Nhận xét: Trong 3 năm 1990, 1999 và 2004, cả về cơ cấu và giá trị tuyệt đối của các loại hình
vận tải trên đều có thay đổi:
- Về giá trị tuyệt đối: Cả nước: Khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 3,34 lần. Tăng nhanh nhất là
đường biển (7,19 lần), đến đường sắt (3,79 lần), đường bộ (3,59 lần), đường sông (2,19 lần)
- Về cơ cấu: Đường bộ luôn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là đường sông, rồi đến đường
biển và sau cùng là đường sắt.
Giải thích:
- Vận tải hàng hoá có xu hướng ngày càng tăng & tập trung vào loại hình vận tải đường bộ. Bởi vì,
đây là loại hình thích hợp với vận chuyển hàng hoá ở cự ly ngắn và trung bình (đặc biệt trong các thành
phố); tính cơ động cao hơn các loại hình vận tải khác (sắt, sông, biển), nhu cầu vận tải hàng hoá lẻ cũng
rất thích hợp với loại hình này; nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi nên loại hình vận tải đường bộ là thích
hợp hơn.
- Các loại hình vận tải khác đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư cho ngành
hạn chế; nguồn vật tư - kỹ thuật cũng như các phương tiện vận tải đường sắt - sông - biển phần lớn phải
nhập khẩu, cần nhiều ngoại tệ; nền kinh tế nước ta chưa phát triển; mối liên hệ giữa các vùng còn thấp;
khả năng tổ chức - kết hợp các loại hình vận tải kém; trình độ quản lý còn hạn chế.
43 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hướng dẫn một số bài tập thực hành kĩ năng địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giá trị SLNN gấp 4,61 lần GTSLCN, Tây Bắc (2,37 lần), ĐBS Cửu Long (1,28 lần). Riêng Tây
Bắc cả công nghiệp và nông nghiệp đều chiếm tỉ trọng thấp nhất cả nước.
c. Giải thích: Có sự phân hoá về GTSL cả về công nghiệp và nông nghiệp (như trên) là do tác động
tổng hợp của các nhân tố cả về tự nhiên, KT-XH, thị trường, v.v.
- Về công nghiệp, đó chính là do sự khác nhau về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao
động (đặc biệt là LĐ có CMKT), CSHT, CSVC-KT, nguồn vốn đầu tư và các lý do khác... Đ.Nam Bộ là
vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện thuận lợi, vì vậy SXCN rất phát triển. Các vùng khác hoạt động
công nghiệp bị hạn chế là do không có đủ, hoặc thiếu đồng bộ các điều kiện đó.
- Về nông nghiệp, đó là do sự khác nhau về ĐKTN và TNTN (như đất đai, khí hậu, nguồn nước),
dân cư – lao động (kinh nghiệm, truyền thống SX) và các lý do khác ĐBS Cửu Long và ĐB sông Hồng
chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GTSLNN là do 2 vùng này hội tụ những điều kiện thuận lợi đặc biệt
về đất đai, khí hậu, nguồn nước cùng với lao động có kinh nghiệm. Mặt khác đây là vùng trọng điểm đầu
tư của Nhà nước,.v.v. Các vùng khác (ngược lại).
Bài 26. Khối lượng hàng
hoá vận chuyển phân theo
ngành vận tải năm 1990,
1999, 2004.
(Đơn vị: Nghìn tấn).
Năm Tổng
Trong đó
Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển
1990 88410,9 2341,0 54640,2 27071,0 4358,7
1999 190176,6 5146,0 132137,3 39887,2 13006,1
2004 295397,0 8873,6 195996,0 59195,8 31332,0
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu hàng hoá vận tải phân theo ngành. Rút ra nhận xét
a. Vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu: Cơ cấu khối lượng hàng hoá V/C phân theo ngành vận tải năm 1990, 1999 và 2004
( Đơn vị: %)
- Tính bán kính:
Khối lượng vận chuyển
hàng hoá năm 1999 gấp 2,15 lần
năm 1990. Suy ra bán kính 1999
gấp 15,2 =1,47 lần 1990.
Năm Tổng
Trong đó
Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển
1990 100,0 2,65 61,80 30,62 4,93
1999 100,0 2,71 69,48 20,97 6,84
2004 100,0 3,00 66,35 20,04 10,61
Tương tự vậy: tổng của năm 2004 lớn gấp 3,34 lần 1990, suy ra bán kính gấp 34,3 =1,83 lần 1990
Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 1990, 1999 và 2004
Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng
========================================================================
Trang 22
b. Nhận xét: Trong 3 năm 1990, 1999 và 2004, cả về cơ cấu và giá trị tuyệt đối của các loại hình
vận tải trên đều có thay đổi:
- Về giá trị tuyệt đối: Cả nước: Khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 3,34 lần. Tăng nhanh nhất là
đường biển (7,19 lần), đến đường sắt (3,79 lần), đường bộ (3,59 lần), đường sông (2,19 lần)
- Về cơ cấu: Đường bộ luôn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là đường sông, rồi đến đường
biển và sau cùng là đường sắt.
c. Giải thích:
- Vận tải hàng hoá có xu hướng ngày càng tăng & tập trung vào loại hình vận tải đường bộ. Bởi vì,
đây là loại hình thích hợp với vận chuyển hàng hoá ở cự ly ngắn và trung bình (đặc biệt trong các thành
phố); tính cơ động cao hơn các loại hình vận tải khác (sắt, sông, biển), nhu cầu vận tải hàng hoá lẻ cũng
rất thích hợp với loại hình này; nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi nên loại hình vận tải đường bộ là thích
hợp hơn.
- Các loại hình vận tải khác đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư cho ngành
hạn chế; nguồn vật tư - kỹ thuật cũng như các phương tiện vận tải đường sắt - sông - biển phần lớn phải
nhập khẩu, cần nhiều ngoại tệ; nền kinh tế nước ta chưa phát triển; mối liên hệ giữa các vùng còn thấp;
khả năng tổ chức - kết hợp các loại hình vận tải kém; trình độ quản lý còn hạn chế...
Bài 27: Cho bảng số liệu: Khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta
trong 2 năm 1990 – 1997. (Đơn vị: Triệu tấn/km)
Năm Đ. sắt Đ. bộ Đ. sông Đ. biển a. Vẽ biểu đồ dạng phổ biến nhất thể hiện cơ
cấu khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo
ngành vận tải của nước ta thời kỳ trên. b. Cho
nhận xét.
1990 847,0 1631,0 1749,0 8313,1
1997 1758,0 400,0 2821,0 26578,0
a. Vẽ biểu đồ: Xử lý số liệu: Lập bảng cơ cấu khối lượng hàng hoá luân chuyển theo loại đường
(Đơn vị: %)
Năm Đường sắt Đương bộ Đường sông Đương biển
- Tính bán kính: R(1990) = 1,0
R(1997) =1,67
1990 6,75 13,01 13,95 66,29
1997 5,57 1,27 8,94 84,22
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu khối lượng hàng hoá luân chuyển 1990-1997.
b. Nhận xét: Từ 1990 – 1997:
- Khối lượng hàng hoá luân chuyển của cả nước tăng 2,56 lần. Mức tăng khác nhau giữa các loại
hình vận tải: Đường biển tăng 3,2 lần. Đường sắt (2,07 lần), đường sông (1,6 lần). Riêng đường bộ giảm
4,1 lần.
- Về cơ cấu: Đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất & tăng nhanh nhất (66,29% và 84,22% - tăng
17,93%). Các ngành còn lại giảm, giảm mạnh nhất là đường bộ (11,74%), đến là đường sông (5,01%) và
cuối cùng là đường sắt (1,18%)
Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng
========================================================================
Trang 23
Bài 28. Số khách quốc tế đến Việt Nam 1995, 1999 và 2006. (Đơn vị: Nghìn lượt người)
1995 1999 2006 1. Hãy nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ
được để thể hiện cơ cấu số khách DL
Q.Tế đến VN
2. Lựa chọn và vẽ biểu đồ dạng phổ
biến nhất thể hiện cơ cấu số khách du lịch
Tổng số 1351,3 1781,8 3583,5
Đường hàng không 1206,8 1022,1 2702,4
Đường thủy 21,7 187,9 224,1
Đường bộ 122,8 571,8 657,0
quốc tế đến Việt Nam trong năm 1995, 1999 và 2006.
3. Rút ra nhận xét về số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian trên
1. Các dạng biểu đồ thông dụng nhất để vẽ biểu đồ cơ cấu.
a. Biểu đồ hình tròn. Đây là dạng phổ biến nhất; Tính trực quan cao.
b. Biểu đồ hình vuông: Có thể sử dụng (ít phổ biến); Tốn thời gian (phải vẽ 100 ô vuông)
c. Biểu đồ hình cột: Ít phổ biến; Tính trực quan không cao.
2. Vẽ biểu đồ: - Lập bảng xử lý số liệu (%). - Tính bán kính cho mỗi vòng tròn
1995 1999 2006 - Tổng số lượt khách Q.Tế đến VN năm 1999
gấp 1,32 lần (1995). Suy ra bán kính (1999)
gấp 32,1 = 1,15 lần (1995). Tương tự vây:
(2006) gấp 2,65 lần (1995); Bán kính lớn gấp
1,63 lần (1995)
Tổng số 100,0 100,0 100,0
Đương hàng không 89,31 57,36 75,41
Đường thủy 1,61 10,55 6,25
Đường bộ 9,09 32,09 18,33
- Vẽ biểu đồ. Biểu đồ cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 1995, 1999 và 2006
3. Nhận xét: Từ 1995 – 2006:
- Khách DL quốc tế đến nước ta tăng 2,65 lần. Tăng nhanh nhất là đến bằng phương tiện đường
thuỷ (10,33 lần), tiếp đến là đường bộ (5,35 lần) và cuối cùng là đường hàng không (2,24 lần).
- Về phương tiện: khách DL quốc tế đến bằng đường hàng không chiếm ưu thế tuyệt đối cả về số
lượng và tỉ trọng trong 3 loại hình vận tải trên (1995 chiếm trên 1,2 triệu lượt người (89,31%), năm 2006
là 2,7 triệu lượt người (75,41%), tiếp theo là vận tải đường bộ (?) và sau cùng là đường thuỷ (?)
4. Giải thích: ◦ Khách đến bằng đường bộ chủ yếu từ Trung Quốc và Lào sang. Khách DLịch đến
bằng đường thuỷ ít, thường gắn với các Tour DL trọn gói bằng tàu biển. ◦ Về mục đích: khách du lịch đến
tìm hiểu đất nước con người VN chiếm tỉ trọng cao nhất sau đó là mục đích thương mại, đầu tư và thăm
thân nhân. ◦ Về quốc tịch đến nhiều nhất là Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản và Đài Loan
Bài 29. Khối lượng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng, Sài Gòn và Đà Nẵng năm 1995, 1999 và
2004. (Đơn vị: Nghìn tấn)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất
thể hiện khối lượng hoá thông
qua 3 cảng trên năm 1995,1999
và 2004
b. Rút ra nhận xét.
1995 1999 2004
8 cảng quốc tế 14487,9 17424,7 33860,8
1) Hải Phòng 4515,0 6509,0 11493,0
Trong đó: Xuất khẩu 493,0 939,0 1967,0
2) Sài Gòn 7212,0 6971,0 12901,0
Trong đó: Xuất khẩu 2308,0 3271,0 2533,0
3) Đà Nẵng 830,2 1023,4 2308,8
Trong đó: Xuất khẩu 149,4 371,2 739,8
Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng
========================================================================
Trang 24
a. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện khối lượng hàng hoá vận chuyển qua cảng Hải Phòng, Sài Gòn và Đà Nẵng năm 1995,
1999 và 2004
b. Nhận xét: Từ 1995 – 2004:
- Tổng hàng hoá vận chuyển qua 8 cảng quốc tế tăng 2,23 lần (riêng hàng xuất khẩu tăng 1,80 lần).
Trong đó, tăng nhanh nhất là cảng Đà Nẵng (2,78 và 4,95 lần), đến cảng Hải Phòng (2,55 và 3,99 lần),
cuối cùng là cảng Sài Gòn (1,79 và 1,10 lần)
- Về tỉ trọng: Cảng Sài Gòn chiếm tỉ trọng cao nhất, năm 1995 (49,78%), 1999 (40,01%), 2004
(38,10%), đến Hải Phòng (tương ứng là 31,16% - 37,36% - 33,94%) và Đà Nẵng (5,73% - 5,87% - 6,82%)
- 3 cảng trên đều nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng của 3 vùng trọng điểm kinh tế. Riêng cảng Sài
Gòn đã khai thác hết công suất, cảng Đà Nẵng còn chiếm tỉ trọng nhỏ. Hiện nay, cả 3 cảng trên đều đang
tiếp tục đầu tư nâng cấp, tiếp cận với nhiều thị trường mới và đổi mới phương thức quản lí
Bài 30. Cho bảng số liệu: Tổng giá trị xuất nhập
khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước
ta qua các thời kỳ từ 1988 – 2006.
(Đơn vị: Triệu USD).
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu
giá trị xuất, nhập khẩu thời gian trên.
b. Nhận xét về sự chuyển dịch đó.
Năm Tổng giá trị X - NK Cán cân X-NK
1988 3795,1 - 1718,3
1990 5156,4 -348,4
1992 5121,5 + 39,9
1995 13604,3 -2706,5
1999 23283,5 -200,7
2002 36451,7 -3039,5
2006 84717,3 -5064,9
a. Vẽ biểu đồ: - Xử lý số liệu: Cách tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu:
Giá trị nhập khẩu = (Tổng – C.Cân XNK)/2. Giá trị xuất khẩu = (Tổng + Cán cân XNK)/2.
Lập 2 bảng xử lí số liệu:
Bảng 1: Tổng giá trị xuất và nhập khẩu Bảng 2: Cơ cấu xuất - nhập khẩu (%)
Năm Tổng Nhập khẩu Xuất khẩu Năm Tổng số Nhập khẩu Xuất khẩu
1988 3795,1 2756,7 1038,4 1988 100,0 72,64 27,36
1990 5156,4 2752,4 2404,0 1990 100,0 53,38 46,62
1992 5121,5 2540,8 2580,7 1992 100,0 49,61 50,39
1995 13604,3 8155,4 5448,9 1995 100,0 59,95 40,05
1999 23283,5 11742,1 11541,4 1999 100,0 50,43 49,57
2002 36451,7 19745,6 16706,1 2002 100,0 54,17 45,83
2006 84717,3 44891,1 39826,2 2006 100,0 52,99 47,01
Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng
========================================================================
Trang 25
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta thời kỳ 1988-2006.
b. Nhận xét. Từ 1988 – 2006:
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta tăng 16,43 lần. Trong đó: Xuất khẩu tăng 16,57 lần; Nhập
khẩu tăng 16,31 lần
- Về cơ cấu: Từ 1988 – 2006, tỉ trọng giá trị hàng nhập khẩu luôn luôn cao hơn xuất khẩu (trừ
1992).
- Cán cân xuất nhập khẩu giảm dần đến 1992, sau đó lại tăng mạnh, nhưng khác về bản chất so với
các giai đoạn trước, đó là nhập khẩu chủ yếu về thiết bị, máy móc cùng các dự án ĐTNN để đẩy nhanh
quá trình CNH’ và HĐH’ đất nước.
Bài 31. Cho bảng số liệu tổng giá trị xuất, nhập khẩu thời kỳ 1980-2002. (Đơn vị: Triệu USD)
Năm 1980 1987 1992 1998 1999 2002
Tổng số 1652,8 3309,3 5121,4 20600,0 23162,0 36438,8
Xuất khẩu 338,6 854,2 2580,7 9300,0 11540,0 16705,8
Nhập khẩu 1314,2 2455,1 2540,7 11300,0 11622,0 19733,0
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu qua các năm.
b. Nhận xét sự chuyển biến trong hoạt động xuất, nhập khẩu thời gian trên.
a. Vẽ biểu đồ. Biểu đồ thể hiện tình hình xuất nhập khẩu của nước ta từ 1980 - 2002
Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng
========================================================================
Trang 26
b. Nhận xét: Từ 1980 - 2002
- Tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng 22,05 lần (xuất khẩu tăng 49,33 lần, nhập khẩu tăng 15,01 lần).
- Cán cân xuất, nhập khẩu có chuyển biến rõ rệt. Có thể chia làm 2 giai đoạn chính:
+ Từ 1980 - 1992: Nhập siêu giảm dần, cán cân xuất, nhập khẩu trở nên cân đối.
+ Từ sau 1992: Nhập siêu lại tăng lên, nhưng khác hẳn về bản chất so với giai đoạn trước
c. Giải thích: Trước năm 1990, nhập khẩu chủ yếu là cho tiêu dùng (vì SX trong nước chưa đáp
ứng đủ cho nhu cầu nhân dân); Sau 1990: cả nước tập trung vào CNH’ và HĐH’ đất nước, nhu cầu lớn về
thiết bị, máy móc, công nghệ cùng với các dự án đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhập siêu tăng nhưng khác
hẳn về bản chất so với giai đoạn trước...
Bài 32. Cho bảng số liệu: Trị giá xuất khẩu của nước ta phân theo hình thức quản lí năm 1985 – 1996
Đơn vị: Triệu USD)
Hình thức quản lý 1985 1996
Tổng số 698,5 7255,9
Trong đó:
Trung ương 594,3 3261,4
Địa phương 104,2 3208,5
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 0,0 786,0
a. Vẽ biểu đồ qui mô, cơ cấu giá trị xuất khẩu của nước ta phân theo H/Thức QLý trong thời kỳ trên.
b. Nhận xét về xuất khẩu của nước ta trong thời kỳ trên.
a. Vẽ biểu đồ: - Lập bảng xử lý số liệu: (%)
1985 1996
- Tính bán kính:
Tổng trị giá XK năm 1996 lớn gấp 10,39 lần
năm 1985 Suy ra bán kinh của vòng tròn năm
1996 gấp 39,10 = 3,22 lần năm 1985
Tổng số 100,0 100,0
Trung ương 85,08 44,95
Địa phương 14,92 44,22
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 0,0 10,83
- Vẽ biểu đồ. Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu xuất khẩu theo hình thức quản lí năm 1985 và 1996
b. Nhận xét: Trong thời gian từ 1985 - 1996
◦ Hoạt động XK của nước ta tăng với tốc độ nhanh (tăng 10,4 lần). Trong đó: giá trị hàng xuất khẩu
của địa phương tăng nhanh nhất (30,8 lần), đến hàng xuất khẩu của TW (5,5 lần). Doanh nghiệp có vốn
ĐTNN (năm 1985 chưa có), nhưng đến 1996 đã chiếm tỉ trọng là 10,83%
◦ Cơ cấu theo hình thức quản lý: Tỉ trọng giá trị XK của TW giảm mạnh từ 85,08% xuống 44,95%,
(giảm 40,13%). Tỉ trọng giá trị XK của địa phương tăng đáng kể từ 14,92% lên 44,22% (tăng 29,30%).
Xuất hiện các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tham gia vào xuất khẩu tỉ trọng đạt 10,83%.
Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng
========================================================================
Trang 27
Bài 33. Cho bảng số liệu: Tình hình xuất
nhập khẩu phân theo nhóm hàng.
(Đơn vị tính: Triệu USD)
a. Vẽ biểu đồ hai nửa hình tròn thể hiện
rõ nhất qui mô, cơ cấu X - NK phân theo
nhóm hàng ở nước ta năm 1991 và 1995.
1991 1995
XUẤT KHẨU 2086,1 5448,6
Hàng CN nặng & K.Sản. 697,1 1377,7
Hàng CN nhẹ và TTCN 300,1 1549,8
Hàng nông sản 1088,9 2521,1
NHẬP KHẨU 2428,0 8155,4
Tư liệu sản xuất 2102,8 6807,2
Hàng tiêu dùng 325,2 1348,2
b. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu ở nước ta trong thời gian trên.
a. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu.
+ Tính cơ cấu xuất nhập khẩu (%)
+ Tính bán kính cho các nửa hình tròn: Tổng (XK
1995) gấp 2,61 lần tổng giá trị (XK 1991); Suy ra: bán
kính nửa vòng tròn (XK 1995) lớn gấp 61,2 = 1,61
1991 1995
XUẤT KHẨU 100,0 100,0
Hàng CN nặng- K.Sản. 33,1 25,3
Hàng CN nhẹ và TTCN 14,4 28,4
Hàng nông sản 52,2 46,3
NHẬP KHẨU 100,0 100,0
Tư liệu sản xuất 86,6 83,5
Hàng tiêu dùng 13,4 16,5
lần bán kính nửa vòng tròn (XK 1991). Tương tự vậy, tổng giá trị (NK 1991) lớn gấp 1,16 lần tổng giá
trị (XK 1991), suy ra bán kính nửa vòng tròn (NK 1991) lớn gấp 16,1 = 1,07 lần tổng giá trị (XK 1991)
và tổng giá trị (NK 1995) lớn gấp 3,91 lần (XK 1991), suy ra bán kính 91,3 = 1,97 lần (XK 1991).
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu các mặt hàng X-NK của nước ta trong 2 năm 1991 và
1995.
b. Nhận xét. Từ 1991- 1995:
- Tổng kim ngạch X - NK nước ta tăng 3,01 lần. Trong đó: XK tăng 2,6 lần. NK tăng 3,35 lần.
- Tuy bản chất của hoạt động X - NK của mỗi giai đoạn khác nhau, nhưng tình trạng nhập siêu còn
lớn (năm 1991: Nhập siêu 341,9 triệu USD, C.Cân - 341,9 triệu USD; năm 1995 nhập siêu lên 2706,8
triệu USD (- 2706,8 triệu USD.)
c. Giải thích: H/Động ngoại thương (xuất, nhập khẩu) của nước ta phát triển mạnh là do:
◦ Thành tựu của công cuộc đổi mới nền KT-XH. Có chính sách đổi mới trong cơ chế quản lý xuất
nhập khẩu. Tiếp cận được với nhiều thị trường mới.
◦ Nhập siêu lớn là do sản xuất ở trong nước chưa mạnh thể hiện trong cơ cấu xuất - nhập khẩu: Xuất
khẩu chủ yếu là nông sản và khoáng sản. Nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất và do nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội (đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước)
Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng
========================================================================
Trang 28
Bài 34. Giá trị xuất khẩu nhập khẩu của nước ta phân theo khối nước chủ yếu trong 2 năm 1995 và
2005. (Triệu USD).
Thị trường
1995 2005
Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu
Tổng số 5791,0 9687,8 9687,8 43895,3
ASEAN 996,9 2270,1 2270,1 9326,3
APEC 3998,2 6493,6 6493,6 30686,8
EU 664,2 710,4 710,4 2581,2
OPEC 131,7 213,7 213,7 1301,0
(Nguồn: Niên giám Thống kê, 2006)
a. Vẽ biểu đồ 2 nửa hình tròn thể hiện qui mô, cơ cấu X - NK phân theo các thị trường chủ yếu năm
1995 và 2005.
b. Nhận xét về đặc điểm phân bố thị trường XNK nước ta và sự chuyển biến về thị trường.
a. Vẽ biểu đồ. - Xử lý số liệu (%)
Thị trường
1995 2005
- Tính (R) cho mỗi biểu đồ:
+ Xuất khẩu (1995) = 1,00
+ Nhập khẩu (1995) = 1,29
+ Xuất khẩu (2005) = 1,29
+ Nhập khẩu (2005) = 2,75
Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00
ASEAN 17,21 23,43 23,43 21,25
APEC 69,04 67,03 67,03 69,91
EU 11,47 7,33 7.33 5,88
OPEC 2,27 2,21 2,21 2,96
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ 2 nửa vòng tròn thể hiện qui mô, cơ cấu các mặt hàng XNK phân theo thị trường
năm 1995 & 2005
b. Nhận xét. Trong thời gian từ 1995 - 2005:
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta tăng rất nhanh (tăng 3,46 lần). Trong đó: xuất khẩu tăng
1,67 lần, nhập khẩu tăng 4,53 lần.
- Xét theo từng thị trường, ta thấy:
+ Thị trường khu vực ASEAN: Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng 3,55 lần (xuất khẩu tăng 2,28 lần,
nhập khẩu tăng 4,11 lần). Về cơ cấu: tỉ trọng xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu, nhưng tăng có xu hướng tăng
(tăng 6,22%), còn nhập khẩu lại giảm về tỉ trọng (giảm 2,19%).
+ Thị trường APEC: Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng 3,54 lần (xuất khẩu tăng 1,62 lần, nhập khẩu
tăng 4,73 lần), đây là thị trường chính chiếm tỉ trọng cao nhất cả trong xuất và nhập khẩu (năm 2005
tương ứng là 67,03% và 69,91%). Tuy nhiên, trong cơ cấu cơ cấu, thì xuất khẩu giảm 2,01% và nhập khẩu
tăng 2,88%.
Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng
========================================================================
Trang 29
+ Thị trường EU: Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng 2,39 lần (xuất khẩu tăng 1,62 lần, nhập khẩu
tăng 4,73 lần). Về cơ cấu: cả xuất và nhập khẩu đều chiếm tỉ trọng nhỏ và có chiều hướng giảm (xuất khẩu
giảm 4,14%, nhập khẩu giảm 1,45%).
+ Thị trường OPEC: Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng 4,39 lần (xuất khẩu tăng 1,62 lần, nhập khẩu
tăng 6,09 lần). Về tỉ trọng, OPEC chiếm tỉ trọng nhỏ, nhưng đang có chiều hướng tăng.
- Như vậy, hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu) của nước ta trong thời gian trên tăng về giá trị,
nhưng chưa ổn định. Điều này nói lên việc tiếp cận và mở rộng sang thị trường có tiềm năng lớn còn hạn
chế (EU); Mặt khác, do hạn chế về công nghệ cho nên phần lớn các mặt hàng xuất khẩu còn ở dạng thô,
hoặc mới qua sơ chế.
Bài 35. Cho bảng số liệu: Tổng giá trị
xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta
trong thời kỳ 1990 – 2006.
(Triệu USD).
Anh (chị) hãy:
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất khẩu so
với nhập khẩu của nước ta thời kỳ trên.
b. Nhận xét và giải thích mối quan hệ
giữa xuất và nhập khẩu trong thời kỳ trên
Năm Tổng số
Trong đó.
X.Khẩu N.Khẩu
1990 5156,4 2404,0 2752,4
1991 4425,2 2087,1 2338,1
1992 5121,5 2580,7 2540,8
1993 6909,1 2985,2 3923,9
1996 18399,4 7255,8 11143,6
1999 23283,5 11541,4 11742,1
2001 31247,1 15029,2 16217,9
2003 45405,1 20149,3 25255,8
2006 84717,3 39826,2 44891,1
a. Vẽ biểu đồ.
- Xử lý số liệu: Tỉ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu thời kỳ 1990-2006 (%)
Năm Tỉ lệ xuất khẩu so nhập khẩu Năm Tỉ lệ xuất khẩu so nhập khẩu
1990 87,34 1999 98,29
1991 89,26 2001 90,00
1992 101,57 2003 79,78
1993 76,08 2006 88,72
1996 65,11
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất nhập khẩu qua các năm từ 1990 – 2006
b. Nhận xét: Hoạt động X-NK của nước ta trong thời gian trên vẫn chưa ổn định trong tương quan
xuất - nhập khẩu; Xu thế chung nhập siêu vẫn là chủ yếu (riêng năm 1992 xuất - nhập khẩu gần như cân
bằng).
Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng
========================================================================
Trang 30
c. Giải thích: Từ 1990, chúng ta đẩy mạnh CNH’ và HĐH’ đất nước, nhập siêu lớn nhưng khác hẳn
với giai đoạn trước, đó là nhập khẩu chủ yếu là thiết bị máy móc cùng với các dự án ĐTNN để thực hiện
quá trình CNH' và HĐH' đất nước. Ngoài ra, chúng ta vẫn còn nhập một số mặt hàng tiêu dùng, vì SX
trong nước chưa đủ , mặt khác còn tạo ra sự cạnh tranh để các nhà SX trong nước nâng cao CLg và hạ giá
thành SP.
Bài 36. Căn cứ vào bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng. (Triệu USD).
a. Hãy vẽ các biểu đồ thể hiện qui
mô, cơ cấu hàng XKhẩu các năm 1990,
1995, 2005.
b. Rút ra nhận xét cần thiết từ bảng
số liệu và biểu đồ đã vẽ.
1990 1995 2005
Tổng số 2403,5 5448,6 32447,2
- CN nặng và K.Sản 616,9 1377,7 11701,4
- CN nhẹ và TTCN 635,8 1549,8 13293,4
- Hàng nông sản 783,2 1745,8 4467,4
- Hàng lâm sản 126,5 153,9 252,5
-Hàng thủy sản 239,1 621,4 2732,5
a. Vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu: Bảng cơ cấu
hàng XK qua các năm 1990, 1995 và
2005
- Tính bán kính: R(1990) = 1.0.
R(1995) = 1,5. R(2005) = 3,7.
1990 1995 2005
Tổng số 100,0 100,0 100,0
- CN nặng và K.Sản 25,67 25,29 36,06
- CN nhẹ và TTCN 26,45 28,44 40,97
- Hàng nông sản 32,59 32,04 13,77
- Hàng lâm sản 5,26 2,82 0,78
- Hàng thủy sản 9,95 11,40 8,42
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu các năm 1990, 1995 và 2005
b. Nhận xét. Trong thời gian từ 1990 - 2005
- Tổng giá trị hàng hóa XNK tăng nhanh (tăng 13,5 lần). Tăng nhanh nhất là CN nhẹ-TTCN (20,91
lần), CN nặng & K/Sản (18,97 lần), thủy sản (11,43 lần), nông sản (5,70 lần) và sau cùng là lâm sản (2,00
lần).
- Về tỉ trọng giá trị hàng hoá xuất khẩu trong cơ cấu có sự thay đổi:
+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng: Năm 1990 là 25,67%, đến năm 2005 tăng lên là
36,06% - tăng 4,39%; điều này liên quan đến việc xuất khẩu dầu thô.
+ Hàng nông sản giảm từ 32,59% năm 1990 giảm xuống còn 13,77% năm 2005 - giảm 18,82%. Chủ
yếu do tác động của yếu tố thị trường....
+ Hàng CN nhẹ và TTCN chiếm tỉ trọng khá cao và tăng mạnh: Năm 1990 chiếm 26,45% đến 2005
tăng lên 40,97% - tăng 15,42%. Đây là những mặt hàng có thế mạnh của nước ta (đặc biệt là hàng dệt,
may)
Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng
========================================================================
Trang 31
+ Hàng lâm sản chiếm tỉ trọng nhỏ và giảm mạnh: Năm 1990 là 5,26% đến năm 2005 giảm xuống
còn 0,78%, giảm 4,48%. Nguyên nhân do tài nguyên rừng đang bị suy thoái nghiêm trọng.
+ Hàng Thủy sản đã chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu hàng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng khá
cao, nhưng tỉ trọng có xu hướng giảm nhẹ: Năm 1990 là 9,95% đến năm 2005 giảm còn 8,42%, giảm
1,53%. Điều này nói lên những khó khăn về thị trường và chất lượng hàng xuất khẩu.
PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU
Bài 1. Cho bảng số liệu: Dân số trung bình của
nước ta phân theo thành thị và nông thôn.
(Đơn vị: 1000 người).
1. Hãy nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ dân thành
thị trong cơ cấu dân số của V.Nam.
2. Giải thích về tỉ lệ dân thành thị trong cơ
cấu dân số nước ta.
Hướng dẫn phân tích:
Năm Thành thị Nông thôn
1960 4727,0 25645,0
1965 6003,0 28921,0
1970 8787,0 32276,0
1976 10127,0 39033,0
1979 10094,0 42368,0
1985 11360,0 48512,0
1990 12381,0 51908,0
1995 15086,0 59225,0
1997 15726,0 59939,0
1999 17917,0 58408,0
2006 22823,6 61332,2
1. Nhận xét. Lập bảng: Tỉ lệ dân thành thị qua các năm 1960 - 2003 (%)
- Trong thời kì từ 1960 - 2006: tỉ trọng dân thành thị
trong cơ cấu dân số nước ta chỉ tăng 11,56% (từ 15,56%
lên 27,12%).
- Tốc độ tăng chậm và không ổn định: Từ 1960 - 1970,
tỉ lệ dân thành thị tăng từ 15,56% lên 21,40%. Từ 1976 -
1985, tỉ lệ dân thành thị lại giảm từ 20,60% xuống còn
18,97%. Bắt đầu từ sau 1990, tỉ lệ dân thành thị bắt đầu
tăng, đặc biệt là vào những năm đầu của thế kỷ XXI này.
2. Giải thích:
Mức độ ĐTH' ở nước ta thấp là do nền kinh tế còn ở
trình độ thấp và chậm phát triển. Mặt khác, do hậu quả của
Năm Thành thị (%) Nông thôn (%)
1960
1965
1970
1976
1979
1985
1990
1995
1997
1999
2006
15,56
17,20
21,40
20,60
19,24
18,97
20,37
20,30
20,78
23,50
27,12
84,44
82,80
78,60
79,40
80,76
81,03
79,64
79,70
79,22
76,50
72,88
chiến tranh cùng với những khó khăn về KT-XH làm cho nền KTế tăng trưởng chậm & không ổn định. Từ
sau Đổi mới nền KT-XH (đặc biệt là từ 1990) thì tỉ trọng dân thành thị đã bắt đầu tăng, nhưng còn chậm.
Bài 2. Cho bảng số liệu: Tỉ lệ biết
chữ theo giới tính và theo
vùng ở nước ta năm 1998. (%).
H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_huong_dan_mot_so_bai_tap_thuc_hanh_ki_nang_dia_ly.pdf