MỤC LỤC
MỤC LỤC . 1
Bài 1: GIỚI THIỆU NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI 2
I. Khái quát nghề Công tác xã hội . 2
1. Các khái niệm về Công tác xã hội . 2
2. CTXH như là ngành khoa học 3
II. Lịch sử hình thành nghề CTXH 4
1. Quá trình hình thành CTXH như một khoa học . 4
2. Sự hình thành ngành CTXH ở Việt Nam 7
3. Những thách thức và cơ hội của nghề CTXH tại Việt Nam . 7
Bài 2: MỤC ĐÍCH, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI . 11
I. Mục đích của CTXH . 11
1. Mục đích của CTXH . 11
2. Mục tiêu của CTXH . 12
3. Các nhiệm vụ của CTXH . 13
II. Chức năng của CTXH . 13
III. Những vai trò khác nhau của CTXH 15
IV. Thực hành CTXH . 16
1. Khái niệm thực hành CTXH . 16
2. Các mô hình can thiệp của CTXH thực hành . 17
3. Các yêu cầu đối với NVXH . 19
Bài 3: TRIẾT LÝ, GIÁ TRỊ, NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ CTXH . 20
I. Nền tảng triết lý của CTXH . 20
1. Các quan điển cơ bản trong CTXH . 20
2. Các quy điều đạo đức trong CTXH 21
II. Các giá trị của CTXH . 22
1. Khái niệm các giá trị . 22
2. Những vấn đề khó xử về giá trị . . 23
3. Các hướng dẫn trong việc giải quyết những vấn đề khó xử 23
III. Các nguyên tắc của CTXH 24
Bài 4: CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI . 28
I. Các lĩnh vực hoạt động trong CTXH 28
II. Các dịch vụ xã hội . 34
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
36 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Giới thiệu nghề công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết vấn
đề xã hội.
Ví dụ: Cho vay vốn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để đối tượng thoát
khỏi đói nghèo, lạc hậu một cách bền vững.
Năm 1958 Ủy ban Thực hành của Hiệp hội NVCTXH Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra một
công bố về những vấn đề đã được chấp nhận là ba mục đích, cũng là chức năng của công tác
xã hội.
- Chức năng phục hồi của CTXH. Khía cạnh phục hồi chức năng nhằm đưa con
người về trạng thái bình thường trong thực hiện chức năng xã hội của họ. Ví dụ:
giúp đỡ cô gái mại dâm thay đổi thông qua tham vấn giúp cô gái ấy tận dụng cơ
hội học tập, đào tạo kỹ năng và việc làm hợp pháp.
- Chức năng phòng ngừa của CTXH liên quan đến việc phát hiện sớm, kiểm soát,
và loại bỏ những điều kiện có hại về đến việc thực hiện chức năng xã hội. Ví dụ:
tư vấn về các vấn đề trước hôn nhân và gia đình khác, giáo dục giới tính cho thanh
niên để ngăn chặn cuộc hôn nhân sớm, lạm dụng tình dụcvà thực hiện hỗ trợ
việc ban hành pháp luật và chính sách có thể giúp ngăn ngừa lạm dụng phụ nữ và
trẻ em.
- Chức năng phát triển của CTXH. Mục đích là để giúp các cá nhân sử dụng tối
đa tiềm năng và năng lực của mình, đồng thời tăng cường hiệu quả các nguồn lực
xã hội hoặc cộng đồng sẵn có. Chức năng này thường mang khía cạnh giáo dục.
Ví dụ: giúp những người lao động chính trong gia đình bị thất nghiệp hoặc thiếu
việc làm tận dụng những cơ hội đào tạo kỹ năng, dịch vụ hỗ trợ cần thiết.
(Mendoza, 2008: 76-77) bổ sung thêm một chức năng khác của CTXH là chức năng
biến đổi. Theo bà CTXH có các chức năng sau đây:
- Chức năng biến đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao quyền tự quyết cho con
người và cộng đồng để vượt qua và làm thay đổi các điều kiện và các mối quan hệ
mà chúng đè nén, lạm dụng và vô nhân đạo thông qua các quá trình hòa bình và
THỰC HIỆN
CHỨC NĂNG CTXH
NVCTXH THÂN CHỦ
Chức năng
Phòng ngừa
Chức năng Giải
quyết vấn đề
Chức năng
Phục hồi
Chức năng
Phát triển
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 15
Giới thiệu nghề Công tác Xã hội
SDRC - CFSI
thúc đẩy sự phát triển. Chức năng này còn bao gồm làm việc với những người và
các thể chế trong các hoàn cảnh thay thế sáng tạo và tương lai tích cực.
III. NHỮNG VAI TRÒ KHÁC NHAU CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
Vai trò của CTXH là can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, gia đình, nhóm người có cùng
vấn đề, cộng đồng và các hệ thống xã hội nhằm hỗ trợ thân chủ đạt được sự thay đổi về mặt
xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ với con người và để nâng cao an sinh xã
hội.
Để đạt được các điều này, ngành CTXH phải thực hiện các nhiệm vụ tham vấn, trị liệu,
giáo dục, thương lượng, hòa giải, hỗ trợ, hoạch định và nghiên cứu. Tùy thuộc vào từng
trường hợp cụ thể, ví dụ như tùy thuộc vào nhu cầu của người nhận dịch vụ và nguồn lực có
được, cũng như tùy vào vai trò cụ thể của mình trong cơ quan, tổ chức mà NVCTXH sẽ phối
hợp thực hiện các nhiệm vụ trên cũng như chọn phương pháp thực hiện phù hợp.
- Làm việc trực tiếp với cá nhân:
Một giáo dục viên
Một nhân viên làm việc với cá nhân
Một nhân viên làm việc trong nhóm
Làm việc trực tiếp cung cấp những dịch vụ
Trị liệu/tham vấn hôn nhân và gia đình
- Làm vai trò cầu nối với liên kết các hệ thống:
Quản lý ca, điều phối
Cầu nối thân chủ với các hệ thống, chương trình hỗ trợ
Truyền thông vận động, các hệ thống XH có lợi cho thân chủ.
- Làm việc với nhóm (tự nhiên và nhóm thành lập):
Người điều hành
Người tổ chức
Người hòa giải
- Nghiên cứu và phát triển chính sách:
Nhà nghiên cứu
Người hoạch định chính sách
Cố vấn
Người biện hộ
NVCTXH có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các cấp, ở cộng đồng và trong
các cơ sở cung cấp dịch vụ, trong các trung tâm như cơ sở bảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng,
mái ấm, nhà mở hay các tổ chức phi chính phủ. Khi NVCTXH ở những vị trí khác nhau thì
vai trò và các hoạt động của họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm đối tượng
mà họ làm việc.
Theo quan điểm của Feyerico (1973), NVCTXH có những vai trò sau đây:
- Vai trò là người vận động nguồn lực: là người trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia
đình, cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề.
Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thuật,
thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm...
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 16
Giới thiệu nghề Công tác Xã hội
SDRC - CFSI
- Vai trò là người kết nối: còn gọi là trung gian: NVCTXH là người có được
những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho đối tượng các chính
sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ
tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh
trong giải quyết vấn đề.
- Vai trò là người biện hộ: là người bảo vệ quyền lợi cho đối tượng để họ được
hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trường
hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng.
- Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội tổ chức các
hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng, cổ vũ tuyên truyền.
Ví dụ như sự vận động cho quyền lợi của những người khuyết tật được hưởng
chính sách hoà nhập.
- Vai trò là người giáo dục: là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan tới vấn
đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng
đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn
nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải
quyết.
- Vai trò người tạo sự thay đổi: NVCTXH được xem như người tạo ra sự thay đổi
cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng tới những
suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn.
- Vai trò là người tư vấn: NVCTXH tham gia như người cung cấp thông tin tư vấn
cho các đối tượng cần có những thông tin như thông tin về chăm sóc sức khoẻ
sinh sản, thông tin về bảo vệ môi trường, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ hay người già.
- Vai trò là người tham vấn: NVCTXH trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình xem
xét vấn đề, và tự thay đổi. Ví dụ như, NVCTXH tham gia tham vấn giúp trẻ em bị
xâm hại tình dục hay phụ nữ bị bạo hành vượt qua khủng hoảng.
- Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng: trên cơ
sở nhu cầu của cộng đồng đã được cộng đồng xác định, NVCTXH giúp cộng đồng
xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm năng của
cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng.
- Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: NVCTXH còn được xem như người
cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình không có khả năng tự
đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề.
- Vai trò là người xử lý dữ liệu: Với vai trò này, NVCTXH nhiều khi phải nghiên
cứu, thu thập thông tin và phân tích thông tin trên cơ sở đó tư vấn cho đối tượng
để họ đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Vai trò là người quản lý hành chính: NVCTXH khi này thực hiện những công
việc cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch và
triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Người tìm hiểu, khám phá cộng đồng: NVCTXH đi vào cộng đồng để xác định
vấn đề của cộng đồng để đưa ra những kế hoạch trợ giúp, theo dõi, giới thiệu
chuyển giao những dịch vụ cần thiết cho các nhóm đối tượng trong cộng đồng.
IV. THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
1. Khái niệm thực hành CTXH tổng quát
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 17
Giới thiệu nghề Công tác Xã hội
SDRC - CFSI
Thuật ngữ “NVCTXH thực hành tổng quát” là người có kiến thức và kỹ năng sâu
rộng, họ dựa trên một số quan điểm, lý thuyết và các mô hình để thực hành nghề nghiệp.
Họ có thể chuyển từ lĩnh vực thực hành này sang lĩnh vực thực hành khác. Đối lập với
thực hành tổng quát là thực hành chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó.
Mục đích: Để đáp ứng được yêu cầu công việc giải quyết vấn đề ở nhiều cấp độ can
thiệp, từ vi mô đến vĩ mô, nên NVCTXH cần có khả năng trợ giúp được nhiều loại thân
chủ ở nhiều tình huống, vì vậy họ cần có kiến thức, kỹ năng tổng quát.
Thực hành CTXH tổng quát: là sự thực hành song song cùng một lúc với gia đình
và cộng đồng. Hoàn cảnh của cá nhân, vẫn làm việc với cá nhân, vận động nguồn lực
của cộng đồng để hỗ trợ cá nhân.
Những quan điểm liên quan đến thực hành CTXH tổng quát: làm việc với từng cá
nhân, sau đó phát triển ra làm việc với nhóm và cộng đồng.
- Trong quá trình thực hành CTXH tổng quát, NVCTXH phải có đầu óc tự đánh giá
tự nhận xét về những dịch vụ hỗ trợ cho thân chủ: có hiệu quả, phù hợp với thân
chủ có những thay đổi trên tinh thần xây dựng, tích cực. NVCTXH có thể
cải thiện hoặc tìm kiếm những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thân chủ.
- Làm việc trực tiếp với hệ thống thân chủ: qua hệ trực tiếp của hệ thống thân chủ
(cá nhân, nhóm, cộng đồng, tổ chức) và NVCTXH.
- NVCTXH giúp thân chủ nối kết với các nguồn lực hỗ trợ.
- NVCTXH thúc đẩy, góp ý cho những cơ quan, tổ chức thay đổi để đáp ứng nhu
cầu đa dạng của thân chủ
- NVCTXH có thể nghiên cứu có thể làm được điều này, sử dụng thông tin nghiên
cứu để đi vận động, biện hộ cho quyền lợi của thân chủ.
Ví dụ: với trường hợp một đứa trẻ mồ côi và phải được tìm một người nhận làm con nuôi.
Muốn được điều này, tòa án phải chính thức tuyên bố rằng điều này sự thật. Thời gian đợi
toà án tuyên bố rất lâu. NVCTXH thấy được điều đó, NVCTXH sẽ đưa ra những thông
tin trong quá trình làm việc với trẻ trình lên người làm chính sách họ sẽ có điều kiện,
biết được để thay đổi chính sách sao cho phù hợp với đứa trẻ: có quyết định sớm hơn, có
ảnh hưởng tích cực đến nhiều đứa trẻ khác cùng hoàn cảnh.
2. Các mô hình can thiệp của CTXHthực hành
Trọng tâm
can thiệp
Lĩnh vực Vai trò và nhiệm vụ
Cộng đồng
Các tổ chức
Xã hội
Sự phát triển xã hội
Giảm nghèo
Cứu trợ sau thiên tai
Các dịch vụ xã hội
Đánh giá nhu cầu trong phát
triển xã hội và lên kế hoạch
can thiệp.
Sự phát triển cộng đồng và hành
động của cộng đồng để huy động
và phát triển nguồn lực
Truyền thông vận động và
thương thuyết với và thay mặt
cho những nhóm người/cộng
đồng dễ bị tổn thương/có hoàn
cảnh khó khăn.
Nghiên cứu và cố vấn về chính
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 18
Giới thiệu nghề Công tác Xã hội
SDRC - CFSI
Trọng tâm
can thiệp
Lĩnh vực Vai trò và nhiệm vụ
sách nhằm hỗ trợ và hướng
dẫn cộng đồng, các cấp chính
quyền thúc đẩy phát triển xã
hội.
Cá nhân
Gia đình
Nhóm
Trẻ em/ bảo vệ trẻ em
Bảo trợ xã hội
Phòng ngừa các tệ nạn xã hội
Giáo dục
Y tế
Tư pháp người chưa thành
niên
Đánh giá nhu cầu xã hội và lập
kế hoạch can thiệp.
Tham vấn cho cá nhân, và làm
việc theo nhóm nhằm thúc đẩy
sự thay đổi.
Quản lý ca đối với những
trường hợp phức tạp
Giáo dục xã hội nhằm tăng
cường khả năng giải quyết vấn
đề.
Vận động và thương thuyết
cho những người có hoàn cảnh
khó khăn.
Phát triển dịch vụ
Nghiên cứu và phát triển chính
sách.
3. Các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng đối với nhân viên CTXH
- Yêu cầu về đạo đức: CTXH là hoạt động chịu ảnh hưởng rất nhiều của mối quan
hệ tương tác với con người do vậy hoạt động của nghề nghiệp này mang tính chất
khá phức tạp. Chất lượng và hiệu quả của thực hành CTXH được quyết định một
phần bởi phẩm chất đạo đức của người NVCTXH.
- Có thể kể tới những phẩm chất đạo đức sau đây cần có ở họ:
Cần có sự cảm thông và tình yêu thương con người, sự sẵn sàng giúp đỡ
người khác.
Cần có niềm đam mê nghề nghiệp, sự cam kết với nghề nghiệp. Sự tâm
huyết nghề nghiệp giúp cho họ có niềm tin, có ý chí để vượt qua những giai
đoạn khó khăn trong quá trình giúp đỡ đối tượng.
Trung thực là một yếu tố đạo đức quan trọng mà NVCTXH cần có.
Thái độ cởi mở cũng được xem như một yếu tố nhân cách cần có đối với
NVCTXH, bởi đó là yếu tố tiên quyết tạo nên niềm tin và sự chia sẻ từ phía
đối tượng đối với NVCTXH.
Cần có tính kiên trì, nhẫn nại. Trong hoạt động trợ giúp không phải ca trợ
giúp nào cũng thành công như mong muốn của họ. Không ít trường hợp sự
thất bại của đối tượng cũng bị xem như sự thất bại của chính họ.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 19
Giới thiệu nghề Công tác Xã hội
SDRC - CFSI
Cần có lòng vị tha, sự rộng lượng. Làm việc với những đối tượng thường có
những vấn đề, đặc biệt vấn đề liên quan tới đạo đức như vi phạm pháp luật,
mại dâm, ma túy...
Cần là con người luôn có quan điểm cấp tiến và hoạt động hướng tới sự thay
đổi trong trật tự xã hội.
Cần là người người tỏ ra cương trực, sẵn sàng từ chối sự gian lận trong
người quản lý.
- Yêu cầu về kiến thức: NVCTXH cần có kiến thức khá rộng. Bên cạnh họ cần có
những kiến thức nghề nghiệp họ còn cần tới những kiến thức liên quan khác phục
vụ cho công việc của mình. Có thể liệt kê những kiến thức mà NVCTXH cần có
như sau:
Chính sách xã hội
Tâm lý học
Xã hội học
Kiến thức bổ trợ khác như kinh tế, pháp luật...
- Yêu cầu về kỹ năng đối với nhân viên xã hội
Trong tiến trình trợ giúp đối tượng giải quyết vấn đề, NVCTXH cần có những kỹ
năng cụ thể về đảm bảo hiệu quả công việc, tuỳ theo chức năng và hoạt động. Sau
đây là một số kỹ năng cụ thể:
Kỹ năng lắng nghe tích cực
Kỹ năng thu thập, phân tích thông tin
Kỹ năng nhận xét, đánh giá
Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với đối tượng
Kỹ năng quan sát đối tượng
Kỹ năng diễn giải vấn đề, thuyết trình trước quần chúng
Kỹ năng giúp đối tượng tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề
Kỹ năng đưa ra các giải pháp và dự đoán hiệu quả sử dụng
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân như giữ được bình tĩnh, tự tin trước mọi
tình huống
Kỹ năng làm việc với nhiều tổ chức khác nhau, kể cả những tổ chức chính
phủ và phi chính phủ
Kỹ năng biện hộ cho nhu cầu của đối tượng
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tư vấn
Kỹ năng tham vấn.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 20
Giới thiệu nghề Công tác Xã hội
SDRC - CFSI
Bài 3: TRIẾT LÝ, GIÁ TRỊ, NGUYÊN TẮC
ĐẠO ĐỨC NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CTXH xuất phát các lý tưởng nhân văn và dân chủ, các giá trị của nó dựa trên cơ sở tôn trọng
sự bình đẳng, phẩm giá, và sự xứng đáng của mọi dân tộc. Từ những ngày khởi đầu của nó cách
đây một thế kỷ, CTXH thực hành nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu và phát triển tiềm năng của
con người. Nhân quyền và công bằng xã hội là động lực và sự biện giải cho hoạt động CTXH.
Trong sự liên đới với những người bị thiệt thòi, nghề CTXH cố gắng giảm thiểu sự nghèo khó và
giải phóng những người bị tổn thương hay bị áp bức để thúc đẩy sự hòa nhập xã hội (đúng như
định hướng giải phóng con người của Chủ nghĩa Xã hội). Các giá trị của CTXH được thể hiện
trong các quy điều đạo đức nghề nghiệp quốc gia và quốc tế.
I. TRIẾT LÝ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
1. Các quan điểm cơ bản trong Công tác xã hội
Theo Thelma Lee-Mendoza (2008) triết lý về CTXH có nguồn gốc từ xã hội. CTXH
dựa trên niềm tin rằng mọi người đều có giá trị và phẩm giá. Mọi cá nhân đều có giá trị,
bởi vì họ có khả năng đưa ra lý do, phân tích lý trí và chọn lựa. Các cá nhân đều có
phẩm giá và tồn tại với sự tồn tại của chính họ.
Quan điểm nghề nghiệp của ngành CTXH là những quan điểm về con người, về mục
đích cho sự an sinh của họ và những biện pháp đi đến mục đích đó. Có 6 quan điểm cơ
bản của CTXH:
- Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội
- Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ phụ thuộc.
- Mỗi bên đều có trách nhiệm với nhau.
- Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người là độc nhất
không giống người khác
- Mỗi người cần được phát huy hết tiềm năng của mình và cần được thể hiện trách
nhiệm của mình đối với xã hội thông qua việc tích cực tham gia vào các hoạt động
xã hội.
- Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự phát
huy của cá nhân, những trở ngại ấy chính là sự mất cân bằng trong quan hệ giữa cá
nhân và xã hội.
CTXH là một nghề mang lại sự đổi mới cho xã hội, chứ không phải là hoạt động từ
thiện, do đó khi hành nghề người NVCTXH phải ý thức được thái độ nghề nghiệp một
cách vững vàng về các quan điểm và nguyên tắc nghề nghiệp.
Các quan điểm nghề nghiệp của CTXH được xây dựng trên nền tảng triết lý mang
tính khoa học. Những giá trị triết học CTXH là :
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 21
Giới thiệu nghề Công tác Xã hội
SDRC - CFSI
2. Các quy điều đạo đức trong ngành CTXH
Các tiêu chuẩn đạo đức chung của các NVXH được dựa trên Quy tắc Đạo đức Quốc
tế dành cho NVCTXH chuyên nghiệp được IFSW thông qua vào năm 1976. ISFW đưa
ra Các tiêu chuẩn Đạo đức Quốc tế theo năm hạng mục chung: các tiêu chuẩn chung về
ứng xử đạo đức, các tiêu chuẩn CTXH ứng xử với thân chủ, các tiêu chuẩn CTXH ứng
xử tại các cơ quan và các tổ chức, các tiêu chuẩn CTXH ứng xử với các đồng nghiệp, và
các tiêu chuẩn ứng xử nghề nghiệp.
Mục đích của các quy điều đạo đức trong ngành CTXH là quy định các trách nhiệm
và hành vi cần có ở NVCTXH với thân chủ của mình, với đồng nghiệp và với xã hội
- Vai trò và trách nhiệm của nhân viên xã hội:
Phẩm chất, năng lực và trách nhiệm phù hợp với công việc.
Luôn có ý thức rèn luyện khả năng và nâng cao trình độ chuyên môn
Rèn luyện trên 3 mặt : kiến thức, thái độ và kỹ năng
Liêm chính
Luôn học tập để đổi mới chính mình
- Trách nhiệm đối với thân chủ:
Thân chủ là mối quan tâm hàng đầu.
Cố gắng hết sức để phát huy tối đa khả năng tự quyết của thân chủ
Đảm bảo sự riêng tư của thân chủ
- Trách nhiệm đối với đồng nghiệp:
Tôn trọng, bình đẳng
Trách nhiệm liên đới với các thân chủ của đồng nghiệp.
GIAÙ TRÒ TRIEÁT LYÙ CUÛA CTXHÙ Á Ù Û
Mỗi con người được xem
là một người với phẩm
giá và giá trị
Con người sống lệ thuộc
lẫn nhau. Quyền và
nhĩa vụ chi phối các
tương tác
Mỗi cá nhân có
trong mình một
tiềm năng để
vươn lên và
thành đạt
Con người có
chung những nhu
cầu cho sự phát
triển và lớn lên
của mỗi cá nhân
Xã hội có nhiệm vụ
giúp đỡ những người
không có phương tiện
để biến các tiềm năng
của họ thành hiện thực
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 22
Giới thiệu nghề Công tác Xã hội
SDRC - CFSI
- Trách nhiệm đối với xã hội :
NVCTXH làm việc vì lợi ích xã hội, thể hiện sự hòa hợp giữa các cấp độ giá
trị: giá trị của xã hội, giá trị của nghề nghiệp, giá trị của cơ quan làm việc,
giá trị của thân chủ và giá trị của chính mình.
II. CÁC GIÁ TRỊ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI (DuBois, Brenda and Miley, Karla
Krogsrud, 2005: 50)
1. Khái niệm các giá trị
Được định nghĩa là những sự hình thành các hành vi được yêu thích của các cá nhân
hoặc nhóm xã hội, những giá trị đó là những hành vi được mong muốn.
Các giá trị này bao hàm một sự yêu thích bình thường đối với các phương tiện và kết
quả bất kỳ, và các điều kiện của cuộc sống, thường được đi kèm với cảm giác mạnh mẽ,
có một khía cạnh về cảm xúc hay cảm giác về những giá trị này và những giá trị này
thường đưa đến hành động.
Là một tiêu chuẩn hay các chuẩn mực được tổ chức bởi một phần đáng kể của xã hội
được phản ánh qua các kiểu mẫu của hành vi được thể chế hóa, và dẫn dắt những người
tham gia hành động trong quan hệ tương tác với nhau trong khuôn khổ của hiểu biết
thông thường mặc dù đó không phải là hệ thống được kiểm soát có chủ ý hay được tham
khảo một cách hợp lý.
- Các giá trị được xem như là:
Những hướng dẫn cho hành vi
Phát sinh từ kinh nghiệm của cá nhân
Được điều chỉnh khi có nhiều kinh nghiệm được tích lũy
Phát triển theo tự nhiên
Các giá trị của CTXH tập trung vào ba lĩnh vực chung: các giá trị về con người, các
giá trị về CTXH trong mối quan hệ với xã hội, và các giá trị về ứng xử chuyên môn.
- Các giá trị về con người
Những giá trị chung của nghề nghiệp phản ánh các ý tưởng cơ bản của các NVXH về
bản chất của nhân loại và bản chất của sự thay đổi, “các giá trị cốt lõi của dịch vụ,
công bằng xã hội, phẩm giá và giá trị của con người, tầm quan trọng của các mối quan
hệ, tính nguyên vẹn và năng lực của con người”. Đánh giá phẩm giá và giá trị của tất
cả mọi người bất kể ở giai đoạn nào trong cuộc đời, di sản văn hóa, lối sống và những
sự tín ngưỡng của họ là điều cần thiết khi thực hiện công tác xã hội. Các NVCTXH
ủng hộ các quyền tiếp cận các dịch vụ và tham gia đưa ra quyết định của các thân chủ.
Họ kết hợp các nguyên tắc tự quyết định, không phán xét, đảm bảo tính bí mật trong
khi làm việc với các thân chủ.
- Các giá trị mối quan hệ với xã hội
Các NVCTXH đấu tranh cho công bằng xã hội và đánh giá quá trình dân chủ. Các
NVCTXH đảm đương trách nhiệm đấu tranh cho sự không công bằng và bất công xã
hội. Họ phải cam kết thực hiện theo đúng nghề nghiệp để làm cho cuộc sống, sự ứng
xử trong xã hội nhân đạo hơn và đáp được nhiều hơn các nhu cầu của con người.
Nâng cao các chương trình xã hội và cải tiến các chính sách xã hội phản ánh hoạt
động của NVXH.
- Các giá trị ứng xử nghề nghiệp
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 23
Giới thiệu nghề Công tác Xã hội
SDRC - CFSI
Các giá trị hướng các hoạt động chuyên môn của các NVCTXH theo các nỗ lực của
họ với các hệ thống thân chủ. Các NVCTXH đánh giá sức mạnh và năng lực và công
việc cộng tác với các thân chủ để phát triển các giải pháp sáng tạo. Các NVCTXH cũng
đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của mình đồng thời cần liên tục kiểm nghiệm lại
hiệu quả hoạt động của mình. Thêm vào đó, NVCTXH cũng chịu trách nhiệm về những
hành vi đạo đức và luôn có ý thức phát triển chuyên môn.
2. Những vấn đề khó xử về Giá trị - những sự xung đột hay mâu thuẫn giữa các giá
trị
NVCTXH bị ảnh hưởng bởi các hệ thống giá trị khác nhau. Những hệ thống này bao
gồm các giá trị cá nhân của chính người nhân viên hoạt động xã hội đó, các giá trị của các
nhóm mà họ tham gia vào như nhóm tôn giáo, xã hội và văn hóa, và giá trị nghề nghiệp của
mình. (Mendoza, 1999: 20).
- Khi NVCTXH gặp phải những mâu thuẫn giữa các giá trị cá nhân/văn hóa và
nghề nghiệp.
- Khi các giá trị của thân chủ không tương thích với các giá trị của NVCTXH
- Khi giá trị của thân chủ được xem là bất lợi cho chính phúc lợi của bản thân họ
hay là những vấn đề khó xử liên quan đến KH.
- Một vài ghi chú:
CTXH thực hành thường gặp những tình huống khó xử về giá trị. CTXH là
một khoa học và nghệ thuật - NVCTXH thường đưa ra quyết định dựa trên
các giá trị hơn là dựa vào kiến thức (ví dụ như giả định giá trị dựa vào
nguyên tắc của quyền tự quyết)
Không có sự tuyệt đối trong việc ứng dụng các nguyên tắc thực hành CTXH
- chỉ có các hướng dẫn đơn giản
Tầm quan trọng của sự đánh giá chuyên nghiệp (kiến thức + các giá trị).
3. Các hướng dẫn trong việc giải quyết những vấn đề khó xử về giá trị
- Nhận biết được sự hiện hữu của những mâu thuẫn về giá trị. Nhận thức này
thường khó mà có được. Những câu hỏi về đạo đức thường mơ hồ và làm ta cảm
thấy không thoải mái.
- Tự nhận thức bản thân thì KHÔNG đủ, NVCTXH nên “đưa ra các giá trị của bản
thân” anh ta cho thân chủ thảo luận và cho phép thân chủ “tranh cãi” theo hình
thức của một tình huống có sự tác động qua lại của cả hai bên.
- Lưu ý những giá trị của NVCTXH có thể không phải là điều mà thân chủ quan
tâm nhất, do vậy, trong việc chia sẻ giá trị bản thân, NVCTXH có thể ảnh hưởng
(điều khiển) thân chủ.
- Trong việc ra quyết định, khi cần phải chia sẻ giá trị của chính bản thân với thân
chủ, NVCTXH phải thực hiện một sự đánh giá chuyên môn về những giá trị sẽ có
tính xây dựng và hữu ích nhất cho thân chủ.
- Khi các giá trị cá nhân của một NVCTXH mâu thuẫn với các giá trị của chuyên
môn CTXH trong lúc cung cấp các dịch vụ cho thân chủ, lời khuyên chung là nên
sử dụng các giá trị nghề nghiệp theo quy chuẩn đạo đức và xem chúng như là kim
chỉ nam.
- Các thân chủ nên được khuyến khích khám phá các giá trị bản thân của riêng họ
và liên hệ đến các hành động có chọn lựa khác trong hệ thống giá trị riêng của họ.
Thân chủ cần được bảo vệ theo cách chọn lựa các giá trị ưu tiên mà có thể ảnh
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 24
Giới thiệu nghề Công tác Xã hội
SDRC - CFSI
hưởng đến sự tự lựa chọn giá trị bản thân của thân chủ. Ví dụ thân chủ nói muốn
tự tử, NVCTXH cần phân tích cho thân chủ về sự lựa chọn này có ảnh hưởng gì
đến sự sống còn của bản thân và sự ảnh hưởng đến người khác ra sao.
- CÁC GIÁ TRỊ ĐƯỢC ƯU TIÊN
Bảo vệ sự sống (nhu cầu sinh tồn cơ bản của cá nhân và/hoặc xã hội)
Duy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_gioi_thieu_nghe_cong_tac_xa_hoi.pdf