1 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG CANH TÁC 1
1.1 Vị trí hệ thống canh tác 1
1.1.1 Hệ thống nông nghiệp (Agricutural system) 1
1.1.2 Hệ thống canh tác (Farming system) 2
1.1.3 Hệ thống trồng trọt (Cropping system) 2
1.1.4 Hệ thống chăn nuôi (Livestock system) 3
1.1.5 Hệ thống thủy sản (Aquacultural system) 4
1.1.6 Hệ thống kết hợp 5
1.1.7 Các hệ thống canh tác trên nông hộ 6
1.2 Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống canh tác (HTCT) 7
1.3 Các bước nghiên cứu HTCT 7
1.3.1 Xác lập những yêu cầu của HTCT 7
1.3.2 Khảo sát đặc điểm vùng nghiên cứu 7
1.3.3 Đánh giá thích nghi và yếu tố hạn chế 7
1.3.4 Qui trình kỹ thuật của HTCT 7
1.3.5 Đưa sản xuất ra diện rộng 8
2 YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC 9
2.1 Đặc điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) 9
2.1.1 Địa hình và cao độ đất 9
2.1.2 Đất 10
2.1.3 Khí hậu 15
2.1.4 Chế độ thủy văn 18
2.1.5 Xã hội 20
2.1.6 Sử dụng đất 21
2.2 Đặc điểm của một số hệ thống canh tác chính ở ĐBSCL 23
2.2.1 Hệ thống canh tác chuyên lúa 23
2.2.2 Hệ thống canh tác lúa-rau/màu 28
2.2.3 Hệ thống canh tác lúa–cá nước ngọt 32
2.2.4 Hệ thống canh tác lúa-tôm nước mặn 36
2.2.5 Hệ thống canh tác cây ăn trái 38
2.2.6 Hệ thống canh tác tích hợp (integrated farming system) 41
2.3 Yêu cầu của HTCT 44
2.3.1 Yêu cầu điều kiện tự nhiên 44
2.3.2 Yêu cầu về kinh tế 47
3 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 53
3.1 Phương pháp khảo sát 53
3.1.1 Mô tả sơ khởi 53
3.1.2 Điều tra khảo sát chi tiết: Phương pháp phỏng vấn có sử
dụng phiếu
69
3.1.3 Tổ chức cuộc điều tra phỏng vấn 70
3.1.4 Những trường hợp bị nhiểu thông tin khi điều tra 72
3.1.5 Xử lý, phân tích số liệu và trình bày kết quả 73
3.2 Nội dung khảo sát trong nghiên cứu HTCT 76
132 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hệ thống canh tác (Phần 1+2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(khái quát hoá từ quá ít
thông tin).
- Dựa quá nhiều vào những gì do các người khá giả, người có học vấn,
người lớn tuổi, và nam giới trình bày.
- Bỏ qua tất cả những gì không phù hợp với những ý tưởng và khái niệm
tiền định của người phỏng vấn.
- Cho quá nhiều gia trọng (xem nặng) các câu hỏi có chứa số liệu định
lượng (ví dụ như đưa ra câu hỏi: Ông nuôi được bao nhiêu con dê?).
- Ghi chép không hoàn chỉnh.
- Hướng dẫn chi tiết thực hiện SSI:
Trước khi phỏng vấn:
- Cần chuẩn bị bản thân cho cuộc phỏng vấn. Bạn cần nắm rõ chủ đề để có
thể đưa ra các câu hỏi phù hợp và chứng tỏ mình quan tâm đến đối đáp của người
được phỏng vấn.
- Trong việc chọn lựa nhóm công tác, cần lưu ý rằng lứa tuổi, giới tính, thành
phần (giai cấp), dân tộc,... của các thành viên có thể ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin thu thập được (chẳng hạn như trong một số cộng đồng xã hội các cán bộ
phỏng vấn nữ thì phù hợp để phỏng vấn phụ nữ hơn là nam cán bộ).
- Thiết kế một đề cương sơ khởi cho cuộc SSI. Đề cương này sẽ được sửa
đổi trong quá trình công tác thực địa. Khởi đầu với những yêu cầu tổng quát về một
chủ đề nào đó và bổ sung các chi tiết, sâu hơn trong quá trình thực địa.
- Chọn mẫu điều tra: Chọn những người được phỏng vấn thích hợp với chủ
đề của cuộc phỏng vấn dựa vào kiến thức, tuổi tác, giới tính, địa vị, dân tộc,
v.v...Ghi nhận khái quát về sự phân tầng kinh tế xã hội của cộng đồng bằng cách
tìm vài người quen biết cộng đồng (thành viên cộng đồng hoặc cán bộ phát triển
cộng đồng) có thể vẽ một sơ đồ về cộng đồng chỉ rõ các xóm ấp và các nhóm kinh
tế xã hội, dân tộc và tôn giáo khác nhau. Để có được sự phân tầng (khác biệt) chi
tiết về kinh tế xã hội cần tiến hành xếp hạng giàu nghèo. Chọn một số người để
60
phỏng vấn từ các nhóm khác nhau (nam, nữ, già, trẻ) dựa vào tính sẵn có (mẫu cơ
hội).
- Giữ ở mức độ càng nhỏ càng tốt. Nhóm công tác nhỏ (ít thành viên), sổ ghi
chép nhỏ, ít sử dụng xe cộ (đi bộ càng tốt). Tránh "hội chứng thăm dò ý kiến", các
nghiên cứu viên lái xe đến gặp nông dân đang làm lụng trên đồng và nhảy ra khỏi
xe với sổ ghi chép trong tay sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn. Cố gằng hoà nhập vào
hoàn cảnh địa phương (nhập gia tuỳ tục) càng nhiều càng tốt, đó là chiến lược tốt
nhất.
- Cần lưu ý đến thời gian biểu hàng ngày của các thành viên cộng đồng.
Chọn thời gian phỏng vấn sao cho không ảnh hưởng đến những hoạt động quan
trọng của người được phỏng vấn. Sử dụng thời gian giữa các cuộc phỏng vấn cho
các hoạt động khác của PRA (như quan sát, vẽ sơ đồ, phân tích).
Trong khi phỏng vấn
- Cần nhạy cảm và kính trọng dân. Lấy một cái ghế và ngồi cùng mức độ với
những người được phỏng vấn, không ngồi cao hơn họ, và bắt đầu câu chuyện bằng
những lời xã giao thông dụng (được chấp nhận) ở địa phương. Phải tuyệt đối tránh
những cử chỉ tỏ ra coi thường hoặc không tin vào những gì các thành viên cộng
đồng trình bày, như cười cợt giữa các thành viên nhóm công tác hoặc ngay cả phê
bình các câu trả lời của người được phỏng vấn. Hành vi không phù hợp có thể đưa
đến kết quả không chính xác.
- Sử dụng cùng ngôn ngữ với người được phỏng vấn (tiếng địa phương, dân
gian) để giảm bớt sự ngăn cách. Có các thành viên cộng đồng tham gia trong nhóm
công tác sẽ đảm bảo là các câu hỏi phù hợp và xây dựng theo cách có ý nghĩa và
nhạy cảm. Sử dụng "cách đóng vai" để tìm ra ngôn ngữ đúng.
- Cuộc phỏng vấn nên là cuộc đối thoại hoặc quá trình mà các thông tin quan
trọng sẽ phát triển theo câu chuyện. Chất lượng thông tin thu được tùy thuộc phần
lớn vào quan hệ giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin. Hãy gây niềm
tin nơi họ bằng cách thể hiện sự quan tâm đến những gì quan trọng đối với họ.
- Quan sát: Lưu ý quan sát các mô hình, hành vi, các dị biệt và những việc
không bình thường. Quan sát các chỉ thị "không lời" như các biểu hiện trên mặt, sử
dụng không gian (khoảng cách giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn),
điệu bộ, âm giọng, sờ mó, và tiếp xúc bằng mắt vì chúng có thể biểu lộ phần lớn các
mối quan tâm hay e ngại của người được phỏng vấn và cung cấp những đầu mối giá
trị để giải thích các câu trả lời. Trong thực tế, quan sát và phỏng vấn hầu như được
thực hiện chung nhau. Tuy nhiên, khi ghi chép cần phân biệt rạch ròi những gì quan
sát được và những gì người được phỏng vấn trả lời để dễ dàng phân tích sự việc sau
này. Điều đó có thể đạt được bằng cách chia trang giấy của sổ ghi chép thành 2 cột,
một cho phần đối đáp và một cho phần quan sát.
- Thu thập các cách phân loại, thuật ngữ, hình vẽ (đặc biệt của trẻ con, có thể
đề nghị chúng vẽ về một chủ đề nào đó), các bài thơ, bài hát, truyện dân gian, các
thành ngữ và tục ngữ của địa phương.
- Câu hỏi: Có thể xây dựng các câu hỏi dựa vào:
+ Danh mục các chủ đề và câu hỏi chủ chốt.
+ Thông tin hiện có về cộng đồng (các báo cáo và thống kê).
+ Các bản đồ, không ảnh, và các biểu đồ khác.
61
+ Quan sát trực tiếp
- Các câu hỏi: Ai? Tại sao? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Thế nào? khi được sử
dụng đúng đắn luôn tạo ra nhiều thông tin cho người phỏng vấn PRA. Không phải
tất cả 6 câu hỏi trên đều được hỏi cho bất kỳ một vấn đề đặt ra, mà người phỏng vấn
cần nhớ trong đầu để đảm bảo không có vấn đề quan trọng nào bị bỏ quên. Tuy
nhiên, cần hạn chế sử dụng câu hỏi "Tại sao?" vì chúng có thể đặt người cung cấp
thông tin ở vào thế bị động và có thể ngưng cung cấp thông tin.
- Trình bày các câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và hướng tới
việc phát hoạ ra nhiều chi tiết rõ ràng. Không hỏi nhiều (hơn một) câu hỏi cùng lúc.
- Bắt đầu cuộc phỏng vấn với 1 câu hỏi bao quát để người đối thoại có thể
thảo luận với cách hiểu riêng của họ chứ không phải theo cách hiểu của người
phỏng vấn. (Câu hỏi được thu hẹp sẽ xác định phạm vi đề tài và giới hạn các câu trả
lời có thể có). Sau đó tiếp tục các câu hỏi đặc biệt để nắm được chi tiết hơn và hiểu
sâu hơn. Thí dụ: sau khi hỏi "Ông bà cho biết khái quát về các loại cây trồng trong
vùng và ông bà sử dụng chúng để làm gì?" tiếp tục với các câu hỏi để biết rõ hơn về
việc sử dụng các loài cây trồng.
Tuy nhiên đối với các đề tài nhạy cảm, hoặc trong trường hợp người được
phỏng vấn rất thích một đề tài nào đó, thì cần mở đầu với câu hỏi thu hẹp vì câu hỏi
bao quát có thể dẫn đến một cuộc phỏng vấn mà tất cả câu hỏi tiếp theo sẽ bị thiên
lệch theo câu trả lời đầu tiên. Thí dụ nên hỏi "Hạn hán vừa qua có tác động gì đến
cuộc sống của ông bà?", Ông bà đã sống như thế nào trước khi xảy ra hạn hán?"
"Điều gì xảy ra cho ông bà trong lúc bị hạn hán".
- Các câu hỏi cần đưa ra theo cách đòi hỏi phải giải thích (câu hỏi mở) hơn là
để cho người được phỏng vấn trả lời "có" hoặc "không".
- Đừng đưa ra câu hỏi có tính hướng dẫn. Các câu hỏi có tính hướng dẫn làm
cho việc kiểm tra chi tiết sau này gặp nhiều khó khăn và làm cho các câu trả lời ít
đáng tin cây hơn. Thí dụ: không nên hỏi "Tại sao tiêm chủng cho trẻ em là quan
trọng?" mà nên hỏi "ông bà nghĩ gì về việc tiêm chủng cho trẻ em?" không nên hỏi
"ông bà trồng mía vào tháng 7 phải không?" mà nên hỏi "Khi nào ông bà trồng
mía?".
- Tránh đưa ra kết luận đối với người được phỏng vấn hoặc tránh giúp họ
hoàn thành câu của họ ngay khi họ có thể gặp khó khăn để tự trình bày. Người dân
địa phương có cách riêng để diễn đạt ý tưởng của mình, cần khuyến khích họ.
- Tránh dạy hay khuyên bảo người dân: tính cách này không phù hợp với
PRA. Cần thay đổi quan niệm về vai trò: người phỏng vấn đến là để học cùng với
người dân địa phương chứ không phải để dạy họ.
- Cần hướng dẫn cẩn thận đối với các vấn đề quan trọng và nhạy cảm. Nếu
cần thiết phải tiếp xúc với người cung cấp thông tin nhiều lần để tạo mối quan hệ tốt
trước khi thảo luận các vấn đề nhạy cảm hơn. Chọn các chỉ tiêu đại diện cho các chỉ
tiêu nhạy cảm (thí dụ: chỉ tiêu trong gia đình và ghi các nguồn thu thập là các chỉ
tiêu đại diện cho số thu nhập của hộ gia đình).
- Kiểm tra thông tin. Kiểm tra chéo trong khi phỏng vấn là để thu thập thông
tin chi tiết và sâu sắc hơn. Để có thể kiểm tra, cần nghe rõ những gì được nói, hỏi
thêm các thông tin hỗ trợ và chi tiết sâu hơn. Các sách lược kiểm tra khác nhau bao
gồm:
62
+ Thể hiện sự quan tâm và động viên bằng gật đầu hoặc nói "vâng",
"đúng".
+ Dừng đôi chút để người được phỏng vấn bổ sung thông tin, nhưng
không dừng quá lâu vì có thể gây ra lúng túng cho họ.
+ Nhắc lại câu hỏi theo cách khác (thí dụ: "Các mối nguy hiểm đối
với các con của ông là gì?", "Ông bà có khó khăn gì trong việc chăm sóc con cái?",
"Ông bà lo lắng điều gì nhất có thể ảnh hưởng đến con cái ông bà?").
+ Sử dụng các câu hỏi trung gian như: "Ông bà có thể nói thêm về
điều đó không?", "Ông bà có thể cho ví dụ được không ?", "Ông bà có thể giải thích
điều đó được không?".
+ Sử dụng các so sánh tương đồng, tương phản, hoặc thay đổi các
"kiểu" thu thập thông tin: phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn người
cung cấp thông tin chủ yếu.
- Cần cân nhắc câu trả lời và đừng dựa vào quá ít người cung cấp thông tin.
Những cảm nhận đầu tiên thường bị sai lệch. Nên kiểm tra sự hiểu biết của mình về
một vấn đề, thuật ngữ hoặc khái niệm bằng cách sử dụng hoặc mô tả lại trong các
cuộc thảo luận và phỏng vấn tiếp sau. Nếu bạn hiểu sai, người cung cấp thông tin có
thể sửa chữa cho bạn.
- Ghi chép, ghi chép tốt, chi tiết và đầy đủ (có thể tốc ký) là yêu cầu cần thiết
cho một cuộc PRA. Đánh số các câu hỏi và đánh dấu các câu trả lời một cách rõ
ràng. Chỉ định một thành viên của nhóm phỏng vấn (luân phiên) làm nhiệm vụ ghi
chép sẽ giúp cho các thành viên khác của nhóm tập trung vào việc phỏng vấn. Cần
thiết kế công cụ ghi chép (mẫu biểu, biểu đồ) sao cho dễ dàng phân tích thông tin
này.
- Ghi chép những gì được nói và những gì nhóm nhìn thấy, nhưng không kết
hợp sự phỏng đoán riêng.
- Trong trường hợp việc ghi chép gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện
được ngay tại hiện trường thì cần nhớ lại và ghi chép nhanh một số vấn đề ngay sau
khi phỏng vấn hoặc quan sát. Trong ngày (chiều, tối) sẽ ghi chép lại đầy đủ và chi
tiết những gì đã ghi sơ bộ ở hiện trường, nếu để lâu sẽ quên mất thông tin.
- Kết thúc cuộc phỏng vấn một cách lịch sự và cảm ơn người được phỏng
vấn, người cung cấp thông tin.
+ Phỏng vấn người am tường vấn đề (KIP)
Đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin từ nông dân thực
hiện cho việc mô tả điểm nghiên cứu có điều tra phỏng vấn. Có nhiều cách để thu
thập thông tin và phương pháp hỏi những người am hiểu sự việc (Key informant
Pnel), về một chuyên đề nào đó, là một phương pháp thông dụng để tìm hiểu thêm
hoặc kiểm chứng những thông tin đã có từ trước, hoặc đối chiếu những thông tin
thu thập được qua điều tra phỏng vấn chính thức.
* Phương pháp KIP là gì?
Phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người am hiểu về một chuyên
đề nào đó gọi tắt là KIP. KIP là phương pháp thảo luận nhóm gồm những người am
hiểu về sự việc khác nhau được tập hợp trong một cuộc tọa đàm về những sự kiện,
63
những chuyên đề, hoặc những thông tin khác trong một cộng đồng, mà cộng đồng
này có thể là một xã hội, một tổ chức, hoặc là một cơ quan nào đó.
* Tiến trình phương pháp KIP
- Thành phần địa phương tham gia. Số người lý tưởng là từ 7 đến 15 người.
Những người có thể tham gia nhóm KIP bao gồm:
+ Nông dân.
+ Nhà buôn bán.
+ Chủ ngân hàng.
+ Chủ nhiệm hợp tác xã.
+ Chính quyền xã.
+ Nhân viên khuyến nông địa phương.
+ Thầy giáo.
- Tổ chức phỏng vấn: Nhóm chuyên gia liên ngành lần lượt thảo luận, trao
đổi, hỏi người tham gia về các vấn đề thuộc các lĩnh vực liên quan. Xác định lại
những khó khăn trở ngại trong sản xuất hiện tại, những triển vọng trong tương lai
bằng các dữ liệu vừa thu thập được qua cuộc điều tra.
* Lợi ích của thảo luận nhóm KIP
- Mọi người tham gia và dự phần tích cực hơn trong việc thu nhập và phân
tích dữ liệu.
- Cung cấp thêm dữ kiện sau giai đoạn phác thảo phiếu điều tra bằng việc
tăng mức chính xác của thuật ngữ.
- KIP tốn ít tiền, dễ làm và thu nhập rộng rãi nhiều loại thông tin khác
nhau.
- Cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy như: Sự việc có tính đại
chúng hoặc có thể quan sát trực tiếp và những đặc điểm nổi bật của cộng
đồng.
- Không có câu hỏi gây tranh luận, bàn cãi.
* Nhược điểm của phương pháp KIP
- Những ý kiến cực đoan và những ý kiến khác thường hoặc những ý kiến
hay sẽ bị triệt tiêu vì cần có sự nhất trí.
- Phương pháp này cần người có đủ trình độ suy nghĩ lẫn ăn nói. Do đó, có
thể bị chế ngự bởi những người có học cao hoặc lanh lợi.
- Người điều khiển thảo luận cũng cần phải đủ bản lãnh trong việc điều
phối, gợi ý.
- KIP cung cấp câu trả lời kém chính xác cho câu hỏi.
- Thông tin không thể trực tiếp quan sát như là chất hữu cơ.
- Cần phải đánh giá rõ, phán đoán.
- Về lối xử thế tiêu biểu của cá nhân, hoạt động hoặc những mối quan hệ
xã hội.
+ Sơ lược lịch sử
Bản sơ lược lịch sử cho biết các thông tin quan trọng để hiểu biết tình hình
hiện tại của một cộng đồng (thí dụ mối quan hệ nhân quả giữa quyền sở hữu ruộng
đất đến sự xói mòn đất hay suy thoái rừng). Nó cho ta cái nhìn khái lược về các sự
kiện lịch sử chủ yếu của một cộng đồng và tầm quan trọng của chúng với tình hình
64
hiện tại. Các sự kiện có thể là: xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, trường học,
kinh mương, điện lực ...
- Hướng dẫn xếp hạng
- Để dân tự làm theo cách của họ.
- Để dân sử dụng các đơn vị đo đếm riêng của họ.
- Sử dụng tên gọi riêng, cách định danh, cách phân hạng của họ cho tất cả
những gì được đưa ra xếp hạng.
- Cần xem xét việc sử dụng các trò chơi địa phương để thực hiện việc xếp
hạng.
- Kiểm tra lý do để sắp đặt thứ tự xếp hạng.
- Cần chuẩn bị trước và kiên nhẫn khi thực hiện.
+ Mặt cắt
Bản đồ mặt cắt là bản vẽ một mặt cắt ngang xuyên qua một vùng hay một
khu đất trên ấy có mô tả những đặc điểm chủ yếu về hoạt động sản xuất, các nguồn
tài nguyên đất, nước, cây trồng, vật nuôi, tôm cá, thuỷ sản, cùng những hạn chế trở
ngại và những cơ hội triển vọng phát triển.
Bản đồ mặt cắt rất thông dụng trong việc mô tả hệ sinh thái nông nghiệp
cũng như giúp hiểu được các hoạt động sản xuất chủ yếu trong vùng hay trong một
nông trại riêng lẻ.
- Các bước tiến hành
Để thực hiện bản đồ mặt cắt, điều cần thiết là phải thực hiện dã ngoại. Có thể
có được các thông tin cơ bản càng tốt, bởi vì bản đồ mặt cắt là bức tranh toàn cục
thu nhỏ mô tả tất cả những hoạt động sản xuất, những chi tiết về các nguồn tài
nguyên, những thuận lợi, hạn chế của một nông hộ, một vùng sản xuất.
- Tìm các thành viên cộng đồng có kiến thức sẵn lòng tham gia một cuộc đi
bộ trong làng và các vùng xung quanh.
- Thảo luận với họ về các yếu tố cần vẽ trong mặt cắt (địa hình, đất đai, hoa
màu, cách sử dụng đất, nguồn nước,...) và tuyến đường sẽ đi (đảm bảo phản ánh đầy
đủ tính đa dạng của vùng nghiên cứu).
- Đi khảo sát mặt cắt cùng với các thành viên cộng đồng: quan sát hỏi han
nghe ngóng (nhưng không giảng dạy họ), thảo luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_he_thong_canh_tac_phan_12.pdf