Ứng dụng của bình nhụ
pháp
Bình nhụ pháp trên lâm sàng, không
kể là dùng thủ pháp bổ hoặc dùng thủ
pháp tả, hoặc bình bổ bình tảpháp, tất
cần phải kết hợp với sự nhẹ nặng của
thủ pháp, tốc độ nhanh chậm khi nhụ
xoay và kết hợp với thế bệnh nặng
nhẹ hoãn cấp, thể chất người bệnh
khoẻ yếu béo gầy, và cả quan hệ khác
nhau như nam nữ già trẻ, nắm chắc
tuỳ thời, gặp chứng ứng biến.
Bình nhụ pháp ứng dụng cực rỗng
rãi trên lâm sàng, bệnh tật nói chungđều có thể chọn dùng. Khi phối hợp
thủ pháp, thường sử dụng kết hợp với
áp phóng pháp, và các thủ pháp khác
đều có thể phối hợp. Khi tháo tác,
một ngón tay giữa cũng có thể lấy để
nhụ, hai ngón tay giữa cũng có thể lấy
để nhụ. Một hướng tả bình nhụ cũng
được, hướng hữu bình nhụ cũng
được, để cho thuận tay người thày là
được. Nếu như ở một loại bệnh khi
mà thấy không có hiệu quả hoặc thu
hiệu qủa không nhiều, thì có thể chọn
dùng phương pháp bổ tả của bình
nhụ. Giả như, đối với việc luyện tập
chưa thành thạo phương pháp bổ tả
của bình nhụ, thì binh nhụ đối với
một nam giới, ta lấy huuyệt ở cạnhbên trái trứơc, lấy huyệt ở cạnh bên
phải sau. Bình nhụ ở nữ giới ta lấy
huyệt cạnh bên phải trước, lấy huyệt
ở cạnh bên trái sau hoặc nhụ hai tay
nhằm vào nhau, thay đổi đều mỗi bên
một nửa số nhụ ( như nhụ đúng là 50
lần, nhụ quay lại là 50 lần, như thế
này cũng gây nên được tác dụng bình
bổ, bình tả ).
128 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Điểm huyệt liệu pháp (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị
trí của người bệnh mà quyết định trái
phải. Khi huyệt vị ở bên trái hoặc ở
bên phải của người bệnh, không kể là
huyệt ở dương kinh hay ở âm kinh,
xoay nhụ từ phải qua trái hướng lên
là hướng tả bình nhụ. Ngược lại, từ
trái qua phải hướng lên mà xoay nhụ
là hướng hữu bình nhụ.
1 – 2: Tả hữu bình nhụ và bổ tả
Bản thân bình nhụ pháp vốn có đủ
tác dụng điều tiết âm dương. phương
pháp bổ tả của hướng tả bình nhụ và
hướng hữu bình nhụ có thể tăng thêm
mạch điều tiết bất túc. Đó là căn cứ
vào bắt đầu và dứt ở 14 kinh tuần
hành trên cơ thể ngừơi, và vấn đề
thăng giáng của tả dương hữu âm, kết
hợp cụ thể vào thủ pháp thao tác, tiến
hành bổ tả nghênh tuỳ.
Thủ tam dương kinh đi từ tay lên
đầu bằng:
Khi nhụ huyệt vị ở bên trái, hướng
tả bình nhụ tứ là nhụ từ phải qua trái,
hướng lên theo chiều đường kinh mà
nhụ xoay là tả.
Khi nhụ huyệt vị ở cạnh phải hướng
bình nhụ tức là nhụ từ trái qua phải,
hướng lên theo đường kinh mà nhụ
xoay là bổ, hướng xuống đón ngược
chiều đường kinh mà nhụ xoay là tả.
( Nếu dùng cả hai tay mà nhụ cho
người bệnh đều lấy hướng lên mà bổ,
hướng xuóng là tả )
Thủ tam âm kinh đi từ ngược ra
tay bằng:
Khi nhụ huyệt vị ở cạnh trái, hướng
hữu bình nhụ tức là nhụ từ trái qua
phải, hướng lên đón ngược chiều
đường kinh đi mà nhụ xoay là tả,
hướng xuống theo chiều đường kinh
đi mà nhụ xoay là bổ.
Khi nhụ huyệt vị ở cạnh phải, hướng
tả bình nhụ tức là nhụ từ phải qua
trái, hướng lên đón ngược chiều
đường kinh đi mà nhụ xoay là tả,
hướng xuống theo đường kinh đi mà
nhụ xoay là bổ.
( Hai tay nhắm vào nhau mà nhụ,
đều là lấy hướng lên làm tả, hướng
xuống là bổ )
Túc tam dương kinh đi từ đầu tới
chân:
Khi nhụ huyệt vị ở cạnh trái hướng
tả bình nhụ – tức là nhụ ở phải qua
trái hướng lên theo chiều đường kinh
mà nhụ xoay là bổ, hướng xuống đón
ngược chiều đường kinh là nhụ xoay
là tả.
Khi nhụ huyệt vị ở cạnh phải, hướng
hữu bình nhụ - tức là nhụ từ trái qua
phải, hướng lên theo đường kinh đi
mà nhụ xoay là bổ, hướng xuống
đóng ngược chiều đường kinh đi mà
nhụ xoay là tả.
( Hai tay nhắm vào nhau mà nhụ,
đều là lấy hướng lên làm bổ, hướng
xuống là tả )
( Phụ )
Hình vẽ bổ tả ở thủ tam dương kinh
Hình vẽ và những ví dụ kể trên là
bổ tả ở nam giới. Nếu khi dùng ở nữ
giới thủ pháp bổ tả bình nhụ thì phải
đổi ngược chiều tả hữu ( tức là ở
nam giới hướng tả bình nhụ là bổ, thì
ở nữ giới hướng hữu bình nhụ là bổ.
Nam hướng bình nhụ là tả, thì ở nữ
giới hướng tả bình nhụ là tả.
Ghi chú: Bất luận là hướng tả bình
nhụ hoặc hướng hữu bình nhụ đều có
tác dụng điều tiết âm dương . Vì để
tăng cường tác dụng điều tiết phải
cần đến thủ pháp nghênh tuỳ trong
bình nhụ.
“ Nghênh” là nguyên tắc cổ nhân
nhằm tiến hành tả, “ nghênh nhi đoạt
chi” tức là đón kinh khí đến, ý tứ là
đoạt lấy tà khí thực.
“ Tuỳ” là nguyên tắc cổ nhân tiến
hành bổ, “ tuỳ nhi tế chi” tức là theo
điều kinh khí, ý tứ là giúp cho chính
khí hư.
Không rõ bổ tả, bàn hướng tả bình
nhụ hoặc hướng hữu bình nhụ cũng
được, không sao.
Sự sai lạc giữa không dùng bổ tả và
dùng bổ tả làm. nói chung các bệnh
tật, không dùng thủ pháp bổ tả thì
hiệu quả chữa cũng đã rất cao. Ở
những bệnh tật nghiêm trọng có
những biểu hiện đột xuất ở âm
dương, biểu, lý, hư, thực, hàn, nhiệt,
thì tiến hành thủ pháp bổ tả càng tốt.
1 – 3: Tác dụng của bình nhụ
pháp
Như đã nói ở phần trước, “ Nhụ” là
sản vật của sự kết hợp hai loại án và
ma, khái quát chủ yếu là án trú bất
động làm cho ức chế, cần phải có cái
nông dừng của ma để hưng phấn.
Bình nhụ có thể làm cho ức chế và
hưng phấn kết hợp giúp cho nhau và
giúp nhau gây nên ngang bằng.
Bình nhụ trên huyệt vị có thể gây
nên tác dụng vì ở kinh huyệt và ở
kinh lạc có quan hệ mật thiết, do đó
sau khi bình nhụ ở huyệt vị, làm cho
bản kinh ở thuộc ( dương kinh hoặc
âm kinh có huyệt vừa làm thủ pháp )
được đến sự điều chỉnh. Như thế, sẽ
làm cải biến hiện trạng tuần hành khí
huyết trong kinh mạch. Vì vậy, làm
cho công năng sinh lý trong cơ thể
người nảy sinh ra một loại biến hoá
mới, mà loại biến hoá này ảnh hưởng
ngay đến mọi mặt của bản kinh và
tạng phủ có quan hệ biểu lý.
Nói tóm lại, bình nhụ là điều tiết âm
dương và các hiện tượng không thăng
bằng, nó có thể bổ hư, có thể tả thực,
thăng được, giáng được, tiêu tích, trừ
hãn, cũng có thể đẩy cái cũ đến tác
dụng mới, là thủ pháp chủ yếu trong
điểm huyệt.
1 – 4: Ứng dụng của bình nhụ
pháp
Bình nhụ pháp trên lâm sàng, không
kể là dùng thủ pháp bổ hoặc dùng thủ
pháp tả, hoặc bình bổ bình tảpháp, tất
cần phải kết hợp với sự nhẹ nặng của
thủ pháp, tốc độ nhanh chậm khi nhụ
xoay và kết hợp với thế bệnh nặng
nhẹ hoãn cấp, thể chất người bệnh
khoẻ yếu béo gầy, và cả quan hệ khác
nhau như nam nữ già trẻ, nắm chắc
tuỳ thời, gặp chứng ứng biến.
Bình nhụ pháp ứng dụng cực rỗng
rãi trên lâm sàng, bệnh tật nói chung
đều có thể chọn dùng. Khi phối hợp
thủ pháp, thường sử dụng kết hợp với
áp phóng pháp, và các thủ pháp khác
đều có thể phối hợp. Khi tháo tác,
một ngón tay giữa cũng có thể lấy để
nhụ, hai ngón tay giữa cũng có thể lấy
để nhụ. Một hướng tả bình nhụ cũng
được, hướng hữu bình nhụ cũng
được, để cho thuận tay người thày là
được. Nếu như ở một loại bệnh khi
mà thấy không có hiệu quả hoặc thu
hiệu qủa không nhiều, thì có thể chọn
dùng phương pháp bổ tả của bình
nhụ. Giả như, đối với việc luyện tập
chưa thành thạo phương pháp bổ tả
của bình nhụ, thì binh nhụ đối với
một nam giới, ta lấy huuyệt ở cạnh
bên trái trứơc, lấy huyệt ở cạnh bên
phải sau. Bình nhụ ở nữ giới ta lấy
huyệt cạnh bên phải trước, lấy huyệt
ở cạnh bên trái sau hoặc nhụ hai tay
nhằm vào nhau, thay đổi đều mỗi bên
một nửa số nhụ ( như nhụ đúng là 50
lần, nhụ quay lại là 50 lần, như thế
này cũng gây nên được tác dụng bình
bổ, bình tả ).
Tiết 2: Áp phóng pháp ( phép
nhấn nhả )
Áp phóng là một loại thủ pháp tiến
hành trên huyệt vị, “ Áp” là áp dùng
ở dưới, “ Phóng” là buông nới tay
lên. Hai thứ đối lập nhau, nhưng
động tác cùng kết hợp với nhau.
Khi thao tác bình nhụ xong, đầu
ngón tay giữa để lâu dài trên huyệt vị
đó., ấn xuống tầng sâu của huyệt vị,
làm cho đầu ngón tay ở dưới mức
ngang bằng của mặt da huyệt vị, áp
xuống xong thì phóng, phóng xong lại
áp. Một áp một phóng là một lần.
Nói chung thường lấy 50 lần đến 100
lần làm tiêu chuẩn, số lấn đó tăng hay
giảm, phải căn cứ vào bệnh tình mà
quyết định.
1 –1: Tiêu chuyển của áp
phóng
Áp và phóng, khoảng cách trong
quá trình áp phóng lá áp xong phóng
mở xong lại áp., nhất định cần phải
giữ cho được tốc độ nhanh chậm
thích đáng. Nếu như nhanh chậm
không đều, sẽ mất đi tính hiệp đồng
điều hoá giữa áp và phóng. Áp ở chỗ
sâu, kình ở tầng trong của huyệt vị,
phóng mở ngang bằng với mặt da,
kình ở tầng bề mặt của huyệt vị.
Nguyên tắc ở đây là do bệnh tình
khác nhau, lại có thể rút ngắn quá
trình áp phóngm nhưng vẫn không
được đem đầu ngón tay ra khỏi mặt
da.
Áp là dùng dầu ngón tay giữa để áp,
không thể dùng ngón tay mà áp. Dùng
móng tay mà áp sẽ thành ra thiết ( cắt
), cũng không dùng phao ngón tay mà
áp. Dùng phao đầu ngón tay để áp
cũng thành án ( ấn ). Hai quá trình áp
và phóng cần phải giữ đúng trung tâm
huyệt vị, làm cho cái động của kình
và trung tâm huyệt vị thành đường
thẳng đứng. Không đúng thế, sẽ giảm
yếu tác dụng do thủ pháp này gây
nên.
2 – 2: Bổ tả của áp phóng
pháp.
Mấu chốt của bổ tả áp phóng pháp
chủ yếu là nằm được động tác áp
xuống. Nhưng cần phải theo đúng
quan hệ tuần hành của 14 kinh mạch
để dễ làm đến nghênh và tuỳ, đạt đến
thủ đoạn bổ và tả.
Khí huyết của thủ tam dương kinh,
đi từ tay lên đầu. Khi vận dụng thủ
pháp, bổ, áp kình trong huyệt vị hơi
đi lên một ít. Khi vận dụng tả pháp,
áp kình trong huyệt vị hơi đi xuống
một ít.
Khí huyết của thủ tam âm kinh, đi từ
ngực ra tay. Khi vận bổ pháp, áp kình
ở trong huyệt vị hơi đi xuống một ít.
Khi vận dụng tả pháp, áp kình trong
huyệt vị hơi đi lên một ít.
Khí huyết của túc tam dương kinh,
đi từ đầu xuống chân.Khi vận dụng
thủ pháp bổ, áp kình trong huyệt vị
hơi đi xuống một ít. Khi vận dụng tả
pháp, áp kình trong huyệt vị hơi đi
lên một ít.
Khí huyết của tam âm kinh đi từ
chân lên bụng. Khi vận dụng bổ
pháp, áp kình trong huyệt vị hơi đi
lên một ít. Khi vận dụng tả pháp, áp
kinh trong huyệt vị hơi đi xuống một
ít.
Ngoài ra, áp kinh giữ nguyên tại
trung tâm huyệt vị, thuộc về bình bổ,
bình tả pháp.
2 – 3 : Tác dụng của áp phóng
pháp
Áp phóng là chèn ép tổ chức của
huyệt vị, làm cho nó co rút, ức chế,
xu hướng ở trạng thái tĩnh dừng.
Phóng là đem phóng mở sự chèn ép ở
huyệt vị, làm cho nó giãn chương,
hưng phấn, xu hướng ở trạng thái
hoạt động.
Áp xuống đi nông sâu, lấy phóng
lại khống chế cho nên kết hợp áp
phóng là lấy phóng chế áp. áp sâu,
trong cơ thể là doanh phần. áp nông,
ở trong cơ thể là vệ phần. Do đó, áp
phóng có công năngđiều tiết doanh,
vệ, khí, huyết. Áp là áp dừng tính
hoạt động của bệnh thế nói chung, có
đủ các hiệu lực thu liễm, dứt nghịch,
dứt nôn, dứt mồ hôi, dứt đau. Phóng
là duy trì tác dụng sau khi áp gây
nên, không thể do áp mà dẫn đến hiện
tượng chẳng lành.
2 – 4 : Ứng dụng của áp phóng
Áp phóng pháp và bình nhụ pháp
ứng dụng trên lâm sàng trọng yếu như
nhau. Khi thao tác cũng cần phải kết
hợp với thể chất của người bệnh
khoẻ yếu , gầy béo, giữ vững thủ
pháp nặng nhẹ thích đáng. Theo bệnh
tình nặng nhẹ và đã mắc bệnh lâu hay
mới, nắm chắc tốc độ của áp và
phóng. Mức nông hay sâu của áp có
quan hệ với áp nặng hoặc nhẹ. áp nhẹ
hay áp nặng lại có quan hệ với vùng
kinh huyệt. Vì thế, ở việc vận dụng
áp phóng cần liên hệ với các mặt
mới có thể phát huy tác dụng ứng với
mục đích.
( Phụ ): Tiêu chuẩn thao tác cụ thể
của bình nhụ pháp và áp phóng pháp.
a. Độ nhanh chậm của thao tác.
Tiêu chuẩn nhanh chậm của thao tác
bình nhụ và áp phóng là căn cứ vào
nhịp nhạch nhảy của người bình
thường, lấy đó làm tỷ lệ nhanh chậm
của thủ pháp. mạch bình thường đập
mỗi phút từ 70 – 80 lần. Trong bắt
mạch của Thiết trẩn Đông y, một lần
thở ra, một lần hít vào là 4 – 5 lần.
Nhiều hơn số trên 80 lần là thủ pháp
nhanh, ít hơn số dưới 60 lần là thủ
pháp chậm. Đây là ngang với mạch
lý “ ba lần là chậm, sáu lần là nhanh”
( Tam chí vi trì, lục chí vi sác ) của
phương diện bắt mạch.
Mỗi phút bình nhụ hoặc áp phóng
khoảng 70 – 80 lần đó là thủ pháp
không nhanh không chậm, cũng có thể
nói là thủ pháp trung hoà. Tiêu chuần
này của thủ pháp dùng ở bệnh tật của
tỳ vị, cũng là tiêu chuẩn của thủ pháp
thường dùng trên lâm sàng.
Thủ pháp nhanh ( tức là trên 80 lần
trong một phút ) tương đương với
mạch xác, có thẻ dùng trong bệnh tật
hư hàn, cũng có thể dùng ở cảm mạo
khi bị mát lạnh.
Thủ pháp chậm ( tứ là dưới 70 lền
trong một phút ) tương đương với
mạch trì, có thể dùng trong bệnh
phiền táo ( thần kinh chức nặng, tinh
thần khác thường, bệnh mất máu ).
b. Mức thao tác nặng nhẹ:
Mức nặng nhẹ của thao tác bình nhụ
pháp và áp phóng pháp, chủ yếu là
theo vùng của ngũ tạng, và quy luật
bình thường của nhịp mạch, qua đó
quyết định mức nặng, mức nhẹ và
mức không nặng không nhẹ của thủ
pháp.
Phế và tâm, ở vùng trên trong cơ thể
con người, mạch tượng nổi ( phù ),
chủ về khí huyết. Can và thận, ở vùng
dưới trong cơ thể con người, mạch
tượng chìm ( trầm ), chủ về gân
xương. Tỳ vị ở vùng giữa trong cơ
thể con người, mạch tượng không nổi
không chìm ( mạch ở trung bộ ), chủ
về cơ bắp.
Do đó, mức nặng nhẹ của thủ pháp
cũng căn cứ theo lý luận trên, mà
chưa thành mức nhẹ của thủ pháp ở
vùng khí huyết, mức nặng của thủ
pháp ở vùng gân xương, mức không
nặng không nhẹ ở vùng cơ bắp.
Tiêu chuẩn nặng nhẹ của thủ pháp
chỉ là tương đối, lại cần phải kết hợp
với thể chất gầy béo và vùng huyệt
vị. Do vậy, đại để là theo nguyên tắc
dựa vào mức của tiêu chuẩn, nhưng
cần kết hợp với tình hình bệnh, mới
có thể linh hoạt thích đáng, như thể
mới có thể đạt đến thủ pháp gây
được tác dụng.
c. Mức cự ly của vòng tròn bình
nhụ:
Căn cứ vào tình hình hàn, nhiệt, hư,
thực của bệnh, mà chia cái vòng bình
nhụ làm ba mức là vòng to, vòng nhỏ
và vòng trung. Bởi vùng huyệt vị
khác nhau do đó cái vòng tiêu chuẩn
của nhụ cũng cần phải tương đối linh
hoạt.
Tiêu chuẩn to nhỏ của vòng, lấy
căn cứ từ vòng cỡ trung. Tiêu chuẩn
của vòng cỡ trung là căn cứ phạm vi
nói chung của huyệt vị chừng to bằng
hạt đậu, cũng là khi ngón tay giữa ở
chỗ bình nhụ cụ thể, vòng quanh đầu
ngón tay không vượt qua một phân.
Vòng nhỏ là nhỏ nhơn so với đó,
vòng to là to hơn so với đó. Về
phương diện linh hoạt, vòng to lại có
thể phóng to hơn, vòng nhỏ cũng có
thể thu nhỏ lại hơn.
d. Mức độ cự ly áp phóng của áp
phóng pháp:
Cự lý của thủ pháp áp phóng là độ
nông sâu thống nhất của quá trình, là
có tác dụng điều tiết doanh, vệ, khí,
huyết. Ngoài thế ra, căn cứ vào bệnh
tình khác nhau, lại đem chia thủ pháp
này làm 3 vùng tức là vùng khí huyết,
vùng gân xương, vúng cơ bắp, tiến
hành áp phóng. Nhưng ở đây nó là
nguyên tắc, khi ứng dụng lại có thể
linh hoạt. Ví dụ: Đối với chứng mất
máu, khi tiến hành thủ pháp áp phóng
mức cự ly của áp phóng không thể là
lớn, bởi vì áp phóng mức độ lớn đều
có tình giãn nở đối với mạch máu, sẽ
làm cho giãn đến mức xuất huyết trở
lại. Nếu như áp phóng mức nhỏ thích
hợp, sẽ có tính thu liễm, có thể thúc
cho vùng huyết quản tương đối co
rút, đạt đến tác dụng cầm máu. Lại
như, đối với người bệnh huyết áp bị
kẹt, khi tiến hành thủ pháp áp phóng,
sẽ cần đưa cự ly áp phóng đạt đến
phạm vi nông, sâu, đó là để làm cho
khoảng chênh lệch giữa tối đa vào tối
thiểu của huyết áp biến giãn ra.
Nhưng thủ pháp không phải là cái
tuyệt đối, cái đó cần phải kết hợp với
chọn huyệt phối phương theo tình
huống, mới có thể phát huy tác dụng
trị liệu chân chính.
Tiết 3 Bì phu điểm tả pháp
(chấm, gõ da)
Chấm gõ ở da là lấy đầu ngáo giữa
tay tiến hành thao tác, trước tiên là
nâng ngón giữa lên, rời xa mặt ra
khoảng 1-2 thốn, lại đem đầu ngón
tay giữa nhằm vào đúng trung tâm
huyệt vị chấm gõ xuống. Khi chấm gõ
làm cho lực chọi nâng lên tựa như có
tính đàn hồi. Dạng như thế, sức ngón
tay chấm gõ, chấm gõ tại tầng biểu da
dẻ, không hứng chí làm cho trọng
lượng gõ không bình thường. Một lần
gõ, nâng là một lần, số lần chấm gõ
thường lấy 100 lần làm tiêu chuẩn.
Mức nặng nhẹ của chấm gõ, một
cách đều như nhau cần phải căn cứ
vào bệnh tình mà quyết định. Cho
đến tốc đọ của chấm gõ, nói chung
thủ pháp chấm gõ đều nhanh. Do
nhanh mới có đủ sức sinh ra nhiệt,
cái đó có tác dụng tương đương với
cứu ngải.
3–1: Tác dụng của chấm gõ da( Bì
phu điểm đả):
Phép chấm gõ da là trên bề mặt
huyệt vị của người bệnh, tiến hành
chấm gõ, có thể dẫn đến các mao tế
(vi ti ) Huyết quản giãn nở. Vì thế, ở
chung quanh huyệt vị sinh ra tình
huống hơi đỏ, hơi nóng. Hiện trạng
hơi đỏ, hơi nóng đó kéo dài một thời
gian không lâu sẽ dần dần tiêu tan,
cũng là quá trình mao huyết quản co
rút. Do cục bộ mao huyết quản ở da
trái qua quá trình chấm gõ xong bị
giãn nở rồi chuyển làm co rút, rất rõ
ràng đã cấp cho tổ chức tầng ngoài
của huyệt vị tăng thêm lực lượng,
thay đổi trả lại tuần hoàn dẫn đến tác
dụng khoẻ mạnh cơ năng sinh lý. Da
huyệt vị qua chấm gõ hơi đỏ, hơi
nóng giống như cứu ngải xong cũng
hơi đỏ hơi nóng. Cứu ngải là cung
cấp nhiệt từ ngoài vào, nhiệt của
chấm gõ là bản thân dẫn đến nhiệt.
Nhiệt của ngải cứu thường táo, chứng
cấm kỵ cứu ngải thường nhiều. Nhiệt
của chấm gõ ít táo, chứng cấm kỵ
cũng rất ít.
Ngoài thế ra, pháp chấm gõ có tác
dụng thúc đẩy cơ năng hấp thu phần
nước. Ví dụ: chữa bằng chấm gõ
trong chứng trẻ em tiêu chẩy, qua một
lần chữa là có thể làm cho đang từ
mỗi ngày tiêu chẩy trên hai chục lần,
giảm xuống còn dưới 10 lần. Lại
cách chấm gõ đối với người đại tiện
phân khô khan. Ngược lại, dẫn đến
đại tiện bí kết. Đó là những chứng
minh phép chấm gõ có đủ sức thúc
đẩy cơ năng của ruột hấp thu nước.
Từ trong chứng minh ở thực tiễn lâm
sàng, ta thấy phép chấm gõ da có
những tác dụng với cầm tiêu chẩy
khử phong, dứt ngứa.
3 – 2 ứng dụng của phếp chấm gõ
da.
Phép chấm gõ da đủ sức làm cường
tráng cơ năng, đối với chứng hư
nhược có hiệu quả cao nhất. Như
chứng bại liệt ở trẻ em, mỗi huyệt vị
đều không thể thiếu được phép chấm
gõ. Chứng mất máu (các loại xuất
huyết) dùng huyệt ẩn bạch, cũng cần
phải có chấm gõ mới có thể phát huy
tác dụng cầm máu.
Trọng điểm của chấm gõ da chủ yếu
là ở tầng biểu của da.Do đó, đối với
chứng phong hàn cảm mạo nói chung
hiệu nghiệm rất tốt. Đối với chứng da
dẻ ngứa gãi, kết quả thu được càng
rõ.
Tóm lại, phép chấm gõ da thường
dùng phối hợp với hai loại thủ pháp
trước. Nhưng đối với chứng dị ứng
mẩn ngứa và bệnh da nói chung, có
thể chỉ dùng riêng một phép đó. Đối
với chứng thấp chẩn (ngứa gãi có
mụn chẩy nước) cần phối hợp với
bình nhụ pháp. Bệnh nhiệt tính (có
sốt) ít dùng, cấm dùng khi người
bệnh bị bí đại tiện.
Tiết 4 - Kinh lạc tuần án pháp (
phép dựa theo đường kinh lạc.
Phép dựa theo đường kinh lạc là lấy
ngón tay giữa hoặc ngón tay trỏ, trên
đường qua huyệt và kinh lạc đó tiến
hành trở đi, trở lại hoặc nhụ, hoặc
áp, hoặc chấm gõ, đó là tuần án (dựa
theo). Ví dụ như: Hợp cốc là kinh
huyệt của Đại trường có tác dụng
thêm mạnh bản kinh, sẽ tuyển chọn
một số huyệt trên đường từ Hợp cốc
đến Kiên ngung, làm nhụ hoặc áp
phóng, hoặc chấm gõ trở đi trổ lại.
Ngoài ra có các thủ pháp đẩy theo bổ
tả 1 (tuần thôi bổ tả 1), đẩy theo bổ
tả 2 (tuần thôi bổ tả 2). Và thủ pháp
bổ trợ tuần án là: Thác niệm, (mài vê
xoay), áp án ( áp ấn), ma sát ( mài
xoa) để tiện cho việc xem chừng trên
lâm sàng mà tuyển chọ sử dụng.
4–1: Bổ tả của phép dựa theo
đường kinh lạc.
Bổ tả của phép dựa theo là theo
đúng đường tuần hành của kinh lạc
tiến hành thủ pháp dựa theo. Làm
thao tác dựa theo bổ pháp, thường
nhiều lần thuận theo đường kinh
mạch đi, ít lần ngược theo đường
kinh lạc đến thường theo tỷ lệ hai so
với một. Ví như, trong khoảng từ
huyệt hợp cốc đến huyệt Kiên ngung
của kinh Đại trường làm hai lần hoặc
nhụ, hoặc áp, hoặc điểm, từ huyệt
Kiên ngung đến huyệt Hợp cốc thì
làm một lần. Hoặc là từ huyệt Kiên
ngung đến huyệt Hợp cốc, lại từ
huyệt Hợp cốc đến huyệt Khúc trì.
Bình bổ bình tả của phép dựa theo
là làm đi trở lại như nhau, thao tác đi
và trở lại,
(Phụ): Bổ tả đẩy theo kinh lạc (1)
Đẩy theo kinh lạc bổ pháp ví như ở
thủ dương minh đại trường kinh, ngón
tay cái đẩy từ huyệt Hợp cốc đến
huyệt Khúc trì làm một lần, 9 lần là
cửu dương số, thường là đều làm 9 x
9=81 lần. Đẩy theo kinh lạc tả pháp
là từ huyệt Khúc trì đẩy đến huyệt
Hợp cốc, 6 lần là lục âm số, thường
đẩy 6 x 6 =36 lần. Cự ly đẩy dài hay
ngắn, có thể liệu chừng mà tăng giảm.
Đẩy theo bổ tả ở các đường kinh
khác đều dựa theo cách đẩy này.
Bổ tả đẩy theo kinh lạc ( 2)
Quá trình thao tác đẩy theo kinh lạc
làm trước tả sau bổ, trước tả là: như
đẩy kinh Bàng quang ở chi dưới, một
tay nắn ở vùng lưng chọn dùng huyệt
hoặc a thị huyệt ở cơ bắp cục bộ, tay
kia từ bắp đùi phía dưới hướng lên
trên đi ngược đường kinh mạch đẩy
đến huyệt chỗ huyệt Thưà phù. Cùng
với lúc đẩy như thế, tay nắn cơ bắp
cũng theo đó kình nâng lên. Động tác
nâng và đẩy kết hợp cùng nhất trí,
đẩy nâng như thế là một lần, đẩy nâng
tất cả 18 lần. Sau bổ là một tay nắn
nâng đổi thành làm ấn xuống, tay kia
đẩy cũng đổi thành thuận đường kinh
đẩy xuống, nhưng từ huyệt Thừa phù,
đẩy từ trên xuống dưới tới phía bờ
dưới bắp đùi, là một lần, ấn xuống
và đẩy kết hợp lại, cũng phải ấn và
đẩy nhất trí, ấn đẩy tất cả là 27
lần.Phép này cũng có thể tuỳ theo tình
hình các kinh khác mà chọn dùng, nó
có hiệu dụng thư giãn gân, hoạt huyết.
Thủ pháp bổ trợ cho phép dựa theo:
Đếm mài xoay, áp ấn, xoa sát.
Nay phân ra kể như sau:
- Mài xoay: Dùng hai lòng bàn
tay hoặc chụm các ngón ở hai bàn
tay lại, có thể dùng ở tứ chi và
vùng bàn tay, bàn chân, thích hợp
với chứng đau đớn tê bại, mài
vòng đi lại 8 –9 lần là được.
- Áp ấn: lại còn gọi là áp bách,
tức là một tay áp ở vùng thao tác,
tay kia kế đó ấn ở phía trên tay
áp, hai tay kết hợp với nhau ấn 8
–9 lần là đước.
- Xoa sát: Đây là động tác thêm
ở ngoài da, một hay hai tay thao
tác đều được, tức là lòng bàn tay
để lên vùng có bệnh, xoa sát 8 –9
lần là được.
4– 2: Tác dụng của phép dựa theo
kinh lạc
Phép dựa theo do thao tác trong
phạm vi kinh lạc có thể trực tiếp thúc
đẩy tuần hoàn khí huyết. Đồng thời,
do ở bổ tả khác nhau, lại có thể làm
thay đổi tình hình đi, đến của khí
huyết ở trong kinh lạc, cách này có
thể tăng thêm tác dụng bổ tả của mấy
loại thủ pháp phía trước.
Phép dựa theo khi dùng phối hợp
thì nó có tính chất bổ trợ. Nếu dùng
riêng nó thì cũng có hiệu nghiệm
thông kinh lạc, hoạt khí huyết, dứt
đau, chữa tê bại Bởi vì trong dựa
theo có thủ pháp hưng phấn, có thủ
pháp ức chế. Từ trong thủ pháp
nhanh, chậm, nặng, nhẹ khác nhau lại
có thể sử dụng bình nhụ, áp phóng, là
hai loại thủ pháp có tính năng cải
biến . Nếu như thủ pháp thao tác
chậm mà nặng sẽ có thể đem tác dụng
hưng phấn đến làm ức chế, ngược lại
thủ pháp thao tác nhanh mà nhẹ cũng
có thể đem theo tác dụng ức chế biến
làm hưng phấn. Đó là vì đối lập với
hưng phấn là ức chế, hưng phấn giảm
yếu thì cũng lại biến thành ức chế.
Đây là tính thống nhất của hai mặt âm
dương đối lập nhau trong lý luận
đông y.
4–3: Ứng dụng của phép dựa theo
kinh lạc.
Phép dựa theo kinh lạc ứng dụng
trên lâm sàng chủ yếu là căn cứ vào
quan hệ của sự phân bố và tuânf hành
kinh lạc, thường dùng vào bệnh
phong thấp và tê bại do cơ năng trở
ngại về mặt số lần thao tác và vùng
thao tác, cần phải căn cứ vào tình
hình bệnh và phạm vi bệnh, tiến hành
dựa theo ở cục bộ hoặc dựa theo trên
toàn thân, lấy từ 5 –8 – 9 lần, hoặc
lại nhiều hơn một ít cho thích hợp kết
hợp các thủ pháp cần kết hợp với
bệnh tình mà chọn tuyển, cũng không
phải là đem toàn bộ phép dựa theo
kinh lạc dung lên.
Mức nặng, nhẹ, nhanh, chậm của thủ
pháp dựa theo cũng cần phải căn cứ
vào bệnh thế của người bệnh năng,
nhẹ,cũ, mới, và kết hợp với thể chất
khoẻ yếu, gầy , béo, linh hoạt nắm
lấy, tự mình có thể đạt đến dự cảm
kết quả chuqã của phép dựa theo kinh
lạc.
Tiết 5 – Ngũ hành liên dụng pháp
( phép nối tiếp dùng ngũ hành).
Ngũ hành là mộc, hoả, thổ, kim,
thuỷ. Quan hệ ngũ hành tương hỗ là
tương sinh, tương khắc, tương thừa,
tương vũ. Theo ngũ hành sở thuộc
của ngũ tạng ( can và đảm thuộc mộc,
tâm và tiểu trường thuộc hoả , tỳ và
vị thuộc thổ, phế và đại trường thuộc
kim, thận và bàng quang thuộc thuỷ ),
ngũ tạng sở chủ ( can chủ gân, thận
chủ xương, tâm chủ huyết, phế chủ
khí, tỳ chủ cơ bắp ), tập hợp thành
quan hệ hỗ tương chỉnh thể, cùng với
vùng ở nội tạng bên trong là nhất trí.
Tâm phế ở trên, nhất trí với khí huyết
ở tầng nông của chi thể. Can thận ở
dưới, nhất trí với gân xương ở tầng
sâu của chi thể. Tỳ vị ở giữa, nhất trí
với cơ bắp ở khí huyết khoảng giữa
gân xương. Ngũ hành liên dụng pháp
là dựa theo đúng lý luận kể trên, chia
làm:
5 – 1: Tên gọi của năm loai thủ
pháp.
Tên gọi của 5 loại thủ pháp là:
a). Áp phóng ở xương ( cốt áp
phòng )
b). Rung rẩy ở gân ( cân chấn chiên
)
c). Nhụ trái phải ở cơ bắp ( cơ nhụ
tả hữu nhụ )
d). Xoa đẩy ở mạch máu ( huyết
mạch ma thôi )
đ). Chấm gõ ở da ( bì phu điểm tả
)
Vì năm loại thủ pháp này là phối
hợp năm loại du huyệt tỉnh, huỳnh,
du, kinh, hợp thao tác liên tục cho
nên gọi là ngũ hành liên dụng pháp.
5 –2: Thứ tự thao tác nguc hành
liên dụng pháp
Căn cứ vào sự khác nhau về nông
sâu của khí huyết, gân xương, cơ bắp,
tập hợp lại thành quan hệ tương hỗ
chỉnh thể, và kết hợp với phương
hướng tuần hành của thủ túc âm
dương kinh, đêm một thủ pháp này
chia thành thứ tự trước sau tiến hành
thao tác. Do thủ âm dương kinh xu
thế tuần hành là từ trên đi.xuống ( thủ
kinh giao với túc kinh ). Thứ tự của
thủ pháp là : Chấm gõ, xoa đảy, áp
phóng ( ấn nhả ), rung rẩy, bình nhụ
trái phải. Túc dương kinh và âm kinh
có xu thế tuần hành là từ dưới đi lên
( túc kinh giao với thủ kinh ), thứ tự
của thủ pháp là: áp phóng ( ấn nhả ),
rung rẩy, chấm gõ, xoa đảy, bình nhụ
phải trái. Nhâm mạch và độc mạch
tuần hành đều là từ dưới lên trên, thứ
tự của thủ pháp giống như ở túc kinh.
5 – 3: Thao tác cụ thể và lý luận
của ngũ hành liên dụng pháp
a. Chấm gõ ( điểm đă ): Thao
tác chấm gõ là tiếp xúc với da dẻ
của huyệt vị, thuộc về phế, phế là
kinh chủ khí. Quá trình của thủ
pháp là: Một ngón giữa tay tiến
hành chấm gõ ở vùng huyệt chủ đã
chon, ngón giữa tay kia ấn áp ngay
và để nguyên không động ở huyệt
phối phợp là kim huyệt trong
phạm vi kinh mạch, làm phối hợp
với huyệt chủ để tăng mạch tác
dụng của chấm gõ, có giống như
chấm gõ ở đoạn ngắn tắc của phế
mạch ( tay kinh nâng lên của chấm
gõ ) nhất loạt đêù làm 100 lần.
b. Xoa đẩy ( ma thôi ): Thao tác
của xoa đẩy là tiếp xúc với huyết
mạch của huyệt vị, thuộc về tâm,
tâm là hoả. Quá trình thủ pháp là
: lòng bàn tay của một tay, hoặc
cạnh nghiêng của gốc ngón cái tay
để ở vùng huyệt chủ đã chon, xoa
đẩy đi và lại thuận theo đường
kinh một lần, tay kia áp giữ nga
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_diem_huyet_lieu_phap.pdf