Mục lục
trang
Chương 1: hững kiến thức cơ bản về kỹ thuật SC
Bài 1 : Quá trình hư hỏng và mài mòn của chi tiết máy và phương
pháp phục hồi 1
Bài 2 : Bảo dưỡng ôtô : 05
Chương 2 : Sửa chữa đ ng cơ ôtô
Bài 1 : Sửa chữa các bộ phận tĩnh của động cơ 13
Bài 2 : Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 17
Bài 3 : Sửa chữa cơ cấu phân phối khí 32
Bài 4 : Sửa chữa hệ thống bôi trơn . 40
Bài 5 - Sửa chữa hệ thống làm mát 43
Bài 6 : Sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu 46
Chương 3 : Sửa chữa gầm ôtô
Bài 1 : Bảo dưỡng hệ thống truyền lực 60
Bài 2 : Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái 71
Bài 3 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh 76
Bài 4: Bảo dưỡng hệ thống treo và khung xe 82
Chương 4: Sửa chữa điện ô tô
Bài 1 : Bảo dưỡng sửa chữa ắc qui 83
Bài 2: Bảo dưỡng SC máy phát điện 86
Bài 3 : Bảo dưỡng SC bộ điều chỉnh điện 91
Bài 4 : Bảo dưỡng SC máy khởi động 92
Bài 5 : Bảo dưỡng SC hệ thống đánh lửa 97
Bài 6 : Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng , tín hiệu 104
94 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ôtô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hở, cần sửa chữa.
+ Hỗn hợp khí quá đậm:
Thường có các hiện tượng xả khói đen và phát ra tiếng kêu không bình thường,
động cơ chạy yếu, lượng tiêu hao nhiên liệu tăng, động cơ phát động khó khăn và bu gi
tích muội than, động cơ chạy không tải không tốt
Nguyên nhân: Bướm gió mất tác dụng, không thể mở hoàn toàn . Bầu lọc không khí
quá bẩn hoặc mức dầu quá cao. Gíclơ chính điều chỉnh quá lớn hoặc chưa được lắp chặt.
Mức xăng trong bầu phao điều chỉnh quá cao hoặc phao bị nứt, thủng.Van kim
đóng không kín khít. Van làm đậm đóng không kín, hoặc pít tông dẫn động bằng chân
không mất tác dụng
Phương pháp xử lý: Tháo bầu lọc không khí xuống, kiểm tra bướm gió có ở vị
trí hoàn toàn không. Nếu không mở hoàn toàn thì đẩy cho nó mở hoàn toàn, sau đó
khởi động động cơ. Nếu động cơ làm việc bình thường thì chứng tỏ bướm gió hoặc bầu
lọc gió có hỏng hóc, cần kiểm tra và sửa chữa.
Vặn kim điều chỉnh gíc lơ chính vào một ít. Nếu từ từ vặn vào mà hiện tượng cũng
mất theo thì chứng tỏ gíclơ chính điều chỉnh quá lớn. Nếu kim điều chỉnh vặn đến cùng mà
vẫn chưa hết chỉ có chuyển biến chút ít thì chứng tỏ gíc lơ bị hỏng (mòn) phải sửa chữa.
Kiểm tra mức xăng xem có cao quá hay không. Nếu cao quá thì điều chỉnh lại.
Kiểm tra van làm đậm và cơ cấu dẫn động băng chân không xem có đóng kín
hoặc còn tác dụng hay không.
+ Tăng tốc không tốt:
Nếu tăng tốc không tốt thì có các hiện tượng sau khi tăng tốc đột ngột bộ chế
hoà khí có lửa thoát ra. Nếu tăng tốc chậm thì tốt
Nguyên nhân: Pít tông bơm tăng tốc bị mòn quá nhiều, lò xo pít tông bơm tăng
tốc yếu.Van xăng vào của bơm mất tác dụng. ống phun hoặc đường dẫn tăng tốc bị tắc
Xử lý: Kiểm tra các bộ phận trên và sửa chữa nếu có
+ Bộ chế hoà khí có lửa:
Nguyên nhân: Hỗn hợp nhiên liệu quá loãng. Một xupáp nào đó bị kẹt ở trạng
thái mở
+ Đặt lửa quá sớm:
Phương pháp xử lý. Đóng ngay khoá xăng lại, mở hết bướm ga để máy nhanh
hút hết xăng. Dùng vải dày hoặc chăn chiên bịt bộ chế hoà khí.
+ Bộ hạn chế tốc độ mất tác dụng:
Nếu bộ hạn chế tốc độ mất tác dụng thì có hiện tượng: tốc độ quay của động cơ
khi quá cao, khi quá thấp thậm chí có lúc không thể khởi động được.
Nguyên nhân: Lò xo bộ hạn chế tốc độ điều chỉnh không đúng hoặc bị tuột, gãy.
Phương pháp xử lý: cần kiểm tra điều chỉnh và sửa chữa bộ hạn chế tốc độ.
+ Máy khó chạy vì ngập xăng:
Trường hợp này nếu tháo thử một bu gi thì thấy điện cực quá ướt. Lau khô điện
47
cực rồi lắp lại và quay máy. Nếu vẫn thấy các điện cực bị quá ướt chứng tỏ động cơ bị
ngập xăng khó khởi động.
Nếu máy nổ được thì khói đen sẫm phun ra nhiều ở ống xả kèm theo tiếng nổ
lốp bốp. Khi đó nếu tháo bu gi quan sát thì thấy rất nhiều muội than bám vào các cực.
+ Động cơ chạy không tải không tốt:
Hiện tượng: khi cho chạy không tải thì tốc độ quay của động cơ tương đối cao.
Nếu hơi giảm thấp thì tắt lửa, động cơ chạy không đều.
Nguyên nhân: Đường ống nạp bị rò, bu lông ở ống nạp và ống xả bị lỏng. Van
thông hơi của hộp trục khuỷu mất tác dụng. Đầu ống nối chân không bị rò khí. Pít tông
dẫn động bằng chân không bị mài mòn quá. Bướm ga đóng không kín. Gíclơ không khí
chạy không tải quá lớn.
Phương pháp xử lý: Dùng dầu máy để kiểm tra các bộ phận xem có rò khí hay
không. Kiểm tra các đầu nối ống hơi xem có bị lỏng không. Tháo ống khí ra ở hộp trục
khuỷu, dùng giẻ nhét lại. Nếu chạy không tải tốt thì chứng tỏ van thông hơi mất tác
dụng. Kiểm tra bướm ga xem có kín khít với thành buồng hỗn hợp không. Kiểm tra pit
tông dẫn động bằng chân không có bị mòn quá nhiều không, gíc lơ xăng chạy không tải
có lớn quá không, rồi tiến hành điều chỉnh theo phương pháp điều chỉnh chạy không
tải.
. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu đ ng cơ điêzen
1. Sửa chữa bơm truyền nhiên liệu( kiểu pít tông )
1. 1 Những hư hỏng nguyên nhân tác hại:
Các van nạp xả bị mòn hỏng do làm việc lâu ngày, chịu va đập xói mòn của
dòng nhiên liệu chảy qua .
Trong nhiên liệu có nhiều tạp chất cơ học thường van xả mòn nhiều hơn van
nạp vì dòng nhiên liệu có áp suất cao hơn. van bị mòn hỏng làm cho van đóng không
kín. Lò xo của van bị yếu, bị gãy do làm việc lâu ngày. Cặp pít tông xi lanh bơm bị
mòn trong quá trình làm việc. Thân bơm bị nứt, vỡ do thao tác không đúng kỹ thuật.
Tất cả những hư hỏng trên làm tăng khe hở lắp ghép, năng suất bơm giảm, lưu
lượng bơm không đủ nhiên liệu cung cấp cho bơm cao áp
Thanh đẩy của pít tông bị mòn do ma sát với thân bơm, làm cho thanh đẩy
chuyển động không vững vàng.
Con đội con lăn bị mòn do làm việc lâu ngày, gây tiếng kêu khi động cơ làm
việc. Xi lanh pít tông bơm tay bị mòn do ma sát với nhau làm cho việc xả e khó khăn .
1. 2. Kiểm tra và sửa chữa
+ Kiểm tra:
Tháo rời và rửa sạch các chi tiết để kiểm tra
Dùng mắt quan sát các chi tiết cặp xi lanh pít tông có vết xước không, kiểm tra
các van, lò xo van, sự rò rỉ nhiên liệu. . . Sử dụng dụng cụ đo kiểm để xác định độ mòn
của các chi tiết như cặp pít tông xi lanh
+ Sửa chữa:
Các van mòn và hư hỏng ít thì dùng bột rà rà lại mòn hỏng nhiều thì thay van.
Lò xo yếu hoặc gãy thì thay lò xo mới. Pít tông mòn thì mạ crôm rồi gia công lại hoặc
tiện rãnh và lắp gioăng.
Xi lanh mòn xước thì doa lại. Xi lanh và pít tông doa mài lại phải đảm bảo độ
bóng Ra = 0.32 – 0.63 , khe hở lắp ghép phải đảm bảo 0,015 - 0,035mm khe hở lắp
ghép lớn hơn 0,10mm thì phải thay cả cặp.
Thanh đẩy pít tông và lỗ trong thân bơm có khe hở lắp ghép 0,015 - 0,035mm
khe hở lắp ghép lớn hơn 0,10mm thì phải thay cả cặp.
Thanh đẩy pít tông và lỗ trong thân bơm có khe hở lắp ghép 0,01mm trục con
đội và con lăn mòn thì mạ crôm rồi gia công theo kích thước lỗ đảm bảo khe hở lắp
48
ghép là 0,015- 0,045mm độ bóng Ra đạt từ 0.08 – 1.25
Bơm tay mòn hỏng thì thay bơm mới.
+ Yêu cầu kỹ thuật
Bơm sau khi sửa chữa xong đặt lên bàn khảo nghiệm để kiểm tra . Phải đảm
bảo áp suất bơm quy định cho loại bơm đó thông thường từ 1 6KG/cm2 . Phải đảm bảo
năng suất bơm đúng quy định.
Bơm phải làm việc bình thường không có tiếng kêu, không phát nhiệt và không
rò chảy nhiên liệu.
2. Sửa chữa bầu lọc: Bầu lọc không khí thường có những hư hỏng sau: Các phần
tử lọc bị rách, mủn tắc bẩn do làm việc lâu ngày. Dầu giữ bụi bẩn trong bầu lọc hết
hoặc quá bẩn.
+ Tác hại:
Các hư hỏng đều làm cho không khí cung cấp cho động cơ không được tinh
khiết vì vậy động cơ bị mài mòn nhanh (nhất là cụm pít tông và xi lanh)
Bầu lọc bị tắc bẩn làm cho động cơ nạp thiếu không khí hỗn hợp quá đậm gây
tiêu tốn nhiên liệu, khí xả độc hại công suất động cơ giảm, khả năng tăng tốc kém.
+ sửa chữa
Bầu lọc bị rách mủn, tắc bẩn nhiều ta thay phần tử lọc mới. Đối với phần tử lọc
bằng giấy nếu còn tốt ta dùng khí nén thổi sạch bụi bẩn (thổi từ phía trong ra trước, thổi
ngoài sau) dùng tiếp.
Đối với phần tử lọc bằng sợi mút nếu còn tốt ta giặt sạch và dùng khí nén thổi
khô sau đó thấm dầu bôi trơn vắt khô dùng tiếp. Dầu giữ cặn bẩn thiếu hoặc quá bẩn ta
đổ thêm hoặc thay dầu mới.
Ngày nay ôtô thường dùng lọc gió là loại lọc giấy được thay theo định kỳ.
+ Sửa chữa các đường ống:
Thông thường các đường ống cao áp bị gãy, các đầu nối bị mòn, không kín gây
rò rỉ nhiên liệu, không khí vào trong hệ thống. Các đệm làm kín bu lông rỗng bị cháy
ren không kín do dùng lâu ngày thao tác không đúng kỹ thuật.
Nếu các đầu nối bị mòn ta thay đầu nối khác, đường ống bị gẫy ta hàn lại bằng
hàn hơi. Các đệm bu lông hỏng phải thay mới.
3. Sửa chữa và điều chỉnh bơm cao áp:
3. 1 Công việc chuẩn bị:
Trước khi tháo sửa chữa bơm cao áp phải rửa sạch sẽ bên ngoài sau đó mới tháo
rời từng cụm theo quy trình nhất định.
Chỉ tháo những cụm nào cần sửa chữa, cụm nào làm việc bình thường thì không
cần tháo.
Tháo cụm ra phải đánh dấu và để theo trình tự tránh nhầm lẫn trầy xước.
Rửa sạch các chi tiết bằng dầu hoả, dầu ma rút dùng chổi lông hoặc chổi sơn để chải.
Các cặp xi lanh và píttông phải để theo bộ không được để lẫn lộn, không được
tháo rời ở ngoài, chỉ được phép tháo lắp trong dầu.
3. 2. Kiểm tra và sửa chữa cụm xi lanh pít tông:
Xi lanh pít tông bơm cao áp là cụm chi tiết quan trọng trong hệ thống cung cấp
nhiên liệu động cơ điêzen nó quyết định rất lớn đến công suất của động cơ, suất tiêu
hao nhiên liệu. vì vậy yêu cầu chế tạo, lắp ghép rất chính xác. Độ bóng bề mặt từ. Ra =
0.02 – 0.05
Khe hở lắp ghép 0,001- 0,0025mm
Đảm bảo áp suất phun cao từ 125 - 215 kg/ cm2 để cung cấp cho vòi phun. Hư
hỏng chủ yếu của xi lanh và piston là sau một thời gian làm việc bị mài mòn làm tăng
khe hở lắp ghép.
+ Tác hại: Làm giảm áp suất và lượng nhiên liệu cung cấp, làm rò rỉ nhiên liệu,
49
làm chậm thời điểm phun.
các cặp xi lanh piston mòn không đều làm cho động cơ chạy không ổn định, lực
tác dụng lên các piston không đồng đều nhất là ở tốc độ thấp. Kiểm tra xilanh piston
bằng dụng cụ chuyên dùng.
+ Kiểm tra bằng kinh nghiệm: rửa sạch xilanh, piston bằng dầu sạch. Lắp piston
vào xi lanh 1/3 chiều dài. Đặt xilanh - piston nghiêng 450 so với phương thẳng đứng.
Nếu piston tụt xuống từ từ do trọng lượng bản thân là đạt. Nếu không đạt thì thay
xilanh piston mới.
Chú ý động cơ TOYOTA thông thường ta đặt nghiêng một góc 600 để kiểm tra.
3. 3 Sửa chữa van triệt hồi:
Kiểm tra bề mặt làm việc của van và đế van bị xước thì rà lại bằng bột rà khi
nào đạt yêu cầu thì thôi.
Lò xo van yếu gẫy thì phải thay lò xo mới.
Chú ý: Kiểm tra độ kín của các van bằng cách rửa sạch van và dựng đứng lên.
Dùng ngón tay cái bịt kín lỗ phía dưới đế van. kéo van lên cho mặt trụ thoát khỏi đế và
bỏ tay van phải tự trả về và dừng lại khi phần trụ tiếp xúc với đế van, lấy tay ấn van
xuống thì van phải tự nảy lên và khi buông tay van từ từ đi xuống là tốt.
3. 4. Kiểm tra và điều chỉnh bơm cao áp:
Kiểm tra và điều chỉnh thời điểm bắt đầu phun nhiên liệu của các phân bơm.
Được tiến hành trên bàn khảo nghiệm sau khi đã tháo khớp điều chỉnh góc phun
sớm nhiên liệu.
Trên thân bơm cao áp cần kiểm tra ta lắp vào một đoạn ống cao áp trên đoạn
ống cao áp này ta lắp vào một ống thuỷ tinh có đường kính d = 1-1,5 mm quay trục
cam của bơm để nạp nhiên liệu vào nửa ống thuỷ tinh sau đó từ từ quay trục dẫn động
theo chiều kim đồng hồ và theo dõi mức nhiên liệu trong ống. Thời điểm bắt đầu phun
nhiên liệu của ngăn bơm được xác định theo thời điểm nhiên liệu bắt đầu dâng lên
trong ống thuỷ tinh. Một đĩa chia độ được lắp trên thân của bàn thử ở phía trước trục
dẫn động bơm cao áp. trên khớp nối trục dẫn động của bàn thử ở phía trước trục dẫn
động bơm cao áp có một mũi tên. Nếu lấy góc bắt đầu phun của ngăn bơm thứ nhất là 00 thì
thời điểm phun của các ngăn khác phải tương ứng với các góc lệch công tác của các cam
bơm cao áp. góc lệch công tác giữa các phân bơm không được lớn hơn 10.việc thực hiện
thời điểm bắt đầu phun thực hiện bằng cách xoay vít con đội của bơm cao áp. nới lỏng vít là
hiệu chỉnh thời điểm phun sớm hơn, vặn vào là hiệu chỉnh thời điểm phun muộn hơn.
+ Kiểm tra và điều chỉnh độ đồng đều của các bộ phận bơm cao áp
Tiến hành trên bàn khảo nghiệm. Nhiên liệu của các ngăn bơm được phun vào
các ống đo. Động cơ làm việc phải chạy ở hai chế độ.
Chế độ định mức và Chế độ vòng quay nhỏ nhất. Nếu lượng nhiên liệu do các
ngăn bơm cung cấp không đều nhau thì ta phải điều chỉnh lại bằng cách: Xoay ống lót
điều chỉnh. Muốn vậy phải tháo vít kẹp của ống răng phía ngoài ống lót, quay ống lót
bạc ngược kim đồng hồ là giảm luợng, quay thuận là chiều tăng.
+ Kiểm tra và điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp ở các phân bơm: Được kiểm
tra và điều chỉnh trên bàn khảo nghiệm. Khi kiểm tra ta theo dõi đồng hồ báo áp suất
dầu trên đường ống thấp áp khi áp suất đạt 11, 5 kg/cm2 thì lúc đó ta điều chỉnh tốc độ
của động cơ này đúng quy định. Đưa tay ga của bơm cao áp về vị trí cung cấp cực đại,
đa cốc hứng vào vị trí làm việc. Xác định lượng nhiên liệu phun vào cốc hứng sau 100
lần phun để so sánh với tiêu chuẩn. Nếu không đạt tiêu chuẩn thì điều chỉnh bằng vít 2
chiều hoặc vít giới hạn cực đại của thanh răng.
ví dụ: động cơ òMZ 238 tốc độ vòng quay của trục cam 1030 v/p sau 100 lần
phun nhiên liệu thu được nhiên liệu ở các cốc đều nhau và bằng 10,5 - 10,7 cm2.
3. 4. Sửa chữa bộ điều tốc
50
+ Hư hỏng: Lò xo bộ điều tốc giảm đàn tính, ống trượt, vòng bi bị mài mòn.
chốt và khớp nối bị mòn. nguyên nhân chủ yếu là do làm việc lâu ngày bị mài mòn tự
nhiên.
+ Tác hại: Làm mất khả năng tự điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp ảnh hư-
ởng đến hoạt động của động cơ gây nguy hiểm cho động cơ trong trường hợp động cơ
vượt quá tốc độ.
+ sửa chữa: Được thực hiện trên băng khảo nghiệm có thợ chuyên môn cao tiến
hành kiểm tra hoạt động của nó. Nếu không đạt yêu cầu thì phải phục hồi lại tính năng
của bộ điều tốc rồi kẹp chì niêm phong.
Chú ý công việc cân chỉnh bơm cao áp phải được thực hiện trên máy chuyên
dùng, với thợ chuyên môn. Đối với thợ sửa chữa chỉ được phép sửa chữa những hư
hỏng đơn giản.
4. sửa chữa và điều chỉnh vòi phun
4. 1. đặc điểm làm việc của vòi phun
Vòi phun nhiên liệu làm việc với áp suất cao, vận tốc dòng nhiên liệu thay đổi
đột ngột. Khi làm việc kim bị va đập mạnh với ổ đặt, bị xói mòn của dòng nhiên liệu.
Kim phun tiếp xúc với khí cháy, nhiệt độ cao, kim bị kẹt do muội than, bị tắc lỗ phun.
Vì vậy vòi phun thường bị hỏng nhiều nhất trong hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen.
+ Biểu hiện khi động cơ làm việc như sau: Khí thải có nhiều màu đen hoặc trắng
động cơ chạy không đều, công suất giảm . Khi tháo vòi phun, đầu bị ướt và có muội than.
4. 2 Hư hỏng nguyên nhân tác hại
+ áp suất phun giảm: Nguyên nhân lò xo phun bị giảm đàn tính hoặc gãy do chịu
tải thay đổi, làm việc lâu ngày. Thân kim phun và ống dẫn hướng bị mòn do làm việc
lâu ngày.
Tác hại: làm cho áp suất phun yếu, thay đổi góc phun sớm, công suất động cơ bị giảm.
Kiểm tra: Kiểm tra sơ bộ cho động cơ làm việc ở tốc độ ổn định, dùng clê nới
lỏng đường nhiên liệu đến vòi phun cần kiểm tra. Nghe tiếng nổ của động cơ, tiếng nổ
động cơ không thay đổi thì chứng tỏ vòi phun đó bị hỏng. Tháo vòi phun đó khỏi động
cơ đặt lên kiểm tra và điều chỉnh lại áp suất phun. Nếu không được thì tháo rời kiểm tra
và sửa chữa quan sát bằng mắt các hư hỏng thông thường các vết xước cháy xám.
Sửa chữa: Kiểm tra độ mòn của kim phun theo kinh nghiệm rửa sạch kim phun
bằng dầu điêzen. Đặt kim phun nghiêng 450 rồi kéo kim ra 1/3 chiều dài. Khi bỏ tay nó
phải tự đi xuống dưới ổ đặt bởi trọng lượng bản thân là khe hở còn tốt. Nếu kim phun
không tự đi xuống ta thay kim phun. Đối với động cơ TOYOTA đặt kim phun nghiêng
600. Mặt côn của kim phun đóng không kín với ổ thì rà lại bằng bột rà mịn sau đó dùng dầu
rà bóng. Lỗ phun bị tắc dùng dây kim loại mềm thông rồi thổi lại bằng khí nén, kim bị kẹt thì
ngâm trong dầu rồi tháo nhẹ ra. Lò xo gẫy thì thay mới, yếu có thể tăng vòng đệm.
Yêu cầu kỹ thuật: Lắp vòi phun vào dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra. Phải
chỉnh áp suất phun đúng quy định cho mỗi loại động cơ ( 125 -210kg/cm2). Nhiên liệu
phun phải đảm bảo chất lượng phun tơi sương, phun theo hình nón (phụ thuộc vào kết
cấu của vòi phun), lúc bắt đầu và kết thúc phun phải dứt khoát, đầu kim phun khô
không được đọng dầu nhỏ giọt. Phải đảm năng suất bơm cho từng chế độ làm việc của
động cơ đã quy định.
Các vị trí lắp ghép không được dò chảy nhiên liệu áp suất phun của một số động cơ
TOYOTA động cơ B&3B vòi phun khi mới 115 - 125 Kg/ cm2, đã sử dụng 105 -
125Kg/cm
2
, 11B & 14 B vòi phun khi mới 200- 210 kg/ cm2, đã sử dụng 180 - 210 kg/ cm2.
Đặt bơm cao áp vào động cơ: Việc lắp đặt bơm cao áp trong hệ thống nhiên liệu
của động cơ điêzen đóng một vai trò quan trọng. Nó quyết định chỉ tiêu kinh tế và sự
hoạt động của động cơ. Vì vậy bơm cần phải được đặt một cách chính xác.
4. 3 Cách đặt bơm cao áp dãy
51
a. Cách đặt bơm có dấu
Xác định đúng thời kỳ cuối nén đầu nổ của xi lanh số 1 (bằng cách nút dẻ hoặc
bịt tay lỗ vòi phun số 1. quay động cơ theo chiều làm việc khi nào dẻ bật ra thì quay
chậm và quan sát dấu ở bánh đà và vỏ bánh đà, khi nào dấu ghi góc cung cấp nhiên liệu
sớm trùng với nhau là được).
Quay trục cam của bơm cao áp theo chiều làm việc và quan sát phân bơm của xi
lanh số 1, khi nào đầu con đội xi lanh số 1 bắt đầu tác động vào đuôi píttông của phân
bơm đó thì dừng lại.
Lắp trục cam với trục truyền động theo dấu và bắt chặt bơm vào động cơ.
Lắp các vòi phun vào động cơ (chú ý đệm làm kín).
Lắp các đường ống cao áp, các đường ống dẫn của hệ thống vào các vị trí của nó.
Dùng bơm tay bơm nhiên liệu và xả e trong hệ thống.
Khởi động cho động cơ làm việc. Nếu động cơ khó nổ khi nổ có nhiều khói đen
thì chứng tỏ góc cung cấp nhiên liệu muộn. Nếu động cơ có tiếng gõ đanh khi làm việc
thì góc cung cấp nhiên liệu sớm quá.
Cả hai trường hợp đều phải điều chỉnh lại bằng cách. Nới lỏng bu lông bắt chặt
bơm cao áp, xoay bơm cao áp theo chiều cần chỉnh một góc nhỏ sau đó bắt chặt nổ máy
kiểm tra lại, khi nào động cơ làm việc bình thường thì thôi.
b. Cách đặt bơm không dấu
Xác định đúng thời kỳ cuối nén đầu nổ của xi lanh số 1( bằng cách nút dẻ hoặc
bịt tay lỗ vòi phun số 1. quay động cơ theo chiều làm việc khi nào dẻ bật ra thì quay
chậm và quan sát dấu ở bánh đà và vỏ bánh đà, khi nào dấu ghi góc cung cấp nhiên liệu
sớm trùng với nhau là được).
Quay trục cam của bơm cao áp theo chiều làm việc và quan sát phân bơm của xi
lanh số 1, khi nào đầu con đội xi lanh số 1 bắt đầu tác động vào đuôi pít tông của phân
bơm đó thì dừng lại. Lắp bơm liên động với bộ truyền động và bắt chặt bơm vào động
cơ. Lắp đường ống cao áp của máy 1 vào vị trí của nó sao cho đầu ống ngửa lên trên.
Dùng bơm tay, bơm nhiên liệu và xả e.
Kiểm tra lại bằng cách quay trục khuỷu và quan sát đường ống cao áp khi màng
dầu chuyển động thì dấu trên bánh đà phải trùng với dấu trên thân động cơ (tuỳ theo
trường hợp cụ thể mà ta xoay và điều chỉnh bơm sớm hay muộn). Lắp các vòi phun và
các đường ống cao áp vào động cơ (chú ý đệm làm kín).
Khởi động cho động cơ làm việc. Nếu động cơ khó nổ khi nổ có nhiều khói đen
thì chứng tỏ góc cung cấp nhiên liệu muộn. Nếu động cơ có tiếng gõ đanh khi làm việc
thì góc cung cấp nhiên liệu sớm quá.
Cả hai trường hợp đều phải điều chỉnh lại bằng cách. Nới lỏng bu lông bắt chặt
bơm cao áp xoay bơm cao áp theo chiều cần chỉnh một góc nhỏ sau đó bắt chặt nổ máy
kiểm tra lại. khi nào động cơ làm việc bình thường thì thôi.
+ Cách đặt bơm chia:
I Các bước công việc lắp đặt
1 Quay trục khuỷu động cơ cho xi lanh số 1 ở ĐCT cuối nén đầu nổ
2 Kiểm tra dấu của trục cam và trục cơ với dấu trên thân máy
3 Đẩy bơm vào sát vách của động cơ
4 Bắt chặt bu lông đầu bơm
5 Bắt chặt bơm
6 Đặt dấu của bơm trùng với dấu trên thân động cơ
7 Lắp đai răng vào quay kiểm tra thử
II Các công việc điều chỉnh
1 để xi lanh 1 điểm đánh lửa ở điểm ĐCT
52
2 Tháo rời bu lông trung tâm ở đầu xi lanh cao áp
3 Lắp đồng hồ xo vào vị trí của bu lông trung tâm đó
4 Quay trục cơ tới khi kim đồng hồ so chỉ ĐCD, pít tông ở vị trí ĐCD
5 Chỉnh kim đồng hồ so vào vị trí số 0
6 Quay động cơ theo chiều quay, cho tới khi dấu của bơm và dấu động cơ trùng
nhau
7 Đọc kích thước mm ở đồng hồ so và so sánh với thông số đã cho của nhà chế tạo
8 Giá trị không đúng thì phải nới bơm ra và chỉnh lại
9 Sau đó thực hiện lại từ đầu chỉnh cho đúng
5. Các hư hỏng của hệ thống cung cấp nhiên liệu
a. Chảy nhiên liệu:
Dò chảy nhiên liệu ở thùng chứa, ống dẫn.
Bầu lọc bị nứt vỡ, các gioăng đệm làm kín bị hỏng.
Dò chảy ở các đầu nối do hỏng ren, lắp ghép không chặt, không đúng kỹ thuật.
Tác hại: lượng tiêu hao nhiên liệu tăng lên, không khí lọt vào hệ thống, làm cho
động cơ làm việc không ổn định và có thể không làm việc được. Nó biểu hiện rõ là
động cơ khó khởi động, khi khởi động khói xả màu trắng.
b. Động cơ khó khởi động:
Nguyên nhân:
Không có nhiên liệu, hoặc bầu lọc, đường ống bị tắc.
Vòi phun nhiên liệu bị hỏng.
Bơm áp lực thấp, bơm cao áp bị hỏng.
Đặt góc phun nhiên liệu không đúng.
Bầu lọc không khí bị tắc, bẩn.
c. Động cơ chạy không ổn định:
Nguyên nhân:
Lượng nhiên liệu cung cấp cho các phân bơm không đều.
Các cặp xi lanh, pít tông, van triệt hồi của các phân bơm mòn hỏng không đều nhau.
Các kim phun mòn không đều nhau.
Hệ thống bị lọt không khí.
Dò chảy nhiên liệu ở đường ống cao áp nào đó.
Tác hại:
Làm cho lượng tiêu hao nhiên liệu tăng lên, công suất động cơ bị giảm đi.
d. Đặc điểm của động cơ Diesel:
Hỗn hợp nhiên liệu và không khí được tạo thành ở trong xi lanh do nhiên liệu
được trực tiếp phun vào buồng đốt của động cơ ở cuối thời kỳ nén. Vì thế hệ thống
nhiên liệu của động cơ xăng và động cơ Diesel ít có chỗ giống nhau mặc dù chúng có
chung một tác dụng.
Hệ thống nhiên liệu hoạt động tốt hay xấu có ảnh hưởng đến chất lượng phun
nhiên liệu, hỗn hợp với không khí, quá trình cháy trong xi lanh, tính tiết kiệm và độ bền
của động cơ. Tỷ số nén cao hơn động cơ xăng.
Câu hỏi
1 – Nêu các hư hỏng và nguyên nhân của các bộ phận tĩnh động cơ.
2 – Trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa nắp máy ,thân máy , xi lanh ,
các te.
3 – Trình bày những hư hỏng của Pít tông , nguyên nhân & tác hại của chúng.
4 - Trình bày các phương pháp kiểm tra và sửa chữa pít tông .
5 – Nêu những hư hỏng nguyên nhân tác hại của xéc măng
53
6 – Trình bày những phương pháp kiểm tra và sửa chữa xéc măng.
7-Nêu những hư hỏng , nguyên nhân của thanh truyền
8 – Trình bày những phương pháp kiểm tra và sửa chữa thanh truyền.
9 – Trình bày các phương pháp kiểm tra và sửa chữa trục khuỷu
10 – Trình bày những hư hỏng , nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa
trục cam.
11 – Trình bày những hư hỏng , nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa
xu páp.
12 – Trình bày các phương pháp đặt cam.
13 – Trình bày phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt.
14 – Trình bày những hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa bơm
dầu.
15 – Trình bầy các hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống bôi trơn.
16 – Trình bày những hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa kết nước
,bơm nước , quạt gió.
17 – Trình bày các phương pháp xúc rửa hệ thống làm mát.
18 – Trình bày những hư hỏng và nguyên nhân, phương pháp kiểm tra sửa chữa
bơm xăng.
19 – Trình bày những hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa
bơm truyền nhiên liệu kiểu pít tông.
20 – Trình bày những hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa
bầu lọc hệ thống cung cấp nhiên liệu.
21 - Trình bày những hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa
vòi phun.
Chương 3
Sửa chữa gầm ôtô
Bài 1: bảo dưỡng hệ thống truyền lực
I – Sửa chữa ly hợp
1 – bảo dưỡng ly hợp:
1. 1. Bảo dưỡng hàng ngày:
Kiểm tra sự hoạt động của ly hợp bằng cách cho xe chuyển động và sang số lúc
đang chạy xem quá trình phân ly và tiếp hợp có tốt không.
1. 2. Bảo dưỡng cấp 1:
Kiểm tra hành trình tư do của bàn đạp. Nếu cần thì điều chỉnh
Kiểm tra tình trạng và sự bắt chặt của các lò xo kéo.
Bôi trơn trục bàn đạp và ly hợp và ổ trục khớp ly hợp (vòng bi ly hợp ) bằng mỡ
YC – 1.
Kiểm tra sự làm việc của ly hợp.
Lưu ý: Vòng bi ly hợp cần được bôi trơn bằng mỡ đặc. Tuy nhiên có một số loại
xe, vòng bi được bôi trơn được bôi trơn khi sản xuất khi sử dụng không phải bôi trơn
thêm nữa.
1. 3 Bảo dưỡng cấp 2:
Kiểm tra hành trình toàn phần và hành trình tư do của bàn đạp ly hợp. Nếu cần
thì điều chỉnh. Kiểm tra sự hoạt động của lò xo kéo. Kiểm tra sự làm việc của cơ cấu
dẫn động ly hợp và Nếu cần thiết thì điều chỉnh bộ ly hợp và cơ cấu dẫn động.
2 . Sửa chữa ly hợp:
54
2. 1 Những hư hỏng chính:
Đĩa bị quay trượt, nhả khớp không hoàn toàn và vào khớp không êm.
Đĩa bị quay trượt là do lò xo ép bị gẫy hoặc yếu, mặt ma sát trên bánh đà và các
đĩa ép bị mòn hoặc vênh, trên mặt các đĩa bị động có dầu nhờn các lò xo ép bị hỏng và
các tấm ma sát mòn cần được thay mới, các mặt ma sát trên bánh đà và mặt ma sát cần
phải mài lại.
Nhả khớp không hoàn toàn là do khoảng chạy của bàn đạp ly hợp quá lớn, cũng
có thể do đĩa chủ động bị biến dạng phải điều chỉnh lại khoảng chạy tự do của bàn đạp
và thay mới đĩa chủ động nếu bị biến dạng.
Vào khớp không êm là do tấm ma sát của đĩa chủ động đã mòn, may ơ đĩa chủ
động khó dịch chuyển, vòng bi nhả khớp không ép đồng thời lên các cần bẩy, bàn đạp
ly hợp bị kẹt. Dịch chuyển khó của may ơ đĩa chủ động do rãnh then có vết sây sát cần
phải tẩy sạch các khuyết tật nên rãnh then rồi bôi một lớp mỏng dầu nhờn có than chì.
Nếu vòng bi không ép đồng thời nên các cần bẩy thì phải điều chỉnh lại. Nếu bàn đạp ly
hợp bị kẹt thì phải làm sạch mặt đầu của ống lót cho hết các vết sây sát rồi bôi trơn ống
lót. Khi tháo bộ ống lót để sửa chữa thường phải dùng đồ gá. Khi sửa chữa k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ky_thuat_sua_chua_oto.pdf