Lái xe ô tô trong hình.
1.1. Hình thực hành kỹ năng lái xe ô tô.
Hình thực hành kỹ năng lái xe ô tô bao gồm 10 bài liên hoàn cơ bản sau:
- Tiến qua hình vệt bánh xe và đường vòng vuông góc.
- Tiến qua hình đường vòng quanh co.
- Lái xe ô tô vào nơi đỗ.
+ Ghép ngang (lùi vuông góc)
+ Ghép dọc (lùi vào đỗ dọc)
1.2. Phương pháp lái xe ô tô tiến qua hình vệt bánh xe và đường vòng vuông
góc.
Trước khoảng một thân xe ô tô, muốn điều khiển toàn bộ các bánh xe ô tô ở
phía bên phải đi qua vệt bánh xe có kích thước hạn chế phải biết lấy điểm chuẩn
trên xe ô tô và dưới mặt đất để căn chỉnh cho xe chạy qua theo phương pháp sau:
- Xác định khoảng cách chính xác giữa vị trí người ngồi lái với đường tưởng
tượng vệt bánh xe bên phải của xe dóng lên trên đầu xe ô tô tạo thành điểm chuẩn.
- Từ vị trí người ngồi lái dóng song song với đường trục tâm tưởng tượng vệt
bánh xe có kích thước hạn chế và giữ khoảng cách đến điểm tưởng tượng trên mặt
đường hướng tới vị trí người ngồi lái đúng bằng khoảng cách đã xác định từ vị trí
người ngồi lái đến điểm chuẩn trên đầu xe ô tô.
- Trước khoảng một thân xe ô tô vào đường vòng vuông góc, phanh giảm tốc
độ tới mức cần thiết để có thể chạy an toàn rồi mới vào đường vuông góc.
Khi lái xe ô tô vòng cua trong đường vuông góc, bánh xe sau phía trong
vòng cua sẽ lẹm vào trong vệt bánh xe trước cùng phía, tuỳ theo loại xe ô tô độ
chênh lệch bánh xe trong sẽ khác nhau.
7 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Lái xa ô tô - Chương 4: Lái xe ô tô chở hàng hoá và cách sử dụng một số bộ phận trên xe ôtô có tính động cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải – Thanh Hoá
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Xuân Chung – Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô Trang 1
Chương IV
LÁI XE Ô TÔ CHỞ HÀNG HOÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ
BỘ PHẬN TRÊN XE ÔTÔ CÓ TÍNH ĐỘNG CAO.
1. Lái xe ô tô chở hàng hoá.
Khi chở hàng hoá, do có tải trọng lớn nên lái xe phải chú ý:
- Xếp hàng đúng trọng tải quy định.
- Những hàng dễ xô lệch phải chằng buộc cẩn thận.
- Những hàng gây bụi bẩn phải che chắn kỹ.
- Những hàng cồng kềnh qúa khổ phải chú ý thêm biện pháp an toàn, tránh
va chạm ngoài đường.
- Khi vào đường vòng phải chạy chậm, không lấy lái nhanh.
- Khi đi trên đường xấu phải chạy chậm không phanh gấp và tăng ga đột ngột
để tránh xô vỡ hàng hoá.
- Khi lên dốc hay xuống dốc cần kết hợp nhịp nhàng với các thao tác ga – ly
hợp – hộp số, phanh.
2. Lái xe kéo rơ moóc và sơ mi rơ moóc.
2.1. Kiểm tra trước khi xuất phát.
Kiểm tra rơ moóc hoặc bán rơ moóc và các điểm nối giữa chúng với xe kéo
(chốt nối, khoá hãm, các bộ phận nối hệ thống điện và phanh )
2.2. Kỹ thuật lái xe kéo rơ moóc hoặc bán rơ moóc.
- Khi khởi hành cần cài gài số “1” ga lớn hơn, nhả ly hợp từ từ đến khi rơ
moóc chuyển động mới nhả hết ly hợp và tăng ga chạy bình thường, thường xuyên
giữ khoảng cách an toàn giữa các xe lớn hơn bình thường.
- Hạn chế lùi xe, quay đầu xe phải có bãi đất rộng.
3. Lái xe tự đổ, tự nâng hàng.
a) Xe tự đổ (xe ben).
Là loại xe có cơ cấu nâng hạ thùng bằng thuỷ lực để đổ hàng, thường dùng
chở hàng rời.
- Khi xe chạy đường xấu cần chạy chậm, chạy đường vòng cần giảm tốc,
không lấy lái gấp hoặc phanh gấp.
- Khi đổ hàng phải chọn vị trí có nền cứng và phẳng, kéo phanh tay cẩn thận.
không vừa đổ vừa chạy.
Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải – Thanh Hoá
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Xuân Chung – Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô Trang 2
b) Xe tự nâng hàng.
Xe có trang thiết bị thêm cần cẩu để tự bốc xếp hàng lên xe. Tuyệt đối không
được xử dụng cần cẩu quá tầm, hoặc trọng tải quy định, nâng hạ hàng hoá phải từ
từ.
4. Lái xe ôtô chở chất lỏng
Chở chất lỏng như: xăng, dầu, nước cần chú ý phải chở đầy thùng chứa
(đến mức giới hạn), tránh tạo tải trọng phụ hay giãn nở thể tích vì nhiệt độ hay
dụng cụ chữa cháy nổ.
- Xe chạy với tốc độ đều và phù hợp, tránh xóc mạnh, không va quệt
- Không lấy lái nhiều, phanh gấp, khi vào đường vòng phải giảm tốc độ.
- Thường xuyên kiểm tra, tránh không để rò rỉ.
5. Sử dụng một số bộ phận phụ trên xe.
5.1. Hộp số phụ.
- Xe có nhiều cầu chủ động thường có thêm hộp số phụ.
- Khi đường tốt cần cắt cầu trước chủ động.
- Đường xấu cần gài cầu trước.
Chú ý: Khi gài số thấp của hộp số phụ phải gài cầu trước, khi gài cầu trước
thì không cần gài số thấp.
5.2. Khoá vi sai (nối cứng 2 đầu bánh xe với nhau).
Một số loại xe có trang bị bộ khoá vi sai, sử dụng bộ khoá vi sai khi một bên
bánh xe bị trượt quay, còn một bên đứng yên (patinê). Trường hợp khác không
được dùng khoá vi sai.
Chương V
TÂM LÝ ĐIỀU KHIỂN XE Ô TÔ.
Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải – Thanh Hoá
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Xuân Chung – Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô Trang 3
1. Những công việc chính của hoạt động lái xe.
Trong quá trình điều khiển xe ô tô những công việc chính của hoạt động lái
xe là: quan sát tiếp nhận thông tin về tình hình giao thông, về tình trạng kỹ thuật
của xe ô tô, đánh giá thông tin (phán đoán) và quyết định các thao tác cần thiết để
đảm bảo an toàn (sử lý thông tin) khi tham gia giao thông,
1.1. Quan sát nắm bắt thông tin về chướng ngại vật.
- Khi lái xe phải quan sát xa gần, phía trên dưới, bên phải và bên trái, để nắm
bắt thông tin về chướng ngại vật và tình hình xung quanh.
- Khi quan sát, phải tìm hiểu điều kiện an toàn giao thông như: mắt nhìn, tai
nghe biết được cự ly và tốc độ các loại phương tiện tham gia giao thông khác
(cùng chiều và ngược chiều) để phán đoán xử lý.
1.2. Phán đoán tình huống giao thông.
Sau quan sát là phán đoán, đó là hoạt động tư duy, đoán trước các tình huống
giao thông có thể xẩy ra để đưa ra ý định xử lý cho phù hợp và an toàn.
Có xe chạy ngược chiều, nếu còn đủ cự ly an toàn thì có thể cho xe vượt
chướng ngại vật trước xe chạy ngược chiều đến.
1.3. Xử lý tình huống giao thông.
Sử dụng các thao tác lái xe cụ thể để thực hiện ý định của phán đoán.
Khả năng quan sát, phán đoán và xử lý là 3 hoạt động liên quan chặt chẽ với
nhau, đây là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ người lái xe.
2. Sự mệt mỏi và ảnh hưởng của nó khi lái xe.
2.1. Những nguyên nhân gây ra mệt mỏi.
- Thời gian lái xe quá dài.
- Tư thế ngồi lái xe không đúng kỹ thuật.
- Điều kiện môi trường tác động như: tiếng ồn, dao động, nhiệt độ .
- Chất lượng đường và tình trạng giao thông trên đường.
2.2. Xử lý mệt mỏi.
- Khi người lái xe cảm thấy mệt mỏi phải dừng xe để nghỉ ngơi.
- Nếu cảm thấy buồn ngủ thì phải dừng ngay xe lại và tìm biện pháp chống
buồn ngủ.
- Lái xe đường dài cần có 2 người lái, để thay nhau và nên nghỉ ngơi ở các
trạm dừng xe cho phù hợp.
Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải – Thanh Hoá
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Xuân Chung – Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô Trang 4
- Biện pháp chống mệt mỏi hiệu quả nhất là trước mỗi chuyến đi phải ngủ
tốt, không được uống rượu bia
Chương VI
THỰC HÀNH LÁI XE Ô TÔ TỔNG HỢP.
Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải – Thanh Hoá
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Xuân Chung – Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô Trang 5
Thực hành lái xe ôtô tổng hợp nhằm củng cố, hoàn chỉnh, nâng cao kỹ năng,
rèn luyện tính độc lập điều khiển và xử lý tốt các tình huống giao thông.
1. Lái xe ô tô trong hình.
1.1. Hình thực hành kỹ năng lái xe ô tô.
Hình thực hành kỹ năng lái xe ô tô bao gồm 10 bài liên hoàn cơ bản sau:
- Tiến qua hình vệt bánh xe và đường vòng vuông góc.
- Tiến qua hình đường vòng quanh co.
- Lái xe ô tô vào nơi đỗ.
+ Ghép ngang (lùi vuông góc)
+ Ghép dọc (lùi vào đỗ dọc)
1.2. Phương pháp lái xe ô tô tiến qua hình vệt bánh xe và đường vòng vuông
góc.
Trước khoảng một thân xe ô tô, muốn điều khiển toàn bộ các bánh xe ô tô ở
phía bên phải đi qua vệt bánh xe có kích thước hạn chế phải biết lấy điểm chuẩn
trên xe ô tô và dưới mặt đất để căn chỉnh cho xe chạy qua theo phương pháp sau:
- Xác định khoảng cách chính xác giữa vị trí người ngồi lái với đường tưởng
tượng vệt bánh xe bên phải của xe dóng lên trên đầu xe ô tô tạo thành điểm chuẩn.
- Từ vị trí người ngồi lái dóng song song với đường trục tâm tưởng tượng vệt
bánh xe có kích thước hạn chế và giữ khoảng cách đến điểm tưởng tượng trên mặt
đường hướng tới vị trí người ngồi lái đúng bằng khoảng cách đã xác định từ vị trí
người ngồi lái đến điểm chuẩn trên đầu xe ô tô.
- Trước khoảng một thân xe ô tô vào đường vòng vuông góc, phanh giảm tốc
độ tới mức cần thiết để có thể chạy an toàn rồi mới vào đường vuông góc.
Khi lái xe ô tô vòng cua trong đường vuông góc, bánh xe sau phía trong
vòng cua sẽ lẹm vào trong vệt bánh xe trước cùng phía, tuỳ theo loại xe ô tô độ
chênh lệch bánh xe trong sẽ khác nhau.
1.3. Phương pháp lái xe ô tô tiến qua hình đường vòng quanh co.
Khi lái xe tiến qua đường vòng quanh co phải cho xe chạy vòng sao cho ở
chỗ cua trái bánh xe trước bên phải theo sát mép ngoài của đường cua, ở chỗ cua
phải thì bánh xe trước bên trái bám sát mép ngoài của đường cua. Phải cho xe chạy
thật chậm và luôn căn để chừa ra một khoảng cách an toàn ở phía ngoài và phía
trong của đường cua.
1.4. Phương pháp lái xe ô tô vào nơi đỗ.
a) Ghép dọc (lùi vuông góc) vào chỗ đỗ hẹp.
* Ngắm trước vị trí định lùi
- Dừng xe ở chỗ để lùi
Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải – Thanh Hoá
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Xuân Chung – Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô Trang 6
- Cách lề bên phải 0,7m tiến lên thật xa điểm A (hết khoảng cách khống chế
để lùi vào nơi ghép xe dọc)
* Lùi xe
- Quan sát an toàn, cài số lùi.
- Đánh tay lái về bên trái sao cho bánh xe sau bên trái bám gần điểm A và
tiếp tục lùi xe.
* Quan sát có thể lùi vào được không.
- Xác nhận bánh xe sau bên trái đã qua được điểm A, không được xa điểm A
quá, góc phải sẽ chạm vạch giới hạn bên phải.
* Trả lại tay lái.
- Giảm tốc độ.
- Khi xe ô tô sắp song song với vạch giới hạn bên phải thì trả tay lái cho xe
song song với vạch giới hạn bên phải.
- Nhìn rộng tầm mắt (ló mặt ra cửa để nhìn, hoặc nhìn qua gương) căn
chuẩn đuôi xe.
* Lùi thẳng.
- Lùi thẳng xe vào.
- Căn không để chạm đuôi.
* Lái xe đi ra
b) Ghép ngang:
* Dừng xe ở chỗ dể lùi, kiểm tra an toàn, dừng trước điểm A, cách vạch giới
hạn bên phải 1 m
* Quan sát phía sau, bên phải trái cài số lùi.
- Lùi đuôi xe tới điểm A thì đánh tay lái hết sang phải, nhìn qua gương hoặc
ló mặt ra cửa quan sát.
Lùi thẳng vào khi đường nối dài thân tráicủa xe đến điểm C thì vừa trả tay lái
vừa lùi thẳng.
Đánh tay lái khi bánh xe sau nằm vào đường nối AB, chú ý đầu xe không
chạm vào điểm A, vừa đánh hết tay lái sang trái vừa lùi thẳng. lưu ý vừa lùi thẳng
không để chạm đuôi và có thể xuất phát ra được.
* Quan sát có thể lùi vào được không.
- Xác nhận bánh xe sau bên trái đã qua được điểm A, không được xa điểm A
quá, góc phải sẽ chạm vạch giới hạn bên phải.
* Lái xe đi ra
Phát tín hiệu xuất phát, quan sát an toàn, chú ý mũi xe bên phải .
Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải – Thanh Hoá
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Xuân Chung – Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô Trang 7
1.5. Phương pháp lái xe ô tô tạm dừng và xuất phát ở chỗ đường dốc.
a) Dừng xe ô tô trên đường dốc lên:
Cần thực hiện đúng thao tác dừng xe đường dốc lên.
- Nhả bàn đạp ga cho xe chạy chậm dần lại.
- Đệm phanh cho xe từ từ chạy vào chỗ dừng,
Về số “1”, đạp nửa ly hợp cho xe ô tô tới chỗ dừng quy định, cắt ly hợp, đạp
mạnh phanh chân và kéo phanh tay để ô tô không bị tụt dốc.
b) Phương pháp xuất phát trên đường dốc.
Khi xuất phát trên đường dốc lên, cần chú ý không để xe ô tô tụt dốc.
- Kiểm tra phanh tay đã ở vị trí kéo chặt chưa.
- Động cơ còn hoạt động hay không.
- Quan sát an toàn xung quanh.
- Nhả nửa ly hợp, nhả phanh từ từ.
- Từ bàn đạp phanh nhanh chóng chuyển sang bàn đạp ga, vừa tăng ga vừa
nhả hết bàn đạp ly hợp.
Chú ý: Khi xuất phát trên đường dốc lên, mà động cơ bị chết máy cần phải:
- Đạp bàn phanh để xe ô tô không tụt dốc.
- Kéo chặt phanh tay.
- Khởi động lại động cơ.
- Xuất phát lại.
2. Lái xe ô tô trên đường giao thông công cộng.
2.1. Đoạn đường giao thông công cộng để tập lái xe ô tô.
- Đường trong thành phố, thị trấn, có mật độ giao thông cao, đông người và
phương tiện tham gia giao thông nhiều, có ngã ba, ngã tư, qua chợ, trường học,
bệnh viện hay đường vòng khuất, đường lên, xuống dốc, có chỗ quay đầu xe, có
nhiều biển báo hiệu giao thông đường bộ thường gặp
2.2. Độc lập điều khiển xe ô tô trên đường công cộng.
Những xe ô tô sử dụng vào việc dạy lái trên đường giao thông công cộng
phải trang bị thêm bộ hãm phanh và có giáo viên sử dụng để bảo hiểm khi cần thiết
qua ngã ba, ngã tư, nơi người đi bộ qua đường, nơi đường vòng khuất, đường hẹp,
đoạn đường đông người qua lại (chợ, trường học, bênh viện ) có các loại biển
báo hiệu đường bộ, đoạn đường lên, xuống dốc ...
Hết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lai_xa_o_to_chuong_4_lai_xe_o_to_cho_hang_hoa_va.pdf