Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh (Phần 1)

Tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là

khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động tạo thành sức mạnh phục vụ cho

nhiệm vụ quân sự, an ninh, cho chiến tranh.

Tiềm lực quân sự, an ninh được biểu hiện ở khả năng duy trì và không ngừng

phát triển trình độ sẵn sàng chiến đấu, năng lực và sức mạnh chiến đấu của các lực

lượng vũ trang nhân dân; nguồn dự trữ về sức người, sức của trên các lĩnh vực đời

sống xã hội và nhân dân có thể huy động phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, an ninh,

cho chiến tranh. Tiềm lực quân sự, an ninh là nhân tố cơ bản, là biểu hiện tập trung,

trực tiếp sức mạnh quân sự, an ninh của nhà nước giữ vai trò nòng cốt để bảo vệ Tổ

quốc trong mọi tình huống.

Tiềm lực quân sự, an ninh được xây dựng trên nền tảng của các tiềm lực

chính trị tinh thần, kinh tế, khoa học công nghệ. Do đó, xây dựng tiềm lực quân sự,

an ninh, cần tập trung vào: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn

diện. Gắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với quá trình tăng

cường vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán

bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc31

trong tình hình mới. Bố trí lực lượng luôn đáp ứng yêu cầu chuẩn bị đất nước về

mọi mặt, sẵn sàng động viên thời chiến. Tăng cường nghiên cứu khoa học quân sự,

nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay và nâng

cao chất lượng giáo dục quốc phòng.

pdf85 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách là một thành viên của Liên hiệp quốc, ủy viên không thường trực của tổ chức này, thành viên của tổ chức thương mại thê giới, sự giao lưu hợp tác uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày càng tăng, nếu chủ ngĩa đế quốc và các thế lực thù địch xâm lược nước ta nhất định chúng sẽ nhanh chóng gặp phải sự phản đối của nhiều tổ chức và lực lượng trên thế giới. Sau những thành tựu có ý nghĩa lịch sử sau hơn 20 năm đổi mới, thế và lực của nước ta đã mạnh hơn bao giờ hết, tiềm lực kinh tế, chính trị, khoa học và công nghệ đã không ngừng được củng cố và tăng cường. Niềm tin của nhân dân 37 vào sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của công cuộc đổi mới ngày càng gia tăng. Sự đồng thuận của các khối đoàn kết dâ tộc, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ tranh ngày càng được củng cố và phát huy. Đây là những thuận lợi của nhân dân ta trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cùng với những thuận lợi chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa còn có những khó khăn to lớn. Hiện nay tương quan so sánh lực lượng về mặt quân sự đang tạm thời nghiêng về phía có lợi cho chủ nghĩa đế quốc. Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội – trụ cột của hòa bình thế giới – và phong trào cách mạng lâm vào thoái hóa là cơ hội ngàn vàng để các lực lượng phản cách mạng bộc lộ hoàn toàn dã tâm xâm lược, khát vọng cuồng chiến. Sau hơn 20 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu, kinh tế xã hội nước ta còn gặp không ít những khó khăn, thách thức, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Quy mô nền kinh tế của nước ta còn nhỏ so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng thấp. Trình độ khoa học và công nghệ, năng suất lao động thấp, cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa thật vững chắc. Tình trạng suy thoái về chính trị, tu tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệu quả. “ Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng chưa đáp ứng tình hình mới” . “ Bộ máy quản lý nhà nước các cấp, nhất là cấp cở sở còn yếu kém.. tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận công chức chậm được khắc phục. dân chủ trong nhiều nơi bị vi phạm” trong đó “ các thế lực thù địch vẫn đang ráo rét thực hiện âm mưu “ diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta”. Tuy nhiên những thuận lợi và khó khăn của chiến tranh nhân dân ỏ vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn vận động, diễn biến phức tạp và chuyển hóa không ngừng. chúng vừa cung cấp những điều kiện tiền đề cơ sở vừa đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi chúng ta phải đáp ứng, giải quyết. do vậy để phát huy cao nhất những thuận lợi và khó khăn, kiên quyết giành thắng lợi trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa chúng ta cần nhận thức đầy đủ và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu sau. 2.2. Những yêu cầu và giải pháp cơ bản để giành thắng lợi trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. a. Quán triệt và thực hiện triệt để mục tiêu bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Ngày nay, chúng ta càng thấy rõ tiến hành chiến tranh không phải là hình thức, biện pháp duy nhất để bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhưng nếu 38 buộc phải sử dụng, thì hình thức, biện pháp này cũng phải hướng tới thực hiện kiên quyết, triệt để mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa như đại hội IX của Đảng và hội nghị TW 8 khóa IX xác định: “ bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa” Như vậy, mục tiêu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa rất phong phú, trong đó có thể thấy nổi nên 2 mặt cơ bản là: Bảo vệ độc lập chủ quyền , thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Hai mặt này luôn thống nhất biện chứng với nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau. Sự thống nhất này là ngọn nguồn cách mạng, không chỉ quy định sự vận động, phát triển của toàn bộ cuộc chiến tranh, mà còn quy định, tính chất, mục tiêu của mội lĩnh vực hoạt động trong chiến tranh. Không chỉ các hoạt động quân sự , hoạt động đấu tranh vũ trang của 3 thứ quân bao gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ mà các hoạt động văn hóa, ngoại giao đều phải xuất phát và hướng tới làm cho mục tiêu ấy thực hiện thắng lợi. Cho nên, mọi biểu hiện xa rời, tách rời tuyệt đối hóa mục tiêu bảo vệ Tổ quốc, coi nhẹ thậm chí phủ nhận mục tiêu bảo vệ chế độ xã hội tốt đẹp đều là sự sai lầm về lý luận, có hại về thực tiễn, đều là sự xa rời mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - mục tiêu xuyên suất của cách mạng Việt Nam; gây tổn hại đến thế và lực của nhân dân ta trong chiến tranh và nhất định không tránh khỏi thất bại. vì thế những nhận thức và biểu hiện trên đây dù diễn ra ở dưới hình thức gì, thời điểm trước hay sau chiến tranh, thuộc cấp chiến lược hay chiến dịch, chiến thuật đều cần đấu tranh phê phán và ngăn chặn kịp thời. b. Giữ vững sự tăng cường lãnh đạo của Đảng trong toàn bộ quá trình: trước, trong và sau chiến tranh. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn là nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, trong đó có các cuộc chiến tranh giải pong dân tộc và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Có được thành tựu đó là nhờ Đảng có lý luận tiên phong, luôn luôn định ra đường lối sách lược đúng đắn có tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Có hang triệu Đảng viên trung kiên sẵn sàng chịu mọi hy sinh gian khổ, kiên quyết lãnh đạo nhân dân thực hiện mọi thắng lợi mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng. ngoài ra Đảng được tôi luyện thường xuyên trong đấu tranh và chiến tranh cách mạng. điều đó đã tạo nên cho Đảng ta một bản lĩnh chính trị vững vàng, độc lập, tự chủ, sang tạo Ngày nay, khi tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, khó lường, đất nước đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chỉ có sự lãnh đạo của Đảng với thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin , tư 39 tưởng Hồ Chí Minh mới giúp nhân dân ta nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa đối tác, đối tượng, mới vừa tranh thủ nhận được sự hợp tác của mọi lực lượng quốc tế, vùa thường xuyên nêu cao cảnh giác sẵn sàng đạp tan mọi âm mưu phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Để giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngay từ trong hòa bình, từ lúc này cần khẩn trương, bổ xung, hoàn thiện đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới; đồng thời cần chủ động dự báo chính xác các khả năng có thể xảy ra đối với đất nước để sớm có điều kiện chuẩn bị, ngăn ngừa đối phó có hiệu quả khi tình huống đó xảy ra. c. Kiên trì, phát triển dường lối tiến hành chiến tranh nhân dân trong điều kiện lịch sử mới. Dựa vào dân, xây dựng thế trận lòng dân, phát động toàn dân đánh giặc là điểm chủ yếu tạo nên ưu thế cơ bản, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy, ưu thế ấy là nguyên nhân cơ bản giúp dân tộc ta nhiều lần chiến thắng quân xâm lược hung mạnh nhất trong lịch sử. Hiện nay, trong xu thế của nền kinh tế tri thức, quốc phòng tri thức.. và chống lại cuộc chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao của địch chúng ta vẫn phải kiên trì đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân. Kẻ thù xâm lược nước ta trong cuộc chiến tranh này tuy có điểm yếu chí tử là tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa, bị đa số nhân dân và các lực lượng tiến bộ xã hội, yêu chuộng hòa bình phản đối, từ đó dễ mâu thẫn nội bộ gay gắt, nhưng chúng vẫn có tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, quân sự lớn hơn ta rất nhiều. So với lien minh của các thế lực xâm lược hùng mạnh, tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học và công nghệ của chúng ta vẫn rất nhỏ bé. Cho nên, một mặt để có thế và lực, có lực lượng vật chất và tinh thần, ý chí quyết tâm và tinh thần sang tạo, vượt nên sức mạnh vô cùng lớn của thế lực xâm lược tàn bạo, vượt qua gian khổ hy sinh để giành thắng lợi cuối cùng chúng ta không còn con đường nào khác, con đường dựa vào dân, phát huy sức mạnh của dân. Đúng như Hồ Chí Minh khẳng định: “bao nhiêu lực lượng sức mạnh đều ở dân, dân giúp đỡ nhiều chúng ta thắng lợi nhiều, dân giúp đỡ ít chúng ta thắng lọi ít, dời dân nhất định chúng ta sẽ thất bại”. Tiến hành chiến tranh nhân dân hiện nay vẫn phải tiếp tục truyền thống toàn dân đánh giặc, toàn dân tham gia tiến hành chiến tranh một cách toàn diện, trên mọi lĩnh vực, mọi quá trình, mọi giai đoạn của chiến tranh. Đánh địch bằng sức mạnh tổng hợp. kết hợp chặt chẽ giữa khơi dậy, quy tụ và phát huy sức mạnh của dân, giữa xây dựng phát huy các tiềm lực, khả năng huy động, chuyển hóa các tiềm lực thành nhân tố trong chiến tranh. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Tuy nhiên trong điều kiện lịch sử mới, những giải pháp truyền thống này cũng có sự biến đổi ở các mức độ khác nhau cả về nội dung và phương thức thực 40 hiện. để có thể huy động được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường và ngày có càng nhiều yếu tố nước ngoài, hiện nay chúng ta phải có cơ chế, luật pháp khác với chiến tranh nhân dân trong thời kỳ bao cấp để giải quyết hài hòa các lợi ích khuyến khích, động viên nhân dân tự nguyện đóng góp cho chiến tranh và đủ áp lực luật pháp buộc một số giai tầng trong xã hội thuộc các thành phần kinh tế đóng góp cho chiến tranh. Hiện nay, trong điều kiện hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, chủ nghĩa cơ hội mọc lên như nấm thì sức mạnh dân tộc, nguồn nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đất nước trong chiến tranh phải được phát huy cao hơn nhiều lần trong các cuộc chiến tranh trước đây Ngoài những biến đổi trong giải pháp truyền thống, tiến hành chiến tranh nhân dân trong hoàn cảnh hiện nay còn có những điều kiện, nội dung, hình thức, biện pháp mới. d. Tiến hành chiến tranh nhân dân hiện nay cần và phải được thực hiện trên cơ sở thế trận chiến tranh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay mà tất cả các cuộc chiến tranh trước đây không có được. điều kiện này sẽ tạo them thế và lực để không chỉ các lực lượng vũ trang chủ động hơn trong việc thực hiện các đòn chiến lược tiêu diệt địch mà còn giúp các tầng lớp nhân dân chủ động phòng tránh, đánh trả các hành động xâm lược của kẻ thù. Cho nên, nó cũng là yêu cầu và giải pháp mới nhằm đối phó có hiệu quả với các âm mưu, hành động xâm lược của địch, trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thế trận chiến tranh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân bố trí rộng khắp trên cả nước, nhưng có trọng tâm, trọng điểm. trên cơ sở thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và các khu vực phòng thủ tỉnh, thành, quận, huyện xây dựng trong hòa bình, thực hiện cả nước là một chiến trường. Ở đâu cũng ó người đánh giặc, người bảo vệ an ninh bằng mọi phương tiện vuc khí hiện có, làm cho địch luôn ở thế bị động đối phó. Thế trận ấy rộng khắp, nhưng không giàn đều mà tập trung vào những hướng, địa bàn chiến lược, trọng yếu để vừa có thế công vừa có thế thủ, vừa có thể tác chiến độc lập, vừa có thể lien kết hình thành hệ thống thế trận “làng nước” đối phó có hiệu quả với mọi tình huống chiến tranh. e. Phối hợp chặt chẽ giữa diệt giặc ngoài với đánh thù trong. Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hôi là những giải pháp truyền thống đã được chúng ta thực hiện ngay từ những cuộc chiến tranh giải phóng đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng. nội dung mới của biện pháp này là sự gia tăng vai trò của hoạt động đảm bảo an ninh chính trị, hoạt động chống bạo loạn lật đổ, chống khủng bố. Bởi thực tiễn cuộc chiến tranh gần đây ở Cô – xô –vô (1999). Irac (2003) và ngay tại Tây Nguyên ở nước ta ( 04 / 2001) và ( 02 / 2004) đã cho thấy khả năng 41 gây bạo loạn lật đổ. Nhất là trong điều kiện chiến tranh là một thực tế và một thủ đoạn được kẻ địch coi trọng. do vậy, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, phương tiện nhất là sự phối hợp giưa lực lượng quân đội với lực lượng công an để vừa tiêu diệt giặc ngoài vừa đánh thù trong, baoe vệ toàn vẹn độc lạp chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa trong suốt và sau chiên tranh. f. Kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực. hợp đồng tác chiến giữa đòn tiêu diệt địch của các tầng lớp nhân dân, của dân quân, tự vệ với các cuộc tiến công của bộ đội chủ lực là truyền thống, nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong các cuộc chến dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng sự phối hợp này đạt đến mức nào là tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thế. Cái mới trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay là sự phối hợp này được thực hiện chặt chẽ ngay từ đầu và trong suốt chiến tranh. chỉ có trên cơ sở thực hiện những giải pháp này chúng ta mới thực hiện được tư tưởng tiến công, tổ chức toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đánh địch bằng mọi thứ vũ khí hiện có, đánh tan mọi thủ đoạn tác chiến của địch trên các môi trường đi đến giành thằng lợi hoàn toàn. g. Sẵn sàng chiến đấu lâu dài đồng thời chủ động giành thắng lợi trong thời gian ngắn. Yêu cầu giải pháp trên đây như một quyết tâm chiến lược xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và địch trong chiến tranh. Với tiềm lực kinh tế khoa học, quân sự nhỏ hơn nhiều lần các thế lực xâm lược nên thực hiện chiến lược đánh lâu dài, để đánh bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, đẩy địch vào thế xa lầy, bị động, từ đó chuyển hóa dần dần so sánh lực lượng có lợi cho ta đã trở thành một trong những bài học quý báu trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. Điểm mới trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay là cùng với việc xác định đánh lâu dài, chúng ta chủ động tạo thời cơ nắm thời cơ để giành thắng lợi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thời gian của chiến tranh không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, suy cho cùng nó phụ thuộc vào so sánh lực lượng tổng hợp của các bent ham chiến. Do vậy để rút ngắn thời giant ham chiến, chúng ta cần chủ động tạo ra và nắm thời cơ, kịp thời thực hiện các đòn tiến công chiến lược trên các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực quân sự, tạo bước chuyển biến căn bản về so sánh lực lượng, buộc địch phải cay đắng chấp nhận thất bại, chấm dứt chiến tranh. Với âm mưu xâm lược chủ quyền, toàn vện lãnh thổ và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu tiến hành xâm lược nước ta kẻ thù sẽ phải chuẩn bị một lực lượng rất lớn về quân số và vũ khí trang bị quân sự, công nghệ cao. Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh đó, tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hôi chủ nghĩa, xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. 42 Trên cơ sở các tiềm lực và thế trận đã được chuẩn bị trước cùng tính chất chính nghĩa, tự vệ, cách mạng triệt để của cuộc chiến tranh, nhất định chúng sẽ phát huy được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh củ thời đại, phát huy đươc ưu thế chính trị tinh thần, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, sự lãnh đạo, chỉ đạo sang suốt của Đảng, nhà nước, sức mạnh của mọi vũ khí phương tiện hiện đại, cùng kinh nghiệm và tài thao lược quân sự tiến hành chiến tranh nhân dân được nâng lên trình độ mới để đánh bạo ý chí xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Sinh viên là lớp tri thức trẻ, tương lai là một trong những lực lượng nòng cốt xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cần ta sức học tập, ngiên cứu, củng cố lòng tin, niềm tự hào dân tộc để đóng góp tài năng, trí tuệ công sức của mình vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: bản chất, tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa? Câu 2: Những yêu cầu và giải pháp cơ bản giành thắng lợi trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa? 43 Bài 5 KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG - AN NINH Mục đích yêu cầu: Mục đích: Yêu cầu người học hiểu được đường lối kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh của Đảng ta. Yêu cầu: Vạn dung kiến thức đã học trong việc thực hiện đường lối kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh của Đảng ta. Thực hiện nghiêm đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kết hợp. Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản, thường xuyên, gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Đó là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người. Quốc phòng là công việc giữ nước của một quốc gia, bao gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực : kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội... nhằm mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước. An ninh, trạng thái ổn định an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm để đe doạ sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ choc, của tong lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội. Việt Nam, bảo vệ an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của cả hệ thống chính trị do lực lượng an ninh làm nòng cốt ; bảo vệ an ninh luôn kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng. Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở nước ta là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định, để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, chúng ta phải kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh trong một chính thể thống nhất. Quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, có cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1 Cơ sở lí luận Kinh tế, quốc phòng, an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động 44 riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng - an ninh ; ngược lại, quốc phòng - an ninh cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng, an ninh. Lợi ích kinh tế, suy cho đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn đó, phải có hoạt động quốc phòng, an ninh. Bản chất của chế độ kinh tế-xã hội quyết định đến bản chất của quốc phòng- an ninh. Xây dựng sức mạnh quốc phòng, an ninh vì mục đích bảo vệ và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hội, xã hội chủ nghĩa quy định ; còn tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh vì mục đích bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền, thực hiện chiến tranh xâm lược là do bản chất của chế độ kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định. Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lực cho hoạt động quốc phòng - an ninh. Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội"[21] ; "Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,..."[22]. Vì vậy, để xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh phải xây dựng, phát triển kinh tế. Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho quốc phòng, an ninh, qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của lực lượng vũ trang ; quyết định đến đường lối chiến lược quốc phòng - an ninh. Để xây dựng chiến lược quốc phòng, an ninh quốc gia của mỗi nước, phải căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó tổ chức biên chế của lực lượng vũ trang và vào trang bị vũ khí kĩ thuật hiện có là căn cứ đặc biệt quan trọng. Những yếu tố này đều phụ thuộc vào nền kinh tế. Quốc phòng - an ninh không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động trở lại với kinh tế – xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực. Quốc phòng - an ninh vững mạnh sẽ tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong thời bình, ở mức độ nhất định cũng có tác dụng kích thích kinh tế phát triển. Tiêu dùng cho hoạt động quốc phòng, an ninh, một mặt, đặt ra cho nền kinh tế phải sản xuất ra sản phẩm, hoặc thông qua mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nó ; mặt khác, sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế. Hoạt động quốc phòng, an ninh tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính của xã hội. Những tiêu dùng này, như V.I. Lênin đánh giá, là tiêu dùng "mất đi", không quay vào tái sản xuất xã hội. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động quốc phòng - an ninh còn ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế. Hoạt động quốc phòng - an ninh còn có thể dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái, 45 để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế, nhất là khi chiến tranh xảy ra. Để hạn chế những tác động tiêu cực này, phải kết hợp tốt tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế – xã hội vào một chỉnh thể thống nhất. Từ sự phân tích trên đây cho thấy, kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh là một tất yếu khách quan. Mỗi lĩnh vực hoạt động có nội dung, phương thức riêng nhưng lại có sự thống nhất ở mục đích chung, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngược lại. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ mỗi lĩnh vực có quy luật phát triển đặc thù, do đó, việc kết hợp phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lí, cân đối và hài hoà. 1.2 Cơ sở thực tiễn Nhìn vào tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới chúng ta thấy, dù là nước lớn hay nước nhỏ ; kinh tế phát triển hay chưa phát triển ; dù chế độ chính trị như thế nào thì mỗi quốc gia cũng đều chăm lo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, kể cả những nước mà hàng trăm năm nay chưa có chiến tranh. Tuy nhiên, các nước khác nhau, với chế độ chính trị-xã hội khác nhau, điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì sự kết hợp cũng có sự khác nhau về mục đích, nội dung, phương thức và kết quả. Ngay trong một nước, trong mỗi giai đoạn phát triển thì sự kết hợp cũng khác nhau. Ở Việt Nam, sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh đã có lịch sử lâu dài. Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc ta. Đứng trước nguy cơ thường xuyên bị đe dọa, xâm lược và thôn tính của các thế lực thù địch, để xây dựng và phát triển đất nước, ông cha ta đã có những chủ trương, kế sách thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng, đề ra kế sách giữ nước với tư tưởng : "nước lấy dân làm gốc", "dân giàu, nước mạnh", "quốc phú binh cường" ; thực hiện "khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc", chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để "yên dân" mà "vẹn đất". Thực hiện kế sách "ngụ binh ư nông", "động vi binh, tĩnh vi dân" để vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Trong xây dựng, phát triển kinh tế, đã sử dụng nhiều chính sách như khai hoang lập ấp ở những nơi xung yếu để "phục binh sẵn, phá thế giặc dữ" từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_phan_1.pdf
Tài liệu liên quan