THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y
Danh từ tai biến mạch máu não dùng để chỉ chảy máu não, nhũn não và chảy máu màng
não. Sở dĩ dùng danh từ chung đó là vì có khó khăn chấn đoán giữa chảy máu não và
nhũn não. Trong điều trị cũng có phần xử trí chung cho tất cả các trường hợp.
Thầy thuốc đứng trước một sự đã rồi nên không chủ động được. Trọng tâm của điều trị là
cố gắng bảo vệ cơ thể đối với sự rối loạn do não gây ra và hạn chế di chứng tai hại khó
tránh được. Vấn đề chính của y học là tìm cách ngăn ngừa tai biến mạch máu não và cũng
là vấn đề khó khăn nhất.
Thường xảy ra cho người lớn tuổi từ 45 đến 70, người trẻ hơn và già hơn thường ít bị.
1. Nguyên nhân.
- Tăng huyết áp - Xơ cứng động mạch.
- Tác động mạch não do hẹp van hai lá.
- Phồng động mạch bẩm sinh trong não.
- Các bệnh máu có chảy máu (bạch huyết cấp, suy tuỷ xương).
2. Triệu chứng.Thường xuất hiện đột ngột, có khi từ từ: Bệnh nhân đang khoẻ mạnh đột nhiên ngã ra hôn
mê ngay.
Khám thấy liệt nửa người; không liệt nếu chảy máu ở tiểu não.
Có hội chứng màng não nếu chảy máu màng não. Hôn mê kéo dài từ 3 đến 7 ngày, trong
khi đó bệnh nhân bí đái, bí ỉa, hoặc ỉa đái không tự chủ. Loét mông xảy ra rất nhanh.
3. Tiến triển.
Bệnh nhân thường chết trong vòng 7 ngày hoặc tỉnh dần, ăn uống được trí tuệ trở lại, hiểu
nhưng không nói được (dysarthrie). Phản xạ gân xương trở lại rồi tăng; liệt từ thể mềm
chuyển sang thể cứng. Liệt chống đỡ dần, không khỏi hoàn toàn. Nhưng bệnh nhân có thể
đi lại được.
4. Cơ chế sinh bệnh.
Chảy máu não và nhũn não là hai mức độ của một quá trình giãn mạch, ứ máu sinh ra
hiện tượng hồng cầu xuyên mạch (diapédèse) gây chảy máu và phù thũng.
Hai yếu tố căn bản chi phối việc điều trị.
- Máu ứ thành cục làm thoái hoá tổ chức não chung quanh như một khối u có thể lấy ra
bằng phẫu thuật.
- Phù thũng não gây ra các triệu chứng như liệt, hôn mê, chúng ta có thể đối phó với yếu
tố này.
525 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Điều trị nội khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xơ cứng động mạch nhỏ (artériosclérose) bắt đầu xơ giữa động mạch.
- Loại xơ động mạch vừa và to (athérosclérose): Màng trong của động mạch nhiễm mỡ
rồi xơ hoá.
Nhưng thực tế trong điều trị, xử trí giống nhau.
Đây là một bệnh gây tử vong nhiều nhất cho những người trên 50 tuổi. ở các nước có nền
y học tiên tiến nó cùng là một bệnh mà về phương diện điều trị và phòng bệnh người ta
chưa có biện pháp chắc chắn. Sở dĩ như thế là vì y học hiện nay (tính đến 1971) chưa biết
rõ cơ chế sinh bệnh mà chỉ nắm được vài khâu trong bệnh sinh.
a. Cơ chế sinh bệnh.
Có ba nhân tố được nêu ra:
Rối loạn chất béo và Cholesterol.
Cholesterol tăng trong máu của người xơ cứng động mạch; người ta cũng thấy thành
phần bêta của lipo-protein thường tăng so với an pha lipo - protein.
Huyết áp cao dễ sinh xơ cứng động mạch.
Tinh thần căng thẳng ở những người lao động trí óc. Bệnh xơ cứng động mạch được coi
như:
Một bệnh do ăn uống nhiều mỡ động vật.
Một bệnh do chế độ làm việc, điều kiện và cường độ làm việc.
b. Chỉ định điều trị và phòng bệnh.
Hạ cholesterol trong máu, điều chỉnh chuyển hoá chất béo bằng:
Hạn chế chất béo động vật.
Những thuốc có tác dụng hạ cholesterol.
Điều trị sớm bệnh tăng huyết áp
Hợp lý hoá chế độ công tác.
c Kết luận (của Tây y).
Điều trị và phòng bệnh xơ vữa động mạch còn rất nhiều khó khăn. Hiện nay chỉ thấy một
khâu trong cơ chế phức tạp là chuyển hoá chất béo; nên trong điều trị cũng như phòng
ngừa tìm cách hạn chế rối loạn chất đó. Nhưng kết quả còn xa với sự mong muốn đó.
KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA TÁC GIẢ
1. Trong cơn co thắt đau đớn tím tái: Chích nặn máu ở hai huyệt Thiếu xung.
2. Đau âm ỉ vùng sườn cạnh vú bên trái lan ra cánh tay trái, có khi tê bại hai ngón giữa và
ngón bốn tay.
Châm tả: Thiên trì, Đại lăng, Ngoại quan.
3. Đau vùng tim có kèm hụi hơi, ngắn hơi, làm mệt thì tăng nặng.
Châm tả: Đại chùy, Trung phủ
Châm bổ: Chiên trung, Du phủ.
Đau vùng tim có đau hai bên phía sau đầu, cơn đau phát vào lúc buổi sáng vừa ngủ dậy:
Châm tả: Não không, Thiên trì, Đại lăng, Ngoại quan.
Điều Trị Nội Khoa - Bài 27:
BỆNH CAO HUYẾT ÁP
Cao huyết áp có thể phân hai loại nguyên phát tính và thứ phát tính, cái sau là một loại
chứng trạng do các loại bệnh tật khác dẫn tới như thận tạng, nội tiết, bệnh biến trong hộp
sọ, mà không phải là một bệnh tật độc lập; cái trước gọi là bệnh cao huyết áp, là một loại
bệnh tim mạch mạn tính toàn thân, thuộc ở phạm trù đầu thống, huyễn vận, can dương
trong Đông y học, lại có quan hệ nhất định với “tâm quý, hung bại, trúng phong:'.
Nguyên nhân phát bệnh là âm dương trong cơ thể mất cân bằng, lại thêm tinh thần căng
thẳng kéo dài, lo nghĩ buồn giận hoặc quá nghiện rượu cùng thức ăn cay béo mà tới nỗi
tâm can dương cang, hoặc can thận âm hư, hai cái giúp nhau làm nhân quả, lại có thể phát
sinh hoá hoả, động phong, sinh đàm là biến hoá bệnh lý. Nói chung thời gian đầu nghiêng
về dương cang là nhiều; thời gian giữa thường thuộc về âm hư, dương cang, hư thực thác
tạp; thời gian sau thường thấy âm hư, nhiều lắm thì âm thương tới dương hoặc lấy dương
hư làm chủ.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.
1. Chứng trạng thường thay có: Đầu tối, đầu đau, đầu trướng, huyễn vận, tai ù, tâm
hoảng, tứ chi tê như gỗ, mặt đỏ, phiền thao (vật vã) mất ngủ.
2. Huyết áp 140/90 trên cột thuỷ ngân.
3. Bệnh trình rất dài, xuất hiện tâm hoảng, tim thổn thức thở gấp, hoặc về đêm hít thở khó
khăn là thời chứng. phải kiểm tra tâm tạng.
Nếu phát hiện phía trái tâm tạng giãn to ra, vùng mỏm tim có tạp âm thì tâm thu dạng gió
thổi, van động mạch chủ âm thứ hai cang tiến, là đưa ra rõ ràng cao huyết áp bệnh tâm
tạng.
4. Nếu phát hiện huyết áp đột nhiên lên cao, kèm có chứng trạng đau đầu dữ dội đầu
xoay, quặn bụng trên, nôn mửa, ý thức chướng ngại, co quắp hoặc tạm thời liệt nửa ng-
ười, mất tiếng,v.v... đưa ra rõ ràng cao huyết áp bệnh não (tức hình ảnh nguy của cao
huyết áp), bệnh tình nguy nặng.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
1. Biện chứng thí trị.
Biện chứng bệnh này đầu liên phải phân biệt tiêu bản hư thực, tiêu thực là phong dương
thượng cang, trị thì lấy tiềm dương tức phong làm chủ, có hiệp với đàm hoả thì mượn lấy
thanh hoả hoá đàm; bản hư thường là can thận âm hư, trị thì lấy tư dưỡng can thận làm
chủ, khi thấy cần thì phải lấy tiêu bản kiêm cố; nếu âm hư cập dương, lại cần chú ý bổ
dương.
a. Phong dương thượng cang:
Đầu huyễn vận, mắt hoa, tai ù, vùng thái dương và vùng đỉnh đầu đau co kéo, đầu nặng
chân nhẹ, bắp thịt nhảy động, bàn tay run, môi lưỡi và tay chân tê như gỗ hoặc có co rút
bàn tay bàn chân, gáy cứng, tiếng nói không dễ, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi hồng,
mạch huyền hoặc kình.
Cách chữa Tiềm dương tức phong.
Bài thuốc ví dụ Thiên ma Câu đằng ẩm gia giảm.
Thiên ma 1,5 đồng cân, Câu đằng 4 đồng cân bỏ vào sau.
Bạch tật lê 4 đồng cân, Cúc hoa 3 đồng cân,
Hạ khô thảo 5 đồng cân, Hy thiêm thảo 3 đồng cân,
Sú Ngô đồng 3 đồng cân, Địa long 3 đồng cân,
Sinh mẫu lệ 1 lạng, Trân châu mẫu 1 lạng, hoặc Thạch quyết minh 5 đồng cân bỏ vào tr-
ước đun trước.
Gia giảm:
+ Nếu đầu đau rất nhiều, mắt đỏ, mặt hồng, phiền thao dễ cáu giận, miệng đắng, rêu lưỡi
vàng thì bỏ Hy thiêm thảo, Sú Ngô đồng; phối chừng Long đảm thảo 1,5 đồng cân,
Hoàng cầm 3 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân. Hoặc uống riêng bột Linh dương, mỗi lần 1
phân, một ngày hai lần uống.
+ Nếu thể béo nhiều đờm, đầu tối mắt hoa nặng, chi thể nặng lại tê như gỗ, rêu lưỡi trơn
nhẫy, thì bỏ Mẫu lệ, Trân châu mẫu; thêm chừng Trần đảm tinh 1,5 đồng cân, Trúc nhự 3
đồng cân, Trúc lịch Bán hạ 3 đồng cân, Cương tàm 3 đồng cân, Quất hồng 1,5 đồng cân.
b. Can thận âm hư:
Đầu tối đầu đau, huyễn vận, tai ù, mắt hoa, nhìn vật mơ hồ, tâm hoảng dễ sợ, mất ngủ
nhiều mộng, lưng đùi buốt mềm, hoặc có di tinh, hình gầy miệng khô, mặt đỏ hoả bốc
lên, chất lưỡi hồng, ít rêu, mạch tế huyền sác.
Cách chữa Tư dưỡng can thận.
Bài thuốc ví dụ Phức phương đầu Ô hoàn gia giảm.
Chế Hà đầu ô 5 đồng cân, Đại sinh địa 4 đồng cân
Câu Kỷ tử 3 đồng cân, Quy bản 5 đồng cân,
Tang thậm tử 3 đồng cân, Tang ký sinh 5 đồng cân,
Đỗ trọng 3 đồng cân, Mẫu lệ 1 lạng
Linh từ thạch 5 đồng cân
Gia giảm:
+ Tâm hoảng dễ sợ, mất ngủ rất nhiều, có thể gia Sao Táo nhân 3 đồng cân, Bá tử nhân 3
đồng cân, Đan sâm 3 đồng cân.
+ Nếu âm hư cập dương, kiêm thấy sắc mặt trắng bợt, chi dưới buốt mềm, đái đêm nhiều
hoặc có liệt dương hoạt tinh, mạch trầm tế, chất lưỡi hồng nhạt, nên nuôi âm giúp dương,
thêm chừng Tiên mao 3 đồng cân, Tiên linh tỳ 3 đồng cân, Ba kích thiên 3 đồng cân,
Nhục thung dung 3 đồng cân, Thục địa 3 đồng cân, Thù nhục 3 đồng cân; âm hư không rõ
rệt thì bỏ Đại Sinh địa, Quy bản; mặt và bàn chân phù thũng, bỏ Quy bản, Linh từ thạch;
phối Hoàng kỳ 3 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân, Phòng kỷ 3 đồng cân. Hình hàn chi
lạnh rất rõ rệt, có thể gia Chế phụ tử phiến 1,5 đồng cân, Nhục quế 1 đồng cân.
2. Phương lẻ.
a. Tiểu kế thảo 1 lạng, Xa tiền thảo 1 lạng, Hy thiêm thảo 5 đồng cân, sắc uống.
b. Trắc bá diệp, Sú Ngô đồng, Rễ dâu cây, mỗi thứ 1 lạng, sắc uống.
c. Dã Cúc hoa (toàn thảo) 1 lạng, Hạ khô thảo 5 đồng cân, hoặc gia Xa tiền thảo 5 đồng
cân, Khắc thị bài thảo 1 lạng, sắc uống.
d. Hạn cần thái (rau cần cạn) bỏ lá già và râu, từ 4-6 cân, cắt nát ra sắc với nước, cho vào
lọ sành bịt kín để cho biến thành vị chua, mỗi ngày một lần, mỗi lần uống 1 bát, thêm 80
đến 120 gam đường.
đ. Thanh Mộc hương, nghiền bột, bọc chất dẻo, mỗi lần uống 5 phân, một ngày 3 lần
uống, uống sau bữa ăn, ba tháng là một liệu trình.
e. Mã đâu linh tươi 1 lạng, sắc nước, thêm lượng đường Phù hợp uống.
g. Phương lẻ kể trên có thể dùng riêng làm cho huyết áp xuống, cũng có thể liệu tình hợp
dùng với bài thuốc biện chứng thí trị.
h. Các thứ khác như Bạch mao hạ khô thảo, Câu đằng, Quyết minh tử, Hoàng cần, Dã
Cúc hoa, Địa long, Hòe hoa, Sung uý tử, Đan bì, Đại kê, Đỗ trọng, Tang ký sinh đều có
tác dụng giáng áp nhất định có thể tuỳ chứng chọn dùng từ 2-3 vị, sắc uống, lượng dùng
mỗi vị 5 đồng cân.
3. Cách chữa mới.
a. Huyệt vị liệu pháp chôn chỉ.
Lấy huyệt:
Nhóm 1 : Hợp cốc, Tam âm giao.
Nhóm 2: Huyết áp điểm, Tâm du.
Nhóm 3 : Khúc trì, Túc tam lý.
Mỗi lần châm một nhóm, 20-30 ngày làm một lần, luân lưu sử dụng 3 nhóm.
b. Huyệt vị liệu pháp thuỷ châm.
Lấy huyệt: Túc tam lý, Nội quan, Hợp cốc, Tam âm giao. Mỗi lần lấy 1 huyệt chi trên, 1
huyệt chi dưới, luân lu sử dụng các huyệt, mỗi lần tiêm Nôvôcain 0,25% một cm3, mỗi
ngày một lần, 10-15 ngày là một liệu trình.
4. Chữa bằng châm cứu.
a. Thể châm Phong trì, Khúc trì, Dương lăng quyền, Hành gian.
b. Nhĩ châm Can, Thận, Rãnh giáng áp.
BÀI THUỐC THAM KHẢO
1. Dưỡng can tức phong hoàn:
Phương này có 2 phần:
a. Phục linh 7,5 cân, Sao Bạch thược 11 cân 4 lạng,
Nữ trinh tử 11 cân 4 lạng, Pháp Bán hạ 7 cân 4 lạng,
Tang thậm tử 11 cân 4 lạng, Câu đằng 15 cân,
Bá tử nhân 15 cân, nghiền chung nhỏ mịn. .
b. Sinh địa 15 cân, Hạn liên thảo 11 cân 4 lạng,
Cúc hoa 15 cân, Chê' hà đầu Ô 15 cân,
Bạch tật lê 15 cân, Cam thảo 7 cân 4 lạng,
Hạ khô thảo 7 cân 4 lạng.
Bảy vị trên đây chưng lấy nước cất đậm thay nước rảy vào bột thuốc trên làm viên.
Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở chứng can thận âm hư.
2. Thanh can hoàn:
Long đảm thảo 1 cân 8 lạng, Hoàng cầm 3 đồng cân, Câu đằng, Bạch tật lê, Quyết minh
tử, Sú ngô đồng, Địa cốt bì, mỗi thứ 4 cân, Xuyên khung 8 lạng, Trúc lịch Bán hạ 1 cân 8
lạng, Địa long 1 cân 8 lạng, nghiền chung nhỏ mịn.
Dùng Cúc hoa, Hy thiêm thảo, Hạ khô thảo, mỗi thứ 5 cân. Sắc thang lấy nước cốt rảy
vào bột thuốc trên làm viên, mỗi lần uống 1 ,5 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng hợp
ở chứng can dương thượng cang.
THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y .
Bệnh tăng huyết áp là một bệnh rất phổ biến ở các nước âu, Mỹ. ở nước ta bệnh này có
xu hướng tăng lên mặc dù tỷ lệ còn thấp hơn so với các nước khác.Điều trị nội khoa có
nhiều tiến bộ vì toàn diện, những hiện này chưa có phương pháp đặc hiệu làm giảm huyết
áp xuống mức bình thường một cách lâu dài. Chỉ có thể làm giảm nhất thời, huyết áp tăng
quá cao và hạn chế những tai biến có thể xảy ra.
Người ta cũng chỉ biết được vài khâu trong toàn bộ cơ chế sinh bệnh tăng huyết áp nên
việc phòng bệnh và ngừa biến chứng cũng khó khăn, ít kết quả.
1 . Nhắc lại vài điểm bệnh học.
Tăng huyết áp là một triệu chứng của nhiều bệnh như:
a. Thận.
Viêm thận cả hai bên.
- Bệnh mà tổn thương chỉ ở một bên thận như lao, sỏi, teo thận hậu phát hay bẩm sinh.
b. Động mạch.
Hẹp eo động mạch chủ bẩm sinh.
Hẹp động mạch thận.
Viêm tắc động mạch thận do xơ cứng.
c. Nội tiết.
Cường tuyến yên hay thượng thận.
U tuyến thượng thận (phéochromocytome).
Tăng huyết áp được coi là một bệnh nếu không tìm thấy những nguyên nhân nói trên.
Trong bài này, chúng tôi chỉ nói về điều trị bệnh tăng huyết áp chiếm đa số (90%) trường
hợp.
2. Các thể bệnh.
Về phương diện điều trị, chúng ta có thể chia ra hai thể bệnh, tuỳ theo sự biến chuyển và
sự xuất hiện các biến chứng.
a. Thể nhẹ.
Số tối thiểu < 12, thay đổi lên xuống.
- Không có biến chứng.
- ít biến chuyển.
b. Thể nặng.
Số tối thiểu trên 12, cố định, xu hướng tăng.
- Xuất hiện biến chứng (mắt, thận, tim).
- Biến chuyển nhanh.
Theo tuổi, tuổi nào cũng có thể nhẹ hay nặng nhưng nói chung thể nặng thường xảy ra ở
người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), thể nhẹ xảy ra ở người già trên 60 tuổi.
3. Cơ chế sinh bệnh.
Tăng huyết áp là hậu quả của một cơ chế phức tạp trong đó thần kinh đóng một vai trò
quan trọng, sau đó là thể dịch và nội tiết. Do thần kinh luôn luôn trong tình trạng kích
thích nên các động mạch nhỏ ngoại biên co lại, ban đầu còn cơ năng nghĩa là hồi phục
được, sau dần dần thành thực thể xơ cứng các động mạch nhỏ nghĩa là không hồi phục
được nữa, huyết áp tăng vĩnh viễn.
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến xơ cứng (artério-sclérose) và xơ mỡ
(arthérosclérose) động mạch gây ra tất cả những biến chứng mà ta thường gặp trên lâm
sàng.
4. Chỉ định điều trị.
a. Điều trị nguyên nhân gây lăng huyết áp.
Cắt bỏ u tuyến thượng thận.
Cắt bỏ bên thận bị teo.
Phẫu thuật để làm thông động mạch thận bị tắc.
b. Điều trị triệu chứng tăng huyết áp.
Bằng thuốc an thần, ức chế thần kinh từ trung ương đến ngoại biên để làm cho động
mạch nở ra.
Tao điều kiện cho thần kinh đỡ bị kích thích.
Hoặc bằng phẫu thuật cắt một số dây thần kinh giao cảm và tuyến thượng thận.
c. Điều trị biện chứng do tăng huyết áp gây ra.
5. Phòng bệnh.
a. Phòng tăng huyết áp: Còn nhiều khó khăn.
Có những biện pháp khó áp dụng vì không thực tế hoặc không thực hiện được vì điều
kiện gia đình, đời sống của bệnh nhân. Trên thế giới có nhiều cố gắng nhưng số người
tăng huyết áp vẫn tăng
b. Phòng ngừa biến chứng của tăng huyết áp cụ thể là chảy máu não, nguyên nhân tử
vong nhiều nhất.
Nên đo huyết áp cho tất cả nhân dân và đăng ký người có huyết áp cao, giáo dục bệnh
nhân không nên quá bi quan hay ngược lại quá coi thường. Thường xuyên theo dõi huyết
áp và điều trị .
Người ta đã biết một số nguyên nhân thuận lợi gây chảy máu não mà bệnh nhân cần tránh
như:
Thay đổi thời tiết quá nhanh, từ phòng ấm ra chỗ gió lạnh, gió lùa, ra nắng đầu trần.
Gắng sức quá đột ngột, quá kéo dài.
Bữa án quá sang, uống nhiều rượu.
Táo bón (bệnh nhân rặn lúc đi ngoài).
Giao hợp, cơn tức giận hay cảm động.
Điều Trị Nội Khoa - Bài 28: TAI
BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Tai biến mạch máu não bao quát: Xuất huyết não, nhũn não, co cứng mạch máu não, kẹt
động mạch não, xuất huyết vòm dưới màng nhện là của cao huyết áp, xơ hoá động mạch
dẫn tới. Đông y học gọi chung là trúng phong. Phát bệnh thường bởi khoảng ba tạng tâm,
can, thận sau độ trung tuổi mất sự điều hoà cân bằng âm dương, đến nỗi âm hư dương
cang, hoá hoả, sinh đàm, động phong, xuyên ngang kinh lạc, quá lắm thì ép động khí
huyết xông lên vùng não.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.
1. Xuất huyết não:
Trung tuổi trở lên có bệnh sử cao huyết áp, xơ hoá động mạch, khởi bệnh nhanh dữ dội,
đột nhiên tối tăm ngã nhào, bất tri nhân sự, thở hít có tiếng ngáy, đồng tử không đối xứng
(bên bệnh rất to) hoặc co nhỏ, kèm theo có liệt một bên người.
2. Nhũn não:
Khởi bệnh rất chậm, thường phát hiện liệt một bên người sau khi tỉnh ngủ, tiếng nói
không rõ, một vài ngày sau bệnh trạng mới dần dần phát triển đến đỉnh cao.
3. Mạch máu não co cứng:
Thường đột nhiên liệt nửa người, mất tiếng, đau đầu nôn mửa, co quắp hôn mê, qua mấy
ngày sau khôi phục đủ hết, huyết áp thường thấy lên cao.
4. Kẹt động mạch não:
Thường phát sinh ở người tuổi nhẹ có bệnh sử tâm tạng, huyết áp không cao, khởi bệnh
cấp, thường có liệt nửa người, mất tiếng, nhưng thần chí đa số là rõ ràng.
5. Xuất huyết vòm dưới màng nhện:
Thường phát sinh ở tuổi trẻ, trung tuổi, khởi bệnh cấp, đột nhiên thấy đầu đau dữ dội, nôn
mửa, kế là chuyển vào hôn mê, có chứng trạng kích thích màng não, thực nghiệm nâng
đầu và nâng đùi dương tính.
6. Kiểm tra dịch não tuỷ:
Nhũn não, kẹt động mạch não phần lớn đều bình thường; xuất huyết não và xuất huyết
vòm dưới màng nhện thường hiện rõ dịch não tuỷ dạng huyết, áp lực đều cao.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
1. Biện chứng thí trị.
Có ba nguyên tắc biện trị trúng phong:
Một là: Phân biệt vị trị bệnh nông sâu. Dựa vào có hôn mê hay không, phân làm 2 loại
trúng kinh lạc, trúng tạng phủ.Trúng kinh lạc, trị thì lấy bình can tức phong, hoá đàm
thông lạc; trúng tạng phủ, thì phải chọn lấy cấp cứu làm ngay.
Hai là: Phân biệt tà chính hư thực. Đối với trúng tạng phủ, lại cần phân biệt bế, thoát. Bế
thuộc thực chứng, lấy khai khiếu làm chủ; thoát thuộc hư chứng, lấy cố thoát làm gấp.
Ba là: Phân biệt tiêu bản chủ thứ của nhân tố bệnh lý. Chứng tiêu là phong, hoả, đàm
thiên thịnh, phải tức phong, thanh hoả, hoá đàm; chứng bản là tinh khí âm huyết bất túc,
chữa thì lấy bổ ích.
Đối với di chứng để lại về sau như bán thân bất toại, cũng phải dựa vào biểu hiện tà chính
hư thực, phân riêng chọn lấy phép khử phong, hoá đàm, hành ứ, thông lạc, hoặc bổ khí,
dưỡng huyết, tư ích can thận. Nhưng nói chung phải lấy châm cứu làm liệu pháp chủ yếu.
a. Trúng kinh lạc:
Mới bị bệnh, có mất thần, tối tăm ngã nhào nhất thời, hoặc không trải qua tối tăm ngã
nhào mà thấy miệng mắt méo lệch, má mặt tê như gỗ, tứ chi tê như gỗ mà nặng trĩu, hoạt
động không dễ, quá lắm thì bán thân bất toại hoặc bàn chân, bàn tay co rút cong gấp, đầu
huyễn nặng đau, miệng nhiều đờm dãi, lưỡi cứng lời nói mất sự dễ dàng, mạch huyền
hoặc tế huyền, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng trơn. Đó là phong đàm vào lạc.
Cách chữa Bình can tức phong, hoá đàm thông lạc.
Bài thuốc ví dụ Thiên ma Câu đằng ẩm gia giảm.
Thiên ma 1,5 đồng cân, Câu đằng 4 đồng cân,
Bạch tật lê 4 đồng cân, Địa long 3 đồng cân,
Cương tàm 3 đồng cân, Trúc lịch Bán hạ 3 đồng cân,
Hy thiêm thảo 5 đồng cân.
Gia giảm:
+ Miệng mắt méo lệch, gia Chê'Phụ tử 1 đồng cân, Chích Toàn yết 1 5 đồng cân.
+ Bàn tay, bàn chân cong cấp, co rút, đau đớn, gia Sú Ngô đồng 5 đồng cân, Chích toàn
yết 1,5 đồng cân.
+ Bàn tay, cánh tay nặng, trệ, bất toại, nâng lên không dễ, gia Chỉ mê Phục linh hoàn 3
đồng cân, ngày 2 lần uống.
+ Đầu đau huyễn vận, gia Trân châu mẫu, Mẫu lệ mỗi thứ 1 lạng, Bạch thược 4 đồng
cân, Hạ khô thảo 5 đồng cân.
+ Tinh thần tình cảm ngây trệ, gia Trần đảm tinh 1 đồng cân, Chích viễn chí 1,5 đồng
cân.
b. Trúng tạng phủ:
Tối tăm ngã nhào rất nhanh, bất tri nhân sự, thần mờ tối ngủ ngáy, có kèm bán thân bất
toại, miệng mắt méo lệch, đờm dãi trong miệng, trị liệu trước hết phải cấp cứu, chọn lấy
châm cứu, hoặc kết hợp Đông Tây y để thi thố.
(1) Chứng bế: Đàm hoả bế ở trong, tâm thần bị che mờ, chứng thấy hai bàn tay nắm
chắc, chi thể cong co, hoặc có co rút, hàm răng cắn chặt, hơi thở thô mà đờm vọt ra, mắt
đỏ mình nóng, không có mồ hôi, đại tiện bí, mạch huyền thực hữu lực, rêu lưỡi vàng trơn
.
Cách chữa Tức phong, thanh hoả, hoá đàm, khai khiếu.
Bài thuốc ví dụ: Linh dương Câu đằng thang gia giảm.
Bột Linh dương giác 2 phân (nuốt uống), Câu đằng 5 đồng cân, Trúc lịch Bán hạ 3 đồng
cân, Trần đảm tinh 2 đồng cân, Cửu tiết xương bồ 2 đồng cân, uất kim tẩm nước phèn
sao 3 đồng cân, Thiên trúc hoàng 3 đồng cân, Hoàng liên 8 phân. Dùng riêng Chí bảo
đan hoặc Vạn thị ngưu hoàng thanh tâm hoàn, đều là mỗi lần 1 viên.
Gia giảm:
+ Phong đàm thiên thịnh, tĩnh mà không bứt rứt, mặt trắng, môi tím, rêu lưỡi trắng trơn,
bỏ Hoàng liên; uống riêng TÔ hợp hoàn, mỗi lần 1 viên.
+ Đàm thịnh, trong hầu úng đờm, gia Xuyên bối mẫu 3 đồng cân, dùng riêng Hầu táo tán
2-3 phân đổ vào thuốc sắc uống hoặc dùng Trúc lịch vắt lấy nước cốt róc uống, khi cần
phải phối hợp hút đờm.
+ Nếu đàm và hoả đều nặng, mặt đỏ, khí thở thô, mình nóng, vật vã, nôn mửa và nấc,
phân bí kết, gia Long đảm thảo 1,5 đồng cân, Đại hoàng 3 đồng cân, Chỉ thực đồng cân,
Phong hoá tiên 3 đồng cân, hoặc gia Mông thạch cổn đàm hoàn 5 đồng cân bọc lại sắc.
+ Tân thương, miệng khô, chất lưỡi hồng, gia Sa sâm, Thiên hoa phấn, mỗi thứ 5 đồng
cân, Xuyên Thạch hộc 3 đồng cân.
+ Hình ảnh phong nghiêng nặng, chân tay cong câu, co rút, lưỡi cứng, hàm răng cắn chặt,
gia Sinh Thạch quyết minh 1 lạng, Toàn yết 1,5 đồng cân, Địa long 3 đồng cân.
(2) Chứng thoát: Mắt nhắm, miệng mở, mũi ngáy, bàn tay xèo ra, đái dầm dề, nếu hai gò
má sắc hồng, thở dồn, miệng khô, nhiều mồ hôi, chân tay ấm nóng, lưỡi hồng sáng, mạch
tế sác là âm thoát; nếu tiến lên xuất hiện sắc mặt trắng xanh, ra mồ hôi mát lạnh, chân tay
mát, mạch phục là dương thoát.
Cách chữa Phù chính cố thoát.
Bài thuốc ví dụ Sinh mạch tán gia vị.
Nhân sâm 3 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân,
Ngũ vị tử 2 đồng cân, Đoạn Long cốt 5 đồng cân,
Đoạn Mẫu lệ 1 lạng.
Gia giảm
+ Dương thoát, gia Chế Phụ tử 3 đồng cân.
+ Nội bế ngoại thoát, phải khai bế cố thoát, cùng một lúc kiêm cố
+Hôn mê tỉnh dần, sau khi chứng trạng bế thoát đã được hoãn giải, nên chữa tiêu và bản
cùng một lúc, một mặt bình can tiềm dương, tức phong giáng hoả, khoát đàm; một mặt
phù chính, dưỡng âm dịch khí huyết.
c. Di chứng về sau.
(l) Khí huyết hư trệ, khô một bên không dùng được, chi mềm không có sức, hoặc có buốt
đau tê như gỗ, ngắn hơi nói ít, lười làm không có sức, mạch tế sáp, chất lưỡi có khí tím,
điểm ứ, rêu lưỡi trắng nhạt.
Cách chữa Bổ khí dưỡng huyết, hành ứ thông lạc.
Bài thuốc ví dụ: Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm.
Hoàng kỳ 4 đồng cân hoặc Hồng sâm tu 1,5 đồng cân,
Đương quy 3 đồng cân, Kê huyết đằng 3 đồng cân,
Xích thược 3 đồng cân, Tang ký sinh 4 đồng cân,
Đào nhân 3 đồng cân, Hồng hoa 2 đồng cân,
Quảng địa long 3 đồng cân.
Gia giảm:
+ Chi thể tê như gỗ, nặng trĩu, co quắp, đau nhói, gia chừng Bào Sơn giáp 2 đồng cân, Hy
thiên thảo 3 đồng cân, Chích Toàn yết 1.5 đồng cân, Chế Nam tinh 1 đồng cân, Chích
Cương tàm 3 đồng cân.
+ Chân tay phát lạnh, cơ bắp không sử dụng được gia Chích Quế chi 1 đồng cân.
(2) Can hận khuy hư. Tiếng nói không, ra chân tay mềm yếu liệt một bên, buốt tê không
sử dụng được, chi dưới teo kiễng (nhón gót lên) không dùng được, trong miệng chảy dãi,
đầu xoay, mặt đỏ, hoặc thần thức ngây trệ, chất lưỡi hồng nhuận, mạch tế.
Cách chữa Bồi bổ can thận.
Bài thuốc ví dụ Địa hoàng ẩm tử gia giảm.
Can Địa hoàng 5 đồng cân, Ba kích thiên 3 đồng cân,
Sơn thù nhục 3 đồng cân, Thạch hộc 3 đồng cân,
Nhục thung dung 3 đồng cân, Ngũ vị tử 1 đồng cân,
Mạch đông 3 đồng cân, Thục phụ tử 1 đồng cân,
Đỗ trọng 4 đồng cân, Tang ký sinh 4 đồng cân.
Gia giảm:
Miệng khô, chất lưỡi hồng, bỏ Phụ tử; gia A giao 3 đồng cân, Quy bản 5 đồng cân.
+ Chân lạnh, gia Nhục quế 5 phân.
+ thần thức ngây trệ, gia Thạch xương bồ 1,5 đồng cân, Chích Viễn chí l,5 đồng cân.
2. Chữa bằng châm cứu.
a. Thể châm:
(l) Trúng tạng phủ.
Chứng bế Nhân trung, Liêm tuyền, Lao cung, Dũng tuyền, Thập nhị tỉnh.
Chứng thoát Bách hội, Nội quan, Hợp cốc, Quan nguyên (cứu), Túc tam lý, Tam âm
giao.
(2) Trúng kinh lạc và di chứng về sau.
Chi trên bại liệt Trị than 1 - Trị than 2
Khúc trì thấu Thiếu hải, Trị than 3
Hợp cốc thấu Lao cung
Chi dưới bại liệt:
Hoàn khiêu, Than tẩu (ở giữa rãng háng xuống 6 thốn)
Phong thị, Tư cường, trị than 5, Giải khê, Thái xung.
Miệng mắt méo lệch
Tán trúc thấu Ngư yêu,
Tứ bạch thấu Nghinh hương,
Địa thương thấu Giáp xa,
Ế phong, Hạ quan.
Lưỡi cứng không nói:
Á môn, Thông lý, Kim tân, Ngọc dịch (xuất huyết) .
Liêm tuyền, Chiếu hải.
Nuốt xuống khó khăn:
Á môn, Liêm Liêm tuyền, Chiếu hải ,
Hợp cốc, Thiên đột, Tam âm giao (châm á môn đều đâm đứng kim sâu 2,5 thốn, khi có
cảm ứng toàn thân thì rút kim).
Giai đoạn trúng phong hôn mê, chứng bế dùng phép kích thích nặng, mỗi ngày có thể
châm kim 2 - 3 lần. Chứng thoát cần kích thích nhẹ một ít. Cứu huyệt Quan nguyên phải
dùng mồi ngải lớn, có thể cứu liền hơn mười mồi tới mấy chục mồi.
b. Nhĩ châm:
Bì chất hạ, Não điểm, Chẩm, Ngạch,
Thần môn, Tâm và vùng tương ứng.
Bài thuốc tham khảo
1. Đại hoạt lạc đan:
Bạch hoa xà, ô tiêu xà, Uy linh tiên, Thảo ô, Băng phiến, Thiên ma, Toàn yết, Mahoàng,
Khương hoạt, Nhục quế, Đại hoàng, Mộc hương, Trầm hương, Chích Nhũ hương, Chích
một dược, Đinh hương, Địa long, Tê giác, Huyết kiệt, Xạ hương, Ngưu hoàng nhóm
thành. Theo đúng phép bào chế, nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên.
Mỗi lần uống 1 viên, một ngày 2 lần. Dùng ở di chứng sau trúng gió, bán thân bất toại
2. Hy đồng hoàn:
Hy thiêm thảo, Sú Ngô đồng diệp. Hai vị bằng nhau.
Chế thành thuốc viên.
Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày 2 lần. Trị trúng gió liệt nửa người, lại có thể tác
dụng dự phòng trúng gió cho người bệnh cao huyết áp.
3. Chỉ mê Phục linh hoàn:
Phục linh hoàn: Phục linh, Chỉ xác, Khương Bán hạ, Phong hoá tiêu.
4. Chí bảo đan:
Xem ở bài Gan xơ hoá, Hôn mê gan.
5. Vạn thị ngưu hoàng thanh tâm hoàn:
Xem ở bài Viêm gan lây lan.
6. Tô hợp hương hoàn:
Xem ở bài Viêm túi mật mạn tính.
7. Hầu táo tán:
Hầu táo 4 đồng cân, Linh dương giác đồng cân, Xạ hương 4 phân, Nguyệt thạch 1 đồng
cân, Trầm hương 1 đồng cân, Xuyên bối mẫu 2 đồng cân, Thanh mông thạch 1 đồng cân,
Thiên trúc hoàng 2 đồng cân, các thứ đều lấy bột mịn sạch, trừ Xạ hương, Trầm hương ra
ngoài, trước hết đem bột mịn thuốc còn lại đó trộn rất đều, nghiền đến cực mịn, tiếp theo
thêm vào bột mịn của hai vị Trầm hương, Xạ hương trộn đều, cho vào bình nút kín lại.
Cách dùng Ngày uống 1-2 phân, dùng nước đun sôi để ấm ngoáy uống.
Công dụng Thạnh hoá đàm nhiệt, trấn kinh khai khiếu.
Chứng thích ứng Trẻ em cấp kinh, tứ chi co quắp, đờm nhiều thở gấp, trong hầu có đờm
kêu, vật vã không yên.
8. Mông thạch cổn đàm hoàn:
Thanh mông thạch, Trầm hương, Đại hoàng, Hoàng cầm, Phác tiêu, cộng lại nghiền nhỏ,
chế thành viên.
Cách dùng Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, ngày uống 2 lần
Dùng nước sôi uống đa xuống, hoặc dùng túi vải cho vào sắc uống.
Công dụng Tả đàm hoả.
Chứng thích ứn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dieu_tri_noi_khoa.pdf