Khái niệm vòng quay trở:
Định nghĩa: Vòng quay trở của tàu là quỹ đạo chuyển động của trọng tâm tàu trên mặt nước khi tàu quay trở ở một tốc độ và một góc độ bẻ lái nào đó. Hay là vết của trọng tâm tàu để lại trên mặt nước khi tàu quay trở.
Vòng quay trở của tàu ban đầu có hình dạng xoắn ốc, khi tàu đã đi vào ổn định thì tàu sẽ quay trở theo một đường tròn với bán kính không đổi.
Vòng quay trở của tàu phụ thuộc vào các yếu tố như: Tốc độ tàu, góc độ bẻ lái, hình dáng thân tàu, mức độ ăn lái, nghiêng, chúi, độ sâu của nước, sóng, gió, dòng chảy .
2. Các giai đoạn vòng quay trở:
Vòng quay trở của tàu được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Được tính từ khi tàu bắt đầu bẻ lái cho đến khi tàu bẻ lái xong, thời gian từ 10 – 15 giây. Trong giai đoạn này tàu chuyển động theo hướng cũ một thời gian ngắn, sau đó chuyển dịch toàn bộ thân tàu ngược với phía bẻ lái, khoảng dịch chuyển này nhỏ hơn hoặc bằng nửa chiều rộng thân tàu. Ngoài ra tàu còn bị nghiêng vào trong, góc nghiêng nhỏ từ 2° - 3°.
Giai đoạn 2: Được tính từ khi bẻ lái xong đến khi tàu bắt đầu đi vào vòng quay ổn định (90° - 180°). Trong giai đoạn này vòng quay trở của tàu có hình dạng xoắn ốc. Vận tốc dài giảm đến mức nhất định rồi giữ nguyên (Giảm 25% - 50%); Vận tốc góc, góc dạt tăng đến mức nhất định rồi giữ nguyên. Tàu từ từ nghiêng ra ngoài, ban đầu góc nghiêng lớn sau đó giảm dần và dao động ở một giá trị nào đó rồi giữ nguyên khi tàu đi vào vòng quay ổn định.
Giai đoạn 3: Được tính từ khi tàu bắt đầu đi vào vòng quay ổn định cho đến khi tàu quay xong. Trong giai đoạn này vận tốc dài, vận tốc góc, góc dạt, độ nghiêng ngang, bán kính vòng quay đều không thay đổi, tàu quay trở theo một đường tròn.
3. Độ nghiêng ngang trên vòng quay trở:
Khi tàu đang chạy tới, bẻ lái sang một bên, mũi tàu sẽ ngả dần về phía bẻ lái. Khi đó thế cân bằng ban đầu bị phá vỡ, lực cản nước mạn trong tăng, mạn ngoài giảm. Làm xuất hiện hiệu áp lực nước giữa mạn ngoài và mạn trong. Hiệu áp lực nước này ký hiệu là D đặt tại tâm nổi C có hướng ra ngoài, kéo phần chìm của tàu ra ngoài, làm cho tàu nghiêng vào trong, góc nghiêng nhỏ từ 2° - 3°.
Khi mũi tàu đã ngả vào trong vòng quay, lực cản nước mạn trong giảm dần, mạn ngoài tăng dần, tàu từ từ cân bằng góc nghiêng. Lực cản nước mạn trong tiếp tục giảm, mạn ngoài tiếp tục tăng cho đến khi lực cản nước mạn ngoài thắng lực cản nước mạn trong. Khi đó xuất hiện hiệu áp lực nước D đặt tại tâm nổi C có hướng vào trong, kéo phần chìm của tàu vào trong. Đồng thời khi tàu quay xuất hiện lực ly tâm T, đặt tại trọng tâm G, có hướng ra ngoài. Như vậy lực cản nước D và lực ly tâm T tạo thành một ngẫu lực, sinh ra mô men quay làm cho tàu nghiêng ra ngoài. Ban đầu góc nghiêng lớn sau đó giảm dần và dao động ở một giá trị nào đó rồi giữ nguyên khi tàu đi vào vòng quay ổn định.
65 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đào tạo thuyền trưởng hạng ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc của tàu.
4- Cách phân chia quán tính:
- Quán tính theo quãng đường (S): Là quãng đường mà tàu vẫn tiếp tục chuyển động tính từ khi tàu ngừng máy (hoặc đảo chiều máy) đến khi tàu dừng.
- Quán tính theo thời gian (t): Là khoảng thời gian mà tàu vẫn tiếp tục chuyển động tính từ khi tàu ngừng máy (hoặc đảo chiều máy) đến khi tàu dừng.
- Quán tính ì (t): Là khoảng thời gian tính từ khi lực đẩy của chân vịt xuất hiện (Chân vịt quay) cho đến khi tàu chuyển động.
5- Đặc điểm quán tính:
- Tàu chạy tới có quán tính lớn hơn tàu chạy lùi, do vậy thời gian và khoảng cách để phá trớn tới bao giờ cũng lớn hơn thời gian và khoảng cách để phá trớn lùi.
- Tàu chạy xuôi nước, xuôi gió quán tính lớn hơn chạy ngược nước, ngược gió.
- Tàu chạy nơi nước sâu quán tính lớn hơn nơi nước nông.
- Tàu lớn quán tính lớn hơn tàu nhỏ.
- Tàu chở nhiều có quán tính lớn hơn tàu chở ít
- Tàu chạy vận tốc cao quán tính lớn hơn vận tốc nhỏ.
- Tàu chúi mũi quán tính lớn hơn chúi lái.
- Tàu mới có quán tính lớn hơn tàu cũ.
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM
Nghiên cứu cách xác định quán tính của tàu thủy, tác dụng của quán tính đến điều động tàu.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu 1: Thế nào là quán tính tàu thủy? Cách phân chia quán tính?
Câu 2: Hãy nêu đặc điểm của quán tính tàu thủy?
BÀI 2
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỀU ĐỘNG TÀU
Mã bài: MD09-2.2
MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Học xong bài này học viên có khả năng:
Phân tích được trạng thái cân bằng của tàu khi có ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh
Điều khiển tàu thành thạo trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau như: gió, sóng, dòng chảy, luồng chật, hẹp, cong, ..
NỘI DUNG CHÍNH:
Tính ổn định của tàu thủy.
Độ nghiêng, chúi ảnh hưởng đến tính năng điều động tàu.
Luồng nông cạn, chật hẹp ảnh hưởng đến tính năng điều động tàu.
Ảnh hưởng của gió đến điều động tàu.
Ảnh hưởng của sóng đến điều động tàu.
Ảnh hưởng của dòng chảy đến điều động tàu.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN
1. Tính ổn định:
Hình 6
Tính ổn định của tàu là khả năng của con tàu có thể trở về trạng thái cân bằng ban đầu (Khi tàu bị sóng, gió, va chạm.tác động làm tàu nghiêng đi một góc nào đó sau khi lực đó ngừng tác động).
Tất cả các con tàu đều phải có tính ổn định tốt, có nghĩa là khuynh tâm (M) phải nằm trên trọng tâm (G) (chiều cao khuynh tâm h > 0).
Để nâng cao tính ổn định của tàu thì khi xếp hàng xuống tàu phải xếp hàng nặng xuống dưới, hàng nhẹ lên trên để hạ thấp trọng tâm (G) xuống nâng cao (h). Thông thường chiều cao khuynh tâm của tàu có gía trị (h = 0,3 ÷ 1,6)m
2. Nghiêng, chúi:
a- Độ nghiêng ngang:
Khi tàu chạy tới mũi tàu luôn có xu hướng ngả sang mạn nghiêng. Khi chạy lùi mũi tàu có xu hướng ngả sang mạn khô. Tàu ăn lái không đều.
Hình 7
Khi quay trở nếu quay về bên mạn nghiêng tàu quay nhanh, vòng quay hẹp, an toàn, vì góc nghiêng khi quay ngược chiều với góc nghiêng ban đầu sẽ làm cân bằng góc nghiêng, đảm bảo an toàn cho tàu khi quay. Nếu quay về bên mạn khô,góc nghiêng khi quay trở sẽ cùng chiều với góc nghiêng ban đầu tạo thành góc nghiêng cộng hưởng, nếu quay ở vận tốc cao, góc độ bẻ lái lớn, có thể dẫn đến lật tàu.
b- Chúi:
Chúi mũi: Khi tàu bị chúi mũi, làm tăng lực cản của nước ở mũi tàu, làm giảm tốc độ tàu, mức độ ăn lái chậm, ổn định trên hướng đi kém. Khi quay trở vòng quay trở hẹp, quay nhanh.
Chúi lái: Khi tàu bị chúi lái không nhiều tàu sẽ ăn lái tốt, ổn định trên hướng đi tốt, tốc độ tăng.Khi quay trở vòng quay trở rộng, mất nhiều thời gian. Nếu tàu bị chúi lái nhiều sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tính năng điều động của tàu.
Hình 8
3. Nông cạn và chật hẹp
Hình 9
a) Nông cạn
Khi tàu chạy ở nơi nước sâu vào nơi nước nông, khi đó lượng nước ở dưới đáy tàu ít đi, làm cho tốc độ dòng nước ở giữa đáy tàu và đáy sông tăng nên, áp lực nước giảm xuống, tàu bị xảy ra hiện tượng hút nước giữa đáy tàu và đáy sông làm cho mũi tàu bị nâng lên, lái tàu bị dìm xuống, làm cho tốc độ giảm, ăn lái giảm, chân vịt đôi lúc bị cuồng, máy rung, làm ảnh hưởng xấu đến tính năng điều động của tàu. Nếu nền đáy bị nghiêng mũi tàu có xu hướng ngả ra nơi nước sâu.
b-Chật hẹp
Khi tàu chạy từ nơi sông rộng chạy vào luồng hẹp sẽ làm hạn chế khả năng điều động của tàu, như tầm nhìn xa bị hạn chế, tránh nhau, vượt nhau gặp nhiều khó khăn, Khi tàu chạy gần bờ (Bờ đứng, nước sâu), khi đó tốc độ dòng nước ở mạn gần bờ sẽ tăng, làm áp lực nước giảm xuống, tàu sẽ xảy ra hiện tượng hút nước giữa tàu và bờ, làm cho mũi tàu bị đẩy ra giữa sông, lái tàu bị hút vào bờ, làm cho tàu quay ngang sông. Hiện tượng này gọi là chuyển động lệch vị. Khi chuyển động lệch vị xảy ra thì dù có tăng hết máy, bẻ hết lái cũng không chống lại được. Ngoài ra khi chạy trong luồng hẹp ở tốc độ cao, tàu còn tạo ra sóng dội vào bờ và khi sóng gặp bờ dội trở lại làm ảnh hưởng đến hướng đi và vận tốc của tàu
.
Hình 10 a
Hình 10 b
4. Gió:
Anh hưởng của gió phụ thuộc vào: Hướng gió, sức gió, diện tích đón gió, hình dáng của tàu, tốc độ tàu, lượng rẽ nước, trạng thái hoạt động của con tàu.
Khi tàu chạy tới:
- Tàu chạy ngược gió tốc độ giảm, ăn lái tốt hơn.
- Tàu chạy vát gió tốc độ giảm ít, ăn lái không đều, tàu bị dạt về phía cuối gió.
- Tàu chạy ngang gió ăn lái không đều, tàu bị dạt mạnh về phía cuối gió ( Tàu bị dạt mạnh nhất khi góc gió thổi tới từ 80° - 120° ).
- Tàu chạy chếch gió tốc độ tăng ít, ăn lái không đều, tàu bị dạt về phía cuối gió.
- Tàu chạy xuôi gió tốc độ tăng, ăn lái chậm, ổn định trên hướng đi kém hơn.
* Khi tàu hết trớn: Phần lớn các con tàu đều bị quay ngang gió.
* Khi tàu chạy lùi: Mũi tàu thường ngả theo gió, lái tàu gióng lên đầu gió
Khi có gió thường kèm theo sóng, do vậy ngoài các ảnh hưởng trên tàu còn bị đảo, lắc.
5. Sóng:
Anh hưởng của sóng phụ thuộc vào: Hướng sóng, sức sóng, bước sóng, tính ổn định, lượng rẽ nước, tốc độ tàu.
Tàu chạy ngược sóng: Tốc độ giảm vì tăng lực cản vỗ mặt của sóng, tàu ăn lái tốt hơn khi chạy xuôi sóng. Tàu thường bị nhồi, bị chồm, nhiều lúc bị những con sóng lớn tràn qua boong tàu. Chân vịt, bánh lái đôi khi bị nhô lên khỏi mặt nước làm cho chân vịt bị cuồng, máy rung. Nếu chiều dài của tàu bằng chiều dài bước sóng thì tàu có thể bị uốn trên sóng. Khi quay trở tàu quay nhanh, vòng quay hẹp.
Tàu chạy xuôi sóng: Tốc độ tăng, ăn lái chậm, thời gian ăn lái kéo dài. Tàu thường bị nhồi, bị chồm. Chân vịt, bánh lái đôi khi bị nhô lên khỏi mặt nước làm cho chân vịt bị cuồng, máy rung. Nếu chiều dài của tàu bằng chiều dài bước sóng thì tàu có thể bị uốn trên sóng. Khi quay trở vòng quay rộng và lâu hơn.
Tàu chạy ngang sóng mức độ ăn lái không đều vì lực cản nước hai bên khác nhau. Tàu có xu hướng bị dạt mạnh về phía cuối sóng. Tàu bị lắc ngang rất mạnh, nếu tính ổn định của tàu kém có thể dẫn tới lật tàu.
Khi có sóng lớn, để tránh lắc cộng hưởng và uốn trên sóng thì tàu không nên chạy ngược, xuôi, ngang sóng mà phải chạy vát sóng hoặc chếch sóng.
6. Dòng chảy:
Anh hưởng của dòng chảy phụ thuộc vào: Hướng nước, sức nước, lượng rẽ nước, tốc độ tàu, mức độ ăn lái, độ trơn nhẵn của vỏ tàu.
Tàu chạy ngược nước: Tốc độ giảm, ăn lái tốt, ổn định trên hướng đi tốt. Khi quay trở, tàu quay nhanh, vòng quay hẹp.
Tàu chạy xuôi nước: Tốc độ tăng, ăn lái chậm, ổn định trên hướng đi kém hơn. Khi quay trở, vòng quay rộng, quay chậm hơn.
Tàu chạy ngang nước: An lái không đều, tàu thường bị dạt mạnh về phía cuối nước.
Khi tàu chạy ở đoạn sông cong gặp dòng nước chảy vặn: An lái không đều, tàu có xu hướng bị dạt về phía cuối nước. Ngoài ra có thể tàu còn bị nghiêng ( Do dòng chảy trên mặt có hướng về phía bờ vịnh, dòng chảy dưới đáy có hướng về phía bờ doi )
Khi tàu chạy gặp dòng nước xoáy: Tính ổn định của tàu kém đi, khả năng ăn lái kém đi, tàu bị chao đảo và có xu hướng bị cuốn theo dòng xoáy. Nếu tàu nhỏ mà gặp dòng xoáy lớn có thể dẫn đến lật tàu. Vì vậy khi gặp dòng nước xoáy tốt nhất nên điều động tàu tránh xa dòng xoáy; Nếu không thể tránh được thì không nên điều động tàu chạy qua tâm hay ngược chiều dòng xoáy mà chỉ chạy xuôi chiều dòng xoáy với khoảng cách càng xa tâm xoáy càng tốt.
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM
Nghiên cứu những yếu tố làm ảnh hưởng đến tính năng điều động tàu.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến điều động tàu?
Câu 2: Hãy nêu những ảnh hưởng của độ nghiêng, chúi đến tính năng điều động tàu?
Câu 3: Hãy nêu những ảnh hưởng của sóng, gió, dòng chảy đến tính năng điều động tàu?
BÀI 3
VÒNG QUAY TRỞ CỦA TÀU
Mã bài: MD09-2.3
MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Học xong bài này học viên có khả năng:
Xác định được vòng quay trở của tàu
Phân tích được các giai đoạn vòng quay trở
Giải thích được các yếu tố liên quan đến vòng quay trở
NỘI DUNG CHÍNH:
Khái niệm vòng quay trở.
Các giai đoạn vòng quay trở.
Độ nghiêng ngang trên vòng quay trở.
Các yếu tố vòng quay trở.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN
1. Khái niệm vòng quay trở:
Định nghĩa: Vòng quay trở của tàu là quỹ đạo chuyển động của trọng tâm tàu trên mặt nước khi tàu quay trở ở một tốc độ và một góc độ bẻ lái nào đó. Hay là vết của trọng tâm tàu để lại trên mặt nước khi tàu quay trở.
Vòng quay trở của tàu ban đầu có hình dạng xoắn ốc, khi tàu đã đi vào ổn định thì tàu sẽ quay trở theo một đường tròn với bán kính không đổi.
Vòng quay trở của tàu phụ thuộc vào các yếu tố như: Tốc độ tàu, góc độ bẻ lái, hình dáng thân tàu, mức độ ăn lái, nghiêng, chúi, độ sâu của nước, sóng, gió, dòng chảy.
2. Các giai đoạn vòng quay trở:
Vòng quay trở của tàu được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Được tính từ khi tàu bắt đầu bẻ lái cho đến khi tàu bẻ lái xong, thời gian từ 10 – 15 giây. Trong giai đoạn này tàu chuyển động theo hướng cũ một thời gian ngắn, sau đó chuyển dịch toàn bộ thân tàu ngược với phía bẻ lái, khoảng dịch chuyển này nhỏ hơn hoặc bằng nửa chiều rộng thân tàu. Ngoài ra tàu còn bị nghiêng vào trong, góc nghiêng nhỏ từ 2° - 3°.
Giai đoạn 2: Được tính từ khi bẻ lái xong đến khi tàu bắt đầu đi vào vòng quay ổn định (90° - 180°). Trong giai đoạn này vòng quay trở của tàu có hình dạng xoắn ốc. Vận tốc dài giảm đến mức nhất định rồi giữ nguyên (Giảm 25% - 50%); Vận tốc góc, góc dạt tăng đến mức nhất định rồi giữ nguyên. Tàu từ từ nghiêng ra ngoài, ban đầu góc nghiêng lớn sau đó giảm dần và dao động ở một giá trị nào đó rồi giữ nguyên khi tàu đi vào vòng quay ổn định.
Giai đoạn 3: Được tính từ khi tàu bắt đầu đi vào vòng quay ổn định cho đến khi tàu quay xong. Trong giai đoạn này vận tốc dài, vận tốc góc, góc dạt, độ nghiêng ngang, bán kính vòng quay đều không thay đổi, tàu quay trở theo một đường tròn.
3. Độ nghiêng ngang trên vòng quay trở:
Khi tàu đang chạy tới, bẻ lái sang một bên, mũi tàu sẽ ngả dần về phía bẻ lái. Khi đó thế cân bằng ban đầu bị phá vỡ, lực cản nước mạn trong tăng, mạn ngoài giảm. Làm xuất hiện hiệu áp lực nước giữa mạn ngoài và mạn trong. Hiệu áp lực nước này ký hiệu là D đặt tại tâm nổi C có hướng ra ngoài, kéo phần chìm của tàu ra ngoài, làm cho tàu nghiêng vào trong, góc nghiêng nhỏ từ 2° - 3°.
Khi mũi tàu đã ngả vào trong vòng quay, lực cản nước mạn trong giảm dần, mạn ngoài tăng dần, tàu từ từ cân bằng góc nghiêng. Lực cản nước mạn trong tiếp tục giảm, mạn ngoài tiếp tục tăng cho đến khi lực cản nước mạn ngoài thắng lực cản nước mạn trong. Khi đó xuất hiện hiệu áp lực nước D đặt tại tâm nổi C có hướng vào trong, kéo phần chìm của tàu vào trong. Đồng thời khi tàu quay xuất hiện lực ly tâm T, đặt tại trọng tâm G, có hướng ra ngoài. Như vậy lực cản nước D và lực ly tâm T tạo thành một ngẫu lực, sinh ra mô men quay làm cho tàu nghiêng ra ngoài. Ban đầu góc nghiêng lớn sau đó giảm dần và dao động ở một giá trị nào đó rồi giữ nguyên khi tàu đi vào vòng quay ổn định.
4. Các yếu tố vòng quay trở:
4.1. Đường kính lớn (Đường kính chiến thuật vòng quay trở ) Dn: Được tính từ mặt phẳng trục dọc của tàu khi tàu bắt đầu bẻ lái đến mặt phẳng trục dọc của tàu khi tàu quay được 180°. Dùng để xác định chiều rộng của luồng chạy tàu mà tàu có khả năng quay trở được.
Dn = ( 1 ÷1,2 )Dqt
4.2. Đường kính (Bán kính) quay trở ổn định của tàu Dqt (Rqt): Là đường kính (Bán kính) được tính khi tàu đã đi vào vòng quay trở ổn định.
4.3. Khoản dịch chuyển tới L1: Được tính từ trọng tâm tàu khi tàu bắt đầu bẻ lái, đến mặt phẳng trục dọc của tàu khi tàu quay được 90°. Dùng để xác định khả năng tránh va với các vật ở phía trước.
L1 = (0, 6 ÷1, 2) Dqt
4.4. Khoảng dịch chuyển thuận L2: Được tính từ mặt phẳng mặt phẳng trục dọc của tàu khi tàu bắt đầu bẻ lái đến trọng tâm tàu khi tàu quay được 90°. Dùng để xác định độ quay ngang của tàu. Khi kết hợp với khoảng dịch chuyển tới L1 để xác định vị trí tàu mà tàu có thể chuyển hướng đi theo một hướng đi mới trong luồng hẹp.
L2 = (0, 25 – 0, 5) Dqt
4.5. Khoảng dịch chuyển ngược L3: Là khoảng dịch chuyển ngược lớn nhất của thân tàu ngược với phía bẻ lái. Dùng để xác định khả năng tránh va của tàu với các vật ngược với phía bẻ lái.
L3 ≤ B/2 hoặc L3 = (0, 05 – 0, 1) Dqt
4.6. Góc dạt : Là góc hợp bởi mặt phẳng trục dọc của tàu với tiếp tuyến vòng quay trở tại trọng tâm tàu hay là góc hợp bởi mặt phẳng trục dọc của tàu với véc tơ vận tốc dài tại trọng tâm tàu. Giá trị của góc dạt cho ta biết khả năng quay trở của tàu, nếu góc dạt càng lớn, tàu quay càng nhanh, vòng quay càng hẹp. Góc dạt có giá trị từ 10° - 15°.
4.7. Độ nghiêng ngang q°: Là góc nghiêng ngang của tàu xuất hiện khi tàu quay. Ban đầu tàu nghiêng vào trong vòng quay trở với góc từ 2° - 3° sau đó nghiêng ra ngoài với góc nghiêng lớn.
4.8. Vận tốc dài Vqt: Là vận tốc chuyển động của trọng tâm tàu theo hướng tiếp tuyến với vòng quay trở.
Vqt = Rqt. wqt
4.9. Vận tốc góc wqt: Là vận tốc quay của toàn bộ thân tàu quay xung quanh tâm quay trở.
wqt = Vqt/ Rqt
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM
Nghiên cứu cách xác định vòng quay trở của tàu thủy, các yếu tố liên quan đến vòng quay trở.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu 1: Thế nào là vòng quay trở của tàu? Các giai đoạn vòng quay trở?
Câu 2: Hãy nêu các yếu tố liên quan đến vòng quay trở?
Chương 3
KỸ THUẬT ĐIỀU ĐỘNG TÀU CƠ BẢN
BÀI 1
ĐIỀU ĐỘNG TÀU ĐI THẲNG
Mã bài: MD09-3.1
MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Học xong bài này học viên có khả năng:
Điều động tàu đi thẳng hướng trong các trường hợp.
Xử lý các tình huống khi đang đi thẳng.
NỘI DUNG CHÍNH:
Điều động tàu đi thẳng hướng trên sông rộng.
Điều động tàu đi thẳng hướng trong luồng hẹp.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN
Điều động tàu đi thẳng hướng trên sông rộng
Trong điều kiện ngang nước và ngang gió nên điều động về phía gần bờ trên gió (nước) sao cho hướng mũi tàu và hướng luồng thành một góc nhỏ tùy theo góc dạt gió, nước. Sử dụng các dấu hiệu dẫn đường liên tục điều chỉnh vị trí tàu và góc lệch, giữ cho vị trí tàu nằm phía trên gió (nước).
Điều động tàu đi thẳng hướng trong luồng hẹp
Luồng hẹp ở đây có nghĩa là một khu vực, một tuyến hàng hải có thể chạy tàu được nhưng không thể điều động một cách tự do vì sự hạn chế của độ rộng, diện tích và độ sâu của nó. Điều kiện hàng hải trong luồng hẹp là rất phức tạp, khi điều động tàu chịu nhiều giới hạn của địa hình, độ sâu, dòng chảy, mật độ tàu thuyền, đặc biệt về ban đêm hoặc khi tầm nhìn xa bị hạn chế việc điều động càng trở nên khó khăn. Khi chạy tàu trong luồng hẹp đòi hỏi phải tìm hiểu tỉ mỉ điều kiện hàng hải của khu vực, các yếu tố điều động của bản thân con tàu, điều động thận trọng và linh hoạt. Do đó trước khi vào luồng hẹp cần chuẩn bị:
Trước khi đi vào luồng hay khi đi trong luồng phải lưu ý đến tình hình thời tiết thủy văn như going, gió mạnh, mưa, mù, chú ý thu bản tin thời tiết.
Trong trường hợp nước chảy quá mạnh, căn cứ vào tốc độ tàu, phải xem xét, có thể tàu bị nước đạp làm mất khả năng tự khống chế dẫn tới hậu quả tàu bị xô vào bãi ngầm, ở những nơi luồng hẹp cần lưu ý đến ảnh hưởng của các yếu tố vòng quay trở của tàu và ảnh hưởng của dạt gió và nước.
Hệ thống máy lái cần được duy trì ở trạng thái tốt nhất, nắm chắc và làm chủ tốc độ của tàu, luôn luôn sẵn sàng neo để xử lý lúc khẩn cấp, cần tăng cường cảnh giới. Quan sát mặt nước, chú ý màu sắc và các gợn sóng trên măt nước, phát hiện kịp thời những chỗ cạn, bãi ngầm. Cần chọn thủy thủ lành nghề, nắm chắc đặc điểm máy lái khi đi qua luồng.
Những điều cần chú ý khi chạy trong luồng hẹp
+ Tốc độ chạy trong luồng hẹp
Trong luồng hẹp tàu phải chạy với tốc độ chậm vì những lý do sau đây
a) Đề phòng những tổn thất do sóng gây nên: Vì chiều ngang của luồng rất hẹp, khi chạy thân tàu và chân vịt tạo thành sóng đập vào bờ, đê, cầu tàu và tàu bè đang neo đậu rồi phản xạ trở lại, trong khi đó một lượng nước rất lớn phải chảy mạnh dồn lại để lấp vào khoảng không mà tàu vừa mới rẽ nước đi qua. Tàu chạy càng nhanh thì sóng và lực hút càng mạnh làm đứt dây buộc tàu của tàu đang đậu ở cảng, làm biến dạng thân tàu ở lân cận hoặc phá hoại đê, đập, công trình, thiết bị cảng.
b) Phòng tránh đâm va
Các luồng đi vào cảng mật độ thuyền bè thường rất đông đúc phức tạp, đặc biệt về ban đêm và những lúc tầm nhìn xa bị hạn chế tình hình càng phúc tạp hơn. Chạy trong những vùng như vậy cần hạn chế tốc độ để có thể khống chế thân tàu trong một thời gian ngắn hoặc ở một khoảng cách nhất định có thể phá ngay lập tức quán tính, dùng tàu lại khi có tình huống bất thường, đồng thời có đủ thời gian để áp dụng hành động thích hợp tránh va chạm.
c) Đề phòng hiện tượng tàu hút nhau và hiện tượng bờ hút bờ đẩy
d) Để có thể, lúc cần thiết, tăng thêm tốc độ làm tăng hiệu quả của bánh lái: Các luồng trong khu vực cảng thường có nhiều đoạn cong, uốn khúc, cho tàu chạy với tốc độ tới chậm là để dự trữ một mức khống chế nhất định đối với tính năng điều động của tàu, khi bánh lái không còn ăn lái thì có thể tạm thời tăng tốc, dùng sức ép mạnh của cuộn nước chân vịt tác dụng vào bánh lái để nâng hiệu quả của bánh lái.
e) Ngoài ra đối với tàu chở đầy tải, phần lớn thân tàu ngập nước, khi cập cầu hoặc rời cầu hay khi quay mũi tàu đều phải dùng tốc độ thật chậm.
+ Khi chạy trong luồng hẹp, hai tàu vượt nhau cần chú ý
Ở khu vực nước sâu, với tốc độ tới hết máy, khi vượt nhau, khoảng cách chính ngang của hai tàu không được nhỏ hơn tổng chiều dài của hai tàu, tối thiểu không được nhỏ hơn chiều dài của chiếc tàu lớn nhất.
Nếu khoảng cách của hai tàu bị giới hạn của độ sâu và địa hình không thể tránh xa được thì cả hai bên đều giảm tốc độ. Sau khi được tàu bị vượt đồng ý, tàu vượt có thể tăng tốc để vượt qua trong khi tàu bị vượt có thể giảm tốc độ đến mức đủ cho tàu ăn lái, mục đích là để tăng mức chênh lệch của hai tốc độ làm cho hai tàu nhanh chóng vượt qua nhau, giảm thời gian hai tàu hút nhau.
Tránh vượt nhau ở những chỗ ngoặt trong luồng hoặc là những chỗ gần bãi cạn, nếu nhận thấy có hiện tượng bị hút nhau thì phải cho chạy lùi hết máy, đồng thời báo cho tàu kia biết, yêu cầu họ cho tàu chạy tới hết máy (tàu nào chạy tới hết, tàu nào chạy lùi hết máy là tùy vị trí tương đối giữa hai tàu). Trong luồng hẹp nếu không bức thiết, nên tránh vượt nhau.
+ Khi chạy trong luồng hẹp hai tàu đối hướng đi qua nhau cần chú ý:
Giữ cho khoảng cách chính ngang của hai tàu lớn hơn chiều dài của chiếc tàu lớn nhất.
Trong trường hợp khoảng cách của hai tàu chịu sự giới hạn của độ sâu và địa hình không thể đi qua nhau xa được thì cả hai tàu đều phải giảm tốc độ đến mức tới thật chậm hoặc tới chậm giữ cho tàu ăn lái, ổn định mũi tàu để cho hai tàu đi qua khỏi nhau cho đến khi không còn lực hút lẫn nhau. Nếu khi hai tàu ở chính ngang mà phát hiện thấy hiện tượng hút nhau thì phải lập tức tăng tốc độ lên mức tới hết máy, bẻ lái để đề phòng va chạm
Cố gắng tránh đi đối hướng ở những đoạn luồng cong, gãy khúc
+ Khi chạy trong luồng và khu vực gần cảng có đông đúc các loại thuyền chèo, các đoàn tàu lai cần lưu ý:
Ở những đoạn kênh luồng gần cảng và trong khu vực cảng thường có rất nhiều tàu thuyền nhỏ, thuyền chèo, các đoàn tàu lai kéo, thuyền buồm. để có thể tránh va chạm với các loại tàu thuyền này một cách có hiệu quả cần nắm vững tính năng cùng những quy luật và đặc điểm hoạt động của chúng
Khi nước chảy mạnh và gió lớn cần chú ý, các loại thuyền chèo, đò ngang khi vượt qua mũi tàu lớn có thể bị gió, nước ép tấp vào mũi tàu lớn, cần thiết nên giảm máy hoặc dừng máy để tránh. Các loại thuyền chèo đều dựa vào sức người để chèo cho nên hành động chậm chạp, quay trở khó khăn, dễ bị trôi theo dòng nước, ban đêm thì đèn không đủ độ sáng thậm chí không thắp đèn. Các loại thuyền chạy máy đuôi tôm tuy hoạt động linh hoạt nhưng những người điều khiển lại không thấu hiểu hết những khó khăn của việc điều động của tàu lớn. Vì vậy khi gặp những loại thuyền nhỏ như thế cần phải hết sức thận trọng chú ý đến động thái của chúng, giảm tốc độ, tránh kịp thời, khi bẻ lái tránh nên kết hợp với tín hiệu âm thanh, đầu tiên kéo tiếng còi dài để lưu ý việc đổi hướng, sau đó kéo còi ngắn để thông báo về phía nào.
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM
Nghiên cứu phương pháp điều động tàu đi thẳng hướng và những chú ý khi điều động tàu trong luồng hẹp.
HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU
Điều động tàu đi thẳng hướng trên sông rộng.
Điều động tàu đi thẳng hướng trong luồng hẹp.
HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
3. Điều động tàu đi thẳng hướng:
Công việc chuẩn bị.
Quan sát tàu đang hành trình trên luồng.
Phương pháp điều động tàu.
Công việc an toàn.
4. Kiểm tra:
Kiểm tra và đánh giá tình trạng của tàu.
Những biện pháp an toàn.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu 1: Hãy cho biết những lưu ý khi điều động tàu trong luồng hẹp?
Câu 2: Trình bày phương pháp điều động tàu đi thẳng hướng trên sông rộng?
Câu 3: Trình bày phương pháp điều động tàu đi thẳng hướng trong luồng hẹp?
NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN
Bài: Điều động tàu đi thẳng hướng
Mã bài: MD09-3.1
SỐ
TT
NỘI DUNG
SỐ LIỆU KIỂM TRA
YÊU CẦU
KỸ THUẬT
ĐÁNH GIÁ
BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1
Công tác chuẩn bị
-
-
-
-
2
Điều động tàu đi thẳng trên sông rộng.
-
-
-
-
3
Điều động tàu đi thẳng trong luồng hẹp.
-
-
-
-
4
Kiểm tra mức độ an toàn.
-
-
-
BÀI 2:
ĐIỀU ĐỘNG TÀU CHUYỂN HƯỚNG
Mã bài: MD09-3.2
MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Học xong bài này học viên có khả năng:
Điều động tàu chuyển hướng trong các trường hợp.
Xử lý các tình huống khi chuyển hướng.
NỘI DUNG CHÍNH:
Điều động tàu chuyển hướng trong điều kiện ngược nước.
Điều động tàu chuyển hướng trong điều kiện xuôi nước.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN
Nói chung trong các sông ngòi, luồng lạch, hướng đi của dòng chảy về cơ bản luôn song song với tâm luồng, tốc độ dòng chảy ở giữa thì mạnh và yếu dần về phía hai bên bờ. ở những chỗ uốn khúc, tốc độ dòng chảy hai bên bờ chênh lệch nhau rất rõ rệt, phía bờ ngoài (bờ lở) dòng chảy có tốc độ lớn nhất, ở đó dòng chảy tạo nên áp lực mạnh vào bờ, còn phía bờ trong ( bờ bồi) thì dòng chảy yếu và tạo thành những dòng xoáy đảo chiều. Xem hình dưới đây để phân tích tàu khi đi qua chỗ uốn khúc thì dòng chảy tác dụng như thế nào
1. Tàu chạy ngược nước:
Khi tàu chạy trên đường tâm luồng, theo hình dáng tự nhiên của luồng, từ từ bẻ lái để quay mũi như vị trí 1, 2, 3 trên hình vẽ.
Nếu bẻ lái quá muộn hoặc vì tránh đâm va mà đưa tàu vào vị trí 1 thì lúc này mạn trái mũi tàu sẽ chịu áp lực của dòng chảy bờ trong làm cho việc bẻ lái rất khó khăn, mặt khác mũi tàu còn bị xung áp của dòng chảy rất mạnh phía bờ ngoài làm cho mũi tàu càng dạt nhanh về bờ ngoài
2. Tàu chạy xuôi nước:
Nếu vị trí tàu nằm quá gần phía bờ ngoài thì mũi tàu chịu tác dụng của hiện tượng bờ hút đẩy, sẽ nhanh chóng lệch về phía bên phải, khi tàu đến vị trí của đường cong thì mạn phải phía sau lái chịu xung áp lực của dòng chảy mạnh của bờ ngoài sẽ đưa tàu vào tình thế nguy hiểm ở vị trí thứ 3. Nếu bẻ lái quá muộn dòng chảy sẽ ép mạnh vào mạn phải sau lái làm cho mũi ngả mạnh sang phải, toàn bộ thân tàu sẽ bị dòng nước ép vào bờ.
Khi tàu chạy gần về phía bờ trong (bên bồi), nếu bẻ lái quá sớm ( như ở vị trí số 3 bên bờ bồi) thì mũi tàu sẽ bị đưa vào dòng xoáy làm cho nó bị lệch về bên phải, đồng thời mạn phải phía sau lái chịu áp lực ngang của dòng chảy, góc độ và diện tích chịu sức ép mỗi lúc một lớn làm cho con tàu không thể nào chủ động quay trở lại được
Tóm lại, khi chạy qua những đoạn uốn khúc trong luồng cần nắm chắc những điểm sau:
Trước khi đến điểm bẻ lái lượn vòng phải phát tín hiệu âm thanh, đồng thời lắng nghe tín hiệu âm thanh của tàu khác và chú ý quan sát tình hình đi lại trên luồng, sớm khống chế tốc độ đề phòng phải tránh thuyền nhỏ và tàu khác ở ngay chỗ lượn vòng, không nên vượt tàu ở chỗ này.
Khi chuyển hướng ở đoạn khúc đầu tiên nên dùng tốc độ tới chậm, bẻ lái từ từ chuyển hướng theo hình dáng tự nhiên của luồng, cho mũi tàu chuyển liên tục không dừng, đặc biệt đối với tàu trọng tải nặng cần phải chú ý. Khi thấy tốc độ quay của mũi quá nhanh hoặc quá chậm có thể dùng góc lái hoặc tăng tốc để điều chỉnh, cố gắng dùng lái, ít dùng máy
Chạy ngược nước, ở chỗ uốn khúc bẻ lái từ từ lượn vòng đều đặn để giảm góc giao nhau giữa mũi tàu và hướng dòng chảy, góc giao nhau càng bé càng tốt. Nếu lượn vòng về bên trái trước, trước khi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dao_tao_thuyen_truong_hang_ba.doc