Chức năng chủyếu của gỗlà dẫn truyền, ngoài ra gỗcòn tham gia
việc giữvững cơthểvà làm chức năng dựtrữ.
Gỗchiếm phần chủyếu vềkhối lượng trong các cơquan trục, nhất là
những cây thân gỗchiếm 80-90% khối lượng. Nghiên cứu giải phẩu gỗ
không chỉnhằm mục đích thực tiễn mà còn có ý nghĩa lý thuyết sâu xa về
phân loại học cũng nhưcác lĩnh vực thực nghiệm khác.
Gỗsơcấp: Xuất hiện sớm trong quá trình sinh trưởng của cây gồm
gỗtrước hình thành trước có mạch nhỏ, và gỗsau hình thành sau với mạch lớn.
178 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11196 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hình thái giải phẫu thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sơ cấp và màng dày hơn. Do đó làm nhiệm vụ dẫn truyền
tốt hơn. Ở mạch thông thứ cấp cũng có đặc điểm lòng mạch rất lớn và
thành mạch dày.
- Các yếu tố không dẫn gồm: Mô mềm gỗ thứ cấp, làm chức năng dự
trữ và góp phần dẫn truyền. Trong mô mềm gỗ thứ cấp có các tia gỗ: tia
xuyên tâm và tia dọc, nếu chỉ có một loại gọi là tia đồng hình, nếu có cả 2
loại gọi là tia dị hình. Người ta lại phân biệt tia 1 dãy và tia nhiều dãy.
Trong quá trình tiến hóa có sự giảm chiều dài của tia, tia dị hình phát triển
thành tia đồng hình giúp sự dẫn truyền hướng tâm tốt hơn.
Sợi gỗ thứ cấp làm chức năng nâng đỡ. Ngoài ra còn có các sợi bổ
sung, sợi hàng ngang, đó là những tế bào sống làm chức năng dự trữ.
2.2. Libe (Phloem)
Chức năng chính của libe là dẫn truyền các chất hữu cơ, sản phẩm
của quá trình quang hợp; ngoài ra còn tham gia trong nhiệm vụ nâng đỡ và
dự trữ.
- Libe sơ cấp: Các yếu tố dẫn truyền gồm:
Tế bào rây: Có ở những thực vật kém tiến hóa như Quyết, Hạt trần.
Ở thực vật hạt kín tế bào rây có ở các bộ phận non. Ðó là những tế bào có
tế bào chất, không nhân (do đó không sống lâu được), lúc đầu còn không
bào nhưng sau mất đi, lúc này tế bào tràn đầy tế bào chất. Hệ thống mạng
lưới nội chất phát triển màng bên và màng ngang dày lên không đều,
những sợi liên bào xuyên qua những phần màng không dày lên, hệ thống
mạng lưới nội chất chạy qua các sợi liên bào để qua các tế bào rây khác.
Nhựa luyện đi qua mạng lưới nội chất do đó không bị đông đặc. Tốc độ
dẫn truyền của tế bào rây chậm, với lưu lượng ít.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
80
Ống rây: Do nhiều thành phần họp lại, nối liền nhờ một màng ngang
thủng lỗ gọi là phiến rây. Phiến rây phát triển mạnh ở thực vật hạt kín, tiến
hóa hơn tế bào rây có mạng lưới nội chất xuyên qua nhiều hơn, lưu lượng
dẫn truyền nhiều và nhanh hơn. Trong quá trình tiến hóa phiến rây nhiều
vùng rây phát triển thành phiến rây đơn, từ phiến rây xiên chuyển thành
phiến rây ngang.
Các yếu tố không dẫn gồm :
* Tế bào kèm: Là những tế bào sống, nằm cạnh ống rây, màng
xenlulô có nguồn gốc từ tế bào mẹ ống rây, liên hệ với ống rây bằng
những sợi liên bào thông qua phần mỏng của màng. Sự xuất hiện tế bào
kèm là dấu hiệu tiến hoá cao của thực vật hạt kín. Có nhiều ý kiến về chức
năng của tế bào kèm như dự trữ, tiết hệ thống men giúp ống rây khỏi đông
chất hữu cơ.
Ở thực vật hạt trần hay thực vật thân trụ tiến hóa thấp chưa có tế bào
kèm chỉ có tế bào prôtit chứa nhiều prôtêin, nguồn gốc từ tế bào mô mềm
phloem, chức năng gần giống tế bào kèm.
* Mô mềm libe: Là những tế bào màng mỏng làm nhiệm vụ dự trữ
và góp phần dẫn truyền qua các sợi liên bào .
* Sợi libe: Là những tế bào chết hình thoi làm nhiệm vụ nâng đỡ ở
thực vật hạt kín.
- Libe thứ cấp: Được hình thành từ tầng phát sinh trụ thành phần
cũng giống như libe sơ cấp, ngoài ra còn có thêm các sợi libe bổ sung, sợi
libe hàng ngang, đó là những tế bào hình thoi, làm nhiệm vụ dự trữ .
Cấu tạo chuyên hóa của libe thứ cấp còn biểu hiện ở sự hình thành
sợi libe thường nằm thành đám xen kẻ với mô mềm libe, phân biệt các sợi
đó là libe cứng và mô mềm đó là libe mềm. Ở các tế bào mô mềm libe
thường chứa tinh bột, dầu, tanin và tinh thể.
1 2
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
81
3. Các kiểu bó mạch
Tập hợp các yếu tố gỗ và libe được gọi là hệ thống dẫn. Hệ thống
dẫn ở các cơ quan thực vật đều có cấu tạo theo một trật tự nhất định.
Chúng có thể tập hợp thành những nhóm riêng gọi là bó mạch. Kiểu cấu
taọ này thường thấy ở cơ quan non của đa số cây và ở trong cơ quan
trưởng thành của một số cây khác. Ở những giai đoạn sinh trưởng sau của
phần lớn thực vật 2 lá mầm và hạt trần thân gỗ, hệ thống dẫn thường họp
thành một trụ dẫn liên tục với libe nằm ngoài, gỗ nằm trong, tầng phát sinh
trụ nằm giữa gỗ và libe.
Hình 13: Bó chồng chất kép ở thân Bí ngô
1
2
3
4
1
2
3
4
Hình 11: Cấu tạo mạch rây (cắt dọc)
1.Mạch rây 2.Phiến rây
Hình 12: Bó xếp chồng chất: Bó dẫn kín ở thân Tre; b.Bó dẫn hở ở thân Trầu
1.Libe; 2.Gỗ; 3.Tế bào mô cứng; 4.Mô mềm
Hình 14: Bó xen kẽ ở rễ chuối
1. Mô mềm; 2.Libe ngoài; 3.Mạch gỗ; 4.Libe trong
Khái quát, chúng ta có thể phân biệt một số loại bó mạch sau :
3.1. Các kiểu bó mạch đơn giản
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
82
Trong mỗi bó chỉ có 1 thành phần libe hoặc gỗ. Vì vậy có tác giả cho
là bó mạch thiếu.
Bó libe hoặc bó gỗ
Loại bó mạch đơn giản có ở rễ là bó mạch phóng xạ, đối xứng qua
tâm .
3.2. Các kiểu bó mạch phức tạp
- Bó mạch đồng tâm: Là loại bó mạch kém tiến hóa nhất
Bó gỗ libe: Gỗ trong, libe bao bọc ngoài (ở Quyết thực vật).
Bó libe gỗ: Libe trong, gỗ ngoài (Họ Liliaceae)
- Bó mạch chồng chất đơn: Gỗ dưới và libe ở trên .
Bó mạch chồng chất đơn hở: Có tầng phát sinh trụ nằm giữa libe
và gỗ (ở thực vật 2 lá mầm )
Bó mạch chồng chất đơn kín: Không có tầng phát sinh trụ ở giữa
bó mạch (ở thực vật một lá mầm )
- Bó mạch chồng chất kép: Có cả libe ngoài và libe trong .
Bó mạch kép một tầng phát sinh trụ ( thấy nhiều ở thực vật 2 lá
mầm )
Bó mạch kép đặc trưng (như ở Họ Cucurbitaceae )
- Bó mạch giải: Libe và gỗ làm thành dải xen kẻ nhau .
Các kiểu bó mạch mang tính đặc trưng di truyền là những dấu hiệu
chẩn đoán trong phân loại học.
V. Mô cơ bản
Mô cơ bản hay còn gọi là mô mềm, mô mềm gồm những tế bào
chuyên hóa kém, đó là những tế bào sống, kích thước đồng đều. Các chức
năng của mô mềm phụ thuộc vào sự có mặt của các thể nguyên sinh sống,
chính vì vậy mô mềm có đặc tính phức tạp cao về mặt sinh lý, có khả
năng phục hồi hoạt động phân sinh.
Mô cơ bản chiếm một thể tích lớn trong cây với những giới hạn
không gian không rõ rệt.
Mô cơ bản có nguồn gốc từ mô phân sinh cơ bản góp phần cấu tạo
nên cơ thể cây cấp một. Ngoài ra, hoạt động của các tầng phát sinh vỏ,
tầng phát sinh trụ cũng có khi hình thành các tế bào mô mềm thứ cấp, ví
dụ lục bì, mô mềm gỗ thứ cấp.
1. Phân loại mô mềm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
83
Tùy theo chức năng của các loại mô mềm khác nhau người ta phân
biệt:
1.1. Mô mềm đồng hóa
Có ở thịt lá, một phần ở thân non, có khi phân hóa thành mô dậu và
mô khuyết.
1.2. Mô mềm dự trữ
Mô mềm dự trữ có ở các cơ quan quả, hạt, ngay cả ở thân và rễ,
chứa các sản phẩm dự trữ như tinh bột, dầu, prôtit, các chất đường v.v... Ở
những cây mọng nước, mô mềm dự trữ nước như cây xương rồng, thuốc
bỏng. Ở các cây thủy sinh hoặc ngập nước, bùn lầy, mô mềm hình thành
các khoảng gian bào chứa khí như sen, súng, bần, đước.
1.3. Mô mềm có thể chuyên hóa thành các thành phần cơ học, các cấu trúc
tiết.
Ngoài ra, chúng còn góp phần vào việc vận chuyển như các tia ruột,
các tế bào thu góp quanh bó mạch ở lá.
Các tế bào mô mềm có khả năng phản phân hóa để hình thành các
mô phân sinh thứ cấp .
Nếu căn cứ vào vị trí mô mềm chủ yếu ở trong cây, có thể phân biệt
được:
Mô mềm vỏ
Có ở vỏ sơ cấp và vỏ thứ cấp của thân, rễ. Mô mềm rễ cũng có khi
chứa diệp lục để làm chức năng quang hợp, cũng có khả năng phản phân
hóa thành tầng phát sinh vỏ và có thể dự trữ các chất dinh dưỡng, khí,
nước... Người ta cũng thường bắt gặp các sản phẩm bài tiết như các tinh
thể oxalat canxi, tanin,.v.v... ở trong mô mềm vỏ.
Mô mềm ruột
Gồm những tế bào sống có kích thước khác nhau. Về sau, ở một số
cây, chúng có thể chết đi tạo thành những khoảng trống lớn như ở thân tre,
mía, lúa v.v…
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
84
Hình 15: Mô mềm dự trữ
khí ở cuống lá Súng
Hình 16: Mô mềm dự trữ tinh
bột ở rễ Muống biển
Mô mềm thịt lá
Có 2 loại: Mô dậu gồm các tế bào chứa nhiều diệp lục nằm ở mặt
trên lá và mô khuyết nằm ở mặt dưới lá gồm các tế bào sắp xếp chừa
những khoảng gian bào lớn, có khi có ít diệp lục, chúng góp phần chứa
khí, hơi nước cho cây.
VI. Mô cơ
Thực vật ở môi trường nước, cơ thể được nâng đỡ bởi lực đẩy
Archimetre. Sự bền vững của cây chủ yếu do vai trò cơ học của tế bào từ
ảnh hưởng của sức trương tế bào và sự bền vững của vách tế bào thực vật.
Khi thực vật tiến lên môi trường cạn, lúc còn non sức trương của tế
bào đủ để đảm bảo độ bền vững cơ thể, nhưng khi lớn lên với khối lượng
và thể tích cây phát triển nhiều thì cần đến những yếu tố cơ học giúp các
cơ quan, tổ chức cơ thể đứng vững, chịu được các tác nhân cơ học của môi
trường. Từ đây mô cơ xuất hiện ngày một đa dạng và chuyên hóa cao. Ðó
là những tế bào có tính bền vững bảo đảm chức năng cơ học, giữ vững cơ
thể thực vật.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
85
Mô cơ sơ cấp có nguồn gốc từ mô phân sinh cơ bản. Chúng gồm có
mô dày và mô cứng, mô cứng gồm có các sợi và tế bào đá. Mô cơ thứ cấp
được hình thành từ tầng phát sinh trụ bao gồm các sợi gỗ và sợi libe thứ
cấp.
Hình
17:
Mô
dày
tròn
Hìn
18
M
dà
xố
Hình 19:
Mô dày ở
thân Dâm
bụt
Căn cứ vào tính chất của màng tế bào, người ta phân biệt
1. Mô dày ( hậu mô )
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
86
Là những tế bào sống màng xenlulô cấp 1 dày lên. Sự có mặt của thể
nguyên sinh sống ở tế bào mô dày làm người ta chú ý đến sự tương đồng
sinh lý gắn bó giữa tế bào mô dày và mô mềm cũng như mối quan hệ về
nguồn gốc của chúng.
Mô dày thường gặp ở các cơ quan phát triển của cây 2 lá mầm của
những cây thân cỏ trưởng thành. Thường không gặp ở những cây 1 lá
mầm, mà ở những cây này thường sớm xuất hiện mô cứng. Vị trí của mô
dày trong cây thường gặp ở vùng ngoại biên của thân, lá. Ở thân chúng
xếp thành đoạn, thành bó hoặc thành vòng liên tục. Ở lá, chúng phân bố ở
gân chính lá cây 2 lá mầm, bên ngoài bó mạch và dọc theo mép phiến lá.
Chức năng chủ yếu của mô dày là nâng đỡ các cơ quan còn non, với
các tế bào có độ bền vững khá cao chịu được 10-12 kg / mm2 sức nén cơ
học. Chúng cũng tham gia một phần quá trình quang hợp. Tùy theo sự dày
lên của vách tế bào mà người ta phân loại mô dày góc, mô dày phiến, mô
dày xốp.vv...
2. Mô cứng (cương mô)
Là những tế bào màng dày hóa gỗ, thường tập hợp từng nhóm hoặc
riêng lẻ, là những tế bào có màng cấp 2 phát triển đàn hồi và cứng rắn. Tế
bào mô cứng có ở khắp nơi trong cơ thể thực vật thường gặp ngay từ khi
còn non ở thực vật một lá mầm và khi già ở thực vật 2 lá mầm, chúng
thường thay đổi về hình dạng, cấu tạo, nguồn gốc và sự phát triển.
- Sợi: Nằm rải rác, thành đám hay thành vòng liên tục.
Hình 20, 21: Mô cứng ở thân Bí ngô
Sợi libe còn gọi là sợi vỏ, có nguồn gốc từ líbe, mô mềm và vỏ trụ.
Màng sợi libe bằng xenlulôza nhưng thường hóa gỗ sớm, tập hợp các bó
sợi tạo thành libe cứng.
Phân biệt sợi libe sơ cấp có nguồn gốc từ tầng trước phát sinh, màng
bằng xenlulôza và sợi libe thứ cấp có nguồn gốc từ tầng phát sinh trụ có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
87
nguồn gốc từ màng hóa gỗ nhiều. Sợi libe được dùng trong kỹ nghệ như
các loại sợi gai, sợi đay, v.v...
Sợi gỗ nằm trong phần gỗ thường ngắn hơn sợi libe, có màng tế bào
hoá gỗ
- Tế bào đá: Tế bào đá có vách hóa gỗ dày cứng, khoang tế bào chỉ
còn rất hẹp. Vách có cấu trúc lớp dày lên thứ cấp, có các lỗ đơn, kép. Tế
bào đá có ở hạt, quả, lá, thân, nằm ở các vị trì vỏ hay ruột với nhiều dạng
khác nhau, như dạng hình đều nhau, phân nhánh, hình sao hay hình que...
Tế bào đá có thể được hình thành từ các mô phân sinh hay cũng có thể từ
mô mềm cơ bản.
2 1
Hình 22: Tế bào đá ở lá Chè Hình 24: Sợi gỗ ở rễ Lưỡi đòng
Hình 23: Sợi libe ở thân Dâm bụt
VII. Mô tiết (cấu trúc tiết)
Mô tiết hay còn gọi là các cấu trúc tiết, bao gồm các tế bào chuyên
hóa làm chức năng bài tiết. Quá trình tách các sản phẩm được loại ra từ sự
trao đổi chất là sự bài tiết (Kisser,1958). Tế bào thực vật sinh ra nhiều chất
dường như không có ích trong sự trao đổi chất và ít nhiều tách rời khỏi thể
nguyên sinh sống hoặc hoàn toàn bị loại trừ khỏi cơ thể thực vật. Cấu trúc
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
88
liên quan đến sự bài tiết thường hết sức khác nhau về mức độ chuyên hóa
và vị trí sắp xếp trong cơ thể .
Người ta phân biệt các cấu trúc tiết bên ngoài và bên trong:
1. Cấu trúc tiết bên ngoài
- Lông tiết: Ðơn hoặc đa bào, có nguồn gốc từ biểu bì hoặc dẫn xuất
của biểu bì và có sự tham gia của các tế bào ở phía trong biểu bì.
- Tuyến tiết: Tùy theo các sản phẩm tiết, chúng ta phân biệt tuyến
tiết mật, tuyến tiết chất thơm thường có ở các bộ phận của hoa, tuyến tiết
muối ở một số cây ngập mặn.
2. Cấu trúc tiết bên trong
- Tế bào tiết: Có ở khắp cơ thể, sản phẩm tiết như nhựa, tinh
dầu, tanin,...
- Túi tiết và ống tiết: Có một vài lớp tế bào bao quanh, có 2
loại, túi và ống tiết phân sinh do các tế bào tách rời thành khoảng gian bào
ở giữa, ví dụ ở thông.
Túi và ống tiết dung sinh, do các tế bào ở giữa bị tiêu hủy thành một
khoảng lớn, ví dụ ở lá cây cam.
- Ống nhựa mủ: Hình thành từ tế bào mô mềm, chuyên hóa
thành những ống chứa một chất lỏng đặc biệt như sữa, ống nhựa mủ là
những tế bào sống có nhiều nhân, về sau chỉ còn lại ít nhân. Nguyên sinh
chất hòa lẫn với nhựa mủ, nhựa mủ gồm các chất hydrat cacbon, các axit
hữu cơ, muối ancaloit, chất nhầy, nhựa, gôm v.v...
Về chức năng của chúng còn nhiều ý kiến khác nhau như dự trữ chất
dinh dưỡng, là một hệ thống bài tiết, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng
v.v...
Có 2 loại, ống nhựa mủ phân đốt và ống nhựa mủ không phân đốt.
Hình 25: Tuyến tiết
muối
Hình 26: Túi tiết
dung sinh
Hình 27: Túi tiết phân
sinh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
89
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
114
Chương 4
SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT BẬC CAO
Sinh sản là một thuộc tính bắt buộc của cơ thể sống. Sự sinh sản gắn
liền với tính di truyền được biểu hiện qua nhiều thế hệ. Thế hệ trước truyền
lại cho thế hệ sau không phải các tính trạng mà là chương trình phát triển
của mỗi loài sinh vật được gọi là thông tin di truyền. Thông tin di truyền
được hiện thực hoá ở thế hệ sau trong quá trình phát triển cá thể, trên cơ sở
phân chia và phân hoá tế bào.
I. Các hình thức sinh sản của thực vật
1. Sinh sản sinh dưỡng
1.1. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Kiểu sinh sản này đặc trưng cho cả thực vật bậc thấp lẫn thực vật
bậc cao nhằm tăng nhanh số lượng cá thể mới, được thực hiện nhờ tế bào,
mô, cơ quan sinh dưỡng mà không qua giai đoạn hình thành tế bào sinh
sản. Trong sinh sản sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo thành bằng sự phân
chia trực phân như vi khuẩn, tảo lam. Nấm men sinh sản sinh dưỡng bằng
cách nẩy chồi. Ở nhiều tảo đa bào, sự sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân
đoạn, mỗi đoạn khôi phục lại cá thể mới như tảo xoắn trên cơ sở phân bào
nguyên nhiễm. Ở thực vật bậc cao, sinh sản sinh dưỡng rất đa dạng, các cá
thể mới được hình thành từ sự phân mảnh của các cơ quan sinh dưỡng như
rễ, thân, lá.
Rễ của nhiều loại cây tạo ra chồi phụ. Từ những chồi đó, phát triển
thành những cây mới, sống độc lập như cây ngấy, cây cọ phèn, rễ củ khoai
lang. Từ lá cây cũng mọc ra chồi phụ. Những lá cây này rụng xuống hoặc
có khi đang còn trên cây, mọc các chồi mới như cây thuốc bỏng, lá thu
hải đường... Sinh sản sinh dưỡng bằng các đoạn thân hay những dạng biến
thái của thân như thân củ, hành, thân rễ ... Ví dụ như thân xương rồng bà,
thân cây hoa quỳnh, cỏ tranh, cỏ gấu, rễ củ khoai lang, thân củ khoai tây,
thân hành, thân bò. Cơ sở tế bào học của sự sinh sản sinh dưỡng là phân
bào nguyên nhiễm ở tế bào soma, nên chương trình thông tin di truyền
được sao chép y hệt từ cơ thể mẹ sang cơ thể con, ít khi xẩy ra tái tổ hợp.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, các tế bào soma khi phân bào nguyên
nhiễm cũng có thể xảy ra sự trao đổi chéo, mặc dù tần số rất thấp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
115
1.2. Sự sinh sản sinh dưỡng nhân tạo
Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo là những hình thức sinh sản do con
người thực hiện, dựa vào khả năng tái sinh của cây như giâm, chiết, ghép
cành, nuôi cấy mô ... để duy trì giống tốt và nhân giống có hệ số cao.
Ngày nay, người ta sử dụng các hoocmon cũng như vitamin nhằm
tăng nhanh quá trình phân bào và sự phân hoá lại để hình thành mô, cơ
quan, cơ thể mới, vì vậy, hệ số nhân giống tăng lên rất cao, đặc biệt là đối
với những cây không có khả năng tái sinh trong điều kiện tự nhiên.
Hoocmon thực vật - đó là những hợp chất hữu cơ, chúng gây tác dụng
mạnh mẽ với một số lượng vô cùng bé, lên trao đổi chất và sinh trưởng tế
bào. Hoocmon thực vật được hình thành chủ yếu trong các mô đang sinh
trưởng mạnh, đặc biệt là trong mô phân sinh của đỉnh sinh trưởng thân, rễ.
Hoocmon thực vật có tác dụng trong các miền cách xa với nơi hình thành
chúng và có tác dụng khác nhau đến trao đổi chất và phân bào:
- Chúng điều khiển sự sinh trưởng tế bào theo chiều dài trong các
phần cây đang sinh trưởng.
- Hình thành rễ mới.
- Chuyển cây sang ra hoa kết quả
- Kích thích sự phân bào trong tượng tầng
- Ức chế sự phát triển của chồi nách
- Kìm hãm sự hình thành tầng cách ly, nhờ vậy ngăn ngừa sự rụng
lá hay quả.
Trong tự nhiên, có ba nhóm chất được tinh chế về mặt hoá học,
chúng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của thực vật có hoa: auxin
chứa indon, xitokin, giberelin.
1.3. Sự sinh sản vô tính bằng bào tử ở thực vật
Bào tử là tế bào sinh sản vô tính được tạo ra bằng phân bào giảm
nhiễm ở trong cơ quan sinh sản vô tính là túi bào tử, được gọi là bào tử
giảm nhiễm (đơn bội). Tuy nhiên, cũng có bào tử đơn bội được tạo ra bằng
phân bào nguyên nhiễm và gọi là bào tử nguyên nhiễm đơn bội và cũng có
bào tử lưỡng bội được hình thành trong chu trình phát triển cá thể lưỡng
bộ kép của một số loài tảo đỏ.
Khác với giao tử, bào tử có vách xenluloza dày. Thể nguyên sinh
của chúng giàu tế bào chất, nhân, ti thể, tiền lạp thể, lạp thể ... Ngoài ra,
còn có thể vùi như tinh bột, giọt dầu, protit. Bào tử của tảo ở nước có roi,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
116
bơi lội được trong nước gọi là động bào tử. Bào tử của thực vật ở cạn
thường không có roi, phát tán nhờ nước, gió, động vật và được gọi là bào
tử bất động. Ở thực vật đơn bào, đơn bội đến thời kì sinh sản, toàn bộ cơ
thể đơn bào biến đổi thành túi bào tử đơn bào, trong chúng xảy ra sự phân
bào nguyên nhiễm, tạo ra bốn bào tử hoặc nhiều hơn (hình 1). Các bào tử
này phát triển thành các cơ thể đơn bào, đơn bội. Ở thực vật tản đa bào,
các cơ quan sinh sản vô tính cũng là túi bào tử đơn bào một ngăn và tiến
hoá hơn là túi bào tử đơn bào nhiều ngăn như ở một số Tảo nâu. Ở thực
vật bậc cao, túi bào tử đa bào mà chúng được hình thành từ nguyên bào tử
lưỡng bội và sau một số lần phân bào nguyên nhiễm, tạo ra tế bào mẹ bào tử
lưỡng bội, chúng phân bào giảm nhiễm tạo ra bào tử đơn bội, do có sự trao
đổi chéo, khi phân bào giảm nhiễm, nên có 50% bào tử có các tổ hợp gen
của bố và mẹ. Có ba loại bào tử:
Hình 1. Sự hình thành bào tử ở tảo lục đơn bào, đơn bội Chlamydomonas
(theo L.I Cuôcxanốp)
1.Tế bào ở giai đoạn sinh dưỡng 2. Tế bào với các bào tử 3. Giai đoạn hoá nhầy
- Đẳng bào tử (isospora) hay còn gọi bào tử lưỡng tính. Trong túi
bào tử chỉ có một loại bào tử.
- Đồng bào tử (homospora) hay bào tử đơn tính. Trong túi bào tử
có hai loại bào tử giống nhau về hình dạng, kích thước, nhưng khác nhau
về giới tính: Đồng bào tử đực và đồng bào tử cái.
- Dị bào tử (heterospora) bào tử đơn tính, nhưng khác nhau về hình
thái, kích thước và giới tính. Bào tử bé hay bào tử đực được tạo ra trong
túi bào tử bé. Bào tử lớn hay bào tử cái được tạo ra trong túi bào tử lớn.
2. Sự sinh sản hữu tính ở thực vật
Phương thức sinh sản hữu tính, cùng với việc phức tạp hoá cấu trúc
nhiễm sắc thể và quá trình phân bào đã tạo ra sự đa dạng của các giao tử,
làm cho sinh vật tiến hoá với tốc độ nhanh, phân hoá thành các nhóm khác
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
117
nhau. Trong chu trình phát triển cá thể của thực vật, sự sinh sản hữu tính
kế thừa từ sự sinh sản vô tính bằng bào tử giảm nhiễm nên các giao tử tạo
ra bằng phân bào nguyên nhiễm trong các túi giao tử - cơ quan sinh sản
hữu tính. Khác với bào tử, các giao tử là thể nguyên sinh không có vách
xenluloza bao bọc và tự nó không thể phân chia và phân hoá để tạo thành cơ
thể đơn bội như bào tử (trừ trường hợp trinh sản, tế bào trứng không qua thụ
tinh nhưng vẫn hình thành được cơ thể đơn bội) mà nó phải trải qua sự kết
hợp của giao tử đực và giao tử cái từ cơ thể lưỡng tính hoặc từ hai cơ thể
khác nhau, để tạo thành hợp tử lưỡng bội, có khả năng phân chia và phân
hoá tạo thành cơ thể lưỡng bội. Người ta phân biệt ba dạng khác nhau của
quá trình sinh sản hữu tính là đẳng giao, dị giao và noãn giao.
2.1. Sự đẳng giao (Isogamia)
Ỏ nhiều thực vật đơn bào và đa bào, đến thời kỳ sinh sản hữu tính
thì hình thành các túi giao tử đơn bào khác nhau về giới tính. Trong túi
giao tử đực, hình thành hoocmon giới tính gọi là hydrobenzaldehit điều
khiển sự phân bào nguyên nhiễm, tạo ra giao tử đực. Trong túi giao tử cái
có loại gynotecmon gọi là isoramnetol xác định giới tính cái. Hai loại giao
tử đực và cái giống nhau về kích thước, hình thái, tốc độ vận động ... chỉ
khác nhau về giới tính, gọi là đẳng giao tử. Giao tử đực tiết ra chất
androgamôn để hấp dẫn giao tử cái, nhưng có tác dụng đẩy giao tử đực xa
nhau. Giao tử cái tiết ra chất gynogamon để hấp dẫn giao tử đực và đẩy
giao tử cái xa nhau. Do vậy, xác suất gặp gỡ giao tử đực và giao tử cái xảy
ra trong môi trường nước là rất lớn, chúng kết hợp với nhau, trước hết là
bào phối, tiếp theo là nhân phối. Quá trình kết hợp của hai đẳng giao tử
đực và cái gọi là sự đẳng giao. Hợp tử tạo ra trong đẳng giao nhỏ, có sự
đóng góp như nhau về tế bào chất cũng như nhân của hai giao tử. Hợp tử
này ít chất dự trữ, tồn tại không lâu, khả năng chống chịu kém. Vì vậy,
hình thức sinh sản hữu tính đẳng giao chỉ xảy ra ở thực vật còn thấp.
Ngoài ra, cũng có những loài sinh sản hữu tính tiếp hợp đẳng giao như
nấm men, nấm mốc bánh mì.
2.2. Sự dị giao (Heterogamia)
Ở thực vật đơn bào tiến hoá hơn, hoặc thực vật đa bào đã xảy ra sự
sinh sản hữu tính dị giao. Trong túi giao tử đực, xảy ra sự phân bào
nguyên nhiễm, tạo thành giao tử đực nhỏ (microgameta), bơi lội với vận
tốc nhanh hơn. Trong túi giao tử cái, các giao tử cái lớn (macrogameta)
được tạo thành, bơi lội với vận tốc chậm hơn. Với hướng hoá thuận do hai
giao tử tiết ra và kết hợp với nhau, tạo thành hợp tử gọi là sinh sản dị giao.
Trong hợp tử này, nhân đực và nhân cái kết hợp với nhau, có sự đóng góp
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
118
tương đương về vật chất di truyền, nhưng về di truyền tế bào chất thì dòng
cái ưu thế hơn dòng đực. Hợp tử lớn hơn, chất dự trữ nhiều hơn, tồn tại lâu
dài hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp
xảy ra dị giao sinh lý như ở Tảo nâu Ectocarpus silicolosus, về phương
diện hình thái thì chúng thuộc loại đẳng giao tử, nhưng về phương diện
sinh lý chúng có sự khác nhau. Đẳng giao tử đực bơi lội nhanh, lâu hơn để
tìm giao tử cái. Đẳng giao tử cái bơi lội với vận tốc chậm hơn, thời gian
ngắn hơn, rồi ngừng bơi lội, chìm xuống đáy biển và bám vào giá thể bằng
roi dài. Sự dị giao sinh lý là dạng chuyển tiếp trung gian từ đảng giao sang
dị giao.
2.3. Sự noãn giao (Oogamia)
Sinh sản noãn giao, đó là hình thức sinh sản hữu tính cao. Cơ quan
sinh sản đực gọi là túi tinh, trong chúng tạo ra tinh trùng bằng phân bào
nguyên nhiễm. Tinh trùng phân hoá thành đầu, chứa khối nhân đơn bội
hình thành trước, còn tế bào chất chỉ hình thành roi với thể nền chứa ty
thể, bộ máy golgi v.v... hình thành sau. Một số Hạt trần, thực vật Bao noãn
(Chlamydospermae) và hầu hết Hạt kín giao tử đực được gọi là tinh tử. Nó
là dạng neoteni của tinh trùng, chỉ có đầu, là khối nhân đơn bội, còn roi
không hình thành, do đó tinh tử không có khả năng vận động. Cơ quan
sinh sản cái là túi noãn, phân hoá thành bụng và cổ. Trong túi noãn, xảy ra
sự phân bào nguyên nhiễm, hình thành noãn cầu, là tế bào sinh dục cái
đơn bội, kích thước lớn, chứa nhiều tế bào chất, không vận động, nằm
trong bụng túi noãn. Khi thụ tinh, tinh trùng vận động vào túi noãn, hoặc
có cơ quan (ống phấn) mang tinh tử vào với noãn cầu gọi là thụ tinh qua
ống phấn và chỉ xảy ra quá trình nhân phối, không có bào phối. Vì vậy,
hợp tử tạo ra trong noãn giao tử rất lớn, chứa nhiều chất dự trữ cần thiết
cho sự phát triển phôi, di truyền tế bào chất hoàn toàn thuộc ưu thế dòng
mẹ.
Ý nghĩa của sinh sản hữu tính. Sinh sản hữu tính không đặc trưng
bởi tạo ra năng suất cho thế hệ con, mà hình thành thế hệ con với chất
lượng cao hơn, có sức sống cao, tạo ra đa dạng sinh học, do có sự đổi mới
trong quá trình sinh sản hữu tính, vì vậy dễ thích nghi và biến đổi hơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gp_tv_1829.pdf