STT TÊN CHƯƠNG MỤC TRANG
i Mục lục 1
ii Đề cương chi tiết 3
1. Chương 1: Sơ lược về động cơ đốt trong kiểu piston và nguyên lý
làm việc 8
1.1 Khái niệm chung về sự làm việc của động cơ 8
1.2 Kết cấu chung của động cơ diesel 9
1.3 Các khái niệm và định nghĩa cơ bản 10
1.4 Nguyên lý làm việc của động cơ 11
1.5 Phân loại và nhãn hiệu động cơ 16
2. Chương 2: Môi chất công tác của chu trình thực tế 20
2.1 Nhiên liệu dùng cho động cơ diesel 20
2.2 Lượng không khí nạp và sản phẩm cháy 28
3. Chương 3: Chu trình lý tưởng của động cơ đốt trong kiểu piston 34
3.1 Các giả thiết và các dạng chu trình lý tưởng của động cơ đốt trong 34
3.2 Chu trình lý tưởng tổng quát 34
3.3 Phân tính chu trình lý tưởng tổng quát 39
4. Chương 4: Các quá trình công tác trong xi lanh động cơ 46
4.1 Quá trình nạp 46
4.2 Quá trình nén 53
4.3 Nhiệt động học quá trình cháy 56
4.4 Quá trình giãn nở 59
5. Chương 5: Các thông số chỉ thị và có ích của động cơ 64
5.1 Các thông số chỉ thị 64
5.2 Các thông số có ích 72
6. Chương 6: Cấp nhiên liệu cho động cơ diesel 76
6.1 Hệ thống cấp nhiên liệu cho động cơ diesel 76
6.2 Điều chỉnh cấp nhiên liệu đối với bơm cao áp dạng van 77
6.3 Điều chỉnh cấp nhiên liệu đối với bơm cao áp kiểu Bôsơ 81
6.4 Kết cấu bơm cao áp và vòi phun 842
6.5 Các quá trình thủy động học trong hệ thống cấp nhiên liệu 88
7. Chương 7: Quá trình hòa trộn hỗn hợp và cháy trong động cơ
Diesel
94
7.1 Phun nhiên liệu vào xi lanh động cơ 94
7.2 Các loại buồng cháy và các phương pháp hòa trộn hỗn hợp 106
7.3 Cháy nhiên liệu 111
8. Chương 8: Quá trình trao đổi khí trong động cơ diesel 130
8.1 Các chỉ số chất lượng trao đổi khí 130
8.2 Các quá trình trao đổi khí trong động cơ bốn kỳ 131
8.3 Các quá trình trao đổi khí trong động cơ hai kỳ 134
9. Chương 9: Các phương pháp tăng công suất động cơ diesel 148
9.1 Phân tích các phương pháp tăng công suất động cơ diesel 148
9.2 Các sơ đồ tăng áp 150
9.3 Sử dụng năng lượng khí xả và phân tích các hệ thống tăng áp 154
9.4 Tăng áp động cơ diesel 4 kỳ 159
9.5 Tăng áp động cơ diesel 2 kỳ 161
9.6 Làm mát không khí tăng áp 164
10. Chương 10: Trao đổi nhiệt và ứng suất nhiệt trong động cơ diesel 168
10.1 Trao đổi nhiệt giữa môi chất công tác với vách ống lót xi lanh và với
nước làm mát
168
10.2 Các chỉ tiêu ứng suất nhiệt 173
10.3 Ảnh hưởng của các yếu tố kết cấu và khai thác đến ứng suất nhiệt 178
10.4 Cân bằng nhiệt động cơ diesel 185
11. Chương 11: Mô hình toán quá trình công tác của động cơ diesel 191
11.1 Phương pháp tính các quá trình công tác của động cơ diesel 191
11.2 Sơ đồ khối tính chu trình công tác của động cơ – máy nén – tua bin khí
xả
195
12. Chương 12: Các chế độ làm việc và đặc tính của động cơ diesel tàu
thuỷ
208
12.1 Khái niệm 208
12.2 Các đường đặc tính tải 209
12.3 Các đường đặc tính tốc độ 212
Đề thi tham khảo kết thúc học phần 228
224 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Diesel tàu thủy (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được lắp và thay thế đồng bộ. Trong hệ thống này, ở
các chế độ làm việc bất kỳ của động cơ, hành trình piston của
bơm được giữ không thay đổi.
Lượng nhiên liệu cấp cho chu trình được điều chỉnh bằng
cách chuyển phần nhiên liệu từ không gian phía trên piston
trong thời gian nén sang khoang hút. Theo kết cấu của cơ cấu
điều chỉnh, bơm nhiên liệu được phân ra thành bơm dạng van và
trượt (bơm cao áp kiểu Bôsơ). Trong các bơm kiểu van, việc điều chỉnh nhiên liệu nhờ van hút hoặc
van ngắt, còn trong các bơm kiểu Bôsơ, việc điều chỉnh nhờ mép điều chỉnh trên thân piston. Theo
phương pháp điều chỉnh lượng cấp nhiên liệu, bơm nhiên liệu được phân ra bơm điều chỉnh thời
điểm bắt đầu cấp (BĐC), kết thúc cấp (KTC) và điều chỉnh liên hợp (điều chỉnh cả thời điểm ban đầu
lẫn kết thúc). Thời điểm mà khoang nén bắt đầu cách ly hoàn toàn với khoang hút gọi là thời điểm
BĐC, thời điểm mà khoang nén bắt đầu thông với với khoang hút gọi là thời điểm KTC. Cần phải
phân biệt góc BĐC và góc phun sớm, góc BĐC sớm hơn góc phun sớm khoảng thời gian nén nhiên
liệu, giãn nở đường ống cao áp, nâng van một chiều, kim phun. Thời gian này phụ thuộc vào loại
nhiên liệu sử dụng, chiều dài đường ống cao áp, vòng quay động cơ, kết cấu các thiết bị trong hệ
thống. Để thuận tiện cho việc điều chỉnh các nhà máy chế tạo cho góc BĐC và ghi vào hồ sơ kỹ
thuật.
Hnh 6.1. Cơ cấu cấp nhiên liệu
cho động cơ điezen (1.thân vòi
phun;2. kim phun;3.xi lanh bơm
cao áp;4.piston bơm cao áp;5.cam
nhiên liệu).
77
Trong các bơm điều chỉnh lượng cấp theo thời điểm đầu, phần nhiên liệu cấp cho chu trình và thời
gian cấp được điều chỉnh nhờ thay đổi góc bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm ϕBĐC (hình 6.2.a). Các
điểm a1, a2, a3 là vị trí của piston ứng với lúc BĐC nhiên liệu. Góc KTC nhiên liệu ở các chế độ làm
việc của động cơ được giữ không thay đổi (điểm b).
Góc BĐC và KTC nhiên liệu được tính so với ĐCT và được xác định bằng thời điểm mở và đóng
các van hút và van ngắt hay lỗ ngắt trên thân piston bơm (ha, Cb -hành trình có ích và tốc độ piston
phụ thuộc vào góc quay trục khuỷu ϕ).
Trong các bơm điều chỉnh theo thời điểm KTC (hình 6.2.b) góc BĐC nhiên liệu ϕBĐC được giữ
không thay đổi ứng với các chế độ làm việc của động cơ cũng như vị trí của piston ở thời điểm này
(điểm a). Ngắt nhiên liệu được thực hiện tại thời điểm KTC (điểm b1,b2,b3). Thời gian cấp ϕc và phần
nhiên liệu cấp cho chu trình được thay đổi ứng với thời điểm KTC.
Trong các bơm điều chỉnh liên hợp thì phần nhiên liệu cấp cho chu trình được thay đổi ứng với
thời điểm BĐC và KTC.
6.2. Điều chỉnh lượng cấp nhiên liệu đối với bơm cao áp dạng van
Bơm cao áp dạng van có tuổi thọ lớn hơn bơm cao áp kiểu Bôsơ, thường được sử dụng trong các
động cơ diesel tàu thủy trung và thấp tốc. Kết cấu của bơm không phức tạp. Lượng cấp nhiên liệu
của bơm được điều chỉnh bằng cách thay đổi thời điểm đóng mở các van. Các van được điều khiển
bằng các cơ cấu truyền động.
6.2.1. Bơm nhiên liệu điều chỉnh thời điểm bắt đầu cấp
Trong bơm nhiên liệu điều chỉnh thời điểm BĐC (hình 6.3.a) khi piston 12 nằm ở ĐCD van hút 3
ở vị trí mở. Nhiên liệu nạp đầy không gian phía trên piston. Hành trình nén của piston bắt đầu khi
cam 9 tác động lên con lăn 8 và con đội 10. Tuy nhiên lúc đầu nhiên liệu bị đẩy dồn ngược lại
khoang hút của bơm qua van mở 3.
Hình 6.2. Đồ thị pha cấp nhiên liệu của bơm cao áp có các phương pháp điều chỉnh khác nhau:
a, b, c- điều chỉnh theo thời điểm bắt đầu, kết thúc và hỗn hợp; ha- hành trình có ích của piston
bơm; cb- vận tốc piston bơm; BĐC, KTC-thời điểm bắt đầu và kết thúc cấp nhiên liệu của bơm;
ϕBĐC, ϕKTC - góc ứng với thời điểm bắt đầu và kết thúc cấp; ϕc - góc cấp nhiên liệu; a, a1, a2, a3 -
thời điểm bắt đầu cấp nhiên liệu; b, b1, b2, b3 - thời điểm kết thúc cấp nhiên liệu.
78
Con đội 10 đi lên, tay đòn 6 quay quanh chốt 7, van 3
đóng lại. Nén nhiên liệu được bắt đầu từ lúc van đóng kín
hoàn toàn. Hành trình có ích ha được tính từ thời điểm
đóng kín van đến lúc piston chuyển dịch đến ĐCT. Lượng
nhiên liệu cấp vào các xi lanh trong một chu trình được
điều khiển bằng cách xoay các van lệch tâm 7 từ trạm
điều khiển. Lượng cấp nhiên liệu từng bơm riêng được
điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài con đội 5 nhờ vít
4 do vậy thời điểm đóng van và BĐC thay đổi (hình 6.3).
Thời điểm KTC của loại bơm này ứng với lúc piston dịch
chuyển đến ĐCT và giữ không đổi với lượng cấp nhiên
liệu bất kỳ. Các điểm a, b ứng với điểm bắt đầu và kết
thúc dịch chuyển piston.
Thay đổi thời điểm bắt đầu cấp thì hành trình có ích
của piston và phần nhiên liệu cấp cho chu trình thay đổi.
Khi cam quay xuống con đội 10 hạ xuống nhờ tác động
của lò xo 11, van 3 mở và qua đó nhiên liệu được nạp vào
không gian phía trên piston. Van một chiều 2 đóng kín
đường ống cao áp 1 lúc kết thúc cấp nhiên liệu. Nhờ vậy
trong đường ống cao áp giữa các chu kỳ cấp nhiên liệu
vẫn giữ nguyên áp suất dư cao áp, nên làm tăng độ đồng
đều lượng cấp nhiên liệu cho chu trình và đảm bảo sự làm
việc ổn định của động cơ lúc nhỏ tải. Do đó trong trường
hợp treo (kẹt) kim phun khí cháy không rò lọt vào đường
ống cao áp.
Van an toàn 13 dùng để xả nhiên liệu ra khỏi không
gian phía trên piston khi áp suất tăng quá cao trong trường
hợp tắc lỗ phun hay kẹt kim phun tại vị trí đóng.
Bơm nhiên liệu điều chỉnh thời điểm BĐC thường
dùng cho các động cơ của nhà máy diesel Nga và Sulzer
RD.
Góc BĐC (ϕBĐC) là một trong các thông số điều chỉnh
quan trọng của động cơ. Tăng góc BĐC nhiên liệu trong
phạm vi cho phép thì áp suất cháy cực đại của chu trình
Pz tăng lên, còn suất tiêu hao nhiên liệu có ích giảm. Đối
với chế độ định mức góc BĐC nhiên liệu được đặt sao
cho nhiên liệu bắt đầu cháy tại vùng ĐCT và khi đó áp
suất cháy của chu trình đạt giá trị tối ưu.
Với động cơ diesel tàu thủy thường đặt ϕBĐC= 6÷300
góc quay trục khuỷu (các giá trị nhỏ dùng cho động cơ
thấp tốc). Khi giảm vòng quay thì góc BĐC cần phải giảm
để đảm bảo cháy nhiên liệu ở vùng ĐCT.
Bơm nhiên liệu điều chỉnh thời điểm BĐC có một vài nhược điểm: khi động cơ làm việc với
chong chóng định bước nếu giảm vòng quay thì góc BĐC nhiên liệu giảm, tương ứng giảm phần
nhiên liệu cấp cho chu trình. Quá trình cháy muộn hơn làm tăng suất tiêu hao nhiên liệu có ích.
Ngoài ra giai đoạn KTC nhiên liệu diễn ra khi tốc độ piston đã giảm Cb (hình 6.4) nên áp suất phun
cũng giảm do vậy chất lượng phun nhiên liệu giai đoạn này xấu. Trong giai đoạn phun ban đầu tốc
độ piston và áp suất phun cao, do vậy sau thời kỳ cháy trì hoãn phần lớn nhiên liệu của chu trình cấp
vào xi lanh, nên với các động cơ loại này động lực học quá trình cháy tăng lên (tốc độ tăng áp suất
tăng lên).
Hình 6.3. Sơ đồ nguyên lý bơm nhiên
liệu dạng van điều chỉnh thời điểm
BĐC:
1.ống cao áp; 2.van xuất một chiều;
3.van cấp thấp áp và điều chỉnh thời
điểm BĐC; 4.vít điều chỉnh thời điểm
và lượng cấp từng phân bơm; 5.con
đội; 6.tay đòn; 7.cam điều khiển thời
điểm và lượng cấp toàn bộ động cơ;
8.con lăn; 9.cam nhiên liệu; 10.lò xo;
11.con đội; 12.piston -xi lanh bơm;
13.van an toàn; 14.cơ cấu xả khí và cắt
nhiên liệu từng phân bơm; a, b-thời
điểm bắt đầu và kết thúc nâng piston;
s-khoảng điều chỉnh.
Hình 6.4. Đồ thị hành trình và vận tốc
piston bơm nhiên liệu dạng van điều
chỉnh thời điểm BĐC.
a, b-thời điểm bắt đầu và kết thúc
nâng piston.
79
6.2.2. Bơm nhiên liệu điều chỉnh thời điểm kết thúc cấp
Bơm nhiên liệu điều chỉnh KTC (hình 6.5.a) đảm bảo góc BĐC nhiên liệu ϕBĐC không thay đổi
đối với tất cả các chế độ làm việc của động cơ. Khác với bơm điều chỉnh BĐC (hình 6.3) với loại
bơm này cơ cấu điều khiển cấp nhiên liệu gồm 2 van (hình 6.5,a): van hút 3 và van ngắt 2, 2 van này
được dẫn động bằng tay đòn 5,10 nhưng nguyên tắc đóng, mở 2 van này khác nhau. Trên van hút có
lắp thêm vành tiết lưu 4, còn van ngắt lắp thêm van hồi 1. Ngắt nhiên liệu được thực hiện 2 lần: lúc
bắt đầu và kết thúc hành trình piston.
Khi vị trí piston 13 nằm ở ĐCD van hút mở còn van ngắt đóng. Giữa cán van và cần đẩy van có
khe hở. Khi cam 7 tác động lên con lăn 8 và con đội 9 thì piston bắt đầu nâng lên và nhiên liệu bị đẩy
ngược lại van hút.
Trên đồ thị (hình 6.5.b) thời điểm bắt đầu dịch chuyển piston và rò lọt nhiên liệu được đánh dấu
bằng điểm a. Nén nhiên liệu được bắt đầu tại thời điểm đóng hoàn toàn van hút. Trong thời gian cấp
nhiên liệu cao áp cả hai van đóng. Khe hở giữa thân và cần đẩy van ngắt giảm dần. Ứng với thời
điểm bắt đầu nâng van ngắt thì việc nén nhiên liệu kết thúc và bắt đầu hồi dầu lần thứ hai qua van
ngắt. Van chống hồi ngược 1 (hình 6.5.a) đảm bảo tiết lưu dòng nhiên liệu khi ngắt và cách ly
khoang ngắt với khoang hồi để tránh sóng áp suất ngược khi dao động của nó trong hệ thống ngắt
nhiên liệu. Điều đó đảm bảo van ngắt không bị va đập thủy lực và xâm thực.Thay đổi phần nhiên
liệu cấp cho chu trình được thực hiện bằng cách quay cam lệch tâm 6, 11.
Bơm cấp loại này có thể điều chỉnh hỗn hợp lượng cấp nhiên liệu lúc bắt đầu và kết thúc cấp. Tuy
nhiên trong các bơm của loại động cơ RND trục lắc tay đòn 5 của van 3 không liên hệ với cơ cấu
Hình 6.5. Bơm nhiên liệu dạng van điều chỉnh kết thúc phun của động cơ Sulzer RND (HB, HTB, HTH
tương ứng hành trình bé, trung bình, toàn bộ của piston trong thời kỳ cấp nhiên liệu):
a.Sơ đồ nguyên lý và cơ cấu truyền động bơm cao áp; b.đồ thị hành trình và tốc độ piston; 1.van chống
hồi ngược; 2.van ngắt; 3.van hút; 4.vành tiết lưu; 5.tay đòn; 6,11.cam lệch tâm; 7.cam truyền động; 8.con
lăn; 9.con đội; 10.tay đòn ngắt; 12.vít điều chỉnh; 13.piston bơm; 14.cơ cấu xả khí và ngắt nhiên liệu
từng phân bơm. hrl- hành trình xả nhiên liệu.
80
điều khiển động cơ. Tay đòn 5 chỉ lắc tương đối với trục cố định đảm bảo thời điểm đóng van hút,
còn góc cấp không phụ thuộc vào phụ tải của động cơ. Vai trò của van hút ngoài chức năng nạp nó
còn điều chỉnh thời điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm trong vùng tốc độ piston cao, với mục đích
cải thiện chất lượng phun nhiên liệu ở thời điểm bắt đầu phun vào xi lanh.
Phần nhiên liệu cấp cho chu trình được điều chỉnh ứng với thời điểm kết thúc phun nhờ thay đổi
thời điểm nâng van ngắt (thời điểm ngắt).
Để điều chỉnh lượng cấp nhiên liệu chu trình đồng thời cho các xi lanh, tiến hành quay cam lệch
tâm 11, nhờ vậy sẽ thay đổi chiều cao trục lắc của tay đòn van ngắt và thời điểm nâng van. Điều
chỉnh lượng cấp nhiên liệu riêng từng xi lanh được tiến hành nhờ thay đổi chiều dài con đội 12 của
van ngắt.
Trong các bơm nhiên liệu điều chỉnh thời điểm KTC thì góc BĐC nhiên liệu tối ưu chỉ đối với 1
chế độ làm việc của động cơ, thường chỉ là chế độ định mức. Ở các chế độ làm việc khác, động cơ
làm việc với tính kinh tế thấp hơn khi làm việc với các giá trị góc BĐC tối ưu ứng với mỗi giá trị
vòng quay.
6.2.3. Bơm nhiên liệu điều chỉnh hỗn hợp
Bơm nhiên liệu điều chỉnh hỗn hợp là loại bơm hoàn thiện nhất. Với loại bơm này góc cấp nhiên
liệu cần thiết để đảm bảo suất tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất được điều chỉnh bởi thời điểm bắt đầu
cấp, để đảm bảo tải đã cho của động cơ lượng nhiên liệu cấp cho chu trình được điều chỉnh bằng thời
điểm kết thúc cấp. Với mục đích tối ưu hóa các quá trình công tác trong khoảng tải rộng các bơm
nhiên liệu điều chỉnh hỗn hợp được lắp thêm cơ cấu điều chỉnh góc phun sớm chuyên dùng.
Sơ đồ bơm nhiên liệu điều chỉnh hỗn hợp tương tự sơ đồ bơm điều chỉnh ở thời điểm kết thúc cấp
của động cơ Sulzer RND (hình 6.5). Trong sơ đồ điều chỉnh liên hợp (xem hình 6.6.a,b) cơ cấu điều
chỉnh góc phun sớm nhiên liệu liên hệ động học với các cam lệch tâm, các cam này điều khiển thời
điểm mở van hút 2 và đóng van ngắt 3.
Thay đổi thời điểm đóng van hút sẽ điều chỉnh góc BĐC nhiên liệu, còn thay đổi thời điểm mở
van ngắt sẽ thay đổi lượng cấp nhiên liệu (đổi thời điểm mở van ngắt sẽ làm thay đổi công suất động
cơ phát ra). Hơn nữa cơ cấu trên đảm bảo thay đổi góc BĐC nhiên liệu phụ thuộc vào tải bằng cách:
đối với động cơ lai chong chóng thường làm việc trong khoảng 25-75% tải định mức thì khi tăng tải
góc BĐC nhiên liệu tăng lên, nếu tăng tải tiếp tục góc BĐC nhiên liệu giảm xuống tương ứng với
hình dạng rãnh trên thanh truyền, cơ cấu rãnh này sẽ điều khiển thời điểm đóng van hút.
Trên hình 6.6.a các đường nét đứt và các mũi tên chỉ hướng dịch chuyển vị trí tay đòn của cơ cấu
điều khiển ngắt 7 và tay đòn cơ cấu điều khiển cấp 8 khi tăng tải động cơ (4 -bộ điều tốc; 6 -cam).
Trên hình 6.7 biểu diễn hành trình piston bơm nhiên liệu điều chỉnh hỗn hợp của động cơ Sunzer RL
theo góc quay ứng với góc BĐC và thời gian cấp nhiên liìu khi tấi đờng cơ khác nhau. Nhờ điều
chỉnh góc BĐC nhiên liệu như vậy nên khi tăng tải đến 85% thì áp suất cực đại của chu trình pz sẽ
Hình 6.6. Bơm nhiên liệu điều chỉnh hỗn hợp của động cơ
Sulzer RL. 1.thân bơm;2.van ngắt;3.van hút;4.bộ điều tốc;5.tay
điều khiển; 6.cam truyền động;7.cơ cấu điều khiển ngắt; 8.cơ
cấu điều khiển cấp.
Hình 6.7. Sự thay đổi hành
trình piston bơm nhiên liệu
điều chỉnh hỗn hợp của động
cơ Sulzer RL theo góc quay.
81
tăng từ từ đến định mức, còn trong khoảng tải từ 85%÷100% áp suất Pz được giữ hầu như không
thay đổi và bằng với giá trị định mức.
Trên các đồ thị (hình 6.8) biểu thị đặc tính thay đổi áp suất cực đại của chu trình Pz và đặc tính
thay đổi suất tiêu hao nhiên liệu có ích tương đối Δge so với giá trị định mức. Trên hình vẽ, đường
liền ứng với trường hợp sử dụng cơ cấu điều chỉnh góc BĐC nhiên liệu, còn đường nét đứt ứng với
trường hợp không điều chỉnh góc BĐC nhiên liệu. Điều chỉnh góc BĐC nhiên liệu cho phép giảm
suất tiêu hao nhiên liệu có ích 1,5÷2 g/(kW.h)
Cơ cấu điều chỉnh góc BĐC nhiên
liệu được lắp thêm một tay gạt 5 (xem
hình 6.6.a) cho phép dịch chuyển tất cả
quá trình cấp nhiên liệu về phía này hay
phía kia tương đối so với ĐCT khi thay
đổi loại nhiên liệu sử dụng. Khi sử dụng
loại nhiên liệu có khả năng tự bốc cháy
giảm thì góc BĐC nhiên liệu tăng lên.
6.3. Điều chỉnh cấp nhiên liệu đối với
bơm cao áp kiểu Bôsơ
Về mặt kết cấu và điều chỉnh thì bơm nhiên liệu kiểu
Bôsơ đơn giản hơn dạng van trình bày trên. Lượng nhiên liệu
cấp được điều chỉnh bằng cách xoay piston (hình 6.9). Khi vị
trí piston 2 ở ĐCD nhiên liệu qua lỗ cấp nạp vào xi-lanh 1.
Nén nhiên liệu được bắt đầu từ lúc piston bơm dịch chuyển
lên phía trên và đóng mép trên của lỗ cấp nhiên liệu, kết thúc
khi mép dưới của lỗ cấp được mở ra bởi mép điều chỉnh của
piston. Khi đó hành trình có ích của bơm được tính từ thời
điểm đóng đến thời điểm mở lỗ cấp. Khi xoay piston hành
trình có ích của bơm thay đổi. Xoay piston bơm được thực
hiện bằng cách dịch chuyển thanh răng 3. Khi đó cung răng 4
bắt chặt với ống quay 5 do ăn khớp với thanh răng 3 sẽ quay.
ống 5 quay thì đầu vấu của piston nằm trong rãnh hướng
cũng quay. Trong thời gian làm việc của động cơ vị trí thanh
răng được cố định nên đầu vấu piston chỉ chuyển động lên
xuống trong rãnh của ống quay 5.
Thay đổi thời điểm BĐC và KTC nhiên liệu khi xoay
piston trượt phụ thuộc vào độ nghiêng mép điều chỉnh phía
trên và dưới của piston. Phần nhiên liệu cấp cho chu trình khi
phụ tải khác nhau được thay đổi bằng cách thay đổi hành
trình có ích của piston. Với phương án điều chỉnh thời điểm
KTC (hình 6.10,a) còn thời điểm BĐC giữ không đổi (điểm
a) thì bằng cách xoay piston sẽ thay đổi thời điểm KTC và
hành trình có ích của nó. Với phương án điều chỉnh thời điểm
BĐC (hình 6.10,b) còn thời điểm KTC giữ không đổi (điểm b), bằng cách xoay piston sẽ thay đổi
thời điểm bắt đầu cấp và hành trình có ích của piston. Với kết cấu kiểu này khi thay đổi phụ tải góc
phun sớm sẽ thay đổi.
Với phương án điều chỉnh liên hợp (hình 6.10,c) hành trình có ích của piston được thay đổi nhờ
thay đổi thời điểm BĐC và KTC. Các điểm ứng với các ký hiệu a1, a2, a3, b1, b2, b3, biểu thị thời
điểm BĐC và KTC nhiên liệu.
Trên các động cơ diesel tàu thủy sử dụng rộng rãi nhất là các loại bơm cao áp kiểu Bôsơ điều
chỉnh thời điểm KTC và điều chỉnh liên hợp.
Hình 6.8. Sự phụ thuộc áp suất cực đại của chu trình (a) và
sự thay đổi suất tiêu hao nhiên liệu (b) vào phụ tải động cơ.
Hình 6.9. Kết cấu bộ đôi bơm cao áp
kiểu Bôsơ có thanh răng điều chỉnh
piston.
1.xi lanh; 2.piston; 3.thanh răng;
4.cung răng; 5.ống quay vấu piston;
6.vấu piston.
82
Để tối ưu hóa quá trình công tác động cơ ở các chế độ tải bộ phận, thường sử dụng bơm cao áp có
kết cấu điều chỉnh góc BĐC nhiên liệu phụ thuộc vào phụ tải. Trong trường hợp này, góc BĐC được
điều chỉnh bằng cách tạo biên dạng mép vát điều chỉnh trên piston bơm cao áp.
Việc điều chỉnh góc BĐC phụ thuộc kết cấu từng loại bơm: điều chỉnh thời điểm bắt đầu, kết thúc
cấp hay hỗn hợp, bơm cao áp cụm hay bơm cao áp đơn. Điều chỉnh góc BĐC được tiến hành khi
thay đổi loại nhiên liệu dùng cho động cơ, sau một thời gian khai thác thấy góc BĐC thay đổi nhiều
so với lí lịch, ngắt bỏ hệ thống tăng áp động cơ, trạng thái kỹ thuật của nhóm piston-xi lanh động cơ,
vòi phun hay nhóm piston-xi lanh bơm cao áp kém. Để điều chỉnh góc BĐC của từng bơm riêng biệt
tiến hành thay đổi thời điểm nâng piston bơm cao áp (thay đổi thời điểm đóng lỗ cấp nhiên liệu) so
với góc BĐC do nhà chế tạo qui định (thường được đánh dấu trên bánh đà) bằng cách điều chỉnh vít
điều chỉnh trên con đội bơm cao áp.
Đối với bơm cao áp cụm để thay đổi góc BĐC toàn bộ bơm tiến hành xoay mặt bích trục bơm cao
áp so với mặt bích trên trục truyền động do trục khuỷu lai. Đối với bơm cao áp điều chỉnh thời điểm
BĐC và điều chỉnh hỗn hợp để đảm bảo góc BĐC giống nhau thì trước khi điều chỉnh góc BĐC phải
đặt thanh răng ứng với chế độ định mức và
điều chỉnh lượng cấp các bơm giống nhau.
Biên dạng ABC (hình 6.11, a) mép điều
chỉnh phía trên của piston đảm bảo tăng
góc BĐC nhiên liệu khi tăng tải động cơ
đến 70% định mức, khi tăng tải tiếp tục thì
góc BĐC giảm xuống. Trong vùng tải cao
do phải dịch chuyển góc BĐC về phía
muộn hơn nên mép điều chỉnh phía dưới
của piston DE có độ dốc lớn hơn khi nhỏ
tải. Mép điều chỉnh phía dưới đảm bảo
tăng độ dịch chuyển thời điểm KTC về
phía muộn hơn.
Cũng như khi điều chỉnh góc BĐC
nhiên liệu trong các bơm dạng van, trong
trường hợp này áp suất cực đại của chu
trình ở tải bộ phận cao hơn so với Pz ứng
với góc BĐC nhiên liệu là hằng số. Suất
tiêu hao nhiên liệu có ích cũng giảm
Hình 6.10. Đồ thị hành trình và biên dạng mép vát của piston ứng với các phương án
điều chỉnh khác nhau của bơm cao áp kiểu Bôsơ. a, b, c- điều chỉnh thời điểm KTC, BĐC
và hỗn hợp.
Hình 6.11. a. Biên dạng piston bơm cao áp kiểu Bôsơ
động cơ MAN KZ 70/120E; b. Sự phụ thuộc áp suất cực
đại của chu trình, suất tiêu hao nhiên liệu có ích vào phụ
tải trong trường hợp động cơ lai chong chóng ứng với
biên dạng mép piston chuẩn (đường cong 1) và ứng với
biên dạng mép piston mới (đường cong 2).
83
xuống. Đặc tính thay đổi các thông số này phụ thuộc vào tải động cơ được biểu diễn trên hình 6.11.b.
Khi tải cao hơn 85% định mức thì áp suất cực đại của chu trình được giữ hầu như không đổi ứng với
pz của chế độ định mức.
Phương pháp điều chỉnh góc BĐC nhiên liệu tương tự được dùng cho loại động cơ hãng MAN,
B&W, cho cả các loại động cơ hành trình lớn loại MC/MCE.
6.4. Đặc tính điều chỉnh bơm nhiên liệu
Dựa vào các đặc tính điều chỉnh để kiểm tra việc điều
chỉnh bơm nhiên liệu cao áp. Các đặc tính điều chỉnh được
xây dựng ở dạng toán đồ. Trên toán đồ này biểu thị mối
quan hệ lẫn nhau giữa góc quay trục khuỷu, độ dịch chuyển
của piston bơm, hành trình có ích của nó và vị trí cơ cấu
điều chỉnh phần nhiên liệu cấp cho chu trình.
Trên hình 6.12 biểu diễn đường đặc tính điều chỉnh
động cơ MAN KZ70/120C trang bị bơm nhiên liệu kiểu
Bôsơ điều chỉnh thời điểm KTC. Trên trục hoành về phía
trái biểu diễn chỉ số tải (trong trường hợp này biểu diễn vị
trí thanh răng bơm nhiên liệu), phía phải biểu diễn góc
quay trục khuỷu tương đối so với ĐCT. Trục tung biểu diễn
độ dịch chuyển của piston. Đường cong ha biểu thị sự phụ
thuộc hành trình piston vào góc quay trục khuỷu ϕ. Piston
bơm bắt đầu được nâng lên từ điểm C, điểm này được bố trí cao hơn đường khai triển phần xi lanh
(đường tròn cơ sở) của cam (đường PXY ), có nghĩa là giữa con trượt cần đẩy và đường tròn cơ sở
của cam quay bơm nhiên liệu có khe hở khi piston bơm ở vị trí phía dưới. Điểm a trên đường ha
tương ứng với lúc bắt đầu cấp nhiên liệu, điểm b1, b2 tương ứng với lúc KTC. Đường nằm ngang
BĐC ứng với vị trí piston lúc bắt đầu cấp, còn đường nghiêng KTC là vị trí của piston lúc kết thúc
cấp phụ thuộc vị trí thanh răng bơm nhiên liệu TR. Tung độ trong vùng gạch chéo tương ứng với các
giá trị hành trình có ích của piston ha. Phần phía trái trục tung (từ TR= 0 đến điểm d) hành trình có
ích của piston bằng không (h a = 0). Đoạn này tương ứng với vùng cấp nhiên liệu bằng không. Lượng
cấp nhiên liệu bằng không khi cách xoay piston trượt đến vị trí khoang nén và khoang ngắt thông với
nhau qua rãnh trên thân piston. Thời gian cấp của bơm và góc BĐC ứng với một vị trí thanh răng
được xác định theo thang chia góc quay trục khuỷu (được chỉ bằng kim). Các đặc tính điều
chỉnh được xây dựng khi điều chỉnh bơm nhiên liệu.
Hình 6.12. Đặc tính điều chỉnh bơm
nhiên liệu kiểu Bôsơ, điều chỉnh KTC
của động cơ MAN KZ 70/120C.
84
6.5. Kết cấu bơm nhiên liệu cao áp
Bơm nhiên liệu cao áp dạng van được sử dựng chủ
yếu cho các động cơ thấp tốc và một số động cơ trung
tốc. Bộ phận quan trọng nhất của bơm là cặp piston-xi
lanh (bộ đôi). Ví dụ: ở động cơ ДP30/50 (hình 6.13),
bộ đôi gồm xi lanh 2 và piston 3. Ở tất cả các chế độ
làm việc của động cơ hành trình piston bơm cao áp
không đổi. Lượng nhiên liệu cấp cho chu trình được
điều chỉnh bằng thời điểm BĐC thông qua van hút 8.
Thời điểm BĐC được tính từ lúc đóng kín van lên đế
7, còn KTC lúc piston dịch chuyển đến ĐCT. Bằng
cách xoay van lệch tâm 5, sẽ làm thay đổi đồng thời
lượng nhiên liệu cấp cho chu trình trong tất cả các xi
lanh động cơ. Do xoay cam lệch tâm 5, sẽ làm thay
đổi vị trí tay đòn điều chỉnh 4 nên thân van nạp được
nâng lên. Do đó thay đổi góc BĐC, thời gian cấp và
phần nhiên liệu cấp cho chu trình. Bằng cách thay đổi
chiều dài con đội van nạp nhờ vít điều chỉnh 6 sẽ điều
chỉnh được lượng nhiên liệu cấp cho chu trình của
từng phân bơm một. Van một chiều 1 ngăn cách phần
nhiên liệu trong đường ống cao áp với không gian nến
của bơm sau khi kết thúc cấp nhiên liệu. Các bơm
nhiên liệu kiểu Bôsơ được sử dựng không chỉ trong
các động cơ cao tốc, trung tốc mà còn cả trong một số
động cơ thấp tốc.
Các bơm nhiên liệu động cơ hãng B&W KFF
(hình 6.14) là loại bơm nhiên liệu kiểu Bôsơ điều
chỉnh kết thúc cấp lắp riêng cho từng xi lanh một.
Phần đầu piston đối xứng có 2 mép điều chỉnh. ống
lót 15 của bộ đôi là xi lanh dầy, trong đó có ép ống lót
mỏng. Phía trên ống lót 15 được định tâm bởi mép
ngoài van 2, còn phía dưới là vỏ bơm 5. Lượng nhiên
liệu cấp cho chu trình được điều chỉnh bằng cách
xoay piston nhờ ống lót quay 7, trong thời gian làm
việc của bơm vấu piston sẽ trượt trong rãnh của ống
lót quay. Ống lót quay nhờ thanh răng.
Theo kết cấu của bơm góc BĐC nhiên liệu được
thay đổi bằng cách dịch chuyển thẳng đứng ống lót
15. Giữa ống lót 15 và nắp bơm 1 bố trí ống 3, ống
này được lắp với phần lồi của nắp bằng ren. Ren phía ngoài ống 3 lắp vừa với vít, ống này được nâng
lên hoặc tháo ra bằng cách vam. Khi đó vị trí đầu phía dưới ống 3 được thay đổi, ống 15 của bộ đôi
tỳ vào phía dưới ống 3. Như vậy vị trí lỗ ngắt nhiên liệu của ống lót 15 sẽ được thay đổi tương đối so
với piston.
Nhiên liệu nạp vào bơm theo đường ống 6, qua rãnh tròn giữa vỏ 5 và ống 15 nạp vào không gian
nén phía trên piston, sau đó qua van nạp 4. Khi piston mở các lỗ ngắt nhiên liệu được nạp vào không
gian nén qua các lỗ này.
Hình 6.13. Bơm cao áp dùng van, điều
chỉnh thời điểm bắt đầu cấp của động cơ
1.van xuất một chiều cao áp; 2.xi lanh;
3.piston ; 4.tay đòn; 5.cam lệch tâm; 6.vít
điều chỉnh góc BĐC, lượng và thời gian
cấp nhiên liệu; 7. đế van; 8.van cấp và xả
nhiên liệu.
85
Bơm này phù hợp với động cơ dùng nhiên liệu nặng. Một phần nhiên liệu từ bơm theo đường ống
16 chảy vào thùng hòa trộn. Nhờ vậy đảm bảo tuần hoàn và sấy nóng thường xuyên bơm (tuần hoàn
liên tục nhiên liệu được sấy nóng qua không gian quanh bơm). Khi chuyển động cơ đang làm việc
với nhiên liệu diesel sang nhiên liệu nặng nhờ có tuần hoàn mà đảm bảo sấy nóng đồng đều bộ đôi,
do đó làm giảm khả năng kẹt piston do thay đổi đột ngột nhiệt độ nhiên liệu và do mức độ sấy nóng
piston, ống lót khác nhau. Khi dừng đột ngột với động cơ sử dụng nhiên liệu nặng thì nhờ có tuần
hoà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_diesel_tau_thuy_phan_1.pdf