Phản ứng oxi hoá - khử ở trạng thái cân bằng có thể được mô tả dưới dạng các hằng số
cân bằng cần thiết để giải thích sự di chuyển electron. Điều này được thực hiện bằng cách kết
hợp các chỉ số oxi hoá với chất oxi hoá hay chất khử và bằng cách cân bằng cẩn thận phương
trình oxi hoá - khử tổng quát dưới dạng các nửa phản ứng khử.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3997 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Khoa học đất - Hiện tượng điện hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42)
Chất hữu cơ trong đất cũng ảnh hưởng lớn đến điện thế oxy hoá khử của đất, đặc biệt
khi trong đất chứa nhiều chất hữu cơ dễ oxy hoá, khi ngập nước làm cho Eh hạ thấp một cách
rõ ràng.
Pha keo của đất cũng có thể ảnh hưởng đến hệ oxy hoá khử của đất. Thực nghiệm đã
chứng minh được rằng thể keo của đất ít nhất cũng có thể ảnh hưởng đến quan hệ Eh – pH của
đất. Kohnke (1934) phát hiện đường cong Eh – pH của hệ Fe3+ - Fe2+ khác rất nhiều so với
đất, nhưng khi cho đất sét đã điện phân vào hệ thống thì đường cong Eh – pH của hệ Fe3+ -
Fe2+ gần với đường cong Eh – pH của đất.
Thế oxy hoá khử là một tính chất hoá lý giản đơn nhất dùng để đánh giá mức độ oxy
hoá khử của đất. Đất khô, thoát nước, thoáng khí, chứa nhiều chất dạng oxy hoá được thể hiện
bằng thế oxy hoá khử cao và ngược lại, đất ngập nước, bí, chặt, trong đất chứa nhiều chất khử
được biểu hiện qua thế oxy hoá khử thấp. Theo U. Kh. Patric (dẫn theo D. X. Orlov,. Hoá học
đất. 1992) có thể phân loại quá trình oxy hoá khử của đất dựa vào giá trị Eh như sau:
Quá trình khử mạnh: (-0,30) – (-0,10)V
Quá trình khử trung
bình:
(-0,10) – (+0,15)V
Quá trình khử yếu: (+0,15) – (+0,45)V
Quá trình oxy hoá: (+0,45) – (+0,70)V
8.2 Khái niệm pE
Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó electron được chuyển hoàn toàn
từ một chất này sang một chất khác. Chất hoá học bị mất electron trong quá trình trao đổi điện
tích này được gọi là chất khử hay chất bị oxi hoá, còn chất nhận electron gọi là chất oxi hoá
hay chất bị khử. Ví dụ, trong phản ứng liên quan đến sắt:
FeOOH(r) + 3 H+(dd) +e-(dd) = Fe2+ (dd) + 2H2O(l)
(8.6)
142
pha rắn, gơtit (bảng 2.4 và hình 2.5), ở vế trái là chất oxi hoá, và Fe2+ (dd) ở vế phải là chất
khử.
Phương trình 8.6 là một nửa phản ứng khử, trong đó một electron trong dung dịch
nước, tức là e-(dd) là một chất phản ứng. Loại này giống như proton trong dung dịch nước
tham gia vào quá trình di chuyển điện tích. Phản ứng redox tổng quát trong đất luôn luôn phải
là sự kết hợp của hai nửa phản ứng khử, như thế loại e-(dd) không xuất hiện rõ ràng. Ví dụ,
phương trình 8.6 có thể được kết hợp ("cặp đôi") với nghịch đảo của nửa phản ứng liên quan
đến chất cacbon:
CO2(k) + H+(dd) + e-(dd) = CHO (dd) (8.7)
để khử bỏ electron trong nước và mô tả sự khử sắt qua quá trình oxi hoá format (hợp chất
chứa nhóm chức CHO ) trong dung dịch đất :
FeOOH(r) + CHO (dd) + H+(dd) =
Fe2+(dd) + CO2(k) + 2H2O(l)
(8.8)
electron trong nước là khái niệm rất thuận lợi cho việc mô tả trạng thái oxi hoá - khử của đất
cũng giống như proton trong nước rất thích hợp để mô tả trạng thái axit - bazơ của đất. Độ
chua của đất được biểu thị định lượng bằng âm logarit của hoạt độ của proton tự do, đó là giá
trị pH. Tương tự, khả năng oxi hoá của đất có thể được biểu thị bằng âm logarit của hoạt độ
của electron tự do, đó là giá trị pE:
pE º -log (e-)
(8.9)
Giá trị pE lớn thuận lợi cho sự tồn tại của các chất nghèo electron (chất oxi hoá), cũng giống
như giá trị pH lớn thích hợp cho sự tồn tại của các chất nghèo proton (các bazơ). Giá trị pE
nhỏ thích hợp cho chất giàu electron, hay chất khử, giống như giá trị pH nhỏ thích hợp cho
chất giàu proton như axit. Tuy nhiên, không giống pH, pE có thể nhận giá trị âm. Sự khác
nhau nhỏ này là do các quy ước riêng được đưa ra khi giải thích việc đo pH và pE bằng pin
điện hoá.
Phạm vi pE trong đất được biểu diễn bằng vùng kẻ sọc trên đồ thị ở hình 8.2. Đồ thị
này là biểu đồ pE-pH, chỉ ra phạm vi hoạt độ electron và proton được theo dõi trong môi
trường đất toàn thế giới. Giá trị pE lớn nhất được tìm thấy chỉ thấp hơn +13,0 và nhỏ nhất là
gần -6,0. Vùng pE này có thể được chia thành 3 phần tương ứng với đất oxic (pE > +7 tại pH
7), đất suboxic (+2 < pE < +7 tại pH 7), và đất anoxic (pE < +2 tại pH 7). Đất suboxic khác
với đất oxic là có pE đủ thấp để làm nghèo O2 (khí), nhưng không đủ thấp để làm nghèo ion
sunfat (xem bảng 8.2).
Đường nét đứt của đa diện không đều trong hình 8.2 bao gồm cả vùng pE-pH trong đó
các vi sinh vật - chủ yếu là vi khuẩn - xúc tác cho phản ứng oxi hoá khử có thể phát triển
mạnh. Các vi sinh vật này tăng lên cùng với các phản ứng như các phương trình 8.6 và 8.7 xuất
hiện trong đất. Hình 8.2 cho biết khoảng pE-pH mà vi sinh vật có thể xuất hiện trong đất và
143
môi trường đất có thể làm tăng cường sự xúc tác cho các phản ứng oxi hoá khử xảy ra ở đó.
Không có vùng pE-pH "vô trùng" trong đất.
Hình 8.2 Biểu đồ pE-pH chỉ ra vùng phân bố có thể của vi vi sinh vật (đường nét đứt)
và vùng quan sát được trong đất (vùng kẻ sọc, với số liệu thực nghiệm được thể hiện
thành các điểm). L. G. M. Baas Becking, I. R. Kaplan và D. Moore, 1960.
Các nguyên tố hoá học quan trọng nhất bị ảnh hưởng bởi phản ứng oxi hoá - khử trong
đất là C, N, O, S, Mn và Fe. Trong các đất bị ô nhiễm, danh sách này sẽ tăng lên bao gồm cả
As, Se, Cr, Hg và Pb. Nếu một loại đất tồn tại như một hệ thống đóng (ví dụ đất ngập do đọng
nước ao hồ) và các nguồn cácbon và năng lượng dồi dào có tác dụng thúc đẩy sự xúc tác trung
gian của vi sinh vật sẽ diễn ra một quá trình khử liên tục các nguyên tố vô cơ trong số sáu
nguyên tố cơ bản. Sự liên tục này được thể hiện trong bảng 8.2 bởi các nửa phản ứng khử đại
diện và vùng pE trên đó quá trình khử được bắt đầu ở các đất trung tính (pEbđ). Trong từng
trường hợp, người ta cho rằng nửa phản ứng khử gắn liền (cặp đôi) với sự oxi hoá chất hữu cơ,
điển hình là nghịch đảo của sự khử CO2 thành glucoza:
CO2(k) + H+ (dd) + e- (dd) = C6H12O6(dd) + H2O(l)
(8.10)
hoặc sự khử CO2 thành format (phương trình 8.7).
Khi pE của dung dịch đất xuống dưới +11,0 đủ electron để khử O2 (khí) thành H2O
(lỏng), như ở bảng 8.2. Khi pE dưới 5, oxi không bền trong đất trung tính. Khi pE trên 5, oxi
bị tiêu tốn trong quá trình hô hấp của vi sinh vật ưa khí. Khi pE giảm xuống dưới 8, electron
có thể khử NO3. Sự khử này được xúc tác bởi hô hấp nitrat (tức là NO3- đóng vai trò là chất
nhận electron sinh hoá như O2) liên quan đến vi khuẩn và thải ra NO2-, N2, N2O hay NH4+.
Phản nitơrat hoá là trường hợp đặc biệt của sự hô hấp nitrat trong đó N2(khí) và các khí chứa
nitơ khác được tạo thành.
144
Khi giá trị pE của đất giảm xuống vùng 7 đến 5, electron trở nên rất nhiều, đủ để giúp
quá trình khử Fe và Mn trong pha rắn. Sự khử sắt không xuất hiện cho tới khi O2 và NO3- bị
mất hết, nhưng sự khử Mn có thể bắt đầu trong sự có mặt của nitrat. Do vậy sự khử Fe và Mn
là đặc trưng của môi trường đất suboxic. Khi giá trị pE giảm xuống dưới +2, đất trở thành
anoxic và khi pE nhỏ hơn 0, electron có thể tham gia quá trình khử sunfat được xúc tác bởi
một loại vi khuẩn kị khí. Sản phẩm đặc trưng trong dung dịch dung nước là H2S, ion bisulfua
(HS-) hoặc thiosulfat (S2O3-), như được chỉ ra trong bảng 8.2.
Bảng 8.2 Chuỗi các phản ứng khử trong đất trung tính
Nửa phản ứng khử Giới hạn củapEbđ
O2(k) + H+ dd) + e- (dd) = H2O (l) 5,0-11,0
NO (dd) + H+ (dd) + e-(dd) = NO (dd) + H2O (l)
NO (dd) + H+(dd) + e- (dd) = N2 (k) + H2O (l)
NO (dd) + H+(dd) + e- (dd) = NH (dd) + H2O (l)
3,4-8,5
MnO2 (r) + 2H+ (dd) + e-(dd) = Mn2+ (dd) + H2O (l) 3,4-6,8
Fe(OH)3(r) + 2H+ (dd) + e-(dd) = Fe2+(dd) + 3H2O (l)
FeOOH(r) + 2H+ (dd) + e-(dd) = Fe2+(dd) + 2H2O (l)
1,7-5,0
SO42- (dd) + H+(dd) + e-(dd) = HS-(dd) + H2O (l)
SO42- (dd) + H+(dd) + e-(dd) = S2O3-(dd) + H2O (l)
SO42- (dd) + H+(dd) + e-(dd) = H2S(dd) + H2O (l)
-2,5-0,0
Chuỗi phản ứng hoá học khử O, N, Mn, Fe và S được gây ra do sự thay đổi pE cũng là
một chuỗi sinh thái vi khuẩn xúc tác sinh học làm trung gian cho các phản ứng đó. Vi sinh vật
hiếu khí dùng O2 để oxi hoá chất hữu cơ không hoạt động khi pE dưới 5. Phần lớn các vi
khuẩn phản nitơrat hoá phát triển mạnh khi pE dao động trong khoảng từ +10 đến 0. Vi khuẩn
khử sunfat không phát triển ở pE trên +2. Các ví dụ này cho thấy các biểu đồ pE-pH miêu tả
sinh động các vùng ổn định cho cả các chất hoá học và các loại vi sinh vật.
8.3 Phản ứng oxi hoá - khử
Phản ứng oxi hoá - khử ở trạng thái cân bằng có thể được mô tả dưới dạng các hằng số
cân bằng cần thiết để giải thích sự di chuyển electron. Điều này được thực hiện bằng cách kết
hợp các chỉ số oxi hoá với chất oxi hoá hay chất khử và bằng cách cân bằng cẩn thận phương
trình oxi hoá - khử tổng quát dưới dạng các nửa phản ứng khử. Danh sách các nửa phản ứng
khử quan trọng và hằng số cân bằng của chúng được cung cấp ở bảng 8.3. Các hằng số cân
145
bằng này có nghĩa về mặt hình thức tương tự như các hằng số cân bằng được trình bày ở
chương 4, dù là những phản ứng chỉ liên quan đến electron trong dung dịch.
Bảng 8.3 Một số nửa phản ứng khử quan trọng
Nửa phản ứng khử logK298
O2(k) +H+(dd) + e-(dd) = H2O(l) 20.8
H+(dd) + e-(dd) = H2(k) 0.0
NO (dd) + H+(dd) + e-(dd) = NO (dd) + H2O(l) 14.1
NO (dd) + H+(dd) + e-(dd) = N2O (dd) + H2O(l) 18.9
NO (dd) + H+(dd) + e-(dd) = NO2 (dd + H2O(l) 21.1
NO (dd) + H+(dd) + e-(dd) = NH (dd) + H2O(l) 14.9
MnO2(r) +2H+(dd) + e-(dd) = Mn2+(dd) + H2O(l) 20.7
MnO2(r)+ HCO (dd)+ H+(dd)+ e-(dd) = MnCO3(r) + H2O(l) 20.2
Fe(OH)3(r) + 3H+(dd) + e-(dd) = Fe2+(dd) + 3H2O(l) 16.4
FeOOH(r) + 3H+(dd) + e-(ddc) = Fe2+(dd) + 2H2O(l) 11.3
Fe3O4(rắn) + 4H+(dd) + e-(dd) = Fe2+(dd) + 2H2O(l) 14.9
Fe2O3(rn) + 3H+(dd) + e-(dd) = Fe2+(dd) + H2O(l) 11.1
SO42-(dd) + H+(dd) + e-(dd) = S2O (dd) + H2O(l 4.9
SO42-(dd) + H+(dd) + e-(dd) = HS- (dd) + H2O(l) 4.3
SO42-(dd) + H+(dd) + e-(dd) = H2S(dd) + H2O(l) 5.1
CO2(k) + H+(dd) + e-(dd) = CHO (dd) -3.8
CO2(k) + H+(dd) + e-(dd) = C2H3O (dd) + H2O(l) 1.2
CO2(k) + NH4+(dd) + H+(dd) + e-(dd) = C3H4O2(dd) + H2O(l) 0.8
146
CO2(k) + H+(ddc) + e-(dd) = C6H12O6 (dd) + H2O(l) -0.2
CO2(k) + H+(dd) + e-(dd) = CH4(k) + H2O(l) 2.9
Theo quy ước sự khử proton (phản ứng thứ 2 trong bảng 8.3) được quy định là có logK
= 0 (ở nhiệt độ 298,15 K hoặc 250C). Như vậy, mỗi nửa phản ứng trong bảng 8.3 có thể kết
hợp với nghịch đảo của phản ứng khử proton để khử e-(dd) trong khi để logK của nửa phản
ứng hoàn toàn không đổi. Với ý nghĩa này, mỗi nửa phản ứng trong bảng 8.3 là cách chính
thức biểu thị phản ứng oxi hoá - khử tổng quát luôn luôn bao gồm sự oxi hoá H2(khí).
Số liệu log K trong bảng 8.3 có thể được kết hợp theo cách thông thường để tính log K
cho phản ứng oxi hoá - khử tổng quát. Ví dụ, hãy xem xét sự kết hợp các phương trình 8.6 và
8.7 để đưa ra phương trình 8.8. Theo bảng 8.3, sự khử gơtit có log K = 11,3 và sự oxi hoá
format có log K = 3,8, do đó sự khử gơtit bằng sự oxi hoá format có:
log K = 11,3 + 3,8 = 15,1. Hằng số cân bằng này có thể được biểu thị dưới dạng hoạt
độ liên quan với phương trình 8.8:
K =
(Fe2+)(CO2) (H2O)2
(FeOOH)(H+) (CHO2-)
= 1 0 1 5 , 1
(8.11)
Nếu hoạt độ của gơtit và nước được coi bằng 1,0 và cách biểu thị thông thường cho hoạt độ
của CO2(k) là Pco2 và H+(dd) và pH = - log(H+), thì phương trình 8.11 có thể được viết
thành:
(Fe2+)Pco21/2105/2pH/(CHO ) = 1015,1 (8.12)
Ở pH 6 và dưới áp suất CO2 là 10-3,52 atm, phương trình này rút gọn thành biểu thức đơn
giản hơn:
(Fe2+)
(CHO2- )
= 1 0 1 , 8 6
(8.13)
phương trình 8.13 dẫn đến kết luận rằng trạng thái cân bằng đối với phản ứng oxi hoá - khử
trong phương trình 8.8 yêu cầu hoạt độ của Fe2+ trong dung dịch đất bằng khoảng 70 lần căn
bậc hai của hoạt độ của format trong dung dịch đất. Ví dụ, nếu (Fe2+) = 10-7, thì phương
trình 8.13 dự báo rằng (CHO2-) = 2 ´ 10-18. Kết quả này cho thấy format sẽ bị biến mất hoàn
toàn khỏi dung dịch đất sau khi khử và hoà tan gơtit.
Các nửa phản ứng khử trong bảng 8.3 cũng có thể được dùng riêng để dự báo phạm vi
của pE và pH mà khi qua nó thì một chất oxi hoá - khử nào đó sẽ chiếm ưu thế. Gần như tất cả
các nửa phản ứng là trường hợp đặc biệt của phản ứng tổng quát:
147
mAox + nH+(dd) + e-(dd) = pAred + qH2O (l)
(8.14)
trong đó A là một chất hoá học nào đó trong pha bất kỳ [ví dụ: CO2 (khí) hay Fe2+(nước)] và
"ox" hay "red" tương ứng chỉ định cho chất oxi hoá hay chất khử. Hằng số cân bằng đối với
nửa phản ứng tổng quát này trong phương trình 8.14 là:
K =
(Ared)p(H2O)
q
(Aox)m(H+)n(
e)
(8.15)
Phương trình này có thể được sắp xếp lại để có một biểu thức tính pE hay pH dưới dạng log
các biến hoạt độ. Ví dụ, hãy xem xét sự khử sunfat thành bisulfua:
SO (nước) + H+(nước) + e-(nước) = HS-(nước) + H2O(lỏng) (8.16)
với log K = 4,3. Giả thiết (H2O) = 1,0, trong trường hợp này phương trình 8.15 trở thành:
K =
(HS-)
(SO ) (H+) (e-)
(8.17)
Dưới dạng logarit, phương trình 8.17 có thể được sắp xếp lại để cho biểu thức với pE
= -log(e-)
pE = 4,3- pH + log (8.18)
Giả sử một dung dịch đất có pH 7 và chứa các ion sunfat và bisulfua có hoạt độ như nhau.
Theo phương trình 8.18, giá trị pE tương ứng sẽ là 4,3 - 9 + 0 = -3,6. Chúng ta cũng có
thể sử dụng phương trình Ebđ = -2,5 đối với sự khử sunfat (bảng 8.2) để tính tỷ số hoạt độ
sunfat-bisulfua khi sự khử bắt đầu ở pH 7:
log = 8(pE - 4,3 + pH) = 8(-2,5 - 4,3 + 7,9) = 8,8
(8.19)
Nếu (SO ) = 10-3 khi sự khử sunfat bắt đầu, sau đó hoạt độ của ion bisulfua sẽ vào
khoảng 10-12. Kết quả tính toán minh họa trong phương trình 8.19 có thể làm được cho các
giá trị pE và pH bất kỳ.
Nếu biết giá trị pE, phương trình 8.17 có thể dùng để tính pH dưới dạng logarit. Đối
với trường hợp khử sunfat, phương trình 8.18 có thể chuyển thành biểu thức:
148
pH = 3,8 - pE - log (8.20)
Nếu pE = -2, giá trị pH mà tại đó hoạt độ của ion sunfat và bisulfua bằng nhau và bằng
3,8 + 1,8 - 0 = 5,6. Chú ý, sự tăng hoạt độ của ion bisulfua liên quan đến sự tăng hoạt độ của
ion sunfat tại pE cố định sẽ làm tăng pH theo phương trình 8.20. Chiều hướng này là một ví dụ
về một đặc điểm chung của các nửa phản ứng khử được miêu tả bằng phương trình 8.14. Sự
hình thành các chất khử luôn luôn dẫn đến việc tiêu thụ proton. Do vậy mỗi nửa phản ứng khử
trong bảng 8.3 biểu thị một cơ chế loại bỏ các proton tự do khỏi dung dịch đất. Sự khử là một
phương pháp quan trọng để điều chỉnh mức độ quá chua của đất. Ngược lại, sự oxi hoá có thể
tạo ra các proton tự do và tăng tính chua của đất.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng số liệu trong bảng 8.3 cho biết các phản ứng oxi hoá
- khử nào đó có thể xảy ra trong đất, nhưng không phải là chúng sẽ xảy ra: một phản ứng hoá
học diễn ra thuận lợi do giá trị log K lớn không nhất thiết do động học. Điều này đặc biệt áp
dụng cho phản ứng oxi hoá - khử vì chúng thường cực kỳ chậm và các nửa phản ứng khử và
oxi hoá thường không hoàn toàn kết hợp (cặp đôi) với nhau. Ví dụ, sự kết hợp nửa phản ứng
khử O2 (khí) với nửa phản ứng oxi hoá glucoza dẫn tới giá trị log K cho phản ứng oxi hoá -
khử tổng quát là 21,0 :
O2(k) + C6H12O6(dd) = CO2(dd) + H2O(l)
(8.21)
Khi một dung dịch đất ở trạng thái cân bằng với áp suất khí quyển mặt đất (Po2 - 0,21
atm), giá trị cao hơn của log K dự báo sự oxi hoá hoàn toàn cácbon từ C(0) thành C(IV) tại giá
trị pH bất kỳ. Nhưng dự báo này bị phủ nhận bởi tính bền vững của chất hữu cơ hoà tan trong
dung dịch đất ở điều kiện lớp đất mặt.
Sự thiếu cặp đôi hữu hiệu và sự chậm chạp của các phản ứng oxi hoá - khử có nghĩa là
cần có xúc tác nếu trạng thái cân bằng xảy ra. Trong dung dịch đất, như đã nói ở phần 8.2, vi
sinh vật là trung gian xúc tác cho phản ứng oxi hoá - khử . Với sự có mặt của các loại vi sinh
vật thích hợp, một nửa phản ứng khử hay oxi hoá có thể xảy ra đủ nhanh trong đất để tạo ra
các giá trị hoạt độ của chất phản ứng và sản phẩm đúng với dự báo cân bằng. Tất nhiên, khả
năng này phụ thuộc hoàn toàn vào sự sinh trưởng và đặc tính sinh thái của quần thể vi sinh vật
đất và mức độ khuếch tán của các sản phẩm của các phản ứng sinh hoá học trong đất. Trong
một số trường hợp, các phản ứng oxi hoá - khử sẽ được kiểm soát bởi động học biến thiên
mạnh của một hệ thống sinh học mở, với kết quả là sự hình thành chất oxi hoá - khử trong điều
kiện tốt nhất sẽ tương ứng với các điều kiện cục bộ của từng phần cân bằng. Trong các trường
hợp khác, kể cả trường hợp đất ngập nước, các phản ứng oxi hoá - khử sẽ bị kiểm soát bởi đặc
điểm của một hệ thống hoá học đóng được xúc tác một cách có hiệu quả bởi vi khuẩn (mục
8.5). Tuy nhiên, vi sinh vật đất chỉ thực hiện vai trò động lực của phản ứng oxi hoá - khử.
Chúng ảnh hưởng tới tốc độ của phản ứng oxi hoá - khử chứ không ảnh hưởng tới hằng số cân
bằng. Nếu một phản ứng oxi hoá khử không được thuận lợi do log K dương, thì sự tác động
của vi sinh vật không thể làm thay đổi thực tế này.
8.4 Biểu đồ pE-pH
Biểu đồ pE-pH trong hình 8.2 cho thấy phạm vi của hoạt độ của electron và proton
thuộc nước dễ bị ảnh hưởng trong đất và được sử dụng bởi các loaị vi sinh vật khác nhau. Loại
149
biểu đồ này cũng có thể được dùng để chỉ ra tính ưu thế tương đối của các chất oxi hoá - khử
khác nhau cấu tạo từ cùng một nguyên tố hoá học. Trong ứng dụng này, biểu đồ pE-pH được
chia thành các vùng hình học mà phần nằm trong là phạm vi tính bền của một chất lỏng hay
pha rắn và đường ranh giới được tạo ra do khai triển phương trình 8.15 (hay biểu thức phù hợp
khác cho một hằng số cân bằng) thành quan hệ pE-pH như phương trình 8.18. Bằng cách so
sánh một biểu đồ pE-pH cho một nguyên tố hoá học (ví dụ Mn hay S) với hình 8.2, người ta
có thể dự báo chất oxi hoá - khử sẽ có tại điểm cân bằng dưới điều kiện oxic, suboxic hay
anoxic trong đất tại một giá trị pH cho trước.
Ví dụ biểu đồ pE-pH của mangan được trình bày ở hình 8.3. Biểu đồ này được xây
dựng như sau: đầu tiên, một dãy các chất oxi hoá - khử được chọn: MnO2 (rắn), một hợp chất
tổng hợp tương tự với Mn(IV) thể rắn trong tự nhiên, binesit (bảng 1.3, bảng 2.4);
MnCO3(rắn) có trong các đất kiềm và Mn2+(nước). Các phản ứng hoá học liên quan đến các
loại này được liệt kê ở bảng 8.3 cùng với các hằng số cân bằng của chúng. Hằng số cân bằng
gắn liền MnO2(rắn) với Mn2+(nước) có thể được biểu thị ở dạng logarit:
20,7 = log(Mn2+) + log(H2O) + 2pH + pE - log(MnO2) (8.22)
Thường thường người ta qui định hoạt độ của pha rắn và nước (lỏng) bằng 1, vì vậy
phương trình 8.22 được rút gọn thành mối quan hệ pE-pH:
pE = 20,7 - log(Mn2+) - 2pH (8.23)
Phương trình 8.23 không phải là tương quan hoàn toàn giữa pE và pH tới khi hoạt độ
của Mn2+(nước) được xác định. Trong dung dịch đất giá trị này có thể bằng 10-5. Khi đó
phương trình 8.23 trở thành:
pE = 23,2 - 2pH (8.24)
Hình 8.3 Biểu đồ pE-pH của mangan. G. Sposito, 1989.
Phương trình này được vẽ thành một đường ở góc trên bên trái trong hình 8.3. Nó định ra ranh
giới giữa MnO2 và Mn2+ về sự ưu thế của loại này hoặc loại khác. Bên trên đường này,
Mn(IV) ở dạng MnO2 chiếm ưu thế, dưới đường này, Mn(II) ở dạng Mn2+(nước) (hay phức
chất tan của Mn) chiếm ưu thế.
150
Phản ứng kết nối MnO2 và MnCO3 ở bảng 8.3 được biểu diễn tiện lợi hơn nếu các
phương trình 4.39a và 4.39b được kết hợp với nó để được phương trình:
MnO2(r) + CO2(k) + H+(dd) + e-(dd) = MnCO3(r) + H2O(l)
(8.25)
với nó log K = 20,2 - (6,35 + 1,47) = 16,3 (xem mục 4.7). Mối quan hệ pE-pH tương tự với
phương trình 8.23:
pE = 16,3 + log Pco2 - pH (8.26)
Hoạt độ của CO2(khí) được cho bằng áp suất CO2 trong khí quyển (xem mục 4.7). Một giá trị
PCO2 thích hợp của đất là 3 ´ 10-3 atm = 10-2,5 atm. Vì thế phương trình 8.26 trở thành:
pE = 15,0 - pH
(8.27)
Phương trình này xác định đường bao giữa MnO2 và MnCO3. Nó được vẽ ở góc trên bên phải
của hình 8.3. Chú ý rằng đường này kéo dài về bên trái và đường biểu thị cho phương trình
8.24 kéo dài về bên phải cho tới khi chúng cắt nhau tại pE = 6,8, pH = 8,2 trong biểu đồ
pE-pH. Chất rắn MnCO3 bị giảm đi nằm dưới đường được biểu thị bằng phương trình 8.27.
Cuối cùng, phương trình 8.25 có thể được kết hợp với phản ứng MnO2-Mn2+ trong
bảng 8.3 để tạo ra phản ứng hoà tan MnCO3:
MnCO3(rắn) + 2 H+(nước) = Mn2+(nước) + CO2(nước) + H2O(lỏng)
(8.28)
với log K = 2(20,7 - 16,3) = 8,8. Phản ứng này giống phản ứng hoà tan canxit trong phương
trình 4.40. Tương ứng quan hệ pE-pH là:
0 = 8,8 - log(Mn2+) - log Pco2 - 2pH = 16,3 - 2pH (8.29)
Biến pE không xuất hiện vì không có thay đổi về số oxi hoá Mn2+ xuất hiện trong phương
trình 8.28. Phương trình 8.29 vẽ một đường thẳng đứng tại pH 8,2 trong hình 8.3. Đường này
cắt điểm pE = 6,8, pH = 8,2 trên đường bao biểu thị cho các phương trình 8.24 và 8.27.
So sánh các hình 8.2 và 8.3 thấy rằng Mn(II) được cho là chiếm ưu thế trong mọi
trường hợp trừ điều kiện đất oxic - đất giàu secquioxit nhất (pE + pH > 15). Trong các đất
cacbonat, MnCO3 kết tủa nếu pE < 7 (tức là trong các đất suboxic và anoxic). Lưu ý rằng sự
tăng hoạt độ của Mn2+(nước) hay áp suất CO2 sẽ đẩy đường thẳng đứng trong hình 8.3 về
bên trái. Tăng một đơn vị log ở mỗi biến bất kỳ sẽ chuyển đường thẳng đó tới pH 7.8, như có
thể suy luận từ phương trình 8.29.
151
Việc xây dựng biểu đồ pE-pH có thể là chỉ dẫn hữu ích để dự báo chất oxi hoá - khử
trong đất với sự xúc tác vi sinh vật hữu hiệu các nửa phản ứng. Ví dụ trong hình 8.3 minh hoạ
thủ tục chung để phát triển biểu đồ pE-pH:
1. Thiết lập một bộ các chất oxi hoá - khử và nhận các giá trị log K cho tất cả các phản
ứng giữa các chất.
2. Nếu các thông tin khác không có, cho hoạt độ của nước và tất cả các pha rắn bằng
1,0. Đặt tất cả áp suất pha khí với giá trị thích hợp cho điều kiện đất.
3. Phát triển từng biểu thức đối với logK thành quan hệ pE-pH. Trong một quan hệ liên
quan đến một chất có nước và một pha rắn trong đó có sự thay đổi về số oxi hoá, hãy chọn
một giá trị cho hoạt độ của chất có nước đó.
4. Trong mỗi quan hệ liên quan đến hai chất có nước, cho hoạt độ của hai chất này
bằng nhau.
8.5 Đất ngập nước
Một loại đất bị ngập nước trở thành gần như một hệ thống đóng, điều kiện này dẫn đến
sự giảm oxi và tích luỹ CO2 do quá trình hô hấp của vi sinh vật. Sự giảm oxi sẽ điều chỉnh hoạt
độ điện tử trong dung dịch đất theo phản úng thứ nhất trong bảng 8.2, cũng giống như sự tăng
dioxit cacbon sễ điều chỉnh hoạt độ proton trong dung dịch đất theo các phản ứng trong
phương trình 4.39. Nếu chất hữu cơ dễ phân huỷ là nguồn điện tử trong đất, thì sự tăng hoạt
độ điện tử diễn ra do sự giảm oxi có thể tiếp tục có tác động đến các chất oxi hoá khử N(V),
Mn(IV), Fe(III) và S(VI).
Hình 8.4 biểu thị trình tự đặc trưng của những quá trình khử ở đất ngập nước theo dõi
ở đất sét pha limon được bổ sung rơm rạ và ủ yếm khí (không cung cấp oxi) trong 1 tuần.
Trong ngày đầu tiên, hàm lượng O2(khí) giảm xuống một giá trị không đáng kể, và pE giảm
xuống còn khoảng 3,5 (tại pH 7). Theo phương trình đầu tiên trong Bảng 8.3, mối quan hệ
pE-PO2
pE = 20,8 + logPO2 - pH (8.30)
khi cân bằng và pE = 3,5 tại pH 7 dẫn tới PO2 = 10-40 atm, rất nhỏ.
Sự giảm NO3- trong hình 8.4 bắt đầu ngay trước khi oxi biết mất. Những phản ứng cơ
bản liên quan đến sự khử nitơrat được thể hiện ở bảng 8.3. Chất oxi hoá khử NO3- và NO2- có
thể được sử dụng để minh hoạ tác động của pE lên sự hình thành nitơ trong nước. Theo
phương pháp ở phần 4.3, ta có thể biểu thị nồng độ N tổng số trong dung dịch đất bằng tổng
nồng độ của nitơrat và nitrit:
NT = [NO3-] + [NO2-]
(8.31)
Phương trình này chính xác với các giá trị pE lớn hơn 6. Nó có thể được biến đổi như phương
trình 4.8 thành một biểu thức chỉ có [NO3-]:
NT = [NO3-]
(8.32)
152
trong đó:
K = =1014,1 (8.33)
Hình 8.4 Những thay đổi tương đối về hàm lượng O2, NO3-, Mn(IV), Mn(III) thể rắn
và Fe(II) của một loại đất với thời gian sau khi bị ngập nước. Những thay đổi về pE
cũng được thể hiện và đánh dấu ở bên phải. F. T. Turner và W. H. Patrick, 1968.
được dùng để xác định tỷ lệ nồng độ:
1028,2(H+)2(e-)2 = 1028,2-2pH-2pE
(8.34)
Xác đinh hệ số phân bố (xem phương trình 4.9),
(8.35a)
sau đó thay phương trình 8.32 vào phương trình 8.35a nhận được:
{1+1028,2-2pH-2pE-1}-1
(8.36a)
Tương tự như phương trình 4.12
Thµ
nh
phÇ
n
®Êt
(®¬
n vÞ
tuú
ý)
153
(8.35b)
Kết hợp 8.35b với các phương trình 8.35a, 8.34 dẫn đến:
.1028,2-2pH-2pE
(8.36b)
Phương trình 8.36a và b được vẽ như hàm của pE tại pH 7 trong hình 8.5, trong đó
một quá trình chuyển hoá nitơ trong đất được theo dõi sau khi ngập cũng được thể hiện để so
sánh. Sự phù hợp về mặt số lượng giữa hai đồ thị là rõ ràng. Sự giảm aNO2 sau đỉnh của nó
được quan sát thấy sau 2 ngày cũng được mô tả bằng toán học bằng cách tính cả N2O (nước)
như chất thứ ba trong phương trình 8.32 và tính lại aNO2 dưới dạng tạo ra NO2- do khử
NO3- và sự mất NO2- do denitrat hoá.
Hình 8.4 chỉ ra sự giảm liên tục các thể rắn Mn(IV) và Mn(III) sau khi giá trị pE giảm
xuống dưới 4. Việc tăng Fe2+ rõ rệt trong dung dịch đất chỉ xảy ra sau khi pE giảm xuống
dưới 3. Những xu thế này phù hợp với chuỗi khử ở bảng 8.2 và với số liệu logK trong bảng
8.3, khi được thể hiện trong phương trình 8.23 và trong mối quan hệ pE-pH đối với Fe(OH)3
(rắn):
pE = 16,4 - log(Fe2+) - 3pH (8.37)
Hình 8.5 Các hệ số phân bố được tính cho NO3- (nước) và NO2- (nước) là hàm của
pE (trái). Các hệ số phân bố quan sát được đối với nitrat, nitrit và các hợp chất N khí
aN
O3
hoÆ
c
154
là hàm của thời gian sau khi làm đất ngập nước (phải). W.H. Patrick và I.C.
Mahapatra, 1968).
Để có hoạt độ Mn2+ (nước) bằng 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong8_hien_tuong_dien_hoa_8119.pdf