MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu
Giới thiệu môn học
Kinh tế tài nguyên và môi trường . 3
Phần I: Khái quát về kinh tế tài nguyên và môi trường.
Bài 1: Tài nguyên môi trường
và phát triển kinh tế . 8
Bài 2: Nguyên nhân gây suy thoái môi trường . 32
Phần II: Các phương pháp đánh giá giá trị
tài nguyên môi trường
Bài 3: Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích . 48
Bài 4: Các phương pháp khác . 59
Phần III: Các công cụ và chính sách quản lý tài nguyên và môi trường.
Bài 5: Công cụ mệnh lệnh – hành chính
và tuyên truyền, giáo dục . 81
Bài 6: Các công cụ kinh tế – tài chính . 88
Phần IV: Quản lí tài nguyên thiên nhiên và chất thải.
Bài 7: Quản lí tài nguyên thiên nhiên . 115
Bài 8: Quản lí chất thải . 126
Phần kết
Bài 9: Các vấn đề môi trường toàn cầu . 134
Tài liệu tham khảo . 152
153 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thập thông
tin liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhà, ví dụ khoảng cách
từ nhà đến khu trung tâm. Đây là một công việc phức tạp. Trước kia
việc đo lường này thường được tính toán bằng tay từ bản đồ. Hiện nay
người ta có thể dùng hệ thống thông tin địa lý (GIS: geographical
informatic system) lưu giữ những bản đồ mã hóa, từ đó việc tính toán
các khoảng cách như thế được thực hiện bằng máy vi tính. Hệ thống
bản đồ này có thể bao gồm cả các đường ranh của đồi hoặc thung lũng
cho phép máy tính tính toán tác động của từng môi trường cụ thể đối
với từng nhà riêng biệt, hoặc xem xét một ngôi nhà có trực tiếp hứng
chịu tiếng ồn từ các con đường lớn gần đó hay có bị các nhà khác che
chắn hay không? Việc sử dụng kỹ thuật mới này có thể làm tăng tính
chính xác của phương pháp định giá hưởng thụ. Tuy nhiên, phương
pháp này cũng có một số trở ngại như:
1. Việc ước tính mối tương quan giữa giá nhà và chất lượng môi
trường đòi hỏi một kỹ năng cao về thống kê để tách riêng ra những
ảnh hưởng khác trên giá nhà như kích thước nhà, địa điểm có thuận
tiện cho việc đi lại hay không
2. Phương pháp này dựa trên giả thiết là người ta được tự do lựa
chọn một sự kết hợp các yếu tố nhà ở mà họ thích trong giới hạn thu
nhập của họ. Tuy nhiên thị trường nhà có thể bị tác động bởi những
ảnh hưởng bên ngoài như chính phủ điều chỉnh chế độ miễn giảm hay
thuế, lãi suất...
Phương pháp chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là một khái niệm được sử dụng để xem xét khả
năng lựa chọn trong các quyết định sản xuất, tiêu dùng. Chi phí đầu tư
vào một dự án A nào đó bao gồm giá trị tối đa của các dự án khác có
69
thể được đầu tư nếu chúng ta không dùng các nguồn lực để đầu tư vào
dự án A.
– Đối với nhà sản xuất: Chi phí cơ hội là chi phí do quyết định sử
dụng tài nguyên cho mục đích này thay vì mục đích khác.
– Đối với người tiêu dùng: Chi phí cơ hội để tiêu thụ sản phẩm A
là sự hi sinh tiêu thụ sản phẩm B.
– Đối với chính phủ: Chi phí cơ hội cho một chính sách nào đó là
giá trị thực của các chính sách khác mà lẽ ra chính phủ có thể theo
đuổi.
CPCH = chi tiêu ngân sách –(+) bất kỳ sự tăng (giảm) trong
thặng dư xã hội
Ví dụ 1: Chi phí cơ hội của việc khắc phục hậu quả lũ lụt là sự hi
sinh các khoản tài chính lẽ ra được dùng để xây dựng một trung tâm
khoa học tầm cỡ quốc tế.
Ví dụ 2: Chính phủ thực hiện một dự án trồng rừng trên một khu
đất trước đây nông dân đang canh tác, sự mất đi đất canh tác là một
biểu hiện của chi phí cơ hội, chi phí cơ hội ở đây là giá thị trường của
vụ mùa và các sản phẩm khác trên diện tích đất đã được trồng rừng.
Đây là phương pháp khảo sát thị trường cần được thông qua
trước khi sử dụng một nguồn tài nguyên.
Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí thay thế xem xét các chi phí để thay thế
hoặc phục hồi những tài sản môi trường đã bị thiệt hại và giá trị các
chi phí này đo lường tác hại của môi trường bị phá hủy (hay lợi ích
của việc phục hồi).
70
Các cá nhân, các công ty, chính phủ thường sẵn lòng trả tiền để
hành động nhằm chống lại sự suy thoái môi trường. Điều này có nghĩa
là họ đang chi tiêu nhằm bảo vệ tình trạng hiện tại, kết quả chi tiêu đó
đo lường sự mất mát tiềm năng về thặng dư của người tiêu dùng do sự
suy thoái môi trường.
Ví dụ: chi phí để làm sạch các tòa nhà bị bẩn vì ô nhiễm không
khí; chi phí để khôi phục chất lượng nước; chi phí nâng cao con đê để
tránh lũ lụt; chi phí để tránh tiếng ồn hoặc ô nhiễm không khí; chi phí
các nông gia phải trả để tiêm chủng cho các gia súc của họ tránh bệnh
dịch.
Phương pháp chi trả của chính phủ
Chính phủ thường đánh giá trực tiếp các dịch vụ và hàng hóa môi
trường bằng cách ấn định các khoản bồi thường cho các nhà sản xuất
(đặc biệt là nông dân) để họ chấp nhận các biện pháp sản xuất không
làm hại môi trường. Ví dụ: trong dự án cải tạo kênh rạch Nhiêu Lộc –
Thị Nghè – Tân Hóa – Lò Gốm có nhiều chi phí trong đó có chi phí
bồi thường cho dân di dời ổn định cuộc sống.
Phương pháp nhân – quả
Còn được gọi là phương pháp liều lượng – đáp ứng, phương
pháp này sử dụng các kỹ thuật thống kê để tìm ra quan hệ nhân – quả
giữa các mức độ ô nhiễm khác nhau với mức độ gây hại khác nhau;
các phản ứng sinh lý của con người, thực vật, động vật đối với áp lực
của ô nhiễm.
Ví dụ: khi các chất ô nhiễm nào đó làm thiệt hại mùa màng, sản
lượng giảm, thì thông thường thất thoát mùa vụ này có thể định giá
tiền tệ bằng cách nhân sản lượng thiệt hại với giá thị trường của một
đơn vị hay giá ẩn (giá điều chỉnh hay mô phỏng theo thị trường).
71
Nhưng đối với những trường hợp có liên quan đến sức khỏe con
người, chúng ta phải đứng trước những vấn đề liên quan đến giá trị
sinh mạng con người, các nhà phân tích tìm cách đánh giá mức rủi ro
gia tăng của bệnh tật hay tử vong.
Phương pháp chi phí thay đổi
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tiết kiệm chi phí.
Các chi phí có thể tăng hay giảm khi có dự án. Sự gia tăng chi phí là
sự mất mát lợi ích và sự giảm chi phí là sự gia tăng lợi ích.
Nếu dự án làm giảm chi phí thì:
Giá trị của lợi ích tăng thêm = Chi phí hiện tại – chi phí với sự
thay đổi có ích = chi phí tiết kiệm được.
Ví dụ: chi phí sản xuất điện theo công nghệ hiện tại là 620 tỉ
đồng và chi phí sản xuất theo công nghệ mới là 570 tỉ đồng, lợi ích
của việc tiết kiệm chi phí do sử dụng công nghệ mới là 50 tỉ đồng.
Nếu dự án làm tăng chi phí thì:
Giá trị của lợi ích mất đi = chi phí của sự thay đổi gây thiệt hại –
chi phí hiện tại
= chi phí thiệt hại.
Phương pháp tiết kiệm chi phí đánh giá lợi ích như là chi phí tiết
kiệm nhờ làm một việc có ích như áp dụng công nghệ mới hay phí tổn
tránh được nhờ không làm điều gì gây ra thiệt hại.
Chi phí khi có sự thay đổi gây ra thiệt hại sẽ cao hơn trong điều
kiện hiện tại. Trong trường hợp này phương pháp được áp dụng như
sau:
72
Giá trị của lợi ích = chi phí với sự thay đổi có gây thiệt hại – chi
phí hiện tại
= chi phí tránh được.
Đối phó với các yếu tố rủi ro hay không chắc chắn
Rủi ro và không chắc chắn tồn tại một cách khách quan trong
cuộc sống nhất là trong lĩnh vực môi trường.
Chúng ta thường không biết trước các hậu quả về môi trường của
việc thực hiện một chính sách hay một dự án nào đó.
Các rủi ro môi trường (sự cố môi trường) có thể do thiên nhiên
(các thiên tai như lũ lụt, động đất, lốc xoáy, bão táp, hạn hán, mưa đá,
núi lửa hoạt động, sét đánh, sóng thần) nhưng cũng có thể do con
người gây ra (như sự kiện tràn dầu ra biển, những tai nạn do các phản
ứng hạt nhân, những vụ nổ nhà máy hóa chất, ô nhiễm do các khu
chứa chất thải không được xử lí tốt, hỏa hoạn, sập hầm mỏ). Phần lớn
những điều không chắc chắn xảy ra là do chúng ta không biết hậu quả
của những quyết định của chúng ta, như những chất nhân tạo – hoặc
số lượng những chất thiên nhiên ngày càng tăng – sẽ tác động đến môi
trường như thế nào. Nếu chúng ta biết CFC hủy hoại tầng ozon và
tầng ozon có chức năng bảo vệ an toàn cho trái đất thì có lẽ chất CFC
đã chẳng được chế tạo và sử dụng. Chúng ta có thể không biết chuyện
gì đang xảy ra với việc thải ra những chất ô nhiễm vi lượng ngày càng
tăng vào môi trường. Là người sử dụng hay sử dụng tiềm năng các
dịch vụ môi trường và tài nguyên – chúng ta có thể không biết chắc là
những dịch vụ môi trường hay tài nguyên đó có sẵn cho chúng ta
trong tương lai không hay chúng ta có muốn sử dụng dịch vụ môi
trường hay tài nguyên đó trong tương lai không? Chúng ta không biết
73
rằng một ngày nào đó chính những chất mà chúng ta thải ra sẽ làm
chúng ta bệnh tật hay chết. Những điều không biết như thế đầy rẫy
khắp nơi.
Hậu quả của việc hành động mà không hề biết chắc chuyện gì sẽ
xảy ra là chúng ta có thể tạo ra những hậu quả không thể đảo ngược
được, như là hủy diệt một chủng loại.
Các hậu quả không thể đảo ngược thường được đo lường theo
những đơn vị phản ảnh các hậu quả đối với con người.
Ví dụ: số tòa nhà bị phá hủy, hay mức độ phá hủy, số ngày bệnh,
độ cao của mực nước lũ, đo động đất bằng độ Richter, mật độ tối đa của
các chất ô nhiễm trong không khí
Các rủi ro thường có thể được mô tả dưới 2 đặc điểm: hàng loạt
các hậu quả không thể đảo ngược và phân phối xác suất theo các hậu
quả.
Sự cố R(x) = P(x) × D(x)
Với P(x) là xác suất xảy ra sự cố.
D(x) là mức độ nghiêm trọng của sự cố (thiệt hại).
Đã có nhiều nghiên cứu để tìm biết xác suất xảy ra các hậu quả
xấu. Quá trình đánh giá rủi ro này nhằm để xác định mức độ tương
quan giữa liều lượng (mức độ ô nhiễm) và phản ứng của con người
(ảnh hưởng đến sức khỏe). Ví dụ: nồng độ của một chất ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con người.
Để đánh giá rủi ro của một hành động mạo hiểm nào đó có thể
gây sự cố môi trường, ta xem xét số tử vong trên 1 triệu người. Ví dụ:
số người tử vong trên 1 triệu người tiếp xúc với rủi ro do phóng xạ hạt
nhân là 6.300 người thì rủi ro này có xác suất xảy ra là
6.300/1.000.000 = 0,0063. Chi phí nhằm giảm thiểu các rủi ro chia
cho số người được cứu sống gọi là “chi phí sinh mạng”.
74
Sau khi đánh giá rủi ro, bước tiếp theo là quản lí rủi ro, đó là
toàn bộ quá trình vận dụng những lí thuyết khác nhau để đưa ra các
quyết định:
a) Rủi ro bao nhiêu thì chấp nhận được, và
b) Những rủi ro không chấp nhận được thì nên giảm đi bao
nhiêu, và
c) Ngăn chận rủi ro như thế nào?
Trong Kinh tế môi trường lí thuyết “thỏa dụng kỳ vọng” có tầm
quan trọng lớn trong việc tính toán để đi đến quyết định đầu tư.
Ví dụ 1: Một dự án đầu tư với một lợi ích được biết phụ thuộc
vào các xác suất sau:
40% khả năng có lời 10 triệu
35% khả năng có lời 6 triệu
25% khả năng bị lỗ 3 triệu.
Tính giá trị kỳ vọng của dự án như sau:
G = (10 × 0,4) + (6 × 0,35) + (–3 × 0,25) = 5,35 triệu
So sánh giá trị kỳ vọng này với chi phí bỏ ra để thực hiện dự án.
Nếu chi phí < 5,35 triệu thì chấp nhận dự án.
Ví dụ 2: Dự án A và B đều có giá trị kỳ vọng như nhau. Dự án A
không có lợi ích thực tiêu cực.
Dự án B có 1 xác suất rất cao với lợi ích thực nhưng vẫn có xác
suất nhỏ tai hoạ. Nếu ưa thích mạo hiểm thì chọn dự án B.
Dự án A Dự án B
Lợi ích thực Xác suất Lợi ích thực Xác suất
500 0,475 500 0,99
75
300 0,525 –10000 0,01
Trị giá dự
tính
395 Trị giá dự
tính
395
Quản lí rủi ro là nhiệm vụ của mọi người: chính phủ, ngành,
doanh nghiệp, nhà khoa học, công dân.
• Vai trò của nhà nước được thể hiện qua các chính sách công
cộng ảnh hưởng đến việc giảm xác suất các sự kiện không thể đảo
ngược P(x) hay giảm mức độ nghiêm trọng của các hậu quả không thể
đảo ngược D(x) hay giảm cả hai.
• Vai trò của ngành trong quản lí sự cố: quy hoạch việc xây
dựng những nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm; xây dựng nhà máy có
độ an toàn công nghệ cao; chú trọng đào tạo công nhân vận hành tốt
máy móc, thiết bị; xử lí nghiêm túc chất thải; thực hiện đầy đủ các
biện pháp phòng ngừa.
• Vai trò của nhà nghiên cứu khoa học là xác định và ước
lượng sự cố; nghiên cứu hậu quả và tầm quan trọng của thiệt hại;
nghiên cứu vật liệu chống cháy, nổ, chất độc
CÂU HỎI
1. Hãy nêu những ví dụ về vai trò của nhà nước, của ngành, của nhà
khoa học trong việc ngăn chận hay giảm tác hại của sự cố môi trường.
2. Ngoài những giải pháp đã giới thiệu trong bài, các bạn hãy nêu
những sáng kiến của mình trong việc giảm hay ngăn chận những rủi ro
trong lĩnh vực môi trường.
3. Có số liệu sau đây về tình hình tham quan hồ Bình An của dân cư
trong các vùng A, B, C trong năm.
76
a) Số liệu cột (3) và cột (5) là chi phí/số lần tham quan cho phép
chúng ta thiết lập được đường cầu về nhu cầu tham quan hồ. Hãy vẽ
theo số liệu đã cho và nối 4 điểm lại với nhau (mỗi điểm cho tương
đương A, B, C, D) bằng các đường thẳng.
Vùng
xuất
phát
Khoảng
cách
trung
bình từ
vùng
đến hồ
(km)
Chi phí
trung
bình
cho 1
lần
tham
quan
(1000đ)
Dân số
trong
vùng
(người)
Số lần
tham
quan
bình
quân
/người
Số lần
tham
quan
của
vùng
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
A 1 1 15000 15 225000
B 5 2 20000 5 100000
C 10 3 15000 1 15000
D 20 4 10.000 0 0
Tổng
cộng
b) Tính thặng dự tiêu dùng hàng năm của 1 người ở vùng A và
tổng thặng dư tiêu dùng của vùng A.
c) Tính thặng dư tiêu dùng hàng năm của 1 người ở vùng B và
tổng thặng dư tiêu dùng của vùng B.
d) Tính thặng dư tiêu dùng hàng năm của 1 người ở vùng C và
tổng thặng dư tiêu dùng của vùng C.
77
e) Tính tổng thặng dư tiêu dùng của tất cả các vùng, cho biết tổng
thặng dư này thể hiện điều gì?
4. Những người câu cá ở sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) chi tiêu trung
bình 43 ngàn đồng cho một lần đi câu. Có một dự án được thực hiện ở
bờ sông Trà Khúc và làm sông bị ô nhiễm, lượng cá giảm đi đáng kể.
Do đó, người đi câu phải đi đến sông Vệ xa hơn và phải chi 151 ngàn
đồng/lần. Giả sử một người đi câu trung bình là 15 lần/năm trong đó
có 9 lần họ phải đi đến sông Vệ vì sông Trà không có cá. Số liệu về
chi phí và số lượng này cho ta 2 điểm X và Y trên đồ thị về một
đường cầu về câu cá. Tính giá trị lợi ích bị mất đi khi có dự án.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. Vai trò của nhà nước trong quản lí rủi ro:
Ví dụ về các phương pháp chính sách giảm xác suất xảy ra các sự
kiện không thể đảo ngược như những quy định an toàn về các phản
ứng hạt nhân, các tiêu chuẩn đối với kỹ thuật xử lí chất thải hay cô lập
các bãi chứa chất thải nguy hiểm, xây dựng các đập nước để kiểm soát
dòng chảy của các con sông giảm xác suất xảy ra lũ lụt, hạn chế tác
hại của thiên tai. Các chính sách này được xem như các phương pháp
ngăn chận rủi ro.
Ví dụ về các chính sách giảm tầm quan trọng của các sự kiện
không thể đảo ngược như những quy định yêu cầu áp dụng các kỹ
thuật xây dựng chống động đất, hay xây dựng các nơi trú ẩn khi có lốc
xoáy, bão. Những chính sách này được xem như các phương pháp
giảm rủi ro.
Vai trò của ngành trong quản lí rủi ro là quy hoạch việc xây dựng
những nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm như nhà máy xi măng, hóa
chất, hạt nhân; xây dựng nhà máy có độ an toàn công nghệ cao; chú
78
trọng đào tạo công nhân vận hành tốt máy móc, thiết bị; xử lí nghiêm
túc chất thải; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa.
Vai trò của nhà khoa học trong quản lí rủi ro như ứng dụng công
nghệ thông tin trong dự đoán các tình huống thảm họa, ứng dụng hệ
thống thông tin địa lý GIS, xây dựng bản đồ thảm họa...
3. a) Vẽ đồ thị
b) Diện tích nằm dưới đường cong và trên đường giá/chi phí 1
ngàn là thặng dư tiêu dùng của 1 người ở vùng A, có thể tính bằng
cách tính diện tích hình tam giác và hình chữ nhật, sau đó nhân với
dân cư của vùng sẽ được thặng dư tiêu dùng của cả vùng.
TDTD/người ở vùng A = 13,5
Tổng TDTD vùng A = 13,5 × 15000 = 202.500
c) Diện tích nằm dưới đường cong và trên đường giá/chi phí 2
ngàn là thặng dư tiêu dùng của 1 người ở vùng B, có thể tính bằng
cách tính diện tích hình tam giác và hình chữ nhật, sau đó nhân với
dân cư của vùng sẽ được thặng dư tiêu dùng của cả vùng.
TDTD/người ở vùng B = 3,5
Tổng TDTD vùng B = 3,5 × 20000 = 70.000
4
3
2
1
Chi phí/lần tham quan (ngàn đồng)
1 5 15 Số lần
79
d) Diện tích nằm dưới đường cong và trên đường giá/chi phí 3
ngàn là thặng dư tiêu dùng của 1 người ở vùng C, có thể tính bằng
cách tính diện tích hình tam giác và hình chữ nhật, sau đó nhân với
dân cư của vùng sẽ được thặng dư tiêu dùng của cả vùng.
TDTD/người vùng C = 0,5
Tổng TDTD vùng A = 0,5 × 15000 = 7.500
e) Vùng D quá xa hồ, chi phí 4 ngàn/lần nên dân cư ở đây
không tham quan.
TDTD/người vùng D = 0.
Tổng TDTD vùng D = 0.
Tuy nhiên nếu được tham quan miễn phí có thể họ sẽ đi.
Tổng thặng dư của cả 3 vùng A, B, C đo lường tổng lợi ích xã
hội ròng.
202.500 + 70.000 + 7.500 = 280.000
4. Giá trị của lợi ích bị mất đi = Chi phí sau khi có dự án – chi phí
trước dự án
= [151 × 9 + 43 ×(15 – 9) ] – (43 × 15) = 972 ngàn đồng.
9 15 Số lần đi
Chi phí một chuyến đi (ngàn đồng)
151
43
80
PHẦN 3
CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
Các chính sách, công cụ quản lí môi trường là các biện pháp
hành động thực hiện công tác quản lí môi trường của Nhà nước, của
các tổ chức để khuyến khích người sản xuất, người tiêu dùng giữ
mức hoạt động của họ trùng với mức tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Các công cụ, chính sách này bao gồm ba hướng tiếp cận chính là:
1. Mệnh lệnh và kiểm soát.
2. Tuyên truyền, giáo dục.
3. Sử dụng các công cụ kinh tế – tài chính.
Phần này được thiết kế thành 2 bài với nội dung nhằm làm rõ ưu,
nhược điểm của từng công cụ để người học có thể vận dụng chúng vào
từng trường hợp cụ thể sao cho phù hợp.
81
BÀI 5
Bài này giới thiệu hai trong ba hướng tiếp cận xây dựng chính
sách quản lí môi trường với hai công cụ mệnh lệnh hành chính và
tuyên truyền giáo dục.
MỤC TIÊU
Bài này giúp cho các bạn:
Hiểu biết và vận dụng công cụ mệnh lệnh – hành chính và
công cụ tuyên truyền giáo dục để quản lí môi trường.
Biết được ưu, nhược điểm của từng công cụ.
NỘI DUNG CHÍNH
Mệnh lệnh và kiểm soát
Tiếp cận này chiếm ưu thế khi khởi xướng chính sách môi trường
ở các nước phát triển dựa trên quan điểm cho rằng Chính phủ có trách
nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe, phúc lợi và môi trường xã hội,
tránh những rủi ro do ô nhiễm gây ra. Các cơ quan điều hành đặt ra
các luật lệ, quy định, tiêu chuẩn môi trường (chỉ tiêu) và đòi hỏi
những kẻ gây ô nhiễm phải tuân theo, nếu không sẽ bị phạt.
82
• Hệ thống Nhà nước về bảo vệ môi trường gồm:
– Chính phủ.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Cục Tài nguyên và Môi trường (bao gồm 4 Cục: Cục quản lí tài
nguyên nước, Cục địa chất và khoáng sản, Cục bảo vệ môi trường,
Cục đo đạc và bản đồ).
– Vụ Tài nguyên và Môi trường (10 vụ).
– Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố (Tỉnh).
– Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố.
– Phòng, Ban chuyên trách môi trường các Quận, Huyện.
• Hệ thống luật và quy định bảo vệ môi trường
– Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 27/12/1993.
– Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991
– 2000.
– Chiến lược bảo vệ môi trường 2001 – 2010.
– Các luật liên quan đến bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên như: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989); Pháp lệnh bảo vệ
môi trường và phát triển nguồn lợi thủy sản (1989); Luật bảo vệ và
phát triển rừng (1991); Luật đất đai; Luật khoáng sản (1996); Luật
Dầu khí; Luật Hàng hải; Luật Lao động; Luật tài nguyên nước (1998);
Bộ luật dân sự (1995), điều 628; Bộ luật hình sự (1985), điều 195,
điều 180, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191.
• Tiêu chuẩn chất lượng môi trường: là những quy định của
quốc gia cho phép hàm lượng các chất gây ô nhiễm, hoặc những chất
khác có trong môi trường chỉ đến mức nào đó để không ảnh hưởng
đến sức khỏe dân cư. Các loại tiêu chuẩn bao gồm:
83
– Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh: quy định mức
độ ô nhiễm cao nhất được phép của những chất ô nhiễm đặc trưng
trong không khí và nước bao quanh.
Ví dụ: đối với nước sông yêu cầu lượng chất thải trung bình 24
giờ ở một địa điểm nhất định không được vượt quá mức cho phép.
– Các tiêu chuẩn về chất thải: Ban hành mức trần tổng lượng tập
trung chất ô nhiễm thải ra từ một nguồn gây ô nhiễm mg/l, gr/24 giờ;
kh/tấn.
– Các tiêu chuẩn kỹ thuật: mà một doanh nghiệp phải sử dụng để
tuân thủ các luật lệ, quy định về môi trường (ví dụ: kiểm soát SO2; các
công ty sản xuất xe hơi được yêu cầu sử dụng kỹ thuật mới để giảm
chất ô nhiễm < 0,41gr hydro carbon, < 3,4gr/carbon monoxide, <1gr
nitrogen oxide/ dặm hay/km).
– Các tiêu chuẩn thành tích: một loại tiêu chuẩn chất thải đo
lường thành tích (ví dụ: % chất ô nhiễm giảm được là bao nhiêu).
– Tiêu chuẩn sản phẩm: ban hành mức trần tổng khối lượng chất
ô nhiễm có thể thải ra môi trường/1tấn sản phẩm. Tiêu chuẩn sản
phẩm cũng ngăn cấm thêm một số chất nhất định trong sản phẩm (ví
dụ: cấm sử dụng xăng có chì).
– Tiêu chuẩn sản xuất: hạn chế thải các chất ô nhiễm liên quan
tới các quá trình sản xuất cụ thể. Ví dụ: khi sản xuất clor alkali một
chất kiềm có sử dụng thủy ngân, bắt buộc phải sử dụng màng chắn để
ngăn không cho thủy ngân nhiễm độc môi trường.
Nói chung, các tiêu chuẩn do nhà nước trung ương ban hành. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp Chính phủ chỉ xác định các quy định
chung và chính quyền địa phương sẽ ban hành những tiêu chuẩn cụ
thể.
84
Hầu hết các nhà quản trị hành chính ưa thích các công cụ quy
định CAC (command and control).
• Ưu điểm của phương pháp này:
+ Đòi hỏi ít thông tin để ban hành các luật lệ.
+ Có thể dựa vào chúng để đạt các mục tiêu chính sách đề ra.
+ Được hỗ trợ về hành chính và chính trị.
+ Trao tối đa quyền cho người quy định để kiểm soát các nguồn
tài nguyên thiên nhiên được sử dụng ở đâu? như thế nào? để đạt mục
tiêu môi trường.
+ Việc ban hành luật lệ, quy định khá nhanh chóng do có sẵn bộ
máy hành chính.
Các thành viên hiện hữu trong ngành công nghiệp cũng ưa thích
phương pháp này vì họ có thể thông đồng với các viên chức nhà nước
để ngăn chận không cho những người mới gia nhập ngành xin các
khoản trợ cấp.
• Nhược điểm của phương pháp này:
– Không kiểm soát hết được do hạn chế về kỹ thuật (năng lực cơ
quan quản lí môi trường thấp, lực lượng cán bộ môi trường ít).
– Chi phí hành chính cao.
– CAC đòi hỏi người điều tiết sử dụng các tài nguyên để thu thập
thông tin mà những người gây ô nhiễm đã có được. Ví dụ: những
người gây ô nhiễm biết rõ hơn chính quyền về chi phí để làm giảm
hay làm sạch chất ô nhiễm. Do đó, theo phương pháp CAC chính
quyền phải thu thập được loại thông tin này (thông tin về chi phí giảm
ô nhiễm biên MAC, chi phí ngoại tác biên MEC. Thu thập thông tin
này rất tốn kém về tiền bạc, thời gian và đòi hỏi phải có cán bộ có
chuyên môn đối với từng ngành.
85
– Một khi tiêu chuẩn đã đạt được, tiếp cận này không kích thích
sáng tạo trong nghiên cứu kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm.
– Quan liêu: có khi có thông tin nhưng các cơ quan khác nhau có
chức trách khác nhau thường thiếu sự phối hợp, chia xẻ thông tin.
– Sự cản trở về chính trị: công tác cưỡng chế nghiêm túc thường
vấp phải sức cản chính trị tiềm tàng.
Tuy nhiên trên thực tế, người quy định không biết MAC và
MEC. Do đó tiêu chuẩn xả thải trên thực tế có những đặc trưng sau:
– Tiêu chuẩn được xác định trên cơ sở kỹ thuật sẵn có tốt nhất.
– Các tiêu chuẩn thường được xác định phù hợp với từng ngành
cụ thể (đối với cùng một chất ô nhiễm nhưng tiêu chuẩn sẽ khác nhau
đối với các ngành khác nhau).
– Các tiêu chuẩn thường khác nhau đối với các nguồn gây ô
nhiễm cũ và mới (thường là chặt chẽ hơn đối với các ngành công
nghiệp mới).
– Các tiêu chuẩn thường thống nhất.
86
Giáo dục và tuyên truyền bảo vệ môi trường
Giáo dục môi trường nhằm giúp cho các cá nhân và cộng đồng có
kiến thức về bản chất các vấn đề môi trường, nhận thức được ý nghĩa,
tầm quan trọng, giá trị của môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi
trường, thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường.
Với các nhà sản xuất: các thỏa ước tự nguyện của các nhà sản
xuất cam kết xây dựng chiến lược phát triển theo hướng bảo vệ môi
trường sinh thái; tuyên truyền trên những phương tiện thông tin đại
chúng; giáo dục chính quy trong nhà trường từ mầm non đến đại học,
sau đại học từ đó có ý thức và các hành động bảo vệ môi trường. Hình
thức rất phong phú như môn học, tổ chức các cuộc thi về môi trường,
những buổi tham quan hay góp phần dọn dẹp làm sạch môi trường.
Những hành động nhỏ có thể dễ dàng thực hiện như:
– Sử dụng tiết kiệm giấy, tắt đèn, quạt khi ra khỏi lớp học hay
văn phòng, tắt vòi nước
– Không vứt rác ra đường phố, ao, hồ, sông ngòi.
– Không mua đồ dùng bằng lông thú, không phá cây cối.
– Đọc sách báo về môi trường và tuyên truyền cho người khác
CÂU HỎI
1. Các bạn hãy nêu sáng kiến của mình về hình phạt đối với những
người gây ô nhiễm môi trường và phương pháp giáo dục bảo vệ môi
trường.
2. Hãy nêu hạn chế của việc thực hiện công cụ mệnh lệnh hành chính
trong thực tế. Cho thí dụ về một trường hợp cụ thể trong thực tế mà
bạn biết.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
87
2. Trong thực tế, tác động của công cụ mệnh lệnh hành chính rất hạn
chế vì dù luật lệ, quy định có đầy đủ nhưng muốn xử phạt thì phải có
bằng chứng, thực tế lực lượng cán bộ chuyên trách môi trường khá
mỏng và thiếu phương tiện kỹ thuật nên không đủ sức kiểm tra phát
hiện kịp thời những trường hợp vi phạm để xử phạt. Ngoài ra, nếu
mức phạt không cao cũng không có tác động răn đe tốt.
88
BÀI 6
Hai loại công cụ mệnh lệnh – hành chính và tuyên truyền giáo
dục là cần thiết trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nhưng không
thể đạt được hiệu quả trong mọi trường hợp. Vì thế, các công cụ kinh
tế – tài chính góp phần làm cho hệ thống các công cụ đư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_tai_nguyen_va_moi_truong.pdf