Giáo trình Kinh tế quốc tế (Phần 2)

Phương pháp xây dựng chi phí tiêu chuẩn

Quá trình xây dựng chi phí tiêu chuẩn là một công việc vừa có tính nghệ thuật vừa có

tính khoa học. Quá trình này đòi hỏi sự kết hợp giữa cách nghĩ với năng lực chuyên môn,

trách nhiệm với quá trình xây dựng chi phí tiêu chuẩn. Có hai phương pháp xây dựng tiêu

chuẩn: Phân tích số liệu lịch sử và phân tích nhiệm vụ

* Phân tích số liệu lịch sử

Chi phí lịch sử là dấu hiệu cho biết về chi phí tương lai. Ở những quá trình sản xuất

quen thuộc mà doanh nghiệp đã có rất nhiều kinh nghiệm sản xuất thì chi phí lịch sử là cơ

sở tốt để dự tính chi phí tương lai. Phương pháp phân tích theo cách ứng xử của chi phí

thường được sử dụng để tính chi phí. Nhân viên kế toán quản trị thường phải điều chỉnh

các số dự tính này theo những thay đổi của giá và công nghệ trong quá trình sản xuất. Ví

dụ lượng cao su cần thiết để sản xuất một loại vỏ bánh xe nào đó trong năm nay có thể

không khác với năm trước, trừ phi có những thay đổi về quy trình sản xuất vỏ bánh xe. Tuy

nhiên, giá của cao su thường có khả năng thay đổi giữa các năm và điều này phải được

phản ánh trong chi phí tiêu chuẩn mới của vỏ bánh xe

Dù chi phí lịch sử có thể làm căn cứ thích hợp để xây dựng chi phí tiêu chuẩn, nhân

viên kế toán quản trị cũng không được chỉ dựa vào chúng. Chỉ cần có một thay đổi rất nhỏ

về cách sản xuất cũng có thể làm cho chi phí lịch sử hầu như hết thích hợp. Ngoài ra các

sản phẩm mới thì không có chi phí lịch sử để dựa vào xây dựng chi phí tiêu chuẩn. Trong

trường hợp này, nhân viên kế toán quản trị phải sử dụng một phương pháp khác

* Phân tích nhiệm vụ

Một cách khác để xây dựng chi phí tiêu chuẩn là phân tích quá trình sản xuất của

một sản phẩm để xác định chi phí là gì. Trọng tâm chuyển từ chi phí sản phẩm trong lịch

sử là gì thành chi phí trong tương lai là gì. Khi áp dụng phương pháp phân tích nhiệm vụ,

nhân viên kế toán quản trị thường làm việc với nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm với quá

trình sản xuất. Họ cùng nhau thực hiện các nghiên cứu để xác định chính xác chi phí

nguyên liệu trực tiếp cần thiết là bao nhiêu và số giờ máy phải sử dụng trong quá trình sản114

xuất là bao nhiêu. Các nghiên cứu thời gian và thao tác cũng được tiến hành để xác định

lao động trực tiếp phải mất bao nhiêu thời gian để thực hiện từng thao tác

Nhân viên kế toán quản trị cũng thường vận dụng kết hợp cả hai phương pháp phân

tích số liệu lịch sử với phân tích nhiệm vụ khi xây dựng chi phí tiêu chuẩn. Ví dụ, khi chỉ

thay đổi công nghệ ở một bước trong quy trình sản xuất, nhân viên kế toán quản trị có thể

cùng làm việc với nhân viên kỹ thuật để xây dựng chi phí tiêu chuẩn cho phần có thay đổi

công nghệ của quy trình sản xuất. Sau đó, nhân viên kế toán quản trị sẽ sử dụng phương

pháp phân tích số liệu lịch sử ít tốn kém hơn để cập nhật chi phí tiêu chuẩn cho những

bước còn lại của quy trình sản xuất

pdf50 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế quốc tế (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới thay thế cho công việc kinh doanh sản phẩm Y Giả sử công ty có một phương án sản xuất kinh doanh mặt hàng mới là M với chi phí dự tính thu nhập, chi phí Chỉ tiêu 1. Doanh thu 4.000.000 2. Biến phí 2.400.000 3. Định phí sản xuất kinh doanh bộ phận - Lương quản lý bộ phận 250.000 - Khấu hao MMTB 500.000 - Thuê cửa hàng ngắn hạn 300.000 - Chi phí quảng cáo 200.000 - Chi phí khác 100.000 4. Phân bổ định phí cấp trên 200.000 BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP Chỉ tiêu Kinh doanh M (Phương án so sánh) Duy trì kinh doanh Y (Phương án gốc) Thông tin thích hợp 1. Doanh thu 4.000.000 4.000.000 - 2. Biến phí (2.400.000) (2.500.000) 100.000 3. Định phí sản xuất kinh doanh bộ phận - - Lương quản lý bộ phận (250.000) (250.000) - - Khấu hao MMTB (500.000) (500.000) - 104 - Thuê cửa hàng ngắn hạn (300.000) (300.000) - - Chi phí quảng cáo (200.000) (250.000) 50.000 - Chi phí khác (100.000) (100.000) - 4. Phân bổ định phí cấp trên (200.000) (200.000) - 5. Kết quả so sánh 150.000 Qua bảng trên, khi thực hiện phương án sản xuất kinh doanh sản phẩm M thu nhập tăng thêm 150.000đ. Đây chính là mức tăng lợi nhuận của phương án kinh doanh sản phẩm M so với phương án hủy bỏ kinh doanh sản phẩm Y. Mức gia tăng lợi nhuận này bằng tổng hợp của - Sự thay đổi số dư đảm phí 1.600.000 – 1.500.000 = 100.000đ - Sự thay đổi một số mục định phí tiết kiệm được - 200.000 – (-250.000) = 50.000 5.2.2. Quyết định sản xuất hay mua ngoài Để có được sản phẩm cung ứng trên thị trường các doanh nghiệp đôi khi phải trải qua một quá trình sản xuất phức tạp gồm nhiều công đoạn nhiều bộ phận tham gia. Sự hợp nhất tất cả các công đoạn, các bộ phận trong tiến trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo cho doanh nghiệp một thế mạnh bởi vì: - Doanh nghiệp ít phụ thuộc vào các doanh nghiệp bên ngoài về tình hình cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, tạo điều kiện cho tiến trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục - Doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn chất lượng hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Sự hợp nhất các công đoạn, các bộ phận đôi khi giúp cho doanh nghiệp giữ được bí quyết công nghệ trong tiến trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự hợp nhất đôi khi cũng gây cho doanh nghiệp nhiều cản trở như đòi hỏi đầu tư vốn lớn, khi một công đoạn bị gián đoạn sẽ phá vỡ cả hệ thống sản xuất kinh doanh, khi có nhu cầu sản xuất kinh doanh lớn hơn hoặc nhận một hợp đồng đặt hàng lớn sẽ không đáp ứng được kịp thời. Mặt khác, sự hợp nhất dễ làm cho doanh nghiệp bị cô lập với khách hàng, rất khó kêu gọi sự giúp đỡ của khách hàng. Với những lợi ích và hạn chế của sự hợp nhất cho nên các nhà quản trị đôi khi cũng vấp phải có sự chọn lựa, cân nhắc nên sản xuất hay mua ngoài. Trên phương diện kinh tế, để xem xét việc sản xuất hay nên mua ngoài, nhà quản trị cần phải xem xét những ảnh hưởng của thu nhập, chi phí của từng phương án đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 105 Ví dụ: công ty có 2 bộ phận, bộ phận 1 sản xuất bán thành phẩm để cung cấp cho bộ phận 2 tiếp tục chế biến thành sản phẩm tiêu thụ ngoài thị trường. Tài liệu báo cáo từ bộ phận 1 Chỉ tiêu Chi phí tính cho 1 sản phẩm (đ/sp) Chi phí tính cho 1.000 sản phẩm (đ/1.000sp) 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20.000 20.000.000 2. Chi phí nhân công trực tiếp 10.000 10.000.000 3. Biến phí sản xuất chung 5.000 5.000.000 4. Định phí sản xuất chung - Lương quản lý, phục vụ PX 5.000 5.000.000 - Khấu hao máy móc thiết bị 12.000 12.000.000 - Phân bổ định phí cấp trên 8.000 8.000.000 Tổng cộng 60.000 60.000.000 Công ty nhận được lời chào hàng bán loại bán thành phẩm với cùng chất lượng như bán thành phẩm được sản xuất ở bộ phận 1 của một khách hàng bên ngoài với giá cung ứng là 45.000đ/sản phẩm. Công ty tiếp tục sản xuất hay mua ngoài? Trường hợp 1: Bộ phận 1 đã hoạt động hết công suất và không có mặt hàng khác sản xuất thay thế khi nhận sản phẩm bên ngoài cung ứng. Bước 1: Khi thực hiện sản xuất 1.000 bán thành phẩm, công ty chịu khoản chi phí như sau 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20.000.000 2. Chi phí nhân công trực tiếp 10.000.000 3. Biến phí sản xuất chung 5.000.000 4. Định phí sản xuất chung - Lương quản lý, phục vụ phân xưởng 5.000.000 - Khấu hao máy móc thiết bị 12.000.000 - Phân bổ định phí cấp trên 8.000.000 Tổng cộng 60.000.000 106 Nếu công ty huỷ bỏ việc sản xuất để mua ngoài sẽ phát sinh các khoản chi phí liên quan như sau - Khấu hao máy móc thiết bị 12.000.000 - Định phí phân bổ cấp trên 8.000.000 - Lương quản lý, phục vụ phân xưởng 5.000.000 - Giá mua bán thành phẩm bên ngoài 45.000.000 Bước 2: Loại bỏ chi phí chìm đây chính là chi phí khấu hao máy móc thiết bị 12.000.000 Bước 3: Loại bỏ thu nhập, chi phí như nhau ở hai phương án, đây chính là định phí phân bổ cấp trên 8.000.000 Bước 4: Sau khi thực hiện các bước trên thông tin còn lại của hai phương án chính là thông tin thích hợp cho quyết định sản xuất hay mua ngoài. BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP Chỉ tiêu Mua ngoài bán thành phẩm (Phương án so sánh) Sản xuất bán thành phẩm (Phương án gốc) Thông tin thích hợp 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - (20.000.000) 20.000.000 2. Chi phí nhân công trực tiếp - (10.000.000) 10.000.000 3. Biến phí sản xuất chung - (5.000.000) 5.000.000 4. Định phí sản xuất chung - - Lương quản lý, phục vụ PX - (5.000.000) 5.000.000 - Khấu hao máy móc thiết bị (12.000.000) (12.000.000) - - Phân bổ định phí cấp trên (8.000.000) (8.000.000) - 5. Chi phí mua bán thành phẩm (45.000.000) (45.000.000) Kết quả so sánh (5.000.000) Kết quả phân tích trên, nếu mua ngoài bán thành phẩm chi phí của công ty tăng 5.000.000, đồng nghĩa với lợi nhuận giảm 5.000.000. Sự gia tăng chi phí này chính là chênh lệch giữa giá mua ngoài với phần biến phí sản xuất bán thành phẩm và định phí gắn liền với sự tồn tại hoạt động sản xuất của bộ phận sản xuất bán thành phẩm. 107 Trường hợp 2: Bộ phận 1 đã hoạt động hết công suất và có mặt hàng sản xuất thay thế khi nhận hàng bên ngoài cung ứng. Bộ phận 1 không sản xuất bán thành phẩm thì vẫn có thể sản xuất nguyên vật liệu để bán ra ngoài trên cơ sở vật chất, cán bộ quản lý thiết bị đang có. Nếu sản xuất nguyên vật liệu, bộ phận 1 sẽ phát sinh những thu nhập, chi phí như sau 1. Doanh thu 70.000.000 2. Biến phí sản xuất - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20.000.000 - Chi phí nhân công trực tiếp 14.000.000 - Biến phí sản xuất chung 6.000.000 3. Định phí sản xuất - Lương quản lý, phục vụ phân xưởng 5.000.000 - Khấu hao máy móc thiết bị 12.000.000 - Phân bổ định phí cấp trên 8.000.000 Theo mô hình phân tích thông tin thích hợp, chúng ta có bảng tóm tắt như sau BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP Chỉ tiêu Mua ngoài bán thành phẩm (Phương án so sánh) Sản xuất bán thành phẩm (Phương án gốc) Thông tin thích hợp 1. Doanh thu 70.000.000 70.000.000 2. Biến phí sản xuất - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (20.000.000) (20.000.000) - Chi phí nhân công trực tiếp (14.000.000) (10.000.000) (4.000.000) - Biến phí sản xuất chung (6.000.000) (5.000.000) (1.000.000) 3. Định phí sản xuất chung - Lương quản lý, phục vụ (5.000.000) (5.000.000) 5.000.000 - Khấu hao máy móc thiết bị (12.000.000) (12.000.000) - - Phân bổ định phí cấp trên (8.000.000) (8.000.000) - 4. Chi phí mua bán thành phẩm (45.000.000) (45.000.000) Kết quả so sánh 20.000.000 108 Với kết quả phân tích, nếu bộ phận 1 sản xuất mặt hàng mới và mua bán thành phẩm từ bên ngoài thì giúp cho công ty tiết kiệm được 20.000.000đ. Kết quả này chính là sự so sánh thông tin thích hợp Trường hợp 3: Bộ phận 1 chưa hoạt động hết công suất và không có phương án kinh doanh thay thế. Trong trường hợp này, thông tin thích hợp để chọn phương án kinh doanh giống như trường hợp 1. Nghĩa là so sánh - Biến phí sản xuất khi tiếp tục sản xuất bán thành phẩm - Định phí gắn liền với sự tồn tại của việc sản xuất bán thành phẩm - Giá mua ngoài Nếu tổng biến phí sản xuất khi tiếp tục sản xuất bán thành phẩm và định phí gắn liền liền với sự tồn tại của việc sản xuất bán thành phẩm thấp hơn giá mua ngoài nên duy trì sản xuất và ngược lại. Trường hợp 4. Bộ phận 1 chưa hoạt động hết công suất và có phương án kinh doanh thay thế. Trong trường hợp này, thông tin thích hợp để chọn lựa phương án kinh doanh tương tự như trường hợp 2, nghĩa là so sánh - Thu nhập của phương án kinh doanh thay thế - Chênh lệch biến phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án - Chênh lệch định phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án Một khi phương án kinh doanh mới làm tăng thu nhập hay giảm chi phí thì được chọn và ngược lại nếu phương án kinh doanh mới làm giảm lợi nhuận, tăng chi phí thì không nên chọn. Trường hợp 5: Xem xét chi phí cơ hội của vốn, tài sản, thiết bị, khi ngưng sản xuất để mua ngoài và sự chọn lựa nên sản xuất hay mua ngoài Các trường hợp trên đây, chúng ta xem xét cụ thể thu nhập, chi phí từ các phương án để chọn lựa thông tin thích hợp. Một điểm cơ bản mà nhà quản trị dễ vướng phải sai lầm khi lựa chọn nên sản xuất hay mua ngoài, đó là chi phí cơ hội của vốn, tài sản, thiết bị, khi huỷ bỏ sự sản xuất để mua ngoài, chi phí này không bao giờ xuất hiện trên báo cáo các phương án, trong các sổ kế toán mà chúng ta phải ước lượng để đưa vào. Căn cứ vào các trường hợp trên, kết hợp với chi phí cơ hội, để xem xét và đánh giá toàn diện hơn kết hợp với các mô hình thông tin thích hợp để lựa chọn phương án. Thông tin cần quan tâm - Chênh lệch biến phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án - Chênh lệch định phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án - Thu nhập khi tiến hành phương án mới khi nhận mua ngoài - Giá mua ngoài các bán thành phẩm, sản phẩm từ bên ngoài - Chi phí cơ hội gắn liền với việc huỷ bỏ công việc sản xuất để mua ngoài. 109 5.2.3. Quyết định nên bán hay tiếp tục chế biến Trong hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị thường phải đương đầu với những khó khăn về việc xem xét nên bán sản phẩm khi kết thúc một giai đoạn hay tiếp tục chế biến ở các giai đoạn kế tiếp rồi mới bán thường. Những quyết định này thường xuất hiện ở các giai đoạn doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều công đoạn chế biến kế tiếp nhau hoặc các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất cùng loại nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị chung sau đó tách riêng để chế biến theo những công đoạn độc lập khác nhau, sản phẩm ở từng giai đoạn có thể bán được ngay hoặc có thể tiếp tục chế biến rồi bán như các doanh nghiệp chế biến dầu nhờn, các sản phẩm nhờn tinh luyện khác nhau; các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cùng sử dụng nguyên vật liệu đầu vào như thịt, sản phẩm nông nghiệp chế biến thành nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc trưng cơ bản của quy trình chế biến này là ở giai đoạn đầu chi phí phát sinh liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chúng được phân chia, phân bổ cho từng sản phẩm ở một điểm tách biệt nào đó của quy trình sản xuất chung. Những quyết định liên quan đến việc bán tại thời điểm phân chia hay tiếp tục chế biến gọi là quyết định bán hay tiếp tục chế biến. Để đưa ra quyết định chúng ta phải so sánh - Nếu thu nhập tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm thì tiếp tục sản xuất rồi bán sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp - Nếu thu nhập tăng thêm nhỏ hơn chi phí tăng thêm thì bán sản phẩm tại thời điểm phân chia, kết thúc một công đoạn sản xuất sẽ có lợi cho doanh nghiệp Ví dụ: Công ty sản xuất bánh kẹo ở giai đoạn đầu của quy trình công nghệ sản xuất, công ty sử dụng hạt cà phê, phẩm màu, hương liệu để chế biến bột cà phê. Giai đoạn kế tiếp, từ bột cà phê công ty tiếp tục chế biến thành cac sản phẩm khác nhau như cà phê cacao, sữa cà phê, kẹo cà phê Theo báo cáo chi phí ở các giai đoạn như sau Các sản phẩm kết hợp Chỉ tiêu Bột cà phê (đ/kg) Cà phê cacao (đ/kg) Sữa cà phê (đ/kg) Kẹo cà phê (đ/kg) 1. Chi phí sản xuất - Chi phí nguyên vật liệu giai đoạn trước 9.000 15.000 15.000 15.000 - Biến phí sản xuất trong giai đoạn 5.000 8.000 10.000 10.000 - Định phí sản xuất trong giai đoạn 1.000 2.000 7.000 6.000 2. Giá bán 20.000 35.000 36.000 40.000 Ứng dụng mô hình phân tích thông tin thích hợp trong việc chọn lựa bán hay tiếp tục chế biến, chúng ta có bảng kê như sau 110 BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP Các sản phẩm kết hợp Chỉ tiêu Cà phê cacao (đ/kg) Sữa cà phê (đ/kg) Kẹo cà phê (đ/kg) 1. Giá bán bột cà phê 20.000 20.000 20.000 2. Giá bán sản phẩm từ bột cà phê 35.000 36.000 40.000 - Doanh thu tăng thêm 15.000 16.000 20.000 - Chi phí tăng thêm (10.000) (17.000) (16.000) + Biến phí (8.000) (10.000) (10.000) + Định phí (2.000) (7.000) (6.000) Kết quả so sánh 5.000 (1.000) 4.000 Kết quả so sánh bảng trên, công ty nên tiếp tục sản xuất sản phẩm cà phê cacao và kẹo cà phê, không nên sản xuất sữa cà phê Câu hỏi ôn tập 1. Khái niệm quyết định ngắn hạn? Tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn? Các bước phân tích thông tin thích hợp? 2. Các ứng dụng khái niệm thông tin thích hợp để ra quyết định ngắn hạn? Bài tập Bài 1 Công ty Pox hiện đang sản xuất loại chi tiết M dung để sản xuất sản phẩm chính của công ty. Tổng nhu cầu của chi tiết M cần sản xuất trong năm 1.000đơn vị chi tiết. Chi phí để sản xuất ra 1.000 đơn vị chi tiết M trong năm, công ty dự tính như sau: ĐVT: 1.000đ Chi phí sản xuất Khoản mục chi phí Đơn vị chi tiết Tổng số Nguyên vật liệu trực tiếp 5 5.000 Lao động trực tiếp 6 6.000 Biến phí sản xuất chung 1,2 1.200 Lương nhân viên quản lý, phục vụ phân xưởng sản xuất 1,6 1.600 Khấu hao TSCĐ của phân xưởng sản xuất 3,2 3.200 Chi phí chung phân bổ 4 4.000 Tổng cộng 21 21.000 111 Doanh nghiệp K đang sản xuất chi tiết M. Nếu mua của doanh nghiệp này thì công ty chỉ phải mua với giá 20.000đ/chi tiết, doanh nghiệp này sẽ đảm bảo cung cấp đúng theo số lượng và chất lượng mà công ty yêu cầu Yêu cầu: Hãy nghiên cứu và xem xét giúp quản trị công ty Pox nên quyết định sản xuất hay mua ngoài? Bài 2 Doanh nghiệp Phú Thọ dự tính mua một chiếc máy mới, hiện đại hơn để thay thế chiếc máy đang dung. Các tài liệu liên quan đến hai chiếc máy như sau Chỉ tiêu Máy cũ Máy mới Nguyên giá (1.000đ) 60.000 90.000 Thời gian sử dụng (năm) 6 5 Biến phí hoạt động hàng năm (1.000đ) 42.000 14.000 Chi phí khấu hao hàng năm (1.000đ) 10.000 18.000 Giá trị còn lại (1.000đ) 50.000 Giá bán máy cũ (1.000đ) 10.000 Giá trị tận dụng sau 5 năm 0 0 Biết rằng: chiếc máy cũ đã sử dụng được 1 năm và còn tiếp tục sử dụng được 5 năm nữa. Doanh số dự kiến đạt 200.000.000đ mỗi năm, chi phí lưu thông và quản lý hành chính dự kiến là 126.000.000đ mỗi năm. Yêu cầu 1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ 5 năm sắp đến với giả định - Không mua máy mới - Mua máy mới 2. Sử dụng phương pháp phân tích theo chi phí thích hợp để đi đến quyết định cuối cùng? Bài 3 Công ty điện tử Hải Hà sản xuất máy nghe nhạc cầm tay, giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm như sau: Chi phí nhân công trực tiếp: 90.000đ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 120.000đ. Biến phí quản lý phân xưởng: 70.000đ Định phí quản lý phân xưởng: 100.000đ. Giá bán đơn vị sản phẩm là 480.000đ/1 sản phẩm, công suất tối đa hàng năm là 50.000 chiếc, công ty sản xuất đạt 75% công suất. Công ty nhận được 1 đơn đặt hàng đặc biệt yêu cầu cung cấp mỗi tháng 1.000 chiếc trong vòng 1 năm với giá 320.000đ/1 chiếc. Điều kiện về chất lượng mẫu hàng như loại công ty đang sản xuất. Để thực hiện đơn đặt hàng này công ty phải chi thêm chi phí cố định là 210.000.000đ. Đơn dặt hàng này không làm ảnh hưởng đến mức tiêu thụ bình thường của công ty. Yêu cầu: Cho biết công ty có nên thực hiện đơn đặt hàng này hay không? 112 Bài 4 Công ty Bến Thành sản xuất 2 loại sản phẩm liên hợp X và Y. Sản lượng hàng năm là 20.000 sản phẩm X và 6.000 sản phẩm Y. Tổng giá thành sản xuất là 705.600.000đ. Công ty có thể bán tại điểm rẽ với giá bán đơn vị sản phẩm X là 60.000đ, sản phẩm Y là 96.000đ. Sản phẩm X có thể tiếp tục chế biến, chi phí chế biến là 50.000.000đ, giá bán đơn vị là 80.000đ. Sản phẩm Y có thể chế biến thành 4.000 sản phẩm A và 2.000 sản phẩm B, chi phí chế biến là 134.400.000đ. Giá bán đơn vị sản phẩm A là 90.000đ, sản phẩm B là 130.000đ/1 sản phẩm. Yêu cầu: Cho biết sản phẩm nào nên bán tại điểm rẽ, sản phẩm nào cần được tiếp tục chế biến? Tại sao? Tài liệu tham khảo PGS – TS Phạm Văn Được – Đặng Kim Cương, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, 2008 TS Huỳnh Lợi, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2009 PGS – TS Nguyễn Năng Phúc, Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, 2008 Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/ 6/ 2006 113 Chương 6: CHI PHÍ TIÊU CHUẨN VÀ DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ: Trình bày được khái niệm, nguyên tắc xây dựng chi phí tiêu chuẩn, công dụng của chi phí tiêu chuẩn. Xây dựng được chi phí tiêu chuẩn cho nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung. Xây dựng được dự toán quá trình sản xuất (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung), dự toán quá trình tiêu thụ, dự toán tiền mặt và dự toán các báo cáo tài chính (báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dự toán bảng cân đối kế toán) 6.1 CHI PHÍ TIÊU CHUẨN 6.1.1 Khái niệm chi phí tiêu chuẩn Chi phí tiêu chuẩn là chi phí cho đơn vị ước tính, được xây dựng để làm tiêu chuẩn cho từng yếu tố chi phí căn cứ trên giá tiêu chuẩn và mức độ sử dụng tiêu chuẩn về nguồn lực. 6.1.2 Nguyên tắc xây dựng chi phí tiêu chuẩn a. Phương pháp xây dựng chi phí tiêu chuẩn Quá trình xây dựng chi phí tiêu chuẩn là một công việc vừa có tính nghệ thuật vừa có tính khoa học. Quá trình này đòi hỏi sự kết hợp giữa cách nghĩ với năng lực chuyên môn, trách nhiệm với quá trình xây dựng chi phí tiêu chuẩn. Có hai phương pháp xây dựng tiêu chuẩn: Phân tích số liệu lịch sử và phân tích nhiệm vụ * Phân tích số liệu lịch sử Chi phí lịch sử là dấu hiệu cho biết về chi phí tương lai. Ở những quá trình sản xuất quen thuộc mà doanh nghiệp đã có rất nhiều kinh nghiệm sản xuất thì chi phí lịch sử là cơ sở tốt để dự tính chi phí tương lai. Phương pháp phân tích theo cách ứng xử của chi phí thường được sử dụng để tính chi phí. Nhân viên kế toán quản trị thường phải điều chỉnh các số dự tính này theo những thay đổi của giá và công nghệ trong quá trình sản xuất. Ví dụ lượng cao su cần thiết để sản xuất một loại vỏ bánh xe nào đó trong năm nay có thể không khác với năm trước, trừ phi có những thay đổi về quy trình sản xuất vỏ bánh xe. Tuy nhiên, giá của cao su thường có khả năng thay đổi giữa các năm và điều này phải được phản ánh trong chi phí tiêu chuẩn mới của vỏ bánh xe Dù chi phí lịch sử có thể làm căn cứ thích hợp để xây dựng chi phí tiêu chuẩn, nhân viên kế toán quản trị cũng không được chỉ dựa vào chúng. Chỉ cần có một thay đổi rất nhỏ về cách sản xuất cũng có thể làm cho chi phí lịch sử hầu như hết thích hợp. Ngoài ra các sản phẩm mới thì không có chi phí lịch sử để dựa vào xây dựng chi phí tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, nhân viên kế toán quản trị phải sử dụng một phương pháp khác * Phân tích nhiệm vụ Một cách khác để xây dựng chi phí tiêu chuẩn là phân tích quá trình sản xuất của một sản phẩm để xác định chi phí là gì. Trọng tâm chuyển từ chi phí sản phẩm trong lịch sử là gì thành chi phí trong tương lai là gì. Khi áp dụng phương pháp phân tích nhiệm vụ, nhân viên kế toán quản trị thường làm việc với nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm với quá trình sản xuất. Họ cùng nhau thực hiện các nghiên cứu để xác định chính xác chi phí nguyên liệu trực tiếp cần thiết là bao nhiêu và số giờ máy phải sử dụng trong quá trình sản 114 xuất là bao nhiêu. Các nghiên cứu thời gian và thao tác cũng được tiến hành để xác định lao động trực tiếp phải mất bao nhiêu thời gian để thực hiện từng thao tác Nhân viên kế toán quản trị cũng thường vận dụng kết hợp cả hai phương pháp phân tích số liệu lịch sử với phân tích nhiệm vụ khi xây dựng chi phí tiêu chuẩn. Ví dụ, khi chỉ thay đổi công nghệ ở một bước trong quy trình sản xuất, nhân viên kế toán quản trị có thể cùng làm việc với nhân viên kỹ thuật để xây dựng chi phí tiêu chuẩn cho phần có thay đổi công nghệ của quy trình sản xuất. Sau đó, nhân viên kế toán quản trị sẽ sử dụng phương pháp phân tích số liệu lịch sử ít tốn kém hơn để cập nhật chi phí tiêu chuẩn cho những bước còn lại của quy trình sản xuất b. Các loại tiêu chuẩn Để đạt được chi phí tiêu chuẩn khó khăn như thế nào? Có nên xây dựng các tiêu chuẩn sao cho chi phí thực tế khó có thể vượt qua chi phí tiêu chuẩn. Hoặc rất khó đạt mức tiêu chuẩn nên chi phí thực tế thường cao hơn chi phí tiêu chuẩn? Câu trả lời cho những câu hỏi này phụ thuộc vào mục đích sử dụng các tiêu chuẩn và ảnh hưởng đến hành vi * Tiêu chuẩn lý tưởng Tiêu chuẩn lý tưởng chỉ có thể đạt được trong những điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh gần như hoàn hảo. Những tiêu chuẩn này giả định năng suất tối đa, giá các yếu tố đầu vào thấp nhất, chất lượng nguyên liệu mua vào cao nhất và sản xuất không bị gián đoạn do những nguyên nhân như máy móc hỏng hay sự cố về điện. Một số nhà quản trị tin rằng các tiêu chuẩn hoàn hảo sẽ thúc đẩy nhân viên cố gắng đạt được chi phí thấp nhất có thể. Họ cho rằng vì tiêu chuẩn về lý thuyết có thể đạt được nên nhân viên cũng sẽ có một sự khích lệ để cố gắng đạt được chúng Những nhà quản trị khác và nhiều nhà khoa học nghiên cứu về hành vi không đồng tình. Họ cho rằng tiêu chuẩn lý tưởng làm nản lòng nhân viên vì họ biết họ khó có khả năng đạt được. Mặt khác, xây dựng các tiêu chuẩn khó, phi thực tế có thể khiến nhân viên hy sinh chất lượng để đạt chi phí thấp hơn. Bằng cách bỏ qua chất lượng nguyên liệu hay huấn luyện nhiệm vụ sản xuất, nhân viên có thể giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên khoản chi phí giảm này sẽ bị trả giá bằng tỷ lệ sản phẩm hỏng nhiều hơn. Như vậy, cuối cùng doanh nghiệp cũng phải chịu chi phí cao hơn mức cần thiết do sản phẩm hỏng bị khách hàng trả lại hoặc bị phát hiện khi kiểm tra chất lượng sản phẩm Khi đánh giá biến động giữa chi phí thực tế với chi phí tiêu chuẩn sẽ không có ý nghĩa gì vì điều này là kết quả tất yếu, không phải do có điều bất thường đã xảy ra cần điều tra, tìm biện pháp khắc phục * Tiêu chuẩn thực tế Tiêu chuẩn thực tế là những tiêu chuẩn được xây dựng chặt chẽ, sát với thực tế và có khả năng đạt được. Những tiêu chuẩn này giả định quá trình sản xuất hiệu quả và có thể đạt được trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường. Tiêu chuẩn thực tế cho phép những tình huống hỏng máy móc thông thường và một mức hao hụt cho phép về nguyên liệu. Người lao động với trình độ lành nghề trung bình, với ý thức trách nhiệm đầy đủ, cộng thêm nỗ lực của bản thân sẽ đạt và có thể vượt các chỉ tiêu này. Hầu hết các nhà khoa học nghiên cứu về hành vi đều tin rằng tiêu chuẩn thực tế khuyến khích nhân viên, làm cho họ có thái độ tích cực hơn, năng suất cao hơn so với tiêu chuẩn lý tưởng. Lấy tiêu chuẩn thực tế làm cơ sở phân tích so sánh giữa chi phí thực tế với chi phí tiêu chuẩn có nhiều ý nghĩa đối với nhà quản trị, vì nếu có biến động xảy ra thì đó là hiện tượng không bình thường: thực hiện kém hiệu quả, cần xem xét tìm biện pháp khắc phục, hoặc là tiềm năng cần tìm hiểu để phát huy 115 * Các loại tiêu chuẩn khác Ngoài hai tiêu chuẩn lý tưởng và tiêu chuẩn thực tế được sử dụng phổ biến ở trên còn có các loại tiêu chuẩn sau - Tiêu chuẩn hiện hành là tiêu chuẩn dựa trên các điều kiện hiện hành (hao hụt hiện hành, sự kém hiệu quả hiện hành). Tiêu chuẩn hiện hành có nhược điểm là không có tác dụng khuyến khích cải tiến năng suất hiện hành nhưng lại hữu ích trong thời kỳ lạm phát cao - Tiêu chuẩn cơ bản là tiêu chuẩn dài hạn, không đổi trong nhiều năm và được sử dụng để thể hiện những thay đổi về năng suất hay kết quả nhiều năm. Nói cách khác, tiêu chuẩn cơ bản được dùng khi nghiên cứu xu hướng của hiện tượng, không phải là loại tiêu chuẩn thông dụng. Tiêu chuẩn cơ bản có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của nhân viên khi họ biết rằng theo thời gian họ cũng sẽ dễ dàng đạt được tiêu chuẩn, từ đó dễ sinh chán nản và mất hứng thú với những gì đang làm vì không có mục tiêu nào đó nhắm vào. 6.1.3 Công dụng của chi phí tiêu chuẩn Chi phí tiêu chuẩn chủ yếu được dùng cho 2 mục đích - Đánh giá hàng tồn kho và chi phí sản xuất nhằm mục đích kế toán - Hoạt động như một công cụ kiểm tra thông qua việc xây dựng các chi phí tiêu chuẩn và so sánh chúng với chi phí thực tế, từ đó sẽ làm nổi rõ những lĩnh vực cần quan tâm Ngoài ra chi phí tiêu chuẩn cũng còn được sử dụng trong những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_quoc_te_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan