C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Phần 1: Câu hỏi điền khuyết:
1.Tuyến yên là một tuyến nội tiết (A) đối với cơ thể. Nó có liên hệ mật thiết với (B)và
nhiều tuyến nội tiết khác.
2. Tuyến yên nằm trong (A), nặng khoảng (B).
3. Oxytocin của thuỳ sau tuyến yên có tác dụng: làm tăng (A) và làm tăng (B), sử dụng
trong sản khoa.
4. ADH của thuỳ sau tuyến yên làm tăng quá trình (A) ở (B).
5. Tuyến giáp là tuyến nội tiết (A) cơ thể, nằm trước (B), dưới sụn giáp.
6. Tuyến giáp sử dụng (A) để tiết ra (B).
7. Nội tiết tố tuyến giáp làm cho sụn (A), làm cho cơ (B).
8. U tuyến cận giáp làm tăng calci máu dễ dẫn đến (A), (B).
2. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng / sai:
9. Giảm năng giáp gây chuyển hoá cơ bản giảm, hạ thân nhiệt.
10. Tuyến tuỵ chỉ quan trọng ở chức năng nội tiết.
11. Nội tiết tố cận giáp có vai trò tăng cường hoạt động của tạo cốt bào.
12. Giảm năng giáp làm chuyển hoá cơ bản tăng và tăng thân nhiệt.
13. Tuỷ thượng thận ở trong và là phần quan trọng nhất của sự sống.
14. Ưu năng cận giáp dễ bị sỏi tiết niệu.
15. Tuyến cận giáp ít cần cho sự sống, thiếu nó động vật vẫn sống được.
16. Parahormon làm tăng cường hoạt động của tạo cốt bào do huy động calci vào máu.
17. Parahormon làm tăng nồng độ calci máu dẫn đến làm tăng tính hưng phấn của cơ và
thần kinh.
18. Ưu năng tuyến cận giáp dễ gây gãy xương bệnh lý.
19. Giảm năng giáp gây tinh thần chậm chạp, đần độn.
20. Tăng năng giáp gây da lanh, mạch chậm.
58 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Giải phẫu sinh lý hệ sinh dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xycorticosterol, làm
tăng tái hấp thu natri ở ống thận nên tích nước lại trong cơ thể và bài xuất kali.
- Androgen: làm phát triển giới tính phụ của nam như mọc râu, tiếng nói trầm, phát triển
lông...
4.3. Rối loạn chức năng
- Tăng năng vỏ thượng thận: gây bệnh nam tính hoá: xảy ra ở những thiếu nữ vừa đến
tuổi dậy thì: mất kinh, lông nhiều, tiếng nói trầm, ưa thích phụ nữ...
- Giảm năng vỏ thượng thận: gây bệnh Addison: da màu đồng đen, mệt mỏi, huyết áp
thấp, nôn mửa, gầy yếu, sinh dục bất lực, chuyển hoá cơ thể giảm...
- Tăng năng tuỷ thượng thận: gây ra những cơn tăng huyết áp dữ dội, chuột rút ở đầu
ngón tay, chân, đau bụng, nhức đầu, da tái nhợt, lạnh, ... mỗi cơn có thể kéo dài 5-15 phút
dễ đưa đến tử vong.
5. Tuyến tuỵ xem trang 9.
6. Tuyến sinh dục xem trang 48 và 51.
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Phần 1: Câu hỏi điền khuyết:
1.Tuyến yên là một tuyến nội tiết (A) đối với cơ thể. Nó có liên hệ mật thiết với (B)và
nhiều tuyến nội tiết khác.
2. Tuyến yên nằm trong (A), nặng khoảng (B).
3. Oxytocin của thuỳ sau tuyến yên có tác dụng: làm tăng (A) và làm tăng (B), sử dụng
trong sản khoa.
4. ADH của thuỳ sau tuyến yên làm tăng quá trình (A) ở (B).
5. Tuyến giáp là tuyến nội tiết (A) cơ thể, nằm trước (B), dưới sụn giáp.
6. Tuyến giáp sử dụng (A) để tiết ra (B).
7. Nội tiết tố tuyến giáp làm cho sụn (A), làm cho cơ (B).
8. U tuyến cận giáp làm tăng calci máu dễ dẫn đến (A), (B).
2. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng / sai:
9. Giảm năng giáp gây chuyển hoá cơ bản giảm, hạ thân nhiệt.
10. Tuyến tuỵ chỉ quan trọng ở chức năng nội tiết.
11. Nội tiết tố cận giáp có vai trò tăng cường hoạt động của tạo cốt bào.
12. Giảm năng giáp làm chuyển hoá cơ bản tăng và tăng thân nhiệt.
13. Tuỷ thượng thận ở trong và là phần quan trọng nhất của sự sống.
14. Ưu năng cận giáp dễ bị sỏi tiết niệu.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
67
15. Tuyến cận giáp ít cần cho sự sống, thiếu nó động vật vẫn sống được.
16. Parahormon làm tăng cường hoạt động của tạo cốt bào do huy động calci vào máu.
17. Parahormon làm tăng nồng độ calci máu dẫn đến làm tăng tính hưng phấn của cơ và
thần kinh.
18. Ưu năng tuyến cận giáp dễ gây gãy xương bệnh lý.
19. Giảm năng giáp gây tinh thần chậm chạp, đần độn.
20. Tăng năng giáp gây da lanh, mạch chậm.
3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất:
21. Nội tiết tố tuyến giáp không có tác dụng nào sau đây:
A.Tăng nhiệt B.Tăng dự trữ lipid
C.Tăng sức đề kháng D.Phát triển tinh thần
22. Nội tiết tố tuyến giáp không có tác dụng nào sau đây:
A.Tăng tiêu hoá glucid B.Tăng đồng hoá protid
C.Tăng sự đốt cháy thức ăn D.Tất cả đều đúng
23. Giảm năng giáp không gây ra biểu hiện nào dưới đây:
A. Phù niêm B.Đần độn
C. Huyết áp tăng D. Da khô
24. U tuyến cận giáp không gây triệu chứng nào:
A. Xương mất chất vôi B. Xương hở to và méo mó
C. Xơ cứng động mạch D. Co giật các cơ từng cơn
25. Tăng năng tuỷ thượng thận gây:
A. Mệt mỏi B. Huyết áp thấp
C. Nôn mửa D.Cơn tăng huyết áp dữ dội
26. Nội tiết tố của tuyến giáp là:
A. Thyroxin B. Oxytoxin
C. Adrenalin D. Corticoides
27. Nội tiết tố của vỏ thượng thận là:
A. Thyroxin B. Oxytoxin
C. Adrenalin D. Corticoides
28. Nội tiết tố của tuỷ thượng thận là:
A. Thyroxin B. Oxytoxin
C. Adrenalin D. Corticoides
29. Hormon có tác dụng chống lợi niệu là:
A. Corticoides B. ADH
C. Androgen D. Noradrenalin
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
68
30. Hormon làm phát triển giới tính phụ của nam là:
A. Corticoides B. ADH
C. Androgen D. Noradrenalin
31. Hormon tuỷ thượng thận là:
A. Corticoides B. ADH
C. Androgen D. Noradrenalin
32. Ưu năng tuyến cận giáp sẽ có biểu hiện:
A.Mất trương lực cơ B.Đáp ứng chậm
C.Người mệt mỏi D.Tất cả đều đúng
33. Các hormon chuyển hoá đường của tuyến thượng thận không có tác dụng nào:
A.Tăng tiết dịch vị
B.Tăng tái hấp thu natri
C.Tăng sức chống đỡ với quá trình viêm
D.Tăng sức chống đỡ với quá trình dị ứng.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
69
Bài 8
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ NỘI TIẾT
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
1.1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của một số bệnh nội
tiết thường gặp.
1.2. Trình bày được các thuốc điều trị những bệnh này.
2. Kỹ năng:
Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các tác dụng
phụ của thuốc.
3. Thái độ:
3.1. Học tập nghiêm túc, giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học.
3.2. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài.
3.3. Thái độ hoà nhã, nhiệt tình, tận tuỵ, cảm thông với người bệnh.
B. NỘI DUNG
1. Bệnh đái tháo đường
1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển hoá với đặc trưng tăng glucose huyết.
Glucose huyết gia tăng do sự tiết insulin bị thiếu hụt hoặc do insulin tác dụng kém, hoặc do
cả hai. Tăng đường huyết mãn tính trong đái tháo đường dẫn đến những thương tổn, rối
loạn chức năng và suy yếu nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch
máu.
1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.2.1. Lâm sàng
- Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.
- Sụt cân nhanh: 5-10kg trong vài tháng.
- Người bệnh luôn luôn có cảm giác đói.
1.2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: đường máu tăng.
- Xét nghiệm nước tiểu: có đường trong nước tiểu.
1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
- Glucose máu lúc đói > 7 mmol/l và phải thực hiện ít nhất 2 lần liên tiếp.
- Glucose máu bất kỳ > 11 mmol/l, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
70
1.4. Phân biệt 2 typ đái tháo đường cổ điển
Typ 1 Typ 2
Tỷ lệ 10-20 % 80-90 %
Tuổi khởi phát < 40 tuổi ≥ 40 tuổi
Trọng lượng ban đầu Không béo phì Thường béo phì
Khởi bệnh Rầm rộ Kín đáo
Uống nhiều Rõ Ít rõ
Ăn nhiều và sụt cân Có Không
Tiết insulin Giảm nhiều Bình thường hoặc giảm ít
Phụ thuộc insulin Có Không
Biến chứng Nhiều và sớm Ít, chậm
1.5. Biến chứng
- Hôn mê: do hạ đường huyết, toan ceton, mất nước.
- Mắt: đục thuỷ tinh thể, viêm thần kinh thị, glaucome, rối loạn chiết quang nên bệnh
nhân nhìn lúc tỏ lúc mờ.
- Thận: bệnh thận đái tháo đường, là nguyên nhân dẫn đến suy thận
- Thần kinh: viêm đa dây thần kinh ngoại biên, bệnh lý thần kinh tự động...
- Mạch máu: tăng lipid máu, tăng huyết áp, tắc mạch chi dưới, mạch thận, tắc mạch
não...
- Nhiễm trùng: da, phổi, tiết niệu...
1.6. Điều trị
1.6.1. Thuốc
- Insulin: có nhiều loại: nhanh (Lispro, Regular), trung gian (NPH, Lente), chậm (PZI,
Ultralente HM, Glargine), tiêm dưới da.
- Thuốc uống: Siofor , Stagide
Predian, Diabenese, Daonil, Amaryl
1.6.2. Chế độ ăn uống:
- Năng lượng 50-55% glucid, 30-35% lipid, 15% protid.
- Glucid: nên dùng đường đa: tinh bột, bánh mì; tránh các đường đơn như mật, kẹo
chocolat, sữa chua, bánh ngọt, trái cây... vì hấp thu nhanh, làm tăng tiết insulin.
- Lipid: nên dùng dầu thực vật, các loại cá.
- Ăn nhiều rau, thức ăn sợi xơ để chậm hấp thu.
- Nên chia 5-6 bữa ăn trong ngày.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
71
2. Bướu giáp đơn
2.1. Đại cương
- Bướu giáp đơn là sự phì đại tổ chức tuyến giáp có tính chất lành tính.
- Thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
* Nguyên nhân:
- Thiếu iod, gặp ở vùng núi, do thiếu hụt iod trong thức ăn, nước uống.
- Rối loạn kích thích tố nữ: xảy ra ở trẻ em gái dậy thì, phụ nữ có thai, mãn kinh.
- Do chất kháng giáp: bắp cải trắng, sắn, thuốc kháng giáp tổng hợp...
- Bệnh làm mất iod: đi chảy kéo dài, thận hư.
- Dùng iod quá nhiều gây ức chế gắn iod do hiệu quả Wolff Chaikoff.
* Bệnh sinh: do thiếu iod, nồng độ iod trong máu giảm và trong tuyến giáp sẽ giảm,
tuyến giáp phì đại để bù trừ, do đó tuyến giáp không bị suy hay giảm chức năng.
2.2. Triệu chứng
2.2.1. Lâm sàng
- Có thể không có triệu chứng gì, người bệnh chỉ thấy vòng cổ to ra, ảnh hưởng đến
thẩm mỹ.
- Đối với bướu giáp dịch tễ thì ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, nhất là ở trẻ em:
chậm phát triển trí tuệ, giảm trí thông minh, đần độn.
- Bướu quá lớn có thể chèn ép thực quản gây khó nuốt, chèn khí quản gây khó thở, chèn
dây thần kinh quặt ngược gây nói khàn.
- Nghe bướu không có tiếng thổi tại bướu.
2.2.2. Cận lâm sàng
- Định lượng FT3 , FT4, TSH: bình thường
- Độ tập trung I131 bình thường.
- Đo iod niệu để đánh giá sự thiếu hụt iod.
- Siêu âm tuyến giáp: để biết cấu trúc, kích thước và thể tích tuyến giáp.
2.3. Biến chứng
- Biến chứng cơ học: do tuyến giáp quá lớn gây chèn ép.
- Nhiễm khuẩn: gây viêm tuyến giáp cấp.
- Cường giáp.
- Thoái hoá ác tính: ung thư hoá.
- Bướu cổ do thiếu iod ở người mẹ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự chậm phát
triển về tinh thần và thể chất của thai nhi.
2.4. Điều trị
- Điều trị theo nguyên nhân.
- Thiếu iod thì cung cấp iod, dưới dạng: IK, Lugol, Lipiodol
- Không do thiếu iod: sử dụng hormon giáp (Levothyroxine)
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
72
2.5. Dự phòng
Bổ sung iod vào thức ăn dưới dạng:
- muối iod.
- dầu iod: uống hoặc tiêm bắp.
- nước pha iod.
3. Bệnh Basedow
3.1. Đại cương
* Basedow là một bệnh lý nhiễm độc giáp kèm cường giáp, thường gặp trên lâm sàng
với các biểu hiện chính: nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan toả, lồi mắt và tổn thương ở
ngoại biên.
* Bệnh được xem là bệnh tự miễn, nguyên nhân chưa rõ, có bản chất di truyền với
15% người bệnh có người thân mắc bệnh tương tự.
* Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất 20-40, ưu thế phụ nữ.
3.2. Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện tại tuyến giáp và ngoài tuyến giáp:
3.2.1. Tại tuyến giáp
- Bướu giáp: bướu lớn, thường lan toả, tương đối đều, mềm, đàn hồi hoặc hơi cứng, nghe
có thể có tiếng thổi tại bướu. Nếu bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận.
- Hội chứng nhiễm độc giáp:
+ Tim mạch: hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, khó thở khi gắng sức lẫn khi nghỉ
ngơi.
+ Thần kinh cơ: run tay, yếu cơ, teo cơ. Người bệnh thường mệt mỏi, dễ kích thích, thay
đổi tính tình, dễ cảm xúc, nói nhiều, bất an, không tập trung tư tưởng, mất ngủ.
+ Rối loạn vận mạch ngoại vi, mặt khi đỏ khi tái, tăng tiết nhiều mồ hôi, lòng bàn tay,
chân ẩm.
+ Dấu tăng chuyển hoá: tăng thân nhiệt, luôn có cảm giác nóng, tắm nhiều lần trong
ngày, gầy nhanh, uống nhiều nước, khó chịu nóng.
+ Tiêu hoá: ăn nhiều nhưng vẫn gầy, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, vàng da.
+ Sinh dục: giảm tình dục, rối loạn kinh nguỵêt, vô sinh, liệt dương, chứng vú to nam
giới.
+ Da và cơ quan phụ thuộc: ngứa, có biểu hiện rối loạn sắc tố da, tóc khô, mất tính mềm
mại, dễ rụng, móng tay chân giòn, dễ gãy.
3.2.2.Biểu hiện ngoài tuyến giáp
- Thương tổn mắt: có dấu co kéo mi trên, có cảm giác dị vật trong mắt, sợ ánh sáng, chảy
nước mắt, phù mi mắt...
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
73
- Phù niêm: thường thấy trước cẳng chân, dưới đầu gối, có tính chất đối xứng. Da vùng
thương tổn bóng, thâm nhiễm cứng, lông mọc thưa.
- To đầu chi: đầu ngón tay, ngón chân biến dạng hình dùi trống.
3.3. Cận lâm sàng
- T3, T4, FT3, FT4: đều tăng
- TSH giảm
- Độ tập trung I131 tại tuyến giáp sau 24h tăng cao hơn bình thường.
- Siêu âm: tuyến giáp phì đại, eo tuyến dày, cấu trúc đồng nhất.
3.4. Điều trị
3.4.1. Thuốc kháng giáp
- Carbimazol (neomercazol) 5mg, Methimazol 5mg
- PTU 50mg, MTU 25mg
Thời gian điều trị từ 6 tháng đến 2 năm.
* Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá, phát ban, nổi mề đay, sốt, đau khớp, giảm bạch cầu.
3.4.2. Các phương tiện khác
- Iod vô cơ: giảm phóng thích hormon giáp vào máu.
- Lithium
- Ức chế β
- An thần.
- Phẫu thuật
- Iod phóng xạ.
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Phần 1: Câu hỏi điền khuyết:
1. Bướu giáp đơn là (A) tổ chức tuyến giáp có (B).
2. Bướu quá lớn có thể chèn ép (A), chèn (B), chèn dây thần kinh quặt ngược gây nói
khàn.
3. Bướu giáp đơn thường gặp ở vùng núi, do thiếu hụt (A) trong (B).
4. Điều trị bướu cổ đơn thuần nếu do thiếu iod thì (A), không do thiếu iod thì dùng (B).
5. Bướu cổ do thiếu iod ở người mẹ mang thai có thể ảnh hưởng đến (A) và (B) của thai
nhi.
6. Bướu cổ đơn thuần có thể được phát hiện tình cờ khi (A) hoặc do người thân, bạn bè
phát hiện ra, khi (B) vì một bệnh lý khác.
7. Hãy nêu tên một số loại thuốc kháng giáp:A. B. C. PTU, MTU
8. Basedow là bệnh thường gặp ở lứa tuổi (A), ưu thế (B)
9. Basedow là một bệnh lý (A) kèm (B).
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
74
10. Basedow được xem là bệnh (A), nguyên nhân chưa rõ, có bản chất (B) với 15% người
bệnh có người thân mắc bệnh tương tự.
11. Đái tháo đường là một nhóm (A) với đặc trưng tăng (B)
12. Glucose huyết gia tăng do sự tiết insulin (A) hoặc do insulin (B), hoặc do cả hai.
13. Tăng đường huyết mãn tính trong đái tháo đường dẫn đến những (A), (B) và suy yếu
nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
14. Để duy trì cuộc sống bình thường, khoẻ mạnh người bệnh đái tháo đường cần phối hợp
(A), (B) và thuốc để giữ ổn định mức đường máu.
15. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường là Glucose máu lúc đói (A) và phải thực hiện (B)
16. Bệnh đái tháo đường làm giảm tuổi thọ, giảm (A), gây (B) dẫn đến tử vong hoặc tàn
tật.
17. Việc phát hiện sớm đái tháo đường để (A) là (B).
18. Nguyên tắc điều trị đái tháo đường phải dựa vào (A) để chọn (B) thích hợp.
19. Nguyên tắc điều trị đái đường là khởi đầu dùng (A), tăng dần liều cho tới khi đạt được
(B).
2. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng / sai:
20. Bướu giáp đơn còn gọi là bướu không độc.
21. Bướu giáp đơn hay gặp ở nữ, sự xuất hiện bướu giáp chịu ảnh hưởng của các giai đoạn
thay đổi sinh lý.
22. Bướu giáp đơn phải theo dõi bệnh trên 2 năm mới có thể kết luận về kết quả.
23. Bướu giáp đơn có thể không có triệu chứng gì.
24. Đôi khi bướu cổ gây cảm giác nghẹt cổ, hồi hộp, đánh trống ngực.
25. Bướu giáp đơn có khả năng dẫn đến ung thư hoá.
26. Dùng iod quá nhiều cũng gây bướu cổ do thừa iod.
27. Trong quá trình phát triển bình thường của cơ thể, vào độ tuổi dậy thì và lúc mang thai
thì nhu cầu cơ thể tăng lên và làm cho tuyến giáp to ra, gây bướu cổ.
28. Bướu giáp đơn nếu được điều trị kịp thời thường cho kết quả tốt.
29. Bướu giáp đơn: tuyến giáp thường mềm, nhưng cũng có thể cứng, di động khi nuốt.
30. Bướu giáp trong bệnh Basedow thường lớn, lan toả, , mềm, đàn hồi hoặc hơi cứng.
31. Nếu bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận.
32. Người bệnh Basedow luôn có cảm giác nóng, uống nhiều nước, khó chịu nóng.
33. Basedow có thể dẫn đến lồi mắt ác tính.
34. Suy tim là một biến chứng nặng của bệnh Basedow.
35. Người bệnh Basedow thường dễ kích thích, thay đổi tính tình, dễ cảm xúc, nói nhiều,
bất an, mất ngủ.
36. Suy tim là một biến chứng hiếm gặp của bệnh Basedow.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
75
37. Người bệnh đái tháo đường luôn bị đe doạ bởi những biến chứng khó tránh trong cuộc
sống hằng ngày.
38. Người bệnh đái tháo đường rất dễ bị nhiễm khuẩn.
39. Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều rau, thức ăn sợi xơ để chậm hấp thu.
40. Người bệnh đái tháo đường nên tránh những loại thức ăn xào, nướng, quay.
41. Đái tháo đường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
42. Mọi tầng lớp xã hội đều có thể mắc bệnh đái tháo đường.
43. Phần lớn người béo phì, biểu hiện lâm sàng tiểu đường rất rõ ràng.
44. Điều trị người bệnh tiểu đường typ II nếu sụt cân là điều trị có kết quả.
45. Đái tháo đường týp 2 sự tiết Insulin bình thường hoặc giảm ít.
46. Người bệnh đái tháo đường týp 1 thường béo phì.
47. Sau điều trị nếu duy trì cân nặng trên người bệnh đái tháo đường týp 1 là tốt.
48. Liều lượng thuốc điều trị đái đường tuỳ thuộc vào từng cá thể, không có một phác đồ
chung cho mọi bệnh nhân. .
3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất:
49. Bướu giáp đơn gặp nhiều nhất ở lứa tuổi:
A.Dậy thì B.Mãn kinh
C.Có thai D.Tất cả đều đúng
50. Loại thuốc điều trị bướu cổ không do thiếu iod là:
A.Lugol B.Lipiodol
C.L-Thyroxin D.IK
51. Ăn hoặc uống những chất nào sau đây có thể gây bướu cổ:
A.Bắp cải trắng B.Cyanogenic glycosid
C.Sắn D. Tất cả đều đúng
52. Mắt của người bệnh Basedow có biểu hiện:
A.Không có gì thay đổi B.Lồi
C.Lõm, hốc hác D.Tất cả đều sai
53. Tuyến giáp trong bệnh Basedow không có dấu hiệu nào:
A.Bướu lớn B.Mềm, đàn hồi
C.Rất cứng, chắc D.Nghe có tiếng thổi
54. Thương tổn mắt trong bệnh Basedow:
A.Cảm giác dị vật trong mắt B.Sợ ánh sáng
C.Chảy nước mắt D.Tất cả đều đúng
55. Da và cơ quan phụ thuộc trong bệnh Basedow không có dấu hiệu nào:
A.Ngứa B.Rối loạn sắc tố da
C.Da khô D.Tất cả đều đúng
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
76
56. Thân nhiệt của người bệnh Basedow thường là:
A.Rất cao B.Tăng thân nhiệt
C.Giảm thân nhiệt D.370C
57. Thời gian điều trị từ thuốc kháng giáp là:
A.6 tháng B.1 năm
C.6 tháng đến 2 năm D.Trên 2 năm
58. Chỉ định điều trị Iod phóng xạ trong bệnh Basedow khi:
A.Suy tim B.Người lớn tuổi
C.Hết tuổi sinh đẻ D. Điều trị nội khoa không kết quả
59. Chỉ định phẫu thuật trong bệnh Basedow khi:
A.Suy tim B.Người lớn tuổi
C.Hết tuổi sinh đẻ D. Điều trị nội khoa không kết quả
60. Người bệnh đái tháo đường nên ăn:
A.Nhiều rau B.Thịt, cá, trứng
C.Dầu thực vật D.Tất cả đều đúng
61. Người bệnh đái tháo đường nên:
A.Ăn thêm các bữa ăn phụ B.Chỉ ăn 3 bữa chính
C.Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ D.Tất cả đều đúng
62. Người bệnh đái tháo đường không nên ăn:
A.Đường đơn B.Những loại quả sấy khô
C.Sữa chua, bánh ngọt D.Tất cả đều đúng
63. Người bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng:
A.Da, răng B.Phổi (lao phổi)
C.Tiết niệu D.Tất cả đều đúng
64. Insulin được bảo quản ở nhiệt độ: (0C)
A.4-8 B.2-8
C.5-10 D. < 00C
65. Đường tiêm Insulin trong điều trị thông thường:
A.Tiêm bắp B.Tĩnh mạch
C.Dưới da D.Tất cả đều đúng.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
77
Bài 9
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ THẦN KINH
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
1.1. Trình bày tóm tắt hình thể ngoài, hình thể trong của hành não, cầu não, tiểu não, não
giữa, não trung gian, đại não và chức năng của chúng.
1.2. Mô tả hình thể ngoài, hình thể trong của tuỷ sống.
1.3. Trình bày tóm tắt chức năng của 12 đôi dây thần kinh sọ não.
1.4. Trình bày được cấu tạo tổng quát của hệ thần kinh thực vật.
1.5. Trình bày tóm tắt cấu tạo và chức năng của hệ giao cảm và phó giao cảm.
2. Kỹ năng:
2.1. Chỉ được cấu trúc của hành não, cầu não, tiểu não, não giữa, não trung gian, đại não
trên tranh vẽ.
2.2. Trình bày các đường dẫn truyền thần kinh qua hình vẽ tổng hợp và trên mô hình
tranh ảnh.
3. Thái độ:
3.1. Học tập nghiêm túc, giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học.
3.2. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài.
B. NỘI DUNG
1. Đại cương
1.1. Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
1.1.1. Tế bào thần kinh chính thức
Gồm có:
- Thân tế bào: gồm nhân và chất nguyên sinh. Thân tế bào thường tập trung ở các nhân
nằm trong chất xám của hệ thần kinh trung ương và các hạch thần kinh. Khi thân tế bào
thần kinh bị tổn thương thì không thể tái sinh được.
- Các nhánh: là phần kéo dài của nguyên sinh chất, gồm có:
+ Đuôi gai: họp thành chùm để dẫn luồng thần kinh tới thân tế bào.
+ Sợi trục: rất dài, dẫn luồng thần kinh từ thân tế bào đi ra. Nhiều sợi trục → bó thần
kinh, nhiều bó → dây thần kinh , nhiều dây thần kinh có myelin → chất trắng của hệ thần
kinh.
1.1.2. Tế bào thần kinh đệm
Tế bào TK đệm hợp thành mô chống đỡ và dinh dưỡng của hệ thần kinh.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
78
1.1.3. Khớp thần kinh
Các nhánh cuối cùng của sợi trục của tế bào thần kinh này tiếp xúc với đuôi gai của tế
bào thần kinh kia và xung động đi qua khớp thần kinh chỉ đi theo một chiều: sợi trục của tế
bào trước đến đuôi gai của tế bào sau chứ không đi theo chiều ngược lại.
2. Dây thần kinh
* Gồm nhiều bó sợi thần kinh.
* Tuỳ theo loại sợi chứa trong dây thần kinh và hướng dẫn truyền mà chia ra các loại:
- Dây thần kinh cảm giác – dây hướng tâm: dẫn truyền xung động thần kinh từ ngoại
biên vào trung ương.
- Dây thần kinh vận động – dây ly tâm: dẫn truyền xung động thần kinh từ trung ương
ra ngoại vi.
- Dây thần kinh hỗn hợp.
3. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương
Hệ thần kinh gồm có 2 hệ:
- Hệ thần kinh động vật: chi phối các hoạt động liên hệ với ngoại cảnh: ý thức, hoạt
động theo ý muốn...
- Hệ thần kinh thực vật: chi phối đời sống nội tạng, bao gồm 2 phần hoạt động trái
ngược nhau nhưng cân bằng với nhau.
4. Phản xạ
4.1. Phản xạ: là sự đáp ứng của cơ thể đối với các kích thích tác động tới các cơ quan cảm
thụ, thông qua hệ thần kinh trung ương.
4.2. Cung phản xạ
- Là đường đi của luồng thần kinh từ nơi bị kích thích tới bộ phận đáp ứng
- Một cung phản xạ đơn giản nhất gồm 5 thành phần:
1. Bộ phận nhận cảm: tế bào thần kinh cảm giác tiếp nhận kích thích.
2. Dây cảm giác (hướng tâm): dẫn truyền hưng phấn về thần kinh trung ương.
3. Trung tâm phản xạ: nằm trong chất xám của não hay tuỷ sống, phân tích và tổng hợp
các kích thích.
4. Dây thần kinh vận động (ly tâm): dẫn truyền xung động thần kinh từ trung ương ra
tới bộ phận đáp ứng
5. Bộ phận đáp ứng: đáp ứng với kích thích.
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
79
2. Cấu tạo não và tuỷ sống
2.1. Cấu tạo não
2.1.1. Hành não
Hành não tiếp xúc với tuỷ sống ở dưới và với cầu não ở trên. Hành não là trung tâm
của tuần hoàn, hô hấp, nôn, nhai, nuốt...
2.1.1.1. Hình thể ngoài
* Hành não có hình chóp cụt, đầu nhỏ ở dưới hơi lồi ra trước, nằm ngang mức đốt sống
cổ C1, một nửa nằm trong hộp sọ, một phần nằm trong ống sống nên khi rút nước não tuỷ
quá nhanh có thể làm cho hành não tụt xuống và kẹt vào lỗ chẩm gây những biến loạn về
tuần hoàn, hô hấp và chết đột ngột. Đầu dưới hành não liên tiếp với tuỷ sống.
2.1.1.2. Hình thể trong
Có 2 chất:
- Chất xám: có các nhân xám của các dây thần kinh V, VIII, IX, X, XI, XII.
- Chất trắng: có các bó sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác và dẫn truyền vận động.
2.1.2. Cầu não
Cầu não nằm trên hành não, dưới trung não.
* Hình thể trong
- Chất xám: có các nhân xám của các dây thần kinh V, VI, VII, VIII.
- Chất trắng: là đường dẫn truyền thần kinh.
* Chức năng của hành não và cầu não
+ Chức năng dẫn truyền: hành não và cầu não là trạm dẫn truyền và là nơi đi qua của
nhiều đường dẫn truyền (cảm giác và vận động) từ tuỷ sống đi lên não và từ não đi xuống.
+ Chức năng trung tâm: hành não và cầu não có nhiều trung tâm, do có nhiều nhân
xám của các dây thần kinh sọ não quan trọng.
Trung tâm của nhiều phản xạ liên quan đến sự sống như:
- Trung tâm hô hấp.
- Trung tâm điều chỉnh hoạt động của tim.
- Trung tâm vận mạch.
- Trung tâm của một số phản xạ nuốt, nôn , ho.
- Trung tâm điều hoà chuyển hoá các chất.
Các trung tâm trên liên hệ với các cơ quan nội tạng qua các dây thần kinh sọ não và chịu
sự điều hoà của đại não.
Hành não và cầu não có nhiều trung tâm quan trọng như vậy, nên khi bị tổn thương sẽ
gây ra những rối loạn nghiêm trọng như tim ngừng đập, phổi ngừng thở...
Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm
80
2.1.3. Tiểu não
Tiểu não nằm sau hành não, cầu não, dưới 2 bán cầu đại não, là trung tâm điều hoà
những phản xạ và thăng bằng.
* Hình thể trong
Gồm 2 chất: - Chất trắng ở trong.
- Chất xám ở ngoài tạo thành vỏ tiểu não.
* Chức năng của tiểu não
+ Chức năng của tiểu não
- Điều hoà trương lực cơ: tiểu não làm tăng trương lực cơ.
- Điều hoà sự thăng bằng cơ thể: Khi tiểu não bị tổn thương, người bệnh sẽ không cảm
giác được vị trí của các phần cơ thể nên đi đứng không vững, nhắm mắt dễ bị ngã.
- Điều hoà các cử động tự ý: tiểu não có chức năng phối hợp các cử động theo ý muốn
để cho các cử động đúng tầm, đúng hướng và nhịp nhàng.
+ Hội chứng tiểu não: xuất hiện khi tiểu não bị tổn thương (u, chảy máu, chấn thương,
giang mai...) và có những biểu hiện bệnh lý sau:
- Rối loạn thăng bằng tư thế:
+ Đứng lảo đảo không vững, nhắm mắt dễ bị ngã.
+ Đi loạng choạng, chân dạng ra, tay vung lên, đầu và mình lắc lư dễ bị ngã.
- Rôí loạn các cử động tự ý:
+ Loạn nhịp: cử động quá chậm hoặc quá nhanh, vụng về và không nhịp nhàng.
+ Run khi cử động, đặc biệt khi cầm một vật. Nếu nặng, nói cũng run do đó nói khó,
cầm bút bị run nên chữ viết ngoằn ngoèo.
- Rối loạn trương lực cơ: trương lực cơ giảm nên rất mau mệt mỏi.
2.1.4. Não giữa
* Chức năng - dẫn truy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_he_sinh_duc.pdf