Khám phá khoa học về cơ thể người và thế giới tự nhiên xung quanh
Đây là nội dung rất quan trọng của giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo
nhằm cung cấp cho trẻ những biểu tượng, khái niệm về thế giới xung quanh,
phát triển năng lực nhận thức cho trẻ. Nội dung này bao gồm:
- Khám phá khoa học về các bộ phận của cơ thể người: Trẻ tìm hiểu,
khám phá về các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể, các chức năng của
chúng.
- Khám phá khoa học về đồ vật và chất liệu: Trẻ tìm hiểu đồ vật và chất
liệu về:
+ Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi và các
phương tiện giao thông quen thuộc, mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo
và cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
+ Sự giống nhau, khác nhau của các loại đồ dùng, đồ chơi, các phương
tiện giao thông, phân loại chúng dựa trên những dấu hiệu nổi bật.
+ Làm quen và tìm hiểu các đặc điểm nổi bật của các chất liệu: gỗ, nhựa,
kim loại, vải, ni lông.34
- Khám phá khoa học về thực vật và động vật: ở nội dung này cần tổ
chức cho trẻ tìm hiểu, khám phá về:
+ Đặc điểm, ích lợi, tác hại, điều kiện sống của một số cây, hoa, quả, con
vật gần gũi, môi trường sống của chúng.
+ Mối liên hệ đơn giản giữa cây cối, con vật với môi trường sống của
chúng, với con người và giữa chúng với nhau.
+ Làm quen với cách chăm sóc và bảo vệ cây cối, con vật gần gũi
+ Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của một số loại cây, hoa, quả,
con vật. Phân loại chúng theo những dấu hiệu nổi bật.
- Khám phá khoa học về các hiện tượng tự nhiên
+ Các hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, ảnh hưởng của thời
tiết đến đến sinh hoạt của con người.
+ Ngày và đêm, Mặt trời, Mặt trăng.
+ Nước: Các nguồn nước trong trong môi trường sống; ích lợi của nước
đối với đời sống của con người và cây cối, con vật; các trạng thái, đặc điểm,
tính chất của nước; nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước; giữ gìn, bảo vệ
nguồn nước.
+ Không khí, ánh sáng, đất, đá, cát, sỏi: Các nguồn ánh sáng, không khí
và sự cần thiết của nó đối với cuộc sống con người, cây cối và con vật.
Các nội dung trên đây được mở rộng và nâng cao dần phù hợp với đặc
điểm nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi
67 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Giáo dục học mầm non (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết lập mối quan hệ giữa các đồ vật, gọi tên các đồ
vật bằng lời nói nhằm phát triển cho trẻ năng lực phân biệt và khái quát ban
đầu, giúp trẻ nhận biết đồ vật dưới dạng tự nhiên, dạng đồ chơi, tranh mô tả...
trên cơ sở đó rèn cho trẻ kỹ năng nhìn thấy những dấu hiệu riêng biệt của đồ
vật.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ dưới 3 tuổi còn liên quan chặt chẽ với sự
phát triển tư duy trực quan hành động, sự chú ý và trí nhớ của trẻ. Vì vậy, bên
cạnh nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ, mở rộng khả năng định hướng xung quanh
cần chú ý phát triển tư duy, sự chú ý, trí nhớ của trẻ nhỏ.
* Phát triển tư duy trực quan – hành động
Trẻ dưới 3 tuổi khi quan sát đồ vật xung quanh và thao tác với đồ vật, đồ
chơi khác nhau, trẻ bắt đầu biết phân biệt và khái quát theo những dấu hiệu đặc
trưng, riêng biệt của đồ vật. Để phát triển năng lực phân biệt và khái quát đồ
vật của trẻ, người lớn cần cho trẻ được hoạt động nhiều với đồ vật, đặt ra
nhiệm vụ cụ thể, tập cho trẻ biết quan sát đồ vật, tìm ra những dấu hiệu giống
và khác nhau, biết biểu đạt bằng lời nói...
* Phát triển chú ý
Chú ý của trẻ dưới 3 tuổi là chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Tuy
nhiên, nhờ các biện pháp GD đặc biệt, những giờ chơi - tập chuyên biệt có thể
hình thành cho trẻ sự chú ý có chủ định. Do đó cần phải hướng dẫn trẻ chơi -
tập có mục đích, có định hướng cụ thể và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho trẻ
được tập trung chơi - tập với đồ vật, đồ chơi của mình.
Để phát triển chú ý có chủ định cho trẻ cần chú ý:
- Đảm bảo cung cấp nhiều loại đồ chơi cho trẻ, chú ý không để trẻ quấy
phá lẫn nhau khi chơi - tập.
32
- Cần giải thích và hướng dẫn cho trẻ cách thao tác với đồ vật, đồ chơi,
GD cho trẻ năng lực biết nghe, biết quan sát, chăm chú vào lời giải thích và sự
hướng dẫn của người lớn. Tập cho trẻ biết tập trung vào vận động của mình.
- Khêu gợi và duy trì hứng thú của trẻ với đồ vật, đồ chơi, chơi lâu với
đồ vật, đồ chơi của mình.
- Không làm đứt đoạn hoạt động của trẻ.
* Phát triển trí nhớ
- Đặc điểm trí nhớ của trẻ dưới 3 tuổi
+ 3 – 4 tháng trẻ đã nhận biết được các đồ vật quen thuộc
+ 5 – 6 tháng: phân biệt được mẹ với người lạ
+ 2 – 3 tuổi: trẻ đã mô phỏng được những hành động của người khác
- Sự phát triển trí nhớ của trẻ diễn ra trong hoạt động với đồ vật, trong
giao tiếp với người lớn. Tuy nhiên, trí nhớ của trẻ dưới 3 tuổi mang tính chất
không chủ định, vì thế không nên đặt ra cho trẻ nhiệm vụ ghi nhớ cái gì đó.
- Để phát triển trí nhớ cho trẻ, người lớn cần làm giàu biểu tượng về
cuộc sống xung quanh cho trẻ và dạy trẻ chú ý tiếp nhận biểu tượng xung
quanh, cho trẻ được trực tiếp thao tác với đồ vật nhiều lần, tạo điều kiện được
nhắc lại thường xuyên để trẻ dần dần ghi nhớ một số quan hệ của các đồ vật ấy
với xung quanh và những đồ vật ấy được khắc sâu trong trí nhớ của trẻ.
2.2.3.2. Nội dung GD trí tuệ cho trẻ Mẫu giáo
2.2.3.2.1. Giáo dục nhận cảm
Giáo dục nhận cảm là sự hướng dẫn sư phạm nhằm hoàn thiện và phát
triển quá trình nhận thức cảm tính: cảm giác, tri giác. Nhận thức thế giới của
trẻ thường bắt đầu từ cảm giác, tri giác.Trẻ mẫu giáo phản ánh thế giới phần
lớn bằng con đường nhận thức cảm tính, tư duy của trẻ thiên về trực quan-
hành động, tư duy trực quan – hình tượng. Cảm giác, tri giác càng phát triển
thì tri thức về thế giới xung quanh của trẻ tiếp thu được càng phong phú, đa
dạng và sâu sắc hơn, tư duy của trẻ do đó cũng phát triển hơn.
Như vậy, việc giáo dục nhận cảm cho trẻ là điều kiện quan trọng để hoạt
động nhận thức có kết quả.
- Giáo dục nhận cảm cho trẻ mẫu giáo có nhiệm vụ:
+ Rèn luyện những năng lực hoạt động nhận cảm cho trẻ
+ Hình thành hệ chuẩn cảm giác
+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng những hoạt động nhận cảm và chuẩn cảm
giác vào thực tiễn
- Để thực hiện các nhiệm vụ trên, nội dung cụ thể của giáo dục nhận cảm
cho trẻ mẫu giáo như sau:
+ Dạy trẻ phân biệt và nói tên các màu sắc, hình thành các biểu tượng về
sắc thái của chúng, phát triển năng lực cảm thụ màu sắc khi xem tranh.
+ Dạy trẻ phân biệt hình dạng, kích thước các vật và so sánh với các vật
khác.
+ Dạy trẻ lĩnh hội khái niệm về không gian: trước - sau, trên - dưới, xa -
gần, phải - trái...và sử dụng trong sinh hoạt.
33
+ Dạy trẻ định hướng về thời gian, hiểu tính liên tục và độ dài của thời
gian. Trẻ nắm được các khái niệm và biểu tượng về một số đại lượng của thời
gian: hôm qua, hôm nay, ngày mai, giờ, phút...
+ Phát triển sự nhạy cảm về âm thanh, kĩ năng lắng nghe và phân biệt
các âm thanh trong hoàn cảnh xung quanh, phát triển thính giác ngôn ngữ,
năng lực phân tích cấu trúc âm thanh của từ và thính giác âm nhạc (độ cao của
âm thanh, nhịp điệu...).
+ Phân biệt bằng cảm giác vật chất của các vật thể và diễn đạt bằng ngôn
ngữ: nhẵn nhụi, mềm mại, sần sùi, cứng, mềm, nặng nhẹ, lạnh ấm.
+ Phát triển các cảm giác vận động, khứu giác và vị giác
- Phương pháp giáo dục nhận cảm
Phương pháp cơ bản của giáo dục nhận cảm là tổ chức cho trẻ quan sát
các sự vật để xác định những tính chất của chúng. Quan sát là sự tri giác có
mục đích, có kế hoạch các sự vật, hiện tượng nhằm thu được những biểu tượng
ban đầu về chúng.
Cần dạy cho trẻ biết cách quan sát các đối tượng theo một trình tự nhất
định. Ví dụ: khi dạy vẽ hoặc thiết kế xây dựng có thể hướng dẫn trẻ quan sát
theo trình tự: tri giác chung toàn bộ sự vật, tách các bộ phận riêng biệt và xác
định tính chất của chúng (màu sắc, hình dạng, kích thước...), xác định quan hệ
không gian giữa các bộ phận (cao thấp, phải trái...), xác định vị trí của các phần
nhỏ hơn trong các bộ phận cơ bản, cuối cùng xem xét lại toàn bộ sự vật.
Ở mỗi loại hoạt động có những hướng dẫn khác nhau, ở mỗi lứa tuổi
cũng cần có phương pháp hướng dẫn khác nhau
Phương tiện chung của giáo dục nhận cảm là các loại hình hoạt động có
mục đích và có nội dung phong phú, hấp dẫn: tạo hình, xây dựng - lắp ghép,
âm nhạc, trò chơi, tìm hiểu môi trường xung quanh.v.v... Mỗi loại hình hoạt
động đều có những thế mạnh riêng trong việc giáo dục nhận cảm cho trẻ.
2.2.3.2.2. Khám phá khoa học về cơ thể người và thế giới tự nhiên xung quanh
Đây là nội dung rất quan trọng của giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo
nhằm cung cấp cho trẻ những biểu tượng, khái niệm về thế giới xung quanh,
phát triển năng lực nhận thức cho trẻ. Nội dung này bao gồm:
- Khám phá khoa học về các bộ phận của cơ thể người: Trẻ tìm hiểu,
khám phá về các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể, các chức năng của
chúng.
- Khám phá khoa học về đồ vật và chất liệu: Trẻ tìm hiểu đồ vật và chất
liệu về:
+ Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi và các
phương tiện giao thông quen thuộc, mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo
và cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
+ Sự giống nhau, khác nhau của các loại đồ dùng, đồ chơi, các phương
tiện giao thông, phân loại chúng dựa trên những dấu hiệu nổi bật.
+ Làm quen và tìm hiểu các đặc điểm nổi bật của các chất liệu: gỗ, nhựa,
kim loại, vải, ni lông...
34
- Khám phá khoa học về thực vật và động vật: ở nội dung này cần tổ
chức cho trẻ tìm hiểu, khám phá về:
+ Đặc điểm, ích lợi, tác hại, điều kiện sống của một số cây, hoa, quả, con
vật gần gũi, môi trường sống của chúng.
+ Mối liên hệ đơn giản giữa cây cối, con vật với môi trường sống của
chúng, với con người và giữa chúng với nhau.
+ Làm quen với cách chăm sóc và bảo vệ cây cối, con vật gần gũi
+ Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của một số loại cây, hoa, quả,
con vật. Phân loại chúng theo những dấu hiệu nổi bật.
- Khám phá khoa học về các hiện tượng tự nhiên
+ Các hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, ảnh hưởng của thời
tiết đến đến sinh hoạt của con người.
+ Ngày và đêm, Mặt trời, Mặt trăng.
+ Nước: Các nguồn nước trong trong môi trường sống; ích lợi của nước
đối với đời sống của con người và cây cối, con vật; các trạng thái, đặc điểm,
tính chất của nước; nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước; giữ gìn, bảo vệ
nguồn nước.
+ Không khí, ánh sáng, đất, đá, cát, sỏi: Các nguồn ánh sáng, không khí
và sự cần thiết của nó đối với cuộc sống con người, cây cối và con vật.
Các nội dung trên đây được mở rộng và nâng cao dần phù hợp với đặc
điểm nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi.
2.2.3.2.3. Dạy trẻ làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
Để phát triển nhận thức cho trẻ, ngoài việc giúp trẻ khám phá khoa học
về cơ thể người và thế giới tự nhiên xung quanh, cần giúp trẻ làm quen với một
số khái niệm sơ đẳng về toán. Nội dung này bao gồm:
- Làm quen với tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm:
+ Đối với trẻ mẫu giáo bé: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm
theo khả năng; nhận biết 1 và nhiều.
+ Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm
theo khả năng; nhận biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.
+ Đối với trẻ mẫu giáo lớn: Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng;
nhận biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10.
Ngoài ra, trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn cần phải nhận biết được ý
nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số
xe...).
- Xếp tương ứng:
+ Đối với trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ: Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi.
+ Đối với trẻ mẫu giáo lớn: Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên
quan.
- So sánh, phân loại và sắp xếp theo qui tắc:
+ Đối với trẻ mẫu giáo bé: Phân thành 2 nhóm theo 1-2 dấu hiệu; xếp xen
kẽ; so sánh 2 đối tượng về kích thước.
35
+ Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ: Phân thành nhiều nhóm theo 1-2 dấu hiệu; sắp
xếp 3 đối tượng theo trình tự nhất định; phát hiện qui tắc sắp xếp và tiếp tục
làm theo qui tắc đó.
+ Đối với trẻ mẫu giáo lớn: Phân thành các nhóm và tìm dấu hiệu chung
của các nhóm đối tượng; phát hiện qui tắc sắp xếp và tiếp tục làm theo qui tắc
đó, tìm chỗ không đúng theo qui tắc; sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất
định.
- Đo lường: Nội dung này chỉ dành cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn. Cụ thể:
+ Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ: đo độ dài bằng một đơn vị đo nào đó; đo thể
tích, dung tích bằng một đơn vị đo nào đó (bát, cốc...).
+ Đối với trẻ mẫu giáo lớn: đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác
nhau; đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo nào đó, so sánh và diễn đạt kết quả
đo; đo thể tích, dung tích các vật bằng một đơn vị đo nào đó, so sánh, diễn đạt
kết quả đo.
- Hình dạng:
+ Trẻ mẫu giáo bé: Nhận biết, gọi tên hình vuông, hình tròn, hình tam
giác, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế.
+ Trẻ mẫu giáo nhỡ: so sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình:
hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
+ Trẻ mẫu giáo lớn: Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ
nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế; phân biệt chúng với
nhau.
- Định hướng trong không gian, thời gian: (xem mục: nội dung giáo dục
nhận cảm).
2.2.3.2.4. Phát triển ngôn ngữ:
Phát triển ngôn ngữ là nội dung quan trọng của giáo dục trí tuệ. Ngôn
ngữ là “vỏ của tư duy”, là phương tiện để giao tiếp, để hiểu người khác, là
công cụ quan trọng để nhận thức thế giới xung quanh. Phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo bao gồm các nội dung cơ bản như nghe, nói và làm quen với việc
học đọc, học viết. Cụ thể:
- Nghe:
+ Nghe các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khác nhau.
+ Nghe hiểu nội dung lời nói, giao tiếp hàng ngày
+ Nghe hiểu nội dung truyện, bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ
phù hợp với độ tuổi.
- Nói:
+ Phát âm theo các âm chuẩn tiếng Việt
+ Dùng lời nói bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm của bản thân
+ Nói rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng đúng từ và câu trong giao tiếp.
+ Nói lễ phép, mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp
+ Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn
cảnh.
36
+ Kể lại truyện đã được nghe, rõ ràng, mạch lạc, kể chuyện theo tranh,
theo chủ đề, kể chuyện sáng tạo.
- Làm quen với việc học đọc, học viết
+ Tư thế ngồi ngay ngắn
+ Làm quen với sách, bút
+ Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ
sinh, lối ra, nguy hiểm ...)
+ Làm quen với chữ viết
+ Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau
+ Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt: hướng đọc, viết từ trái sang
phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, hướng viết của các nét chữ.
Các nội dung trên đây được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ, được mở rộng và nâng cao dần qua các độ tuổi: mẫu giáo bé,
nhỡ, lớn.
- Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
+ Tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tự do, thoải mái cho trẻ.
+ Chú ý lắng nghe trẻ nói, giúp đỡ, động viên, thu hút trẻ trò chuyện với
giáo viên, với các bạn và với những người khác.
+ Hướng dẫn trẻ làm quen với các tác phẩm văn học phù hợp với khả
năng nhận thức của trẻ.
+ Tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với lời nói trong trong các trò chơi,
bài hát, đóng kịch.
+ Tôn trọng, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ khi sử dụng câu, từ.
+ Quan sát, đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của từng trẻ có kế hoạch
phù hợp với khả năng của trẻ trong lớp.
+ Phát hiện sớm những trẻ có khó khăn về ngôn ngữ, từ đó có biện pháp
thích hợp để giúp đỡ trẻ.
2.2.4. Phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non
Trí tuệ của trẻ được phát triển thông qua việc người lớn tổ chức cho trẻ
tham gia vào các hoạt động đa dạng, phù hợp với trẻ. Nói cách khác, hoạt động
vừa là con đường, vừa là phương tiện để giáo dục trí tuệ cho trẻ. Vì vậy, việc
giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non được tiến hành và thực hiện thông qua các
phương tiện cơ bản sau:
2.2.4.1. Phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ
Ở lứa tuổi dưới 3 tuổi sử dụng các phương tiện chủ yếu sau để giáo dục
trí tuệ:
- Chơi – tập hay gọi là “tiết học – trò chơi’’ với đồ vật, đồ chơi có sự
hướng dẫn của người lớn: đây là phương tiện giữ vai trò quan trọng hàng đầu
trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Tri thức trẻ lĩnh hội được trên những giờ
chơi tập sẽ tiếp tục được củng cố trong các giờ chơi tự do với đồ vật, đồ chơi
- Chơi tự do với đồ vật, đồ chơi
- Hoạt động khác trong ngày dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn
37
- Ngôn ngữ cũng là phương tiện quan trọng để giáo dục trí tuệ cho trẻ
dưới 3 tuổi
2.2.4.2. Phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo
Giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo được thực hiện bằng nhiều phương tiện
khác nhau: trò chơi, học tập, lao động và toàn bộ sinh hoạt của trẻ. Mỗi phương
tiện có những đặc điểm khác nhau, cần được vận dụng sao cho phù hợp với đặc
điểm và khả năng lứa tuổi của các em, sao cho mỗi phương tiện đạt được hiệu
quả cao nhất đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Hoạt động của trẻ càng đa
dạng thì con đường nhận thức thế giới xung quanh và sự phát triển khả năng
nhận thức càng phong phú. Trong các hình thức hoạt động đó trẻ được trực tiếp
tiếp xúc với các đối tượng, được tiếp xúc với những người xung quanh và nhờ
đó mà trẻ lĩnh hội tri thức và kỉ năng, thiết lập các mối quan hệ nhất định và
nắm ngôn ngữ. Tác động sư phạm có mục đích sẽ tăng cường hiệu quả của các
hoạt động đó đối với sự phát triển chung của trẻ và đối với sự phát triển trí tuệ.
2.2.4.2.1. Tìm hiểu môi trường xung quanh và sinh hoạt hằng ngày là phương
tiện trí dục quan trọng.
Thế giới hiện thực xung quanh trẻ em, con người, sự vật, thiên nhiên,
các hiện tượng trong xã hội là nguồn gốc của mọi tri thức của trẻ và giúp trẻ
phát triển các quá trình nhận thức.
Trẻ thu nhận nhiều tri thức mới trong quá trình trẻ được quan sát, tiếp
xúc với thế giới tự nhiên, xã hội và qua hoạt động lao động của người lớn,Vì
vậy, giáo viên cần giúp trẻ nhìn thấy và xác định những cái mà trẻ khó nhận ra
được ngay. Từ đó, giúp trẻ phát triển óc quan sát và năng lực nhận biết nhanh
chóng và dễ dàng về những thay đổi diễn ra trong môi trường xung quanh. Sự
phát triển óc quan sát cũng góp phần hình thành hứng thú nhận thức bền vững
của trẻ.
2.2.4.2.2. Trò chơi
Chơi là một hoạt động chủ đạo của trẻ trong suốt tuổi mẫu giáo, một
hoạt động đặc biệt phản ánh toàn bộ cuộc sống tâm lí của trẻ, phản ánh hiện
thực xung quanh trẻ, phản ánh những hiểu biết của mình và đặt mối quan hệ
với các bạn. Mỗi hình thức trò chơi tác động khác nhau đến sự phát triển trí tuệ
của trẻ.
+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề: mở rộng các khái niệm về các sự vật,
hiện tượng xung quanh và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
+ Trò chơi đóng kịch: giúp trẻ cảm thụ sâu sắc hơn các tác phẩm văn học
nghệ thuật và kích thước hoạt động ngôn ngữ của trẻ.
+ Trò chơi lắp ghép – xây dựng: phát triển năng lực thiết kế, mở rộng
kiến thức về hình học và quan hệ không gian của trẻ v.v
+ Trò chơi học tập: có vị trí đặc biệt quan trọng trong trí dục. Trong trò
chơi này nội dung nhận thức và việc thực hiện các nhiệm vụ trí tuệ có tính chất
bắt buộc, song đối với trẻ lại diễn ra dưới hình thức một trò chơi, nên hình thức
học tập qua trò chơi vẫn gây hứng thú cho trẻ và kích thích tính tích cực nhận
38
thức của chúng. Trò chơi học tập giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách vững chắc ,
đồng thời phát triển trí nhớ, chú ý có chủ định và thúc đẩy tư duy tích cực ở trẻ.
Khi giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ trong trò chơi trẻ tập ghi nhớ có chủ
định và tái hiện, tập phân loại các sự vật hoặc hiện tượng theo đặc điểm chung,
tách ra các thuộc tính và tính chất của sự vật, xác định chúng theo các dấu hiệu
riêng lẻ. Như vậy, các thao tác trí tuệ được rèn luyện thúc đẩy hoạt động tư
duy.
2.2.4.2.3. Lao động
Lao động cũng là một phương tiện của trí dục. Trong quá trình lao động,
trẻ có thể khảo sát các sự vật, hiện tượng, tìm hiểu các thuộc tính của chúng,
phát hiện ra các mối quan hệ qua lại giữa chúng v.vVí dụ: Đất sét mềm dễ
nặn, xà phòng nổi bọt, cây không tưới thì chết; hạt nảy mầm, cây ở bóng râm
mọc chậm hơn ở nơi có ánh nắng. Trẻ còn biết sử dụng các công cụ lao động:
búa, xẻng, xô tưới, kéo v.v
2.2.4.2.4. Dạy học
Trò chơi, lao động và môi trường xung quanh có tác dụng to lớn
và nhiều mặt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Song dạy học vẫn là phương tiện
giữ vai trò quan trọng nhất trong giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. Dạy học
được tiến hành thường xuyên theo chương trình, kế hoạch, theo một trình tự có
hệ thống trong việc giúp trẻ lĩnh hội tri thức, kỉ năng, kỉ xảo, và rèn luyện các
thao tác hoạt động trí tuệ. Dạy học đảm bảo tính hiệu quả lớn nhất vì có sự tác
động sư phạm tích cực của người lớn đến trẻ em, phù hợp với sự phát triển tâm
sinh lí của trẻ. Do vậy, dạy học được nghiên cứu kĩ lưỡng trong chương 1 ở
phần 2 của giáo trình.
2.3 Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt của hoạt động xã
hội của con người, là một hình thức chuyên biệt của quan hệ xã hội, thực hiện
chức năng xã hội hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi con người trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đạo đức nảy sinh từ nhu cầu của xã hội, điều hoà và thống nhất các mâu
thuẫn giữa lợi ích chung (của tập thể và xã hội) và lợi ích riêng (của cá nhân)
nhằm đảm bảo trật tự xã hội và khả năng phát triển của xã hội và cá nhân.
- Với tư cách là một lĩnh vực của ý thức xã hội, đạo đức bao gồm tri thức
về các chuẩn mực và phẩm chất đạo đức, nguyên tắc đạo đức, tình cảm, đánh
giá đạo đức.
- Với tư cách là một mặt hoạt động xã hội, đạo đức bao gồm các hình vi
đạo đức, tức là những hành động được thúc đẩy bằng các động cơ đạo đức,
đem lại những kết quả có ý nghĩa đạo đức và được đánh giá bằng những phạm
trù đạo đức..
- Với tư cách là một hình thái quan hệ xã hội, đạo đức bao gồm những
quan hệ đạo đức, biểu hiện trong hiện thực giao lưu giữa các cá nhân với nhau
và giữa cá nhân với tập thể, trong đó mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích
riêng được giải quyết theo những nguyên tắc nhất định.
39
Giáo dục đạo đức là quá trình sư phạm nhằm hình thành cho trẻ ý thức
đạo đức, tình cảm, thái độ, thói quen hành vi và các phẩm chất đạo đức phù
hợp với các chuẩn mực xã hội.
Đối với trẻ thơ, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về những yêu cầu của
chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử, rèn cho trẻ có tình
cảm, hành vi và thói quen đúng đắn trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày.
Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức, những nét tính
cách của con người Việt Nam.
Tóm lại, đạo đức tồn tại xen kẽ và đan kết trong mọi lĩnh vực ý thức xã
hội, trong mọi loại hoạt động xã hội và mọi loại quan hệ xã hội.
2.3.1. Ý nghĩa giáo dục đạo đức cho trẻ Mầm non
2.3.1.1. Ý nghĩa của GD đạo đức cho trẻ dưới 3 tuổi
GD đạo đức cho trẻ dưới 3 tuổi là công việc cực kỳ khó khăn, phức tạp
nhưng rất quan trọng vì trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là giai đoạn đầu tiên hình thành
nhân cách con người. Khả năng nhận thức rất hạn chế, trẻ chưa tự mình phân
biệt tốt, xấu, đúng, sai mà hoàn toàn phụ thuộc vào GD của người lớn.
Dưới sự tác động sư phạm và hướng dẫn của người lớn trẻ có thể lĩnh
hội biểu tượng đạo đức hết sức đơn giản, có những hành vi phù hợp với biểu
tượng đó. Trên cơ sở đó và cùng với nó, đứa trẻ nhận biết được nên, không
nên, cái gì được phép và không được phép, trẻ bước đầu nhận biết được tốt,
xấu theo sự đánh giá của người lớn. Những ấn tượng đầu tiên ấy của trẻ thường
để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời.
Lên 3, ở trẻ xuất hiện “cái tôi” sự tự ý thức về mình, là thời điểm quan
trọng để GD đạo đức cho trẻ. Vì vậy, cần phải xây dựng cho trẻ những khái
niệm, biểu tượng đạo đức đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã
hội, đồng thời người lớn cần phải uốn nắn những nhận thức, hành vi, thái độ
lệch chuẩn của trẻ ngay từ bé tránh để những lệch lạc ấy trở thành thói quen
khó sửa, khó uốn - đó là những cơ sở đạo đức quan trọng ở lứa tuổi tiếp theo.
2.3.1.2. Ý nghĩa của giáo dục đạo đức đối với trẻ mẫu giáo
Giáo dục đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng trọng toàn bộ sự nghiệp giáo
dục con người mới, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo.
- Thời kỳ mẫu giáo chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong việc lĩnh hội
những khái niệm đạo đức sơ đẳng và trong việc hình thành hành vi phù hợp với
những khái niệm ấy. Trong khi giao tiếp với những người xung quanh, trong
quá trình giáo dục và dạy học, dựa vào kinh nghiệm trực tiếp, trẻ em biết được
như thế nào là tốt, như thế nào là xấu, biết được sự đánh giá của người lớn đối
với điều tốt và điều xấu.
- Có thể nói ở lứa tuổi mẫu giáo, tính cách bắt đầu được hình thành, là
thời kỳ hình thành cá nhân ở giai đoạn đầu tiên, lứa tuổi này đã hình thành cơ
sở về phẩm chất đạo đức của con người. Chính ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu hình
thành những quan niệm đúng đắn về hiện thực xung quanh. Dưới sự hướng dẫn
của người lớn trẻ tiếp thu những kinh nghiệm đầu tiên về hành vi, về quan hệ
40
với người thân, bạn bè, với thế giới xung quanh, lĩnh hội các tiêu chuẩn đạo
đức của xã hội.
- Mặt khác, lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành
nhân cách, vốn kinh nghiệm xã hội của trẻ còn ít ỏi, tình cảm chi phối mạnh
mẽ đến đời sống của trẻ, trẻ dễ xúc động trước con người và cảnh vật xung
quanh. Những ấn tượng đầu tiên của thời thơ ấu thường để lại những dấu ấn
trong suốt cả cuộc đời sau này. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc giáo dục
đạo đức cho trẻ. Chính vì vậy, cần phải tạo cho trẻ những biểu tượng, khái
niệm đạo đức, những ấn tượng ban đầu thật chính xác, phản ánh được khuynh
hướng đạo đức của xã hội. Đồng thời, phải bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm,
thái độ đúng đắn đối với con người và thế giới xung quanh, chú trọng việc rèn
cho trẻ những thói quen, hành vi đạo đức đúng đắn.
- Giáo dục đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với các mặt giáo dục khác
như giáo dục thể chất, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ.
2.3.2. Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ Mầm non
2.3.2.1. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ dưới 3 tuổi
- Giáo dục cho trẻ thái độ, quan hệ lành mạnh đối với mọi người gần gũi
xung quanh:
+ Trẻ biết yêu thương, gắn bó quan tâm đến người thân
+ Thái độ đúng mực, biết nghe lời và làm theo sự chỉ dẫn của người lớn
+ Thân thiện với bạn bè cùng tuổi
- Tập cho trẻ có thói quen kỷ luật vệ sinh, ngăn nắptrong sinh hoạt
cũng như chơi tập
- Giáo dục cho trẻ một số quy tắc, hành vi ứng xử đơn giản ban đầu
+ Biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi
+ Biết chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi...
+ Biết yêu quý cây trồng, vật nuôi gần gũi
2.3.2.2. Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.
- Hình thành cho trẻ những biểu tượng và khái niệm đạo đức đúng đắn
Để hình thành cho trẻ những tình cảm, thói quen hành vi đạo đức trước
hết phải giúp trẻ có được những biểu tượng và khái niệm đạo đức đúng đắn.
Bởi lẽ muốn có được những hành vi đạo đức tốt thì trẻ phải hiểu, phải nhận
thức đúng hành vi, phương thức đạo đức đó. Ví dụ thế n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_giao_duc_hoc_mam_non_phan_1.pdf