Ảnh hưởng của nhiệt độ
Tích số tan T chỉ là 1 hằng số ở một nhiệt độ nhất định. Vì vậy nếu nhiệt độ
thay đổi thì độ tan cũng thay đổi. Đối với các chất khi hòa tan thu nhiệt thì độ tan sẽ
tăng khi nhiệt độ tăng, nhưng đối với các chất khi hòa tan tỏa nhiệt thì độ tan sẽ giảm
khi tăng nhiệt độ.
Ví dụ: PbI2 tan nhiều khi đun nóng, độ tan của AgCl ở 1000C lớn gấp 25 lần độ
tan của nó ở 100C; CaSO4.2H2O có độ tan tăng theo nhiệt độ đến 600C. Trên 600C thì
chất này sẽ mất bớt nước thành CaSO4. OH
1 2
2 nên độ tan lại giảm khi tăng nhiệt độ.
Như vậy canxisunfat có độ tan lớn nhất ở 600C.
Ảnh hưởng của kích thước hạt kết tủa
Đối với cùng 1 lượng chất, kết tủa hạt nhỏ tan nhiều hơn kết tủa hạt lớn, nghĩa
là tích số tan của kết tủa hạt nhỏ lớn hơn tích số tan của kết tủa hạt lớn vì trên bề mặt
của các tinh thể nhỏ có nhiều góc và cạnh, các ion ở các vị trí góc và cạnh dễ tan hơn
ở những vị trí khác, vì ở các vị trí bên trong các ion bị giữ chặt hơn. Do đó trong
thực tế muốn có kết tủa tách được hoàn toàn ra khỏi dung dịch người ta tìm mọi cách
để thu được tinh thể hạt lớn.
Trong phân tích người ta thường phải làm kết tủa hoàn toàn một ion nào đó
nhằm tách nó ra khỏi các ion khác có trong dung dịch hoặc để định lượng ion đó. Vì
không có kết tủa nào tuyệt đối không tan nên “sự kết tủa hoàn toàn” chỉ có ý nghĩa
tương đối. Khi tiến hành tách thì một ion nào đó được coi là được kết tủa hoàn toàn
nếu lượng của nó còn lại trong dung dịch sau khi làm kết tủa không còn gây cản trở
đến phản ứng đối với ion khác có trong dung dịch và khi tiến hành định lượng thì
một ion được coi là kết tủa hoàn toàn nếu lượng còn lại của nó trong dung dịch chỉ
nằm trong giới hạn độ chính xác của phép cân (0,1 ÷ 0,2 mg). Đối với các mục đích
phân tích thông thường thì phép làm kết tủa được coi là hoàn toàn khi nồng độ ion
cần tách còn lại trong dung dịch dao động trong khoảng (10-5 ÷ 10-6) M.
Ảnh hưởng của dung môi
Thường phần lớn các chất vô cơ ít tan trong dung môi hữu cơ hơn trong nước
do độ phân cực của dung môi hữu cơ nhỏ hơn độ phân cực của nước.
Ví dụ: CaSO4 tan khá trong nước (S = 7,8.10-3 mol/lít) nhưng hầu như không
tan trong rượu etylic.
Vì vậy trong trường hợp nếu kết tủa được tạo ra từ dung dịch nước có độ tan
khá lớn thì cần thiết tiến hành kết tủa trong dung môi hữu cơ thích hợp.
92 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hóa học phân tích (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hêm nhóm -SO3Na.
- Hiệu ứng trở màu: Nếu đưa vào phân tử thuốc thử hữu cơ không màu nào đó
một nhóm mang màu thì phân tử thuốc thử hữu cơ đó trở thành có màu và sản phẩm
của nó cũng mang màu.
Ví dụ: nhóm (CH3)2N-C6H4- làm tăng hiệu ứng màu cho thuốc thử nhân piridin,
quinolin.
- Hiệu ứng chọn lọc: Nếu gắn thêm vào phần nhân những nhóm thế mới có thể
gây ra những hiệu ứng làm thay đổi tính chọn lọc của thuốc thử.
Ví dụ: Trong môi trường axit vô cơ, axit phenylarsonic (C6H5 -AsO3H2) kết tủa
được với Zr4+, Sn4+, Hf4+, Nb5+, Ta5+, Ti4+ nhưng nếu gắn vào vị trí octo một nhóm
-NO2 tạo thành axit Octonitro phenylarsonic thì chỉ kết tủa được với Sn4+.
5.2.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện tiến hành phản ứng.
Điều kiện tiến hành phản ứng có ảnh hưởng lớn đến tính chọn lọc, quan trọng
nhất là điều kiện pH của môi trường.
Có những thuốc thử hữu cơ có khả năng tác dụng được với rất nhiều ion để tạo
thành muối nội phức, nhưng khi thay đổi môi trường thích hợp thì khả năng đó bị
hạn chế. Do đó, có thể chọn môi trường thích hợp để làm tăng tính chọn lọc của
thuốc thử hữu cơ.
Ví dụ: Dimetylglyoxim trong môi trường amoniac thì phản ứng được với niken,
vanadi nhưng trong HCl 2N thì chỉ tác dụng với vanadi.
5.2.4. Một vài loại thuốc thử hữu cơ thường gặp trong hóa phân tích.
Các thuốc thử hữu cơ là dẫn xuất của amoniac có tính chất gần như amoniac
được dùng để điều chỉnh pH, làm chất che. Các chất thường dùng là piridin C5H5N,
pycolin C6H7N. Các chất này có tính bazơ yếu hơn amoniac nhiều. Cũng như amo-
niac, chúng tạo được phức bền với nhiều kim loại, ví dụ: Ag+, Cd2+, Ni2+, Co2+, ...
- Axit etylendiamintetraaxetic (EDTA thường được gọi là complexon II) là một
axit 4 chức:
O
OH
AsHO HO As
OH
O
Axit phenylarsonic Axit Octonitrophenylarsonic
NO2
O
O
OH
OH
alizarin
O
O
OH
OH
SO Na3
alizarin S
HOOC CH2
HOOC CH2
N CH2 CH2 N
CH2 COOH
CH2 COOH
110
OH
N
Thuốc thử này có khả năng tạo phức bền với hầu hết các ion kim loại theo tỷ lệ
1:1.
- Ditizon:
tạo phức với một số ion kim loại như: Pb2+, Cu2+, Zn2+, ...
- Dimetylglyoxim chứa 2 nhóm oxim:
là axit yếu, tạo kết tủa đỏ khó tan với ion Ni2+, Pb2+, tạo phức màu đỏ tan trong nước
với ion Fe2+.
- Oxim (8 oxyquinolin) C9H6NOH:
Oxim (8-oxyquinolin) C9H6NOH có tính lưỡng tính, tạo được hợp chất nội
phức khó tan với nhiều ion kim loại. Bằng cách điều chỉnh môi trường pH thích hợp,
dùng chất tạo phức phụ có thể dùng oxim để tách được nhiều kim loại khác nhau.
- Thuốc thử tạo thành “sơn” màu: Một số thuốc thử hữu cơ bị hấp phụ vào bề
mặt các hydroxit kim loại ít tan và thay đổi màu. Bản chất của sự hấp phụ này là sự
tạo phức càng cua giữa thuốc thử và ion kim loại nằm trong hydroxit.
Ví dụ: Alizarin đỏ S tạo với nhôm “sơn” màu đỏ do hình thành hợp chất nội
phức có cấu tạo:
- Rodamin B tạo phức SbCl6-HR+ màu tím với Sb(V) chiết được bởi benzen:
NOHHON
CH3 C C CH3
O O
OH
OH
OH
Al
SO3Na
S C
N N C6H5
NH NH C6H5
O
O
OHC
(C2H5)2N N
+(C2H5)2Cl
-
C
111
- Nes-Cupferon tạo phức ít tan với Cu2+ và Fe3+:
5.3. Ứng dụng của phức chất và thuốc thử hữu cơ trong hóa phân tích.
5.3.1. Phát hiện và xác định ion.
Ví dụ: Khi phân tích định tính hệ thống cation như:
- Tìm Al3+ bằng alizarin S trong môi trường kiềm (pH = 9).
- Tìm Sb5+ bằng rôdamin B trong môi trường HCl đậm đặc ở dạng muối nội
phức màu tím đỏ hoa sen.
- Tìm Ni2+ bằng dimetylglyoxim trong môi trường dung dịch NH3 ở dạng muối
nội phức màu đỏ tươi ...
Dùng để điều chế dung dịch đệm, ví dụ hỗn hợp đệm formiat biphtalat.
Nhiều ion đơn giản không có tính đặc trưng rõ rệt, vì vậy ít có ứng dụng phân
tích. Tuy vậy khi chuyển thành phức thích hợp thì lại rất đặc trưng và có thể sử dụng
để nhận ra ion đó. Chẳng hạn như ion Cu2+ có màu xanh nhạt và không thể nhận ra
được khi có nồng độ thấp, tuy vậy khi chuyển thành phức [Cu(NH3)4]2+ thì nó sẽ có
màu xanh đậm và có thể phát hiện ra dễ dàng hơn.
Trong phân tích định lượng dùng làm chất kết tủa trong phân tích khối lượng.
Ví dụ xác định Ni2+ bằng dimetylglyoxim, Al3+ bằng 8-oxyquinolin ... Dùng làm chất
gốc trong phân tích thể tích, ví dụ H2C2O4.2H2O được làm chất gốc cho phương pháp
trung hòa và oxy hóa-khử ... Dùng để điều chế dung dịch chuẩn như trilon B.
5.3.2. Che dấu.
Trong thực tế rất ít thuốc thử hoàn toàn chọn lọc, nghĩa là chỉ tác dụng với một
ion nhất định mà thôi mà thường cho phản ứng đồng thời với một số ion kim loại. Ta
nói rằng các ion này cản trở lẫn nhau. Vì vậy để tìm một ion nào đó trong dung dịch
có các ion cản trở khác cần phải “che” chúng lại bằng một phản ứng tạo phức bền
đặc trưng.
Ví dụ, phản ứng tìm Co2+ bằng thuốc thử NH4SCN để tạo thành phức
[Co(SCN)4]2- màu xanh trong axeton hoặc ête bị cản trở mạnh bởi ion Fe3+ vì ion này
tạo được phức màu đỏ đậm với ion sunfoxyanat (Fe(SCN)3). Do đó để nhận ra ion
Co2+ cần phải ”che” ion Fe3+, chẳng hạn bằng cách thêm vào dung dịch một lượng đủ
lớn H3PO4 hay F- thì Fe3+ sẽ ở dạng phức bền [Fe(HPO4)+] hay [FeF6]3- không màu.
Chất được đưa vào trong môi trường phản ứng nhằm mục đích làm triệt tiêu hoặc
kìm hãm một phản ứng khác nào đó được gọi là “chất che”. Chất che đem sử dụng
phải là chất có khả năng tạo được với các ion cản trở phức có độ bền đủ lớn để các
ion đó không còn tác dụng với thuốc thử sẽ dùng cho ion cần xác định, ngược lại độ
bền của phức giữa ion cần xác định với chất che (nếu có) phải tương đối bé để ion
này còn khả năng tham gia phản ứng đặc trưng với thuốc thử sẽ dùng. Ngoài ra cũng
cần phải chú ý tới điều kiện là phức tạo thành giữa chất che với ion cản trở không
được gây khó khăn cho việc phản ứng giữa ion cần xác định với thuốc thử đặc trưng
sẽ dùng.
Bài toán giải quyết vấn đề chọn điều kiện che tối ưu cho một phản ứng nào đó
O
N
N
ONH4
112
là khá phức tạp. ở đây phải giải quyết một loạt các mối quan hệ giữa các độ bền của
các phức khác nhau với pH, với nồng độ của các cấu tử trong dung dịch.
Ví dụ: Không thể dùng ion oxalat để che ion Fe3+ trong phản ứng tìm ion Co2+
dưới dạng phức sunfoxyanat bởi vì theo kết quả tính toán thì phức sắt (III) sun-
foxyanat bị phá hủy gần như hoàn toàn khi có ion C2O42-. Khi có mặt của C2O42- thì
chỉ còn 6% phức coban sunfoxyanat tồn tại trong dung dịch, còn 94% lượng của nó
đã bị phân hủy và chuyển thành phức oxalat. Trong thực tế người ta thường dùng
NaF làm chất che vì ion F- tạo phức khá mạnh với ion Fe3+ trong khi đó phức của nó
với ion Co2+ lại rất ít bền.
5.3.3. Thay đổi cường độ các chất.
Cần phải kể đến sự ảnh hưởng của sự tạo phức lên tính axit bazơ và tính oxy
hóa-khử của hợp chất. Nếu anion của một axit yếu nào đó mà tạo phức với cation
khác thì sự liên kết giữa nó và ion H+ sẽ yếu đi, và nhờ vậy ta sẽ được axit mạnh hơn
axit đầu.
Ví dụ: Tính axit của axit oxalic (H2C2O4) sẽ tăng lên nếu có Mg2+ vì ion này tạo
phức với C2O42-.
Axit boríc sẽ mạnh lên nếu có mặt các rượu đa chức như glyxêrin hoặc manit
bởi axít boríc tạo những axít phức với chúng là axít manitoboríc HBO2[C6H8(OH)6]2
hay glyxêrinoboríc HBO2[C3H5(OH)3]2. Các axít này mạnh hơn axít boríc nhiều.
Vì vậy trong phân tích định lượng, khi định phân hỗn hợp HCl và H3BO3
thường người ta cho vào một ít glyxêrin và chuẩn độ với chỉ thị phenolphtalein.
Đối với chất oxy hóa và chất khử thì thường thường yếu đi khi có sự tạo phức
bởi vì nồng độ của chúng bị giảm đi. Ví dụ ion Fe3+ mất hẳn khả năng oxy hóa ion I-
đến I2 khi có ion F-. H2C2O4 bị giảm khả năng khử xuống khi có thừa axit molipden
và MnO4- không oxy hóa được nó.
5.3.4. Hòa tan và tách.
Sự tạo phức có thể được sử dụng để chuyển kết tủa vào trong dung dịch:
HgI2 + 2I- = [HgI4]2-
Hoặc sử dụng để tách. Ví dụ tách Cu2+ và Ni2+ ở nhóm V ra khỏi nhóm IV trong
hỗn hợp.
Me2+: cation của nhóm V: Cu2+, Ni2+
Theo phản ứng: Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4]2+ + OH-
5.4. Chuẩn độ tạo phức
Phương pháp chuẩn độ phức chất là một phương pháp phân tích thể tích dựa
vào phản ứng tạo phức bền. Yêu cầu của các phản ứng tạo phức:
- Phản ứng phải nhanh và hoàn toàn.
- Phản ứng phải xảy ra theo đúng tỷ lượng nhất định.
- Phải có khả năng xác định được điểm tương đương.
Vì vậy chỉ có một số phương pháp chủ yếu sau:
KÕt tña hydroxyt
nhãm V, IV vµ
MnO2
+ NH4OH
KÕt tña nhãm
IV vµ MnO2
Dung dÞch [Me(NH3)4]
cña nhãm V
2+
113
5.4.1. Phương pháp thủy ngân
Dựa vào phản ứng tạo phức chất giữa Hg2+ với các anion halogenua, CN-, CNS-
v.v... với chỉ thị diphenylcacbazit hay diphenylcacbazon trong môi trường pH thích
hợp.
Ví dụ:
Hg2+ + Cl- HgCl+ K1 = 5,5.106
HgCl+ + Cl- HgCl2 K2 = 3,0.106
HgCl2 + Cl- HgCl3- K3 = 7
HgCl3- + Cl- HgCl42- K4 = 10
Hai phản ứng sau không có giá trị định lượng vì yếu mà thực tế chỉ dựa vào 2
phản ứng đầu mà thôi.
5.4.2. Phương pháp xyanua
Dựa vào sự chuẩn độ dung dịch xyanua bằng dung dịch AgNO3 tạo phức chất
[Ag(CN)2-]: 2CN- + Ag+ [Ag(CN)2-]
Nếu thừa Ag+ thì lại tạo ra kết tủa:
Ag(CN)2- + Ag+ Ag[Ag(CN)2]↓ có T = 10-12
Như vậy ta sẽ kết thúc chuẩn độ khi bắt đầu thấy dung dịch vẩn đục kết tủa
Ag[Ag(CN)2].
Có thể dựa vào phương pháp này để chuẩn độ gián tiếp một số ion kim loại, đặc
biệt là Ni2+, Co2+, Cu2+ và Zn2+ vì chúng có thể tạo được với CN- những phức chất
bền hơn Ag(CN)2- và phản ứng xảy ra theo một quan hệ tỷ lượng xác định. Ví dụ nếu
cho dư CN- vào dung dịch Ni2+ trong amoniac thì toàn bộ Ni2+ sẽ ở dạng phức chất
[Ni(CN)4]2- bền hơn Ag(CN)2- do đó có thể chuẩn độ lượng thừa CN- bằng phương
pháp trên.
5.4.3. Phương pháp complexon
Dựa vào phản ứng tạo muối nội phức gọi là complexonat xảy ra giữa com-
plexon và hầu hết các ion kim loại. Phương pháp này có phạm vi ứng dụng rộng rãi,
có độ nhạy và độ chính xác rất cao. Hiện nay nó là phương pháp phổ biến nhất.
5.4.3.1. Cấu tạo của các loại complexon.
Complexon là những dẫn xuất của axit aminopolycacboxylic, có 3 complexon
quan trọng thường dùng nhất là:
Complexon I: là axit nitriltriaxetic (NTA), ký hiệu H3Y còn gọi là trilon A
Complexon II: là axit etylendiamin tetraaxetic (EDTA) ký hiệu là H4Y có M =
292,1, ít tan trong nước.
Complexon III: (vẫn quen quy ước là EDTA) là muối dinatri của axit H4Y, ký
hiệu Na2H2Y, tên kỹ thuật là trilon B có M = 336,2.
N
CH2 COOH
CH2 COOH
CH2 COOH
có M = 191,1
N CH 2 CH 2 N
CH 2 COOH
CH 2 COOH
HOOC CH 2.. ..
HOOC CH 2
114
Trong phân tử của các complexon đều có:
- Nhiều nhóm -COOH: Có tính axit nên các complexon là các đa axit. Các hằng
số axit KA của chúng ở nấc đầu thường lớn và gần nhau nên dung dịch của chúng có
tính axit mạnh. Còn các KA ở các nấc sau nhỏ nên trong dung dịch thường có pH cao
mới tồn tại được các ion cuối. Ví dụ EDTA có K1 = 10-2, K2 = 10-2,76, K3 = 10-6,16, K4
= 10-10,26, ở pH = 2,2 tồn tại dạng H3Y-; ở pH = 4,3 tồn tại dạng H2Y2-; ở pH = 8,3
tồn tại HY3-; pH = 12,4 tồn tại Y4-.
- Nguyên tử O trong nhóm COOH có khả năng tạo liên kết cộng hóa trị với
ion kim loại: Nguyên tử N trong nhóm amin có khả năng tạo liên kết phối trí đối với
ion kim loại. Do đó complexon có khả năng tạo muối nội phức với hầu hết các ion
kim loại.
Ví dụ với Ca2+ → complexonat Ca
Na2H2Y + Ca2+ Na2CaY + 2H+
Na2H2Y có cấu tạo:
5.4.3.2. Sự tạo thành các complexonat.
Ví dụ phản ứng giữa complexon III và ion kim loại Men+
Me2+ + H2Y2- MeY2- + 2H+
Me3+ + H2Y2- MeY- + 2H+
Me4+ + H2Y2- MeY + 2H+
Từ các phương trình trên, ta thấy nổi bật lên 2 đặc điểm:
- Phản ứng theo tỷ lệ 1:1 tức là 1 ion kim loại (bất kỳ hóa trị mấy) kết hợp với 1
ion complexon để tạo thành 1 ion complexonat nhất định - điều này rất đặc biệt khác
với phần lớn các phản ứng tạo phức chất khác. Từ tỷ lệ 1:1 cho phép ta xác định
lượng ion kim loại một cách chính xác.
- Trong các phản ứng trên, ta thấy luôn giải phóng ra H+ nên sẽ làm cho môi
trường thành axit mạnh, ảnh hưởng đến độ bền của complexonat được tạo ra. Do đó
ta phải duy trì phản ứng trong môi trường dung dịch đệm.
Tính chất quý giá nhất của các complexon là khả năng tạo complexonat ngay cả
với các ion kim loại kiềm thổ: Mg, Ca, Ba, ... Các kim loại này như ta đã biết rất khó
hoặc không thể chuyển thành hợp chất phức bằng các cách khác được. Phần lớn các
complexonat kim loại thường rất bền, tức là hằng số tạo thành khá lớn. Thường độ
bền của complexonat tăng theo điện tích của ion kim loại: Me+ < Me2+ < Me3+ <
Me4+ thể hiện ở chỗ complexonat Me4+ có thể tồn tại ở pH = 1, Me3+ -- pH = 1÷2,
Me2+ chỉ tồn tại trong môi trường kiềm. Nói chung các complexonat thường bền
N CH2 CH2 N
CH2 COO
CH2 COONa
NaOOC CH 2
Ca
OOC CH2
..
N CH 2 CH 2 N
CH2 COONa
CH 2COOH
HOOC CH 2
NaOOC CH 2
..
115
trong môi trường có pH cao và xác định, nhưng với pH cao quá thì complexonat bị
phân hủy tạo thành hydroxyt ít tan:
Me+ + nOH- Me(OH)n
Bởi vậy phải tiến hành phản ứng trong môi trường đệm.
Các complexonat dễ tan trong nước hơn complexon tương ứng. Trong các com-
plexonat kim loại thì Na2CaY là ít tan nhất.
Complexonat của ion kim loại màu thì sẽ có màu đậm hơn, của ion kim loại
không màu thì sẽ không màu.
5.4.3.3. Chuẩn độ bằng complexon
* Chất chỉ thị trong phương pháp complexon
Để xác định điểm tương đương trong phương pháp này người ta dùng các chỉ
thị như oxy hóa - khử, axit - bazơ, chỉ thị kim loại nhưng phổ biến nhất là chỉ thị màu
kim loại. Đó là những chất hữu cơ có màu có thể kết hợp với ion kim loại tạo thành
muối nội phức khá bền, tan trong nước, có màu khác với màu của chất chỉ thị kim
loại ở dạng tự do. Các chất chỉ thị màu kim loại thường là những axít hữu cơ yếu
hoặc bazơ yếu, phân tử của chúng chứa những nhóm mang màu và trợ màu nên cũng
là những chất chỉ thị pH. Do đặc điểm kể trên, màu của chất chỉ thị loại này biến đổi
theo pH của dung dịch.
Các chất chỉ thị kim loại phải đạt được các yêu cầu sau :
- Phải đủ nhạy và khá chọn lọc, nồng độ của chất chỉ thị đem dùng phải nhỏ nhất
có thể được.
- Phức chất được tạo ra giữa chất chỉ thị và ion kim loại phải khá bền nhưng
kém bền hơn complexonat kim loại đó (ít nhất là 104 lần).
- Phản ứng tạo phức giữa chất chỉ thị và ion kim loại (cần xác định) phải khá
nhanh và thuận nghịch.
- Sự đổi màu của chất chỉ thị phải khá rõ để có thể nhận ra được bằng mắt.
Ví dụ:
Định phân dung dịch Me2+ bằng Na2H2Y dùng chỉ thị kim loại Ind- (màu A).
+ Trước định phân: Ta cho một lượng nhỏ chất chỉ thị, sẽ có phản ứng:
Me2+ + Ind- [MeInd]+
dung dịch có màu B phần lớn Me2+ ở trạng thái tự do vì lượng chất chỉ thị cho vào
rất nhỏ.
+ Khi định phân thì Me2+ (tự do) sẽ kết hợp với thuốc thử Na2H2Y:
Me2+ (tự do) + H2Y2- MeY2- + 2H+
+ Kết thúc định phân thì nhỏ một giọt cuối cùng Na2H2Y phân hủy [MeInd]+
giải phóng ra Ind-, theo phản ứng:
[MeInd]+ + H2Y2- + 2H+ + Ind-
* Các chất chỉ thị quan trọng thường dùng trong chuẩn độ complexon.
+ Eriocrômđen T (ET.OO): được ứng dụng nhiều nhất, vì nó có thể xác định
trực tiếp phần lớn cation thông thường và một số anion. Đây là chất màu azô, là muối
natri của axit H3Ind:
MeY2-
màu A
116
ET.OO có tính chất của một chất chỉ thị axit - bazơ 3 màu, theo sơ đồ sau:
pH = 6: chỉ thị có màu đỏ ở dạng H2Ind-
pH = 7 ÷ 11: chỉ thị có màu xanh ở dạng HInd-2
pH > 11,5: chỉ thị có màu vàng ở dạng Ind-3
ở môi trường kiềm yếu pH = 7 ÷ 11, ET.OO có thể kết hợp với Mg2+ và một số
cation kim loại khác tạo thành nội phức có màu đỏ mận theo phản ứng:
Mg2+ + HInd2- MgInd- + H+
Chú ý:
- Một số ion kim loại như Co2+, Ni2+, Cu2+, Al3+, ... kết hợp với ET.OO tạo thành
phức chất bền hơn complexonat tương ứng nên không định phân trực tiếp được. Sự
có mặt của chúng sẽ làm cản trở việc định phân trực tiếp các ion khác, chỉ có Fe3+,
In3+, Se3+, Sn4+, Th4+ được chuẩn độ trong môi trường axit vì tạo phức bền với com-
plexon.
- Một số ion kim loại như Pb, Hg, In, Ga, ... kết hợp với ET.OO tạo phức chất
màu quá nhạt nên cũng không chuẩn độ trực tiếp được.
- Ion Fe3+ làm cản trở phép chuẩn độ bằng complexon.
- Ion Mn2+ trong môi trường kiềm dễ bị oxy hóa thành Mn3+ và Mn4+ sẽ phân
hủy chất chỉ thị. Tuy nhiên, có thể thêm chất chỉ thị thích hợp (như axit ascobic, hy-
droxylamin) để ngăn chặn sự oxy hóa Mn2+ và có thể chuẩn độ gián tiếp được.
+ Murexít là muối amoni của axit pupuric C8H5O6N5, được ký hiệu là H4Ind-.
Trong môi trường có 0 11
murexít có màu xanh dạng H2Ind3-. Trong môi trường kiềm mạnh (pH ≥ 12) murexít
kết hợp với Ca2+ tạo thành phức màu đỏ theo sơ đồ:
Chú ý:
Murexit là chỉ thị kim loại thường dùng để xác định Ca2+ trong dung dịch
NaOH, xác định Cu2+, Ni2+, Co2+ trong môi trường amoniac. Còn các ion kim loại
khác tạo với murexit thành những phức chất không bền nên không có giá trị trong
phân tích . Sr2+, Ba2+, Mg2+ cũng tác dụng yếu với murexit do đó có thể xác định
được Ca2+ trong dung dịch hỗn hợp Ca2+, Sr2+, Ba2+, Mg2+.
* Các cách chuẩn độ.
+ Chuẩn độ trực tiếp.
Cho hỗn hợp đệm thích hợp vào dung dịch phân tích, sau đó cho rất ít chất chỉ
OH
NO 2
N (H 3 Ind)
Trong dung dịch nó tồn tại ở dạng anion, ký hiệu: H 2 Ind -
OH
N HO 3 S
xanh tím
Ca 2+ + murexit [Ca - murexit]
đỏ
pK1 = 6,3 pK2 = 11,5
H2Ind- HInd-2 Ind-3
®á xanh da cam
117
thị tương ứng (chỉ thị thường được dùng dưới dạng dung dịch hay tinh thể trộn lẫn
với NaCl hay KCl, nhưng dưới dạng dung dịch không bền nên dùng dưới dạng khô
được trộn lẫn với tỷ lệ chỉ thị: NaCl hay KCl = 1:200 hay 1: 500. Khi chuẩn độ lấy
khoảng 20 - 30 mg hỗn hợp này). Dung dịch lúc đó sẽ có màu của phức chất tạo
thành bởi ion kim loại với chất chỉ thị. Sau đó định phân bằng dung dịch chuẩn com-
plexon tới gần tại điểm tương đương chất chỉ thị được giải phóng ra ở dạng tự do.
Ví dụ: Chuẩn độ dung dịch Mg2+ bằng dung dịch chuẩn trilon B trong dung dịch
đệm NH3 + NH4Cl có pH ≈ 9 - 10 với chỉ thị ET.OO.
+ Chuẩn độ ngược.
Cho một lượng dư complexon đã biết nồng độ chính xác vào dung dịch phân
tích ở điều kiện pH thích hợp rồi chuẩn độ lượng complexon thừa theo cách chuẩn độ
trực tiếp.
Dựa vào lượng complexon ban đầu và lượng thừa ta dễ dàng tính được lượng
ion kim loại cần xác định. Ví dụ theo sơ đồ:
Men+ + Trilon B (cho dư) → MeYn-4 + Trilon B (thừa)
Trilon B thừa được chuẩn độ trực tiếp bằng dung dịch chuẩn MgSO4 hay ZnSO4
với chỉ thị ET.OO trong môi trường đệm amoni. Cách chuẩn độ ngược được dùng
khi:
- Phức chất được tạo ra bởi ion kim loại cần xác định và chất chỉ thị quá bền,
bền hơn complexonát tương ứng.
- Không có chỉ thị thích hợp.
- Phản ứng tạo complexonat quá chậm.
- Men+ cần xác định ở dạng kết tủa.
Ví dụ: Không chuẩn độ trực tiếp Co2+, Ni2+, Al3+. Không chuẩn độ trực tiếp
được Tl3+ dù rằng TlY- rất bền nhưng Tl3+ không phản ứng với các chất chỉ thị thông
dụng. Không chuẩn độ trực tiếp được Pb2+ ở dạng PbSO4 hay Mg2+ ở dạng
NH4MgPO4 hay Ca2+ ở dạng CaC2O4.
+ Chuẩn độ thay thế.
Phương pháp được dựa vào tính chất kém bền của complexonat Mg: Na2MgY.
Người ta cho complexonat Mg (thường là dư) tác dụng với ion kim loại cần xác định,
mà ion kim loại này tác dụng được với complexonat thành MeYn-4 bền hơn MgY2-
kết quả ion Mg2+ bị đẩy ra ra khỏi Na2MgY một lượng tương đương theo phản ứng:
Men+ + MgY2- MeYn-4 + Mg2+
sau đó ta chỉ việc chuẩn độ trực tiếp lượng Mg2+ được giải phóng ra bằng complexon
với chỉ thị ET.OO trong môi trường đệm pH = 9 ÷ 10. Phương pháp này được ứng
dụng khi không dùng được phương pháp chuẩn độ trực tiếp (tương tự như chuẩn độ
ngược).
Ví dụ: HgY2- + Hg2+ HgY2- + Mg2+.
[Mg - ET.OO] + H 2Y
2-
MgY
2-
+ 2H + + ET.OO
xanh biếc
Mg
2+
+ H 2Y
2-
MgY
2-
+ 2H +
(tự do)
Mg 2+ + ET.OO [Mg - ET.OO]
đỏ mận (đỏ nho)
118
BÀI TẬP
1. Viết các cân bằng xảy ra trong dung dịch khi hòa tan K4[Fe(CN)6] trong nước.
2. Viết biểu thức các hằng số không bền từng nấc và tổng cộng của phức giữa Bi3+ và
I-, biết rằng Bi3+ tạo phức với I- có số phối trí cực đại là 4.
3. Ion Fe3+ tạo phức với ion CN- có số phối trí cực đại là 6. Hãy viết các cân bằng tạo
phức khi thêm dần dung dịch KCN vào dung dịch Fe3+. Viết các biểu thức biểu diễn
hằng số bền từng nấc và tổng cộng của các phức đó.
4. Nồng độ của dung dịch chuẩn trilon B (Na2H2Y) được xác định theo dung dịch có
chứa trong 1 lít 24g Fe(NH4)(SO4)2.12H2O. Cứ 10ml dung dịch trên thì chuẩn độ hết
10,3ml dung dịch trilon B. Hãy tính
322222 OFe/YHNaYHNa
Τ,Ν và CaO/YHNa 22T
5. Hãy tính nồng độ Ca2+ và Mg2+ (mđlg/l) trong dung dịch theo các số liệu sau. Để
xác định tổng lượng Ca2+ và Mg2+ người ta chuẩn độ 20ml có chứa Ca2+ và Mg2+ với
chỉ thị ET-OO bằng Na2H2Y hết 18,15ml. Để xác định riêng Ca2+ người ta thêm vào
20ml dung dịch trên 19ml dung dịch Na2H2Y 0,112N lượng dư Na2H2Y định phân
bằng dung dịch CaCl2 0,102N thì hết 12ml.
6. Hòa tan 0,114g CaCO3 nguyên chất trong HCl và pha loãng thành 250ml. Chuẩn
độ 25ml dung dịch thu được hết 40,25ml dung dịch EDTA. Tính:
a. Nồng độ mol/l của dung dịch EDTA.
b. Độ chuẩn của EDTA theo CaO.
c. Tính độ cứng của một mẫu nước theo số ppm Ca2+ biết rằng khi chuẩn độ 100ml
nước thì phải dùng hết 6,25ml dung dịch EDTA nói trên.
7. Hòa tan 0,65g một mẫu hợp kim của nhôm. Tách bỏ các nguyên tố gây cản trở,
thêm nước đến 250ml. Lấy 20ml dung dịch, thêm complexonat magiê dư rồi chuẩn
độ dung dịch thu được ở pH = 9 dùng ET-OO làm chỉ thị hết 7,6ml dung dịch ETDA
0,1M.
Tính hàm lượng % của Al trong hợp kim.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi. Cơ sở hóa học phân tích,
NXB KH & KT, 2002.
2. Nguyễn Tinh Dung phần I, II, III. Hóa học phân tích. NXB Giáo dục, 2000.
3. Trần Tứ Hiếu, Hóa học phân tích, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002.
4. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Hoàng Thọ Tín. Bài tập Hóa học phân tích,
NXB ĐH&TH Chuyên nghiệp, 1984.
5. H.A. Laitinen, Phân tích hóa học. Tập 1 và 2, Nguyễn Tinh Dung và
Nguyễn Huyến dịch. NXB KH & KT, 1976.
6. В.Н.Алексеев, Количественный анализ, Москва, издательствo “Химия”,
1972
7. В.Н.Алексеев, Кочественный анализ, Москва, издательствo “Химия”,
1972
119
CHƯƠNG 6
CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH CHỨA HỢP CHẤT ÍT TAN.
PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA
6.1. Cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan.
6.1.1. Điều kiện tạo kết tủa - Tích số tan.
Khi cho dung dịch NaCl tác dụng với AgNO3, ion Ag+ và Cl- kết hợp với nhau
tạo thành AgCl ít tan tách ra khỏi dung dịch. Các ion NO3- và Na+ không tham gia
vào phản ứng kết tủa nên còn ở lại tất cả trong dung dịch. AgCl sẽ ngừng kết tủa khi
đạt đến cân bằng.
Ag+ + Cl- AgCl
nghĩa là khi tốc độ kết tủa bằng tốc độ hòa tan.
Tốc độ kết tủa tỷ lệ với diện tích bề mặt S của kết tủa tiếp xúc với dung dịch và
với hoạt độ của các ion kết tủa. Tốc độ hòa tan chỉ tỷ lệ với bề mặt S của kết tủa tiếp
xúc với dung dịch.
VKT = S . a . aK -ClAg1 +
VHT = K2.S
VKT và VHT là tốc độ kết tủa và tốc độ hòa tan.
-ClAg
a vµ a + là hoạt độ của Ag+ và Cl-
Khi đạt đến cân bằng VKT = VHT nghĩa là: S . a . aK -ClAg1 + = K2.S
Từ đó suy ra: AgCl
1
2
ClAg
T
K
Ka.a ==−+ : gọi là tích số tan của AgCl.
Đối với các chất ít tan có công thức BmAn, tích số tan của chúng là:
nA
m
BAB a.aT nm = (6.1)
ở đây hoạt độ của B phải lũy thừa lên m và hoạt độ của A phải lũy thừa lên n vì
BmAn tan trong dung dịch theo phương trình:
BmAn mBn+ + nAm-
Nếu ngoài ion do chất rắn tan ra không có ion nào khác thì lực ion của dung
dịch sẽ nhỏ, hệ số hoạt độ xấp xỉ bằng 1 nên có thể coi hoạt độ bằng nồng độ, và tích
số tan bằng: nmAB ]A.[]B[T nm = (6.2)
Hệ thức này là nội dung của quy luật tích số tan. Theo quy luật này thì:
* Khi nmAB ]A.[]B[T nm > , tức là tốc độ phản ứng hòa tan lớn hơn tốc độ phản
ứng tạo thành kết tủa, A và B không kết hợp được với nhau để thành kết tủa. Dung
dịch ở điều kiện này gọi là dung dịch chưa bão hòa đối với BmAn vì nếu thêm
BmAn vào dung dịch này thì nó có thể tan thêm đến khi đạt cân bằng, tức là khi:
nm
AB ]A.[]B[T nm = .
* Khi nmAB ]A.[]B[T nm = , tức là tốc độ hòa tan bằng tốc độ kết tủa, kết tủa không
tan thêm và cũng không tạo thêm. Dung dịch ở điều kiện này được gọi là dung dịch
bão hòa, vì thêm BmAn vào dung dịch này thì nó sẽ không tan thêm.
120
* Khi nmAB ]A.[]B[T nm < , tức là tốc độ kết tủa lớn hơn tốc độ hòa tan, A và B sẽ
kết hợp với nhau thành BmAn làm giảm nồng độ của A và B đến khi
nm
AB ]A.[]B[T nm = thì phản ứng lại đạt cân bằng. Dung dịch này gọi là dung dịch quá
bão hòa.
Một kết tủa có thể được dùng trong hóa phân tích khi nó ít tan và tinh khiết. Vì
vậy cần xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan và làm kết tủa kéo theo tạp chất.
6.1.2. Quan hệ giữa độ tan và tích số tan. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
6.1.2.1. Độ tan và tích số tan.
Độ tan (S) của một chất là nồng độ mol/l của chất đó trong dung dịch bão hòa ở
nhiệt độ nhất định. Tích số tan của chất đó l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_hoa_hoc_phan_tich_phan_2.pdf