Giáo trình Giáo dục học mầm non (Phần 2)

Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)

a. Yêu cầu:

+ Biết lắp ghép những “công trình” phức tạp bằng bằng các vật liệu khác

nhau, biết bố cục công trình hợp lý và sáng tạo.

+ Biết sử dụng các đồ chơi, đồ dùng trong lớp vào các công trình phức

tạp; phối hợp các công trình xây dựng vào trò chơi đóng vai theo chủ đề.

b. Tổ chức, hướng dẫn

- Ở lớp mẫu giáo lớn, trò chơi xây dựng lắp ghép tập thể được hình

thành (trẻ biết lập kế hoạch xây dựng, chọn chủ đề, phân công và chọn vật

liệu). ở lứa tuổi này, trẻ đã có kí năng xây dựng nhất định, kinh nghiệm phong

phú, trí tưởng tượng phát triển, trẻ có khả năng chơi độc lập và sáng tạo, tự tổ

chức chơi với nhau. Vì vậy, cô không cần tham gia trực tiếp vào quá trình chơi

của trẻ nữa mà đóng vai vai quan sát viên, cố vấn theo dõi tiến trình chơi của

trẻ, từ đó chọn cách tác động cho phù hợp.

- Ở lứa tuổi này cô cần hướng dẫn trẻ sử dụng công trình xây dựng lắp

ghép của mình vào mục đích chơi của trò chơi đóng vai theo chủ đề.

- Yêu cầu vật liệu xây dựng cho giai đoạn này phải đa dạng, có nhiều chi

tiết phụ để giúp trẻ có thể sáng tạo ra những công trình phong phú. Đặc biệt là

hướng dẫn trẻ bố cục công trình thoáng, đẹp. Đồ chơi phải là những khối rời,

không nên tạo thành các sản phẩm có sẵn mà phải để trẻ tự xây, lắp và chọn đồ

chơi một cách sáng tạo.

- Nhận xét sau khi chơi: Cô giáo hướng trẻ vào kết quả của công trình về

bố cục, kĩ năng và sự sáng tạo của trẻ.

pdf56 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Giáo dục học mầm non (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t. Cô cùng chơi với trẻ như người bạn, nếu thấy trẻ có biểu hiện tốt, cô động viên khuyến khích trẻ. 91 + Đối với trẻ 4-5 tuổi: Trẻ đã có kỹ năng chơi, biết thoả thuận trước khi chơi theo nhóm, do đó nhận xét sau khi chơi cũng được tiến hành theo nhóm chơi và theo các yêu cầu đã đề ra khi thỏa thuận. Cô giáo tham gia cùng trẻ nhận xét, nhận xét được tách ra thành khâu riêng sau khi chơi và chủ yếu hướng vào nhận xét vị trí của từng trẻ trong nhóm chơi. + Đối với trẻ 5 - 6 tuổi: Trẻ đã biết chơi thành tập thể, biết tự thoả thuận với nhau trước khi chơi, tự tổ chức, điều khiển trò chơi và trẻ cũng tự tổ chức, nhận xét sau khi chơi. Khi nhận xét hành vi của trẻ, thái độ của cô rất quan trọng vì dựa vào đó các quan hệ qua lại giữa trẻ trong trò chơi tiếp theo sẽ tốt lên hướng nào. Cần lưu ý rằng việc thoả thuận trước khi chơi, tiến hành chơi cũng như nhận xét sau khi chơi ở các độ tuổi, thậm chí ở các giai đoạn phát triển trò chơi hoàn toàn khác nhau về hình thức cũng như nội dung. b. Phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho từng độ tuổi. Do qui luật phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo và qui luật tiến triển của trò chơi nên việc hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các lứa tuổi (mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn) có sự khác nhau. Trong mỗi nhóm lứa tuổi, trò chơi được tổ chức theo 3 mức độ phát triển của 3 giai đoạn. Đối với trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) * Yêu cầu: - Biết sử dụng đồ chơi đúng ý nghĩa, không quăng ném đồ chơi, lấy cất đồ chơi đúng nơi qui định. - Biết vai chơi của mình, biết phản ánh một vài hành động đặc trưng của vai chơi; không tranh giành đồ chơi của bạn, không cản trở bạn chơi. - Chơi lâu với vai chơi đã nhận, phản ánh một vài hành động với vai chơi; biết cùng chơi với nhau trong nhóm nhỏ 2-3 trẻ và bước đầu thể hiện được mối quan hệ qua lại với nhau trong trò chơi. * Tổ chức, hướng dẫn: Dựa vào 3 giai đoạn phản ánh 3 mức độ phát triển của trò chơi. Giai đoạn 1: Đặc trưng của giai đoạn này là các cháu nhà trẻ chuyển lên và chủ yếu là các hành động đối với đồ vật, đồ chơi ( trẻ thường chơi một mình với đồ chơi hay một đồ vật nào đó, cầm nắm, phá tung đồ chơi như tháo chân tay búp bê, tháo các bộ phận của ôtô...). - Cô giáo đóng vai trò là người bạn lớn cùng chơi với trẻ, dạy trẻ biết cách chơi với đồ chơi đúng ý nghĩa của nó (chơi búp bê thì phải biết bế búp bê, cho búp bê ăn, chơi ôtô phải đẩy cho nó chạy...). Ví dụ: khi trẻ chơi búp bê, cô cũng bế một con búp bê ngồi cùng trẻ, vừa bế vừa giải thích: Mẹ bế con ngay ngắn lên còn ăn bột nhé, bột còn nóng, cô làm động tác thổi bột cho nguội rồi làm động tác đút cho búp bê ăn ... Cô làm như vậy là hình thức làm mẫu, trẻ làm theo cô mà không mất đi sự hứng thú. - Việc thoả thuận trước khi chơi và nhận xét sau khi chơi chưa tách ra thành các thời điểm riêng biệt mà được tiến hành trong quá trình cô chơi cùng 92 trẻ. Cô và trẻ cùng chơi, động viên trẻ khi trẻ có biểu hiện tốt. Nhận xét của cô chủ yếu hướng vào việc thực hiện các hành động với đồ chơi. - Trong giai đoạn này, mâu thuẫn chủ yếu là tranh giành đồ chơi. Mỗi trẻ muốn có một đồ chơi riêng vì trẻ chưa biết chơi thành nhóm. Vì vậy cần phải có nhiều đồ chơi cùng loại để tránh tình trạng trẻ tranh giành đồ chơi lẫn nhau. Khi trẻ biết chơi theo đúng nghĩa của nó thì trò chơi của trẻ sẽ phát triển đến giai đoạn cao hơn, từ các hành động với đồ vật chuyển sang các hành động theo vai chơi. Giai đoạn 2: Đặc trưng của giai đoạn này là xuất hiện các hành động vai. Trò chơi ở đây không đơn thuần là chơi búp bê, chơi ôtô nữa, mà khi hỏi trẻ: “cháu chơi gì thế”? thì trẻ trả lời: “cháu là mẹ”; “cháu là chú lái xe... (tức là trẻ đóng các vai trên. Cô giáo là người bạn lớn cùng chơi với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi, chọn chỗ chơi và dạy trẻ các hành động phù hợp với vai chơi. Thông thường trẻ chỉ phản ảnh lại những hành động gây ấn tượng chứ chưa phản ánh các hành động vai theo trật tự nhất định (ví dụ: lái xe chỉ cầm vô lăng quay và kêu bim bim; mẹ chỉ bế con cho ăn, đi chơi...). Vì vậy cô giáo cùng chơi với trẻ để giúp trẻ thực hiện một số hành động phù hợp với vai chơi. - Ở giai đoạn này dần dần các hành động vai đã gắn với các luật chơi đơn giản ẩn sau các vai chơi, vì luật chơi đó làm cho các trò chơi giống thật hơn. - Việc thoả thuận trước khi chơi chủ yếu vẫn tiến hành riêng lẻ với từng trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi, biết hành động theo các luật chơi đơn giản. Nhận xét sau khi chơi vẫn mang tính chất xác nhận, động viên những trẻ đã biết nhận vai chơi, biết hành động theo thứ tự vai chơi và đặc biệt chú ý động viên các nhóm chơi mới hình thành chưa bền vững. Khi trẻ biết phản ánh các hành động tuần tự của một vai chơi nào đó thì trò chơi riêng lẻ cá nhân không làm thoả mãn nhu cầu của chúng nữa và xuất hiện nhóm chơi 2-3 trẻ với nhau. Giai đoạn 3: Đặc trưng của giai đoạn này là hành động vai theo nhóm 2- 3 trẻ trên cơ sở thiện cảm và hứng thú chung đối với trò chơi (2-3 trẻ thích chơi trò chơi gia đình: 1 cháu đóng vai bố, 1 cháu đóng vai mẹ, 1 cháu đóng vai con). Các nhóm chơi này có nội dung đơn giản, mang tính chất tình huống, không cố định, ý đồ chơi hay bị thay đổi, thậm chí quên cả vai chơi, bỏ nhóm chơi của mình chạy sang chơi chỗ khác vì thích trò chơi đó hơn. Nhóm chơi dễ tan vỡ, hành động vai còn đơn giản, thường chỉ liên hệ trong phạm vi hai trẻ. - Cô giáo vẫn đóng vai trò người bạn lớn cùng chơi với trẻ để hướng trẻ vào nhóm chơi, khuyến khích trẻ chơi với nhau để hình thành các mối quan hệ qua lại, giúp trẻ biết chơi cùng nhau trong nhóm, không tranh giành đồ chơi. - Việc thoả thuận trước khi chơi được tiến hành trong các nhóm chơi nhỏ, hướng vào việc phân vai, tập đưa ra ý đồ chơi chung. - Nhận xét sau khi chơi chủ yếu hướng vào việc thực hiện vai chơi trong nhóm như thế nào, động viên các cháu biết chơi thành nhóm, bộc lộ thái độ thiện cảm với bạn và biết nhường nhịn nhau. 93 Tóm lại: đến cuối lớp mẫu giáo bé, trò chơi đóng vai theo chủ đề được hình thành, xuất hiện các nhóm chơi nhỏ và bước đầu các nhóm chơi này biết đưa ra ý đồ chơi chung. Bên cạnh các nhóm chơi nhỏ còn có một số trẻ có nhu cầu chơi riêng lẽ. Cô giáo đóng vai trò người bạn lớn cùng chơi với trẻ để hướng dẫn trẻ chơi. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi). * Yêu cầu: - Trẻ biết chơi theo nhóm nhỏ, phân vai chơi, cùng chơi với nhau, phối hợp hành động chơi rong một nhóm chơi. Không tranh giành, quẳng ném đồ chơi. - Biết thể hiện vai chơi một cách tự lập. Thể hiện các hành động chơi phù hợp với vai đã nhận. - Biết cùng chơi với nhau: thoả thuận, phân vai chơi trong nhóm chơi, thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi với nhau, biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn. * Tổ chức, hướng dẫn: Cũng như mẫu giáo bé, trò chơi đóng vai theo chủ đề được phát triển dần theo 3 mức độ của 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đặc trưng của giai đoạn này là xuất hiện nhiều nhóm chơi nhỏ nhưng không bền vững, dễ tan vỡ. Đến lớp mẫu giáo nhỡ, trẻ thể hiện vai chơi chi tiết, tỷ mỷ hơn, biết tự lập hơn, bắt đầu có sáng kiến. Có nhiều nhóm chơi như “mẹ con”, “cô giáo”, “bác sỹ” ... - Cô giáo vẫn cùng chơi với trẻ, tham gia trực tiếp vào trò chơi để củng cố các nhóm chơi, giúp trẻ biết thoả thuận trước khi chơi. Khi thoả thuận, cần hướng trẻ vào các chuẩn mực đạo đức cần thiết của vai chơi, hướng vào các quan hệ bạn bè, thiện cảm, nhường nhịn, đoàn kết. - Nhận xét sau khi chơi được tiến hành theo nhóm, xem bạn sắm vai theo đúng yêu cầu không, có biết chơi cùng nhau theo nhóm không. Giai đoạn 2: Đặc trưng của giai đoạn này là các nhóm chơi có chủ đề chơi bền vững hơn, thời gian chơi lâu hơn, tự lực hơn, có nhiều sáng kiến hơn. Cô giáo cùng chơi với trẻ trong nhóm để giúp chúng thống nhất hành động chơi, hoàn thiện dần kỹ năng chơi, biết lắng nghe ý kiến của các bạn và biết trao đổi, thoả thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi, phân vai chơi. Giai đoạn 3: Đặc trưng của giai đoạn này là các nhóm chơi tiếp tục được củng cố và bền vững hơn (các cháu chơi trong nhóm có quan hệ chặt chẽ với nhau; cùng đưa ra chủ đề chơi, đồ chơi và phương tiện thay thế), trẻ phản ánh hoạt động của người lớn chi tiết, tỷ mỷ và giống thật hơn. Đến giai đoạn này cô không tham gia trực tiếp vào trò chơi nữa vì các cháu đã biết chơi với nhau, bắt đầu biết điều khiển trò chơi. Cô giáo chỉ có nhiệm vụ cùng với trẻ mở rộng và làm phong phú thêm nội dung trò chơi, kích thích sự sáng tạo của trẻ và góp ý kiến khi trẻ gặp khó khăn. - Nhận xét sau khi chơi được tiến hành với cả lớp theo yêu cầu và nhiệm vụ đã đặt ra ở từng nhóm khi thoả thuận chơi. Cô hướng dẫn trẻ kiểm tra lẫn nhau và tự kiểm tra. 94 Tóm lại: Ở lớp mẫu giáo nhỡ, trẻ đã biết chơi cùng nhau rtheo nhóm từ 2-3 trẻ trở lên, nhóm chơi bền vững hơn, số lượng trong nhóm cũng đông dần lên. Trẻ đã biết chơi tự lực hơn, biết đưa ra chủ đề chơi và phân vai chơi. Cô giáo là bạn cùng chơi ở giai đoạn đầu, còn đến giai đoạn cuối, cô chỉ tham gia giúp đỡ khi các cháu gặp khó khăn. Cuối năm lớp mẫu giáo nhỡ, chuẩn bị lên mẫu giáo lớn, trẻ chơi tự lập hơn và chơi thành tập thể. Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) * Yêu cầu - Trẻ hứng thú, tự nguyện khi chơi, biết chơi trong tập thể, phục tùng những qui định của tập thể, biết tự tổ chức những trò chơi đã biết. - Biết tự thảo luận để chọn trò chơi, nhóm chơi, phân vai chơi và chọn người điều khiển trò chơi. - Biết sử dụng nhiều đồ chơi và dùng các vật thay thế. - Biết tự nhận xét hành vi, thái độ của mình cũng như của bạn trong trò chơi. * Tổ chức, hướng dẫn: Giai đoạn 1: Đặc trưng là các tập thể chơi nhỏ được hình thành trên cơ sở các nhóm chơi bền vững ở lớp nhỡ. - Cô giáo không tham gia vào trò chơi nữa mà chỉ theo dõi quá trình tiến triển của trò chơi để giúp đỡ và gợi ý nội dung chơi khi cần, đặc biệt giúp đỡ trẻ thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi. Cô hướng dẫn trẻ thực hiện các luật chơi, thái độ biểu lộ trong khi chơi - Trong nhóm chơi, trẻ tự thảo luận về chủ đề chơi, nội dung chơi, phân vai chơi. Khi trẻ gặp khó khăn, cô khéo léo gợi ý để đưa trẻ vào tình huống phù hợp với những hành vi tốt của vai chơi, tuyệt đối không bắt trẻ làm theo ý của mình. - Trẻ tự nhận xét sau khi chơi, nhiều trẻ tham gia vào nhận xét, đánh giá các bạn và mình thông qua vai chơi, cô giáo hướng dẫn trẻ nhận xét theo các vai chơi. Giai đoạn 2: Đặc trưng của giai đoạn này là một vài tập thể chơi nhỏ đã bắt đầu hợp nhất với nhau hướng vào chủ đề chơi chung. Đến giai đoạn này trẻ tự lập kế hoạch trước khi chơi, cô giáo với tư cách là “ cố vấn” quan sát, theo dõi trò chơi diễn ra ở các tập thể nhỏ, bằng các câu hỏi gợi ý giúp các nhóm chơi nhỏ liên kết lại với nhau, giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng chơi. Giai đoạn 3: Đặc trưng ở giai đoạn này là tất cả các tập thể chơi nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau theo chủ đề chơi chung. - Trẻ tự lập kế hoạch trước khi chơi (chọn chủ đề chơi, nhóm chơi, phân vai chơi, tự chọn “ thủ lĩnh” để tổ chức trò chơi). - Cô giáo theo dõi việc giữ gìn luật chơi, giúp trẻ thực hiện kế hoạch chơi đã đưa ra, cô giáo vẫn đóng vai “quan sát viên” để giúp các cháu khi cần. 95 - Nhận xét sau khi chơi được tiến hành theo cả lớp do trẻ điều khiển, hướng vào việc đánh giá đạo đức, hành vi, thái độ, quan hệ của nhóm trong khi chơi, dựa vào các tiêu chuẩn yêu cầu đưa ra ở phần thoả thuận chơi. Tóm lại: ở lớp mẫu giáo lớn, trẻ đã tự điều khiển, tổ chức trò chơi, cô giáo chỉ là người quan sát viên gợi ý, hướng dẫn, giải quyết xung đột trong quá trình chơi của trẻ. Ở đây trò chơi đã trở thành một hoạt động tập thể có chủ đề. Đây là giai đoạn phát triển cao của trò chơi đóng vai theo chủ đề. 3.3.2.2. Trò chơi xây dựng- lắp ghép. 3.3.2.2.1. Khái niệm: Trò chơi xây dựng, lắp ghép là một loại trò chơi sáng tạo, bằng các vật liệu xây dựng trong trò chơi trẻ không chỉ tái tạo các hoạt động, các quan hệ xã hội của người lớn mà còn tái tạo cả các vật thể với tư cách là đối tượng hoạt động của con người. Đó là các công trình xây dựng đa dạng (cầu, cống, nhà, rạp hát, cửa hàng..) hoặc các phương tiện giao thông. 3.3.2.2.2. Đặc điểm - Trò chơi xây dựng, lắp ghép là hoạt động có sản phẩm, có sáng tạo. Trò chơi này chỉ được thực hiện thông qua vật liệu (không có vật liệu thì không thực hiện được trò chơi). - Trò chơi xây dựng được coi như là biến dạng của trò chơi đóng vai theo chủ đề (hoạt động có sản phẩm và sáng tạo). Trong chừng mực nào đó thì trò chơi xây dựng luôn gắn với trò chơi phân vai theo chủ đề. - Trò chơi xây dựng- lắp ghép mang rõ tính thực hành, thực tiễn, nó chứa đựng các yếu tố của hoạt động tạo hình. Vì vậy, nhiều khi trò chơi của trẻ được tiến hành theo mẫu và sự sáng tạo của trẻ cũng được phát triển từ các khuôn mẫu xây dựng, lắp ghép cơ bản. 3.3.2.2.3. Ý nghĩa của trò chơi xây dựng- lắp ghép Trò chơi XD – LG có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục trẻ. - Khi sử dụng các vật liệu khác nhau, trẻ phát triển quá trình cảm giác, có biểu tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, hình thành các kỹ năng định hướng không gian, làm giàu vốn từ bằng cách gọi tên các phẩm chất của các vật thể như cao thấp, rộng, hẹp. - Việc xây dựng đòi hỏi trẻ phải quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, hình thành ở trẻ kỹ năng biết hành động phối hợp với nhau. - Góp phần phát triển sự khéo léo, linh hoạt của bàn tay, ngón tay, phát triển năng lực tạo hình của trẻ. - Những công trình xây dựng hợp lý có tác dụng GD thẩm mỹ cho trẻ. 3.3.2.2.4. Phương pháp hướng dẫn trò chơi xây dựng - lắp ghép Đối với trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) a. Yêu cầu: + Biết sử dụng các vật liệu xây dựng khác nhau để xếp những công trình đơn giản theo mẫu và nói được tên sản phẩm + Biết chọn một loại vật liệu trong các vật liệu khác nhau để xây dựng và gọi tên công trình. 96 + Đến cuối mẫu giáo bé, trẻ biết phối hợp 2-3 trẻ với nhau để xây dựng một công trình lớn hơn theo một chủ đề chung. b.Tổ chức, hướng dẫn + Ở lớp mẫu giáo bé, trò chơi xây dựng- lắp ghép thường không có chủ đề rõ ràng mà trẻ thường bị các vật liệu lôi cuốn (chủ yếu trẻ muốn làm quen với vật liệu xây dựng, chọn một số vật liệu rồi xây lên một cái gì đó rồi lại phá đi). Ở giai đoạn này cô không nên cản trở trẻ mà cần lưu ý khi trẻ ném hoặc phá các vật liệu. + Khi trẻ đã được làm quen với vật liệu, cô giáo cùng chơi với trẻ để hướng dẫn trẻ, làm mẫu cho trẻ lắp ghép những đồ vật đơn giản trong gia đình như bàn, ghế, giường cho búp bê, chuồng lợn, hàng rào.. Mỗi trẻ nên có một hộp đồ chơi vì ở giai đoạn này trẻ thường chơi một mình. Cô giáo làm mẫu, giới thiệu trình tự các thao tác để trẻ cùng làm, cả các thao tác chọn vật liệu về kích thước, màu sắc... Khi trẻ đã biết xếp những hình đơn lẽ thì cô giáo gợi ý cho trẻ xây dựng thành chủ đề nhỏ. Ví dụ: Xếp nhà cho búp bê: gồm nhà, đường đi, hàng rào, dần dần phát triển thành các chủ đề lớn hơn, có nhiều công trình đơn lẻ gộp lại. Trong một buổi chơi, cô giáo có thể hướng dẫn trẻ xây nhiều công trình đơn lẻ bằng các vật liệu khác nhau và cứ như vậy, vốn kinh nghiệm của trẻ sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào trò chơi có chủ đề sau này. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) a. Yêu cầu: + Trẻ biết sử dụng các đồ chơi xây dựng để tạo thành các công trình đơn giản: nhà, đường đi, ôtô, cầu... Không tranh giành đồ chơi hoặc phá công trình của bạn. + Trẻ biết xây dựng công trình có nhiều bộ phận, biết phối hợp các công trình đơn lẻ thành chủ đề chơi: công viên, trường học.., trẻ biết phối hợp với nhau, giúp đỡ nhau khi chơi. + Biết phân loại đồ chơi để tạo ra những công trình phức tạp: nhà cao tầng, ôtô, cần cẩu; biết bố cục công trình hợp lý và đẹp. b.Tổ chức, hướng dẫn: Trong quá trình xây dựng, trẻ mẫu giáo nhỡ đã bắt đầu chú ý đến sản phẩm cuối cùng. Vì vậy khi chơi trẻ luôn tìm cách đạt được mục đích của mình. Trẻ đã có một số kỹ năng xây dựng, lắp ghép và vốn hiểu biết cũng phong phú hơn. Trò chơi xây dựng được tiến hành theo chủ đề và các thao tác xây dựng, lắp ghép cũng phức tạp hơn. Trẻ đã biết chơi thành nhóm nhỏ 3-4 trẻ xây dựng trường “mẫu giáo”, “ công viên”. Trong quá trình xây dựng cô giáo nên hướng dẫn trẻ tìm nguyên vật liệu phù hợp về kích thước, màu sắc, độ lớn để tạo ra sản phẩm chắc và đẹp. Trong quá trình trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi và và kịp thời đưa ra gợi ý phù hợp, không bắt trẻ chơi theo ý của cô, kịp thời khuyến khích những sáng tạo của trẻ, gợi ý trẻ biết phối hợp hành động chơi trong nhóm nhỏ. Việc thoả thuận trước lúc chơi và nhận xét sau khi chơi cần có sự giúp đỡ của cô giáo. 97 Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) a. Yêu cầu: + Biết lắp ghép những “công trình” phức tạp bằng bằng các vật liệu khác nhau, biết bố cục công trình hợp lý và sáng tạo. + Biết sử dụng các đồ chơi, đồ dùng trong lớp vào các công trình phức tạp; phối hợp các công trình xây dựng vào trò chơi đóng vai theo chủ đề. b. Tổ chức, hướng dẫn - Ở lớp mẫu giáo lớn, trò chơi xây dựng lắp ghép tập thể được hình thành (trẻ biết lập kế hoạch xây dựng, chọn chủ đề, phân công và chọn vật liệu). ở lứa tuổi này, trẻ đã có kí năng xây dựng nhất định, kinh nghiệm phong phú, trí tưởng tượng phát triển, trẻ có khả năng chơi độc lập và sáng tạo, tự tổ chức chơi với nhau. Vì vậy, cô không cần tham gia trực tiếp vào quá trình chơi của trẻ nữa mà đóng vai vai quan sát viên, cố vấn theo dõi tiến trình chơi của trẻ, từ đó chọn cách tác động cho phù hợp. - Ở lứa tuổi này cô cần hướng dẫn trẻ sử dụng công trình xây dựng lắp ghép của mình vào mục đích chơi của trò chơi đóng vai theo chủ đề. - Yêu cầu vật liệu xây dựng cho giai đoạn này phải đa dạng, có nhiều chi tiết phụ để giúp trẻ có thể sáng tạo ra những công trình phong phú. Đặc biệt là hướng dẫn trẻ bố cục công trình thoáng, đẹp. Đồ chơi phải là những khối rời, không nên tạo thành các sản phẩm có sẵn mà phải để trẻ tự xây, lắp và chọn đồ chơi một cách sáng tạo. - Nhận xét sau khi chơi: Cô giáo hướng trẻ vào kết quả của công trình về bố cục, kĩ năng và sự sáng tạo của trẻ. 3.3.2.3. Trò chơi đóng kịch 3.3.2.3.1. Khái niệm: Là loại trò chơi trong đó trẻ đóng vai các nhân vật trong các tác phẩm văn học (chủ yếu là truyện cổ tích, truyện thần thoại, ngụ ngôn...). Bằng trí tưởng tượng, bằng tâm hồn nghệ sĩ của mình, trẻ tái hiện các hình tượng nhân vật yêu quí của mình qua cử chỉ, điệu bộ, sắc thái, nét mặt và qua lời nói. 3.3.2.3.2. Đặc điểm của trò chơi đóng kịch - Trò chơi đóng kịch có chủ đề chơi, vai chơi, nội dung chơi và hoàn cảnh tưởng tượng. Đặc điểm này khiến nó gần gũi các trò chơi đóng vai theo chủ đề. - Nội dung chơi, vai chơi, hành vi, lời nói của nhân vật được xác định trước theo nội dung của tác phẩm văn học. Đây là điểm làm cho trò chơi đóng kịch gần gũi với các trò chơi có luật. - Trò chơi đóng kịch mang tính chất sáng tạo nghệ thuật cao, nó thường tái hiện lại những hình tượng và hành động của các nhân vật một cách sáng tạo. Vai chơi trong loại trò chơi này có thể là người, có thể là các con vật với những phẩm chất, tính cách nổi bật như: hiền hoặc ác, nhanh hoặc chậm, khiêm tốn hoặc kiêu căng... 3.3.2.3.3. Ý nghĩa của trò chơi đóng kịch 98 - Trong trò chơi đóng kịch, trẻ được nhập vai và trải nghiệm đời sống tình cảm của các vai, qua đó giúp trẻ hiểu được chân, thiện, mĩ, bồi dưỡng cho trẻ tình cảm hướng thiện, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: giúp trẻ mở rộng vốn từ (đặc biệt là ngôn ngữ dân gian), nắm được phương thức thể hiện ngôn ngữ, lĩnh hội được sự phong phú của tiếng mẹ đẻ. - Trò chơi đóng kịch còn là phương tiện phát triển trí tưởng tượng sáng tạo và phát triển tâm hồn nghệ sĩ cho trẻ, góp phần làm phong phú đới sống tinh thần của trẻ mẫu giáo. 3.3.2.3.4. Tổ chức, hướng dẫn trò chơi đóng kịch - Trước tiên cô cần lựa chọn được tác phẩm văn học phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, tác phẩm có sức cuốn hút mạnh mẽ, khêu gợi xúc cảm, làm cho trẻ rung động thực sự trước tác phẩm, trước nhân vật. - Sau khi đã chọn được tác phẩm, cô giáo đọc cho trẻ nghe, cùng trẻ kể lại cốt truyện, nhấn mạnh tính cách của từng nhân vật trong truyện. Từ đó khêu gợi hứng thú của trẻ đến trò chơi. - Chuẩn bị chỗ chơi (sân khấu), đạo cụ, đồ chơi cần thiết cho màn diễn. Cô và trẻ thoả thuận về quá trình chơi, phân vai chơi. - Tiến hành chơi: lúc đầu cô đảm nhiệm vai chính, thông qua vai của mình chỉ cho trẻ cách truyền đạt nội dung, biểu diễn vai của mình bằng cử chỉ, điệu bộ, lời nói của nhân vật...Sau đó cô rút lui ra ngoài để cho trẻ tự chơi, chú ý quan sát theo dõi để có thể dạy trẻ kĩ năng truyền đạt câu câu chuyện, mô tả và tái hiện hình tượng. Tuy nhiên, không nên hướng dẫn quá chi tiết vì như vậy sẽ hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ khi chơi. Cô cần tạo điều kiện để tất cả các trẻ lần lượt được tham gia trò chơi. - Đối với trò chơi đóng kịch cần chú ý nhiều hơn đến việc làm đạo cụ, hoá trang vì những cái này sẽ giúp khắc hoạ rõ thêm hình ảnh của các nhân vật. Cô giáo thường xuyên chú ý duy trì cho trẻ có cảm xúc tốt đẹp và có ấn tượng lành mạnh về tác phẩm mà trẻ đóng kịch. Kết thúc trò chơi, cô giáo nhắc nhở trẻ thu dọn “sân khấu”, tạo cho trẻ có tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tốt đẹp về trò chơi vừa chơi xong. 3.3.2.4. Trò chơi học tập: 3.3.2.4.1. Khái niệm: Là loại trò chơi có luật tiêu biểu, thông qua các trò chơi này nhằm giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. 3.3.2.4.2. Đặc điểm: - Trò chơi học tập là do người lớn nghĩ ra, nó có nguồn gốc trong kho tàng giáo dục dân gian.Tuy động cơ vẫn nằm trong quá trình chơi, nhưng trò chơi học tập gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ . Trò chơi học tập vì vậy được sử dụng vừa là phương tiện dạy học, vừa là hình thức tổ chức dạy học cho trẻ mẫu giáo. - Trẻ tham gia vào trò chơi học tập trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, vị trí của trẻ trong trò chơi như nhau được xác định từ luật chơi. 99 - Trong trò chơi học tập, sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi chơi rõ ràng hơn ở các trò chơi khác (ví dụ: trong trò chơi đóng vai theo chủ đề động cơ hành động của trẻ có thể núp sau vai chơi, còn ở trò chơi học tập thì khác, hành vi xấu của trẻ lập tức phá huỷ cuộc chơi và điều đó các trẻ cùng chơi sẽ nhận thấy ngay). - Mỗi trò chơi học tập gồm 3 phần: + Nội dung chơi: Đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất như một bài toán mà trẻ phải giải dựa trên những điều kiện đã cho. Nội dung chơi là thành phần cơ bản của trò chơi học tập, nó gây sự hứng thú, kích thích tính tò mò của trẻ nhờ các tình huống có vấn đề. + Hành động chơi: là hệ thống các thao tác mà trẻ thực hiện trong quá trình chơi để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Các hành động chơi phức tạp dần theo sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn, thao tác chơi của trẻ mẫu giáo bé rất đơn giản, dừng lại ở mức độ di chuyển, sắp xếp lại, so sánh, phân loại dựa vào những dấu hiệu bề ngoài như màu sắc, hình dạng, kích thước...Đến tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn, thao tác chơi phức tạp hơn, đòi hỏi sự liên hệ giữa các trẻ với nhau khi thực hiện nhiệm vụ chơi, đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ kĩ trước khi làm động tác chơi. + Luật chơi: Mỗi trò chơi học tập đều có luật chơi do nội dung chơi qui định. Luật chơi có vai trò quan trọng, nó xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức, điều khiển hành vi cùng mối quan hệ giữa các trẻ trong khi chơi. Luật chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả năng của mọi trẻ. - Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết qủa nhất định, đó là lúc kết thúc trò chơi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức nào đó. 3.3.2.4.3. Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với trẻ mẫu giáo - Trò chơi học tập là một phương tiện quan trọng để giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo: + Trò chơi học tập tác động trực tiếp đến việc củng cố và phát triển các quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ cho trẻ. + Trò chơi học tập còn là phương tiện phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ cho trẻ như tính định hướng, tính linh hoạt, tính độc lập , tính sáng tạo... + Nhờ trò chơi học tập mà trẻ tiếp thu được một số tính chất của đồ vật như màu sắc, hình dạng, kích thước, định hướng được trong không gian, âm thanh. +Trong một chừng mực nào đó, trò chơi học tập vừa là phương pháp, phương tiện dạy học, vừa là hình thức tổ chức dạy học Nó được sử dụng trong các tiết học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của trẻ mẫu giáo. - Trò chơi học tập còn có tác dụng giáo dục một số phẩm chất đạo đức cho trẻ như tính thật thà, tính tự lực, tính tổ chức...Luật chơi trực tiếp điều khiển 100 hành vi của trẻ. Trong các trò chơi học tập tập thể trẻ còn học được cách giao tiếp với nhau. 3.3.2.4.4. Các lo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_hoc_mam_non_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan