DINH DƯỠNG VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG .9
Phân loại. 11
Nguyên nhân. 11
Triệu chứng . 12
Dinh dưỡng với bệnh tiểu đường . 12
BỆNH TIM MẠCH .17
DINH DƯỠNG VỚI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH .18
Bệnh động mạch vành . 18
Nguyên nhân. 18
a. Tuổi tác . 19
b. Giới tính. 19
c. Di truyền . 20
d. Chủng tộc . 20
đ. Thuốc lá . 20
e. Béo phì . 20
g. Huyết áp cao . 21
h. Bệnh tiểu đường . 21
i. Ít vận động cơ thể . 21
k. Cao cholesterol . 21
Dinh dưỡng với bệnh động mạch vành . 23
1. Chọn thực phẩm có ít chất béo . 23
2. Giảm chất béo bão hòa . 23
3. Tăng chất béo chưa bão hòa . 24
4. Giảm cholesterol . 24
5. Ăn nhiều cá . 24
6. Tăng lượng chất xơ hòa tan và tinh bột . 25
DINH DƯỠNG VỚI BỆNH HUYẾT ÁP CAO .27
Huyết áp là gì? . 28Dinh dưỡng và điều trị
342
Sự thoái hóa của khớp . 69
Triệu chứng . 71
Điều trị. 72
1. Vật lý trị liệu . 72
2. Vận động . 73
3. Giảm béo phì . 73
4. Dược phẩm . 73
Dinh dưỡng với bệnh viêm khớp xương . 74
Kết luận . 76
DINH DƯỠNG VỚI BỆNH UNG THƯ .77
I. Thực phẩm tăng nguy cơ ung thư . 78
1. Chất béo . 78
2. Chất đạm . 80
3. Carbohydrat . 80
4. Tiêu thụ năng lượng . 81
5. Rượu . 81
6. Chất phụ gia thực phẩm . 81
7. Aflatoxins . 83
8. Thuốc trừ sâu . 83
9. Nấu nướng thực phẩm. 83
10. Cà phê . 84
11. Thuốc lá . 84
II. Dinh dưỡng làm giảm nguy cơ ung thư . 85
1. Vitamin A. 85
2. Vitamin C . 85
3. Vitamin E . 86
4. Calci . 86
5. Selen . 86
6. Chất xơ (fiber) . 87
7. Hợp chất indole . 87
8. Bioflavonoid . 87
III. Những quan niệm sai lầm . 88
IV. Hậu quả của ung thư về mặt dinh dưỡng . 89
V. Ảnh hưởng của điều trị ung thư với dinh dưỡng. 90Dinh dưỡng và điều trị
344
Tiên lượng . 129
Điều trị . 129
Phòng ngừa . 129
IV. Dinh dưỡng với bệnh viêm gan . 129
Bệnh xơ gan . 130
DINH DƯỠNG VỚI BỆNH TÁO BÓN .132
Định nghĩa . 132
Các loại táo bón. 133
Thay đổi chức năng của ruột khi tuổi già . 134
Nguyên nhân. 135
1. Chế độ ăn uống . 135
2. Tác dụng phụ của dược phẩm . 135
3. Các bệnh mạn tính . 136
4. Bệnh tâm thần . 136
5. Ít vận động . 136
Định bệnh . 136
Biến chứng . 137
Điều trị. 138
1. Không dùng dược phẩm . 138
2. Sử dụng dược phẩm . 141
DINH DƯỠNG VỚI SỰ VẬN ĐỘNG CƠ THỂ .144
Carbohydrat . 144
Chất đạm . 146
Chất béo . 146
Nước . 146
Vitamin và khoáng chất . 148
Vài trường hợp đặc biệt . 148
Kết luận . 150
173 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Dinh dưỡng và điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng máu; 20% còn lại được hấp thụ ở dạ dày.
Dinh dưỡng và điều trị
162
– Những khó khăn căng thẳng trong cuộc sống
gia đình.
– Bệnh hoạn, phải sống phụ thuộc vào người khác.
– Buồn rầu, cô đơn, lẻ loi khi mất người bạn đời thân
thương, khi bạn bè tâm giao lần lượt ra đi.
– Có quá nhiều thời gian nhàn tản, buồn tẻ, bất ổn về
tài chính.
– Sau khi hưu trí không có sự chuẩn bị chương trình
hoạt động hay sinh hoạt bổ ích nào, lại xem như có
thời gian rảnh rỗi được tự do vui nhậu với những bạn
bè “đồng cảnh”.
Dấu hiệu phát hiện người nghiện rượu
Có một số dấu hiệu khiến ta nghi ngờ một người uống
rượu quá độ:
– Sao lãng săn sóc cá nhân, nhà cửa không ngăn nắp,
sạch sẽ như trước;
– Quên bỏ hẹn ngày khám bệnh, bỏ sinh hoạt thường
nhật, không liên hệ với thân nhân, bạn bè;
– Giảm khả năng nhận thức, bối rối mất định hướng
với những công việc rất thông thường như ngày giờ,
sự vật chung quanh;
– Hay bị té ngã, gặp tai nạn thương tích;
– Kém ăn, thiếu dinh dưỡng, mất ngủ, dễ mắc các bệnh
dạ dày, phổi, gan, thiếu máu; dễ nhiễm độc.
– Trên cơ thể thấy có những vết da bầm, vết sẹo vì
thương tích của té ngã hoặc đập phá trong khi say; da
Dinh dưỡng và điều trị
164
Nhưng hệ trọng hơn cả là ảnh hưởng của rượu lên hệ tim
mạch, thần kinh, tâm thần:
– Huyết áp và bệnh tim tăng đưa đến nhiều nguy cơ tai
biến mạch máu não;
– Chức năng não bộ suy kém, rối loạn định hướng,
không phân biệt sự việc, sa sút trí tuệ, mê sảng, hay
buồn ngủ;
– Tê yếu ngoại biên, mất thăng bằng đưa đến té ngã;
– Thay đổi tâm thần, bị trầm cảm, đôi khi có ý nghĩ
quyên sinh. Có tới 13% người trên 65 tuổi bị trầm cảm
thường uống rượu, và khi uống rượu nhiều thì bệnh
trầm cảm cũng nặng thêm.
So với những người cùng độ tuổi không uống rượu, người
cao tuổi nghiện rượu thường có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
cao hơn, và rượu thường là nguyên nhân đưa họ vào các
bệnh viện tâm thần, nhà dưỡng lão, bệnh viện đa khoa.
Ngoài ra, vấn đề tương tác giữa rượu với các dược phẩm
chữa bệnh khác mà người cao tuổi đang dùng cũng cần được
lưu ý.
Có tới 75% quý vị cao niên thường uống nhiều loại dược
phẩm cùng một lúc và một số dược phẩm này khi gặp rượu
sẽ gia tăng tác dụng phụ hay độc tính, đặc biệt là các thuốc
về thần kinh và thuốc được chuyển hóa tại gan.
Dược phẩm có tương tác mạnh với rượu là: Aspirin,
Tylenol, thuốc trị bệnh mỡ trong máu, tiểu đường,
thuốc chống viêm không có steroid, thuốc an thần nhóm
benzodiazepine (Valium, Librium...), một vài loại kháng
sinh, thuốc nitroglycerine chữa cơn đau thắt tim.
Dinh dưỡng và điều trị
166
– Có bao giờ cụ cảm thấy là cần phải cắt giảm số lượng
rượu đang uống không?
– Khi bị người khác chỉ chích thói quen uống rượu, cụ có
thấy khó chịu không?
– Có bao giờ cụ cảm thấy không vui hoặc có cảm giác tội
lỗi về sự uống rượu của cụ?
– Có bao giờ, vào buổi sáng, cụ thấy cần phải làm một
ly để lấy tinh thần hoặc để làm mất đi những hậu quả
khó chịu sau khi đã uống quá nhiều rượu?
Nếu các cụ trả lời có cho hai câu hỏi trên thì các cụ có
vấn đề với rượu rồi; nếu chỉ trả lời có cho một câu hỏi thì
cần điều tra thêm.
Viện Đại học Michigan cũng đưa ra một bản trắc nghiệm
với 22 câu hỏi tập trung vào thói quen uống rượu, loại rượu,
ảnh hưởng của rượu trên cơ thể, cảm nghĩ về sự uống rượu...
Bản trắc nghiệm này cũng rất hữu ích trong việc phát hiện
người nghiện rượu.
Điều trị – Cai rượu
Cũng như bệnh nghiện rượu ở các tuổi khác, để việc điều
trị hữu hiệu người bệnh phải có ý thức cao về vấn nạn của
mình, về ảnh hưởng xấu của rượu trên cơ thể, trong nếp
sống hằng ngày cũng như nguy cơ có thể trở thành bệnh
hoạn, tàn phế vào cuối cuộc đời, nếu không nói là còn bị rút
ngắn tuổi thọ.
Dinh dưỡng và điều trị
168
và chia sẻ những kinh nghiệm về đời sống, để thấy
rằng họ không cô đơn. Hội viên không phải đóng lệ
phí, chỉ cần có ý nguyện muốn cai rượu là đủ.
– Được thành lập năm 1950, Al–Anon Family Groups là
hội của những người không nghiện rượu nhưng có thân
nhân nghiện rượu. Họ chia sẻ những kinh nghiệm,
khó khăn do người khác gây ra và hỗ trợ lẫn nhau,
tạo điều kiện để giúp thân nhân của họ cai nghiện. Tổ
chức này hoạt động chia thành hai nhóm là Alateen
dành cho những người dưới 21 tuổi và Al-Anon dành
cho những người từ 21 tuổi trở lên.
Thuốc Disulfam
Đây là loại thuốc viên không phải để giúp cai nghiện
rượu, mà để ngăn ngừa uống rượu. Tác dụng của thuốc là
làm rối loạn sự chuyển hóa của rượu trong gan. Nếu có rượu
trong cơ thể, thuốc sẽ gây ra một phản ứng mạnh, khó chịu
như ói mửa, nhức đầu, đau bụng, mặt nóng bừng... khiến
người dùng thuốc sợ không dám uống rượu nữa. Trong khi
uống thuốc này mà dùng nước hoa, kem bôi da, thuốc súc
miệng có chất cồn cũng bị phản ứng như trên.
Kết luận
Những đấng mày râu nghiện rượu thường tự biện hộ
bằng câu: “Nam vô tửu như kỳ vô phong.” (Làm trai không
uống rượu như lá cờ không có gió.)
170
DINH DƯỠNG
VỚI SỰ LÃO HÓA
Theo S. Day Olshansky, Trung tâm Lão khoa của Đại học Chicago thì “mọi sự vật đều tan rã dần theo
thời gian, cho nên lão hóa là diễn biến không thể đảo
ngược được. Đây là sự tích lũy của quá trình thoái hóa
diễn ra ngay trong cấu trúc căn bản của các phần tử tạo
thành cơ thể. Thoái hóa là sản phẩm của sự tăng trưởng,
xảy ra ở người già cũng như người trẻ.”
Nhưng người trẻ có thể dễ dàng tái tạo cũng như giới
hạn sự thoái hóa ở mức tối thiểu, còn người già thì sự thoái
hóa đã đi đến gần giới hạn cuối cùng của nó, nên vấn đề trở
nên nghiêm trọng hơn nhiều.
Tuổi già thường đưa tới sự suy yếu của cơ thể. Mà con
người thì không những “không muốn già” mà cũng “không
muốn yếu”. Nên từ xa xưa đã có rất nhiều cố gắng tìm tòi,
nghiên cứu khoa học nhằm chinh phục hoặc trì hoãn sự lão
hóa.
Mà muốn chinh phục, trì hoãn một trở ngại, bệnh tật
nào đó thì điều tất yếu là phải biết rõ căn bệnh đó ra sao,
diễn tiến như thế nào, nguyên nhân nằm ở đâu.
Về sự lão hóa thì cũng đã có nhiều lý thuyết đưa ra để
giải thích lý do, nhưng dường như chưa thuyết nào được đa
số các nhà nghiên cứu đồng ý. Cho nên, sự chinh phục tuổi
già cũng chỉ là những dò dẫm, ước mong có kết quả.
Dinh dưỡng và điều trị
172
Aging Medicine cũng tuyên bố rất lạc quan rằng “một xã
hội không tuổi tác đã thực sự bắt đầu với HGH”.
Một số nhà khoa học gia tin rằng trong một tương lai
không xa, tuổi thọ trung bình của con người sẽ tăng tới 100
tuổi hoặc nhiều hơn nữa.
Nhưng trong thực tế đời sống hiện nay, đa số trong chúng
ta có thể chống lại tiến trình lão hóa đến mức nào và bằng
cách nào? Dưới đây xin trình bày một số vấn đề xem như
đáp án cho câu hỏi đó.
Hạ nhiệt độ cơ thể
Quan sát cho thấy con thằn lằn ở vùng New England
lạnh lẽo sống lâu hơn đồng loại ở Florida với khí hậu ôn
hòa, và một vài loại cá sống trong hồ nước lạnh có tuổi thọ
cao hơn sống trong vùng nước ấm.
Từ các nhận xét này, nhiều nhà khoa học gia đã thử
nghiệm kéo dài tuổi thọ của súc vật bằng cách hạ nhiệt độ
cơ thể xuống từ 3 đến 5 độ. Kết quả ban đầu khá hứa hẹn,
và họ đang tiếp tục nghiên cứu ở động vật có xương sống.
Nhiều động vật hoang dã đi vào giấc ngủ suốt mùa đông
(hibernation) và khi thức dậy chúng rất khỏe mạnh.
Ngăn chặn phản ứng gốc tự do
Mọi tế bào đều cần đến oxygen để chuyển hóa chất dinh
dưỡng thành năng lượng. Đó là phản ứng oxy hóa.
Phản ứng này tạo ra các phân tử có số lẻ điện tử gọi là gốc tự
do. Gốc tự do có công dụng cho cơ thể, đồng thời cũng gây ra tổn
thương cho màng tế bào, chất đạm và nhân DNA. Các gốc này
được nhà hóa học Denham Harman coi như là nguyên nhân
Dinh dưỡng và điều trị
174
khả năng kéo dài tuổi thọ của các thuốc này và ngần ngại
chưa muốn sử dụng kê đơn cho người già muốn sống lâu.
Họ chờ kết quả nghiên cứu của khoa học chính xác hơn là
“tin đồn”.
Sử dụng hormon
Với tuổi già, một số hormon trong cơ thể giảm xuống,
con người cũng yếu đi.
Chẳng hạn như testosteron, hormon tăng trưởng HCG,
hormon tuyến thượng thận DHEA.
Dựa vào điều đó, nhiều người tin rằng việc bổ sung các
hormon nói trên có thể giúp con người trẻ lại, sống lâu
hơn.
Nhưng việc bổ sung các hormon cũng gây ra tác dụng
không tốt cho cơ thể, nên khi dùng cũng cần dè dặt, cần
tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
Ngoài ra mỗi lần tiêm HCG cũng tốn khá nhiều tiền và
không phải chỉ tiêm một lần.
Giảm năng lượng tiêu thụ
Nghiên cứu tiết giảm năng lượng ở loài khỉ do Viện Lão
khoa Hoa Kỳ thực hiện cho thấy: nhóm khỉ giảm tiêu thụ
30% tổng số năng lượng đều nhẹ hơn, nhỏ con hơn nhóm
khỉ ăn uống bình thường, nhưng chúng dường như ít bị các
bệnh về tim cũng như ung thư.
Nghiên cứu đang được tiếp tục để kiểm chứng xem sự tiết
giảm năng lượng có làm con người khỏe mạnh hơn và sống
lâu hơn hay không.
Dinh dưỡng và điều trị
176
Đời sống tinh thần
Benjamin Franklin đã nói: “Keep up your spirits, that
will keep up your body.” (Hãy giữ vững tinh thần, điều đó
sẽ giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh.)
Trong Cung Oán Ngâm Khúc có câu rằng:
Giết nhau chẳng cái dao cầu,
Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa.
Khoa học cho thấy, khi ta tức giận thì lượng adrenalin
trong máu lên cao, huyết áp tăng. Liên tục như vậy thì trái
tim sẽ mau suy yếu, sức khỏe sút giảm, tuổi thọ do đó ngắn
lại.
Cho nên “giữ vững tinh thần” là điều cần làm. Một thái
độ sống tích cực, lạc quan cộng với không bệnh tật có tác
dụng tốt trên các chức năng tâm thần và thể xác. Và “lạc
quan, trường thọ; bi quan, mệnh yểu” là vậy.
Một vị hoàng đế hỏi lão sư Chi Po về bí quyết sống lâu,
Chi Po đáp: “Con đường đi đến bách niên trường thọ là
phối hợp nếp sống tinh thần và thể xác.”
Đức tin
Niềm tin tôn giáo cũng có ảnh hưởng tới sự sống lâu.
Kết quả các nghiên cứu của Jeffrey S. Levin và Harold Y.
Vanderpool cho thấy có những ảnh hưởng tốt của đức tin và
sự tham gia các nghi lễ tôn giáo đối với nhiều bệnh tật như
bệnh tim, huyết áp cao, tai biến mạch máu não, ung thư...
và tình trạng sức khỏe toàn diện.
Nghiên cứu của các tác giả D. A. Mathews, D. B. Larson
và C. P. Barry cho hay yếu tố tinh thần và tôn giáo làm
Dinh dưỡng và điều trị
178
Với vận động cơ thể, ta có thể lấy lại một phần sinh lực
đã mất cũng như loại bỏ khả năng thể xác tiêu hao do sự ít
vận động chứ không phải do sự lão hóa.
Nhiều sự kiện thường bị gán cho sự lão hóa, nhưng thực
ra lại là do thiếu vận động. Thí dụ một cánh tay gãy bó bột
một thời gian, bàn tay teo nhỏ, yếu, nom như già đi, nhưng
thực ra không phải do lão hóa mà là do không vận động.
Sự không vận động làm cơ thịt và da mềm xệ, xương
yếu, hệ thống miễn dịch suy yếu... tất cả đều góp phần đẩy
nhanh tiến trình lão hóa.
Dinh dưỡng với sự lão hóa
Dinh dưỡng đúng hoặc sai có ảnh hưởng rất lớn tới toàn
bộ cơ thể con người, từ tinh thần tới thể chất, từ chức năng
các cơ quan nội tại cũng như ngoại vi.
Hãy so sánh một người thiếu dinh dưỡng với một người
ăn uống đầy đủ. Một bên thì hồng hào, đầy sinh lực, yêu
đời. Bên kia thì ốm yếu, gầy còm, chậm chạp. Thiếu dinh
dưỡng kinh niên thì làm sao có năng lượng để sống lâu,
chẳng khác chi ngọn đèn cạn dầu, tắt lụi dần dần.
Cho nên biết ăn để mà sống lâu là cả một nghệ thuật.
Các cụ ta vẫn nói “Bệnh tùng khẩu nhập”. Bệnh gây ra do
những thực phẩm mà ta đưa vào miệng, những thực phẩm
quá nhiều hoặc quá ít từ số lượng tới phẩm chất.
Vậy thì ăn như thế nào để vừa khỏe mạnh, vừa
sống lâu?
Khi ăn, không phải chỉ để no bụng cho hôm nay, tuần
này mà cần nhớ là ăn cho mai sau, cho sức khỏe của những
năm sắp tới.
Dinh dưỡng và điều trị
180
có thể trong ngày, trong tuần. Các chuyên gia dinh dưỡng
vẫn khuyên nên theo tỷ lệ 30% béo, 15–20% đạm, 45–50%
carbohydrat.
3. Đa dạng
Đừng để sở thích chi phối hoàn toàn việc chọn lựa món
ăn, mà cần phải lưu ý đến việc ăn nhiều món khác nhau.
Mỗi một thực phẩm có chất dinh dưỡng với công dụng riêng
mà những món khác không có và không thay thế được. Bỏ
quên một chất dinh dưỡng nào đó quá lâu sẽ đưa tới thiếu
dinh dưỡng.
Sau đây là một số hướng dẫn về việc sử dụng các chất
dinh dưỡng:
a. Chất đạm
Đạm gồm có nhiều acid amin, trong đó có một số cơ thể
không tự tổng hợp được và phải do thực phẩm cung cấp.
Đạm động vật có hầu hết các acid amin, đạm thực vật có
thể thiếu một vài loại, nhưng khi ăn nhiều rau trái khác
nhau ta sẽ được bổ sung đầy đủ.
Khi sử dụng đạm động vật, chúng ta cũng cần lưu ý:
– Thịt bò, lợn, cừu thường kèm theo nhiều chất béo.
– Thịt gà, gà tây ít béo hơn nếu bỏ da; ăn cá tốt hơn nữa,
tôm hơi nhiều cholesterol;
– Sữa, trứng, pho mát loại ít béo thì tốt hơn;
– Sữa chua giảm cholesterol.
– Hạn chế các món chiên rán. Hấp, nướng bỏ lò tốt
hơn.
Dinh dưỡng và điều trị
182
cung cấp quá nhiều, năng lượng thừa sẽ chuyển thành ra
mỡ béo, dẫn đến béo phì.
Tiêu thụ nhiều đường cũng dễ gây sâu răng, làm tăng
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi tuổi lên cao, làm tăng
cholesterol và bệnh tim mạch.
e. Muối ăn
Muối ăn (NaCl) là thành phần quen thuộc và không thể
thiếu trong hầu hết các bữa ăn. Nhưng ăn nhiều muối quá
có thể bị huyết áp cao. Thường thì chúng ta ăn nhiều hơn
nhu cầu cần thiết của cơ thể chỉ để thỏa mãn khẩu vị, và
như vậy là buộc thận phải hoạt động nhiều hơn để bài tiết
lượng muối thừa. Khi điều này thường xuyên xảy ra, thận
sẽ suy yếu, hư hao.
g. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, nhưng
điều đó không có nghĩa là việc uống bổ sung các chất này
bao giờ cũng tốt cho sức khỏe. Trong thực tế, một người
khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng thì
không cần uống thêm vitamin và khoáng chất. Người ăn
chay thuần túy rau trái có thể cần dùng thêm vitamin B12,
phụ nữ có thai cần thêm folacin, sắt.
Một số vitamin như các vitamin C, E, beta caroten hiện
nay rất phổ biến. Nhiều người dùng vì tác dụng chống oxy
hóa của chúng, nhưng nên tránh dùng liều quá cao.
h. Nước
Nước rất cần cho hầu hết các chức năng của cơ thể. Nước
điều hòa thân nhiệt, chuyên chở chất dinh dưỡng và dưỡng
Dinh dưỡng và điều trị
184
2. Thực phẩm có vitamin B5 (pantothenic acid) có khả
năng vừa chống gốc tự do vừa làm giảm cholesterol,
chống ô nhiễm, bảo vệ gan. Vitamin B5 có nhiều trong
men, gạo lức, hạt bí ngô, hạt mè...
3. Vitamin C có nhiều trong trái cam, chanh, dâu, cải lá
xanh, cà chua, súp lơ xanh, khoai tây, khoai lang...
4. Vitamin E có trong mầm lúa mạch, đậu nành, bắp su,
súp lơ xanh, cải lá xanh...
5. Thực phẩm chứa nhiều calci gồm có sữa ít béo, đậu
phộng, sữa chua không béo, quả óc chó (walnut), phó
mát, hạt hướng dương, đậu nành, các loại đậu khô, cá
đóng hộp (ăn cả xương), cải lá xanh, cá hồi (salmon),
súp lơ xanh...
6. Khoáng chất iod có trong tảo bẹ (kelp), hành, các loại
hải sản, đa số cải lá xanh...
7. Khoáng chất sắt có nhiều trong sò hến, quả hạch, đào
sấy khô, các loại đậu, thịt nạc, măng tây (asparagus),
mật mía, trứng, bột yến mạch (oatmeal)...
8. Mầm lúa mạch (wheat germ), cám, cá tuna, hành, cà
chua, súp lơ xanh chứa khoáng chất selen.
9. Thực phẩm giàu chất đạm gồm có: cá, tôm cua, sữa ít
béo, sữa chua không béo, thịt gà, thịt cừu, thịt bò lọc
bỏ bớt mỡ, hạt hướng dương, hạt bí ngô, đậu phộng
rang, bơ đậu phộng...
10. Trái cây chống lão suy gồm có: quả kiwi, nho đen
Hy Lạp, hồng qua, đu đủ, các loại quả thuộc giống
cam quít, dâu, ổi, đào lông (peach), quả xuân đào
(nectarine), dưa hấu... Những loại quả này có chứa
186
DINH DƯỠNG
VỚI PHỤ NỮ CÓ THAI
Khi một người phụ nữ mang thai, những người thân đều cầu chúc cho được “mẹ tròn, con vuông”, ngụ ý
là sự sinh nở sẽ được thuận lợi, dễ dàng và cả mẹ lẫn con
đều bình an, khỏe mạnh.
Nhưng để đạt được như vậy, không chỉ dựa vào những lời
cầu chúc, mà còn phải cần đến rất nhiều yếu tố khách quan,
trong đó chế độ dinh dưỡng dành cho người phụ nữ có thai
đóng một vai trò rất quan trọng.
Trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai cũng như
khi cho con bú mà người mẹ có một chế độ dinh dưỡng đầy
đủ thì cả mẹ lẫn con đều tránh được một số bệnh tật, rủi ro.
Đứa con sẽ tròn trĩnh, đủ cân đủ lạng, cơ thể vẹn toàn, trí
óc phát triển tốt. Cũng có trường hợp mẹ thiếu dinh dưỡng
mà con vẫn khỏe, nhưng thực ra là người mẹ phải trả giá
đắt, vì khi thai nhi phát triển đã rút lấy nhiều chất dinh
dưỡng từ cơ thể người mẹ. Hơn nữa, sự khỏe mạnh của đứa
bé trong trường hợp này chắc chắn chưa phải là tối ưu, vì
bé còn có khả năng phát triển tốt hơn nữa nếu như người
mẹ có được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Và chỉ khi đó
mới có thể thực sự được xem là “mẹ tròn, con vuông”, tốt
đẹp cho cả mẹ lẫn con.
Từ thuở xa xưa, các danh y như Hippocrates (460-377
trước Công nguyên), Galen (129-199) đã nhận thấy rằng
Dinh dưỡng và điều trị
188
1. Hệ tuần hoàn
– Lượng máu lưu thông tăng lên 1/3.
– Nhịp tim tăng nhanh, từ 70 lên 85 nhịp một phút.
– Khối lượng máu trong cơ thể từ 4 lít tăng lên 5,2 lít;
– Khối huyết tương tăng 40%.
– Hồng cầu tăng 18%.
Các gia tăng này đều là để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
cho người mẹ và thai nhi.
2. Tuyến nội tiết
Có nhiều thay đổi quan trọng
a. Nang thượng thận tăng sản xuất hormon aldosterone
để giữ nước và muối trong cơ thể nhiều hơn cho nhu
cầu của thai nghén.
b. Estrogen và progesteron từ noãn sào gia tăng để bảo
vệ thai nhi, tránh sẩy thai trong hai tháng đầu.
c. Lượng đường cao hơn trong máu người mẹ để nuôi thai
nhi, insulin từ tụy tạng gia tăng để kiểm soát ổn định
mức đường.
d. Tuyến giáp hơi lớn lên để tăng hấp thụ khoáng iod.
đ. Progesteron, estrogen, human chorionic gonadotropin
từ nhau được sản xuất để duy trì thai trong 8 tuần lễ
đầu.
e. Sau khi sinh con, tuyến yên tăng sản xuất prolactin để
kích thích việc tiết sữa cho con bú.
3. Hệ tiêu hóa
Thực phẩm lưu lại dạ dày và ruột lâu hơn để được tiêu
hóa kỹ và sự hấp thụ chất dinh dưỡng cao hơn cho nhu cầu
Dinh dưỡng và điều trị
190
dùng toàn đạm thực vật sẽ có nguy cơ thiếu một vài loại
acid amin cần thiết.
Một cách cụ thể, nếu người mẹ uống hai ly sữa, ăn một
miếng thịt nạc, miếng cá bằng lòng bàn tay, kèm theo các
loại hạt, rau là có thể đủ cho nhu cầu trong ngày.
b. Carbohydrat
Vì chất đạm được dùng cho sự tăng trưởng tế bào, nên
carbohydrat sẽ là nguồn năng lượng chính cho mẹ và con.
Carbohydrat nên được sử dụng đa dạng từ gạo còn cám,
bánh mì, bột ngũ cốc bổ sung các loại vitamin, rau, trái
cây, khoai...
c. Chất béo
Chất béo rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai
nhi cũng như là nguồn năng lượng quan trọng.
d. Nước
Nước cần để gia tăng khối lượng máu; tránh khô da, táo
bón cũng như tạo ra nước ối che chở phôi thai.
đ. Vitamin A
Vitamin A giúp da lành mạnh, thị giác tốt và xương mau
lớn.
Nhu cầu vitamin A khi mang thai không cần gia tăng,
chỉ cần giữ đủ như mức bình thường là khoảng 750mcg mỗi
ngày. Lượng vitamin A này có thể dễ dàng có được trong
phó mát, sữa, bơ, các loại rau trái...
Dinh dưỡng và điều trị
192
thai hoặc sinh con nhẹ ký. Nếu chỉ thiếu folacin (acid folic)
thì thai nhi dễ bị tật nứt đốt sống (spina bifida), khuyết tật
ống thần kinh (neural tube defect).
Nhu cầu folacin của người mẹ tăng gấp đôi bình thường
hoặc hơn nữa, vào khoảng 400mcg mỗi ngày. Số lượng này
được cung cấp đầy đủ trong rau lá xanh, trái cây, gan... Nếu
nhiều folacin quá thì sự hấp thụ kẽm sẽ giảm.
Nhu cầu vitamin B12 bình thường là 2mcg - 4mcg, khi
có thai cần thêm khoảng 0,2mcg mỗi ngày. Vitamin B12 có
nhiều trong thực phẩm động vật, nên với những người ăn
chay cần uống bổ sung.
i. Vitamin C
Nhu cầu vitamin C bình thường là 60mg mỗi ngày. Khi
mang thai, người mẹ cần tăng thêm khoảng 10mg. Chỉ cần
uống một ly nước cam là có thể đáp ứng đủ nhu cầu này.
Vitamin C giúp thai nhi phát triển tốt xương và răng lợi,
tăng cường hấp thụ khoáng calci và sắt.
k. Sắt
Sắt là khoáng chất cần thiết cho việc tạo hồng cầu. Nhu
cầu sắt lên cao nhất vào 3 tháng cuối của thai kỳ, khi thai
nhi cần sắt để dự trữ cho khoảng 6 tháng sau khi sinh, vì
trong sữa mẹ có rất ít sắt.
Thai nhi ít khi bị thiếu sắt vì có thể lấy ở người mẹ,
nhưng cũng vì thế mà người mẹ dễ bị thiếu sắt nếu không
ăn đầy đủ, và sẽ dẫn đến thiếu máu.
Nhu cầu sắt bình thường là 15mg, khi có thai người mẹ
Dinh dưỡng và điều trị
194
trầm trọng thì người mẹ có thể bị bướu cổ (lớn tuyến giáp),
hormon tuyến giáp giảm và đến lượt thai nhi bị ảnh hưởng.
Đứa con sinh ra có thể sẽ bị đần độn, thiểu năng tuyến giáp
bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, da và nét mặt thô, xương
thiếu khoáng chất và cơ thể lùn thấp. Những đứa trẻ này sẽ
cần phải uống hormon tuyến giáp suốt đời.
Dùng muối iod và hải sản đều có thể giúp tránh được sự
thiếu hụt khoáng chất này.
Các bệnh thường gặp
1. Bệnh tiểu đường
Khi mang thai, một số hormon liên hệ tới thai nghén
như estrogen, human chorionic gonadotropin, lactogen của
nhau (placenta) được tiết ra. Các hormon này làm giảm tác
dụng của insulin khiến tụy phải làm việc nhiều hơn để sản
xuất thêm. Nếu insulin sản xuất không đủ thì dấu hiệu của
bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện. Ở một số người, hiện tượng
này mất đi sau khi sinh, nhưng hơn 50% trường hợp có
nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.
Mọi phụ nữ có thai đều nên được kiểm tra kỹ các dấu
hiệu của bệnh này, vì nếu không phát hiện hoặc không điều
trị sẽ có nhiều nguy cơ tử vong cho cả mẹ lẫn con.
Người mẹ có thể bị nhiễm độc, rút ngắn thai kỳ (sinh
non), huyết áp cao cộng với các biến chứng thông thường
của tiểu đường như bệnh võng mạc, thận, dây thần kinh.
Thai nhi có thể bị khuyết tật thần kinh, bệnh tim hoặc
kém phát triển cột sống.
Tiểu đường do thai nghén thường xảy ra vào giữa thời kỳ
Dinh dưỡng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dinh_duong_va_dieu_tri.pdf