Xơ dệt:
Là bộ phận vật liệu dệt mà thành phần cơ bản là các bó phân tử nằm dọc trục trung tâm xơ theo mọi hướng nào đó và gắn bó với nhau bởi các lực liên kết phân tử.
Xơ dệt có các dạng:
+ Xơ cơ bản: Là vật liệu ban đầu có ý nghĩa thực tiễn trong việc chế biến. Nó có tính mảnh mai dễ uốn, dạng đơn thể duy nhất không thể chia nhỏ hơn nữa theo chiều dọc nếu không muốn phá hủy nó hòan tòan.
+ Tơ: là một dạng xơ cơ bản nhưng chiều dài rất lớn tính bằng đơn vị mét.
+ Cước : Là một dạng tơ nhưng có đường kính mặt cắt ngang rất lớn tính bằng đơn vị 0,1 mm.
+ Dải: Là dạng tơ có bề ngang bé tính bằng đơn vị 0,1mm hoặc milimét và chiều dài tùy ý.
+ Xơ kỹ thuật: Là dạng tập hợp nhiều xơ cơ bản ghép nối nhau theo chiều dọc bởi chất keo (như xơ đay, xơ lanh ) hoặc bởi lực kết tinh.
Trừ dạng xơ kỹ thuật, xơ nhân tạo có đủ các dạng trên. Xơ cơ bản được gọi là xơ stapen, tơ được gọi là xơ filamen (dạng tơ liên tục), xơ vi mảnh (microfibre) có độ mảnh nhỏ hơn xơ thông thường. Dưới đây là bảng phân loại xơ theo nguồn gốc.
36 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Dệt bông Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu bàn mai (tức 3 điểm: ngõng, tay quay và tâm trục 1 cùng đầu bàn mai, gọi là miếng mở) phải thẳng hàng.
Sau đó ta cho dao kéo kim cách mõm kim dọc khoảng 0,2cm, rồi siết ốc điều chỉnh đầu bàn mai chặt lại.
Ta điều chỉnh tay đẩy của bàn mai ra hệ thống cánh gà chứa trục bìa, trục bìa phải sát với mặt bích kim ngang cho vừa đủ, nếu khoảng từ tay đẩy bàn mai đến đầu cánh gà còn rơ thì ta phải độn thêm cho đủ, nếu thừa thì ta uốn tay bàn mai ngắn lại cho đủ.
3.4 Máy bi kẹp thoi
Kiểm tra lại các dây lò so có đứt hay không, nếu đứt phải nối lại đúng vị trí.
Kiểm tra lại giữa tay đập với tai voi chặt hay lỏng, nếu lỏng phải chêm lại cho chặt (để đánh thoi mạnh thì chêm nâng đuôi tay đập lên, hạ đuôi tay đập xuống thì thoi đánh nhẹ).
Kiểm tra lại cần đập xem còn đủ chịu lực hay không.
Xem lại ụ quyệt có bị vỡ bi hay không nếu bị vỡ bi hoặc giơ quá thì phải thay.
Xem lại hai bulông ụ quyệt có chặt hay không nếu không chặt thì phải xiết lại ốc và xiết lại bulông hoặc phải thay thế cái mới.
Xem lại cóc đẩy thoi có bị vỡ hoặc bị mòn nhiều thì cũng phải thay.
Xem mức độ mặt sợi có vừa hay căng quá phải bỏ bớt vật đè hoa cửi cho nhẹ đi.
Xem miệng sợi thoi qua lại có đủ hay không, nếu thiếu dưới phải kéo dưới xuống, thiếu trên phải kéo trên lên.
3.5 Các quy định về an toàn cho người lao động
Không được hút thuốc lá và hút các chất kích thích ở trong xưởng dệt vải, không mang theo những chất gây cháy và các chất gây nổ vào trong xưởng dệt, phòng cháy để an toàn người và của.
Quần áo đầu tóc phải gọn gàng, tránh khi đang vận hành máy dễ quấn vào các hệ chuyển động của máy sẽ làm bị thương hoặc gây chết người.
Tay chân khi vào xưởng phải khô ráo, có nước sẽ gây nhiễm điện ở cầu dao mô tơ khởi động máy và công tắc đánh suốt, như vậy sẽ gây giật điện chết người.
Trước khi cho hoạt động một máy dệt phải đi vòng quanh để quan sát nhiều phía của máy dệt, thấy phải an toàn không vướng mắc mới được đóng cầu dao tổng của máy dệt đó, chú ý cầu dao mô tơ khởi động máy và tông tắc đánh suốt.
Phải ngồi và để tay chân đúng vị trí, tránh để tay vào vị trí ba tăng dập sẽ bị dập vào tay bị thương. Khí máy đang hoạt động không được đứng ở hai đầu ba tăng dập.
Khi nghỉ dệt hoặc sửa chữa phải ngắt cầu dao điện tổng của máy dệt đó mới được tiến hành các bước tiếp theo.
Nếu máy móc đang hoạt động xẩy ra trục trặc phải ngắt cầu dao để bảo đảm an toàn cho máy, tránh làm chập điện, bắt lửa sang vật liệu bông gây cháy.
PHẦN THÊU DỆT VỎ VÀ KHÂU CHĂN
I. Phân loại vật liệu dệt
1. Xơ dệt:
Là bộ phận vật liệu dệt mà thành phần cơ bản là các bó phân tử nằm dọc trục trung tâm xơ theo mọi hướng nào đó và gắn bó với nhau bởi các lực liên kết phân tử.
Xơ dệt có các dạng:
+ Xơ cơ bản: Là vật liệu ban đầu có ý nghĩa thực tiễn trong việc chế biến. Nó có tính mảnh mai dễ uốn, dạng đơn thể duy nhất không thể chia nhỏ hơn nữa theo chiều dọc nếu không muốn phá hủy nó hòan tòan.
+ Tơ: là một dạng xơ cơ bản nhưng chiều dài rất lớn tính bằng đơn vị mét.
+ Cước : Là một dạng tơ nhưng có đường kính mặt cắt ngang rất lớn tính bằng đơn vị 0,1 mm.
+ Dải: Là dạng tơ có bề ngang bé tính bằng đơn vị 0,1mm hoặc milimét và chiều dài tùy ý.
+ Xơ kỹ thuật: Là dạng tập hợp nhiều xơ cơ bản ghép nối nhau theo chiều dọc bởi chất keo (như xơ đay, xơ lanh) hoặc bởi lực kết tinh.
Trừ dạng xơ kỹ thuật, xơ nhân tạo có đủ các dạng trên. Xơ cơ bản được gọi là xơ stapen, tơ được gọi là xơ filamen (dạng tơ liên tục), xơ vi mảnh (microfibre) có độ mảnh nhỏ hơn xơ thông thường. Dưới đây là bảng phân loại xơ theo nguồn gốc.
2. Sợi dệt:
Là bộ phận vật liêu dệt mà thành phần cơ bản là xơ. Sợi tương đối mảnh, mềm mại và bền, có chiều dài tuỳ ý đo bằng mét hoặc kilômét với bề ngang tính bằng đơn vị 0,1 milimét hoặc centimét.
Sọi dệt có các dạng :
+ Sợi con
+ Sợi phức
+ Sợi cắt.
+ Sợi dún.
+ Sợi xốp
3.Chế phẩm dệt
Chế phẩm dạng xơ.
Chế phẩm dạng sợi .
Chế phẩm dạng tấm: bao gồm vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, dải băng, đăng ten
Chế phẩm dạng chiếc
II. Phân loại nguyên liệu dệt
Nhóm xơ thiên nhiên
Nhóm xơ nhân tạo
III. Cấu trúc của sợi
1. Đặc điểm của cấu trúc sợi
Sự phân bố xơ trong sợi có rất nhiều vẻ. Các yếu tố phổ biến đáng chú ý là hướng xoắn, số xơ (hay sợi cơ bản) và sự phân bố chúng trong mặt cắt ngang, độ xù lông. Độ chứa đầy có thể xác định theo nhiều cách.
- Sợi xe: Về sợi xe có thể có ba dạng cấu trúc: Ống , lõi và vặn nút chai.
Trong cấu trúc ống các sợi thành phần có phân bố lực đều nhau làm cho sợi xe có độ bền cao nhất và độ đều cao nhất.
Trong cấu trúc vặn nút chai, sợi xe có một hoặc nhiều dảnh thay nhau làm một cái lõi thẳng ở trung tâm sợi trong khi các dảnh còn lại quấn xung quanh. Số dảnh nhiều và độ căng của chúng không đều như diện tích mặt cắt ngang không giống nhau là nguyên nhân tạo nên cấu trúc này của sợi xe.
Trong cấu trúc lõi: Một dảnh hoặc một số dảnh nằm thành lõi thẳng trên suốt chiều dài hoặc trên một đoạn rất dài của sợi xe, còn các dảnh khác quấn xung quanh. Sợi xe có cấu trúc này trong quá trình xe, có nhiều dảnh rất căng hoặc khi sợi xe dùng dảnh quá mảnh.
- Sợi lõi: Là một dạng sợi có cấu trúc đặc biệt bao gồm một lõi bằng sợi bền, kéo từ xơ thiên nhiên hoặc xơ hoá học và bao bọc bên ngoài bằng lớp xơ tốt hoặc xơ phế liệu hay bằng dải kim loại có màu. Loại sợi này được dùng để sản xuất chỉ may công nghiệp, dùng trong trang trí và trong kỹ thuật.
- Sợi dún: Là loại sợi mà bản thân sợi cơ bản có tỉ lệ thành phần biến dạng đàn hồi rất cao.
- Sợi elastic: Có độ xốp khá cao, co giãn nhiều và sợi cơ bản xơán kiểu xoắn ốc.
- Sợi hoa: Là loại sợi có cấu trúc khá đặc biệt.
2. Các tính chất thuộc về cấu trúc sợi.
1. Độ xoắn và độ co của sợi.
Quá trình xoắn nhằm liên kết các thành phần sợi lại với nhau. Nhờ có lực cản tiếp tuyến của xơ tăng lên mà cả khối xơ được nén chặt lại khi xoắn làm cho sợi co ngắn chút ít chiều dài. Khi đó, độ bền và nhiều tính chất khác của sợi thay đổi theo mức độ xoán. Khi xoắn một số sợi lại với nhau, sợi xe không những to hơn mà độ đều còn tăng thêm.
Độ co của sợi: Sau khi xoắn, sợi sẽ thay đổi độ dài. Nếu trước khi xoắn, sợi có chiều dài L1 và sau khi xoắn có chiều dài L2 thì độ co u của sợi trong lần xe này là:
L1- L2
U = .100 ( % )
L1
Các phương pháp xác định độ xoắn và độ co: Chủ yếu gồm phương pháp tở xoắn, phương pháp xoắn kép và phương pháp cân bằng xoắn.
Những đặc trưng thể hiện độ xoắn sợi gồm có:
Góc xoắn: Khi xoắn, xơ và sợi sẽ trải dài theo một đường gần như xoắn ốc. Góc nghiêng hợp bởi xơ hay sợi nằm bên ngoài với trục dọc của sợi gọi là góc xoắn B. Góc xoắn thể hiện một cách tổng hợp mức độ xoắn của sợi, bởi vì góc xoán càng lớn thì sợi xoắn càng mạnh. Những loại sợi không xoắn, ví dụ sợi phức thì góc xoắn bàng 0. Có thể góc xoắn để so sánh mức độ xoắn của các sợi có đường kính khác nhau.
Đô xoắn: Độ xoắn K được định nghĩa là số vòng xoáy trung bình của sợi đếm trên một đơn vị dài 1m
Hệ số xoắn: Hệ số xoắn α được sứ dụng nhiều trong thiết kế mặt hàng sợi
Hướng xoắn: Hướng của vòng xoáy ngoài cùng của xơ hay sợi được quy ước ký hiệu bằng chữ Z và S , có hướng xoắn Z/S
Hướng xoắn của sợi con có ảnh hưởng đến bề ngoài và tính chất của vải. Người ta nhận thấy, vải dệt từ sợi dọc và sợi ngang có cùng hướng xoắn sẽ hiện rõ kiểu dệt hơn là vải dệt từ hai hệ sợi khác hướng xoắn. Bởi vì sựi tương phản của hình hoa chỉ đạt được nhờ cách bố trí các vòng xoắn ngược hướng nhau. Trường hợp vải dệt từ hai hệ sợi khác hướng xoắn, công việc cào bông hặoc ép thành dạ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong dệt kim, dùng sợi khác hướng xoắn để đan làm cho vải cân bằng xoắn nếu biết cách phối hợp độ xoắn và chọn hướng xoắn ngược nhau của lần xe trước và lần xe sau. Khi đó sợi sẽ không tạo gút và tự tở xoắn, điều này đặc biệt quan trọng đối với chỉ khâu.
2. Độ xù lông của sợi.
Những đầu xơ, những vòng xơ rất nhỏ thòi ra ngoài bề mặt của sợi làm cho sợi bị xù lông. Trong thực tế kéo sợi từ xơ ngắn, không thể tránh khỏi hiện tượng các đầu xơ thòi ra ngoài sợi. Điều đáng quan tâm là số đầu xơ thòi ra ngoài bề mặt sợi nhiều hay ít và chiều dài của chúng. Nếu đầu xơ ngắn, ta không lo ngại đến độ xù lông của sợi.
Độ xù lông phụ thuộc vào phương pháp kéo sợi, mức độ duỗi thẳng và song song của xơ trong sợi, độ xoắn, cỡ sợi loại xơ và nhiều yếu tố khác. Các đặc trưng của độ xù lông. Để đánh giá độ xù lông của sợi người ta xét: Số đầu xơ nx thòi ra trên đơn vị dài của sợi (thường lấy 1 m), độ dài trung bình của đầu xơ l (mm) tổng chiều dài đầu xơ Lx (mm), tổng diện tích đầu xơ Sx (mm2)
Số đầu xơ (nx) được tính theo công thức
Độ dài của đầu xơ (Lx)phụ thuộc vào độ dài trung bình của đầu xơ và số đầu xơ trên đơn vị chiều dài của sợi: Lx= n.L
Diện tích tổng của đầu xơ (Sx) phụ thuộc vào số đầu xơ, độ dài trung bình và diện trích trung bình của mặt cắt ngang đầu xơ. Đặc trưng này có thể dùng để so sánh độ xù lông của sợi khác nhau về diện tích mặt cắt ngang xơ, độ dài và số đầu xơ: Sx = Lx d x
3. Độ sạch của sợi .
Trên sợi nếu không có chỗ quá nổi côm bởi các khuyết tật như mẩu xơ vón kết hoặc bởi những tạp chất (bản chất không giống xơ), ta nói sợi hoàn toàn sạch. Sự có mặt của những khuyết tật và tạp chất sẽ làm xấu bề mặt của sợi và của sản phẩm từ sợi làm ảnh hưởng tới tính đồng nhất của tính chất, ảnh hưởng xấu đến quá trình công nghệ do độ đứt sợi tăng.
Những khuyết tật ảnh hưởng đến độ sạch của sợi.
IV. Cấu trúc của vải dệt thoi
Vải dệt thoi là sản phẩm dạng tấm, do hai hệ thống sợi đan thẳng góc nhau tạo thành. Hệ thống nằm dọc theo chiều dài tấm vải gọi là sợi dọc, hệ thống kia gọi là sợi ngang.
1. Phân loại vải:
Có nhiều cách phân loại vải dựa trên những cơ sở khác nhau: Theo thành phần xơ, theo phạm vi ứng dụng, theo thuộc tính công nghệ.
1.1 Phân loại theo nguyên liệu (thành phần xơ)
Tuỳ theo thành phần xơ, vải thuộc loại đồng nhất, hỗn hợp hoặc pha.
a-Vải đồng nhất
Vải đồng nhất chỉ dệt bằng một loại sợi duy nhất, ví dụ như vải bông, vải lanh, vải len, lụa tơ tằm và một số vải tơ lụa hóa học.
Vải bông (vải cotton). Một số vải dệt từ chất liệu bông thông dụng như: broad cloth, chambray, cheese cloth, corduroy, denim, drill, jean, khaki, oxford cloth, percale, voile
Vải len. Một số chủng loại vải len thông dụng như: cashmere, cavalry twill, jersey, melton, moquette, tweed
Vải lụa thiên nhiên. Một số chủng loại vải lụa thiên nhiên thông dụng: chiffon, crepe de chine, faille, georgette, marquisette, milanese, ottoman, satin, taffeta, velvet,
Vải tổng hợp. Một số chủng loại vải dệt từ PES 100%, PA 100%,Với kiểu dệt rất phong phú. Được dùng trong thể thao và cả trong sinh hoạt.
b- Vải pha
Vải được dệt từ sợi pha xơ, có thể pha hai hoặc nhiều loại xơ. Ví dụ sợi bông pha polyster, sợi len pha viscos. Vải pha cũng có thể là vải dệt từ những sợi xe cùng kiểu nhưng thành phần của sợi xe làm bằng nguyên liệu khác loại. Người ta quy ước vải len có chứa 10% thành phần xơ khác vẫn được xem như đồng nhất nếu lượng xơ này đưa vào không nhằm mục đích thay len mà để tạo nên những hiệu ứng bế mặt nào đó.
c-Vải hỗn hợp
Vải hỗn hợp được quy ước là vải dệt từ hai hay nhiều loại sợi có chất liệu khác nhau.
1.2. Phân loại theo cấu trúc vải
a) Vải một lớp
Vân điểm và dẫn xuất của vân điểm.
Vân điểm được sử dụng đối với các mặt hàng như muslin, percale, cheese cloth, chambray, taffeta, dress linen, chiffon, china silk,
Vải vân điểm như poplin, faille, grosgrain
Sử dụng các kiểu dệt dẫn xuất của vân điểm như tăng dọc 2/1 (vải Oxford), tăng ngang 3/2, tăng đều 2/2 (vải Monk-thầy chùa)
Sợi có độ săn cao thường dùng để dệt các loại vải crepe, vải voile; sợi có độ săn thấp kết hợp với phương pháp hoàn tất đặc biệt có thể tạo các loại vải nỉ, lông tuyết.
Thành phần cấu tạo và màu sắc của sợi góp phần cải thiện bề mặt vải như: chambray, gingham..
Vân điểm 1,1
Khoảng cách giữa các sợi và mật độ vải khác nhau sẽ tạo nên vải với độ thoáng bề mặt khác nhau thay đổi từ loại mỏng dính như cheese cloth đến loại cứng và khít như taffeta.
Vân chéo và dẫn xuất của vân chéo
Vải chéo
Chéo đối xứng
Chéo biến đổi
Vân chéo thường được dùng để dệt vải lót và những mặt hàng tương đối dày như denim, jean, drill (vải thô), covert (vải may áo choàng), gabardine (áo dài người Do Thái), foulard (khăn quàng, khăn mùi xoa bằng lụa mỏng), serge (vải xec), surah (lụa surah, lụa chéo Ấn Độ), wool broad cloth (hàng len đen mỏng khổ đôi, popolin), wool sharkskin (vải sakin - vải có bề mặt mịn, hơi sáng dùng làm áo choàng), cavalry twill, elastique, flannel, tweed (vải len có bề mặt sần sùi, thường dùng với màu sắc pha trộn) .
Vân đoạn và dẫn xuất của vân đoạn (tăng, bóng)
Một số vải vân đoạn thường thấy như: antique satin, slipper satin (xatanh bóng), crepe-back satin, faille satin (lụa phay), sateen, moleskin (nhung)
Vải satin thường được dùng làm lót cho các loại túi quần áo, túi xáchvì độ ma sát giữa vải và vật liệu thấp, vải có hai mặt khác nhau rõ rệt. Sử dụng sợi có độ xoắn cao làm hệ sợi ngang trong vải satin, mặt sau vải sẽ có hiệu ứng crepe và được sử dụng như mặt phải của vải. Lúc này, vải còn có tên là crepe-back satin hay satin-backed crepe.
b)Vải lớp rưỡi
Vải được tạo nên bằng kiểu dệt phức tạp giữa một hệ sợi dọc đan với nhiều hệ sợi ngang hoặc ngược lại, nhiều hệ sợi dọc đan với một hệ sợi ngang. Vải lớp rưỡi tương đối dày và nặng, kết cấu chặt chẽ. Hiệu ứng vải ở hai mặt khác nhau.
c) Vải hai lớp
Vải hai lớp có hai mặt giống hoặc khác nhau, dày và nặng. Một số chủng loại vải hai lớp thông dụng: gấm đơn, gấm cắt, gấm Thượng Hải, gấm CD, vải Burn Out
1.3. Phân loại theo mục đích sử dụng
a) Vải mặc ngoài
Vải nặng dùng cho các sản phẩm mặc khoác ngoài như veston, áo khoác, jacket, quần tây
Vải nhẹ dùng cho các sản phẩm mặc thường ngày như áo sơ mi, áo kiểu, áo váy
b) Vải thể thao (mặc trong các hoạt động thể dục thể thao)
Vải dệt thoi ít sử dụng trong thể thao.
c) Vải công nghiệp
Tuỳ theo mức độ sử dụng mà vải thuộc loại vải dân dụng hay vải công nghiệp.
1.4. Phân loại theo mức độ hoàn thiện công nghệ
Tuỳ theo mức độ hoàn thiện công nghệ mà vải thuộc loại vải mộc hay vải hoàn tất
2. Cấu trúc vải
Cấu trúc vải được đặc trưng bởi: quy cách sợi , kiểu dệt, mật độ sợi trong vải, thể hiện qua các kích thước, các dạng, sự bố trí và liên kết của các hệ sợi tạo nên vải .
2.1. Quy cách của sợi
Quy cách của sợi chủ yếu do cỡ sợi quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng 1m2 vải và các tính chất sử dụng của vải sau này .
Độ đều và độ bền kéo của sợi là rất quan trọng . Độ sạch và một số tính chất khác thuộc loại thứ yếu
2.2. Sự bố trí và liên kết hai hệ sợi trong vải
a-Kiểu dệt
Kiểu dệt thể hiện vị trí tương đối của sợi dọc và sợi ngang với nhau trong vải. Để thể hiện kiểu dệt, người ta dùng một đơn vị diện tích chứa số sợi dọc và số sợi ngang tối thiểu, trên đó đủ mô tả quy luật đan cài của sợi dọc và sợi ngang. Đơn vị diện tích đó được gọi là rapport kiểu dệt. Muốn biểu diễn rapport kiểu dệt, phương pháp chủ yếu là dùng giấy kẻ ô. Dấu chéo” X “thể hiện điểm nổi dọc.
Kiểu dệt cơ bản: Là những kiểu dệt đơn giản nhất từ đó có thể phát triển ra nhiều kiểu dệt phức tạp hơn. Chúng có đặc điểm chung ma trập ráppo đều là những ma trận vuông, hay là số sợi dọc Rd bằng số sợi ngang Rn trong ráp po
Rd = Rn = R
Còn bước chuyển S ( dọc hay ngang ) sẽ lấy giá trị cố định hoặc thay đổi tuỳ theo kiểu dệt cụ thể. Nhóm cơ bản gồm các kiểu dệt: vân điểm, vân chéo, vân đoạn:
Vân điểm: là kiểu dệt đơn giản nhất trong tất cả các kiểu dệt. Duy nhất chì có một kiểu với R = 2 và S = 1 ( hay -1). Vân điểm được dùng rất phổ biến do nó đơn giản như trong các mặt hàng vải phin, calico, KT, toile Vải có hai mặt giống nhau. vải tương đối bền nhưng hơi cứng mặc dù sợi xoắn thấp. Muốn thay đổi mặt ngoài để đỡ đơn điệu, có thể dủng phối hợp mật độ vải vói quy cách hai hệ sợi hoặc chọn sợi xoắn quá mức ( sợi crếp ) hoặc cào bông, ép thêm lớp xơ
Vân chéo: Là một nhóm gồm nhiều kiểu dệt có R từ 3 trở lên và S=1 hoặc (R -1). Kiểu dệt thể hiện trên bề mặt vải những dải hẹp nằm chéo góc khoảng 45 độ so với biên vải. Sợi có thể được bố trí nằm sít nhau hơn so với kiểu vân điểm. Cùng mật độ và quy cách sợi , vân chéo làm vải mềm nhưng kém bền so với vân điểm . Vân chéo thường được áp dụng để dệt vải lót và những mặt hàng tương đối dày.
Vân đoạn : Cũng là một nhóm nhiều kiểu dệt vói R từ 4 trở lên và S lấy giá trị từ 1 cho tới (R-1). Bản thân vân đoạn có hai nhóm nhỏ: vân đoạn có bước chuiyển cố định và vân đoạn có bước chuyển thay đổi .
Kiểu dệt dẫn xuất từ các kiểu dệt cơ bản: là những kiểu dệt cơ bản được biến đổi chút ít để có những kiểu dệt mới về hình thức cũng như về tính chất mà vẫn giữ những nét cơ bản của kiểu dệt cơ bản.
Kiểu dệt phối hợp: Là những kiểu dệt có được do phối hợp nhiều kiểu dệt cơ bản hoặc kiểu dệt dẫn xuất lại với nhau .
Kiểu dệt Jacquard: Tạo cho vải những hình trang trí kiểu hình học hoặc hình hoa với ráp po khá lớn ( từ 100 đến 1000 sợi), trong đó từng chi tiết hoặc từng phần của hình trang trí được dệt bởi những kiểu dệt đơn giản đã nêu trên .
Kiểu dệt phức hợp: Là những kiểu dệt áp dụng cho vải nhiều lớp, vải nhung.
b- Mật độ sợi trong vải.
Mật độ sợi thể hiện sự bố trí sợi nhiều hay ít trên đơn vị dài của vải. Mật độ sợi trong vải có ảnh hưởng đến các tính chất bề mặt, tính chất sử dụng của vải.
-mật độ tuyệt đối: Được định nghĩa là số sợi có trên đơn vị dài của vải, quy ước lấy 100 mm, ký hiệu.
-Độ chứa đầy: Thể hiện sự tương quan (tỉ số) giữa phần vật liệu chiếm với khoảng không gian của vải. Có nhiều loại độ chứa đầy.
-Độ chứa đầy tuyến tính: Xét theo chiều dài sợi dọc hoặc sợi ngang. Đó là tỉ lệ % của đoạn sợi hệ này do phần sợi của hệ kia đè lên (hoặc bị đè) so với toàn bộ chiều dài của đoạn sợi đó trong phần tử nhỏ nhất của vải.
c-Pha cấu tạo
Trong vải sợi dọc và sợi ngang khi đan với nhau có thể nằm theo nhiều tư thế uốn cong. Khi nghiên cứu mặt cắt ngang của vải tại các điểm sợi đan nhau, theo độ uốn cong của sợi dọc và sợi ngang, giáo sư N.G. Novicov đề nghị phân quy ước cấu trúc vải theo chín pha chính và một pha bổ sung là pha 0
Trong chín pha, có hai pha giới hạn là pha 1 và pha 9. Pha 1 ứng với trường hợp sợi dọc nằm thẳng và sợi ngang uốn cong tối đa . Ngược lại, trong pha 9, sợi ngang nằm thẳng và sợi dọc uốn cong tối đa,.
Trong thực tế, một hình mẫu thuần tuý hình học như hình vẽ các pha cấu tạo nêu trên không hề có. Sợi không có mặt cắt ngang tròn mà sẽ biến dạng sau khi đan nhau và sau quá trình hoàn tất vải. Lực căng của hai hệ sợi trong quá trình dệt và các thông số công nghệ của quá trình hoàn tất vải ảnh hưởng rất nhiều đến pha cấu tạo cuối cùng, tạo cho vải có những hiệu ứng bề mặt rất khác nhau.
d- Mặt tựa của vải
Đó là bề mặt của vải tiếp xúc với một mặt phẳng nhẵn và cứng. Nó chịu ảnh hưởng rất nhiều của pha cấu tạo. Trong quá trình sử dụng, những phần sợi và phần xơ nhô lên trên bề mặt nơi đỉnh các phần uốn cong của sợi tạo thành mặt tựa sẽ bị mài mòn. Tuỳ theo lực nén lên vải mà diện tích mặt tựa cghiếm nhiều hay ít. Khi xác định diện tích mặt tựa, người ta quy ước chọn áp suất không đổi là 1 dN/cm2. Đối với vải nói chung, mặt tựa chiếm từ 5 đến 25 % toàn bộ diện tích của vải.
e- Khuyết tật của vải
Khuyết tật hay thường gọi là lỗi của vải là những sai sót còn lại trên bề mặt vải được kiểm tra sau quá trình dệt hay quá trình hoàn tất. Có những khuyết tật do bản thân sợi đưa vào vải như tạp chất, độ không đều, mấu gút thường không thể loại bỏ.
Những lỗi do quá trình dệt có rất nhiều như: lẫn sợi do mắc nhầm sợi dọc hoặc chọn nhầm sợi ngang, thừa hay thiếu sợi dọc. Những lỗi do quá trình hoàn tất có nhiều như: không đạt độ trắng, không đúng màu, không đều màu, màu hình hoa không khớp, ố bản, không đạt khổ vải.
3. Vải dệt kim
Vải dệt kim là một loại sản phẩm dệt được hình thành bởi các vòng sợi móc nối nhau. Cấu trúc vải dệt kim được xác định bởi dạng và kích thước vòng, quy cách sợi, kiểu đan, mật độ vòng, độ chứa đầy
Phân loại:
Theo cấu trúc:
Có hai dang chính là vải dệt kim ngang và vải dệt kim dọc. Tên phân loại đặt theo phương pháp tạo vải. Hiện có hai phương pháp tạo vải dệt kim: đan ngang và đan dọc. Dệt kim đan ngang khi có một hoặc nhiều sợi hình thành lần lượt những hàng vòng móc nối nhau. Sản phẩm từ phương pháp này có dạng ống, dạng mảnh hoặc dạng chiếc. Phương pháp đan dọc khi có nhiều sợi dọc tạo nên cùng lúc những cột vòng móc nối nhau để cho ra tấm vải dài tuỳ ý và có khổ rông nhất định.
Vải dệt kim có thể là vải đơn hay vải kép. Vải kép được dệt trên máy hai giường kim và có thể xem như do hai lớp vải đơn ghép lại với nhau ở mặt trái. Vải kép dày, nặng hơn vải đơn và thường không bị quăn mép.
Theo thành phần nguyên liệu:
Có ba loại vải: đồng nhất, hỗn hợp, vải pha.
Theo mục đích sử dụng:
Vải dệt kim cũng chia ra vải dân dụng và vải công nghiệp. Vải dân dụng: là vải dùng cho may mặc và dùng cho trang trí. Vải công nghiệp: dùng cho các ngành công nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất như vải lót da nhân tạo, vải bạt, vải bao bìNhiều sản phẩm dệt kim được sản xúât ở dạng chiếc như gang tay, bít tất
Ví dụ một số loại vải:
a) Vải Solid jersey: Loại vải có kiểu dệt đơn giản, thường thấy sợi dọc nổi mặt phải và sợi ngang mặt trái. Vải có đặc tính hay xéo canh ngang và cuốn biên. Trọng lượng riêng của vải thấp từ 75 – 150g/, độ co giãn của loại vải này từ 0.5% - 2.5%, thường thì thấp hơn các loại vải khác. Thành phần của nó là 100% Cotton. Ví dụ vải FX04, FX07 (tên thương mại) bị cuốn biên vải, độ hồi nghỉ từ 2 –3 giờ trước khi cắt.
b) Vải Rib 1x1; 2x2 : Thông thường hai mặt trái, phải gần giống nhau và có độ co giãn rất nhiều. Nhược điểm của rib hay bị thiếu số mét trong cuộn, trọng lượng riêng từ 180 – 220g/, trong một cuộn vải có thể nhiều ánh màu, độ co giãn mạnh. Thành phần gồm sợi Cotton (từ: 90% - 95% cotton) và sợi spandex (từ: 5% - 10% spandex - thun). Trên thực tế cũng có dạng rib mà thành phần là 100% cotton. Vì quá trình dệt, định hình cuốn lại thành roll đã làm căng chiều dài vải, vì vậy ta phải trải (xổ) vải trên mặt bàn hoặc sàn nhà phẳng thấp ít nhất là 24 giờ trước khi trải cắt (đủ độ hồi nghỉ của vải).
c) Vải Interlock 2x4 ; : Là loại vải giống tương tự như rib. Về trọng lượng riêng, độ co giãn, độ hồi nghỉ khác nhau. Về kiểu dệt ví dụ Interlock 2 x 4 là nhìn trên mặt phải của vải có hai sợi dọc nổi và bốn sợi dọc chìm ( khuất )
4. Sự bố trí và liên kết của các vòng sợi
4.1. Vòng sợi và quy cách
Phân tử nhỏ nhất của vải dệt kim là vòng sợi mà dạng của chúng chỉ phụ thuộc phương pháp đan chứ không phụ thuộc kiểu đan. Có hai loại vòng sợi: Vòng sợi trái và vòng sợi phải.
Vòng sợi trái tạo thành khi sợi được kéo qua vòng trước đó theo chiều ra xa người quan sát (chân vòng nằm dưới đầu của vòng có trước)
Vòng sợi phải tạo thành khi sợi được kéo qua vòng trước theo chiều tiến về người quan sát (chân vòng nằm trên đầu của vòng có trước)
Hàng vòng là hàng các vòng sợi. Số hàng xác định chiều dài vải
Cột vòng là cột các vòng sợi . Số cột xác định chiều rộng vải
Vòng sợi trái
Vòng sợi phài
Hàng vòng
Cột vòng
4.2. Kiểu đan
Đối với vải đan ngang, phổ biến có các kiểu sau:
Đan trơn: Là kiểu đơn giản và phổ biến nhất trong các kiểu đan ngang đơn
Đan chun: Là kiểu đan ngang kép, tạo nên bởi các cột quay lần lượt sang mặt trái rồi mặt phải. Hai mặt vải đó giống nhau, hiện rất rõ các cột vòng (trụ vòng), còn các cung vòng bị che kín
Đan chun kép hay interlock: Là kiểu đan hai chun lồng vào nhau tạo nên những dây cột vòng liền nhau nâng cao độ bền ma sát cho vải. Vải đan chun kép có bề ngoài đẹp, độ tuột vòng thấp và được dùng để may quần áo. Cùng mật độ và chiều dài vòng, độ co giãn kém so với chun đơn. Độ đàn hồi khi kéo căng nhiều lần theo chiều ngang lớn hơn chiều dọc.
Đối với vải đan dọc, có các kiểu cơ bản sau:
Đan xích: Là kiểu đan dọc đơn giản nhất, hình thành bởi một sợi và chỉ có một cột vòng duy nhất rất ít co giãn. Bản thân nó không tạo nên vải mà chỉ dùng để phối hợp với các kiểu đan dọc khác nhằm tạo ra kiểu dệt phức tạp hoặc làm giảm độ co giãn dọc hoặc tạo sợi dọc cho vải.
Đan tricô: Là kiểu đan đơn trong đó mỗi sợi dọc tạo vòng lần lượt trên hai kim kề nhau hoặc cách nhau một số kim. Vải trông bề ngoài tựa lưới và hai mặt ít phân biệt. Nhược điểm lớn nhất kiểu đan tricô hai kim tạo cho vải là nếu một vòng bị đứt, vải dễ tuột vòng theo cột. Bởi vậy người ta ít khi dùng kiểu tricô đơn để dệt vải mà áp dụng hai tricô đơn đan chập vòng theo hướng ngược nhau.
Đan atlas: là kiểu đan đơn trong đó mỗi sợi dọc tạo vòng trên nhiều kim của các cột kế tiếp nhau trước khi đổi hướng. Kiểu đan tạo cho vải những dải sọc ngang phản xạ ánh sáng khác nhau theo chiều rộng bằng một nửa ráp po dọc. Có thể coi nó như kiểu đan ngang trơn nhưng các cột nghiêng đi khoảng 60 độ. Bởi vậy nó có tính chất gần giống kiểu đan ngang trơn. Cũng như kiểu đan tricô, vòng atlas có thể dược lồng cách một hay nhiều kim hoặc kết hợp vòng của một hệ sợi dọc khác lồng theo hướng ngược lại.
4.3 Các thông số kỹ thuật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_det_bong_lai_chau.doc