Giáo trình Hải dương học biển đông

MụC LụC

Lời giới thiệu

Chương 1: Khái quát về vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu

biển đông Việt Nam

1.1 Vị trí địa lý Biển Đông Việt Nam 7

1.2 Lịch sử điều tra nghiên cứu Biển Đông 21

Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên Việt Nam

2.1 Đặc điểm địa chất địa mạo 36

2.2 Đặc điểm cấu trúc hình thái Biển Đông 63

2.3 Đặc điểm khí hậu Biển Đông 71

2.4 Thủy triều và dao động mực nước 86

2.5 Hoàn lưu lớp nước mặt Biển Đông 97

2.6 Sóng biển trong hai mùa gió, sóng biển khi bão 106

2.7 Đặc điểm chế độ nhiệt muối 109

Chương 3: Sinh vật biển và các hệ sinh thái biển Việt Nam

3.1 Sinh vật biển Việt Nam 118

3.2 Các hệ sinh thái ven biển 127

Chương 4: tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển việt nam

4.1 Tài nguyên khoáng sản 142

4.2 Tài nguyên sinh vật 154

4.3 Tài nguyên muối và các hoá phẩm biển 169

4.4 Điều kiện phát triển giao thông vận tải. 170

4.5 Hiện trạng môi trường biển Việt Nam 175

4.6 Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển 187

Tài liệu tham khảo205

pdf218 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3103 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hải dương học biển đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng đông nam vào trong những ngày gió tây thổi theo hướng từ bờ ra khơi. Chính nhờ kinh nghiệm đó mà ngư dân ven biển phía nam vịnh Bắc Bộ, trong điều kiện trời mù trên biển đã tìm được đường ra khơi dựa vào hướng sóng lừng truyền vào. Nếu không kể đến các trường hợp bão, sóng gió và sóng lừng trong mùa hè có cường độ nhỏ hơn so với mùa đông, độ cao trung bình khoảng 1,2 m có khi tới 3m và chu kỳ khoảng 5-9 giây. Vào các thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió, sóng gió và sóng lừng tuỳ vẫn còn chịu ảnh hưởng của các hệ thống gió mùa sóng đã yếu dần. Trong 106 các thời kỳ chuyển tiếp này, có thể có nhiều hệ sóng gió khác nhau ít ổn định về hướng và cường độ theo thời gian và sóng lừng càng ít bền vững hơn so với các mùa gió chính. 2.6.3. Sóng khi có bão và áp thấp nhiệt đới Trường sóng trên biển có dạng riêng và thường đạt giá trị cực đại trong năm. Khi trên biển có bão thường hình thành nhiều hệ sóng cách trung tâm bão khoảng vài trăm kilômét (tuỳ theo cường độ bão), và cách xa trung tâm bão hàng nghìn kilomét có thể thấy sóng lừng do bão truyền đến. Theo kết quả đo đạc trên Biển Đông đã thu được các giá trị sau đây về sóng trong trường hợp bão (và gió mạnh).  ở biển khơi độ cao sóng trung bình trên 5m, độ cao lớn nhất có thể vượt quá 10m (có trường hợp tới 11-12m). Chu kỳ trên 10 giây (đã thu được số liệu đo bằng sóng ký là 10,5m ở thềm lục địa phía nam, khi gió 25-27m/s). Sóng bão ở vịnh Bắc Bộ đã đo được bằng máy quang học lớn hơn 6m, chu kỳ 11 giây, độ dài 210m.  ở vùng ven bờ có độ sâu nhỏ hơn 25m, độ cao sóng trung bình lớn hơn 3m, lớn nhất trên 6m và chu kỳ trên 9 giây. ở vùng biển nước ta, có thể quan sát thấy những sóng lừng báo hiệu bão từ nhiều ngày trước khi bão tới. Khi bão còn đang ở ngoài khơi Biển Đông, các đợt sóng lừng từ các hệ sóng gió ở trung tâm bão được truyền ra xa ở xa nơi có hướng gió đã khác và tốc độ gió đã giảm rõ rệt. Tốc độ di chuyển của bão trên biển thường ít khi vượt quá 25 km/giờ, trong khi đó tốc độ truyền của sóng bão có thể đạt 30 km/giờ, thậm chí tới 50km/giờ hoặc hơn. Chính vì lẽ đó mà sóng có thể tiến tới bờ trước khi bão tới. Càng xa dần tâm bão, sóng lừng càng giảm rõ rệt về độ cao, có dạng rất đều đặn với sườn sóng thoai thoải và chu kỳ sóng tăng lên tới trên 15 giây, ở bờ biển phía Bắc nước ta có thể quan sát thấy loại sóng lừng báo hiệu này tới bờ theo hướng đông nam hoặc đông (đối với bờ biển Trung Trung Bộ), trong khi đó gió vẫn thổi theo hướng khác hoặc ngược hẳn với hướng truyền sóng. Nếu bão lớn hoặc bão đang tới gần thì hướng gió ở gần bờ biển nước ta chuyển sang hướng tây. Đó cũng là một trong những kinh nghiệm đoán bão phổ biến nhất của ngư dân vùng biển nước ta. 107 Sự phân bố sóng trên biển khi có bão không đơn giản như khi có gió mùa vì đồng thời có nhiều hệ sóng với hướng và cường độ rất khác nhau, diễn biến nhanh theo không gian và theo thời gian. Hiện nay ta chưa có tài liệu quan sát đầy đủ và tin cậy về trường sóng biển cụ thể trong trường hợp bão ở gần. Tuy nhiên, có thể suy ra gần đúng từ các kết quả khảo sát sóng bão bằng các thiết bị hiện đại một số vùng biển khác. Sóng biển ở khu vực tâm bão là những sóng cực lớn, rất dốc, hỗn độn xem kẽ nhau và không có hướng xác định rất nguy hiểm đối với tàu thuyền, ở vùng này và vùng lân cận không có sóng lừng. Càng xa tâm bão, chừng nào mà gió còn khá mạnh thì năng lượng gió vẫn tiếp tục truyền cho sóng và các hệ sóng vẫn tồn tại theo hướng gió thổi, nhưng độ cao sóng giảm dần cho đến khi hướng gió đã thay đổi đáng kể (khoảng trên 450) so với hướng truyền sóng hoặc khi tốc độ gió đã trở nên nhỏ hơn tốc độ truyền sóng một cách khá rõ rệt thì sóng gió chuyển thành sóng lừng. Khi đó sóng truyền đi xa dưới dạng dao động tắt dần. Càng xa tâm bão, độ cao sóng càng giảm nhưng chu kỳ sóng lại tăng lên có thể tới 30 giây hay hơn (xa tâm bão hàng trăm, hàng nghìn hải lý). Theo kết quả quan sát từ nhiều năm nay, sóng bão lớn và nguy hiểm nhất thường ở bên phải, góc phía trước theo đường di chuyển của bão. 2.7. Đặc điểm chế độ nhiệt - muối Trên nền khí hậu nhiệt đới, có tác động sâu sắc của gió mùa, các điều kiện địa phương (địa hình, độ sâu, nước lục địa) và ảnh hưởng của vùng biển lân cận, sự phân bố nhiệt độ và độ muối nước biển Đông bị xoá đi tính quy luật địa đới qui mô toàn cầu. 2.7.1. Chế độ nhiệt độ nước biển lớp nước mặt Nhiệt độ nước biển Đông trên mặt không biến động trong phạm vi rộng như ở các biển ôn đới cũng không thuần nhất như các biển nhiệt đới khác : biên độ trung bình năm tương đối nhỏ ở phía nam (khoảng 2-30C) nhưng tăng dần khi càng đi lên phía bắc. ở phía bắc vịnh Bắc Bộ và lân cận eo Đài Loan, trị số này có thể đạt 12-150C lớn hơn giá trị biên độ nhiệt độ năm của khí hậu Việt Nam (100C). Trong thời kỳ hạ thu, sự phân bố nhiệt độ nước tầng mặt giữa các vùng trên biển rất đồng đều. Đặc biệt trong tháng 8, vào thời kỳ thịnh hành của gió 108 mùa tây nam, nhiệt độ nước trung bình toàn biển đạt trị số lớn 280C - 290C (hình 21). Khu vực có nhiệt độ cao là vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và ven bờ Tây quần đảo Kalimanta nơi chịu ảnh hưởng nhiều của lục địa. Khu vực có nền nhiệt thấp là vùng nước ven bờ Nam Trung Bộ Việt Nam giá trị nhiệt độ luôn thấp hơn 270C theo số liệu thống kê nhiều năm và có thể gặp giá trị thấp nhất đến 24 - 260C theo số liệu khảo sát của các tàu Liên Xô và của các đề tài thuộc chương trình, nguyên nhân là hoạt động nước trồi gió mùa tây nam. Trong mùa gió đông bắc, sự phân bố nhiệt độ nước trên mặt biển chịu ảnh hưởng rõ rệt của không khí lạnh cực đới chuyển về. Các đường đẳng nhiệt của nước biển tầng mặt tháng 2 đều uốn theo đông bắc - tây nam, hình thành các lưỡi nước lạnh ăn sâu xuống phía tây nam của biển, với trị số dưới 250C, thậm chí dưới 220C. Trong mùa đông gradien nhiệt độ nước theo vĩ độ đạt giá trị đáng kể, trung bình trên dưới 10C theo mỗi vĩ độ ở vùng biển từ vĩ độ 19o Bắc trở lên. Đặc biệt khi gió mùa đông bắc tràn về gradient này càng được tăng cường, ở phía bắc vịnh Bắc Bộ đã quan sát thấy những nhiệt độ trung bình tháng trong mùa đông dưới mức 170 - 180C (hình 20). ở phía nam và đông nam của biển cũng như trong vịnh Thái Lan, nhiệt độ nước biển tầng mặt biến thiên ít theo không gian và tương đối ấm: khoảng 25-270C trong tháng 2 và 26-290C trong tháng 11. Có thể nói trong vùng rộng lớn ngoài khơi nam Biển Đông ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa đông bắc không mạnh bằng vùng ven bờ Việt Nam nơi hình thành các lưỡi nhiệt độ thấp xuống sâu đến vĩ tuyến 50N. Người ta cho rằng ở vùng khơi Biển Đông, nhiệt độ nước của lớp bề mặt chịu ảnh hưởng trực tiếp của các qúa trình tương tác mạnh biển - khí quyển. Hình 20 Nhiệt độ trung bình mùa khô lớp nước mặt (oC) 109 Hình 21 Nhiệt độ trung bình mùa mưa lớp nước mặt (oC) Hình 21a. Dị thường nhiệt độ tầng mặt, mùa hè ( o C ) 110 Hình 21 b. Dị thường nhiệt độ tầng mặt, mùa đông ( 0 C ) Lớp nước mặt đó có bề dày khoảng 30-40m trong mùa hè và khoảng 70-90m mùa đông. Từ khoảng 100m xuống sâu hơn là lớp nước có nhiệt độ nhỏ hơn 250C, sâu hơn là khối nước lạnh ổn định. Trên các bản đồ dị thường nhiệt độ lớp nước tầng mặt mùa hè (hình 21a), thể hiện rất rõ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động nước trồi gió mùa tây nam lên vùng biển nam Trung Bộ và đông Nam Bộ. Một vùng rộng lớn dị thường nhiệt độ nước có giá trị âm kéo dài từ vĩ tuyến 15oN đến 10oN thậm chí còn lan tỏa xuống vùng miền nam Biển Đông (5oN, 113oE). Toàn bộ vùng nước xung quanh đảo Phú Quý và Côn Đảo thuộc vùng dị thường nhiệt độ âm. Đến đây có thể liên tưởng đến căn nguyên hiện tượng phân kỳ của hoàn lưu xoáy thuận nam Biển Đông. Chuyển sang mùa gió đông bắc, khối nước lạnh trên mặt biển với dị thường nhiệt độ âm lạnh hơn và rộng lớn hơn gần như phủ kín toàn bộ thềm lục địa phía tây của biển (hình 21.b). Khối nước lạnh nhất (dị thường -1oC) nằm sát ven bờ nam Trung Bộ Việt Nam và ven bờ vịnh Bắc Bộ, ở vịnh Bắc Bộ khối nước lạnh dị thường nhiệt độ bằng -1oC bao bọc xung quanh trung tâm vịnh có dị thường nhiệt độ âm như một hình vành khăn. Song hai khối nước lạnh nói trên bị gián đoạn ở vĩ tuyến 15oN - 17oN do hoàn lưu gió mùa đông bắc trên Biển Đông đem khối nước biển khơi ấm hơn áp sát vào vùng nước nông ven bờ Việt Nam đè lên khối nước lạnh từ vịnh Bắc Bộ tải ra, với tốc độ lớn (>60 - 70cm/s), dòng nước lạnh này vẫn đủ khả năng 111 xâm nhập xuống nam Trung Bộ. Như vậy khác với mùa hè nguyên nhân của sự biến động khối nước lạnh phía bờ tây Biển Đông là hoàn lưu gió mùa Đông Bắc. 2.7.2. Độ muối nước Biển Đông Độ muối nước Biển Đông phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện mưa, quá trình bốc hơi trên biển, hoàn lưu nước của Thái Bình Dương xâm nhập vào Biển Đông. Song hoàn lưu gió mùa đóng vai trò đặc biệt quan trọng, chi phối sự phân bố độ muối nước trên biển trong từng mùa. Trong mùa gió đông bắc ta thấy trên biển hình thành lưỡi nước lạnh có độ muối cao trên 34%o theo hướng đông bắc - tây nam tới giáp bờ biển Trung Quốc và Việt Nam ở phía bắc của lưỡi nước lạnh và mặn này, đường đẳng mặn 34%o đến 34,4%o ứng với dòng nước có độ mặn cao hơn từ Thái Bình Dương chuyển vào biển qua lạch Bashi vừa rộng, vừa sâu, đồng thời ứng với nghịch lưu trong mùa này, từ phía trung tâm của biển lại có một lưỡi nước kém mặn lấn về phía bắc. Những vùng ven bờ phía tây vịnh bắc bộ và hầu khắp vịnh Thái Lan đều có độ mặn dưới 33%o, thậm chí dưới 30%o ở gần cửa sông. Đáng chú ý là ở giữa vịnh Bắc Bộ (khoảng vĩ độ 180 - 190 Bắc, kinh độ 107-1080 Đông), là vùng có độ sâu dưới 50m, hình thành một phần nước nhạt hơn vùng xung quanh, khoảng 32%o trong mùa đông. Hình 22 Phân bố độ muối trên mặt biển mùa mưa (tháng 7) ( theo kết quả tính toán) Trong mùa gió tây nam, đồng thời cũng là mùa mưa của phần lớn các vùng trên biển, sự phân bố độ muối phức tạp hơn. Nhìn chung, độ muối trên Biển Đông giảm đáng kể, hiếm thấy có độ mặn 34%o hoặc cao hơn. ở ven bờ Trung Quốc, Việt Nam và vịnh Thái Lan, độ mặn giảm xuống dưới 32%o ở gần các cửa sông lớn và vừa. Xét chi tiết hơn, ta thấy rõ độ mặn biến thiên đáng kể trong từng vùng. ở khu vực tiếp giáp lục địa Trung Quốc phía bắc và Nam Bộ thuộc Việt Nam, biên độ trung bình năm của độ mặn tầng mặt có thể vượt quá 2%o, thậm chí Độ muối Độ sâu: 5m 112 trên 10-15%o ở gần các cửa sông lớn. ở vùng nước sâu rộng lớn thuộc phía bắc và trung tâm biển, có thể đạt 34,0%o. Biên độ trung bình năm của độ mặn tầng mặt có giá trị khá ở vùng khơi nước sâu, < 1%o, thậm chí dưới 0,5%o, tiêu biểu cho khối nước có tính chất đại dương. Vùng vịnh Thái Lan, nói chung độ mặn không cao. Vùng ngoài khơi miền Trung và Nam Trung Bộ của Việt Nam nói chung duy trì độ mặn cao trong toàn năm : trong mùa đông lưỡi nước lạnh có độ mặn cao 33,4%o xậm nhập xuống sát vùng này, còn trong mùa gió tây nam, đường đẳng mặn 33%o và cao hơn cũng áp sát vào dọc bờ biển do hoạt động của nưới trôi gió mùa tây nam. Sự phân bố của độ mặn trên Biển Đông diễn ra khá phức tạp nhưng nguyên nhân cũng khá rõ, do ăn thông với Thái Bình Dương nên Biển Đông mang tính đại dương ở vùng biển sâu và chịu ảnh hưởng của dòng nước mặt lục địa do các sông mang ra vào mùa mưa. 113 Chương 3 Sinh vật biển và các hệ sinh thái biển Việt Nam 3.1. Sinh vật biển Việt Nam 3.1.1. Đặc điểm chung Vùng biển Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, ở vị trí giao lưu của nhiều dòng nước có tính chất thuỷ học khác nhau từ phía bắc, phía nam và phía đông chảy tới. Vùng biển ven bờ Việt Nam mang tính chất biển nông, nền đáy tương đối đồng nhất, mặc dù có nhiều sông đổ ra. Do vùng biển trải dài theo phương kinh tuyến từ xích đạo đến vĩ tuyến 23oN nên điều kiện khí hậu có sai khác giữa vùng biển phía bắc và phía nam. Những đặc điểm trên đây của môi trường sống Biển Đông có quan hệ tới cấu trúc, thành phần loài, phân bố và đặc tính sinh học của khu hệ sinh vật biển Việt Nam. Có thể nêu lên những đặc điểm cơ bản nhất sau đây: Thành phần loài sinh vật biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, đa dạng và phong phú, với các nhóm động vật, thực vật đặc trưng nhiệt đới như : thực vật ngập mặn, san hô, tôm he, trai tai tượng (Tridaena), sứa lược dẹp (Patyctenida), sứa ống (Siphonophora) ... Bên cạnh những sinh vật hiện đại, cũng thấy có các dạng động vật biển nhiệt đới mang tính chất cổ như sam (Tachypleus tridentatus), hà ngón tay (Mitella), cá lưỡng tiêm (Branchiotomas), giá biển (Lingula), ốc anh vũ (Nartttilus) tuy không phong phú bằng các vùng biển nhiệt đới điển hình phía nam. Tính chất nhiệt đới của khu hệ sinh vật biển Việt Nam còn thể hiện cả ở cấu trúc thành phần loài và đặc tính sinh học, thấy rõ ở cá biển, sinh vật nổi, sinh vật đáy. Do ảnh hưởng của các dòng nước biển giao lưu, di chuyển sinh vật biển từ phía bắc, phía nam và từ đại dương phía đông tới, thành phần loài sinh vật biển Việt Nam mang tính chất hỗn hợp, bao gồm nhiều thành phần có nguồn gốc địa lý sinh vật khác nhau như : các loài cận nhiệt đới có phân bố từ biển Trung Quốc - Nhật Bản đi xuống, các loại nhiệt đới đặc trưng có phân bố từ biển Indonesia - Malaysia đi lên, các loài đại dương di cư theo mùa vào vùng biển Việt Nam. Đặc tính hỗn hợp này tạo thêm sắc thái đa dạng cho sinh vật biển Việt Nam. 114 Khu hệ đông vật biển ven bờ Việt Nam được coi là còn trẻ, chỉ mới được hình thành từ cuối Pleistoxen (Gurianova, 1972), vì vậy trong thành phần loài rất ít loài đặc hữu (endemic). Đặc điểm này cũng giống như đã thấy ở biển ven bờ phía đông Trung Quốc, nhưng khác với biển Nhật Bản, Philippin. ở các vùng biển này, có tỉ lệ giống và loài đặc hữu tương đối cao, trong khi đó ở biển Việt Nam cho tới này chỉ thấy có một số ít loài đặc hữu tạm thời trong các nhóm : giun nhiều tơ, cua, tôm he, trai, mực ... Biển Đông kéo dài trên 23 vĩ độ trong đó vùng biển Việt Nam kéo dài khoảng 15 vĩ độ, do vị trí địa lý đặc biệt, vùng biển phía bắc (vịnh Bắc Bộ) và vùng biển phía nam có khác biệt rõ rệt về điều kiện khí hậu và thuỷ văn nên sinh vật biển vùng phía bắc Việt Nam mang tính chất nhiệt đới không hoàn toàn, biểu hiện ở sự có mặt của các nhóm loài cận nhiệt đới không thấy có ở vùng biển phía nam, cũng như sự nghèo nàn của một số nhóm loài nhiệt đới điển hình như: san hô, hải miên, thực vật sú vẹt ... Cũng còn có khác biệt cả trong đặc tính sinh học giữa sinh vật biển sống vùng biển phía bắc và phía nam. Các đặc điểm trên đây đã tạo cho sinh vật biển Việt Nam một sắc thái riêng, tuy rằng có những nét chung với sinh vật biển các khu vực lân cận. 3.1.2. Sinh vật phù du và trứng cá cá bột Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu về sinh vật phù du ở vùng biển Việt Nam từ 1959 tới nay, có thể cho ta hiểu biết được những nét khái quát về thành phần loài, số lượng cũng như đặc tính phân bố ở các khu vực biển cũng như trên toàn vùng biển. Trên toàn vùng biển Việt Nam đã thống kê được 537 loài thực vật phù du thuộc 4 ngành.  Tảo kim (Silicoflagellata)có 2 loài, chiếm 0,37%.  Tảo lam (Cynophyta) có 3 loài, chiếm 0.56 %.  Tảo giáp (Pyrrophyta) có 184 loài, chiếm 35,26 %).  Tảo silic (Bacillasiophyta) có 348 loài, chiếm 64,8%. ở vịnh Bắc Bộ đã thống kê được 318 loài (59,2%) và ở vùng biển phía nam (biển miền Trung, Đông, Tây Nam Bộ) có 468 loài (87,15% trong tổng số loài). Qua những số liệu trên cho thấy : thành phần loài thực vật phù du ở vùng biển phía nam phong phú hơn và trên toàn vùng biển cũng như ở từng khu vực biển, nhóm tảo silic chiếm ưu thế về thành phần loài. Về động vật phù 115 du, trên toàn vùng biển Việt Nam đã thống kê được 657 loài, không kể động vật nguyên sinh và trứng cá, cá bột (Kschyoplankton), trong đó ở vịnh Bắc Bộ đã phát hiện 236 loài (35,92%) và vùng biển Nam Việt Nam - 605 loài (92,08%). Trong thành phần loài động vật phù du, nhóm giáp xác - trong đó chủ yếu là Copepoda, chiếm ưu thế gồm 398 loài (60,58%), thứ hai là ruột khoang gồm các nhóm Hydromedusae, Siphonophora 102 loài (15,55%), các nhóm khác số loài ít hơn (dưới 10%) trong tổng số loài. Căn cứ vào đặc tính thích ứng với độ muối nước biển, có thể phân chia sinh vật phù du ở biển Việt Nam thành 4 nhóm sinh thái sau. 1. Tập hợp loài đặc trưng cho vùng nước cửa sông có độ mặn chỉ dưới 30%o có thể giảm thấp đến 20%o về mùa mưa, gồm một số loài thuộc các giống Chaetoceros (tảo silic), Sinocalanus, Schmaclheria, Acartia (Copepoda). 2. Tập hợp loài đặc trưng cho vùng biển nước nhạt ven bờ, có độ mặn dưới 32,5%0, gồm nhiều loài thuộc các giống Calanus, Canthocalanus, Oikopleura, Unlinula,Temora, Labidocera, Centropages (Copepoda), Lucifer (Sergesidae), Skeletonema, Thalassionema, Hemianlus, Hemidiscus (tảo Silic). 3. Tập hợp loài đặc trưng cho vùng biển khơi có độ mặn cao, trên 33,5%, gồm nhiều loài thuộc các giống Eucalanus, Scottocalanus, Nescalanus, Rhinocalanus, Euchaeta, Camdacia, Gaetanus, Actideus, Euchirella, Gausis (Copepoda), Sagitta, Pterosagitta(Chaelognatha), Coscinodiscus, một số loài Chaetoceros (tảo Silic). 4. Ngoài ra, còn có thể phân biệt một nhóm loài rộng muối từ ngoài khơi, hoặc từ vùng ven bờ có thể tập hợp ở vùng giao nhau của hai khối nước mặn và nhạt trong khoảng 32,5 - 33,5%o tạo thành tập hợp loài hỗn hợp. Nhìn chung, hai tập hợp loài nước nhạt ven bờ và nước mặn vùng khơi (2 và 3) là hai tập hợp loài cơ bản của sinh vật phù du Việt Nam có diện phân bố rộng và tương đối ổn định trong điều kiện tự nhiên (độ muối) tương ứng. Hai tập hợp loài còn lại (1 và 4) có diện phân bố hẹp và ít ổn định hơn do sự biến đổi của vùng nước cửa sông và vùng nước giao nhau. Về số lượng, thực vật phù du ở vùng biển Việt Nam có mật độ bình quân tương đối cao so với các vùng biển lân cận. Biển Tây Nam Bộ có mật độ bình quân cao nhất (5.934.000 tế bào/m3 nước biển), sau đó là vịnh Bắc Bộ 116 (1.926.000 tế bào/m3). Vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ thấp hơn (437.000 tế bào/m3 và 827.000 tế bào/m3). Biến động số lượng của thực vật phù du không giống nhau ở các khu vực biển. ở vịnh Bắc Bộ, số lượng cao vào mùa đông và mùa thu, vào mùa xuân - hạ số lượng giảm thấp. ở biển miền Trung và Đông Nam Bộ chỉ có cực đại mùa hạ. Về phân bố số lượng, thực vật phù du ở biển Việt Nam thường tập trung ở vùng gần bờ, nơi có ảnh hưởng của các dòng nước sông từ lục địa đổ ra, giàu muối dinh dưỡng. ở vùng nước trồi (biển miền Trung và Đông Nam Bộ) và nước phân kỳ (vịnh Bắc Bộ), thực vật phù du cũng phát triển mạnh do muối dinh dưỡng được đưa từ đáy lên tầng nước mặt. Khối lượng bình quân động vật phù du ở biển Việt Nam cũng khác nhau theo các khu vực biển. Vịnh Bắc Bộ và biển Tây Nam Bộ có khối lượng lớn nhất (71, 33 và 79,86 mg/m3), còn biển miền Trung và Đông Nam Bộ thấp hơn (28,55-21,97 mg/m3). Khối lượng động vật phù du lớn nhất ở vịnh Bắc Bộ có nơi lên tới 917 mg/m3 và ở Tây Nam Bộ đã có nơi lên tới 1.376 mg/m3 (không kể nhóm một khoang). Biển Đông khối lượng động vật phù du theo mùa không giống nhau ở các khu vực biển. ở vịnh Bắc Bộ, các đỉnh cao khối lượng thấy ở mùa hạ và mùa đông, cũng như ở biển miền Trung. ở biển Đông Nam Bộ, khối lượng cao lại ở mùa hạ và mùa thu. Về phân bố số lượng động vật phù du có nhận xét rằng khối lượng thường thấy ở khu vực giao nhau giữa hai khối nước nhạt ven bờ và khối nước mặn vùng khơi. Cần lưu ý rằng trong khối lượng động vật phù du nói chung, khối lượng Copepoda chiếm phần chủ yếu, vì vậy biến động phân bố khối lượng Copepoda thường là phù hợp với biến động phân bố khối lượng động vật phù du. Phần lớn khối lượng động vật phù du tập trung ỏ lớp nước - 100m ước tính khoảng 3.070.678 tấn. Ngoài ra còn có 937.827 tấn ở lớp nước 100-200m. Đây cũng là tầng nước mà cá tầng trên có di cư kiếm mồi. Trứng cá và cá bột, do kích thước và đặc tính sinh thái nên thường đi kèm với sinh vật phù du trong nghiên cứu. Kết quả điều tra nghiên cứu trứng cá và cá bột ở nhiều khu vực biển, nhất là ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển Thuận Hải - Minh Hải cho thấy thành phần loài chủ yếu của trứng cá và cá bột ở ven biển gồm đại diện của các bộ: cá lưỡng tiêm (Amphisioformé), cá cháo 117 (Elopiformes), cá măng biển (Gonorhynchiformes), cá đèn lồng (Myctophiformes), cá trích (Clupeiformes), cá hồi (Salmoniformes), cá nhói (Beloniformes), cá tuyết (Gadiformes), cá đối (Mugiliformes), cá vược (Percifformes), cá bơn (Pleuronecitifomes). ở vùng biển Việt Nam, trứng cá và cá bột xuất hiện quanh năm là điểm khác cơ bản so với vùng biển ôn đới . ở vịnh Bắc Bộ số lượng tương đối ít, chỉ tập trung ở vùng ven bờ phía bắc, phía đông và tây vịnh, quanh đảo Bạch Long Vĩ ; còn ở biển miền Trung và Đông Nam bộ, Tây Nam Bộ lại có số lượng tương đối nhiều, tập trung ở cửa sông Cửu Long và ven bờ Thuận Hải. Trong mùa gió tây nam ở vịnh Bắc Bộ, số lượng trứng cá và cá bột nhiều lần hơn hẳn vụ đông, tập trung ở ven bờ tây bắc vịnh, từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, tây nam bán đảo Lôi Châu và ven bờ tây nam đảo Hải Nam. ở biển miền Trung và Đông, Tây Nam Bộ, biến động theo mùa không rõ rệt. Các vùng mật độ phân bố cao của trứng cá và cá bột thường trùng hợp với vùng khối lượng cao sinh vật phù du, đặc biệt là quanh đảo Bạch Long Vĩ, ven bờ từ Phan Thiết tới sông Hậu ..., đồng thời cũng trùng hợp với các vùng khai thác cá quan trọng. 3.1.3. Sinh vật đáy Thành phần loài động vật đáy biển Việt Nam rất phong phú, cho tới nay đã biết khoảng 6.000 loài động vật đáy lớn (macrobenthos). Trong số này nhiều nhất là động vật thân mềm khoảng 2.500 loài, giáp xác 1.500 loài, giun nhiều tơ có 700 loài, ruột khoang 650 loài, da gai 350 loài và hải miên có 150 loài. Phân bố thành phần loài động vật đáy theo xu thế tăng dần từ bắc xuống nam. Số loài có phân bố chung trên toàn vùng biển chiếm khoảng 30%. Số loài đăc trưng cho từng vùng biển : ở vịnh Bắc Bộ chỉ chiếm 20%, ở biển miền Trung và miền Nam chiếm khoảng 50%.Về địa lý sinh vật, phần lớn các loài sinh vật đáy có phạm vi phân bố rộng trong vùng nhiệt đới vùng ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, trừ một số ít loài có phân bố toàn cầu. So sánh số loài động vật đáy ở các khu vực biển khác nhau, có thể thấy các nhóm loài động vật đáy quan trọng (giun nhiều tơ, thân mềm giáp xác, da gai) phong phú nhất ở vùng biển miền Trung, tiếp đến vịnh Bắc Bộ. Biển Nam Bộ có số loài ít hơn cả (ở cả 4 nhóm nói trên). Trong mỗi vùng đều có thể thấy các nhóm loài đặc trưng. 118 Khối lượng sinh vật đáy bình quân trên toànvùng biển thấp hơn so với khu vực thềm lục địa của biển ôn đới phía bắc. Tuy nhiên,do điều kiện nền đáy khác nhau nên sự phân bố số lượng sinh vật đáy cũng khác nhau ở các vùng biển vịnh Bắc Bộ có khối lượng sinh vật bình quân 8,51 g/m2, so với mật độ bình quân 70,76 cá thể/m2, trong đó da gai và giáp xác chiếm ưu thế số lượng. Khu vực phía bắc vịnh có số lượng bình quân cao hơn 15 g/m2, vùng ven bờ phía tây chỉ 10 g/m2. Khu vực có khối lượng cao thường ở độ sâu không quá 20m. ở vùng biển miền Trung, có độ dốc lớn và biến đổi đột ngột số lượng bình quân sinh vật đáy rất thấp,vùng có khối lượng sinh vật dưới 1 g/m2 và 50 cá thể /m2 chiếm phần lớn diện tích. Chỉ ở vùng sát bờ hoặc vùng vịnh số lượng sinh vật đáy mới cao hơn, có thể đạt tới 30,54 g/m2 và 139,73 cá thể /m2 như ở vịnh Văn Phong - Bến Gỏi (Nha Trang). Vùng biển Nam Bộ từ Phan Rang trở vào có khối lượng sinh vật đáy bình quân 4,05 g/m2 và 131,09 cá thể /m2, khối lượng nhỏ nhưng mật độ cao, do các nhóm động vật kích thước nhỏ (giáp xác, giun nhiều tơ) chiếm ưu thế trong thành phần số lượng. Khu vực biển có khối lượng cao trên 15 g/m2 là dải ven bờ Hàm Tân - Vũng Tàu và đông nam Côn Đảo. Khu vực có mật độ cao trên 200 cá thể/m2 là dải ven bờ từ Phan Thiết đến cửa sông Hậu và phía nam Côn Đảo. Nhìn chung, số lượng sinh vật đáy có xu thế giảm dần từ bờ ra khơi. Về sinh thái, biển Việt Nam có thể phân chia các nhóm sinh thái sau: 1. Các loài rộng nhiệt, độ muối thấp, tập trung ở dải ven bờ 5 - 10m sâu, độ muối khoảng 24-30 %o. 2. Các loài rộng nhiệt, độ muối cao sống xa bờ, ở độ sâu trên 10m, độ muối 29-33%o. 3. Các loài rộng nhiệt, rộng muối chiếm tỉ lệ cao trong thành phần loài sinh vật đáy biển Việt Nam, khả năng thích ứng rộng nên chúng phân bố rộng. 4. Các loài hẹp nhiệt, độ muối cao phân bố xa bờ, ít chịu ảnh hưởng khí hậu lục địa. Về quan hệ với chất đáy, có thể phân chia thành các nhóm sau : 1. Nhóm thích ứng với đáy bùn, giàu chất hữu cơ, chiếm nhiều vùng rộng lớn ở biển Việt Nam. 2. Nhóm thích ứng với đáy cát, ít hơn so với nhóm trên. 3. Nhóm thích ứng với đáy đá. 119 Ngoài ra còn có nhóm loài thích ứng rộng với cả đáy cát và đáy bùn. Quần xã sinh vật đáy biển Việt Nam mang những nét đặc trưng nhiệt đới như: có thành phần loài đa dạng, trong các quần xã thường động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhai_duong_hoc_bien_dong_1583.pdf