơmi xylanh? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: . Mã bài: .. Họ và tên học viên: . TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 .. .. . . ... . 2 .. .. . . ... . 3 .. .. . . ... . CHƯƠNG XII: THÁO, KIỂM TRA, SỮA CHỮA LẮP RÁP HỘP TRỤC KHUỶU Mã bài: MTH3-MĐ-14.12 Mục tiêu thực hiện: Học xong bài học này học viên sẽ có khả năng: - Kiểm tra và sửa chữa được hết những hư hỏng của trục khuỷu, đạt được độ chính xác đúng với chuẩn quy định cho sửa chữa, đồng thời đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Nội dung chính: - Cấu tạo, điều kiện làm việc. - Quy trình tháo lắp. - Các phương pháp và dụng cụ phát hiện hết và chính xác những hư hỏng như: Mòn côn, mòn méo, cong, xoắn trục, nứt trục. - Tiến hành các biện pháp sửa chữa: Mài trên thiết bị chuyên dùng để khắc phục ô van, mòn cổ trục. Nắn trục để khắc phục cong xoắn của trục trên thiết bị chuyên dùng. - Những biện pháp bảo đảm an toàn về vệ sinh công nghiệp. Các hình thức học tập: -Các hư hỏng và nguyên nhân. -Quy trình tháo bệ đỡ trục khuỷu, vệ sinh. -Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng. -Biện pháp khắc phục. -Quy trình lắp ráp bệ đỡ trục khuỷu, những sự cố xảy ra và biện pháp xử lý. HOẠT ĐỘNG I: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 12.1 Các hư hỏng và nguyên nhân. Trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể và lực quán tính. Những lực này có trị số rất lớn và thay đổi theo chu kỳ nhất định nên có tính chất va đập rất mạnh. Ngoài ra, trong quá trình làm việc trục khuỷu còn chịu ma sát, mài mòn. Trục khủyu thường được sửa chữa theo code sửa chữa. Mỗi code sửa chữa là 0,25mm. Yêu cầu kỹ thuật: - Độ côn cho phép từ (0,02 - 0,1 )mm. - Độ méo cho phép từ (0,02 - 0,1 )mm. - Độ cong cho phép từ 0,01 mm. - Độ sai lệch bán kính tay quay trục khủyu cho phép £ 0,117mm - Độ dịch dọc của trục khủyu £ 0,1mm - Độ đảo cho phép £ 0,02mm Hình 12.1: Kết cấu trục khủyu 12.2 Quy trình tháo bệ đỡ trục khuỷu, vệ sinh: 12.2.1. Dụng cụ, thiết bị, vật liệu: -Dụng cụ tháo lắp, dụng cụ làm sạch. -Dụng cụ kiểm tra, sửa chữa. -Cẩu, palăng. 12.2.2 Vệ sinh bên ngoài: -Dùng dụng cụ làm sạch, giẻ lau, thiết bị rửa, chất tẩy rửa, máy nén khí...v.v. để làm sạch bên ngòai trục khủyu -Yêu cầu làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ đảm bảo trục khủyu và nơi làm việc khô ráo, sạch sẽ. 12.2.3. Tháo các bộ phận liên quan: -Tuỳ theo động cơ cụ thể có thể có : -Tháo nắp máy. -Tháo đáy dầu. -Tháo nhóm piston – thanh truyền. 12.2.4. Tháo trục khủyu: -Làm dấu chiều và vị trí lắp các nắp ổ đỡ trục khủyu. -Sử dụng chấm dấu, búa làm dấu rõ ràng chiều và vị trí lắp các nắp ổ đỡ trục khủyu. -Tháo các bu lông/đai ốc bắt nắp đầu ổ đỡ trục khủyu -Sử dụng khẩu, cần siết, tay quay nhanh tháo đều và đối xứng từ ngòai vào trong các bulông/đai ốc bắt nắp ổ đỡ. -Lấy nắp ổ đỡ trục khủyu ra ngòai. -Sử dụng cây nạy, nạy lấy nắp ổ đỡ trục khủyu ra ngòai. Chú ý: Chiều và vị trí lắp các nắp ổ đỡ. -Lấy trục khủyu ra ngòai. -Sử dụng palăng, cẩu lấy trục khủyu ra ngòai khỏi thân máy. Chú ý: Tránh làm rơi trục khủyu. Ổ đỡ, bulông, đai ốc lắp ráp trục khuỷu Hình 12.3: Thứ tự tháo bulông trục khuỷu Ổ đỡ Đầu trục khuỷu Hình 12.2: Kết cấu trục khuỷu trên bệ máy và ổ đỡ thanh truyền 12.2.5 Làm sạch sau khi tháo: -Dùng dụng cụ làm sạch, giẻ lau, thiết bị rửa, chất tẩy rửa, máy nén khí...v.v. để làm sạch trục khủyu và các đường dẫn dầu nhờn bên trong trục khủyu. -Yêu cầu làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ đảm .bảo trục khủyu và nơi làm việc khô ráo, sạch sẽ. 12.3 Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng: 12.3.1 Kiểm tra vết nứt: +Dùng kính lúp và mắt kiểm tra vết nứt ở má khủyu, cổ trục, cổ biên, đối trọng của trục khủyu. 12.3.2 Kiểm tra trầy xước bề mặt cổ trục và cổ biên: -Dùng kính lúp và mắt kiểm tra trầy xước bề mặt làm việc của cổ trục và cổ biên của trục khủyu. 12.3.3 Kiểm tra độ côn các cổ trục, cổ biên: -Sử dụng pan me đo ngòai đo 3 vị trí trên cùng một đường sinh của cổ trục hoặc cổ biên của trục khủyu. Độ côn = ú fA - fB ú hoặc Độ côn = ú fA - fC ú hoặc Độ côn = ú fB - fC ú -Yêu cầu kỹ thuật: +Độ côn £ 0,025 mm Cổ trục fA fB fA fA' Hình 12.4.Kiểm tra độ côn cổ trục, cổ biên 12.3.4 Kiểm tra độ méo cổ trục, cổ biên: -Sử dụng panme đo ngòai đo 3 vị trí tương tự như kiểm tra độ côn của cổ trục hoặc cổ biên của trục khủyu, ở mỗi vị trí đo hai đường kính vuông góc nhau. Độ méo = ú fA - fA' ú hoặc Độ méo = ú fB - fB' ú hoặc Độ méo = ú fC - fC' ú -Yêu cầu kỹ thuật: +Đối với cổ trục: Độ méo £ 0,025 mm +Đối với cổ biên: Độ méo £ 0,050 mm Đồng hồ so Trục khủyu Giá đỡ Hình 12.5.Kiểm tra độ méo cổ trục, cổ biên 12.3.5 Kiểm tra độ cong: -Gá trục khủyu lên máy tiện. Đặt đồng hồ so lên bàn se dao cho mũi đo tì vào cổ trục giữa. Quay trục khủyu tìm vị trí cao nhất, đọc được giá trị A, sau đó quay trục khủyu 180o, đọc giá trị B. Độ cong = ( A - B ) / 2 -Yêu cầu kỹ thuật: +Độ cong cho phép £ 0,02mm Kiểm tra độ dịch dọc: -Lắp trục khủyu vào thân máy đúng yêu cầu kỹ thuật. Tỳ mũi đo của đồng hồ so vào mặt bích lắp bánh đà. Sử dụng cây nạy bẩy trục khủyu hết về một phía, đọc giá trị A trên đồng hồ. Bẩy trục khủyu ngược lại, đọc giá trị B trên đồng hồ. -Khe hở dịch dọc = | A - B | -Yêu cầu kỹ thuật: +Khe hở dịch dọc £ 0,2mm Cây nạy So kế Trục khủyu Hình 12.6.Kiểm tra độ cong cổ trục, cổ biên Kiểm tra bán kính tay quay trục khủyu: -Gá trục khủyu lên máy tiện. Quay trục khủyu cho máy cần kiểm tra lên đIểm chết trên. Dùng thước đo cao, đo tại đường sinh cao nhất được giá trị H. Quay trục khủyu 180o Dùng thước đo cao, đo tại đường sinh cao nhất được giá trị h. -Bán kính tay quay trục khủyu: R= ( H - h ) / 2 -Yêu cầu kỹ thuật: +Độ sai lệch của các bán kính £ 0,117mm Hình 12.7.Kiểm tra bán kính tay quay trục khủyu Biện pháp khắc phục: -Trục khủyu bị nứt thì thay mới. -Trục khủyu bị trầy xước bề mặt cổ trục và cổ biên thì mài lại trên máy mài tròn ngòai theo code sửa chữa rồi thay bạc lót mới. -Trục khủyu bị côn, méo cổ trục, cổ biên quá giới hạn cho phép thì mài lại trên máy mài tròn ngòai theo code sửa chữa rồi t0hay bạc lót mới. -Trục khủyu bị cong thì nắn lại trên thiết bị chuyên dùng. -Khe hở dịch dọc lớn hơn qui định thì thay bạc chắn dịch dọc mới. -Bán kính tay quay trục khủyu sai lệch lớn hơn qui định thì mài lại trên máy mài tròn ngòai theo code sửa chữa rồi thay bạc lót mới. 12.5 Quy trình lắp ráp bệ đỡ trục khuỷu, những sự cố xảy ra và biện pháp xử lý: -Vệ sinh trục khuỷu, các bạc lót gối đỡ và gối đỡ trục khuỷu. -Sử dụng dầu rửa, khí nén, giẻ lau làm sạch hết các cặn bẩn trên trục khuỷu, các gối đỡ và các đường dẫn dầu nhờn . -Lắp bạc cổ trục vào thân động cơ và nắp gối đỡ. -Dùng tay lắp bạc cổ trục vào thân động cơ và nắp gối đỡ đảm bảo đúng chiều và đúng vị trí. -Đặt trục khuỷu vào phần gối đỡ trên thân động cơ. -Sử dụng tay hoặc cẩu đặt trục khuỷu vào phần gối đỡ trên thân động cơ đảm bảo không làm bạc lệch vị trí và biến dạng. -Lắp các nắp gối đỡ. +Sử dụng khẩu, cần siết, tay quay nhanh +Lắp các nắp gối đỡ đúng chiều, đúng vị trí, siết các bulông lắp ghép đúng nguyên tắc và đúng lực siết theo chuẩn. +Chú ý: Khóa các bulông lắp ghép chắc chắn. -Quay thử trục khuỷu sau khi lắp. -Sử dụng khẩu, cần siết, tay quay máy Quay trục khuỷu đảm bảo trục khủyu quay nhẹ tay, không bị sượng. Hình 12.8. Vệ sinh trục khuỷu, các bạc lót gối đỡ và bạc đỡ trục khuỷu. Đầu máy Cần siết Chiều lắp Vị trí Đai ốc Hình 12.10. Thứ tự lắp bulông trục khuỷu Hình 12.9. Lắp trục khuỷu theo dấu nhà chế tạo HOẠT ĐỘNG II: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM Nghiên cứu tài liệu và thảo luận nhóm về: + Đặc điểm cấu tạo và ưu nhược điểm của các loại trục khuỷu. + Trình tự tháo lắp trục khuỷu. + Phương pháp kiểm tra sửa chữa trục khuỷu. HOẠT ĐỘNG III: NGHE GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH DIỄN MẪU - Trình tự tháo lắp trục khuỷu. - Phương pháp kiểm tra trục khuỷu. - Phương pháp sửa chữa trục khuỷu. HOẠT ĐỘNG IV: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG - Tháo lắp trục khuỷu. - Kiểm tra trục khuỷu. - Sửa chữa trục khuỷu. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy nêu các hư hỏng và nguyên nhân? Câu 2: Hãy nêu quy trình tháo bệ đỡ trục khuỷu, vệ sinh? Câu 3: Hãy nêu kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng? Câu 4: Hãy nêu các biện pháp khắc phục về hư hỏng trục khuỷu? Câu 5: Hãy nêu quy trình lắp ráp bệ đỡ trục khuỷu, những sự cố xảy ra và biện pháp xử lý? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: . Mã bài: .. Họ và tên học viên: . TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 .. .. . . ... . 2 .. .. . . ... . 3 .. .. . . ... . CHƯƠNG XIII: THÁO, KIỂM TRA, SỮA CHỮA VÀ LẮP RÁP HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ Mã bài: MTH3-MĐ-14.13 Mục tiêu thực hiện: - Kiểm tra tổng quát để phát hiện các hư hỏng của trục cam, bạc trục cam và các bánh răng dẫn động (đối với loại dẫn động bằng bánh răng) hoặc trục cam, bạc trục cam, bánh đai dẫn động và dây đai (đối với loại dẫn động bằng dây đai) - Xác định tình trạng kỹ thuật của trục cam và các chi tiết liên quan một cách chính xác và an toàn. - Tiến hành sửa chữa, điều chỉnh hết các hư hỏng của trục cam và các chi tiết liên quan đảm bảo các thông số kỹ thuật của nhà chế tạo quy định và đảm bảo trục cam hoạt động tốt với độ tin cậy cao. Nội dung chính: -Các hư hỏng và nguyên nhân -Quy trình tháo trục cam, vệ sinh -Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng -Quy trình lắp đặt trục cam -Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt supap -Kiểm tra kỹ thuật sau lắp đặt và điều chỉnh, sự cố có thể xảy ra, biện pháp xử lý Các hình thức học tập: HOẠT ĐỘNG I: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 13.1 Các hư hỏng và nguyên nhân: Cơ cấu phân phối khí có những hư hỏng đặt trưng như sau: -Bề mặt tiếp xúc với đế xúpáp và cò mổ hay mấu cam bị mòn do va đập. Đối với đuôi xúpáp sự mài mòn này phụ thuộc nhiều vào khe hở giữa đuôi xúpáp và chi tiết tiếp xúc với nó, khe hở càng lớn thì mài mòn càng nhiều. Để khắc phục nhà chế tạo có một số biện pháp như sử dụng con đội thủy lực, gắn nắp đậy trên đuôi xúpáp và tăng cường khả năng nhờn cho đuôi xúpáp. Đối với nấm xúpáp ngoài việc chọn vật liệu chế tạo thì việc hoàn thiện sự làm việc của động cơ sẽ hạn chế tốc độ mài mòn của nấm xúpáp. - Sự nhờn thân xúpáp trong quá trình làm việc bị hạn chế, do đó lượng dầu nhờn đưa đến xúpáp cần phải chú ý. Nếu lượng dầu nhờn đưa đến xúpáp nhiều sẽ làm cho động cơ tiêu hao dầu nhờn nhiều và ngựơc lại nếu lượng dầu nhờn đưa đến xúpáp ít sẽ làm cho thân xúpáp nhanh mòn. - Sự ăn mòn hóa học chủ yếu tác động xấu đến bề mặt tiếp xúc của nấm xúpáp và đế xúpáp. Trong môi trường nhiệt độ cao kết hợp với các hóa chất thi bề mặt tiếp xúc trên dễ bị rỗ khuyết và chính từ sự ăn mòn này sẽ làm cho khả năng làm kín của xúpáp sẽ giảm đi đáng kể. 13.2 Quy trình tháo trục cam, vệ sinh: Các bước công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Tiêu chuẩn thực hiện 1. Vệ sinh sơ bộ động cơ. - Giẻ lau. - Dầu diesel. - Khay chứa. - Làm sạch bụi bẩn, dầu nhờn bám trên động cơ. 2. Tháo đai ốc pu-li đầu trục khuỷu. - Khẩu. - Cần siết. - Dụng cụ chuyên dùng giữ trục khuỷu. - Lấy được đai ốc pu-li đầu trục khuỷu ra ngoài, không làm hư hỏng đai ốc, pu-li. 3. Lấy pu-li ra ngoài. - Khẩu. - Clê. - Vam tháo pu-li. - Khay chứa. - Lấy được pu-li ra ngoài, không làm biến dạng, bể , nứt pu-li. - Đặt vam phải đồng tâm. 4. Tháo nắp che bánh răng trục cam và trục khuỷu. - Khẩu. - Clê. - Tháo được nắp che bánh răng trục cam và trục khuỷu, không làm hỏng phốt chắn dầu nhờn . 5. Tháo đai ốc đầu bánh răng cam. - Khẩu. - Cần siết. - Dụng cụ giữ trục cam. - Khay chứa. - Lấy được đai ốc đầu bánh răng cam ra ngoài, không làm hư hỏng đai ốc, bánh răng cam. - Cố định trục cam. 6. Lấy bánh răng cam ra ngoài. - Khẩu. - Clê. - Vam tháo bánh răng cam. - Lấy bánh răng cam ra ngoài, không làm biến dạng, nứt, bể bánh răng. - Chọn vam phù hợp với kích thước bánh răng cam. - Đặt vam phải đồng tâm. 7. Tháo miếng chặn dịch dọc đầu trục cam. - Clê. - Khẩu. - Khay chứa. - Lấy được miếng chặn dịch dọc ra ngoài, không làm biến dạng, hư hỏng miếng chặn dịch dọc. - Chú ý chiều lắp. 8. Lấy các con đội ra ngoài. - Kềm nhọn, nam châm. - Khay chứa. - Lấy hết các con đội ra ngoài, không làm trầy xước, biến dạng các con đội. (Dụng cụ giữ chi tiết nhỏ bằng nam châm) 9. Lấy trục cam ra ngoài. - Dùng tay nâng trục cam. - Nâng đều hai đầu trục cam để lấy ra ngoài, không làm trầy xước trục cam. 13.3 Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng: 13.3.1 Kiểm tra;: Các bước công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Tiêu chuẩn thực hiện 1. Vệ sinh trục cam. - Giẻ lau. - Dầu Diesel. - Khay chứa. - Làm sạch sẽ hết bụi bẩn, dầu nhờn bám trên trục cam. 2. Kiểm tra tổng quát. - Kính lúp. - Quan sát tìm được vết nứt, mẻ, cào xước bề mặt cổ trục hoặc mấu cam. 3. Kiểm tra độ côn của các cổ trục cam. - Pan me đo ngoài . - Thước cặp. - Xác định được độ côn của các cổ trục cam và so sánh với chuẩn KT.. 4. Kiểm tra độ méo của các cổ trục cam. - Pan me đo ngoài. - Thước cặp. - Xác định được độ méo của các cổ trục cam và so sánh với chuẩn kỹ thuật. 5. Kiểm tra độ cong. - Đồng hồ so đo ngoài, đồ gá. - Xác định được độ cong của trục cam và so sánh với chuẩn kỹ thuật. - Đo đúng vị trí. - Gá đặt trục cam phải ngay thẳng. 6. Kiểm tra độ nâng cam. - Thước đo cao. - Bàn máp. - Khối V. - Xác định được độ nâng cam và so sánh với chuẩn kỹ thuật. 7. Kiểm tra khe hở giữa cổ trục cam và ổ đỡ. - Pan me đo ngoài . - Thước cặp. - Xác định được khe hở giữa cổ trục cam với ổ đỡ và so sánh với chuẩn kỹ thuật. - Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp. 8. Kiểm tra độ dịch dọc của trục cam. - Đồng hồ so đo ngoài. - Xác định được độ dịch dọc và so sánh với chuẩn kỹ thuật. 9. Kiểm tra độ mòn của bánh răng dẫn động và bánh răng cam. - Đồng hồ so đo ngoài. - Căn lá. - Xác định được vết nứt, mẽ của bánh răng. - Xác định được khe hở giữa hai bánh răng và so sánh với chuẩn kỹ thuật. 10. Kiểm tra độ vênh của bánh răng dẫn động và bánh răng cam. - Đồng hồ so đo ngoài. - Căn lá. - Xác định được độ vênh của hai bánh răng - So sánh với chuẩn kỹ thuật và tìm nguyên nhân. 13.3.2. Sữa chữa: Các bước công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Tiêu chuẩn thực hiện 1. Sửa chữa khe hở giữa cổ trục cam và ổ đỡ. - Bạc lót ổ đỡ mới. - Sửa chữa khe hở giữa cổ trục cam và ổ đỡ đạt yêu cầu kỹ thuật qui định bằng cách thay bạc lót ổ đỡ mới đúng loại. 2. Sửa chữa độ côn, độ méo của các cổ trục cam. - Máy mài chuyên dùng. - Sửa chữa độ côn, độ méo của các cổ trục cam đạt chuẩn kỹ thuật qui định. 3. Sửa chữa độ nâng cam. - Máy mài chuyên dùng. - Sửa chữa độ nâng cam đạt đựơc giá trị cho phép của chuẩn kỹ thuật. 4. Sửa chữa độ dịch dọc của trục cam. - Đệm chắn dịch dọc mới. - Sửa chữa độ dịch dọc của trục cam đạt được giá trị cho phép bằng cách thay đệm chắn dịch dọc mới phù hợp. 5. Sửa chữa vết trầy xước cổ trục cam. - Giấy nhám mịn. - Dầu diesel. - Sửa chữa hết các vết trầy xước cổ trục cam. 13.4. Quy trình lắp đặt trục cam: 13.4.1 Lắp đặt trục cam: Trình tự lắp được tiến hành ngược lại với trình tự tháo và có đặc điểm sau: Các bước công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Tiêu chuẩn thực hiện 1. Vệ sinh trục cam và các ổ đỡ. - Giẻ lau. - Dầu diesel. - Khay chứa. - Khí nén. - Làm sạch sẽ bụi bẩn bám trên trục cam và các ổ đỡ. 2. Bôi dầu nhờn lên các cổ trục. - Dầu nhờn . - Bôi đều các cổ trục. 3. Đưa trục cam vào thân máy. - Dùng tay. - Đặt trục cam vào động cơ một cách dễ dàng. - Xoay trục cam nhẹ nhàng. - Đặt trục cam vào phải đồng tâm với các ổ đỡ. 4. Lắp miếng chặn dịch dọc. - Khẩu. - Clê. - Lắp miếng chặn dịch dọc đúng chiều lắp, chú ý đệm điều chỉnh dịch dọc. 5. Lắp bánh răng cam lên trục cam. - Búa nhựa. - Khẩu - Lắp bánh răng cam phải đúng dấu ăn khớp với bánh răng trục khuỷu. - Siết đai ốc hãm bánh răng đúng lực. 6. Lắp nắp che bánh răng cam. - Khẩu. - Clê. - Lắp nắp che bánh răng cam phải bảo đảm kín dầu. 7. Lắp pu-li đầu trục khuỷu. - Búa nhựa. - Lắp pu-li đầu trục khuỷu, không làm biến dạng pu-li. 8. Lắp con đội, đũa đẩy. - Dùng tay. - Lắp con đội và đũa đẩy đúng chiều lắp. - Không làm trầy xước con đội. 13.4.2. Đặt cam: Các bước công việc Dụng cụ, trang bị, vật liệu Tiêu chuẩn thực hiện 1. Quay trục khuỷu đến vị trí thích hợp. - Động cơ. - Khẩu, clê. - Quay trục khuỷu cho dấu trên bánh răng đầu trục khuỷu trùng với một dấu qui định của nhà chế tạo. 2. Lắp bánh răng cam cho dấu ăn khớp với dấu của bánh răng trục khuỷu. - Động cơ. - Búa cao su. - Lắp đúng dấu. 3. Lắp đai ốc cố định bánh răng cam trên trục cam. - Động cơ. - Khẩu, clê. - Siết đúng lực. 4. Lắp vành chắn dịch dọc trục cam. - Khẩu, clê. - Động cơ. - Lắp đúng chiều lắp vành chắn dịch dọc. 13.5. Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt supap: Sau khi lắp hoàn chỉnh các bộ phận của cơ cấu phân phối khí phải tiến hành kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt của xúpáp theo trình tự sau: - Quay trục khuỷu cho piston của máy cần kiểm tra (điều chỉnh) ngay điểm chết trên, cuối nén đầu nổ. - Chọn căn lá có chiều dày vừa với khe hở giữa đuôi xúpáp và cò mổ (hoặc khe hở giữa đuôi xúpáp và con đội, hoặc khe hở giữa đuôi xúpáp và mấu cam): Yêu cầu kéo căn lá trượt dọc theo khe hở. - Đọc giá trị chiều dày căn lá và so sánh với thông số khe hở qui định. Nếu không đúng qui định phải điều chỉnh lại khe hở. - Điều chỉnh bằng cách nới lõng đai ốc khóa, sau đó kết hợp kéo căn lá dọc theo khe hở và xoay vít điều chỉnh chậm đến khi nào vừa thì dừng lại, lấy căn lá ra ngoài, giữ cố định vít điều chỉnh và vặn cứng đai ốc khóa. - Kiểm tra khe hở lần cuối. - Tiếp tục quay trục khuỷu theo chiều làm việc của động cơ và điều chỉnh khe hở nhiệt của xúpáp máy có thứ tự nổ tiếp theo. 13.6 Kiểm tra kỹ thuật sau lắp đặt và điều chỉnh, sự cố có thể xảy ra, biện pháp xử lý: - Trục cam bị gãy: + Do khe hở giữa cổ trục cam và ổ trục lớn. + Do kênh xúpáp. + Do đặt cam sai. - Nứt, mẽ răng của bánh răng cam: + Do bị vướng vật lạ. + Do khe hở ăn khớp quá lớn. + Do thiếu dầu nhờn . + Do các bánh răng bị đảo. - Trục cam bị cong: + Do khe hở giữa các ổ đỡ và cổ trục cam lớn và không đều. HOẠT ĐỘNG II: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM - Vật liệu dùng làm ổ trượt: hợp kim babit, hợp kim đồng chì, hợp kim nhôm. - Vật liệu phi kim loại: nhựa tổng hợp làm bánh răng. - Phân bố các bộ phận của trục cam. - Góc nâng cam: cam nạp, cam thải. - Dấu lắp ghép của các bánh răng: bánh răng đầu trục khuỷu, bánh răng đầu trục cam. HOẠT ĐỘNG III: NGHE GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH DIỄN MẪU - Tháo lắp trục cam - Kiểm tra trục cam HOẠT ĐỘNG IV: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG - Tháo lắp trục cam + Dấu lắp ghép và vị trí tương quan giữa các chi tiết: piston động cơ, mấu cam, sự đóng mở của xúpáp, dấu trên các bánh răng. + Tháo trục cam không tháo nắp máy (trục cam nằm ở thân máy). - Kiểm tra trục cam +Kiểm tra các phần của trục cam. +Đánh giá tình trạng kỹ thuật và đưa biện pháp khắc phục. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy cho biết ảnh hưởng của việc lắp sai dấu ăn khớp giữa bánh răng đầu trục khuỷu và bánh răng đầu trục cam? Câu 2: Cho biết tại sao kích thước đường kính các cổ trục cam không bằng nhau? Câu 3: Hãy cho biết phương pháp xác định cam nạp, cam thải? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: . Mã bài: .. Họ và tên học viên: . TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 .. .. . . ... . 2 .. .. . . ... . 3 .. .. . . ... . CHƯƠNG XIV: THÁO, KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU Mã bài: MTH3-MĐ-14.14 Mục tiêu thực hiện: - Giải thích được các hư hỏng và nguyên nhân của hệ thống cung cấp nhiên liệu. - Tháo lắp bơm cao áp; bộ phun nhiên liệu; bơm cung cấp nhiên liệu; bầu lọc nhiên liệu. - Giải thích được công dụng, nguyên lý, yêu cầu làm việc của bơm cao áp; bộ phun nhiên liệu; bơm cung cấp nhiên liệu; bầu lọc nhiên liệu. - Kiểm tra để phát hiện các hư hỏng của bơm cao áp; bộ phun nhiên liệu; bơm cung cấp nhiên liệu; bầu lọc nhiên liệu. Nội dung chính: -Các hư hỏng và nguyên nhân. -Bơm cao áp. -Bộ phun nhiên liệu. -Bơm cung cấp nhiên liệu. -Bầu lọc nhiên liệu. Các hình thức học tập: HOẠT ĐỘNG I: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 14.1 Các hư hỏng và nguyên nhân. 14.1.1. Hiện tượng 1: Khởi động động cơ không nổ, không có khói xả mặc dù số vòng quay vẫn đảm bảo. 14.1.2. Nguyên nhân: -Không có nhiên liệu vào buồng đốt do: - Khi vận hành quên kéo thước nhiên liệu về vị trí cung cấp nhiên liệu. - Hết nhiên liệu trong thùng chứa. - Đường ống dẫn bị tắc, bầu lọc bị tắc. - Bơm truyền, bơm cao áp bị hỏng. - Tất cả các vòi phun bị nghẹt hay kẹt đóng. - Áp suất phun quá cao. - Bulông liên kết của bơm bị gãy. - Bị lọt gió từ thùng chứa đến bơm truyền. 14.1.3. Hiện tượng 2: Khởi động động cơ có khói xả màu trắng, động cơ không nổ mà số vòng quay vẫn đảm bảo. 14.1.4. Nguyên nhân: - Nhiên liệu bị lọt gió: + Xả chưa hết gió trong hệ thống nhiên liệu. + Đường ống dẫn từ thùng chứa đến bơm truyền bị hở. + Bơm truyền không kín. - Nhiên liệu có lẫn nước. - Đặt bơm không đúng thời điểm. - Áp lực phun thấp, vòi phun bị kẹt mở. 14.1.5. Hiện tượng 3: Khởi động động cơ không nổ, có khói xả màu đen. 14.1.6. Nguyên nhân: Áp suất phun thấp. 14.1.7. Hiện tượng 4: Động cơ đang hoạt động rồi từ từ tắt. 14.1.8. Nguyên nhân: - Hết nhiên liệu. - Mạch tiếp vận bị tắc hoặc hở dẫn đến lọt không khí vào trong hệ thống nhiên liệu. 14.1.9 Hiện tượng 5: Động cơ đang hoạt động đột nhiên ngừng hẳn. 14.1.10. Nguyên nhân: - Bulông liên kết bị gãy. - Trục cam bơm cao áp bị gãy, kẹt. 14.1.11. Hiện tượng 6: Động cơ hoạt động không ổn định. 14.1.12. Nguyên nhân: - Trong nhiên liệu có lẫn gió hoặc nước. - Đường ống nhiên liệu hoặc bầu lọc bị tắc một phần, van ổn áp điều chỉnh không đúng. - Đặt bơm cao áp sớm hoặc muộn. - Bơm cao áp điều chỉnh sai lượng nhiên liệu. - Áp suất phun ở các vòi phun không đều. - Vòi phun bị kẹt đóng hoặc kẹt mở. - Bầu lọc không khí bị nghẹt một phần. 14.1.13. Hiện tượng 7: Động cơ hoạt động không đều ở các máy, động cơ làm việc bị rung giật, khói xả không đều có lẫn khói đen hoặc khói trắng. 14.1.14. Nguyên nhân: Có máy chết hoặc yếu là do: - Áp suất phun của vòi phun quá cao hoặc quá thấp, vòi phun kẹt đóng hoặc kẹt mở. - Hư hỏng ở một vài phân bơm hoặc điều chỉnh không đúng, van triệt hồi bị kẹt đóng, piston bơm cao áp bị kẹt trầy xước, đường ống cao áp bị nghẹt. - Áp suất không đảm bảo ở một vài xylanh. - Đệm đầu vòi phun không kín, vòi phun siết không chặt. - Do lắp sai đường ống cao áp. 14.1.15. Hiện tượng 8: Công suất động cơ không đảm bảo. 14.1.16. Nguyên nhân: - Nhiên liệu lẫn nước hoặc gió. - Đặt bơm cao áp sớm hoặc muộn. - Bơm cao áp điều chỉnh sai. - Thanh răng bị kẹt. 14.1.17. Hiện tượng 9: Động cơ làm việc có khói xả màu đen hoặc xám. 14.1.18. Nguyên nhân: - Áp suất phun quá thấp hoặc vòi phun nhỏ giọt. - Điều chỉnh bộ điều tốc và lưu lượng bơm cao áp sai. - Bơm muộn hoặc các thời điểm phun ở các phân bơm không đều. - Sử dụng nhiên liệu không đúng loại. - Tính trạng kỹ thuật của động cơ không tốt: động cơ quá cũ. 14.1.19. Hiện tượng 10: động cơ làm việc có khói xả màu trắng. 14.1.20. Nguyên nhân: - Nhiên liệu có lẫn gió hoặc nước. - Đặt bơm cao áp sai. - Có một vài máy chết nhưng nhiên liệu vẫn phun vào buồng đốt. - Vòi phun bị kẹt mở, áp suất phun

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_dao_tao_may_truong_hang_ba_bao_duong_sua_chua_may.doc