Giáo trình Đào tạo người lái phương tiện hạng nhất

Ý nghĩa, tác dụng của việc bơi ếch và một số động tác bổ ích phát triển thể lực, kỹ thuật, phương pháp tập luyện.

2.1. Khái niệm:

Bơi ếch là kiểu bơi mang tính truyền thống có từ rất lâu đời. Kiểu bơi này mô phỏng các động tác bơi dưới nước của con ếch. Đây là kiểu bơi phổ biến đối với nhiều người tập bơi với mong muốn rèn luyện sức khỏe. Bơi ếch không nhanh bằng các kiểu bơi khác nhưng điều này không có nghĩa là bơi ếch không thể phát huy được sức mạnh và đạt được tốc độ. Ngoài ra, đây cũng là kiểu bơi căn bản cho người mới tập vì các lý do sau đây:

- Dễ phân tích động tác.

- Phối hợp động tác dễ dàng, nhịp nhàng với hơi thở.

- Người tập thoải mái vì có thời gian nghỉ trong khi bơi.

- Khi biết bơi, người tập cố thể đứng trong nước (nổi người một chỗ khi ngừng bơi) dễ dàng, làm nền tảng để học các kiểu bơi khác.

2.2. Kỹ thuật bơi ếch cơ bản:

* Giai đoạn 1: Tập chân ếch trên cạn.

Khi tập các kiểu bơi, luôn luôn tập động tác chân trước. Sau khi động tác bơi chân đã thuần thục rồi, mới tập tay và sau cùng là chân và tay phối hợp thở.

Ngồi trên thành bể, 2 tay chống phía sau, người hơi ngửa ra sau, 2 chân và 2 bàn chân đều duỗi thẳng, nhưng thoải mái (không gồng cứng).

- Từ từ co 2 chân lên, 2 đùi và 2 gối hơi mở rộng ra 2 bên, 2 bàn chân vẫn duỗi thẳng.

- Co 2 mũi bàn chân lên và bẻ ra 2 bên cho lòng bàn chân hướng ra ngoài.

- Đạp mạnh ra 2 bên.

- Sau khi đạp mạnh (duỗi thẳng 2 chân) sang 2 bên, liền khép mạnh nhanh 2 bàn chân sát vào nhau, bàn chân duỗi thẳng như lúc đầu và cứ thế tiếp tục tập nhiều lần cho thuần thục.

Để dễ nhớ 4 động tác này, bạn cần thuộc lòng những chứ tắt: Co, Bẻ, Đạp, Khép. Khi giáo viên hướng dẫn, cũng cần hô 4 chữ tắt: Co Bẻ Đạp Khép cho học sinh dễ nhớ và thực hành được đồng loạt.

 * Giai đoạn 2: Tập chân ếch dưới nước.

Sau khi bạn đã tập thuần thục trên cạn rồi, bạn hãy xuống nước để tập tiếp.

Nắm thành bể hoặc nắm tấm ván nổi, hoặc tập đạp chân ếch sau khi lướt nước theo chiều ngang bể (mực nước ngang bụng, không nên tập chỗ nước sâu, nguy hiểm).

Sau khi tập động tác chân thuần thục rồi, bạn có thể tự tập ở mực nước cạn theo chiều ngang bể: lướt nước khoảng 1m, xong, đạp chân ếch và cứ thế tập bơi qua, bơi lại theo chiều ngang bể ở mực nước thấp ngang bụng cho đến khi động tác bơi thấy nhuần nhuyễn.

* Giai đoạn 3: Tập tay trên cạn.

- Đứng khom người về phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng phía trước, lòng bàn tay úp xuống đất.

- Hai tay quạt mạnh ra 2 bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra 2 bên, đầu ngước lên, miệng há ra thở.

- Khi 2 tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu 2 khuỷu tay (cùi chỏ) gần sát vào nhau và duỗi thẳng về phía trước như tư thế ban đầu. Để dễ nhớ, bạn vừa tập vừa hô: Chèo mạnh (hay đè mạnh), Khép nhanh, duỗi thẳng. Và cứ như thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn.

* Giai đoạn 4: Tập tay dưới nước.

Đứng khom người, nước ngang ngực, quạt tay dưới nước như động tác trên cạn.

Vừa đi vừa quạt tay: Khi quạt dưới nước thấy nặng và nguời lướt về phía trước là tốt.

Phối hợp thở khi tập tay:

- Đưa thẳng tay về phía trước, đầu chìm dưới nước thổi khí ra bằng miệng (thổi bong bóng)

- Kéo tay ếch cho người trườn tới, ngóc đầu hít khí trời bằng miệng và mũi. Vừa đi dưới nước vừa tập động tác cho thật nhuần nhuyễn.

* Giai đoạn 5: Tập chân và tay phối hợp thở trên cạn.

- Hai tay chắp trước ngực, 2 khuỷu tay gần sát nhau, 2 chân dang rộng bằng vai và khuỵu thấp xuống như đang niệm Phật.

- Đạp mạnh, duỗi thẳng 2 chân xuống đất và duỗi thẳng 2 tay lên trời.

- Kéo mạnh 2 tay xuống ngang vai, lòng bàn tay hướng ra 2 bên (quạt nước). Đầu nhô lên, há miệng thở.

- Khép nhanh 2 khuỷu tay gần sát trước ngực, người thu nhỏ, 2 chân khuỵu xuống như tư thế ban đầu.

* Giai đoạn 6: Tập động tác bơi ếch dưới nước, chân và tay phối hợp thở.

Khi tập đã nhuần nhuyễn động tác phối hợp trên cạn trong gian đoạn 5 thì việc thực hiện dưói nước rất dễ dàng như sau:

- Đứng sát thành bể, đầu úp xuống nước, 2 tay duỗi thẳng, 2 chân co lên cao, chuẩn bị đạp mạnh vào thành bể (để lướt nước).

- Đạp mạnh vào thành bể và lướt nước một đoạn, đồng thời thổi bong bóng (thở ra).

- Kéo 2 tay ngang ngực (Quạt nước sang 2 bên, đồng thời nhô đầu há miệng thở).

- Khép nhanh 2 khuỷu tay và chắp 2 bàn tay sát vào trước ngực và thu nhỏ 2 vai lại như niệm Phật, đồng thời co 2 chân lại gần sát mông như tư thế ban đầu.

Và cứ thế tiếp tục các động tác liên tục cho thật nhuần nhuyễn. Để cho dễ nhớ, các bạn nên ghi nhớ 6 chữ ngắn gọn:

Đạp mạnh, Kéo tay, Ngóc đầu

3. Phương pháp bơi trườn sấp.

3.1. Khái niệm:

 Bơi trườn sấp còn gọi là bơi sải là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi. Trong thi đấu “bơi tự do” nghĩa là kiểu bơi tuỳ ý đương nhiên các vận động viên sẽ chọn kiểu bơi nhanh nhất đó là bơi trườn sấp.

Muốn bơi trườn sấp đúng kỹ thuật phải biết phối hợp đúng các động tác chân, tay và thở một cách nhịp nhàng. Những động tác này hoạt động liên tục: 2 chân đập, 2 tay quạt nước và vươn người lướt nhanh tới trước.

Như tất cả các kiểu bơi khác, khi tập chúng ta tuần tự tập theo thứ tự như sau:

1. Tập chân, rồi tập tay, sau cùng tập chân và tay phối hợp thở.

2. Tập trên cạn thật nhuần nhuyễn, rỗi mới xuống nước.

 

doc181 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đào tạo người lái phương tiện hạng nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với trên bờ. Bạn cần phải tập nhiều lần cho quen. 1. Nắm thành bể hoặc chống gối, gập người lại, mặt úp xuống nước “thổi” hết không khí, tống hơi ra thành những bọt khí trong nước (thở ra). Sau đó, ngẩng đầu lên hay nghiêng đầu qua một bên há miệng (hít vào) bằng miệng và mũi (Chủ yếu bằng miệng, vì tránh không cho nước vào mũi). 2. Nắm thành bể, hụp lên hụp xuống nhiều lần, liên tục (hụp xuống thổi bong bóng ra, trồi lên há miệng hít hơi vào). 1.4. Tập nổi người: - Mực nước ngang bụng, hít vào thật sâu rồi nín thở, ngồi xuống ôm gối, khoanh tròn như quả trứng. Lúc đầu người sẽ chìm, nhưng từ từ thân người sẽ nổi hẳn lên. . - Khi người nổi hẳn lên, bạn duổi tay và chân thẳng ra như tấm ván. Và Khi nào hết hơi, bạn co chân lại, đứng lên. 1.5. Lướt nước: Đây là động tác rất quan trọng. Thực hiện được động tác này thì việc học bơi thật dễ dàng và nắm chắc thành công. - Mực nước sâu ngang bụng hay ngực: + Tựa lựng vào thành bể, hít hơi vào, nín thở: + Hãy duỗi thắng tay về phía trước. + Hai tay khép sát 2 bên tai, thu nhỏ 2 vai tạo thành mũi nhọn (ít bị cản nước) - Mặt úp xuống nước: + Người hơi nghiêng về phía trước. + Đưa mông lên cao, co 2 chân lên cao. - Đạp mạnh vào thành bể. Phóng mình về phía trước. Duỗi thẳng chân. - Thân người nằm thẳng, lướt nhẹ nhàng trên mặt nước. 1.6. Tập đứng lên: - Khi đang lướt nước, muốn đứng lại. - Bạn hãy co 2 chân về phía trước ngực. Kéo 2 tay về phía sau. Quạt nước từ trước ra sau bằng cả hai tay. - Sau đó lấy thăng bằng, đứng thẳng lên. Xong, không nên ngồi xuống nghỉ ngay mà phải đi lại từ từ một lúc. Bởi vì cơ thể lúc này đang cần nhiều Ôxy mà chỉ có việc vận động từ từ mới giúp cơ thể hấp thụ thêm được Ôxy từ ngoài vào 2. Ý nghĩa, tác dụng của việc bơi ếch và một số động tác bổ ích phát triển thể lực, kỹ thuật, phương pháp tập luyện. 2.1. Khái niệm: Bơi ếch là kiểu bơi mang tính truyền thống có từ rất lâu đời. Kiểu bơi này mô phỏng các động tác bơi dưới nước của con ếch. Đây là kiểu bơi phổ biến đối với nhiều người tập bơi với mong muốn rèn luyện sức khỏe. Bơi ếch không nhanh bằng các kiểu bơi khác nhưng điều này không có nghĩa là bơi ếch không thể phát huy được sức mạnh và đạt được tốc độ. Ngoài ra, đây cũng là kiểu bơi căn bản cho người mới tập vì các lý do sau đây: - Dễ phân tích động tác. - Phối hợp động tác dễ dàng, nhịp nhàng với hơi thở. - Người tập thoải mái vì có thời gian nghỉ trong khi bơi. - Khi biết bơi, người tập cố thể đứng trong nước (nổi người một chỗ khi ngừng bơi) dễ dàng, làm nền tảng để học các kiểu bơi khác. 2.2. Kỹ thuật bơi ếch cơ bản: * Giai đoạn 1: Tập chân ếch trên cạn. Khi tập các kiểu bơi, luôn luôn tập động tác chân trước. Sau khi động tác bơi chân đã thuần thục rồi, mới tập tay và sau cùng là chân và tay phối hợp thở. Ngồi trên thành bể, 2 tay chống phía sau, người hơi ngửa ra sau, 2 chân và 2 bàn chân đều duỗi thẳng, nhưng thoải mái (không gồng cứng). - Từ từ co 2 chân lên, 2 đùi và 2 gối hơi mở rộng ra 2 bên, 2 bàn chân vẫn duỗi thẳng. - Co 2 mũi bàn chân lên và bẻ ra 2 bên cho lòng bàn chân hướng ra ngoài. - Đạp mạnh ra 2 bên. - Sau khi đạp mạnh (duỗi thẳng 2 chân) sang 2 bên, liền khép mạnh nhanh 2 bàn chân sát vào nhau, bàn chân duỗi thẳng như lúc đầu và cứ thế tiếp tục tập nhiều lần cho thuần thục. Để dễ nhớ 4 động tác này, bạn cần thuộc lòng những chứ tắt: Co, Bẻ, Đạp, Khép. Khi giáo viên hướng dẫn, cũng cần hô 4 chữ tắt: CoBẻĐạpKhép cho học sinh dễ nhớ và thực hành được đồng loạt. * Giai đoạn 2: Tập chân ếch dưới nước. Sau khi bạn đã tập thuần thục trên cạn rồi, bạn hãy xuống nước để tập tiếp. Nắm thành bể hoặc nắm tấm ván nổi, hoặc tập đạp chân ếch sau khi lướt nước theo chiều ngang bể (mực nước ngang bụng, không nên tập chỗ nước sâu, nguy hiểm). Sau khi tập động tác chân thuần thục rồi, bạn có thể tự tập ở mực nước cạn theo chiều ngang bể: lướt nước khoảng 1m, xong, đạp chân ếch và cứ thế tập bơi qua, bơi lại theo chiều ngang bể ở mực nước thấp ngang bụng cho đến khi động tác bơi thấy nhuần nhuyễn. * Giai đoạn 3: Tập tay trên cạn. - Đứng khom người về phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng phía trước, lòng bàn tay úp xuống đất. - Hai tay quạt mạnh ra 2 bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra 2 bên, đầu ngước lên, miệng há ra thở. - Khi 2 tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu 2 khuỷu tay (cùi chỏ) gần sát vào nhau và duỗi thẳng về phía trước như tư thế ban đầu. Để dễ nhớ, bạn vừa tập vừa hô: Chèo mạnh (hay đè mạnh), Khép nhanh, duỗi thẳng. Và cứ như thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn. * Giai đoạn 4: Tập tay dưới nước. Đứng khom người, nước ngang ngực, quạt tay dưới nước như động tác trên cạn. Vừa đi vừa quạt tay: Khi quạt dưới nước thấy nặng và nguời lướt về phía trước là tốt. Phối hợp thở khi tập tay: - Đưa thẳng tay về phía trước, đầu chìm dưới nước thổi khí ra bằng miệng (thổi bong bóng) - Kéo tay ếch cho người trườn tới, ngóc đầu hít khí trời bằng miệng và mũi. Vừa đi dưới nước vừa tập động tác cho thật nhuần nhuyễn. * Giai đoạn 5: Tập chân và tay phối hợp thở trên cạn. - Hai tay chắp trước ngực, 2 khuỷu tay gần sát nhau, 2 chân dang rộng bằng vai và khuỵu thấp xuống như đang niệm Phật. - Đạp mạnh, duỗi thẳng 2 chân xuống đất và duỗi thẳng 2 tay lên trời. - Kéo mạnh 2 tay xuống ngang vai, lòng bàn tay hướng ra 2 bên (quạt nước). Đầu nhô lên, há miệng thở. - Khép nhanh 2 khuỷu tay gần sát trước ngực, người thu nhỏ, 2 chân khuỵu xuống như tư thế ban đầu. * Giai đoạn 6: Tập động tác bơi ếch dưới nước, chân và tay phối hợp thở. Khi tập đã nhuần nhuyễn động tác phối hợp trên cạn trong gian đoạn 5 thì việc thực hiện dưói nước rất dễ dàng như sau: - Đứng sát thành bể, đầu úp xuống nước, 2 tay duỗi thẳng, 2 chân co lên cao, chuẩn bị đạp mạnh vào thành bể (để lướt nước). - Đạp mạnh vào thành bể và lướt nước một đoạn, đồng thời thổi bong bóng (thở ra). - Kéo 2 tay ngang ngực (Quạt nước sang 2 bên, đồng thời nhô đầu há miệng thở). - Khép nhanh 2 khuỷu tay và chắp 2 bàn tay sát vào trước ngực và thu nhỏ 2 vai lại như niệm Phật, đồng thời co 2 chân lại gần sát mông như tư thế ban đầu. Và cứ thế tiếp tục các động tác liên tục cho thật nhuần nhuyễn. Để cho dễ nhớ, các bạn nên ghi nhớ 6 chữ ngắn gọn: Đạp mạnh, Kéo tay, Ngóc đầu 3. Phương pháp bơi trườn sấp. 3.1. Khái niệm: Bơi trườn sấp còn gọi là bơi sải là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi. Trong thi đấu “bơi tự do” nghĩa là kiểu bơi tuỳ ý đương nhiên các vận động viên sẽ chọn kiểu bơi nhanh nhất đó là bơi trườn sấp. Muốn bơi trườn sấp đúng kỹ thuật phải biết phối hợp đúng các động tác chân, tay và thở một cách nhịp nhàng. Những động tác này hoạt động liên tục: 2 chân đập, 2 tay quạt nước và vươn người lướt nhanh tới trước. Như tất cả các kiểu bơi khác, khi tập chúng ta tuần tự tập theo thứ tự như sau: 1. Tập chân, rồi tập tay, sau cùng tập chân và tay phối hợp thở. 2. Tập trên cạn thật nhuần nhuyễn, rỗi mới xuống nước. 3.2. Ý nghĩa, tác dụng của bơi trườn sấp, kỹ thuật, phương pháp luyện tập: * Giai đoạn 1: Tập chân trên cạn. Ngồi trên thành bể, người hơi ngửa, 2 chân (và cả 2 bàn chân) đều duỗi thật thẳng, nâng lên và đập xuống liên tục (gối luôn giữ thẳng) cho đến khi thật nhuần nhuyễn. * Giai đoạn 2: Tập chân dưới nước. - Nằm dài trên mặt nước, 2 tay nắm thành bể, 2 tay và 2 chân duỗi thẳng, (giữ gối thật thẳng) đập chân liên tục như tập trên cạn và tập cho đến khi thật thuần thục (nhớ giữ gối thật thẳng), phải nhịp nhàng, mềm dẻo. - Đập chân với ván bơi theo chiều ngang bể, mực nước ngang bụng hay ngực (bàn chân và gối duỗi thẳng). - Đưa thẳng 2 tay phía trước, lướt nước khoảng 1m, rồi đập chân trườn sấp theo chiều ngang bể. Tập nhiều lần cho thuần thục, đến khi người tiến nhanh về phía trước. * Giai đoạn 3: Tập tay trên cạn: Tập tay trườn sấp nên tập từng tay. a) Tập tay phải: Đứng chân trái trước, chân phải ra sau, tay trái đặt lên đầu gối trái, người hơi khom về trước, tay phải đưa thẳng về trước. Bắt đầu quạt nước trườn sấp bằng tay phải. b) Tập tay trái: Đổi chân và tay quạt nước bằng tay trái (làm ngược lại) Lưu ý: Bàn tay khép kín các ngón như hình cái thìa. Các chu kỳ quạt nước: 1 Tỳ nước. 2 Kéo nước, 3 Đẩy nước. 4 Thả lỏng. 5 Vào nước. Các chu kỳ cứ thế tiếp tục luân phiên hết tay này sang tay kia. (Khuỷu tay hơi cong lúc quạt tay sải) * Giai đoạn 4: Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở (trên cạn). Đứng hơi khom người về phía trước, hai tay liên tục quạt nước đồng thời luân phiên nghiêng người qua 2 bên nhấc chân ra sau như đang đập chân trườn sấp (nghiêng người qua bên nào thì nhấc chân bên đó ra sau, đồng thời nhấc cao khuỷu tay (cùi chỏ) trong động tác “thả lỏng” để chuẩn bị động tác “vào nước”. Nên chọn một bên thuận khi nghiêng đầu qua bên đó là há miệng để hít hơi vào, khi úp mặt xuống thì thổi bọn khí ra (như thổi bong bóng). * Giai đoạn 5: Tập tay dưới nước. - Đứng dưới bể bơi, mực nước ngang ngực, người hơi khom về phía trước, luân phiên quạt nước bằng 2 tay như đang bơi trườn sấp, (nếu khi quạt nước, cảm thấy nặng và người muốn tiến về phía trước càng nhiều càng tốt). - Cũng động tác như trên nhưng thêm động tác phối hợp thở: Trong quá trình quạt nước, khi úp mặt xuống nước thì thổi bọt khí (bong bóng) ra, khi nghiêng đầu bên thuận thì há miệng hít khí trời vào bằng miệng và mũi. * Giai đoạn 6: Tập chân, tay phối hợp thở dưới nước. - Lướt nước khoảng 1m rồi bơi chân và tay trườn sấp phối hợp thở (qua lại theo chiều ngang bể bơi). - Bơi thật nhiều lần đến khi bơi đi nhanh và động tác thật thanh thoát, nhẹ nhàng, thuần thục. Cổ chân duỗi thật thẳng khi đập chân (Nhưng thả lỏng, uyển chuyển, nhịp nhàng) 4. Khởi động trước khi bơi. 4.1. Trước khi xuống nước: Các nguy cơ hạ thân nhiệt, nhiễm lạnh, hạ đường huyết dẫn đến "chuột rút" thường xảy ra với những bạn ở trong nước lâu, hay xuống nước lúc trời mới sáng hay nhá nhem tối, hay bỏ bữa trước đó. Tuy nhiên cũng không nên xuống nước khi bụng căng đầy, vì hệ tuần hoàn buộc phải cáng đáng cả công việc của dạ dày nên không cung ứng đủ Ôxy cho các bắp cơ và giữ ấm cơ thể. Muốn phòng ngừa "chuột rút", tất cả các giai đoạn (khởi động, xuống nước, lên bờ) đều phải được thực hiện một cách khoa học. Chú ý uống đủ nước khi trời nắng nóng (nên pha ít muối, hay nhất là chuẩn bị sẵn ở nhà theo tỉ lệ: 1 muỗng cà phê muối/1 lýt nước), càng cẩn thận nếu trước đó bạn bị nôn mửa hay bị tiêu chảy. Nhất thiết phải dành khoảng 30 phút để khởi động cơ thể: - Làm các động tác nhằm khởi động cơ bắp và các khớp. Có thể áp dụng các bài thể dục buổi sáng; nên tập hai lần với cường độ khác nhau. - Chạy cự ly ngắn (100 m) chậm - nhanh dần - chậm dần và trở về trạng thái cân bằng. - Tiếp tục khởi động các khớp theo thứ tự: khớp các đốt sống cổ, thẳng lưng, khớp hông (háng), các khớp gối, cổ chân, ngón bàn chân, các khớp vai, khuỷu, cổ tay, các ngón tay. Thực hiện vận động vặn xoay vòng các khớp theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. 4.2. Khi xuống nước: Lúc tiếp xúc với môi trường nước, trong cơ thể sẽ diễn ra quá trình phản ứng với 3 giai đoạn: - Ức chế (khoảng 10-15 phút): Mặc dù đã được khởi động để sẵn sàng thực hiện hoạt động bơi lội nhưng khi tiếp xúc với nước, cơ thể vẫn có phản xạ co mạch ngoại vi, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh lên, nhịp thở tăng và mạch cũng nhanh hơn. - Thích nghi: Đây là giai đoạn tiêu hao năng lượng, kéo dài khoảng 1-3 giờ tùy theo sức khỏe và sự rèn luyện của mỗi người. Lúc này, cơ thể đã bắt đầu thích nghi với môi trường nước, các biểu hiện ức chế dần dần hết; nhịp tim, mạch, nhịp thở và huyết áp ổn định và trở về trạng thái ban đầu. Trong giai đoạn này, các động tác cần được phối hợp nhẹ nhàng, chính xác, thoải mái. Khi bơi, cần chú ý quan sát để tránh các vùng nước xoáy hoặc dòng nước chảy xiết. Không bơi quá xa bờ, xa các phương tiện cứu hộ. - Hồi phục (bù đắp): Lúc này, cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng, cần được bù đắp phần năng lượng đã mất đi. Trên thực tế, người bơi sẽ thấy mỏi cơ, các động tác phối hợp rời rạc, không còn nhịp nhàng, báo hiệu cơ thể cần được nghỉ ngơi. Việc cố tiếp tục bơi sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút hoặc rét lạnh thứ phát. Khi cảm thấy mỏi cơ, người bơi cần giảm dần tốc độ, bơi vào gần bờ hoặc gần phương tiện cứu hộ, sau đó thả lỏng toàn thân trong tư thế nổi 3-5 phút rồi lên bờ. Trường hợp cảm thấy rét lạnh thì phải lên bờ ngay, tìm nơi kín gió hoặc có lửa để sưởi ấm; có thể uống một ít nước trà đường nóng. 4.3. Khi lên bờ: Cần nằm nghỉ ngơi, thư giãn cơ 10-15 phút ở nơi kín gió, sau đó tắm rửa lại bằng nước ấm trong phòng kín gió 5-10 phút. Lau khô người và mặc quần áo ấm ngay trong phòng. Chú ý lau khô tai, mũi, mắt; khi cần thiết có thể nhỏ thuốc. Nếu mệt, nên uống một cốc trà đường nóng. 5. Những biểu hiện không thích ứng trong khi bơi, cách xử lí khi bị chuột rút, sặc nước. * Nguyên nhân "Chuột rút": Có hai nguyên nhân chính gây "Chuột rút" là thiếu Ôxy cho cơ bắp hoặc cơ thể thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giảicó thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali) khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp. Ngoài ra khi có "tháng", chị em rất dễ bị chuột rút ở mức độ nhất định tại vùng bụng gây đau lan tỏa ra thắt lưng và đùi. Một số phụ nữ mang thai cũng hay bị chuột rút, nhiều khi vào ban đêm. * Hậu quả: Chuột rút rất nguy hiểm khi bơi lội. Cơn đau do chuột rút có thể làm giảm khả năng bơi lội. Nghiêm trọng hơn là bị chết đuối. Phòng ngừa "Chuột rút" khi bơi lội: Các nguy cơ hạ thân nhiệt, nhiễm lạnh, hạ đường huyết dẫn đến "chuột rút" thường xảy ra với những bạn ở trong nước lâu, hay xuống nước lúc trời mới sáng hay nhá nhem tối, hay bỏ bữa trước đó. Tuy nhiên cũng không nên xuống nước khi bụng căng đầy, vì hệ tuần hoàn buộc phải cáng đáng cả công việc của dạ dày nên không cung ứng đủ Ôxy cho các bắp cơ và giữ ấm cơ thể. Muốn phòng ngừa "chuột rút", tất cả các giai đoạn của buổi đi bơi (khởi động, xuống nước, lên bờ) đều phải được thực hiện một cách khoa học. * Đối phó thế nào khi bị "Chuột rút": Bất cứ ở chỗ nông hay sâu, việc đầu tiên là phải báo cho người xung quanh biết nếu có thể. Khi ở chỗ sâu, nếu cơ bụng bị chuột rút (rất nguy hiểm), phải bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh (có thể bấm cả các huyệt bên chi đối xứng) và xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút rồi nhờ người xung quanh hoặc bộ phận cứu hộ giúp đưa lên bờ. Trường hợp quá xa nơi cứu hộ hoặc có một mình thì khi thấy đỡ nhờ tự xử trí như trên, phải nhẹ nhàng bơi vào bờ. Khi bị "chuột rút" ở các vùng cơ khác cần tìm cách lên bờ hay ít ra cố lết đến vùng nước nông, sau đó tự mình hay nhờ người khác giúp sức chữa chuột rút bằng các cách sau: - Chuột rút ở bắp chân (thường gặp nhất) hãy gắng nhỏm dậy duỗi thẳng chân, đứng bằng gót và ngón giúp cơ bắp vế giãn ra. Có thể gọi người giúp bằng cách nằm xuống giữ chân thẳng tối đa và nhờ ai đó đẩy mạnh các ngón bàn chân ngược về hướng đầu gối. - Chuột rút ở đùi, nên ngồi xuống, người giúp kéo chân nạn nhân ra thật thẳng, đồng thời nâng gót chân lên cùng lúc dùng tay kia ấn mạnh đầu gối xuống. Nên nhớ, khi không có khả năng bơi vào bờ, bạn càng hoảng loạn quẫy đạp lung tung bạn càng chìm mau. Do vậy nếu sóng không lớn lắm hãy bình tĩnh thả ngửa cơ thể trên mặt nước chờ người đến cứu (hãy ôn lại kiến thức thả nổi đã học). Nên nhớ, khi cần người cứu chỉ giơ một tay “la làng” còn một tay để đập nước nếu giơ cả hai tay lên thì bạn nhanh chóng chìm xuống dưới. Nên phòng xa bằng cách đội mũ bơi màu càng sặc sỡ càng tốt để mọi người hay nhân viên cứu hộ có thể phát hiện bạn từ xa. Nên chọn điểm bơi trong tầm mắt của các chòi cứu hộ, đương nhiên không gì tốt bằng có một chiếc phao bơi bên mình. Sau cùng khi đã bị chuột rút, tốt nhất không nên xuống nước lần nữa mà hãy gắng đợi vào ngày hôm sau. * Chữa trị: Chuột rút do thiếu Ôxy có thể được chữa bằng việc hít thở sâu, và làm giãn cơ. Chuột rút do thiếu nước và muối ăn có thể chữa bằng việc giãn cơ, uống thêm nước và ăn thêm muối. Chuột rút cơ bắp cũng được chữa bằng cách xoa bóp nhẹ lên chỗ bị đau, giãn cơ và chườm nóng hoặc chườm lạnh. Việc chườm nóng làm tăng tuần hoàn máu và làm cơ đàn hồi hơn, tuy nhiên một số người cảm thấy việc chườm nóng làm đau hơn là chườm đá. Sau khi đỡ đau cũng có thể vận động nhẹ tăng dần để máu lưu thông tốt hơn. Chuột rút do kinh nguyệt có thể được chữa bằng uống các thuốc loại ibuprofen, tập thể dục giãn cơ hoặc tắm bồn nước nóng. Nếu các biện pháp trên không giúp giảm đau, đây có thể không phải chuột rút mà là các bệnh khác. Môn học; LUỒNG CHẠY TÀU THUYỀN Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÔNG KÊNH VIỆT NAM 1. Sông, kênh đối với vận tải thủy nội địa. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dọc theo bờ biển Đông, kéo dài từ 805 đến 2305 vĩ bắc với 3260 km bờ biển. Lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài trong điều kiện mưa nhiều đã tạo ra một số lượng sông, suối, kênh rạch rất lớn lên tới khoảng 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ. Mật độ sông kênh trong cả nước trung bình đạt 0,60 Km/ km2. Nơi có mật độ sông thấp nhất là các vùng núi đá, vùng cực Nam Trung Bộ. Trên các châu thổ ngoài các sông suối tự nhiên còn có nhiều kênh đào, mương máng làm cho mật độ sông kênh rất cao. Khu vực đồng bằng sông Hồng có mật độ 0,45Km/ Km2, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mật độ 0,68Km/ Km2. Dọc bờ biển, theo thống kê có 112 cửa sông ra biển, vào khoảng 29km có một cửa sông. Các sông lớn của Việt Nam thường bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ, phần trung lưu và phần hạ lưu chảy trên đất Việt Nam. Sông, kênh Việt Nam có lưu lượng nước bình quân 26.600m3/s. Trong tổng lượng nước này, phần sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam chiếm khoảng 61,5%. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thông sông: Hệ thống sông Mê Công chiếm 60,4%, hệ thống sông Hồng chiếm 15,1%, các hệ thống sông còn lại chiếm 24,5%. Do cấu trúc của địa hình sông ngòi nước ta đã tạo thành những màng lưới giao thông đường thuỷ dầy đặc. Chảy qua hầu hết các thành phố, thị xã, cũng như các khu công nghiệp tập trung. Nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, hành khách, từ miền ngược xuống miền xuôi, từ nông thôn ra thành thị. Theo thống kê hàng năm, vận tải đường thuỷ đóng góp vận chuyển một khối lượng hàng hoá, hành khách chiếm khoảng từ 35% đến 37% tổng sản lượng vận chuyển của toàn ngành giao thông vận tải. Không những thế nó còn có tính ưu việt là chở được các mặt hàng siêu trường, siêu trọng mà các nghành vận tải khác không thể vận chuyển được. 2. Tính chất chung. Do cấu trúc địa hình của nước ta, được thiên nhiên ban phát tạo nên, phía bắc và phía tây dọc theo biên giới trên bộ là các dãy núi cao và các cao nguyên trùng trùng điệp điệp nối liền với nhau, phía đông và phía nam kề sát với biển Đông. Nên hầu hết các sông của Việt Nam chảy theo hướng tây bắc - đông nam rồi đổ ra biển Đông. Ngoại lệ có sông Kỳ Cùng có hướng chảy ngược lại. 3. Đặc điểm chung. 3.1. Đặc điểm về dòng chảy: Do các sông bắt nguồn từ các núi cao, nên sông ở thượng lưu rất dốc, độ dốc bình quân của sông Hồng từ thượng nguồn đến Việt Trì là 23cm/km, sông Lô 33cm/km. Các sông ở phía đông Trường Sơn độ dốc còn lớn hơn có nơi lên trên 100cm/km. Chính vì vậy vào mùa mưa sông ở khu vực này dòng nước chảy xiết các phương tiện vận tải chạy ngược dòng rất khó khăn, sông chảy đến vùng đồng bằng dòng chảy êm hơn, độ dốc còn khoảng vài xen ti mét trên một ki lô mét. Các dòng chảy được hình thành là nhờ các khối nước di chuyển từ thượng lưu xuống hạ lưu. Những yếu tố đặc trưng cho dòng chảy là: Tổng lượng nước trên sông từ thượng nguồn đến hạ lưu (m3), lưu lượng nước của sông (m3/s), lưu tốc dòng chảy (m/s). Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới dòng chảy là lượng mưa, lưu vực mưa, thời gian mưa, nhiệt độ, độ ẩm, cấu tạo địa chất, địa hình, các công trình trên sông như bến cảng, cầu cống, kè đập v.v... Dòng chảy trên sông kênh nước ta, chủ yếu là do nguồn nước mưa cung cấp. Mưa ở nước ta theo mùa và lượng mưa giữa hai mùa chênh lệch nhau khá lớn. Sông kênh nước ta phần lớn ngắn và dốc, lưu vực rộng lớn. Do đó dòng chảy diễn biến phức tạp, luôn thay đổi theo mùa, theo vùng. Sau mỗi trận mưa, lượng nước dồn về sông chính rất nhanh với lưu lượng rất lớn. Về mùa mưa, mực nước trung bình trên các sông cao hơn mực nước trung bình ở mùa cạn từ 4 đến 5 lần trở lên. Lưu lượng nước tăng hàng chục lần, khi lũ xuất hiện biên độ mực nước đều dâng cao từ thượng nguồn đến hạ lưu. Mùa lũ rất khó phân biệt chướng ngại vật, nhận biết luồng đi, lưu tốc dòng chảy mạnh, dòng chảy diễn biến phức tạp. Về mùa khô, mực nước trên sông thấp, lưu lượng ít, lưu tốc dòng chảy chậm. Phần thượng và trung lưu luồng lạch thu hẹp. Phần hạ lưu, đủ nước vận chuyển, lưu tốc dòng chảy chậm và chịu ảnh hưởng của các chế độ thuỷ triều. Một số đặc điểm, qui luật diễn biến dòng chảy: - Dòng chảy phân luồng: Dòng chảy phân luồng xuất hiện ở những nơi mực nước đột ngột từ cao xuống thấp. Sau khi đổ xuống, nước nhanh chóng đổ ra nhiều hướng để tiếp tục chảy. Đoạn sông bị đột ngột bị thu hẹp về chiều rộng cũng xuất hiện dòng chảy này, dòng chảy bị thu hẹp, nước bị dồn lại ở phần thượng lưu tạo nên mực nước chênh lệch lớn. Sau khi ra khỏi đoạn sông thắt, nước tỏa ra nhiều hướng, nhiều luồng khác nhau để tiếp tục chảy về hạ lưu. Ngoài ra dòng chảy phân luồng còn xuất hiện ở những nơi mà giữa lòng sông có chướng ngại vật, bãi đá, cát ngầm, bãi nổi (cù lao) làm luồng nước phân ra nhiều hướng. Đặc điểm của dòng chảy phân luồng là phía thượng lưu nước cao, lưu tốc chậm, nước chảy tập trung vào một luồng, ở phía hạ lưu dòng chảy phân ra nhiều hướng nhiều luồng với lưu tốc nhanh. Sau khi tỏa ra nhiều hướng, nhiều luồng, luồng đi an toàn của phương tiện lúc đó phụ thuộc vào sự nhận biết của người điều khiển phương tiện thông qua kinh nghiệm lâu dài. Trước hết phải xác định được điểm phân luồng, sau đó xác định luồng an toàn mà phương tiện có thể qua được. - Dòng chảy phủ luồng: Dòng này xuất hiện khi trên sông có nước lũ lớn, hoặc khi thuỷ triều dâng cao, chưa kịp thoát tỏa rộng trên mặt sông phủ kín các cồn bãi, chướng ngại vật, phủ kín luồng đi làm cho việc nhận biết luồng đi khó khăn. Dòng chảy phủ luồng xuất hiện thì lưu lượng, lưu tốc dòng chảy tăng nhanh . Diễn biến của dòng phủ luồng là khi chảy qua những đoạn sông có luồng lạch ổn định, đáy sông không có chướng ngại vật thì mặt dòng chảy êm phẳng và thẫm màu. ở những đoạn sông có diễn biến lòng sông phức tạp, đáy sông có nhiều chướng ngại vật thì lưu tuyến của dòng chảy dưới đáy sông là lưu tuyến rối với lưu tốc khác nhau. Từ đó gây ra sự mất ổn định của bề mặt dòng chảy. Khi đó trên mặt sông sẽ xuất hiện một vệt nước dài liên tục thẫm màu, bề mặt dòng chảy êm có lưu tốc dòng chảy mạnh đó là luồng chính, tàu đi an toàn. Những nơi bề mặt sông xuất hiện nước cuộn, có nhiều ngấn nước có sóng gợn hoặc sóng ngang, sóng lăn tăn có màu sáng nhất là đêm trăng hoặc trời nắng. Đó là nơi không ổn định, dòng chảy diễn biến phức tạp, luồng đi không an toàn. Khi điều khiển tàu qua đoạn sông này cần chú ý điều khiển hướng thẳng mũi tàu đúng luồng an toàn. Nếu có gió thì phải tính toán để tránh chệch hướng do gió tạt. Khi đi xuôi nước dòng chảy mạnh, tàu khó nghe lái. Bên cạnh dòng chảy chính có nhiều dòng chảy khác diễn biến phức tạp dễ làm cho tàu chệch hướng đi. Khi đi ngược nước cần phải xử lý tốc độ tàu thích hợp, đảm bảo thắng được tốc độ dòng chảy. - Dòng chảy vòng: Dòng chảy vòng thưòng xuất hiện ở đoạn sông cong, ở những cửa sông có dọi cát nhô ra sông, làm cho dòng chảy đang thẳng bị uốn cong và chảy theo một hướng khác với hướng ban đầu. Dòng chảy vòng là dòng chảy hướng ngang thẳng góc với dòng chủ lưu, hướng của tầng chảy trên mặt nước và hướng của tầng nước dưới đáy sông ngược chiều nhau. Dòng chảy theo hướng ngang hợp với dòng chảy theo hướng dọc tạo thành chảy vòng, dòng chảy qua đoạn sông cong xuất hiện lực ly tâm, dưới tác dụng của lực ly tâm làm cho mặt nước ở phía bờ lõm dâng cao và thấp ở phía bờ lồi, hình thành độ dốc hướng ngang. Từ đầu đoạn cong nếu nhìn mặt cắt ngang thì thấy dòng chảy mặt hướng về bờ lõm, do cản trở của bờ dòng chảy dần chuyển hướng từ hướng thẳng sang cong, sau đó chuyển xuống đáy chuyển về hướng bờ lồi rồi chuyển lên phía trên mặt sông trong khi đó dòng chảy đáy hướng về phía bờ lồi ngược chiều vói dòng chảy mặt, sau đó chuyển dần lên mặt nước. Lưu tốc dòng chảy trên mặt nước và dòng chảy dưới đáy sông ngược chiều nhau. Như vậy dòng chảy dưới đáy đào sói đáy và bờ lõm đem bùn cát bồi cho bờ lồi, điểm gặp nhau giữa hai dòng chảy đáy và mặt tạo thành một ngấn nước có khi tạo thành một dải bọt trắng kéo dài liên tục. Từ ngấn nước này nếu điều khiển tàu đi quá về phía bờ lồi, sẽ chịu sự chi phối mạnh của dòng chảy dưới đáy và có xu thế lôi cuốn về phía bờ lồi dễ mắc cạn. Ngược lại nếu đi quá về phía bờ lõm sẽ chiụ sự chi phối của dòng chảy trên mặt với lưu tốc lớn có xu thế bị lôi cuốn về phía bờ lõm dễ va đụng vào bờ. - Dòng chảy xoáy: Ở những nơi bờ sông bị lõm đột ngột, nơi có các công trình ngầm hoặc chướng ngại vật, chân các núi đá ngầm nhô ra sông ngăn cản một phần dòng chảy trên sô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_dao_tao_nguoi_lai_phuong_tien_hang_nhat.doc