Giai cấp tư sản trang bị một hệ tư tưởng dân chủ tư sản nhằm kêu gọi các tầng lớp, giai cấp khác đứng về phía mình đế lật đổ giai cấp phong kiến, quá trình này diễn ra qua 3 nội dung sau đây:
Đầu tiên là phong trào phục hưng văn hóa (từ thế kỷ XIII): phong trào này đề cao giá trị tư tưởng tự do, giá trị văn hóa từ thời trung cồ mà đã bị giai cấp phong kiến và nhà thờ hạn chế, tăng phẩm giá nhân cách con người, giải phóng con người khỏi sự chi phối của giáo hội. Đây là cơ sở cho sự hình thành các tư tưởng tiến bộ trong thời kỳ khai sáng mà đại diện là: Vonte; Rutxô; . . .
Thứ hai là phong trào cải cách tôn giáo: sự suy tàn của tôn giáo và xã hội đã dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo, hình thành hai giáo phái có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôn giáo, xã hội và cả nhà nước, đó là dòng Luther và Can - Vanh. Phong trào cải cách đòi xóa bỏ đặc quyền của tăng lữ, kêu gọi xây dựng một loại nhà thờ rẻ tiền và chỉ cần lòng tin vào Đức Chúa hơn là qua các tầng lớp tăng lữ trung gian đầy đặc quyền, đồng thời kêu gọi giải phóng cho cá nhân, hạn chế sự phụ thuộc của cá nhân vào nhà thờ và tăng lữ.
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18646 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lịch sử nhà nước và Pháp luật thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười Giecmanh, những tập quán pháp chủ yếu được tập hợp trong bộ luật Xa I,ích (cuối thế kỷ V đầu thế kỷ VI). Đây là nguồn luật chủ yếu trong giai đoạn đầu.
* Luật pháp cua triều đình phong kiến
Bao gồm chiếu chỉ, mệnh lệnh của nhà Vua, các án lệ và quyết định của tòa án nhà Vua. Thế kỷ VI, các nước phong kiến Tây âu ban hành luật thành văn như: luật Xalich, luật Vidigot, Buôcgôngđơ, Xăcxông. . . Nội dung của các bộ luật này chính là sự sao chép lại các tập quán pháp của các "Man tộc" trước đây, do đó luật pháp trong thời kỳ này chưa được xây dựng trên một chuẩn mực pháp lý nào cả.
Thế kỷ VIII, Vương triều Carôlanhgiêng ban hành "Bộ luật điền sản" để điều chỉnh chế độ kinh tế phong kiến, mà đặc biệt là chế độ ruộng đất.
* Luật lệ của giáo hội Thiên chúa
Nó vừa điều chỉnh quan hệ tôn giáo, quan hệ hôn nhân, quan hệ thừa kế, quan hệ trái vụ.
* Luật lệ của lãnh chúa, của chính quyền ở các thành phố tự trị
Trong các lãnh địa phong kiến, nguồn luật này có giá trị thi hành cao. Luật này không cần thống nhất với luật của triều đình, các lãnh chúa khác nhau sẽ có những hệ thống pháp luật khác nhau.
* Những quy định dẫn chiếu từ luật La Mã cổ đại
Thế kỷ XI - XII kinh tề hàng hóa phát triển nhưng pháp luật phong kiến không có các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ này do đó, người ta viện dẫn luật La Mã để giải quyết những vấn đề phát sinh từ quan hệ này.
1. 2 Vai trò của các nguồn luật
* Trong từng giai đoạn, mỗi nguồn luật có vai trò khác nhau
Trong thời kỳ đầu, nguồn của pháp luậl chủ yếu là các tập quán pháp
Ví dụ: Trước khi Clôvit ban hành Xalich bằng văn bản, mọi tội phạm của người Frăng đều được xét xử trong đại hội nhân dân hay hội đồng xét xử của công xã (các công xã nông thôn). Phương pháp này được thực hiện bằng hai cách. Một là, bị cáo và toàn thể gia đình phải thề độc, vì con người thời bấy giờ cho rằng thần thánh không cho bị cáo thề sai. Hoặc là bị cáo phải cầm miếng sắt nung đỏ, hay nhúng tay vào dầu sôi. Vết thương được buộc lại, ít lâu sau nếu vết thương khỏi thì bị cáo vô tội, và ngược lại.
Lý do trong thời kỳ đầu của chế độ phong kiến Tây âu nguồn chủ yếu của pháp luật là tập quán vì lúc này khi mới xây dựng nhà nước phong kiến nên các tộc người Giecmanh chưa có điều kiện để tiếp thu nền tảng pháp lý của La Mã, đồng thời do tình trạng xây dựng nhà nước phong kiến từ chế độ cộng sản nguyên thủy nên những tập quán trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy còn là cơ sở để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Đến thế kỷ VI, các nước phong kiến lảy âu ban hành luật thành văn như: luật Xahch, luật Vidigot, Buôcgôngđơ, Xăcxông. . .Nội dung của các bộ luật này chính là sự sao chép lại các tập quán pháp của các "Man tộc" trước đây. Nói cách khác, những luật này chỉ là những tập quán của các tộc người trước đây giờ được văn tự hóa, nhưng đã ít nhiều phản ánh được những quan hệ kinh tế, xã hội buổi đầu của chế độ phong kiến. Do đó, luật pháp trong thời kỳ này chưa được xây dựng trên một chuẩn mực pháp lý nào cả
Thế kỷ VIII, Vương triều Carôlanhgiêng ban hành "Bộ luật điền sản " để điều chỉnh chế độ kinh tế phong kiến, mà đặc biệt là chế độ ruộng đất.
Vào thể kỷ XI - XII, chế độ phong kiến phát triền cực thịnh, nhiều bộ luật thành văn được ban hành. Đặc biệt, trong thời kỳ này kinh tế hàng hóa phát triển trong khi pháp luật phong kiến~vẫn không có chế định điều chỉnh quan hệ này, do đó, người ta viện dẫn luật La Mã để giải quyết những vấn đề phát sinh từ quan hệ này.
Ví dụ: Một số tập hệ thống hóa pháp luật ra đời ở Itaha, Đức, Pháp. Tiêu biểu nhất là tuyển tập Lambatsky ở Italia. Hoặc hai tuyển tập luật ở Đức gồm 60 tập cỡ:lớn và trên 300 tập cỡ nhỏ. Đặt biệt là bộ pháp điển Toàn thư của Pháp, bộ luật này ra đời muộn, đề cập nhiều đến thương nghiệp. Bộ luật này là kết quả của sự tiếp thu luật La Mã một cách có chọn lọc và được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quan hệ phong kiến.
* Ở từng vùng, việc sử dụng nguồn luật cĩmg khác nhau
Ví dụ: ở miền Bắc nước Pháp, yếu tố kinh tế hàng hóa kém phát triển, nên ở đây chủ yếu sử dụng tập quán pháp của bộ luật Xalich. Người ta coi miền Bắc nước Pháp là quê hương của tập quán pháp hay pháp luật không thành văn.
Ở miền Nam nước Pháp, yếu tố kinh tế hàng hóa phát triển hơn miền Bắc, nên luật La Mã có ảnh hưởng sâu rộng và luật thành văn cũng sớm phát triển hơn so với miền Bắc.
2. Nội dung cơ bản của pháp luật phong kiến Tây âu
2.1 Những quy định về dân sự
2. 1. 1 Quy định về tài sấn
* Về quyền sở hữu ruộng đất
Từ thế kỷ V- VI. do người Frăng vừa thoát thai khỏi chế độ công xã thị tộc nên ở buổi ban đầu của chế độ phong kiến, quyền sở hữu ruộng đất ở công xã có 2 hình thức:
Mộy là, ruộng đất thuộc quyền sở hữu chung của công xã đối với ruộng đất canh tác. Công xã tiến hành việc phân chia ruộng canh tác cho các thành viên của mình. Đến thời hạn nhất định nông dân phải trả lại cho công xã để phân chia lại . Thế kỷ VI - VII, quyền sở hữu ruộng đất của công xã bí tan rã, đất đai thuộc quyền sở hữu của người được phân phối (nông dân).
Hai là, ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân đối với nhà cửa, vườn tược xung quanh nhà.
Trên danh nghĩa, toàn bộ lãnh thổ của vương quốc là tài sản của Vua, Vua phân phong cho các thần thuộc của mình. Dần dần, các thần thuộc biến ruộng đất được phân phong thành ruộng đất tư hữu. Từ thế kỷ IX - XI trở về sau, ruộng đất này trở thành lãnh địa và thuộc toàn quyền sở hữu của lãnh chúa phong kiến.
Quyền sở hưu các tài sản khác
Bộ luật Xa Lích thừa nhận chế độ tư hữu về động sản. Vấn đề này được phản ánh qua những điều khoản quy định các hình phạt đối với các tội trộm cắp hoặc gây thiệt hại đến gia súc, hoa màu của người khác.
2.1.2 Quy định về hợp đồng dân sự
Đến thế kỷ XII - XIII, trong các thành phố tự trị kinh tế công thương nghiệp phát triển, các thành phố này bắt đầu viện dẫn pháp luật La Mã để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hợp đồng, trái vụ như các loại hợp đồng mua bán, tặng cho, đoi chác, thuê mướn, ủy.thác. . . do đó, pháp luật của các thành thị trong thời kỳ này rất phát triển.
2.1.3 Quy định về hôn nhân gia ảnh
Bộ luật Xa Lích nghiêm cấm tục cướp vợ hoặc mua bán vợ. Bộ luật quy định trong thủ tục kết hôn, người chồng phải tặng quà cưới cho vợ (thay cho tiền mua vợ). Sau đó số tài sản này trở thành tài sản chung.
Theo phong tục, để giữ lại toàn bộ số tài sản của dòng họ, người phụ nữ goá chồng phải kết hôn với anh hoặc em của chồng (chưa có vợ). Tuy nhiên, người phụ nữ này có thể lấy chồng thuộc dòng họ khác với điều kiện:
Một là, phải được gia đình chồng cũ ưng thuận;
Hai là, người chồng mới phải nộp cho gia đình chồng cũ một khoản tiền nhất định.
Về sau, chế độ hôn nhân gia đình chịu nhiều ảnh hưởng của thế lực nhà thờ và luật lệ thiên chúa giáo. Luật lệ tôn giáo và luật pháp nhà nước đều ngăn cấm việc ly hôn.
Địa vị pháp lý của người phụ nữ có được cải thiện hơn so với trong thời chiếm hữu nô lệ. Tuy nhiên, họ vẫn phải phụ thuộc vào người cha. người chồng và con trai; ngoài xã hội phụ nữ có địa vị xã hội thấp kém hơn so với đàn ông cùng đẳng cấp. Do bị ảnh hưởng của thế lực nhà thờ, giáo hội, càng ngày người phụ nữ càng bị mất năng lực pháp lý về tài sản và bị áp dụng cực hình. Tuy nhiên ở một số địa phương của nước Anh, người vợ được quyền quản lý tài sản của mình, ở miền Nam nước Pháp, người vợ được quyền lấy lại của hồi môn và được gia đình chồng cấp phần đất riêng cho người phụ nữ góa chồng.
Đối với nông nô, khi kết hôn phải có sự đồng ý của lãnh chúa. Nếu kết hôn với nông nô của lãnh chúa khác thì phải nộp phạt tiền ngoại hôn. Con do hai nông nô này sinh ra phải chia đều cho cả hailãnh chúa.
2.2 Những quy định về hình sự
2.2.1 Tục trả nợ máu
Do bị ảnh hưởng của các phong tục tập quán trong thời kỳ công xã nguyên thủy, trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến, tục trả nợ máu vẫn còn tồn tại khá đậm nét. Bộ luật Xa Lích quy định: Nếu tội phạm không đủ tiền nộp phạt và cũng không có người nộp thay thì phải mang mạng sống của mình ra chịu tội. Đối tượng phải trả nợ máu là chính kẻ giết người hoặc con trai của người đó. Người được trả thù chỉ có thể là cha, con trai. anh em trai của nạn nhân.
Ngoài ra, luật quy định thời gian chờ trả thù (ví dụ ở Anh, thời gian chờ trả thủ là 12 tháng), nhằm làm giảm bớt tính hung hãn của gia đình người bị hại và tạo điều kiện cho tội phạm có tiền nộp để chuộc tội.
2.2.2 Nộp tiền chuộc tội
Theo bộ luật Xa Lích, bất cứ tội phạm nào cũng được phép dùng tiền để chuộc tội (trừ những tội phạm bị xem là trọng tội: tội phản quốc, tội chống lại giáo hội . . . ). Lúc đầu, mức tiền nộp phạt tùy thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. Về sau, bộ luật quy định mức phạt cụ thể. Một nửa số tiền nộp phạt được chia cho gia đình bị hại, nửa còn lại sung vào công quỹ.
Luật cho phép họ hàng của tội phạm được nộp tiền thay và tội phạm sẽ trở thành nô lệ cho người đã nộp phạt thay mình. Nhưng đến thế kỷ VI, luật cấm người khác nộp phạt thay, tội phạm phải tự mình bỏ tiền ra để chuộc tội và mức tiền nộp phạt tùy thuộc vào địa vị của người bị hại. Nếu tội phạm là kẻ giết người mà không chịu nộp phạt hoặc không có tiền nộp phạt thì sẽ bị tử hình.
2.2.3 Về hình phạt
Tính giai cấp trong pháp luật phong kiến thể hiện rõ trong việc quy định hình phạt. Tùy theo thân phận và địa vị của người phạm tội và người bị hại, pháp luật quy định mức hình phạt khác nhau.
2.3 Nhưng quy định về tố tụng và tư pháp
2. 3. 1 Tòa án
Trong thời kỳ phong kiến, quyền tư pháp thuộc về vua, giáo hội và các lãnh chúa phong kiến. Tuỳ từng thời kỳ khác nhau mà quyền tư pháp của các thế lực có vai trò khác nhau. Giáo hội có quyền lập ra những "Tòa án tôn giáo thiêng liêng" để xét xử những người bị coi là dị giáo, chống lại giáo hội . . .
Trong thời kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến, một nguyên tắc hoạt động phố biến của tòa án là người xét xử phải có tài sản ít nhất bằng tài sản của của người bị xét xử.
2.3. 2 Tổ chức luật sư
Tổ chức luật sư đã từng xuất hiện trong thời kỳ La Mã cổ đại, đến thời kỳ phong kiến tổ chức này hoạt động như những ngành nghề trong xã hội và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội.
2. 3. 3 Viện công tố
Ban đầu, Viện Công tố do Nghị viện thành lập và trực thuộc Nghị viện. ủy viên công tố phải là thành viên của Nghị viện. Về sau, Viện Công tố tách khỏi Nghị viện thành một cơ quan độc lập. Viện Công tố có chức năng theo dõi ngân khố quốc gia và giám sát công việc tố tụng hình sự.
2.3.4 Về tố tụng:
Trong pháp luật phong kiến Tây âu, suốt một thời gian dài tồn tại nguyên tắc tố tụng "quan tòa phải có tài sản ít nhất bằng bị cáo. Với quy định này, pháp luật đã công khai bảo vệ quyền lợi của đẳng cấp trên trong xã hội phong kiến.
3. Nhận xét
Thứ nhất, pháp luật là một phương tiện đề nhà nước đàn áp, bóc lột quần chúng nhân dân lao động, bảo vệ địa vị, quyền lợi của tập đoàn phong kiến thế tục và tập đoàn phong kiến giáo hội.
Thứ hai, pháp luật phong kiến kém phát triền hơn so với pháp luật thời Uy La cổ đại, vì những nguyên nhân sau đây:
Một là, trong một thời gian dài, tình trạng phân quyền cát cứ và kinh tế tự cung tự cấp đã kìm hãm sự của kinh tế hàng hóa, kìm hãm sự thống nhất và phát triển của pháp luật, đặc biệt là luật về dân sự.
Hai là, các lãnh chúa phong kiến phải tập trung và các cuộc chinh phạt lẫn nhau, không có thời gian cho việc xây dựng pháp luật. Trong các lãnh địa, các tập quán pháp và lệnh miệng của lãnh chúa phong kiến được dùng để điều chỉnh các vấn đề xã hội.
Ba là, tuyệt đại đa số cư dân bị mù chữ, thậm chí nhiều quý tộc cũng không biết đọc biết viết. Nhà nước và giáo hội bắt buộc dân chứng học thuộc lòng kinh thánh mà không thực hiện giáo dục toàn diện.
Bốn là, người có quyền thống trị ở đây lại là dân tộc vừa thoát khỏi chế độ công xã nguyên thủy, nên trong pháp luật của họ còn bị ảnh hưởng nhiều những phong tục tập quán của thời công xã nguyên thủy.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Vì sao pháp luật phong kiến Tây âu kém phát triển hơn so với hệ thống pháp luật Hy - La đã từng tồn tại trước đó.
2. Hãy trịnh bày nội dung của tục "Trả nợ máu” trong pháp luật phong kiến phương Tây.
3. Hãy trình bày nội dung của nguyên tắc "Chuộc tiền" trong pháp luật phong kiến phương Tây
CHƯƠNG III
NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG
1 Nhà rước phong kiến Trung Quốc
1.1 Quá trình hình thành, phát triển và suy vong nhà nước phong kiến Trung Quốc (221 TCN - 1911)
1.1.1 Cơ sở hình thành nhà nước phong kiến Trung Quốc
* Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến
Vào thời kỳ Đông Chu (thế kỷ thứ VIII TCN - III TCN), xã hội phong kiến Trung Quốc có nhiều biến đổi quan trọng:
Việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt làm cho sức sản xuất phát triển nhanh chóng (Trong nông nghiệp, diện tích đất trồng trọt được mở rộng. nhiều kỹ thuật canh tác được áp dụng làm cho năng suất nông nghiệp tăng lên; Thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ, đó là việc cải tiến kỹ thuật và việc tăng số lượng các ngành nghề; Thương nghiệp cũng rất nhộn nhịp.)
Bên cạnh đó, chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước đang dần tan rã, hình thành chế độ tư hữu về ruộng đất vì những lý do sau đây:
Một là, chế độ phân phong ruộng đất bị phá vỡ, chế độ tỉnh điền bị tan rã.
Hai là, quý tộc sử dụng sức lao động của nô lệ để khai khẩn đất hoang và biến thành ruộng đất tư của mình.
Việc mua bán ruộng đất trở nên phổ biến, ruộng đất dần dần tập trung trong tay của quý tộc. Với diện tích ruộng đất rộng lớn, quý tộc tiến hành phát canh thu tô. Nhiều nông dân không có ruộng đất và nô lệ trở thành tá điền, cày cấy ruộng của chủ đất.
Một số khác, do ít ruộng cũng phải lĩnh canh thêm ruộng để cày cấy Nông dân phải nộp địa tô (có thể là tô tiền hay tô hiện vật) cho chủ đất, ngoài ra họ còn phải nộp các khoản sưu thuế khác, phải đi làm không công cho nhà nước trong một thời gian nhất định trong năm, như đắp đê, xây dựng các công trịnh . . . (tô lao dịch).
356 – 350 TCN Thương Ưởng 2 lần ban hành luật pháp và cải cách xã hội
338 TCN Tần Hiếu Công Chết, Huy Văn lên ngôi và Thương Ưởng bị hành quyết
316 TCN Tần chinh phục Sở và Ba
293 TCN Tần đánh bại liên minh Ngụy và Hàn tạo nên trận Y Khuyết
260 TCN Tần đánh tan quân Triệu trong trận Trường Bình
256 TCN Tần chinh phục các vua nhà Chu
247 TCN Doanh Chính, sau này là Tần Thủy Hoàng, lên ngôi
230 TCN Tần chinh phục Hàn
228 TCN Tần chinh phục Triệu
225 TCN Tần chinh phục Ngụy
223 TCN Tần chinh phục Sở
222 TCN Tần chinh phục Yên
221 TCN Tần chinh phục Tề, hoàn thành việc thống nhất Trung Quốc, khởi đầu nhà Tần. Vua Tần trở thành Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên, và biết đến với danh hiệu Tần Thủy Hoàng
Như vậy, trong xã hội dần dần hình thành 2 tầng lớp mới: tầng lớp địa chủ và tầng lớp nông dân tá điền. Đồng thời, xuất hiện một phương thức bóc lột mới- bóc lột địa tô và nhiều khoản sưu thuế khác đối với nông dân.
1.1.2 Lịch sử hình thành nhà nước phong kiến Trung Quốc thống nhất
Trái qua cuộc chiến lâu dài, đến nữa sau thế kỷ thứ V TCN, ở Trung Quốc còn lại 7 nước lớn, đó là: Tề, Yên, Triệu, Nguỵ, Hàn, Sở, Tần và một số nước nhỏ khác. Nhờ cải cách kịp thời và phù hợp với những chuyển biến kinh tế - xã hội, nước Tần trở nên hùng mạnh, tạo điều kiện cho nền sản xuất phong kiến phát triển. Năm 221 TCN, nước Tần hoàn thành công cuộc thống nhất Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến Trung Quốc thống nhất theo chính thể quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
1.1. 3 Lịch sử phát triển và suy vong của nhà nước phong kiến Trung Quốc
* Nhà Tần (221 - 206 TCN)
Xây dựng Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Địa vị hoàng đế rất được đề cao. Những chủ trương, chính sách của Tần Thủy Hoàng tuy phù hợp với tiến trịnh lịch sử lúc bấy giờ nhưng ông tỏ ra rất tàn bạo và xa xỉ làm cho đời sống của nhân dân Trung Quốc vô cùng cực khổ. Do đó, xuất hiện nhiều cuộc đấu tranh giai cấp đã nổ ra nhằm chống lại ách thống trị của nhà Tần.
Nhà Hán (206 TCN- 220):
Vẫn thực hiện quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Tư tưởng nho giáo trở thành công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến. Nhà Hán chia thành hai triều đại: Đông Hán và Tây Hán, giữa hai triều đại này là nhà Tân, tồn tại trong thời gian rất ngắn. Cuối triều Đông Hán, xã hội loạn lạc, các tướng quân tranh giành quyền lợi, hoạn quan lộng quyền, nạn buôn quan bán tước xảy ra một cách phổ biến, triều đình suy yếu nghiêm trọng. Trạng thái xã hội đó đã dẫn đến tình trạng phân quyền cát cứ: thời kỳ Tam Quốc.
Nhà Tấn ( 265 - 420 )
Dòng họ Tư Mã thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tấn không bao lâu thì lại bị tan rã, tiếp tục giai đoạn phân quyền cát cứ: thời kỳ Nam Bắc triều.
* Nhà Tùy - Đường (561 - 90 7)
Thực hiện chế độ quân điền, mở khoa thi để chọn người tài. Thời kỳ nhà Đường là thời kỳ cực thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Cuối triều đại nhà Đường, khi chính quyền trung ương suy yếu thì các Tiết ĐỘ Sứ làm loạn, xã hội lại rơi vào trạng thái phân quyền cát cứ: thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc.
* Nhà Tống (960 - 1279)
Tể tướng Vương An Thạch thực hiện cải cách mang tính xã hội sâu sắc mang lại lợi ích thực tiễn cho người dân.
* Nhà Nguyên "2 79 - 136S)
Do đứng trước một dân tộc bị trị nhưng có trình độ phát triển cao hơn, nhà Nguyên đã kế thừa và áp dụng lại các thiết chế chính trị, xã hội và kinh tế của các triều đại trước đó; đồng thời thực hiện sự phân biệt sắc tộc trong quá trình thiết lập bộ máy nhà nước và trong chính sách quản lý xã hội .
* Nhà Minh (1368 - 1644)
Đây là triều đại cuối cùng do người Hán nắm chính quyền. NhàMinh thực hiện nhiều chính sách tiến bộ nhằm khôi phục lại kinh tế và ổn định trật tự xã hội, khuyến khích việc khẩn hoang.
* Nhà Thanh (1644 - 1911)
Triều đại này do dân tộc Mãn, sau khi chiến thắng người Hán lập ra. Trong thời kỳ đầu, nhà Thanh cũng thực hiện chính sách phân biệt dân tộc.
* Cách mạng tư sản năm 1911
Dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn đã tiến hành cách mạng tư sản chấm dứt thời kỳ thống trị của chế độ phong kiến Trung Quốc hơn 2.000 năm.
1.2 Tổ chức bộ máy nhà nước các triều đại phong kiến Trung Quốc
Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc ngay từ khi vừa thành lập và trong suốt thời kỳ tồn tại là chính thề Quân chủ chuyên chế.
1.2.1 Tổ chức bộ máy nhà nước nhà Tần
* Ở trung ương
Đứng đầu bộ máy nhà nước là Hoàng đế, là người nắm mọi quyền lực nhà nước. Mọi công việc quan trọng của nhà nước đều được các đại thần thảo luận, nhưng hoàng đế là người quyết định cuối cùng. Mệnh lệnh của hoàng đế phải được chấp hành một cách tuyệt đối Hoàng đế ở trong cung điện tại kinh đô ở Hàm Dương, hàng ngày duyệt văn thư từ các nơi trong cả nước gởi tới.
Dưới Hoàng đế là là bộ máy quan lại trung ương gồm Tam công và Cửu khanh.
- Tam công.
- Thừa tướng (Tướng quốc) nắm việc chính trị của cả nước;
- Thái úy: nắm quyền quân sự
- Ngự sử đại phu: nắm quyền giám sát kiêm bí thư (tương đương chức phó thừa tướng)
- Cửu khanh:
1 Phụng thường: phụ trách lễ nghi, tế tự .
2. Lang trung lệnh: phụ trách cung điện, cửa ngõ
3. Vệ uý: phụ trách cảnh vệ
4. Đình úy: phụ trách hình phạt
5. Thái bộc: phụ trách xe ngựa
6. Điển khách: phụ trách dân tộc thiểu số và công việc đối ngoại
7. Tông chính: phụ trách các công việc của hoàng tộc
8. Tri túc nội sử: phụ trách tài chính
9. Thiếu phủ: phụ trách việc thu thuế
* Ở địa phương
Cả nước được chia thành 36 quận, đứng đầu quận là quận thú. Dưới quận là huyện, đứng đầu là huyện lệnh. Dưới huyện là xã, đứng đầu là xã trưởng.
1.2.2 Tổ chức bộ máy nhà nước nhà Hán trung ương
Bộ máy nhà nước thời Hán là bản sao của bộ máy nhà nước thời Tần, chỉ thay đổi về tên gọi của các cơ quan, chẳng hạn: Thừa tướng được đoi tên thành Thượng thư lệnh, tên gọi của các cơ quan trong Cửu khanh cũng thay đổi nhưng chức trách cơ bản không thay đổi
* Ở địa phương
Cả nước được chia thành 13 bộ (châu) mỗi bộ đặt một quan Thứ sử, về sau đổi lại là Châu mục. Dưới châu là quận, đứng đầu quận là Quận thú. Dưới quận là huyện, đứng đầu huyện là Huyện lệnh.
Như vậy, chế độ quản lý ở địa phương có 3 cấp (bộ, quận, huyện). Và chế độ này được áp dụng suốt đến thời kỳ Nam Bắc Triều.
1.2.3 Tổ chức bộ máy nhà nước nhà Tùy, Đường
Ở trung ương
Sau khi thống nhạt Nam -Bắc, Tùy Văn Đế xây dựng bộ máy Nhà nước trung ương tương đối hoàn chỉnh gom có Tam sư, Tam công, Ngũ sảnh, Tam đài, Cửu tự.
- Tam sư thái sư, Thái phó, Thái bảo: không giải quyết công việc hoàn toàn là chức quan danh dự.
- Tam công: Thái úy, Tư đồ, Tư không: dự bàn quốc gia đại sự, tuy nhiên các chức danh này không có thực quyền, chỉ là chức danh cô vân
- Ngũ sảnh
Thượng thự sảnh: Phụ trách công việc hành chính của cả nước. Dưới gồm có 6 thượng thư là bộ Lại, bộ Binh, bộ Lễ, bộ Công, Đô quan và Đô chi.
Thông thư sảnh: Trông coi việc văn thư.
Môn hạ sanh: Trông coi việc giám sát.
Bí thư sảnh: Trông coi văn nghê, sách vở.
Nội thị sảnh: Cơ cấu thuần túy là hoạn quan.
- Tam Đài:
Ngự sử đài: Giữ chức năng giám sát.
Đô thủy đài: Trông coi việc thủy lợi, vận tải đường thủy.
Yết giả đài: Trông coi việc giao thông:
- Cửu tự Thái thường tự, Quang lộc tự, Vệ úy tự, Đại lý tự, Hồng lô tự, Tư nông tự, Thái phủ tự, Quốc tử tự, Tương tác tự.
* Ở địa phương
Nhà Đường chia cả nước thành 10 đạo (đến thế kỷ thứ VIII tăng lên thành 15 đạo). Đứng đầu mỗi đạo là Thứ sử. Dưới đạo vẫn là quận (châu), huyện. Đứng đầu châu là Thích sử, đứng đầu huyện là Huyện lệnh.
Quan lại từ cấp huyện trở lên do triều đình bổ nhiệm.
Thời Trung Đường, Tiết độ sứ kiêm luôn cả chức Thứ sử, nắm đại quyền quân chính ở địa phương. Về sau, chính các Tiết độ sứ này là những phần tử phản loạn cát cứ.
1 2.4 Tổ chức bộ máy nhà nước nhà Tống
Tổ chức bộ máy nhà luống về cơ bản giống mô hình của nhà Đường. Nhưng rút kinh nghiệm của nhà Đường trong việc giao cho Tiết đại sứ quyền lực quá lớn, tạo cơ hội cho Tiết độ sứ uy hiếp chính quyền trung ương, nhà Tống thu hồi binh quyền của các Tiết độ sứ bằng cách bãi bỏ các đạo. Cả nước chia thành nhiều khu vực nhỏ hơn gọi là lộ, do Tri lộ đứng đầu. Dưới lộ vẫn là châu, huyện, xã.
1.2.5 Tổ chức bộ máy nhà nước nhà Nguyên
Do là một dân tộc có nền văn minh thấp kém hơn so với dân tộc bị trị, nên người Mông Cổ đã bắt chước mô hình tổ chức nhà nước, chế độ phân phong ruộng đất thuế khóa của người Trung Quốc trước đó. Mặt khác, nhà Nguyên thi hành chế độ phân biệt đối xử dân tộc khắc nghiệt. Cư dân được chia thành 4 hạng người:
1. Người Mông Cổ;
2. Người Sắc Mục (người Hạ, người Trung á, người Ba
Tư. . . );
3. Người Bắc Hán (người Khiết Đan, Hán, Cao Li. . . ở phía bắc Trung Nguyên, họ không phản đối một cách gay gắt sự cai trị của người Mông Cổ ở Trung Nguyên như người ở phương Nam, do đó họ được xếp ở vị trí thứ 3);
4. Người Nam Hán (các tộc người ở phía Nam Trung Quốc).
5. Trong đó, các chức quan trong bộ máy nhà nước, trước nhất dành cho người Mông Cổ, rồi đến người Sắc Mục, sau đó mời đến người Hán. Quyền chỉ huy quân đội hoàn toàn thuộc về người Mông Cổ.
Về sau, nhà Nguyên thực hiện một số thay đổi trong bộ máy nhà nước, nhằm làm cho nó phù hợp với hoàn cảnh và sự thống trị của mình, .chẳng hạn như: Lục bộ ban đầu do Thượng thư tỉnh cai quản, về sau chuyển cho Trung thư tinh quản lý; ở địa phương, nhà Nguyên chia cả nước thành 10 tỉnh. Dưới tinh là lộ (đứng đầu là Đạt lỗ hoa xích và Tồng quản), châu (đímg đầu là Châu doãn) và huyện (đứng đầu là Huyện doãn).
1.2.5 Tổ chức bộ máy nhà nước nhà Minh
* Ở Trung ương
Chu Nguyên Chương sau khi lật đo được nhà Nguyên, lập nên nhà Minh đã tiến hành cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, làm cho cơ chế thực hiện quyền lực quân chủ phát triển đến mức cực đoan:
Một là, chức Thừa tướng bị bãi bỏ để tập trung quyền lực vào tay nhà vua.
Hai là, từng bộ phận của Lục bộ phải chịu trách nhiệm trước nhà vua.
Ngoài ra, nhà Minh còn thực hiện cải cách một số cơ quan nhà nước:
Thứ nhất, Ngự sử đài được đổi tên thành Đô sát viện, có chức năng kiểm sát quan lại và xét xử.
Thứ hai thành lập Hàn lâm viện đề soạn thảo các văn kiện; Đông các viện để sửa chữa câu văn kiện; Quốc tử giám trông coi việc giáo dục; Tư thiên giám trông coi thiên văn và định lịch pháp.
Thứ ba, cải đổi Trung thư tỉnh thành Nội các (tập hợp các Hàn lâm biên tu, Thái học sĩ).
* Ở địa phương
Nhà Minh đồi đạo, quận (châu), huyện thành tỉnh, phủ, huyện xã Quản lý tinh là Tam ty, đứng đầu phú là Tri phủ, đứng đầu huyện là Tri huyện, đứng đầu xã là Xã trưởng.
Nếu trước đây, quyền hành của đạo được tập trung vào tay của một viên quan thì nay quyền hành ở tỉnh được chia cho 3 viên quan trong Tam ty. Tam ty do triều đình trực tiếp chỉ huy và thường xuyên chịu sự giám sát của ĐÔ sát viện, các Giám sát ngự sử, gồm có:
Thừa tuyên bố chính sứ ty: quản lý hành chính
Đề hình án sát sứ ty: nắm quyền tư pháp.
Đô chỉ huy sứ ty: nắm quyền chi huy quân đội.
1.2.6 Tổ chức bộ máy nhà nước nhà Thanh
Cũng là một triều đại ngoại tộc có trình độ phát triển thấp hơn người Trung Quốc, nên giống như nhà Nguyên, nhà Thanh tiếp tục xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan và cũng thi hành chế độ phân biệt sắc tộc.
* Ở Trung ương
Trong bộ máy nhà nước, Hoàng đế nắm quyền lực tối cao và trực tiếp giải quyết mọi việc. Dưới Hoàng đế là một cơ quan tối cao gọi là "Quân cơ xứ’', do Hoàng đế trực tiếp lãnh đạo để giải quyết những vấn đề qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sach bai giang LSNN va PLTG.doc