Giáo trình Khai thác thông tin vô tuyến điện Hàng hải GMDSS - Chương 1: Giới thiệu chung về hệ thống thông tin GMDSS

THỦ TỤC THÔNG TIN KHẨN CẤP VÀ AN TOÀN TRONG HỆ THỐNG

GMDSS

Những thủ tục được trình bày sau đây chỉ áp dụng cho các trường hợp khẩn cấp và an toàn.

3.13.1. Các loại thông tin khẩn cấp và an toàn

Những thông tin được gọi là khẩn cấp và an toàn là những loại thông tin như sau:

- Những thông báo hàng hải và những thông tin khẩn cấp;

- Những thông tin an toàn hàng hải giữa tàu với tàu.

- Những thông tin về thông báo hàng hành.

- Thông tin phục vụ cho các hoạt động tìm kiếm và cứu trợ;

- Các bức điện khẩn cấp và an toàn khác, và

- Những thông tin liên quan đến hàng hải, sự di chuyển và những vấn đề cần thiết khác của tàu và các

bức điện thời tiết gửi cho một cơ quan làm các dịcn vụ thông báo khí tượng.

3.13.2. Quy định chung đối với thông tin khẩn cấp và an toàn.

Tất cả các loại thông tin khẩn cấp và an toàn được quyền ưu tiên trên tất cả các loại thông tin khác trừ

các cuộc gọi cấp cứu và các thông tin liên quan đến cấp cứu.

Các cuộc gọi khẩn cấp và an toàn và các bức điện khẩn cấp và an tpàn có thể được thực hiện trên tần

số hoặc kênh giành cho gọi và thông tin cấp cứu tương ứng với các phương thức thông tin mà nó đang tiến

hành trong trường hợp trên các tần số đó không có các cuộc gọi cấp cứu hoặc các thông tin liên quan đến

cấp cứu. Với các bức điện dài liên quan đến khẩn cấp hoặc an toàn có thể thực hiện trên các tần số hoặc

kênh làm việc.

Các cuộc gọi khẩn cấp và an toàn có thể gọi cho tất cả các tàu All Ships hoặc gọi cho một trạm nào

đó có địa chỉ, và trong các cuộc gọi như vậy, đài gọi phải chỉ ra được tần số và phương thức thông tin tiếp

theo dùng để chuyển các bức điện đó.

3.13.3. Thủ tục về thông tin khẩn cấp

Tín hiệu khẩn cấp "PAN PAN" được dùng trong các cuộc gọi và các thông tin khẩn cấp để chỉ ra rằng

có một bức điện rất cấp bách có liên quan đến vấn đề an toàn của tàu, của máy bay hoặc của một người nào

đó trên tàu.

Trong hệ thống thông tin mặt đất, các cuộc gọi khẩn cấp và loan báo một bức điện khẩn cấp cứu và

an toàn đã được trình bày ở mục 3.2.2. Trong trường hợp một bức điện khẩn cấp dài hoặc bức điện khẩn

cấp đang phát lặp lại thì có thể được phát trên tần số làm việc. Không cần thiết phải thực hiện một cuộc gọi

khẩn cấp đó đã được phát qua dịch vụ thông tin vệ tinh di động hàng hải.

Tín hiệu khẩn cấp và các bức điện khẩn cấp cũng có thể được phát trên một hoặc nhiều tần số của các

tần số dùng cho thông tin cấp cứu và an toàn, hoặc phát qua dịch vụ thông tin di động vệ tinh hàng hải,

hoặc trên các tần số khác sử dụng cho mục đích này.

pdf79 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Khai thác thông tin vô tuyến điện Hàng hải GMDSS - Chương 1: Giới thiệu chung về hệ thống thông tin GMDSS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tin thoại, kênh 13/VHF được dùng để phát các thông báo an toàn hàng hải giữa tàu với tàu. Với các đài Duyên Hải, việc phát các thông báo an toàn có thể được thực hiện trên các kênh/ tần số khác đã được đăng ký trong danh bạ các đài Duyên Hải hoặc sẽ được chỉ rõ trong các cuộc gọi an toàn. Trong hệ thống GMDSS, khi dùng thiết bị DSC để gọi an toàn, trong bức điện loan báo DSC bao gồm những thông tin sau: - Format: All ships (Selected) - Category: Urgent (Selected) - Position: Lat ........., (Selected) - Time: ....................... UTC (Selected) - Telecom: ................. (Selected) - DSC freq: ................ (Selected). Ví dụ: Một cuộc gọi an toàn bằng thoại sẽ thực hiện trên kênh 16/VHF như sau: - SECURITY SECURITY SECURITY; - ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS - THIS IS - CALL SIGN/ IDENTIFICATION (phát 3 lần); - LISTRN FOR NAVIGATIONAL WARNING ON CHANNEL 13. Tiếp theo sau cuộc gọi an toàn là bức điện thông báo an toàn như sau: - SECURITY SECURITY SECURITY; - ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS - THIS IS NONSUCH, NONSUCH, NONSUCH, - LARGE RED CONTAINER SPOTTED AT 1030 UTC IN POSITION 52,02 NORTH 003,36 WEST VESSEL KEEP SHARP LOOKOUT AND REPORT, OUTnh÷ng 3.13.5. Vận chuyển y tế (Medical transports). Những tín hiệu riêng biệit trong nghiệp vụ "Medical transports" có thể được dùng bởi các đơn vị y tế hoặc các đài để thực hiện những thông tin liên quan đến việc bảo vệ những người trong khu vực đang xảy ra chiến tranh. Thuật ngữ "Medical transports" được định nghĩa trong hội nghị Geneva "Geneva Conventions and Additional Protocols" vào tháng 12 năm 1949, để chỉ rằng dùng để trợ giúp những người bị thương trong chiến tranh, bị ốm và những tàu bị đắm chìm. Những tàu của các quốc gia trung lập không tham gia vào cuộc chiến tranh đó sẽ tiến hành các công việc trợ giúp khi có yêu cầu của một hoặc nhiều thành viên khác khống tham gia vào cuộc chiến tranh đó và được sự bảo vệ từ bất kỳ một hành động thù nghịch nào. Để loan báo và nhận dạng việc vận chuyển y tế, một công việc phải được bảo vệ theo các công ước Geneva 1949, tín hiệu radio để nhận dạng sẽ bao gồm tín hiệu khẩn cấp và kèm theo từ MEDICAL đối với 38 phương thức TLX trong các thiết bị NBDP, và từ MAY - DEE - CAL phát âm theo tiếng pháp trong thông tin thoại, và thủ tục tiến hành được thực hiện giống như cuộc gọi khẩn cấp. Ví dụ: Khi dùng phương thức thoại để loan báo sẽ thực hiện như sau: PAN PAN PAN - DEE - CAL (3 lần) THIS IS NONSUCH (hô hiệu hoặc số nhận dạng) (3 lần). Sau khi thực hiện một loan báo về việc vận chuyển y tế, bức điện về thông tin vận chuyển y tế phải được truyền đi càng sớm càng tốt trên những tần số làm việc thích hợp. Trước các bức điện thông tin y tế được bắt đầu bằng tín hiệu khẩn cấp và bức điện phải bao gồm những thông tin như sau: - Hô hiệu hoặc số nhận dạng khác của đơn vị tham gia vận chuyển y tế - Vị trí; - Số hiệu và kiểu, loại của phương tiện tham gia vận chuyển y tế; - Tuyến đường đi; - Dự kiến thời gian trên tuyến hành trình và thời gian đến và thời gian rời; - Và những thông tin khác như tần số trực canh, ngôn ngữ sử dụng, kiểu, mã của radar, ... Radar transponder có thể được sử dụng cho việc nhận dạng và định vị những vận chuyển y tế trên biển. 3.13.6. Phát thông báo an toàn hàng hải Các thủ tục chi tiết của các đài phát các thông báo an toàn hàng hải giống như thủ tục thông tin an toàn đã được trình bày ở mục thông tin an toàn 3.12.4. Thông tin an toàn hàng hải có thể được phát qua hệ thống Navtex quốc tế trên tần số 518 khz; các thiết bị NBDP trên tần số 4210 khz, 6314 khz, 6314 khz, 8416,5 khz, 12579 khz, 16806,5 khz, 19680,5 khz, 22376 khz và 26100,5 khz ở chế độ FEC, hoặc phát qua hệ thống vệ tinh INMARSAT trên băng tần 1530 - 1545 mhz. Những thông tin an toàn hàng hải giữa tàu với mục đích an toàn hàng hải trên biển được dùng bằng thông tin thoại trên thiết bị VHF tần số 156,650 mhz (kênh 13/VHF). 39 CHƯƠNG 4 DỊCH VỤ THÔNG TIN LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI TRONG HỆ THỐNG GMDSS 4.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRUNG DỊCH VỤ THÔNG TIN LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI. 4.1.1. Trafficlist "Trafficlist" là một nghiệp vụ của các đài Duyên Hải làm dịch vụ thông tin công cộng để điểm danh các đài tầu mà đài Duyên Hải đang có điện cho các đài tàu đó. Các đài Duyên Hải trong giờ nghiệp vụ của mình phải thực hiện các cuộc gọi "Trafficlist" theo chu kỳ thời gian và trên các tần số nhất định. Nghiệp vụ "Trafficlist" của các đài Duyên hải phải được đăng ký quốc tế và đđược hỉ rõ trong danh bạ các đài Duyên Hải. 4.1.2. Tần số quốc tế và tần số quốc gia Trong thông tin vô tuyến đện hàng hải có các tần số quốc tế và tần số quốc gia. Tần số quốc tế là các tần số do Tổ chức liên minh viễn thông quốc tế ITU ấn định và quản lý. Việc sử dụng các tần số này phải tuân thủ theo các quy định của quốc tế. Tần số quốc gia là các tần số do các quốc gia qui định và quản lý. Việc sử dụng các tần số này phải tuân thủ theo các quy định riêng của mỗi quốc gia, các quy định này cũng phải phù hợp với các quy định chung quốc tế. 4.1.3. Kênh Simplex và kênh Duplex. Trong thông tin vô tuyến điện hàng hải, ngoài cách gọi trực tiếp trên các tần số phát (Tx) và tần số thu (Rx), để đơn giản người ta còn sử dụng "kênh" (channed) thông tin. Một kênh thông tin nào đó là một cặp tần số bao gồm một tần số thu và một tần số phát, một cặp tần số phát - thu có thể giống nhau hoặc khác nhau. Nếu một kênh thông tin có tần số thu bằng tần số phát (Rx = Tx), thì ta gọi kênh thông tin đó là kênh simplex. Trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải, các cuộc thông tin giữa tàu với tàu thường sử dụng kênh simplex. Ví dụ: Trong băng tần VHF có các kênh simplex như: - Kênh 11 có Tx = Rx = 156,550 mhz. - Kênh 12 có Tx = Rx = 156,600 mhz. - Kênh 13 có Tx = Rx = 156,650 mhz. Trong băng tần HF có các kênh simplex như sau: - Kênh 428 có Tx = Rx = 4351 mhz. - Kênh 429 có Tx = Rx = 4354 mhz. - Kênh 836 có Tx = Rx = 8713 mhz. - .... Nếu một kênh thông tin có tần số thu và tần số phát khác nhau (Rx ≠ Tx), thì ta gọi kênh thông tin đó là kênh Duplex. 40 Trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải, các cuộc thông tin giữa đài Duyên Hải với một đài tầu thường sử dụng kênh duplex. Ví dụ: Trong băng tần VHF có các kênh duplex như: - Kênh 23 có Tx = 157,150 mhz; Rx = 161,750 mhz. - Kênh 24 có Tx = 157,200 mhz; Rx = 161,800 mhz. - Kênh 60 có Tx = 157,025 mhz; Rx = 160,625 mhz. - ..... Trong băng tần HF có các kênh duplex như sau: - Kênh 401 có Tx = 4065 khz; Rx = 4375 khz. - Kênh 801 có Tx = 8195 khz; Rx = 8719 khz. - Kênh 1601 có Tx = 16360 khz; Rx = 17242 khz. 4.1.4. Tần số (hoặc kênh) chung và tần số (hoặc kênh) làm việc Những tần số (hoặc kênh) được quy định để gọi và bắt liên lạc mà không dùng cho các mục đích khác (trừ các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn), thì được gọi là các tần số (hoặc kênh) chung. Khi sử dụng các tần số này phải tuân thủ đầy đủ các quy định đối với các tần số (hoặc kênh) chung. Khi sử dụng các tần số này phải tuân thủ đầy đủ các quy định đối với các tần số (hoặc kênh) dùng để gọi và bắt liên lạc. Ví dụ: - Một số tần số (hoặc kênh) chung dùng để gọi và bắt liên lạc như sau: - Kênh 16 VHF. - Tần số 2182 khz. - Tần số 8291 khz. - ....... Những tần số (hoặc kênh) được quy định dùng để trao đổi thông tin giữa các đài làm nghiệp vụ lưu động hàng hải, thì được gọi là tần số (hoặc kênh) làm việc. Việc trao đổi thông tin trên các tần số này không hạn chế thời gian. Ví dụ: Một số tần số (hoặc kênh) làm việc như sau: - Các kênh duplex từ 21 đến 28 băng tần VHF là các kênh làm việc trong dịch vụ thông tin công cộng giữa đài Duyên Hải và đài tàu. Trong các bảng tần số của thông tin thoại và thông tin telex trừ các tần số giành cho cấp cứu, khẩn cấp và an toàn, còn lại là các tần số dùng để trao đổi thông tin trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải. 4.1.5. Chế độ phát xạ Trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải các loại phát xạ được ký hiệu theo những đặc tính cơ bản của các loại phát xạ đó. Những đặc tính cơ bản đó được ký hiệu bằng 3 ký tự như sau: - Ký tự thứ nhất Bằng các chữ cái để chỉ phương pháp điều chế tần số sóng mang, bao gồm: N: Phát xạ 1 song mang không điều chế. A: Điều chế hai biên H: Điều chế đơn biên sóng mang toàn phần. R: Điều chế đơn biên sóng mang suy giảm. J: Điều chế đơn biên loại bỏ sóng mang. 41 F: Điều tần. G: Điều pha. - Ký tự thứ hai: Bằng các chữ số để chỉ tính chất của tín hiệu điều chế tần số sóng mang, bao gồm: 1. Tín hiệu số (tín hiệu điện báo) không sử dụng điều chế sóng mang phụ. 2. Tín hiệu số sử dụng điều chế sóng mang phụ. 3. Tín hiệu đơn kênh chứa thông tin tương tự. - Ký tự thứ ba: Bằng các chữ số để chỉ loại thông tin (tin tức) cần phát đi, bao gồm: N: Không có thông tin. A: Điện báo morse thu bằng tai. B: Điện báo thu tự động. C: Facsimile D: Truyền số liệu. E: Điện thoại (bao gồm cả phát thanh). F: Truyền hình. Một số chế độ phát xạ dùng trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải. J3E: Điện thoại đơn biên không sóng mang. H3E: Điện thoại đơn biên sóng mang toàn phần (chỉ dùng cho 2182 khz). F3E: Điện thoại điều tần (FM). G3E: Điện thoại điều pha. F1B: Điện báo di tần không có điều chế sóng mang phụ. J2B: Điện báo di tần có điều chế sóng phụ. 4.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ÁP DỤNG TRONG THÔNG TIN LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI Những quy định trình bày trong phần này không áp dụng cho các cuộc gọi và những thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Dịch vụ thông tin lưu động hàng hải trong hệ thống thông tin GMDSS đối với tất cả các phương thức thông tin công cộng thông thường đều phải tuân thủ những quy định dưới đây: 4.2.1. Sử dụng giờ quốc tế trong thông tin vô tuyến điện Tất cả những tài liệu liên quan đến thông tin vô tuyến điện trên tàu (tài liệu của tàu, tài liệu do ITU xuất bản được sử dụng trên tàu) cũng như nhật ký vô tuyến điện đều thống nhất sử dụng giờ UTC (Coordinted Universal Time) tính từ 0000 giờ đến 23h59 phút, vào lúc nửa đêm. 4.2.2. Giờ nghiệp vụ và những quy định về đóng, mở dài làm nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện. Giờ nghiệp vụ của các đài Duyên Hải và các đài mặt đất có thể làm việc liên tục 24/24 hoặc làm việc với giờ nghiệp vụ hạn chế. Giờ nghiệp vụ của các đài này đều phải được đăng ký trong danh bạ các đài duyên hải "List of Coast Stations". Với các dài bờ có giờ nghiệp vụ không liên tục sẽ không được đóng đài trước khi: + Kết thúc một cuộc gọi cấp cứu hoặc những thông tin liên quan đến cấp cứu khẩn cấp và an toàn. 42 + Chuyển hết lượng điện cho các tàu, hoặc chưa kết thúc thông tin với tàu, mà các tầu đó đang nằm trong vùng dịch vụ của đài bờ. + Thực hiện một cuộc gọi chung cho tất cả các tàu để loan báo việc đóng đài và thời gian mở nghiệp vụ nếu khác với giờ nghiệp vụ bình thường của đài đó. Giờ nghiệp vụ của các đài tàu có thể liên tục 24/24 giờ, hợc giờ nghiệp vụ hạn chế. Đối với các đài tàu có giờ nghiệp vụ không liên tục sẽ không được đóng đài trước khi: + Kết thúc một cuộc gọi cấp cứu hoặc những thông tin liên quan đến cấp cứu khẩn cấp và an toàn. + Chuyển hết lượng điện cho các dài bờ thích hợp, hoặc chưa kết thúc thông tin với các đài bờ, mà đài bờ đang nằm trong vùng dịch vụ thông tin của đài tàu. Tất cả những đài tàu có giờ nghiệp vụ không liên tục sẽ phải thông báo cho các đài bờ có liên quan đến giờ đóng và giờ mở lại nghiệp vụ của mình. 4.2.3. Quy định về chống can nhiễu trong thông tin lưu động hàng hải Tất cả mọi phát xạ trong thông tin lưu động hàng hải phải được giảm mức công suất nhỏ nhất cần thiết đủ bao phủ trong vùng dịch vụ thông tin của mình. Tất cả mọi phát xạ trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải phải kèm theo nhận dạng của đài phát. Nghiêm cấm mọi phát xạ không có nhận dạng, hoặc mạo danh nhận dạng. 4.2.4. Điều khiển phiên liên lạc Trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải, đài nào giữ quyền điều khiển phiên liên lạc, thì trong phiên liên lạc, đài đó sẽ điều khiển những vấn đề sau: + Chỉ định phương thức và tần số thông tin tiếp theo. + Thời gian liên lạc. + Thứ tự ưu tiên. + Kết thúc liên lạc, và kể cả đình chỉ phiên liên lạc, ... Trong các cuộc thông tin giữa đài bờ và đài tàu, thì đài bờ sẽ giữ quyền điều khiển phiên liên lạc. Trong các cuộc thông tin giữa tàu với tàu, thì tàu nào chủ động gọi, đài tàu đó sẽ giữ quyền điều khiển phiên liên lạc. 4.2.5. Thứ tự ưu tiên trong các cuộc gọi. Trong các dịch vụ thông tin lưu động hàng hải, cũng như dịch vụ thông tin lưu động hàng hải vệ tinh sẽ áp dụng mức ưu tiên cho các cuộc gọi theo thứ tư sau: + Các cuộc gọi cấp cứu, điện cấp cứu và thông tin cấp cứu. + Các cuộc gọi khẩn cấp và thông tin khẩu cấp. + Các cuộc gọi an toàn và thông tin an toàn. + Những thông tin liên quan đến vô tuyến định vị. + Những thông tin liên quan dài hoạt động tìm kiếm và cứu linh. + Những thông, tin liên quan đến an toàn hàng hành của tầu biển, máy bay và các bức điện dự báo khí tượng của các tổ chức khí lượng. + Các bức điện của tổ chức liên hợp Quốc. + Các bức điện của Chính Phủ. + Các dịch vụ thông tin công cộng. 4.2.6. Qui về cấm phát thanh và phát hình trên biển. 43 Các tàu khi hành trình trên biển, nghiêm câm các dịch vụ phát thanh, phát hình trên biển 4.2.7. Gọi và trả lời cuộc gọi. Gọi và trả lời cuộc gọi trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải phải tuân theo các qui định của Tổ chức tư vấn vô tuyến điện quốc tế - CCIR ; các cuộc gọi có thể được thực hiện trên những tần số quốc tế, hoặc quốc gia dược qui định dùng các cuộc gọi và bắt liên lạc, hoặc trên những tần số trực canh của các dài bờ hoặc các dài làm dịch vụ lưu động hàng hải. Nghiêm cấm các cuộc gọi bắt liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần; thột cuộc gọi tới một đài khác mà được phát tích nhiều lần số cùng một lúc là không dược phép. Những thủ tục qui định trong chương này không áp dụng cho các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. 4.3. THỦ TỤC KHAI THÁC DSC Phương thức thông tin bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trong hệ thống thông tin GMDSS ngoài mục đích giành cao cấp cứu khẩn cấp và an toàn, trong nghiệp vụ thông tin lưu động hàng hải chỉ dùng để gọi và bắt liên lạc, việc trao đổi thông tin phải sử dụng bằng phương thức thông tin khác. 4.3.1. Tần số dùng trong các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC. Tần số mà các đài duyên hải sử dụng cho kỹ thuật gọi chọn số đều được chỉ lỗ trong danh bạ các đài duyên hải. Việc gọi và trả lời cuộc gọi bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC được quy định thực hiện trên những tần số DSC quốc tế, hoặc quốc gia giành riêng cho gọi và bắt đầu liên lạc cho mục đích thông tin thông thường. Những tần số DSC quốc tế và quốc gia dùng cho các cuộc gọi và bắt liên lạc trong dịch vụ thông tin lưu động hàng hải được trình bày trong bảng 4.1. Các đài bờ cũng như các đài tầu khi sử dụng các thiết bị gọi chọn số trong các dịch vụ thông tin lưu động hàng hải trên các dải tần số 415 khz, 526,5 khz, 160,5 khz, 4000 khz và dải tần 40000 khz - 27500 khz đều phải giảm mức công suất nhỏ nhất cần thiết đủ cho mục đích thông tin của đài đó. Tần số 455,5 khz là tần số DSC quốc tế được thiết kế cho tất cả các đài duyên hải. Để giảm can nhiễu, tần số này được quy định cho các đài tầu của quốc gia khác, hoặc trong trường hợp đài duyên hải không cần biết tần số trực canh của đài tầu. Tần số 458,5 khz là tần số DSC quốc tế được thiết kế cho tất cả các đài tàu có băng tần DSC 415 khz - 526,5 khz. Đề giảm can nhiễu, tần số này chỉ được sử dụng để gọi các đài Duyên Hải khi cuộc gọi đó không thể thực hiện được trên các tần số quốc gia đã được thiết kế cho các đài Duyên Hải đó. Tần số dùng để trả lời cuộc gọi bằng DSC thông thường là những tần số cặp đôi với tần số gọi. Khi một đài tàu gọi đài Duyên Hải bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trong dải tần 1602 khz - 4000 khz có thể gọi trên một kênh DSC quốc gia khác bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC. Một đài tàu gọi một đài tầu khác bằng kỹ thuật gọi chọn số, sẽ được thực nhiện trên tần số DSC quốc tế 2177 khz và tần số này cũng được để trả lời các cuộc gọi bằng DSC giữa tàu với tàu. Một đài Duyên hải gọi một đài tàu bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC, có thể gọi trên kênh tần số DSC quốc tế 2177 khz và tần số này cũng được dùng để trả lời các cuộc gọi bằng DSC giữa tàu với tàu. Một đài Duyên Hải gọi một đài tàu bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC, có thể gọi trên kênh tần số DSC mà đài bờ đang trực canh, hoặc trên tần số DSC quốc tế 2177 khz được thiết kế cho tất cả các đài duyên hải có thiết bị DSC. Để giảm can nhiễu, tần số này được quy định để gọi các đài tàu của một quốc gia khác, 44 hoặc sử dụng trong trường hợp mà đài Duyên hải không biết các tần số DSC trong băng tần 1605 - 4000 khz mà đài tầu dđng trực canh. Khi gọi một đài duyên hải bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trong băng tần 4000 - 27500 khz, đài tàu có thể gọi trên kênh tần số DSC quốc gia mà đài bờ đang trực canh, hoặc trên một trong những tần số DSC quốc tế thích hợp trong băng tần đó (xem bảng tần số DSC 4-1). Những tần số này có thể được thiết kế cho tất cả các đài tàu. Để giảm can nhiễu, những tần số này chỉ được sử dụng khi các cuộc gọi đó không thể thực hiện được trên các tần số quốc gia. Khi gọi các đài tàu bằng kỹ thuật gọi chọn số trên các tần số trong băng tần 4000 - 27500 khz, các đài duyên hải có thể gọi trên một kênh tần số quốc gia mà đài duyen hải đang trực canh, hoặc trên một trong những tần số quốc tế trong băng tần đó. Những tần số này có thể được thiết kế cho tất cả các đài Duyên hải có thiết bị DSC. Để giảm can nhiễu, những tần số này được quy định dùng để gọi các đài tàu của một quốc gia khác, hoặc trong trường hợp các đài Duyên hải không biết các tần số DSC mà dài tầu đang trực canh. Tần số 156.525 Mhz (kênh 70 VHF - DSC) trong băng tần 156 - 174 mhz ngoài mục đích giành cho các cuộc gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng DSC, còn được quy định dùng để gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC cho các mục đích thông tin thông thường giữa dài tàu với đài duyên hải, hoặc giữa đài tàu với đài tầu trong trường hợp trên tần số đó không có các thông tin liên quan đến cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Các tần số dùng để gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC được trình bày trong bảng 4.1 sau đây: File no. File name Tx (khz) Rx (khz) Remarkes 10 INTL - 04M 458.5 455.5 11 INTL - 04M 2189.5 2177 12 INTL - 2m 4208.0 4219.5 13 INTL - 4m 6312.5 6331 14 INTL - 6m 8415.0 8436 15 INTL - 12m 12577.5 12657 16 INTL - 16m 16805.0 16903 17 INTL - 18m 18898.5 19703.5 18 INTL - 22m 22374.5 22444 19 INTL - 25m 25208.5 26121 22 LOCAL1 - 4M 4208.5 4220 23 LOCAL1 - 6M 6313.0 6331.5 24 LOCAL1 - 8M 8415.5 8437 25 LOCAL1 - 12M 12578.0 12657.5 26 LOCAL1 - 16M 16805.5 16903.5 27 LOCAL1 - 18M 18899 19704 28 LOCAL1 - 22M 22375 22444.5 29 LOCAL1 - 26M 25209 26121.5 32 LOCAL2 - 4M 4209 4220.5 33 LOCAL2 - 6M 6313.5 6332.0 34 LOCAL2 - 8M 8416 8437.5 35 LOCAL2 - 12M 12578.5 12658 36 LOCAL2 - 16M 16806.0 16904 37 LOCAL2 - 18M 18899.5 19704 38 LOCAL2 - 22M 22375.5 22445 39 LOCAL2 - 25M 25209.5 26122 Bảng 4.1. Bảng tần số gọi và trả lời dùng cho DSC. 45 4.3.2. Trực canh bằng DSC Tấtc cả các đài tầu được trang bị các thiết bị gọi chọn số DSC, đều phải trực canh tự động trên những tần số DSC trng những băng tần thích hợp mà tàu đã được trang bị. Một đài Duyên hải làm nghiệp vụ thông tin công cộng quốc tế, dùng các thiết bị gọi chọn số DSC trong băng tần 1605 - 4000 khz, trong suốt giờ nghiệp vụ của mình phải duy trì việc trực canh tự động trên các tần số gọi quốc gia và quốc tế thích hợp. Giờ nghiệp vụ của mình phải duy trì việc trực canh tự động trên các tần số gọi quốc gia và quốc tế thích hợp. Giờ nghiệp vụ và các tần số trực canh của các đài tầu duyên hải được đăng ký quốc tế và chỉ rõ trong danh bạ các đài duyên hải. Các dài tầu khi được trang bị các thiết bị gọi chọn số DSC để làm việc trong các băng tần 1605 - 4000 khz và tàu chỉ hoạt động trong vùng phủ sóng của thiết bị DSC trên các đài duyên hải ứng với băng tần số đó, phải duy trì việc trực canh tự động bằng DSC trên một hoặc nhiều tần số thích hợp trong băng tần 1605 - 4000 khz. Trong băng tần 156 - 174 mhz, những thông tin liên quan đến việc trực canh tự động bằng DSC trên tàn số 156.525 mhz (kênh 70 VHF) của các đài duyên hải. Các đài tầu được trang bị các thiết bị gọi chọn số DSC trong băng tần này, trong khi hành trình trên biển phải duy trì việc trực canh tự động trên tần số 156.525 mhz (kênh 70VHF). 4.3.3. Những quy định chung áp dụng trong cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC. Những quy định trình bày trong phần này được áp dụng cho các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi trong thông tin thông thường bằng kỹ thuật gọi chọn số, không áp dụng cho các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC cũng phải thuân thủ đầy đủ các quy định về chống can nhiễu, điều khiển phiên liên lạc, thứ tự ưu tiên trong cuộc gọi, như đã trình bày trong phần quy định chung. Các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy định về chống can nhiễu, điều khiển phiên liên lạc, thứ tự ưu tiên trong cuộc gọi, .... như đã trình bày trong phần quy định chung. Các cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bằng kỹ thuật gọi chọn số DSC trên các tần số từ 415 khz đến 526,5 khz , các đài duyên hải phải dùng mức công suất cần thiết nhỏ nhất đủ để bao phủ vùng thông tin của mình; đối với các đài tàu phải đa hạn chế ở mức công suất không quá 400w. Trong băng tần 4000 khz đêến27500 khz công suất của các đài tàu không vượt quá 1,5kw. 4.3.4. Thủ tục gọi và trả lời cuộc gọi bằng DSC. Những thủ tục được trình bày sau đây chỉ áp dụng cho các cuộc gọi bằng DSC, trừ các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Trong cuộc gọi, hoặc trả lời cuộc gọi sẽ phải bao gồm những thông tin để chỉ ra rằng cuộc gọi hoặc trả lời cuộc gọi cho một đài hay nhiều đài, số nhận dạng của đài gọi hay đài trả lời cuộc gọi; phương thức thông tin tiếp theo (đối với cuộc gọi) cũng như tần số hoặc kênh làm việc. Các cuộc gọi từ các đài Duyên Hải phải luôn luôn kèm theo các thông tin này, Đối với các cuộc gọi từ các dài tầu với một dài duyên hải, thông tin về tần số hoặc kênh làm việc tiếp theo không nhất thiết phải có trong cuộc gọi. Để soạn thảo một cuộc gọi và trả lời cuộc gọi bao gồm những thông tin như sau: Những nội dung cần soạn thảo Phươnng phảp - Format (định dạng cuộc gọi hoặc trả lời cuộc gọi) - Category (chọn mức ưu tiên) - Sefl - identifacation (số nhận dạng của đài gọi hoặc đài xác nhận cuộc gọi). - Selected - Entered - Selected - Đã mặc định trước 46 - Telecommand inforrmation (phương thức thông tin tiếp theo) - Frequency information (phần số thông tin tiếp theo) - DSC frequency (phần số DSC) (chỉ đối với cuộc gọi) - Selected - Entered - Entered Sau khi soạn thảo đầy đủ những nội dung như trên, cuộc gọi hoặc trả lời cuộc gọi sẽ được sắn sàng: "Ready for calling" hoặc "Ready for acknowledge". 4.3.4.1. Một đài duyên hải gọi đài tàu Một đài duyên hải gọi đài tàu sẽ có hai loại gọi như sau: - Routine call; - Ship's business call. Nếu cuộc gọi được nối mạng trực tiếp giữa thuê bao và đài duyên hải, thì đài duyên hải sẽ yêu cầu thuê bao vị trí dự đoán của tàu. Thông tin này giúp cho đài duyên hải có thể thiết lập thông tin với đài tàu có hiệu quả hơn. Nếu người gọi từ máy thuê bao không thể cung cấp được vị trí của tàu thì nhân viên khai thác của đài duyên hải sẽ cố gắng xác định và thiết lập đường thông tin trong điều kiện đài duyen hải có thể thực hiện được, kể cả việc phát chuyển tiếp qua một đài duyên hải khác nếu điều đó là thích hợp. Một cuộc gọi như vậy từ đài duyên hải tới đài tầu bằng thiết bị DSC như sau: - Định dạng cuộc gọi. - Địa chỉ của tàu cần gọi (9 số MMSI). - Chọn mức ưu tiên cho cuộc gọi. - Chọn phương thức thông tin tiếp theo. - Chọn tần số thông tin tiếp theo (tần số phải phù hợp với phương thức thông tin. - Chọn tần số gọi DSC. (Số nhận dạng ID của đài gọi đã được mặc định trước tring thiết bị DSC và sẽ tự động phát đi kèm theo trong cuộc gọi). Sau đó đài duyên hải sẽ thực hiện cuộc gọi. Ví dụ: Một cuộc gọi DSC thông thường cho một tàu có ID 574357212 để hẹn một cuộc thông tin thoại trên kênh làm việc 820 như sau: - Format : individual. - Address : 547357212. - Category : Routine - Teleccommand : J3E. - Frequency : ch 820. - DSC freq : Tx 84370. / Rx 8415.5 khz. Việc chọn tần số cho một cuộc gọi từ các đài duyên hải tới các đài tầu bằng DSC, các khai thác viên của đài duyen hải phải chọn sao cho thích hợp với việc trực canh của các tầu đó. Trước khi bắt đầu cuộc gọi, khai thác viên của đài duyên hải phải lắng nghe và kiểm tra để chắc chắn rằng trên tần số gọi không có bất kỳ một cuộc gọi nào đang được tiến hành. Các cuộc gọi sẽ chỉ được phát một lần trên duy nhất một tần số hoặc kênh gọi đã được chọn. Trừ những trường hợp đặc biệt, một cuộc gọi có thể được phát đồng thời trên nhiều tần số. 47 Khi gọi các đài tầu, các đài duyên hải có thể phát một cu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_khai_thac_thong_tin_vo_tuyen_dien_hang_hai_gmdss.pdf
Tài liệu liên quan