Giáo trình Dược phẩm vậng yếu

3. LOẠI CỎ MỌC NƯỚC (Gồm có 6 loại)

XƯƠNG BỒ thường gọi rễ Xương bồ,

Khí ấm, vị cay, tính rất lành,

Trừ thấp, yên thần, sáng tai mắt,

Điên cuồng, trúng ác chữa càng nhanh.

Loại mọc ở đá, cao khoảng 1 tấc mà có 9 đốt thì tốt. Khi lấy kiêng dùng đồ sắt, dùng dao tre cạo lớp vỏ ngoài, đập dập, sao hoặc tẩm nước vo gạo rồi phơi khô để dùng.

BỒ HOÀNG tục gọi bông cây Náng,

Không độc, ngọt, ôn thật có công,

Phá khối, điều kinh, băng huyết khỏi.

Chỉ thống, an thai, đại, tiểu thông (Đại tiểu tiện).

Sao đen thì chỉ huyết, dùng sống thì phá huyết.

GIAO HỒ tục gọi cây Niềng niễng (củ Niễng),

Không độc, vị ngọt mà tính lạnh,

Khai trung tiêu, thanh vỵ, giải phiền,

Bụng đau, rượu độc đều yên tĩnh.

PHÙ BÌNH tục gọi là Bèo ván,

Vị cay, không độc, tính lại lành,

Trừ phong, lợi thủy, khỏi kinh cuồng,

Thấp tê, mụn nhọt đều tiêu tán.

Giống Bèo ván mặt dưới lá sắc tím thì tốt.

Rằm tháng 7 lấy về cắt bỏ rễ phơi khô cất dùng. Muốn phơi khô thì bỏ nó vào cái rổ, gác rổ lên trên một chậu nước, không làm như vậy thì khó khô. Cũng có khi dùng tươi.

THỦY TẦN tục gọi cây rau Bợ,

Tính hoạt, cam hàn, thường chữa lở,

Lợi tiểu, thoái nhiệt và mát da,

Bệnh mà tiêu khát đều dùng chữa.

THỦY TẢO tục gọi ngọn rau Rong,

Ngọt hàn lành tính hoạt thanh trung,

Trừ khỏi nhiệt lỵ và tiêu khát,

Chữa chứng trẻ em Xích chẩn phong.

 

doc371 trang | Chia sẻ: Chử Khang | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Dược phẩm vậng yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THANH BÌ (Quả quít non phơi khô) Vị rất đắng mà cay, khí ôn không độc, trầm mà giáng, là dương ở trong âm dược, vào kinh Túc Thiếu dương, là thuốc dẫn kinh của Quyết âm, chủ phá khí trệ, lợi cho khí của tỳ và vỵ, tiêu thức ăn uống, trừ tích kết khí ở chẻn dừng, ngăn trướng đau ở bụng dưới, lại tả được can khí trị đau bên sườn, sán khí và dập tắt được chứng kinh động hỏa ở đởm (nên dùng 2, 3 phân). Lý Đông Viên nói: phá được khí trệ, càng ở chỗ thấp lại càng hay, trừ chứng tích càng ở dưới lại càng tốt, khí hư yếu thì dùng ít, vì là có khí trệ thì phá khí trệ, không có khí trệ thì tổn hại chân khí, chứng khí đoản thì hoàn toàn cấm dùng. *** 112. CỐT TOÁI BỔ (Cây tổ rồng) Có tên gọi là Hồ tôn khương. Lại có tên là Hầu khương. Khí vị: Vị đắng, cay, khí ôn, vào kinh Túc Thiếu âm. Chủ dụng: Bổ cho đốt xương bị gãy, chữa phong huyết tê nhức, có công phá huyết, chỉ huyết cũng hay, chuyên chủ vào kinh thận cho nên trị chứng thận tiết, xương liệt (cốt nuy), tai ù, răng nhức, mọi chứng ở phần xương thuộc về thận. Vì thận chủ về tiền âm và hậu âm mà giữ việc đóng mở, chứng tiết tả lâu ngày là thuộc thận hư, không thể đổ cả cho tỳ và vỵ. Lại có người nói: Trị chứng ngũ lao, lục cực, tay bên phải duỗi rũ ra không co lại được, trên nó nóng dưới lạnh, cùng các chứng lở độc có sâu ăn nát thịt, sát trùng. Cách chế: Thứ mọc ở trên cây, trên đá, tháng 5 âm lịch cạy lấy rễ, dùng dao bằng đồng cạo bỏ lông vàng, thải nhỏ chưng với mật phơi khô dùng. Nhận xét: Cốt toái bổ hay mọc ở chỗ râm mát, cho nên âm khí nhiều hơn Vua Minh Hoàng đời Đường thấy nó chữa gãy xương có công hiệu, cho nên đặt là Cốt toái Cốt toái có nghĩa là xương bị vỡ nát. . Ngày xưa Ngụy Thái tử bị tiết tả lâu ngày sắp nguy, dùng thuốc gì cũng không khỏi, dùng Cốt toái cho vào trong cật heo nướng chín ăn thì khỏi, đó là hiệu quả của nó chữa chứng thận tiết. *** 113. CÁT CÁNH Khí vị: Vị đắng, cay, ngọt, bình, hơi ôn, không độc, vào kinh Túc Dương minh, tính nổi mà đưa lên, là dương ở trong âm dược. Trần bì làm sứ. Sợ Bạch cập, Long nhãn, Long đởm. Chủ dụng: Trúng ác, cổ độc, phong nhiệt, suyễn thở, mở lồng ngực, chẻn dừng lợi cho phế kim, trừ khí tắc nghẽn ở thượng tiêu, mát đầu và mắt, giải mọi thứ phong, tán tà hàn lạnh ở ngoài da, khu trừ đau nhói bên hông, thông mũi nghẹt tắc, chữa yết hầu sưng đau như thần. Trừ nhiệt ở phế, trị ho mà hạ đờm đãi, ung mọc trong phế, tiêu mủ hôi mà dưỡng huyết mới, bớt được giận giữ lại khỏi hồi hộp. Chữa trẻ em kinh giản, khai đề khí huyết của đàn ông, lại cùng dùng với Cam thảo đều là thuốc để vận chuyển cũng như thuyền với chèo chở các vị thuốc khác không để cho trụy xuống, dẫn Đại hoàng có thể đi lên và đi ra ngoài. Hợp dụng: Cùng dùng với Mẫu lệ, Viễn chí thì chữa chứng hay giận dữ; cùng dùng với Thạch cao, Thông bạch có thể dẫn khí ở dưới chí âm lên; cùng dùng với Tiêu, Hoàng có thể đưa lên đến chỗ rất cao trong lồng ngực, phân lợi được ngũ tạng và tràng vỵ. Cấm kỵ: Phàm chứng hư ở dưới và khí nghịch đưa lên thì chớ dùng. Cách chế: Bỏ đầu và cành phụ hai bên tẩm nước gạo một đêm sấy khô dùng. Nhận xét: Cát cánh có khả năng dẫn các vị thuốc đi lên, lại có khả năng hạ khí xuống là vì nó vào tạng phế, táo kim đúng lệnh thì trọc khí phải đi xuống. Người xưa dùng vào trong thuốc khơi thông khí huyết, cùng trong mọi chứng uất đờm hỏa, kiết lỵ, cũng là một nghĩa đó, nếu bệnh không thuộc về tạng phế thì dùng nó vô ích. *** 114. HẠNH NHÂN Khí vị: Vị đắng, ngọt, khí ôn, không độc, vào kinh Thủ Thái âm, chìm mà giáng xuống, là âm dược. Ghét Hoàng cầm, Cát căn, Hoàng kỳ. Sợ Tương thảo. Giải độc Hồ phấn. Chủ dụng: Hạnh nhân vào kinh phế thì là thuốc hạ lợi, tán phong hàn ở kinh phế, hạ khí ho nghịch xuống, tiêu đầy gấp ở dưới tâm, luân khí bí ở đại tràng, giải độc của thiếc có hiệu quả, tiêu thịt chó như thần, trừ chứng bôn đồn, giết trứng của âm thư, chữa phụ nữ âm hộ có sâu ngứa. Cách chế: Ngâm nước nóng bỏ vỏ và đầu nhọn, sao với cám đến khi sắc vàng, bỏ đầu đi, người có hỏa, có mồ hôi thì tẩm đồng tiện 3 ngày và đốt cho lên khói, nghiền nóng để dùng. Lại có kẻ nói: muốn để tiêu đờm nhuận phế thì bỏ vỏ và đầu nhọn; để phát tán thì dùng cả vỏ và đầu nhọn, thứ có hai cái nhân thì có độc chết người, chớ dùng. Nhận xét: Hạnh nhân bẩm thụ khí ấm của mùa Xuân, kiêm hóa của hai hành Hỏa và Thổ. Có người dùng cả Hạnh nhân và Qua lâu mà không biết rằng Hạnh nhân vị cay phát tán từ trong thớ thịt để trừ đờm, cho nên ngoài biểu hư thì kỵ nó. Qua lâu tính nhuận hoạt lợi từ trong ruột và dạ dày để trừ đờm cho nên phần lý hư thì kỵ nó. Nếu đờm nhiệt, cả biểu và lý đều thuộc thực thì dùng cả hai có công hiệu. Đông Viên nói: Hạnh nhân trị khí, Đào nhân trị huyết, cả hai đều trị được chứng táo bón của người già, phải phân biệt khí huyết mà dùng. Lá của nó hái vào ngày Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) nấu nước rửa mắt thì chữa chứng chảy nước mắt sống. Hoa của nó vị đắng không độc, chủ bổ cho chứng bất túc, chữa phụ nữ bị thương, nóng lạnh, tê đau, quyết nghịch. Quả của nó vị chua có độc, ăn nhiều thì hại gân xương, tổn thần khí làm cho người ta lóa mắt, trẻ em lại càng không nên ăn, phần nhiều sinh ra mụn nhọt và nhiệt ở trên chẻn dừng. *** 115. LA BẶC (Củ cải, cải lú bú) Khí vị: Vị cay, không độc, vào kinh Thủ Thái âm và Túc Thái âm. Chủ dụng: Trừ ho suyễn hạ khí, công dụng làm nên đổ vách nghiêng tường; nghiền với nước mà uống thì thổ ra phong đờm; nghiền với dấm mà bôi xức thì tiêu ngay độc sưng; đi vào phế thì hạ khí mà khỏi suyễn; đi vào tỳ thì tiêu thức ăn ngưng tụ mà khoan khoái bụng khỏi trướng đầy; dùng sống thì đưa lên mà làm cho thổ; sao chín thì giáng xuống mà thông lợi, thường thì sao qua nghiền nát để dùng. Nhận xét: Đan Khê nói: La Bặc trị đờm có công dụng xuyên tường đổ vách, người hư yếu uống vào thì hơi khí nông cạn khó thở. Ngày xưa, một thầy tăng Rợ Hồ vào trong nước thấy người ta ăn mỳ kinh hãi nói rằng: ăn của ấy chẳng sinh bệnh hay sao? Đến khi thấy ăn La bặc rồi nói: chỉ nhờ có cái ấy thôi. Đông Vi Chi lại nói: Có người bị bệnh cuồng chiêm bao thấy người con gái mặc áo đỏ dẫn vào trong điện, có một tiểu hát rằng: “Long lanh lầu gác sáng từng mây Thiên phủ xưa nay vẫn ở đây Ngần ngại buồn lòng không tả hết Một viên La bặc ấm lòng thay” Một người Đạo sĩ nói: đó là phạm phải độc của bột mỳ, người con gái mặc áo đỏ là thần của tạng tâm, cô tiểu là thần của tạng tỳ, La bặc chế được bột mỳ cho nên nói “ấm lòng thay”. Rồi đem bột La bặc cho vào thuốc để chữa, quả nhiên khỏi bệnh, từ đó chữa tích bột mỳ dùng nó có công hiệu khác thường. Phụ: LA BẶC CĂN (củ cải, củ lú bú) Để sống thì vị cay, tính hàn, nấu chín thì vị ngọt, tính bình, củ nó ăn sống được, lá nó nên nấu chín. Chế độc của bột mì và đậu phụ. Kiêng cùng ăn với Thủ ô và Địa hoàng, nếu lầm phạm phải thì râu tóc chóng bạc. Tiêu chất ăn ngũ cốc, trừ đờm tích, ngăn ho, giải tiêu khát, giã vắt lấy nước sống mài với mực tầu cho vào họng ăn thì ngăn được thổ huyết, hạ huyết rất nhanh. Diễn nghĩa nói: để tán khí ra thì dùng sinh khương, để hạ khí xuống thì dùng La bặc, nhưng nấu nước uống nhiều cũng đình lại ở khoảng chẻn dừng thành ra chứng dật ẩm là vì cớ nó nhiều ngọt mà ít cay. *** 116. BẠCH GIỚI TỬ (Hạt cải bẹ trắng) Khí vị: Vị cay, khí ấm, không độc. Chủ dụng: Tiêu đờm tích, trị đờm ở trong da ngoài màng, nhiều đờm dãi và sốt rét lâu ngày thành tích báng, giải cơ phát hãn, thông lợi khí long đờm, ấm trung tiêu mà tiêu lãnh trệ, trộn dấm đắp tan ung độc. Lại nói: Lợi đờm ở chẻn dừng, lồng ngực, khỏi chứng ăn vào mửa ra, trúng phong không nói được, mặt và mắt vàng, yên 5 tạng, chữa chứng đi tiểu tiện nhiều về đêm, lại chữa cả phong độc chạy đau nhức. Cách chế: Sao qua nghiền nát để dùng. Nhận xét: Bạch giới tử là thuốc chủ yếu để thông khí lợi đờm, ấm trung tiêu trừ trệ khí, phong đờm ở trong da ngoài màng, không có nó không đạt được, hiềm rất cay rất tán, trúng bệnh thì thôi ngay đừng uống lâu hao thương chân khí, làm cho người ta mờ choáng tổn hại mắt. Chứng phế nhiệt âm hư thì phải kiêng dùng nó. *** 117. KINH TAM LĂNG (Củ u du) Khí vị: Vị đắng, ngọt, cay, bình, không độc, vào kinh Túc Quyết âm và kinh Túc Thái âm, là dương ở trong âm dược. Chủ dụng: Tiêu trưng hà đau trệ và hết thảy các chứng hòn cục, là khí dược ở trong huyết, chuyên về thông Can kinh, trừ huyết tích trệ. Lại nói: trị chứng sau khi đẻ huyết ngưng đau bụng, cùng chứng huyết vậng, khí trệ sữa không thông, chữa cả trẻ em kinh giản thuộc nhiệt, chữa trật đả huyết ứ. Cấm kỵ: Chân khí hư thì chớ dùng. Cách chế: Nấu với giấm cho kỹ, thái mỏng phơi khô hoặc ngâm nước sôi để dùng, hoặc tẩm giấm sao. Nhận xét: Ngày xưa có người đau báng chết, dặn lời lại mổ bụng lấy cái báng thì thấy có một cục như đá, có năm màu sắc, đẽo làm cán dao, sau đem thái vị Tam lăng thì cán dao hóa ra nước, mới biết nó chữa tích báng như thần, Bồng nga truật phá huyết ở trong khí, Tam lăng phá khí ở trong huyết, chủ trị hơi giống nhau, khí và huyết có chút phân biệt. Đông Viên dùng hai vị này đều lấy Nhân sâm để giúp đỡ cho nên thành công, mà không có cái hại thiên lệch, nếu chuyên dùng nó để công phạt thì vỵ khí càng hư, không vận hành được, trái lại tích báng càng to thêm. *** 118. BỒNG NGA TRUẬT Lại có tên là Nga truật, Nghệ tím. Khí vị: Vị đắng, cay, khí ôn, không độc, vào phần khí của kinh Túc Quyết âm, là âm ở trong dương, tính giáng xuống. Chủ dụng: Công phạt dữ tợn, thật là thuốc để tiêu mòn báng tích, ngăn đau bụng, thông kinh nguyệt, tiêu huyết ứ, phá tích tụ và báng, là huyết dược ở trong khí. Có người nói: Tiêu thủy thũng, trị trúng ác, quỷ khí truyền thi, hoắc loạn mửa ra nước chua, khai vị tiêu hóa thức ăn. Cấm kỵ: Phàm những chứng thuộc hư mà dùng nó thì tích chưa tiêu mà nguyên khí đã tiêu ngầm, cho nên chứng hư thì kiêng dùng nó. Cách chế: Muốn cho vào phần khí trước thì hỏa chế, muốn cho vào phần huyết trước thì sao với giấm, được giấm rượu thì tốt. Nhận xét: Bồng nga truật cảm khí của cuối hè đầu thu, được mùi vị của hành hỏa và kim, cho nên đau về khí huyết ngưng trệ dùng nó đều khỏi, là thuốc tiêu hóa tích trệ mạnh, những người thuộc hư mà uống nó thì tích chưa hết mà nguyên khí ngày càng suy, dùng kèm với Sâm Truật mới không tổn hại, chỉ có người nguyên khí mạnh khỏe, có bệnh thì bệnh phải chịu lấy. *** 119. CẢO BẢN Khí vị: Vị cay, đắng, khí ấm, không độc, vào kinh Túc Thái dương, tính thăng lên, thuộc loại dương dược. Ghét Lư nhự. Sợ Thanh tương tử. Chủ dụng: Khí lực hùng mạnh, thông dùng cho chứng phong ôn, khỏi nhức trên đỉnh đầu, tán hàn tà ở kinh Thái dương, lại đi xuống được để trừ thấp cho nên trị chứng hà sán sưng âm hộ của phụ nữ. Lại nói: Trị chứng phong xù, bị thương vì đâm chém, hết thảy các chứng phong đờm ở đầu mặt, bì phu, cùng chứng đỏ mũi do độc rượu (tửu tra), thanh được tà khí, chữa trong âm hộ bị hàn lạnh sưng đau. Cấm kỵ: Phàm chứng nhức đầu do nhiệt ở trong và bệnh ôn thử mùa Xuân, mùa Hạ thì không nên dùng. Nhận xét: Cảo bản cảm khí dương của trời, được vị cay của đất, cho nên khí ấm mà đắng, đắng theo hỏa hóa cho nên khí nó hùng, trị được bệnh ở bộ phận rất cao, nó là thuốc cốt yếu trị bệnh nhức trên đỉnh đầu. *** 120. MẠN KINH TỬ (Hột quan âm) Khí vị: Vị đắng, cay, hơi ôn, không độc. Khí vị thanh bạc tính nổi mà đưa lên, thuộc loại dương dược, Lại có thuyết nói: âm ở trong dương, thuốc của kinh Thái dương, lại vào kinh Túc Quyết âm, vào cả kinh Túc Dương minh. Ghét Ô đầu, Thạch cao. Chủ dụng: Chữa gân xương hàn nhiệt thấp tê co quắp, chữa chứng nhức đầu thuộc kinh Thái dương, chảy nước mắt, mắt mờ lợi khớp xương, chữa trong óc nghe có tiếng ù ù, thông chín khiếu, trừ trúng độc, tan phong thấp, sáng mắt, răng long thì vững lại. Cấm kỵ: Vỵ hư thì cấm uống không thì có cái hại là sinh ra đờm, chứng nhức đầu vì huyết hư dùng nó bệnh càng thêm nặng. Nhận xét: Mạn kinh tử bẩm thọ dương khí để sinh, hóa theo hành Kim mà thành ra, mùi vị đắng cay ôn tán, cho nên nó chủ chữa tà khí phong hàn thấp nhiệt, và bệnh của 3 kinh Túc Thái âm, Túc Quyết âm và Túc Dương minh. *** 120. THẠCH XƯƠNG BỒ Khí vị: Vị đắng, cay, rất ôn, không độc. Ghét Ma hoàng, kỵ Di đường, thịt Dê, đồ dùng bằng sắt. Tần giao làm sứ. Chủ dụng: Tay chân thấp tê làm cho co duỗi được, bôi dán ung thư phát bối, tiêu được thũng độc, hạ khí trừ buồn phiền, diệt cổ độc, khỏi nhọt lở, tiêu màng mắt, trừ phong ở đầu, khai tâm phế, phát thanh âm, thông khiếu thêm trí khôn, chữa tai ù tai điếc, són đái đi tiểu luôn, nhức đầu muốn chạy thì mau kiến hiệu, thai động muốn sinh thì yên được. Quỷ khí truyền nhiễm chết cứng thì giã tươi vắt lấy nước cho uống khỏi ngay, chứng tích nhiệt của ôn ngược không giải thì nấu nước xương bồ cho đặc mà tắm gội, dùng độc vị nấu với rượu chữa huyết hải hư hỏng và hậu sản ra huyết mãi không thôi, tán bột rắc vào giường nằm thì chữa mọi độc khắp mình. Những mụn lở không ngứa phát đau đều do khởi phát dương khí ra, cho nên ngoài thì đầy đặn cả trăm đốt xương, vị cay thì đạt được ra bốn bên, chạy tới các khiếu làm tan kết, cho thông lợi, là thuốc chủ yếu của hai kinh tâm và tỳ. Lại nói: Bổ 5 tạng, uống lâu tăng tuổi thọ và nâng cao chí khí. Cấm kỵ: Vị này rất cay thơm, tuổi trẻ mà tâm khiếu bị vít lấp thì nên dùng, nếu tâm hư thần háo thì cấm. Cách chế: Sinh ở khe đá, dài 1 tấc có tới chín mắt, rễ không lộ ra là tốt, tháng 5 và tháng chạp âm lịch, lấy về phơi râm, nhặt bỏ lông dùng. Nhận xét: Mùi thơm lợi cho các khiếu, có thể làm tá cho những loại thuốc như Địa hoàng, Mạch đông, Thiên đông thì có khả năng điều hòa khí huyết, nhưng nếu dùng nhiều, dùng độc vị thì có hại cho khí huyết về sau. *** 122. Ô MAI Khí vị: Vị rất chua, vào kinh Thủ Thái âm, tính thăng lên được, giáng xuống được, là âm dược. Kỵ hành sống. Chủ dụng: Thu liễm phế khí, sinh tân dịch, chữa ho, giải khát trừ phiền, chặt ruột cầm ỉa, chữa chứng thương hàn ôn ngược, kiết lỵ, hưu tức lỵ mạn tính, đại tiện ra huyết, yên được chứng kinh lãi khỏi đau, trừ nốt ruồi đen mà ăn mòn thịt thối. Lại nói: ngăn chứng thổ vì rượu, tiêu chất ăn cũ và độc của rượu. Cách chế: Tháng 5 âm lịch lấy quả mơ chín vàng, đem rơm nếp đốt thành tro hòa với nước vo gạo, cho mơ vào ngâm, rồi vớt ra xông lửa, khô là thành Ô mai. Nhận xét: Ô mai hoa nở mùa Đông đến mùa Hè thì thành quả, hoàn toàn được khí của hành Mộc cho nên mùi vị rất chua. Nội kinh bảo “Mộc khúc trực tác toan” là như vậy. Đởm là Giáp mộc, Can là Ất mộc, dưới lưỡi có 4 khiếu, hai cái thông với nước dịch của Đởm, cho nên ăn chua thì sinh ra tân dịch. Phụ: BẠCH MAI Ngâm nước muối phơi khô đựng vào trung chum kín là Bạch mai, giã đắp vào sưng đau, trị chứng sưng vú đàn bà rất hay, chứng đờm quyết ngã lăn, hàm răng cắn chặt, dùng Bạch mai xát vào hàm răng thì miệng há ra ngay. Lá nó nấu nước uống cũng trừ được chứng kiết kỵ đã lâu ngày. *** 123. UẤT KIM Khí vị: Vị đắng, cay, khí hàn, không độc, khí và vị đều bạc, là âm dược, tính giáng xuống, vào ba kinh Thủ Thiếu âm, Túc Quyết âm và Túc Dương minh. Chủ dụng: Mát tâm mà hạ khí xuống, tiêu nhọt độc để sinh da non, ngăn tiểu tiện ra huyết, trừ lậu đái ra huyết, khu trục huyết sinh ra đau, phá ác huyết, ứ tích, chữa huyết đi ngược lên sinh thổ huyết, tan được huyết tích,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_duoc_pham_vang_yeu.doc
Tài liệu liên quan