Các yếu tố gây ra cháy nổ trên tàu
1.2.1 Các điều kiện cần thiết cho sự cháy
1.2.1.1 Bản chất của sự cháy: Cháy là phản ứngôxy hoá xảy ra giữa chất cháy được với ôxy của không khí, quá trình kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng.
1.2.1.2 Các yếu tố cần thiết cho sự cháy:
a) Tam giác cháy:
Điều kiện cần và đủ để hình thành một đám cháy là phải có đủ 3 yếu tố sau đây hay còn được gọi là tam giác cháy.
- Chất cháy là vật có khả năng cháy được khi có mặt của oxy và nguồn nhiệt. Chất cháy có thể là chất rắn, chất lỏng, chất khí,
- Ôxy Trong không khí oxy chiếm 21%, là dưỡng khí cho phản ứng cháy. Ôxy còn do các tác nhân oxy hoá sinh ra.
- Nguồn nhiệt là yếu tố xúc tác phát sinh phản ứng cháy. Nhờ nguồn nhiệt, chất cháy được gia tăng đến nhiệt độ bắt lửa (điểm bắt cháy). Với sự có mặt của ôxy, phản ứng cháy sẽ xảy ra.
Tính dễ cháy của vật liệu quyết định đến sự bốc cháy. (thể hiện ở nhiệt độ bắt lửa cao hay thấp). Như vậy thiếu một trong ba yếu tố này, không thể hình thành đám cháy
b) Phản ứng dây chuyền
Dẫu sao, tam giác cháy chưa thể nói lên được điều kiện để đám cháy diễn biến một cách liên tục và vì thế cũng chưa thể minh hoạ đầy đủ nguyên lý chữa cháy mà có một khía cạnh khác mà chúng ta phải quan tâm khi đám cháy xảy ra đó là khi phản ứng cháy xảy ra kèm theo quá trình toả nhiệt và phát sáng. Năng lượng nhiệt của phản ứng ban đầu sẽ cung cấp cho những phãn ứng sau tiếp tục xảy ra. Phản ứng ôxy hoá của quá trình cháy có tính chất dây chuyền, càng về sau càng mạnh mẽ hơn.
Khi đó có một yếu tố khác quyết định cho sự cháy đó là: Phản ứng dây chuyền xảy ra khi nhiệt được truyền đi từ phần tử này đến phần tử kia của chất cháy tạo ra sự lan truyền nhiệt của đám cháy. Khi nhiệt độ trong lòng đám cháy càng cao thì khả năng lan truyền càng mạnh mẽ do việc truyền nhiệt dễ dàng hơn. Trong trường hợp này quan niệm về tam giác cháy trở thành tứ diện cháy. Nhờ nhiệt độ cao, phản ứng dây chuyền xảy ra ngày càng mãnh liệt, nếu như không có biện pháp ngăn chặn ngay thì đám cháy sẽ xảy mãnh liệt hơn và khả năng dập tắt nó càng trở nên khó khăn hơn (việc tiếp xúc với đám cháy khó khăn).
115 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đào tạo máy trưởng hạng ba môn an toàn cơ bản và bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay: cơ nhị đầu, cơ tam đầu.
Cơ cẳng tay: nhóm trước tác dụng gập bàn tay; nhóm sau tác dụng duỗi bàn tay; nhóm bên tác dụng xoay và ngửa cẳng tay và bàn tay.
Các cơ bàn tay.
d) Cơ chi dưới
Các cơ vùng mông: tác dụng nối đùi vào thân và cử động đùi, trong đó có cơ mông phát triển nhất.
Các cơ đùi: nhóm trước tác dụng duỗi cẳng chân; nhóm sau tác dụng gập cẳng chân; nhóm trong tác dụng xuay cẳng chân.
Các cơ cẳng chân: tác dụng cử động bàn chân, ngón chân. Những cơ này có cơ bắp chân là lớn nhất làm cử động xương bàn chân, xương gót chân.
1.2.3 Hệ tuần hoàn
1.2.3.1 Tim
Tim là một túi cơ có 4 ngăn: 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ. Tâm thất và tâm nhĩ mỗi bên thông với nhau bởi van tim. Tim nằm trong lồng ngực giữa hai lá phổi hơi lệch về trái từ xương sườn thứ 2 đến xương sườn thứ 4. Tim có dạng hình chóp nặng khoảng 300g.
Khi 2 tâm nhĩ co 0,1s để đẩy máu xuống 2 tâm thất rồi giản nghỉ khoảng 0,3s. Tiếp theo 2 tâm thất co để đẩy máu ra động mạch chủ và động mạch phổi, sau đó toàn bộ tim giãn nghỉ khoảng 0,4s. Như vậy 1 phút tâm thất co đẩy khoảng 5,25 lít máu. Một chu kỳ nhịp đập của tim là 0,8s trong đó nghỉ 0,4s đủ để cơ tim phục hồi hoàn toàn.
1.2.3.2 Mạch máu
Động mạch: dẫn máu từ tâm thất trái đi nuôi cơ thể.
Tĩnh mạch: dẫn máu chứa nhiều CO2 từ các cơ quan về tim.
Mao mạch: là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất dinh dưỡng, O2 với chất bài tiết và CO2.
1.2.3.3 Sự vận chuyển máu trong mạch
Máu chảy trong mạch máu với vận tốc khác nhau. Ở động mạch chủ máu chảy với vận tốc lớn khoảng 0,5m/s, còn trong các mạch máu nhỏ thì mạch máu giảm dần, trong mao mạch vận tốc khoảng 0,001m/s nhờ thế quá trình trao đổi chất dễ dàng.
Áp lực của máu lên trên thành mạch máu gọi là huyết áp. Lúc tâm thất co thì ta có huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa). Lúc tâm thất dãn nghĩ là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Ơ người trưởng thành nếu sức khoẻ bình thường thì huyết áp vào khoảng 110 - 120/ 60 - 80mmHg.
1.2.3.4 Vòng tuần hoàn
Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm nhĩ phải chảy xuống tâm thất phải theo động mạch phổi đến hai lá phổi. Tại đây máu thải khí CO2 và nhận lại khí O2 trở thành máu hồng theo 4 tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ từ tâm nhĩ trái chảy xuống tấm thất trái theo động mạch chủ chảy đến các động mạch nhánh và tận cùng là mạng lưới mao mạch trên khắp cơ thể. Tại đây diển ra quá trình trao đổi O2, chất dinh dưỡng với CO2, các chất thải và các chất độc hại khác do tế bào tiết ra để thải ra bên ngoài.
1.2.4 Hệ hô hấp
1.2.4.1 Khoang mũi
Khoang mũi bao gồm hai lỗ được tạo bởi một vách ngăn chính giữa là xương lá mía. Hai thành bên có hệ thống xương xoăn được phủ một lớp biểu bì, trên đó có lông và nhiều tuyến nhờn có chức năng ngăn cản bụi và diệt khuẩn. Dưới lớp bao bì có một mạng lưới mao mạch nên không khí đi qua được sởi ấm. Vì thế ta nên thở bằng mũi.
1.2.4.2 Thanh quản
Không khí từ bên ngoài qua khoang mũi đến hầu rồi vào thanh quản. Thanh quản gồm nhiều mảnh sụn khớp với nhau. Mảnh sụn lớn nhất là sụn giáp mà ta thấy qua lớp da cổ ở phía trước (đặc biệt là ở đàn ông). Thanh quản còn là cơ quan phát âm.
1.2.4.3 Khí quản và phế quản
Khí quản là một đường ống dẫn khí dài khoảng 12cm. Không khí đi qua thanh quản rồi đến khí quản. Đoạn cuối của khí quản phân thành hai nhánh được gọi là hai phế quản. Hai phế quản nối với hai lá phổi.
1.2.4.4 Phổi: Con người có hai lá phổi, nó được cấu tạo bởi nhiều phế nang nhỏ li ti có chức năng trao đổi khí. Hai lá phổi có từ 700 - 800 triệu phế nang tương đương với 100m2.
1.2.5 Hệ tiêu hoá
1.2.5.1 Miệng
Răng có tác dụng cắt, xé, nghiền nát thức ăn. Lưỡi nhào trộn thức ăn, ngoài ra lưỡi còn là cơ quan vị giác. Nước bọt làm nhuyễn thức ăn. Phản xạ nuốt đẩy thức ăn qua hầu vào thực quản.
1.2.5.2 Thực quản
Thực quản là một đường ống dẫn thức ăn dài khoảng 20cm, thực quản nằm sau thanh quản. Thức ăn từ miệng qua hầu đến thực quản.
1.2.5.3 Dạ dày
Là phần rộng nhất của ống tiêu hoá có thể tích khoảng 1200 - 1500 cm3. Là nơi chứa và nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá.
Dạ dày được nối với ruột non qua cơ vòng hậu vị. Thức ăn được đưa xuống ruột non theo từng đợt.
1.2.5.4 Ruột non
Dài khoảng 6m. Đoạn đầu uống cong hình chữ U gọi là tá tràng, ở đây có tuỵ và mật đổ vào.
Quá trình biến đổi thức ăn chủ yếu diễn ra ở ruột non nhờ dịch ruột, dịch tụy, dịch mật trở thành chất dinh dưỡng thấm qua thành ruột đi vào máu.
1.2.5.5 Đại tràng
Đại tràng dài khoảng 1,5m bao gồm đại tràng lên có ruột thừa nằm ở hố chậu phải, đại tràng ngang, đại tràng xuống bao gồm thực tràng và hậu môn.
Các chất Xơ và phần thức ăn không tiêu hoá từ ruột non đưa xuống đại tràng. Tại đây chúng hấp thụ một ít nước và được lên men, sau đó được tống ra bên ngoài.
1.2.6 Hệ bài tiết
Hệ bài tiết bao gồm có hai tuyến: tuyến mồ hôi và tuyến tiết niệu.
1.2.6.1 Thận
Con người có hai quả thận với hình dạng hạt đậu, thận phải nằm dưới gan và hơi thấp hơn thận trái.
Hai quả thận hàng ngày lọc khoảng 1600 - 1700 lít máu để lọc ra 1,5 lít nước tiểu. Lượng nước tiểu nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng nước chúng ta uống vào và lượng mồi hôi xuất ra bên ngoài.
1.2.6.2 Bàng quang
Nước tiểu sau khi được thận lọc ra từ máu theo hai niệu quản đến bàng quang. Khi lượng nước tiểu trong bàng quang lên đến khoảng 200ml thì sẽ làm căng bàng quang, khi đó cảm giác muốn đi tiểu xuất hiện. Nước tiểu tống ra ngoài theo đường niệu đạo.
1.2.6.3 Niệu đạo
Nam giới: niệu đạo là một đường ống dài khoảng 17cm, đi từ cổ bàng quang xuyên tuyến tiền liệt đến miệng sáo.
Nữ giới: niệu đạo là một đường ống dài khoảng 3 - 4cm và lớn hơn của nam giới. Niệu đạo từ cổ bàng quang đến âm hộ chếch xuống dưới ra trước và song song với âm đạo.
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM
An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường.
Cẩm nang Sơ cấp cứu trẻ em và người lớn.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Hãy cho biết nguyên tắc cơ bản của sơ cấp cứu ban đầu?
2. Hãy cho biết tên, cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong hệ xương?
3. Hãy cho biết tên, cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong hệ cơ?
4. Hãy cho biết tên, cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong hệ tuần hoàn?
5. Hãy cho biết tên, cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong hệ hô hấp?
6. Hãy cho biết tên, cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong hệ tiêu hóa?
7. Hãy cho biết tên, cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong hệ bài tiết?
Bài 2
KỸ THUẬT SƠ CỨU
Mã bài: MĐ 01-402
1.1 Mục tiêu thực hiện
Học xong bài này học viên sẽ:
Hiểu được phương pháp hồi sức ABC là gì.
Biết được cách thẩm định nạn nhân và đưa ra các giải pháp xử lý thích hợp.
Mô tả và thực hiện được các thao tác hô hấp nhân tạo.
Mô tả và thực hiện được các thao tác phục hồi tuần hoàn máu.
Mô tả và thực hiện được các thao tác hô hấp và nén ngực kết hợp.
Thực hiện được các bước cứu người đuối nước.
Thực hiện được các phương pháp vận chuyển nạn nhân.
1.2 Nội dung chính
Hô hấp nhân tạo.
Phục hồi tuần hoàn máu.
Hô hấp và nén ngực kết hợp.
Phương pháp cứu người đuối nước.
Phương pháp vận chuyển nạn nhân.
1.3 Các hình thức học tập
HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN
2.1 Phương pháp hồi sức ABC
Có 3 yếu tố liên quan đến việc đưa oxi lên não:
Đường dẫn khí phải thông để oxi có thể vào bên trong cơ thể.
Việc thở phải diễn ra để oxi đến được phổi.
Máu phải được lưu thông khắp cơ thể, đem oxi đến các mô và não.
Người sơ cấp cứu nên:
Giữ cho não luôn được cung cấp oxi theo phương pháp hồi sức ABC theo tương ứng với các tình huống sau:
A (Airway obstruction); Tắc đường hô hấp
B (Breathing arrest); Ngừng thở
C (Circulatory or Cardiac arrest); Ngừng tim hay ngừng tuần hoàn
Kêu gọi sự giúp đỡ chuyên môn khẩn cấp.
2.2 Thẩm định nạn nhân
Việc thẩm định nạn nhân nhanh chóng sẽ cho bạn biết việc nào là ưu tiên cấp bách nhất. Biểu đồ dưới đây chỉ cho bạn cách thẩm định để có quyết định nhanh chóng các bước hành động có thể cứu sống nạn nhân. Biểu đồ dưới chỉ cách hành động tốt nhất trong các tình huống.
THẨM ĐỊNH BỆNH TRẠNG NẠN NHÂN
Nguy hiểm
Bạn hay nạn nhân có gặp nguy hiểm không?
Phản ứng
Nạn nhân có tỉnh táo không?
Khí đạo
Khí đạo có thông không?
Thở
Nạn nhân có thể thở được không?
Tuần hoàn
Mạch có đập không?
HÀNH ĐỘNG TRƯỚC CÁC BỆNH TRẠNG TÌM THẤY
Bất tỉnh, mạch không đập và không thở được
1. Quay số 115 gọi cấp cứu.
2. Bắt đầu và tiếp tục hô hấp nhân tạo và nén ngực.
Bất tỉnh, không thở được nhưng tim vẫn còn đập
1. Hô hấp nhân tạo 10 lần.
2. Quay số 115 gọi cấp cứu.
3. tiếp tục hô hấp nhân tạo.
Bất tỉnh, còn thở được, tim còn đập
1. Chữa trị bất cứ chấn thương nào có thể nguy hiểm đến tính mạng.
2. Đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức. Gọi giúp đở.
Tỉnh táo, thở được, tim còn đập
1. Chữa trị thích hợp.
2. Gọi giúp đỡ nếu cần thiết.
2.3 Tiến hành cấp cứu nạn nhân bất tỉnh
2.3.1 Phát hiện ngừng thở
Các bước công việc
Dụng cụ trang bị vật liệu
Tiêu chuẩn thực hiện
1. Mở thông đường thở
- Malacanh
- Người thật
- Đầu nạn nhân được đẩy ngữa ra phía sau
- Dị vật được móc hết trong miệng ra
- Hàm giả được bỏ ra.
2. Phát hiện ngừng thở
- Malacanh
- Người thật
- Quan sát và theo dõi ngực và bụng nạn nhân thấy bụng, ngực không cử động;
- Ghé sát vào mũi và mồm nạn nhân để xem họ có còn thở không
- Không thấy hơi ấm phì ra coi như họ đã bị ngừng thở.
2.3.2 Phát hiện ngừng tuần hoàn
Các bước công việc
Dụng cụ trang bị vật liệu
Tiêu chuẩn thực hiện
1. Đặt nạn nhân
- Malacanh
- Người thật
Cho nạn nhân nằm ngữa ra
2. Phát hiện ngưng tuần hoàn
- Malacanh
- Người thật
- Dùng tay
- Xác định tình trạng hoạt động của tim
- Dùng ngón tay 2,3 sờ vào rãnh quay xem mạch quay.
- Đặt hai ngón tay vào rãnh giữa khí quản và cơ ức đòn chũng bên cạnh cổ để bắt mạch cổ.
- Không sờ thấy hoặc đập yếu là biểu hiện của suy tuần hoàn hoặc ngừng tuần hoàn.
- Quan sát mắt: Khi tim ngừng đập, đồng tử con ngươi mắt bắt đầu giản ra trong khoảng từ 45-60 giây sau đó ngày càng giãn rộng ra và không còn phản xạ với ánh sáng.
2.3.3 Kỹ thuật cấp cứu khi nạn nhân ngừng thở và tim còn đập
Các bước công việc
Dụng cụ trang bị vật liệu
Tiêu chuẩn thực hiện
1. Mở thông đường thở
- Malacanh
- Người thật
- Để đầu nạn nhân ngữa ra phía sau
- Móc hết dị vật trong miệng ra
- Có hàm giả thì bỏ ra.
- Lau sạch miệng nạn nhân
2. Làm hô hấp nhân tạo
- Malacanh
- Người thật
- Bằng tay
+ Giải phóng đường thở
- Để nạn nhân nằm ngữa trên mặt phẳng cứng
- Đặt một tay dưới gáy rồi nâng lên, tay kia đè trán họ và đẩy mạnh ra phí sau. Giữ tư thế nay trong suốt thời gian làm hô hấp nhân tạo.
- Kiểm tra dị vật trong miệng. Nếu có phải dùng ngón aty quấn băng gạc móc hết dị vật ra để khai thông đường thở
+ Hô hấp nhân tạo
*Hô hấp kiểu Miệng- Miệng
- Giữ cho đường thở thông suốt
- Để đầu nạn nhân ngữa ra phía sau
- Để cùi tay kia vào trán, ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt vào hai cánh mũi.
- Hít một hơi thật sâu, ngậm kín vào miệng nạn nhân và thổi mạnh vào.
- Thổi hơi vào một lần 5 giây( 3 giây cho trẻ em)
-Thổi xong một hơi để nạn nhân tự thở theo động tác tự nhiên.
- Tiếp tục thổi cho nạn nhân đều đặn từ 15 – 20 lần trong một phút.
- Quan sát lồng ngực nạn nhân nếu thấy lồng ngực có phồng lên, xẹp xuống là hô hấp nhân tạo có hiệu quả
* Hô hấp kiểu Mũi – Mũi
- Kiểu này áp dụng khi không mở được hoạc miệng nạn nhân bị thương nặng
- Một tay giữ đầu nạn nhân ngữa hẵn ra phía sau còn tay kia nâng cằm nạn nhân lê để làm miệng nạn nhân kín lại.
- Hít một hơi thật sâu, ngậm kín vào mũi nạn nhân và thổi mạnh vào.
- Thổi hơi vào một lần 5 giây( 3 giây cho trẻ em)
-Thổi xong một hơi để nạn nhân tự thở theo động tác tự nhiên.
- Tiếp tục thổi cho nạn nhân đều đặn từ 15 – 20 lần trong một phút
- Quan sát lồng ngực nạn nhân nếu thấy lồng ngực có phồng lên, xẹp xuống là hô hấp nhân tạo có hiệu quả
2.4 Kỹ thuật cấp cứu khi nạn nhân ngừng tuần hoàn
Các bước công việc
Dụng cụ trang bị vật liệu
Tiêu chuẩn thực hiện
1. Đặt nạn nhân
- Malacanh
- Người thật
Cho nạn nhân nằm ngữa ra
2. Bóp tim ngoài lồng ngực
- Malacanh
- Người thật
- Bằng tay
- Bóp ở 1/3 dưới của xương ức nạn nhân.
- Người bóp quì bên cạnh nạn nhân.
- Đặt cùi bàn tay phải trực tiếp lên 1/3 dưới xương ức nạn nhân.
- Tay trái đè lên mu bàn tay trái.
- Giữ cho hai tay thẳng và dùng sức nặng của mình ấn lên hai cùi tay.
- Ấn 60 lần trong một phút và ấn sao cho xương ức lõm sâu 4-5 cm đối với người lớn.
- Nếu là trẻ em đã đến tuổi đi học thì chỉ cần nén bằng một khuỷu tay, độ sâu nén là 2,5 – 3,5cm và số lần nén là 100 lần/1phút.
- Nếu là em bé chưa đến tuổi đi học hay sơ sinh thì dùng hai ngón tay nén tại vị trí chính giữa hai đầu vú, độ sâu nén là 1,5 – 2,5cm và số lần nén là 100 lần/1phút
2.5 Phục hồi tuần hoàn máu
2.5.1 Kiểm tra mạch đập
Động mạch ở hai cổ tay;
Động mạch ở hai bên hốc cổ;
Động mạch ở hai bên bẹn háng.
2.5.2 Phương pháp nén ngực
Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền phẳng và cứng, quì cạnh nạn nhân. Dùng ngón trỏ và giữa lần tiềm xương sườn cuối, lướt nhẹ tay lên trên đến điểm giữa mép xương sườn tiếp giáp với xương ngực.
Đặt tay kia phía trên ngón trỏ và giữa. Đó là điểm bạn sẽ nén.
Tay còn lại đặt lên trên tay thứ nhất sao cho các ngón tay đan xen vào nhau.
Tì mạnh xuống người nạn nhân sâu khoảng từ 4 - 5cm và số lần nén là 80 lần/1phút.
Nếu là trẻ em đã đến tuổi đi học thì chỉ cần nén bằng một khuỷu tay, độ sâu nén là 2,5 - 3,5cm và số lần nén là 100 lần/1phút.
Nếu là em bé chưa đến tuổi đi học hay sơ sinh thì dùng hai ngón tay nén tại vị trí chính giữa hai đầu vú, độ sâu nén là 1,5 - 2,5cm và số lần nén là 100 lần/1phút.
2.6 Hô hấp - Nén ngực kết hợp (Phương pháp CPR)
Khi nạn nhân không thở được và mạch không đập, bạn phải kết hợp hô hấp nhân tạo với nén ngực. Trình tự này được biết đến như phương pháp CPR (cardiopulmonary resuscitation)
Nếu chỉ có một mình bạn thì phải gọi người khác đến giúp đỡ trước khi bắt đầu hồi sức cho tim, phổi. Tình hình sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu có người giúp đỡ và người sơ cấp cứu. Trong từng trường hợp, bạn phải kiên trì thử phương pháp hồi sức cho đến khi mạch đập trở lại, hay có chuyên viên đến giúp đỡ hay khi bạn quá mệt mỏi bắt buộc phải dừng ngay.
2.6.1 Một người thực hiện
Lập tức gọi trung tâm cấp cứu (số 115).
Thông khí đạo cho nạn nhân bằng cách nghiêng đầu ra sau, nâng cằm lên.
Hô hấp 2 lần.
Nén ngực 15 lần.
Tiếp tục hô hấp 2 lần sau mỗi 15 lần nén ngực cho đến khi có chuyên viên đến giúp đỡ.
Chú ý: Đừng ội mừng khi bạn đã làm cho tim nạn nhân đập trở lại trước khi có người giúp đỡ về chuyên môn đến mà phải tiếp tục hô hấp cho tim phổi (CPR) đến khi có dấu hiệu tuần hoàn máu trở lại. Khi mạch đã được xác định, hãy kiểm tra nhịp thở và nếu không có hơi thở thì tiếp tục hô hấp nhân tạo. Kiểm tra mạch đập sau mỗi 10 lần hô hấp và chuẩn bị nén ngực lại nếu mạch lại ngưng. Nếu không có sơ cấp cứu mà nạn nhân đã thở trở lại thì hãy đặc nạn nhân ở tư thế hồi sức. kiểm tra lại nhịp thở và mạch đập của nạn nhân sau mỗi 3 phút.
2.6.2 Hai người thực hiện
Một người đi gọi cấp cứu, một người tiến hành hô hấp cho tim phổi (CPR).
Khi có hai người thì một người chịu trách nhiệm nén ngực, người còn lại chịu trách nhiệm hô hấp.
Tỉ lệ giữa nén ngực và hô hấp là 5/2.
Chú ý: Tạm dừng để chắc chắn là ngực của nạn nhân đã căng phồng lên, nhưng không được chờ cho ngực xẹp xuống trước khi tiếp tục nén ngực trở lại.
2.7 Phương pháp xử lý khi nạn nhân bị sốc
2.7.1 Nguyên nhân gây sốc
Sốc là tình trạng suy giảm chức năng tuần hoàn gây thiếu oxy mô và tế bào dẫn đến các rối loạn chuyển hóa và các chức năng của cơ thể, có thể đe dọa nghiêm trọng đến sự sống của nạn nhân.
Có nhiều nguyên nhân gây sốc:
- Nguyên nhân nội khoa: Sốc do nguyên nhân tim mạch (nhồi máu cơ tim, rung tim) Bị dị ứng hay do ngộ độc các loại khí độc, các hóa chất, rượu, các bệnh nhiễm khuẩn nặng, cơn đột quị mạch máu não.
- Nguyên nhân ngọai khoa: thường gặp nhất là sốc do chấn thương, mất máu, sốc do bỏng nặng, rộng, bị đè ép vào ngực, bụng gãy các xương lớn, các chấn thương đau dữ dội.
- Một số người do quá cảm động khi nhìn thấy một vết thương nhỏ, chảy máu có thể choáng váng hay ngất đi dó cũng coi như họ bị sốc nhẹ.
2.7.2 Các biểu hiện của sốc
2.7.2.1 Thể tối cấp:
Chiếm 1/3 trong số các bệnh nhân bị sốc phản vệ. Chúng ta thường gắp các triệu chứng tim mạch, hô hấp nổi bật chỉ sau vài phút ăn hải sản biển. Các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của chứng bệnh là:
- Cảm giác khó thở, rét run, cảm giác sắp chết.
- Ngứa toàn thân bắt đầu ở mặt, cằm.
- Mặt tái xanh, vã mồ hôi, các đầu chi lạnh, da lạnh.
- Mạch nhanh nhỏ, đôi khi không bắt được, nhịp tim nhanh thỉnh thoảng có trường hợp nhịp tim chậm.
- Huyết áp tụt hoặc không đo được.
- Nhịp thở cũng bị rối loạn.
- Mất ý thức, nạn nhân rơi vào hôn mê.
2.7.2.2 Thể cấp tính:
Bệnh nhân ở trạng thái kích thích, khó chịu toàn thân, hoa mắt, chóng mặt, trống ngực đập, có thể thấy triệu chứng rầm rộ ở một số cơ quan:
- Tuần hoàn: mạch nhanh, huyết áp hạ.
- Hô hấp: Thở nhanh co thắt phế quản, phù phổi cấp, phù nề thanh quản.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài thỉnh thoảng có máu.
- Thần kinh: Bệnh nhân ở trang thái kích thích lo lắng.
- Ngoài da mày đay toàn thân
- Điện tâm đồ: Rối loạn kích thích, rối loạn dẫn truyền, cơ tim có biểu hiện thiếu máu, tổn thương hoại tử.
2.7.3 Phương pháp xử trí các trường hợp bị sốc
Các bước công việc
Dụng cụ trang bị vật liệu
Tiêu chuẩn thực hiện
1. Đặt nạn nhân
- Malacanh
- Người thật
- Để nạn nhân nằm ngữa, chân cao hơn đầu khoảng 30cm, nới lỏng thắt lưng.
- Đầu hơi thấp và nghiêng về một bên, động viên nạn nhân với lời lẽ dịu dàng.
2. Giữ ấm cho nạn nhân
- Malacanh
- Người thật
- Để bệnh nhân nằm nơi kín gió
- Mặc đồ ấm cho nạn nhân
3. Làm giảm đau
- Malacanh
- Người thật
- Ống kim tiên
- Thuốc
- Tiêm 1 ống Morphin vào bắp
- Động viên nạn nhân
4. Gọi ngay cho cấp
- Điện thoại
- Gọi tư vấn 115
- Đưa tới bệnh viên
2.8 Cấp cứu các trường hợp chảy máu nặng
2.8.1 Phân loại chảy máu
Căn cứ vào mạch máu bị tổn thương mà người ta phân thành 3 loại như sau:
2.8.1.1 Chảy máu mao mạch
Lượng máu chảy ít, vết thương tự cầm máu sau một thời gian ngắn khoảng một vài phút. Thông thường là các vết thương sướt rách tay chân.
2.8.1.2 Chảy máu tĩnh mạch
Đối với các tĩnh mạch vừa và nhỏ, máu chảy ri rỉ màu đỏ sẫm không thành tia mạnh, do đó ít nguy hiểm. Các vết thương loại này máu hình thành nhanh chóng và bịt các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nhưng đối với các tĩnh mạch lớn như rách đứt cánh tay, chân, hông, máu vẫn chảy ồ ạt rất nguy hiểm.
2.8.1.3 Chảy máu động mạch
Khi động mạch bị tổn thương, máu chảy vọt thành tia (phun theo nhịp đậm của tim) hoặc trào ra miệng vết thương ra ngoài như mạch máu ngầm. Lượng máu có thể vừa, lớn hoặc rất lớn tuỳ thuộc vào động mạch bị tổn thương. Vì vậy cầm máu tạm thời là cần thiết nhất.
2.8.2 Phát hiện dấu hiệu mất máu nặng
Trong trường hợp nạn nhân mất máu nặng thường thấy các dấu hiệu sau đây:
Nạn nhân có dấu hiệu lờ đờ, ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt da tái, xâm xấp mồ hôi, lạnh buồn nôn, khát nước, suy nhược mạch không đều, thở nông, đồng tử giản, ù tai, dẫy dụa và lo âu.
Nạn nhân có thể bất tỉnh và ngừng thở.
Mất máu càng nhanh, số lượng càng lớn thì các biểu hiện trên càng nhiều và nặng. Một khi đã cầm được máu nên để nạn nhân nằm và chữa sốc.
Không được cho nạn nhân uống nước nếu nghi ngờ có tổn thương nội tạng.
2.8.3 Các phương pháp cầm máu tức thì
2.8.3.1 Băng ép
Loại băng này rất phổ biến và phù hợp với các vết thương phần mềm chảy máu nhiều nhưng không phải là động mạch.
Sử dụng phương pháp băng với các vòng băng xiết tương đối chặt, để ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương. Băng ép chặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành máu cục để cầm máu.
Cách tiến hành băng ép:
Đặt một lớp gạc và bông hút phủ kín vết thương.
Đặt lớp bông lên lớp bông gạc (nhất thiết phải có). Bông mỡ không thấm nước có tác dụng đàn hồi, nên lớp bông mỡ càng dày thì sức ép càng tăng. Sức ép chỉ tập trung ở vị trí có lớp bông mỡ (trên vết thương), do đó không cản trở tuần hoàn của máu.
Băng theo kiểu vòng xoắn số 8, các vòng băng xiết tương đối chặt, tốt nhất là sử dụng băng thun hoặc băng số (tính chùn giản cao). Đây là phương pháp cơ bản áp dụng cho mọi vết thương, cầm máu vô hại.
2.8.3.2 Băng nút
Băng nút là cách băng ép có sử dụng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Nhét nút càng chặt thì sức ép càng tăng và tác dụng cầm máu càng tốt. Băng nút thích hợp với các vết thương động mạch và các vết thương mà không sử dụng được băng ép.
Cách tiến hành băng nút:
Dùng một kẹp cầm máu hoặc ấn gạc sâu vào tận đáy vết thương, ấn chặt để gây đè ép các mạch máu. Phải sử dụng loại gạc vô khuẩn, tốt nhất là khâu thành cuộn gạc dài có chiều rộng từ 1 – 2 cm, chiều dài khoảng 50cm một cuộn. Nếu không có sẳn cuộn gạt có thể dùng gạc miếng gỡ bụng và kéo dài ra.
Tiến hành các bước còn lại giống như băng ép.
Nhược điểm của băng nút là trong khi nhồi ấn cuộn gạc sẽ kéo theo các mẫu dập nát, các dị vật ô nhiễm vào sâu trong đáy vết thương. Vì vậy phương pháp này chỉ áp dụng khi băng ép không hiệu quả và không thể sử dụng các phương pháp cầm máu khác.
2.8.3.3 Gấp chi tối đa
Gấp chi tối đa là một phương pháp cầm máu đơn giản và rất tốt mà mõi người có thể tự làm ngay sau khi bị thương, để cầm máu dù là chảy máu ở động mạch lớn. Khi chi gấp mạnh thì động mạch cũng bị gấp và đè ép bởi khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy.
Nhược điểm của phương pháp này là do gấp mạnh nên dễ dẫn đến mỏi, do đó không áp dụng được lâu. Nếu có tổn thương gãy xương kèm theo thì không thực hiện được gấp chi tối đa. Vì vậy biện pháp này chỉ được xem là tạm thời, phải làm ngay tức khắc, nhưng ngay sau đó phải được thay thế bằng các phương pháp khác.
a) Gấp cẳng tay vào cánh tay: khi có chảy máu nhiều do tổn thương ở động mạch bàn tay, cẳng tay thì phải gập ngay thật mạnh cẳng tay vào cánh tay. Động mạch ở cẳng tay sẽ bị ép chặt dẫn đến máu ngừng chảy. Khi cần giữ lâu ta có thể dùng băng hoặc dây quấn vài vòng ở phần trên của cánh tay.
b) Gập cánh tay vào thân: khi có máu chảy nhiều do tổn thương động mạch cánh tay. Lấy ngay một khúc gổ tròn đường kính từ 5 – 10 cm hay một vật gì đó tương tự, sau đó kẹp chặt vào nách ở phía trên chổ chảy máu. Động mạch cánh tay sẽ bị ép chặt giữa vật rắn và thân xương của cánh tay làm cho máu ngừng chảy.
c) Gập cẳng chân vào đùi: khi có chảy máu ở động mạch bàn chân, cẳng chân thì người bị thương nằm ngữa hay ngồi và dùng hai bàn tay kéo mạnh cẳng chân ép vào đùi. Muốn cầm máu nhanh có thể cuộn thêm một cuộn băng vào đầu gối, khi đó máu ở động mạch cẳng chân sẽ ngừng chảy.
d) Gập đùi vào thân: khi có chảy máu ở động mạch lớn của đùi, người bị thương nằm ngữa và dùng hai tay kéo mạnh đầu gối ép chặt đùi vào thân, có thể dùng dây thắt lưng ghì mạnh đùi vào thân. Động mạch đùi bị gấp lại và ép chặt vào bẹn làm cho máu ngừng chảy hoặc chảy yếu đi nhiều.
2.8.3.4 Ấn động mạch
Dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch trên đường đi của nó từ tim đến vết thương. Động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu ngưng chảy ngay tức khắc.
Ấn động mạch là biện pháp tạm thời rất hiệu quả, chắc chắn ít gây đau đớn, không gây rối loạn tuần hoàn ở các chi bị thương, nhưng cần phải nắm chắc kiến thức giải phẩu về đường đi của động mạch.
Nhược điểm của phương pháp này là không làm lâu được, vì vậy đây chỉ là phương pháp tạm thời ban đầu của người sơ cấp cứu.
a) Ấn động mạch quay và trụ ở cổ tay: khi có chảy máu nhiều ở bàn tay, dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào động mạch quay và trụ ở trên cổ tay cách bờ trong và bờ ngoài cẳng tay khoảng 1,5 cm.
b) Ấn động mạch cánh tay và cẳng tay: khi có máu chảy nhiều ở cẳng tay hay cánh tay, dùng 1 ngón tay ấn mạnh vào mặt trong cánh tay phía trên vết thương. Nếu máu vẫn còn chảy thì xê dịch ngón tay ra trước hoặc ra sau một ít, sau đó ấn mạnh vào thân xương cánh tay cho tới khi máu ngừng chảy. Nếu vết thương ở trên cao thì ấn sâu vào động mạch nách ở đỉnh hố nách.
c) Ấn động mạch dưới đòn: khi có máu chảy nhiều ở hố nách, dùng ngón tay cái ấn mạnh và sâu vào hố trên xương đòn. Động mạch bị ấn chặt vào xương sườn làm cho máu ngừng chảy.
d) Ấn động mạch đùi: đặt nạn nhân nằm ngữa, dùng sức mạnh của hai ngón tay cái ấn mạnh vào giữa nếp bẹn, các ngón tay khác ôm lấy mặt trong và mặt ngoài của đùi. Có thể thay 2 ngón tay cái bằng một cuộn băng ấn chặt vào nếp bẹn.
e) Ấn động mạch cổ: khi có máu chảy nhiều ở vùng cổ, dùng ngón tay cái ấn mạnh vào cổ phía dưới vết thương theo bờ trước cơ ức đọn chũm. Có thể dùng 5 ngón tay bóp vào cơ ức đòn chũm và động mạch để cầm máu.
f) Ấn động mạch mặt: khi có máu chảy nhiều ở vùng má, ấn mạnh vào động mạch mặt ở dưới cằm. Điểm ấn ở bờ dưới xương hàm dưới, cách góc xương hàm dưới khoảng 3 cm.
g) Ấn động mạch thái dương: khi có máu chảy nhiều ở vùng thái dương, ấn vào động mạch thái dương ở vùng trước tai.
2.8.3.5 Băng chèn
Băng chèn cũng là kiểu đè động mạch, nhưng không phải bằng ngón tay mà bằng một vật rắn hay tương đối rắn. Con chèn được chèn đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim. Đặt con chèn càng sát vết thương càng tốt, sau đó băng cố định con chèn bằng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dao_tao_may_truong_hang_ba_mon_an_toan_co_ban_va.doc