Giáo trình Internet

Đểhọc E-Learning có hiệu quảbạn cần

• Tựgiác học tập: Đây có thểcoi là điều kiện quan trọng nhất đểcó thểhọc tập

E-Learning một cách hiệu quả.

• Biết tựchủsắp xếp thời gian và kếhoạch học tập.

• Ham học hỏi: Không che giấu sựkhông hiểu biết của mình.

• Bạn nên hăng hái giúp đỡnhững người khác.

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4042 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nội trong kết quả Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 21 2.3. Dịch vụ thư điện tử Dịch vụ thư điện tử là một dịch vụ đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới, do tính hiệu quả, thực tế và dễ dàng cho người sử dụng. Người sử dụng đăng ký hộp thư trực tiếp trên Website, tất cả các tác vụ liên quan đến thư như đọc, soạn thảo và gửi đều được thực hiện trên trình duyệt Web. Thư được lưu và quản lý trên máy chủ (Server) của nhà cung cấp dịch vụ Webmail. Dùng Webmail có một số đặc điểm, đó là: • Miễn phí: Gần như tất cả các dịch vụ Webmail đều miễn phí. • Có khả năng truy cập ở bất cứ nơi nào: Khi người sử dụng có thể truy nhập Internet và có trình duyệt Web là có khả năng sử dụng hộp thư Webmail. • Sử dụng đơn giản: Không cần phải cài đặt các thông số khi sử dụng. Chương trình email được trình bày sẵn do nhà cung cấp Webmail thiết kế, thống nhất trên mọi máy tính và mọi hệ điều hành. Tuy nhiên, cũng nên biết những nhược điểm của Webmail: • Không có hỗ trợ từ nhà cung cấp: Ví dụ như trong trường hợp hộp thư gặp trục trặc như không truy cập được, không gửi thư được. Khi đó, nếu đăng ký một địa chỉ e-mail với một nhà cung cấp và trả một chi phí nhất định hàng tháng, người sử dụng sẽ được hỗ trợ những vướng mắc này. • Kích thước hộp thư bị hạn chế: Kích thước hộp thư thông thường chỉ là vài MB tới vài chục MB và tổng dung lượng file đính kèm theo thư mỗi lần gửi thường là nhỏ (<5MB). • Tính riêng tư và bảo mật: Vì thư được lưu trên máy chủ của nhà cung cấp nên vấn đề bảo mật hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp. Ngoài ra, khi truy cập thư từ các điểm Internet công cộng, có thể thư sẽ lưu trong cache máy tính, vì thế trong trường hợp này tốt nhất nên lưu ý xóa cache trước khi rời khỏi máy. • Tốc độ nhận và gửi thư: Vì Webmail thực hiện trên trình duyệt Web nên tốc độ sẽ chậm vì có thể phải tải xuống cả những đoạn quảng cáo. Hoặc khi truy nhập vào Website, người sử dụng sẽ bị hiện tượng nghẽn mạng do có quá nhiều người truy cập vào Website cùng một lúc Sau đây, chúng ta sẽ thực hành việc tạo và sử dụng chương trình thư điện tử của yahoo. 2.3.1. Đăng ký tài khoản thư điện tử Bạn thực hiện các bước sau để đăng ký tài khoản thư điện tử của yahoo. Bước 1: Mở trang thư của yahoo bằng cách gõ www.mail.yahoo.com Hình 2.23. Giao diện trang thư điện tử của Yahoo Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 22 Bước 2: Trong phần Don’t have a Yahoo!ID?, nhấp Sign Up. Bước 3: Nhập thông tin cá nhân. Sau khi nhấp Sign Up, màn hình tiếp theo xuất hiện yêu cầu bạn nhập thông tin cá nhân. Hình 2.24. Form điền thông tin cá nhân Điền thông tin cá nhân: Phần trên cùng là nơi bạn điền thông tin cá nhân. Tất cả các thông tin trong phần này phải được điền đầy đủ. • Trong ô First name, bạn nhập họ (Nguyen) và trong ô last name, bạn nhập phần còn lại của tên (Van An). Trong phần này bạn có thể sử dụng dấu cách và có thể gõ tiếng Việt theo bảng mã Unicode. Tuy nhiên, bạn không nên gõ tiếng Việt vì Yahoo có thể không hiển thị đúng tên của bạn. • Trong hộp Gender, bạn chọn giới tính (Male: Nam; Female: Nữ). • Trong phần Birthday, bạn chọn tháng sinh (select month), nhập ngày sinh (day) và năm sinh (year) vào ô tương ứng. • Trong phần I live in, bạn để nguyên Vietnam. • Trong ô Yahoo! ID and e-mail, bạn điền tên đăng ký. Đây chính là tên đăng nhập hòm thư của bạn sau này. Chẳng hạn nếu bạn điền tên là nvan1974 thì địa chỉ hộp thư của bạn sẽ là nvan1974@yahoo.com. Việc chọn tên đăng nhập cần có lưu ý sau: • Tên đăng nhập chỉ gồm các ký tự chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới, không gõ tiếng Việt cho tên đăng nhập. • Tên đăng nhập cũng phải là duy nhất đối với hệ thống nên việc đặt tên không phải lúc nào cũng được chấp nhận vì tên bạn nhập đã được đăng ký rồi. Yahoo sẽ tự động kiểm tra sự hợp lệ của tên đăng nhập. Nếu tên đã tồn tại thì Yahoo sẽ thông báo cho bạn biết để bạn chọn tên khác. • Hộp Password và Re-type Password đòi hỏi bạn chọn một mật khẩu (gõ vào hộp password) và sau đó gõ lại mật khẩu vừa chọn vào ô Re-type Password. Để đảm bảo bí mật, Yahoo yêu cầu bạn phải nhập mật khẩu ít nhất gồm 6 ký tự. Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 23 Hình 2.25. Form đã điền thông tin Điền các thông tin khác • Điền một địa chỉ thư khác mà bạn đã có trong ô Alternate e-mail. Trong trường hợp bạn quên mật khẩu, Yahoo sẽ liên lạc với bạn thông qua hòm thư này. • Chọn một câu hỏi trong hộp Security Question (câu hỏi an toàn) bằng cách nhấp mũi tên bên phải của hộp (ví dụ bạn chọn câu: What is your favorite pastime?). • Trong phần Your Answer (câu trả lời của bạn) bạn có thể gõ: Football. • Gõ chữ xuất hiện trong hình chữ nhật (trong ví dụ này là d8tsrd) vào hộp Type the Code Shown. • Chọn ô I have read and agree… • Nhấp Create My Account để đăng ký tài khoản thư. CHÚ Ý Các thông tin gồm câu hỏi an toàn, câu trả lời, ngày tháng năm sinh cần được lưu lại cẩn thận để phòng trường hợp bạn quên mật khẩu thì Yahoo cho phép bạn lấy lại mật khẩu qua việc nhập đúng và đầy đủ thông tin.. Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 24 Hình 2.26. Form điền các thông tin khác 2.3.2. Đăng nhập hộp thư Để đăng nhập hộp thư yahoo, trước tiên bạn phải vào hệ thống thư điện tử của yahoo. Bạn mở trình duyệt web và nhập địa chỉ vào ô địa chỉ. Trang web thư điện tử của yahoo xuất hiện, bạn nhập tên người dùng vào ô yahoo! ID và mật khẩu vào ô password rồi nhấp nút Sign in. Hình 2.27. Màn hình đăng nhập hộp thư Yahoo CHÚ Ý Khi nhập mật khẩu, bạn phải tắt chức năng gõ tiếng Việt để nhập chính xác. Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 25 2.3.3. Đọc thư Sau khi đăng nhập xong, màn hình sau sẽ xuất hiện: Hình 2.28. Màn hình chào của chương trình thư Yahoo. Để vào hòm thư, bạn nhấp chuột vào mục Inbox. Trong hình trên bạn thấy Inbox (15) có nghĩa là có 15 thư chưa đọc. Hình 2.29. Danh sách thư được hiện thị phía bên phải màn hình Màn hình quản lý hộp thư cho bạn thấy được các thông tin như người gửi (from), tiêu đề thư (Subject), ngày gửi thư (Date) … Để đọc thư, bạn nhấn chuột vào siêu liên kết tại tiêu đề bức thư tương ứng, chẳng hạn chuong trinh dao tao cua PTIT. Nội dung của bức thư sẽ được hiển thị như dưới đây: Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 26 Hình 2.30. Nội dung thư được hiển thị ở bên phải, phía dưới màn hình 2.3.4. Trả lời thư Để trả lời thư, bạn nhấp chuột vào nút Reply. Màn hình dưới đây sẽ xuất hiện, cho phép bạn soạn thư trả lời. Hình 2.31. Khi trả lời, ô To: và Subject: đã được điền sẵn thông tin Trong ô To: (gửi đến) và ô Subject: (tiêu đề thư), thông tin đã được điền sẵn. Trong ô To: Chính là địa chỉ của người đã gửi bức thư này cho bạn (huytq_pttc1@vnpt.com.vn). Trong ô Subject: Tiêu đề thư có dạng Re: + Tiêu đề của bức thư bạn nhận (Re: chuong trinh dao tao PTIT); Re ở đây cho biết đây là bức thư trả lời. Nếu muốn, bạn có thể thay đổi lại tiêu đề thư. Bạn soạn nội dung thư rồi nhấp nút Send để gửi thư. Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 27 2.3.5. Soạn thư mới Để soạn một thư mới, bạn nhấp chuột vào nút New, cửa sổ sau đây sẽ xuất hiện: Hình 2.32. Màn hình soạn thư mới Bạn nhập địa chỉ người nhận vào ô To:; tiêu đề thư vào ô Subject:. Khi muốn đồng gửi cho nhiều người, bạn nhập danh sách địa chỉ thư vào ô Cc: (các địa chỉ thư được phân tách với nhau bởi dấu phẩy). Những người có địa chỉ ghi trong ô Cc: Cũng sẽ nhận được thư và cũng biết được bức thư này được gửi cho những ai. Nếu bạn muốn gửi thư cho một ai đó và không muốn địa chỉ thư của người này xuất hiện trong danh sách những người nhận thư, bạn chọn Show BCC rồi nhập địa chỉ thư vào ô này. Trong ô nội dung thư, bạn có thể đặt định dạng như in đậm, in nghiêng … và có thể chèn thêm các biểu tượng sinh động biểu thị trạng thái. Các chức năng này được thực hiện nhờ thanh công cụ cho phép soạn thảo giống như Word được bố trí ở ngay bên trên. 2.3.6. Xóa thư Để xóa thư, bạn đánh dấu vào ô chọn nằm phía bên trái mỗi thư rồi nhấp Delete. Hình 2.33. Chọn các thư cần xóa rồi nhấp Delete Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 28 2.3.7. Đính kèm tệp tin Sau khi soạn xong nội dung thư, bạn cũng có thể đính kèm nhiều tệp tin với thư. Dung lượng tổng cộng tối đa là 10 MB. Bạn thực hiện các bước sau: (1) Nhấp nút Attach Files Hình 2.34. Nhấp nút Attach để đính kèm tài liệu với thư Hộp thoại Choose file xuất hiện. Hình 2.35. Hộp thoại Choose file cho phép bạn lựa chọn file đính kèm Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 29 (2) Chọn tệp tin đính kèm rồi nhấp Open. Sau khi nhấp Open, Yahoo sẽ bắt đầu đính kèm file. Thời gian chờ phụ thuộc vào tốc độ đường truyền và kích thước tệp đính kèm. Hình 2.36. Danh sách file đính kèm và kích thước file được hiển thị 2.3.8. Sử dụng sổ địa chỉ Chương trình thư của Yahoo có hỗ trợ sổ lưu địa chỉ thư rất tiện dụng. Nhấp Contacts. Hộp Name chứa danh sách địa chỉ liên lạc sẽ được hiển thị như hình dưới đây: Hình 2.37. Địa chỉ liên lạc Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 30 Thêm một địa chỉ vào sổ (1) Chọn mục Add contact để thêm một địa chỉ liên lạc. Cửa sổ Add Contact xuất hiện cho phép bạn nhập các thông tin cá nhân của người bạn muốn thêm vào sổ địa chỉ. (2) Nhấp nút Save để hoàn thành. Hình 2.38. Màn hình thêm địa chỉ liên lạc Thêm nhóm địa chỉ (1) Nhấp nút Add List Cửa sổ Add List xuất hiện. Hình 2.39. Màn hình thêm nhóm địa chỉ Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 31 (2) Đặt tên nhóm trong ô Type List Name Here. (3) Nhập địa chỉ muốn thêm vào nhóm và nhấp Add Contact to list. Danh sách có thể chứa nhiều địa chỉ nên muốn thêm nhiều địa chỉ bạn phải nhập và nhấp Add Contact to list nhiều lần. Sử dụng sổ địa chỉ Khi địa chỉ đã được lưu trong sổ địa chỉ, bạn có thể nhanh chóng gửi thư tới một người nào nó mà không cần nhớ chính xác địa chỉ thư, bạn thực hiện như sau: Bước 1: Nhấp Contact để hiển thị sổ địa chỉ. Bước 2: Nhấp chuột phải vào địa chỉ bạn muốn gửi thư rồi chọn Send e-mail. Bước 3: Địa chỉ người nhận đã có sẵn, bạn chỉ cần soạn và gửi thư theo cách thông thường. Hình 2.40. Với sổ địa chỉ, bạn không cần nhớ địa chỉ thư Với sổ địa chỉ, khi bạn gõ một số ký tự của địa chỉ thư vào ô To: Cc: Bcc: thì danh sách các địa chỉ khớp với những ký tự bạn gõ sẽ được hiển thị. Nhờ đó bạn có thể chọn nhanh địa chỉ thư bạn muốn gửi mà không cần gõ hoàn chỉnh địa chỉ thư: Hình 2.41. Với sổ địa chỉ, bạn không cần nhớ toàn bộ địa chỉ thư Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 32 2.4. Dịch vụ tải tệp tin Dịch vụ tải tệp tin cho phép bạn tải các tệp tin trên Internet xuống máy tính của bạn. Dịch vụ này thường được sử dụng khi bạn muốn tải một trình điều khiển nào đó (chẳng hạn trình điều khiển card mạng) hoặc một chương trình ứng dụng miễn phí. Để bạn dễ hình dung, phần sau chúng tôi hướng dẫn bạn tải trình duyệt Web Internet Explorer 8.0 từ trang web của Microsoft. Bước 1: Bạn mở trang web của Microsoft. Hình 2.42. Trang Web của Microsoft Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 33 Bước 2: Trong phần Popular Downloads, bạn nhấp Internet Explorer 8 beta. Hình 2.43. Sản phẩm Internet Exploere 8 Bước 3: Chọn hệ điều hành bạn đang sử dụng, chẳng hạn chọn Windows XP. Bước 4: Nhấp Download để tải Internet Explorer. Hình 2.44. Chức năng tải chương trình Internet Explorer 8 về máy từ trang của Microsoft Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 34 Bước 5: Màn hình xuất hiện File Download xuất hiện, bạn chọn Save để tải tệp tin. Hình 2.45. Màn hình tải chương trình Internet Explorer 8 về máy 2.5. Dịch vụ chat Hiện nay trên Internet có rất hai hình thức Chat phổ biến là: Web Chat và Instant Message (IM). Web Chat là dịch vụ thường được cung cấp trên các trang Web dạng diễn đàn, được dùng để cung cấp cho các thành viên thông tin cần thảo luận trực tuyến với nhau khi cùng đang có mặt trong diễn đàn. IM sử dụng khá phổ biến, được các nhà cung cấp lớn như Yahoo, MSN, AOL, ICQ,... cung cấp. Để sử dụng dịch vụ này, người dùng cần đăng ký một tài khoản và sử dụng tài khoản đó để chat với các thành viên khác trong nhóm. Điểm khác giữa IM với Web Chat là khi muốn sử dụng IM trên một máy tính nào đó, người dùng bắt buộc phải cài đặt phần mềm để Chat. Phần này sẽ hướng dẫn bạn sử dụng dịch vụ chat Yahoo Messenger, một dịch vụ miễn phí và được sử dụng rộng rãi 2.5.1. Đăng ký tài khoản chat Yahoo Messenger là một chương trình Chat rất phổ dụng. Để sử dụng, người dùng cần có một tài khoản của Yahoo. Nếu đã có 1 địa chỉ e-mail của Yahoo thì có thể sử dụng ngay tài khoản đó để dùng dịch vụ này. Nếu chưa có, hãy đăng ký một tài khoản theo các bước đã hướng dẫn trong phần “sử dụng dịch vụ thư điện tử của Yahoo”. 2.5.2. Tải và cài đặt Yahoo Messenger Nếu máy tính của bạn chưa cài chương trình Yahoo Messenger. Bạn vào địa chỉ để tải về chương trình đó về máy tính rồi cài đặt chương trình. 2.5.3. Đăng nhập Mở chương trình Yahoo Messenger, bạn sẽ thấy giao diện chương trình như hình dưới đây. Bạn nhập tên truy nhập và mật khẩu rồi nhấp đăng nhập. Nếu bạn muốn ghi nhớ tên truy nhập và mật khẩu để lần sau không cần nhập, bạn tích ô “Nhớ tên truy nhập và mật khẩu”. Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 35 Hình 2.46. Màn hình đăng nhập của Yahoo Messenger 2.5.4. Thêm bạn hội thoại Để thêm bạn, bạn mở thực đơn Danh bạ rồi chọn Thêm bạn. Hoặc bạn có thể bấm tổ hợp phím Ctrl+Shift+A. Hình 2.47. Chức năng thêm bạn hội thoại Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 36 Màn hình sau sẽ xuất hiện. Bạn nhập tên truy nhập messenger hoặc địa chỉ e-mail của bạn rồi nhấp Next và làm theo các bước hướng dẫn tiếp theo của Yahoo Messenger. Hình 2.48. Màn hình nhập tên của bạn Chat 2.5.5. Gửi tin tới bạn hội thoại Để gửi tin tới bạn hội thoại, bạn nhấp đúp vào tên truy nhập của người đó trong danh sách bạn. Màn hình dưới dây sẽ xuất hiện. Bạn nhập nội dung tin nhắn rồi nhấn Enter hoặc nhấp Gửi. Hình 2.49. Màn hình gửi tin nhắn cho bạn Chat Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 37 2.6. Dịch vụ diễn đàn Diễn đàn (Forum) là dịch vụ cho phép người dùng chia sẻ thông tin về những vấn đề cùng quan tâm thông qua việc tạo chủ đề, đăng bài, phản hồi … Phần này hướng dẫn bạn các thao tác cơ bản khi đăng ký và sử dụng diễn đàn “Diễn đàn toán”, một diễn đàn được nhiều bạn trẻ quan tâm. Hình 2.50. Trang chủ của diễn đàn toán học 2.6.1. Đăng ký Để tham gia diễn đàn, trước tiên bạn cần đăng ký thành viên của diễn đàn đó. Bạn nhấp “Đăng ký”. Hình 2.51. Bạn phải đồng ý với nội quy của diễn đàn trước khi đăng ký Bạn đánh dấu ô đồng ý rồi nhấp nút “Đăng ký”. Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 38 Hình 2.52. Form đăng ký thành viên diễn đàn Bạn nhập các thông tin diễn đàn yêu cầu rồi nhấp “Submit my registration”. Nếu đăng nhập thành công, diễn đàn sẽ có lời chào mừng bạn như dưới đây: Hình 2.53. Lời chào mừng của diễn đàn 2.6.2. Đăng nhập Sau khi đã được chấp nhận là thành viên của diễn đàn, bạn có thể đăng nhập để sử dụng diễn đàn. Bạn nhập tên truy nhập và mật khẩu rồi nhấp Đăng nhập để đăng nhập diễn đàn. Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 39 Hình 2.54. Màn hình để đăng nhập diễn đàn Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ thấy danh sách các phân mục của diễn đàn. Bạn có thể vào một phân mục. Sau đó vào một chủ đề để xem các bài viết, gửi bài viết hoặc gửi phản hồi về một bài viết nào đó. Hình 2.55. Danh sách các phân mục trong diễn đàn 2.6.3. Xem bài viết trong diễn đàn Để xem bài viết bạn chọn bài viết đó. Nội dung bài viết sẽ đươc hiển thị như dưới đây: Hình 2.56. Nội dung bài viết trong diễn đàn Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 40 2.6.4. Trả lời bài viết Khi đang xem bài viết, bạn có thể nhấp Reply để trả lời bài viết. Hình 2.57. Nhấp Reply để trả lời bài viết Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 41 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài này sinh viên cần ghi nhớ và lưu ý các nội dung sau: • Để duyệt web cần có trình duyệt web. Trong chương này giới thiệu cách sử dụng trình duyệt web Internet Explorer. Tuy nhiên còn có nhiều trình duyệt web khác và về cơ bản, cách sử dụng cũng giống như Internet Explorer. Cách tốt nhất để sử dụng thành thạo trình duyệt web là thực hành thường xuyên theo các hướng dẫn của tài liệu. • Có nhiều trang web hỗ trợ chức năng tìm kiếm thông tin, trong đó www.google.com là một trong các trang web được sử dụng phổ biến nhất. Để tìm kiếm hiểu quả, sinh viên không nên sử dụng một từ khóa đơn lẻ mà nên dùng một cụm từ hoặc kết hợp nhiều cụm từ bằng cách sử dụng các phép toán + hoặc -. • Để gửi và nhận thư điện tử, mỗi sinh viên cần đăng ký một tài khoản thư điện tử, phổ biến nhất là thư điện tử miễn phí của Yahoo. Một thư điện tử có thể gửi đến nhiều người (bạn dùng CC hoặc BCC) và có thể được đính kèm thêm các file dữ liệu. • Dịch vụ truyền tệp cho phép bạn tải dữ liệu từ Internet xuống máy tính của bạn, chẳng hạn tải các phần mềm miễn phí. • Dịch vụ chat cho phép bạn thảo luận trực tuyến với bạn học thông qua Internet. Chương trình chat phổ biến nhất là Yahoo Messenger. • Dịch vụ diễn đàn cho phép bạn tham gia thảo luận về những nội dung mình quan tâm. Để tham gia diễn đàn, bạn cần đăng ký thành viên. Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 42 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình duyệt Web là gì? Hãy kê ba trình duyệt web mà bạn biết. 2. Đặt trang nhà cho trình duyệt web của bạn là: 3. Thêm trang vào danh sách trang web yêu thích của bạn. 4. Trình bày cách bỏ tính năng tải ảnh của trình duyệt. 5. Đăng ký một địa chỉ thư điện tử miễn phí của Yahoo. 6. Hãy tìm 5 trang web có cung cấp dịch vụ E-Learning. Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng 43 BÀI TẬP 1. Tên gọi nào thường được sử dụng nhất khi nói về chương trình được sử dụng để xem các trang web? a) Trình đọc web b) Trình duyệt web c) Trình lướt web. d) Phần mềm xem web. 2. Để mở trang web, bạn gõ địa chỉ vào đâu? a) Thanh công cụ của trình duyệt b) Thanh trạng thái của trình duyệt c) Thanh thực đơn của trình duyệt d) Thanh địa chỉ của trình duyệt 3. Nút Back trên thanh công cụ của trình duyệt web có tác dụng gì? a) Quay trở lại trang web trước đó. b) Quay trở lại của sổ trước đó c) Quy trở về màn hình trước đó. d) Quay trở về trang nhà 4. Nút Forward trên thanh công cụ của trình duyệt web có tác dụng gì? a) Đi đến cửa sổ trước đó b) Đi đến màn hình trước đó c) Chuyến tới trang web trước khi bạn nhấp Back d) Chuyển tới trang chủ. 5. Nút Home trên thanh công cụ của trình duyệt web có tác dụng gì? a) Mở trang chủ của website đang xem b) Chuyển về trang nhà (home page) được cài đặt cho trình duyệt. c) Chuyển về trang chủ của Windows. d) Chuyển về trang không có nội dung. Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) 1 BÀI 3: GIỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING) Mục tiêu Các kiến thức cần có • Các kiến thức cơ bản về máy tính như sử dụng bàn phím, chuột, chương trình soạn thảo đơn giản. • Các kỹ năng sử dụng Internet ở mức đơn giản. Thời lượng • Bạn nên học bài này trong khoảng 120 phút. Kết thúc bài học này bạn có thể: • Nêu được ít nhất 02 định nghĩa về E-Learning. • Trình bày được cách tiếp cận E-Learning như một dịch vụ trên nền tảng Internet. • Hiểu rõ được cấu trúc của hệ thống E-Learning. Giải thích được cách sử dụng các phương tiện trong các hoạt động của lớp học E-Learning. • Nêu được các đặc điểm của E-Learning. Nêu được sự khác biệt của E-Learning với phương pháp học tập truyền thống. • Phân tích được các ưu điểm và nhược điểm của E-Learning trên quan điểm người học. • Giải thích được sự hỗ trợ của E-Learning đối với Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. • Liệt kê các điều kiện về kiến thức, về thái độ và các trang thiết bị cần có thể học E-Learning. Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) 2 Nội dung Bài học này giới thiệu những kiến thức, khái niệm về E-Learning. Đây là những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng đối với người nhập môn E-Learning. Những nội dung này sẽ giúp bạn làm quen, tiếp cận công nghệ mới. Bạn sẽ được biết về E-Learning như một hướng đào tạo đã và đang được phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Bài học bao gồm các nội dung sau: • Định nghĩa E-Learning. • E-Learning như một dịch vụ trên nền tảng Internet. • Đặc điểm của E-Learning. • Cấu trúc của hệ thống E-Learning. • Cách đào tạo lấy người học làm trung tâm của E-Learning. • Các điều kiện để học E-Learning. Hướng dẫn học • Trước khi đi vào nội dung chi tiết hãy nghiên cứu kỹ mục tiêu và đầu mục nội dung chính. • So sánh từng nội dung đã đọc với mục tiêu của bài học. • Dừng lại ở các câu hỏi gợi mở. Đưa ra đáp án riêng trước khi tiếp tục nghiên cứu. Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) 3 3.1. Định nghĩa E-Learning Giáo dục điện tử (E-Learning) từ lâu đã là một khái niệm phổ biến trên thế giới. E-Learning được biết đến như một cuộc cách mạng về học tập; Là phương thức học tập đem lại nhiều tiện ích và quyền lợi cho người học. Vậy bản chất của E-Learning là gì? Mục này mang đến cho bạn một số cách tiếp cận E-Learning. Hình 3.1. E-learning mang lại nhiều lợi ích cho người học. Ví dụ gợi mở Chị Hương là nhân viên thu ngân. Bên cạnh công việc hàng ngày, chị còn đang theo học lớp Tâm lý Kinh doanh. Một tuần 2 buổi chị vào mạng nhận và nộp bài tập của thầy giáo qua e-mail. Chị sử dụng diễn đàn của lớp để trao đổi với các bạn học. Cứ 1 tháng lớp của chị lại gặp thầy trực tiếp để được phụ đạo. Tại nhà chị Hương theo dõi bài giảng bằng học liệu đa phương tiện trên đĩa CDROM. Anh Thành đang học lớp Thiết kế Web tại một trường đại học. Hàng ngày anh học tại giảng đường. Tại nhà anh xem nội dung bài giảng dạng HTML trên CDROM được phát kèm với giáo trình. Anh sử dụng e-mail để trao đổi với bạn cùng lớp và thầy giáo. Câu hỏi: Theo bạn lớp học của chị Hương hay anh Thành có phải là lớp học E-Learning hay không? Tại sao? Thực ra, hiện nay không có định nghĩa nào hoàn hảo về E-Learning. Từ những năm 2000, công nghệ Internet đã thâm nhập sâu vào cuộc sống con người. Hầu hết tất cả các lớp học hiện nay đã sử dụng công nghệ Internet và các phương tiện điện tử ở một mức độ nào đó. Các vấn đề cần xem xét là: • Công nghệ Internet được sử dụng tới mức nào trong công việc truyền tải kiến thức? • Bao nhiêu phần trăm học liệu có dưới dạng điện tử ? • Có tồn tại khoảng cách về không gian và thời gian giữa thầy và trò hay không? 3.1.1. Một số định nghĩa về E-Learning E-Learning là viết tắt của từ Electronic Learning. Như đã đề cập, không có định nghĩa chính xác về thuật ngữ E-Learning. Ta có thể liệt kê ra một số cách giải thích như sau: • E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton). • E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông ( Compare Infobase Inc). • E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng qua nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center). Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) 4 • Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kỹ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính ( CBT ) ( Sun Microsystems, Inc ). • Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD – ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân... ( E-Learning site). • “Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân." (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới E-Learning trong doanh nghiệp). Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung các định nghĩa E-Learning đều có những điểm chung sau: • Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… • E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do nó có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. • E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E- Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning ra đời. 3.1.2. Lớp học áp dụng Internet đến đâu thì được coi là E-Learning Vào năm 2006, Hội đồng nghiên cứu E-Learning Hoa Kỳ (Sloan Consortium) đã đưa ra một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiaotrinh_7905.pdf
Tài liệu liên quan