Lịch sử nông nghiệp thế giới.
- Markow,1972 cho rằng yếu tố quyết định sự tiến hoá của nền nông nghiệp là sự cải
tiến và phát triển không ngừng công cụ lao động, quan trọng nhất là công cụ làm đất. Vì
vậy, ông chia thàng 5 giai đoạn của lịch sử phát triển nông nghiệp:
+ Canh tác chọc lỗ, bỏ hạt: đặc trưng cho quan hệ cây và đất, tương tự quan hệ
đồng cỏ của tự nhiên.
+ Canh tác bằng cuốc đá, rồi đến cuốc đồng, đến cuốc sắt: Xuất hiện quan hệ ruộng cây
trồng
+ Canh tác bằng cày gỗ: Quan hệ đồng ruộng được xác lập
+ Canh tác bằng cày sắt: Quan hệ đồng ruộng điển hình
+ Canh tác bằng cày máy: Quan hệ đồng ruộng hiện đại.
- Grigg, 1977 lại cho rằng yếu tố quyết định đến các kiểu hệ thống nông nghiệp trong
lịch sử là sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật và dân số tiến tới công nghiệp hoá nông
nghiệp như luân canh, sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, chọn giống cây con, cơ giới
hoá.Ví dụ có các kiểu nông nghiệp như sau:
+ Làm nương rẫy
+ Trồng lúa nước châu Á
+ Du mục
+ Sản xuất kiểu đồn điền
+ Chăn nuôi lấy thịt
+ Sản xuất cây lấy hạt ở quy
99 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hệ thống nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
Lựa chọn đúng khu vực và điểm nghiên cứu để triển khai là một trong những tiêu
chuẩn quan trọng và là bước đầu tiên của hoạt động của nghiên cứu và phát triển hệ thống
nông nghiệp.
4.1. Nguyên tắc lựa chọn khu vực/vùng/điểm nghiên cứu
1/ Các mục tiêu và nội dung lớn của chương trình nghiên cứu và phát triển
HTNN là do cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức khoa học có các chương trình phát triển
nông nghiệp quốc gia quyết định nên việc lựa chọn các khu vực/vùng nghiên cứu phải do
các nhà lãnh đạo và các chuyên gia của chương trình hoạch định. Việc lựa chọn này thường
mang tính chất chiến lược và ý nghĩa chính trị của quốc gia. Ví dụ: để thực hiện chương
trình nghiên cứu và phát triển HTNN giúp đồng bào dân tộc phát triển sản xuất nông lâm
kết hợp, vùng/ điểm nghiên cứu được lựa chọn phải là các tỉnh của miền đồi núi chứ không
thể chọn các tỉnh vùng đồng bằng.
2/ Các chuyên gia, cố vấn cho sự lựa chọn này phải có trình độ chuyên môn cao,
hiểu biết về nghiên cứu và phát triển HTNN, có khả năng và kinh nghiệm bao quát tình
hình các vùng sản xuất nông nghiệp của quốc gia (sinh thái nông nghiệp, sản xuất nông
lâm nghiệp, kinh tế xã hội)
3/ Các chỉ tiêu của sự lựa chọn khu vực/vùng
- Phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp quốc gia
- Đáp ứng được các mục tiêu của từng chương trình nghiên cứu và phát triển
HTNN.
- Lấy các chỉ tiêu phân vùng sinh thái nông nghiệp làm cơ sở cho việc lựa chọn
(khí hậu, địa hình, địa mạo, đặc điểm đất đai, nguồn nước, thực vật) Cần có các bản
đồ về sinh thái nông nghiệp về khu vực đó.
4/ Lựa chọn điểm nghiên cứu cụ thể trong khu vực/vùng
Để phục vụ cho việc thực hiện các mục đích và nội dung của nghiên cứu và phát triển
HTNN, bước lựa chọn này là do các chuyên gia và cán bộ của nhóm nghiên cứu quyết định.
Đây là một công việc khá phức tạp đòi hỏi các thành viên của nhóm có trình độ, nghiệp vụ
cao và am hiểu các nội dung chọn điểm khác nhau:
- Dựa vào mục đích và nội dung của từng dự án mà chia vùng lựa chọn thành các khu
vực phụ và điểm nghiên cứu.
- Từ các điểm nghiên cứu, chọn các nông hộ để điều tra, phỏng vấn và xây dựng mô
hình
- Sau khi điều tra, phát hiện vấn đề và lập giải pháp cải tiến, chọn các điểm nông hộ
để nhân mô hình, đánh giá hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật mới
[] [Pick the date]
ST: Tranthanhhai.huaf@gmail.com Page 49
- Nếu các kết quả của điểm nhân mô hình tốt, nhóm nghiên cứu cùng cơ quan chỉ đạo sản
xuất của nhà nước chọn khu vực làm vùng sản xuất mẫu để đánh giá hiệu quả mới ở khu vực
rộng
- Tiếp tục triển khai kết quả ra các khu vực phụ của vùng sản xuất (sản xuất thử)
- Cuối cùng là triển khai tiến bộ kỹ thuật mới ra các vùng xung quanh có tính chất
tương tự vùng/ khu vực đã chọn để nghiên cứu
4.2. Các chỉ tiêu của sự lựa chọn khu vực phụ và điểm nghiên cứu
- Phù hợp với mục đích và nội dung của từng dự án nghiên cứu
- Dựa vào các chỉ tiêu phân vùng sinh thái nông nghiệp và mối quan hệ của nó với
nông hộ và cộng đồng.
- Dựa vào các chỉ tiêu hệ thống nông hộ
+ Nguồn sản xuất cơ bản: quy mô và sự phân bố ruộng đất, quyền sở hữu ruộng
đất, nhân lực, vốn, tiền, trình độ, kỹ năng, kiến thức
+ Nguồn sản xuất sử dụng: Các loại cây trồng, hệ thống cây trồng, thực tiễn canh
tác, sức kéo, cường độ lao động, vốn lưu động, đầu ra, giá cả, chăn nuôi, các hoạt động
phi nông nghiệp, ngoài nông nghiệp
- Vai trò của chủ nông hộ:
+ Quản lý lao động gia đình, lao động thuê
+ Giải quyết các mục tiêu và nhu cầu của nông hộ như hoạt động sản xuất, lương
thực, tiền nong, thị trường quan hệ với cộng đồng
Chỉ tiêu này rất quan trọng ở bước chọn nông hộ để điều tra và xây dựng mô
hình. Cần phải chú ý phân nhóm nông hộ thành các nhóm theo nội dung của chương
trình nghiên cứu.
+ Điều tra tình hình sản xuất nông hộ: chọn nông hộ theo ngành nghề sản xuất
+ Điều tra kinh tế hộ gia đình: phân nhóm nông hộ theo mức độ giàu, nghèo,
trung bình về quy mô sản xuất, thu nhập, đời sống vật chất và văn hoá
+ Điều tra về sản xuất ngành nghề gia đình: vốn đầu tư, lao động dư thừa, trình
độ văn hoá, nghề truyền thống gia đình, giá cả, thị trường
- Vai trò của cộng đồng thôn xã:
Đại diện về phong tục, tập quán, tổ chức xã hội, các chính sách, các mối liên hệ thôn
xã
- Đáp ứng qui mô nghiên cứu.
[] [Pick the date]
ST: Tranthanhhai.huaf@gmail.com Page 50
Sơ đồ 20: Chọn điểm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp
4.3. Những thông tin cần thiết khi lựa chọn vùng và điểm nghiên cứu
Phần lớn các thông tin này được thu thập từ các số liệu điều tra và thống kê có
sẵn của các cơ quan, viện, địa phương. Ví dụ chương trình "phát triển sản xuất cho các
hộ nông dân nhỏ" cần các thông tin để chọn vùng và điểm nghiên cứu là nơi nào có
nhiều nông hộ nhỏ, khả năng sản xuất của họ, tình hình sản xuất hiện tại và mức thu
nhập của họ Như vậy các thông tin có sẵn này dựa vào các điều kiện chính sau:
- Các chỉ tiêu về môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của khu vực
- Đặc điểm của nông hộ và các hộ nông dân (hoạt động sản xuất và các hoạt động
kinh tế xã hội khác)
Vấn đề tồn tại chính khi thu thập thông tin có sẵn để chọn vùng và điểm là:
- Nhiều số liệu thiếu độ tin cậy do quá cũ, điều tra không đồng bộ, ghi chép cẩu thả
thiếu chính xác
[] [Pick the date]
ST: Tranthanhhai.huaf@gmail.com Page 51
- Có nơi số liệu sinh thái nông nghiệp chỉ là sự tập hợp lại từ các thời điểm điều tra
khác nhau nên không đại diện cho khu vực lựa chọn nghiên cứu
- Các số liệu về điều tra xã hội thường ít sai lệch nhưng lại dễ bị lỗi thời hoặc đòi
hỏi thời gian điều tra dài
Tóm lại: Lựa chọn khu vực/vùng và điểm nghiên cứu là hoạt động đầu tiên của
nhóm nghiên cứu và phát triển HTNN. Chọn vùng/khu vực là do các cơ quan và tổ
chức khoa học có tài trợ quyết định. Nhóm nghiên cứu của từng vùng sẽ chọn khu vực
phụ và các điểm nghiên cứu. Việc lựa chọn phải dựa vào các thông tin có sẵn về các
môi trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các đặc điểm của nông hộ.
4.4 Tiến trình chọn điểm nghiên cứu.
4.4.1 Chọn vùng chiến lược.
Dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và cơ sở ha tầng , Việt Nam
được phân ra làm 7 vùng chiến lược đó là 7 vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp khác
nhau. Mỗi vùng có những đặc điểm, thuận lợi và khó khăn khác nhau cầ nghiên cứu và
phát triển theo chiến lược vùng. Lý do cơ bản để phân chia vùng chiến lược là:
- Phát huy ưu thế môi trường tự nhiên để phát triển sản xuất một cách thuận lợi và
hiệu quả nhất.
- Có chính sách và biện pháp nghiên cứu phát triển thích hợp và
- Đa dạng hóa và sử dụng tiềm năng một cách hợp lý.
Các vùng chiến lược được đưa vào trong nhiệm vụ và phân vùng của các cơ
quan nghiên cứu đào tạo.
4.4.2. Chän vïng nghiªn cøu ( c¸c tiÓu vïng sinh th¸i).
Dựa trên vùng chiến lược đã định, nhóm nghiên cứu HTNN sẽ phân chia vùng
này thành các tiểu vùng sinh thái trên cơ sở kế thừa trên cơ sở về sử dụng đất đai, các
tiểu vùng khí hậu, địa hình và mục tiêu nghiên cứu HTNN. Nếu vùng chiến lược biến
động nhiều thì việc phân chia các chi tiết càng tốt sao cho việc phân chia này có tính
đồng nhất càng tốt. Vùng Miền Trung đã có nhiều tài liệu và trong phát triển của địa
phương đã phân chia thành các tiểu vùng sinh thái: Vùng Đồng bằng, vùng cát ven
biển, vùng trung du và vùng miền núi.
4.4.3 Chọn điểm nghiên cứu
Sau khi đánh giá và phân chia ra những vùng phụ trong vùng nghiên cứu dựa
trên những điều kiện môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế xã hội nhóm nghiên cứu
kết hợp với chính quyền địa phương chọn ra những vùng ( điểm ) điển hình để nghiên
cứu. Các thông tin sẵn có về tình hình sản xuất và sử dụng đất rất hữu ích cho việc lựa
chọn ra những đại diện cho khu vực này.
4.4.4 Chọn nông dân hợp tác
[] [Pick the date]
ST: Tranthanhhai.huaf@gmail.com Page 52
Nghiên cứu HTNN định hướng đến nông dân và dựa trên điều kiện của họ để
nghiên cứu. Do vậy hợp tác với nông dân là yếu tố rất quan trọng để đạt được thành
công trong nghiên cứu HTNN. Sau khi đặt giả thuyết và đưa ra các giải pháp kỹ thuật
để thử nghiệm ( Dựa trên những về mô tả điểm, xác định khó khăn trở ngại ) nhóm
nghiên cứu kết hợp với chính quyền địa phương lựa chọn những nông dân đại diện cho
khu vực để kết hợp nghiên cứu các thành phần kỹ thuật ngay trên dồng ruộng của họ.
Chọn nông dân hợp tác là khâu quan trọng trong nghiên cứu có sự tham gia, sẽ thu được
những thông tin phản hồi càng chính xác. Từ đây sẽ đưa ra các giải pháp dúng đắn cho
kế hoạch nghiên cứu hàng năm, thêm vào đó kết quả nghiên cứu sẽ dễ chấp nhận đối
với nông dân khác trong vùng.
4.4.5 Chọn điểm để thí nghiệm.
Số hộ nông dân hợp tác thí nghiệm trong bước 4 thường không nhiều, nhóm
nghiên cứu kết hợp với những người am hiểu, cán bộ địa phương, cán bộ khuyến nông
xác định các điểm nghiên cứu để thử nghiệm cũng như để tiến hành thử nghiệm nhiều
điểm khi kết quả nghiên cứu ban đầu được đánh giá thành công cần khẳng định kết quả
chắc chắn. thử nghiệm nhiều điểm ở diện rộng là đánh giá lại kết quả có triển vọng trên
một vùng rộng lớn trước khi đưa vào sản xuất thử, trình diễn.
4.4.5 Chọn điểm trình diễn
Khi kết quả thử nghiệm khu vực hóa được thỏa mãn, nhóm nghiên cứu sẽ kết
hợp với các cơ quan nhà nước chọn nhiều điểm để làm trình diễn ( sản xuất thử) nhằm
đánh giá sự thích nghi của giải pháp kỹ thuật mới trên phạm vi rộng lớn hơn. Ngoài ra
chương trình sản xuất thử này sẽ giúp cho các địa phương không nằm trong điểm
nghiên cứu nhưng có điều kiện sinh thái tương tự co cơ hội đánh giá và sử dụng kết quả
nghiên cứu một cách nhanh chóng và có hiệu quả tại địa phương của họ.
4.4. 6. Chọn điểm nhân rộng ra sản xuất đại trà.
Sau khi đánh giá kết quả tổng hợp từ chương trình điểm trình diễn, các cơ quan
khuyến nông và lãnh đạo địa phương có nhiệm vụ phổ biến giải pháp kỹ thuật mới này
một cách rộng rãi cho nhiều nông dân trong vùng nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất.
Những vùng có điều kiện sinh thái tương tự với vùng nghiên cứu cũng cần chọn để giới
thiệu giải pháp này đến với nông dân.
[] [Pick the date]
ST: Tranthanhhai.huaf@gmail.com Page 53
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH MÔ TẢ HỆ
THỐNG NÔNG NGHIỆP
Mô tả hệ thống nông nghiệp là bước thứ hai của hoạt động nghiên cứu và phát
triển HTNN và là nội dung chủ yếu của hướng nghiên cứu này. Thông qua mô tả
HTNN bằng các cuộc điều tra, phỏng vấn, thảo luận, xử lý số liệu và tình huống,
chúng ta có thể hiểu rõ tình trạng sản xuất hiện tại của nông hộ và cộng đồng, phát hiện
những vấn đề tồn tại cản trở sản xuất và cuộc sống của họ đồng thời tìm được các giải
pháp thích hợp có khả năng cải tiến hoạt động sản xuất nông hộ và nâng cao thu nhập,
mức sống của họ ngay cả khi không còn sự hỗ trợ của chương trình.
5.1. Nội dung phân tích chẩn đoán vùng.
5.5.1 Điều kiện tự nhiên
- Các điều kiện và môi trường của vùng và các điểm tác động đến hoạt động sản xuất
nông hộ và cộng đồng
- Điều kiện địa hình: Độ cao, độ dốc, dạng địa hình dồi núi, bình nguyên, hay cao
nguyên.
- Điều kiện đất đai: các loại đất, quá trình hình thành, độ chua, thành phần lý hóa đất
- Điều kiện khí hậu: Nhiệt độ, ẩm độ, chế độ mùa, đặc biệt những trường hợp bất
thường của thời tiết tiết.
- Hệ thực vật: các loài bản địa, các giống loài di nhập như các giống mới.
- Hệ động vật: các loài vật bản địa và các loài mới di nhập
5.5.2 Điều kiện kinh tế xã hội
- Dân số, lao động, dân tộc và các đặc điểm văn hóa của cộng đồng.
- Các mối quan hệ của nông hộ với cộng đồng thôn xã
- Các nguồn lực tiềm năng sẵn có của nông hộ và sự đầu tư thêm của họ
- Những hoạt động sản xuất hiện tại của nông hộ (sản xuất nông nghiệp, phi nông
nghiệp, ngoài nông nghiệp )
- Kinh tế nông hộ (thu nhập, đầu tư, mức sống)
- Những vấn đề chính của nông hộ
- Những vấn đề tồn tại của sản xuất nông hộ
- Những nguyên nhân gây nên các vấn đề ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nông hộ
- Những giải pháp, cơ hội, khả năng phù hợp với điều kiện từng nông hộ để
cải tiến các HTNN có hiệu quả, thực sự góp ích cho nông hộ và cộng đồng của
vùng/điểm nghiên cứu.
5.2. Phương pháp mô tả hệ thống nông nghiệp
[] [Pick the date]
ST: Tranthanhhai.huaf@gmail.com Page 54
Phương pháp mô tả hệ thống có thể dùng phương pháp PRA với 3 mức độ hoàn thiện
thông tin như sau:
- Thu thập thông tin có sẵn từ các nguồn tài liệu đã công bố, sử dụng và lưu trữ tại địa
phương
- Tiến hành điều tra thăm dò (điều tra nhanh ban đầu)
- Tiến hành điều tra chi tiết (xác minh) theo các bộ câu hỏi làm cơ sở để thiết kế chương
trình nghiên cứu -phát triển
- Tổ chức các hoạt động của nhóm nghiên cứu:
+ Tiếp xúc, thảo luận, phỏng vấn để thu thập và xác minh các thông tin.
+ Đi điều tra thực địa để kiểm tra lại thông tin và kết quả phỏng vấn.
+ Xử lý các thông tin và viết báo cáo mô tả.
5.2.1 Thu thập và tập hợp thông tin có sẵn
Các thông tin có sẵn về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội, hoạt động sản xuất
của địa phương, gồm số liệu điều tra, bản đồ, bản thống kê, sơ đồ Các cán bộ nhóm
nghiên cứu thu thập, sắp xếp, tổng hợp lại theo yêu cầu và nội dung của dự án để tiến
hành phân tích các kết quả thông tin.
Ý nghĩa của việc thu thập số liệu có sẵn
- Giúp nhóm nghiên cứu tiếp cận nhanh và thuận lợi với địa phương
- Khái quát được tình hình cơ bản của HTNN, hiểu biết sơ bộ tình trạng sản xuất
nông hộ của từng khu vực và điểm.
- Tuy nhiên số liệu này cũng có những hạn chế (đã trình bày ở phần trên) và chỉ có
thể cho sự đánh giá nhìn nhận khái quát tình hình vùng/khu vực và điểm nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu có sẵn
- Họp và nghe báo cáo của lãnh đạo địa phương.
- Sao chép lại các báo cáo, bản đồ, số liệu thống kê.
- Sắp xếp, tổng hợp lại thông tin theo nội dung của chương trình.
- Thảo luận nhóm, xử lý số liệu, đánh giá kết quả đồng thời nhất trí bổ sung các
phương pháp điều tra khác.
5.2.2 . Điều tra sơ bộ - bước thu thập thông tin cập nhật
Điều tra sơ bộ còn gọi là điều tra thăm dò, điều tra nhanh nông thôn, điều tra tổng
quát
5.2.21. Mục đích của điều tra sơ bộ/thăm dò
[] [Pick the date]
ST: Tranthanhhai.huaf@gmail.com Page 55
- Để thu thập và xác định thêm các thông tin chi tiết hơn về các điều kiện sản xuất
hiện tại của nông hộ và cộng đồng trong khu vực nghiên cứu, đưa ra các giả thuyết mới
để phát triển hệ thống nông nghiệp.
- Là cơ sở có hiệu quả cho việc điều tra chi tiết và chính thức ở các bước hoạt động sau.
- Xác định các vấn đề cần nghiên cứu ưu tiên để tiếp tục nghiên cứu nhu cầu phát triển
đó.
- Để đánh giá khả năng thực hiện (lĩnh vực kinh tế và xã hội) của dự án phát triển hệ
thống nông nghiệp.
- Xác định các điểm cần ưu tiên trong các hoạt động sản xuất.
5.2.2.2. Đặc điểm của điều tra sơ bộ/thăm dò
- Tính lặp lại: các mục đích điều tra không cố định mà được sửa đổi, bổ sung, xác
định lại một cách liên tục.
- Tính đổi mới: không tiêu chuẩn hóa các phương pháp điều tra mà các kỹ thuật được
thay đổi và tạo ra tuỳ từng trường hợp và tuỳ kỹ năng, kiến thức của người điều tra.
- Tính ảnh hưởng qua lại: Các thành viên của nhóm kết hợp với nhau chặt chẽ để tạo
sự hiểu biết sâu sắc giữa các chuyên ngành trong hệ thống.
- Tính không chính thức: điều tra thăm dò chú trọng đến những cuộc gặp gỡ, thảo
luận ngẫu nhiên, không chính thức có thể diễn ra ngay trên đồng ruộng, trên đường đi
hoặc tại nhà, nơi làm việc
- Tính cộng đồng: tổ chức thảo luận, tập huấn ngay trên ruộng, trong các cuộc họp
ngắn. Các nguyện vọng của nông dân góp phần xác định những hạn chế hoặc những cải
tiến mới trong thực nghiệm và sản xuất
5.2.2.3. Kỹ thuật điều tra thăm dò
Yêu cầu: đạt được nội dung điều tra, linh hoạt, có hiệu quả kinh tế cao.
- Quan sát và đánh giá trực tiếp
- Phỏng vấn nhanh (không chính thức)
+ Với những người có trách nhiệm cấp thông tin chính
+ Với nhóm nông dân
+ Với từng nông dân
Để tạo điều kiện phân tích và báo cáo kết quả sau khi điều tra thăm dò, cần sử
dụng các kỹ thuật: lập bảng biểu, bản đồ, lát cắt, biểu đồ, mở hội thảo.
Quan sát trực tiếp
Là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để làm quen với tình hình hiện tại
của từng vùng. Những kết quả quan sát có thể cung cấp các thông tin giá trị để phát hiện
các vấn đề hạn chế cũng như các tiềm năng phát triển của HTNN. Với những khả năng và
[] [Pick the date]
ST: Tranthanhhai.huaf@gmail.com Page 56
kinh nghiệm quan sát trực tiếp, các cán bộ điều tra có thể đánh giá nhanh các thông tin
quan sát về một HTNN hoặc HTNN ở các khía cạnh.
- Điều kiện khí hậu tại thời điểm điều tra.
- Tính chất đất đai như địa hình, địa mạo, hệ thống xây dựng đồng ruộng (bờ vùng bờ thửa).
- Hiện trạng sử dụng đất, hệ thống cây trồng.
- Một số hạ tầng cơ sở: đường xá, giao thông, máy móc, dụng cụ sản xuất, sức kéo,
phân bón
- Tình hình chăn nuôi
- Các cơ sở phúc lợi của cộng đồng
- Các điều kiện sinh hoạt, sản xuất của nông hộ
- Các hoạt động ngành nghề tại gia
- Vấn đề tôn giáo, tập quán xã hội
Tuy nhiên, điều tra thăm dò bằng phương pháp quan sát trực tiếp cũng có hạn
chế nhất định:
- Không đo đếm cụ thể, chính xác được những thông tin cần có số liệu cụ thể (diện tích
các thửa ruộng, sản lượng cây trồng, vật nuôi, công lao động, thu nhập) gây khó khăn
cho việc đánh giá HTNN bằng phương pháp thống kê.
- Về các chỉ tiêu văn hoá xã hội : không đánh giá được những ý nghĩ của con người,
không phân cấp được các mức độ về trình độ văn hoá, nhận thức xã hội
Phỏng vấn
Để bổ sung cho các khiếm khuyết của quan sát trực tiếp, trong điều tra thăm dò
còn tiến hành các loại phỏng vấn với đại diện của cộng đồng (những người có trách
nhiệm cho thông tin chính), với các nhóm nông dân và các cá nhân nông dân theo từng
chủ đề điều tra (thăm dò trực tiếp các đối tượng của HTNN). Phương pháp này rất có
hiệu quả song cũng rất khó khăn và phức tạp vì hoàn toàn dựa vào mối quan hệ người
với người và khả năng tiếp cận cũng như thái độ giữa những người giao tiếp với nhau.
Vì vậy trước khi tiến hành phỏng vấn cần có sự chuẩn bị ban đầu tốt: phỏng vấn ai, một
hay nhiều người một lúc, phương pháp tiếp xúc, kỹ thuật phỏng vấn, nội dung bộ câu
hỏi, phỏng vấn một hay nhiều lần, theo một vấn đề hay nhiều vấn đề một lúc, phỏng
vấn vào lúc nào là tốt nhất như vậy các khía cạnh phỏng vấn có thể được nhóm lại:
- Cách phỏng vấn: cá nhân hay nhóm
- Vấn đề phỏng vấn: tổng thể hay chuyên đề
- Cấu trúc phỏng vấn: hỏi tự do, từng phần hay chi tiết
- Cách tiếp cận: thăm cá nhân từng người hay thăm dò nhiều thành phần một lúc
a/ Phỏng vấn tự do:
[] [Pick the date]
ST: Tranthanhhai.huaf@gmail.com Page 57
Được tổ chức thành những cuộc thăm hỏi không chính thức các cá nhân hoặc
một số người trong quá trình đi thăm đồng hoặc thăm gia đình, thảo luận trao đổi nhóm.
Đây là phương pháp phổ biến nhất thông qua các cuộc tiếp xúc thân mật có dự định
trước, với một số câu hỏi được chuẩn bị trước theo chủ đề, những câu hỏi tiếp theo sẽ
xuất hiện trong khi phỏng vấn, tuỳ theo tiếp diễn trả lời của những người được phỏng
vấn. Đối tượng phỏng vấn ở đây là các nông dân của nông hộ và những người có trách
nhiệm cung cấp thông tin chính như lãnh đạo địa phương, giáo viên thôn xã, cán bộ
khuyến nông..
- Phỏng vấn những người cung cấp thông tin chính:
Phần lớn đây là những người của cộng đồng có liên quan đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Phỏng vấn thường thông qua các cuộc họp, thảo luận tại trụ sở thôn xã
nhằm
+ Thu thập được các thông tin đặc biệt về các tổ chức sản xuất nông nghiệp của
thôn xã, các cơ quan nhà nước có trong khu vực (y tế, giáo dục), các cơ quan hỗ trợ
tín dụng, các đại lý tư nhân làm việc trong vùng, các nhà buôn bán lẻ, thương gia trong
thị trường trao đổi hàng hoá.
+ Thu được những gợi ý có ích về sự lựa chọn các nông hộ và nông dân đặc
trưng tiêu biểu cho phỏng vấn.
- Phỏng vấn từng nông dân:
+ Chuẩn bị nội dung phỏng vấn.
+ Chọn nông dân để phỏng vấn.
+ Trong trường hợp đi thăm đồng ruộng có thể phỏng vấn bất kỳ nông dân nào
gặp trên đồng ruộng (chọn ngẫu nhiên).
+ Cần chú ý phỏng vấn phụ nữ nông dân vì họ thường giữ vai trò quan trọng
trong mọi hoạt động sản xuất của nông hộ. Cần chọn nữ cán bộ vào các nhóm nghiên
cứu để phỏng vấn nữ nông dân thuận lợi và có hiệu quả.
+ Khi tiếp xúc ban đầu cần tránh sự hiểu lầm của nông dân về mục đích, nội
dung của buổi phỏng vấn theo 2 cách: thứ nhất là họ lo ngại hoặc nghi ngờ mục đích
nên không muốn trả lời sự thật tình hình sản xuất và đời sống của họ (sợ tăng thuế, bị
phạt, thay đổi chính sách, chính quyền làng xóm biết mánh khoé làm ăn); thứ hai là
họ lại hy vọng một sự tài trợ giúp đỡ hoặc có lợi riêng cho mình, họ dễ sa vào kể lể, đòi
hỏi kêu ca các khó khăn
b/ Phỏng vấn bán chi tiết:
Là phương pháp phỏng vấn theo bảng kê đã làm sẵn cho một vấn đề cụ thể, rất
thuận tiện cho cả cá nhân và nhóm. Câu hỏi chung cho quá trình phỏng vấn này là: Ai,
khi nào, cái gì, ở đâu, tại sao, như thế nào ?
- Mục đích: nhằm khai thác và phân tích một chủ đề, tập trung vào những vấn đề của
mỗi nhóm cũng như thảo luận những vấn đề giữa các nhóm.
[] [Pick the date]
ST: Tranthanhhai.huaf@gmail.com Page 58
- Phương pháp: theo các nhóm cộng đồng (y tế, giáo dục, thị trường) hoặc nhóm cá
nhân có chuyên môn như các nhà trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, các nhóm có mức
sống và điều kiện sản xuất khác nhau (hộ giàu, nghèo) hoặc các nhóm theo tuổi tác và
khả năng lao động khác nhau.
- Để đạt được kết quả phỏng vấn cần chú ý:
+ Mở đầu phỏng vấn phải có thái độ tôn trọng, thân mật, cởi mở, trình bày mục
đích và nội dung rõ ràng.
+ Dùng sáu loại câu hỏi (như trên) nhằm đơn giản hoá và dễ hiểu khi hỏi.
+ Tạo không khí tế nhị, vui vẻ, thoải mái trong quá trình phỏng vấn.
+ Các cán bộ cần tiếp thu câu trả lời, không giữ ý kiến riêng của mình, không cố
ý gợi ý và lái câu trả lời theo ý riêng của mình.
+ Nhớ ghi chép câu trả lời theo thứ tự và thời gian.
+ Cần thu hút và khai thác ý kiến của tất cả các người tham gia phỏng vấn, tránh
không để một vài người nói hết của người khác, không để các cán bộ trả lời thay người được
phỏng vấn.
5.2.2.4. Thành phần cán bộ tham gia điều tra thăm dò
Đây là một trong những bước hoạt động quan trọng và phức tạp của chương trình
nghiên cứu nên thành phần nhóm cán bộ phải đa nghành, phong phú:
- Các chuyên gia, cán bộ chuyên môn phải bao gồm nhiều ngành nghề phối hợp với nhau, tốt
nhất là đã qua khoá học tập huấn về nghiên cứu và phát triển HTNN làm nhóm nòng cốt.
- Các cán bộ địa phương tại vùng/khu vực và điểm nghiên cứu được chọn và phối hợp
với nhóm nòng cốt trong thời gian điều tra tại địa phương: là những người có chức
trách, nhiệm vụ, kinh nghiệm liên quan đến nội dung điều tra và các nông dân đại diện
cho tình hình sản xuất của nông hộ và cộng đồng/làng xã nơi nghiên cứu.
5.2.2.5. Nội dung của điều tra thăm dò
- Kiểm tra xem xét lại các số liệu có sẵn, phát hiện những thiếu, trống của thông tin này
theo các chủ đề (Lập bảng thống kê)
- Phỏng vấn thu thập những thông tin chính
- Mô phỏng mô hình và quan sát trực tiếp trên đồng ruộng
5.2.2.6. Kết quả của điều tra sơ bộ/thăm dò
- Bao quát tình hình các hoạt động sản xuất của nông hộ và mối quan hệ của nông hộ
với cộng đồng thôn xã và với những thay đổi về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
bao quanh nông hộ và cộng đồng.
- Tìm ra những yếu tố quyết định, những vấn đề hạn chế tình hình sản xuất và kinh tế
của nông hộ và cộng đồng, phát hiện những khả năng thay đổi (cơ hội) của HTNN
tại vùng/khu vực sản xuất.
[] [Pick the date]
ST: Tranthanhhai.huaf@gmail.com Page 59
- Kết quả điều tra thăm dò là cơ sở bước chuẩn bị quan trọng cho điều tra chi tiết tiếp
theo của chương trình.
5.2.3. Điều tra chính thức (xác minh)
Điều tra chính thức là một hoạt động kiểm tra lại các thông tin, giả thuyết và kết
luận của việc thu thập các thông tin có sẵn của bước điều tra sơ bộ/thăm dò. Trong
bước nghiên cứu này, chúng ta dùng phương pháp phỏng vấn chi tiết theo bộ câu hỏi
đã chuẩn bị sẵn. Vì vậy còn gọi bước này là điều tra chi tiết.
5.2.3.1.Mục đích, yêu cầu của điều tra chính thức/xác minh
Mục đích:
- Nhằm kiểm tra lại các thông tin, giả thuyết và kết luận của điều tra số liệu có sẵn
và điều tra sơ bộ/thăm dò.
- Nhằm bổ sung vấn đề hạn chế của các đợt điều tra trên là không đủ lượng thông tin
cụ thể, số liệu chi tiết thiếu tính định lượng chính xác đáp ứng việc quy hoạch dự án và
sản xuất cũng như phân tích các chính sách trong hệ thống nông nghiệp.
- Thông tin qua điều tra chi tiết rất quan trọng và là cơ sở cho công tác quy hoạch dự
án và sản xuất cũng như phân tích các chính sách của HTNN.
- Thông tin qua điều tra chi tiết rất thuận lợi cho việc phân loại nông hộ để phân tích,
phát hiện vấn đề tồn tại hoặc khó khăn trong sản xuất nông hộ khi xây dựng mô hình
sản xuất của hệ thống.
- Làm sáng tỏ thêm một số nguyên nhân của các vấn đề hạn chế trong sản xuất nông
hộ, làm cơ sở tìm ra các giải pháp cải tiến thích hợp.
Yêu cầu:
Kết quả đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_he_thong_nong_nghiep.pdf