MỤC LỤC
Chương I: Nhật Bản trong Thế chiến thứ nhất
5- Phong trào bảo vệ hiến pháp và cuộc chính biến thời Taishô.
6- Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Yêu sách 21 điều.
7- Tình hình kinh thế Nhật Bản trong thế chiến và những cuộc bạo động vì giá
gạo.
Chương II: Thể chế Washington và nền dân chủ thời Taishô
7- Nội các Hara và Hòa đàm Paris
8- Thể chế Washington thành hình.
9- Vai trò của quần chúng lộ diện.
10- .Vận động cho phổ thông đầu phiếu. Nội các của 3 phái hộ hiến thành lập.
Chương III: Thời đại của khủng hoảng
8- Cuộc khủng hoảng tài chính.
9- Cuộc khủng hoảng thời Shôwa.
10- Ngoại giao hòa hoãn của Shidehara và ngoại giao cứng rắn của Tanaka.
Chương IV: Quân đội tăng cường sức mạnh
1- Biến cố Mãn Châu
2- Chính biến ngày 26 tháng 2 (Ni.niroku)
3- Thoát khỏi cuộc khủng hoảng thời Shôwa.
Chương V: Nhật Bản và cuộc Thế chiến lần thứ hai
3- Chiến tranh Nhật Trung bộc phát và hoá thành bãi lầy.
4- Thế chiến thứ hai đối với Nhật Bản.
5- Chiến tranh Thái Bình Dương.
Chương VI: Nhật Bản hậu chiến lại lên đường.
1- Quân Đồng Minh chiếm đóng. Quá trình dân chủ hóa Nhật Bản.
2- Hiến pháp mới đưọc ban hành. Sự tái sinh của hoạt động chính đảng.
3- Thời chiến tranh lạnh bắt đầu. Sự phục hưng của Nhật Bản.
Chương VII: Thể chế 1955 và sự phát triển kinh tế cao độ.
1- Thể chế chính trị 1955.
2- Nhật Bản trong giai đoạn phát triển cao độ.
3- Shôwa khép lại – Heisei mở ra
Chương kết thúc: Di sản lịch sử và ước vọng tương lai.239
1- Chính trị Nhật Bản đầu thế kỷ 21.
2- Di sản lịch sử cần thanh toán.
3- Những vấn đề trực diện.
4- Ước vọng tương lai.
Phụ lục.
Tư liệu tham khảo chính.
280 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lịch sử Nhật Bản - Nguyễn Nam Trân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pa) một thời suy thoái nhưng cũng được phục hồi và đến năm 1937
(Shôwa 12), họ kết hợp thành nhóm Tân Sinh (Shinsei Shinpa) chuyên diễn về vấn đề
thời sự hoặc chuyện tình ái xóm lầu xanh. Kabuki được xem trọng vì là sân khấu cổ
điển nhưng trong nội bộ cũng phải đổi mới cho hợp thời. Vì thế , năm 1931 Shôwa 6),
rạp Tân Tiến (Zenshinza) đã ra đời. Về kịch đại chúng thì các vở nhẹ nhàng và hợp với
các cô gái trẻ có chiều hướng phát triển. Riêng điện ảnh, khoảng năm 1931-32, phim
lồng tiếng (talkies) đã ra mắt và sau đó, trở thành một bộ môn nghệ thuật quan trọng.
Hội họa thời này khá chịu ảnh hưởng của Tây phương. Hội họa truyền thống (Nihonga)
vào thập niên 1930 cũng dần dần tiến hoá nhưng ít thấy có bức tranh nào đáng lưu ý.
Trong chiến tranh Nhật Trung, tranh tuyên truyền cổ động để ủng hộ cho quốc sách thì
nhiều, nhất là khi các nghệ sĩ phải lên đường tòng quân. Tính tự phát của nghệ thuật
không còn nữa.
Nói về sinh hoạt của dân chúng thì trong giai đoạn Taishô bước qua Shôwa, cái ăn cái ở
370
cái mặc của người Nhật đã đậm màu sắc Tây phương nhưng vì tình hình khủng hoảng
trên thế giới nên nói chung, cuộc sống của họ cùng quẩn, tỷ lệ thất nghiệp cao, tranh
chấp lao động và ruộng đất xảy ra thường xuyên. Kẻ có tiền một chút thì đâm đầu vào
cuộc sống hưởng lạc, đồi trụy. Do đó, cũng có thể gọi chung là một thời đại chạy theo
vật dục và cái vô nghĩa, ero guro nansensu ( erotic, grostesque, non sense) như cách
người ta tóm tắt khi nói về thời đó. Quán cà phê, tiệm nhảy làm ăn thịnh vượng, thiên
hạ yêu chuông nhạc lưu hành (kayôkyoku) và nhạc jazz.
Tuy vậy, đùng một cái, từ năm 1937 ( Shôwa 12), khi có chủ trương động viên tinh thần
quốc dân thì chính phủ bắt đầu hạn chế họ chi dụng, quốc dân phải thắt lưng buộc bụng,
để dành tiền. Những năm 1939-41, về mặt phong tục, nam nữ không còn được để tóc
dài, chải đầu láng. Ban đêm, dân chúng không được dùng tín hiệu quảng cáo bằng đèn
neon, các tiệm nhảy (dance hall) đều phải đóng cửa. Giới trẻ được chỉ thị học tập nếp
sống kham khổ cho quen. Ở các trường đại học, sinh viên bị bắt buộc theo các khóa
huấn luyện quân sự. Từ năm 1938 (Shôwa 13), có lệnh thành lập khắp nơi những tổ khu
phố (chônaikai), tổ láng giềng (tonarigumi) để quốc dân tự kiểm soát lẫn nhau xem tất
cả mọi người có theo đúng “quốc sách” hay không.
Nữ sinh trung học bị trưng dụng phục vụ kỹ nghệ chiến tranh
Tiết 2: Thế chiến thứ hai và Nhật Bản:
2.1 Thế chiến thứ hai bùng nổ:
Cuộc đại khủng hoàng kinh tế thế giới đã làm cho sự hòa hợp của xã hội quốc tế mang
tên Thể chế Versailles - Washington băng hoại. Như đã trình bày, các nước chiếm nhiều
thuộc địa với lãnh thổ rộng lớn như trường hợp Anh, Pháp, Mỹ đã tạo nên những khối
kinh tế mà nước họ nắm vai trò chủ đạo nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của riêng mình.
Những nước chống lại khuynh hướng đó là các thế lực mới nổi và chậm chân trong
cuộc chia chác bản đồ thế giới, nghĩa là Đức, Ý và Nhật. Các thế lực này bèn tăng
cường sức mạnh quân sự, rút ra khỏi Hội Quốc Liên tức là tổ chức mà liệt cường có mặt
sẳn đang điều khiển. Một mặt kêu gào phải chia lại thuộc địa, những thế lực mới này
mang quân đi xâm lấn các nước khác.
Năm 1922 (Taishô 11), nhà độc tài người Ý là Benito Mussolini (1883-1945) đã thống
lãnh Đảng Phát Xít đoạt lấy chính quyền. Đảng này là một đảng độc nhất và chuyên
chính, chủ trương tăng cường binh bị. Năm 1935 (Shôwa 10), Phát Xít Ý đã xâm lăng
Ethiopia.
371
Lại nữa, vào năm 1933 (Shôwa 8), đảng Nazi dưới sự chỉ đạo của Adolf Hitler
1889-1945) đã giành được chính quyền ở Đức, triệt bỏ hiến pháp Weimar vốn có tính
dân chủ, hô hào chống lại Hòa ước Versailles, ly khai Hội Quốc Liên. Đến năm 1935
(Shôwa 10), tự mình ra tuyên ngôn tái vũ trang và thi hành một chính sách độc tài.
Hai nước Đức và Ý vào năm 1936, nhân thấy nước Tây Ban Nha đang xảy ra nội loạn,
mới lấy lập trường ủng hộ nhóm phản loạn hữu phái do tướng Francisco Franco
(1892-1975) cầm đầu, hòng lập một trận tuyến chung, một thế lực trung tâm gọi là phe
Trục (Axis powers) ở Âu châu.
Phải nói rằng lúc đó tuy ở Tây Ban Nha có nội chiến nhưng Pháp và Anh lại chủ trương
bất ban thiệp. Còn như Liên Xô - quốc gia Cộng Sản - thì chịu chi viện cho chính phủ
liên kết các lực lượng tả phái trong dân chúng (Republicans) để đối đầu với Franco.
Lúc đó, cả ba nước Đức, Nhật, Ý đều đều ly khai với Hội Quốc Liên nhưng ngược lại,
Liên Xô đã gia nhập vào năm 1934 (Shôwa 9) và từ đó, sẽ đóng một vai trò quan trọng
trên trường chính trị quốc tế. Trước sự bành trướng thế lực của Liên Xô, Nhật tỏ ra quan
ngại. Theo yêu cầu mạnh mẽ của quân đội, năm 1936 (Shôwa 11), chính phủ đã ký một
hiệp ước với Đức để chống lại sự bành trướng của thế lực Cộng Sản (Nhật Độc phòng
Cộng hiệp định). Năm sau Ý cũng theo chân tham gia nên hiệp ước lại có tên Nhật Độc
Ý tam quốc phòng Cộng hiệp định (trong tiếng Nhật, Độc có nghĩa là nước Đức). Nhật
càng ngày càng gắn bó sâu đậm với Đức, Ý và cuối cùng đã trở thành một thành viên
của phe Trục Phát Xít.
Bên cạnh 3 nước phe Trục thì có nhóm 3 nước theo chủ nghĩa tự do gồm có Anh, Pháp,
Mỹ và một lực lượng thứ ba vốn theo chủ nghĩa Cộng sản là Liên Xô. Ba thế lực này
đối lập lẫn nhau.
Tuy nhiên, với đường lối ngoại giao Shidehara thì đến lúc đó, Nhật vẫn có những mối
quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự gần gũi với Anh Mỹ cho nên dù lượng mậu dịch
giữa họ có bớt dần đi nhưng vẫn còn đi lại. Đặc biệt, Nhật hãy còn nhập cảng nhiều mặt
hàng cần thiết đến từ Mỹ. Đối với ba nước, nhất là Mỹ, chưa thấy có dấu hiệu họ sẽ cắt
đứt quan hệ hoàn toàn.
Thế mà chuyện đó đã xảy ra. Không phải Nhật nhưng chính Mỹ đã yêu cầu cắt đứt.
Năm 1939 (Shôwa 14), chính phủ Mỹ thông báo là Hiệp định thông thương và hàng hải
ký giữa hai nước ký từ xưa sẽ không còn hiệu lực kể từ năm sau (1940). Chính vì Mỹ
không thể nào nhẫn nhục với Nhật hơn nữa.
Bởi lẽ lúc đó quân Quan Đông một mình một chợ, muốn làm gì cũng được và cả nước
Nhật đang ở trên con đường quân quốc chủ nghĩa. Nội các cũng đã ngả về phía quân đội,
nhìn nhận Mãn Châu Quốc và đang tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện đối với Trung
Quốc ngay trên đại lục. Trước thái độ ngoại giao ương ngạnh của Nhật, một nước có lý
tưởng bảo vệ quyền dân tộc tự quyết và nền hoà bình thế giới (như Woodrow Wilson,
nhà lãnh đạo của họ từng tuyên bố trong điều 5 của Hòa ước Versailles 1919) thì chẳng
lẽ điềm nhiên tọa thị.
372
Dù vậy, chính phủ Nhật đã có một phản ứng với hiệu quả ngược lại khi bị Mỹ ra thông
báo chấm dứt hiệp ước. Họ thầm nghĩ: “Trong trường hợp nguồn vật tư phải mua của
Mỹ cho đến nay bị gián đoạn, Nhật Bản sẽ không thể tiếp tục chiến đấu với Trung Quốc.
Chỉ còn có cách đánh lấn xuống phương Nam”. Thế nhưng họ không thể nói trắng ra
rằng: “Để đánh nhau với Trung Quốc, chúng tôi cần dầu hỏa và bâu-xít (nguyên liệu để
chế nhôm), cao su, vậy chúng tôi phải tiến quân xuống miền Nam kiếm nó! Họ bèn
dùng những lời hoa mỹ như: “Chúng tôi muốn xây dựng một Khu vực thịnh vượng
chung Đại Đông Á (Daitôa Kyôeiken = Đại Đông Á cộng vinh quyển).
Chữ Đại Đông Á cộng vinh quyển lần đầu tiên được nhắc đến là vào ngày 1 tháng 8
năm 1940 (Shôwa 15). Ngoại trưởng Matsuoka Yôsuke của chính phủ Konoe 2 (ra đời
vào tháng 7 cùng năm) trong khi trình bày cương yếu của quốc sách mà chính phủ ông
đề ra, đã giải thích thêm về từ ngữ “trật tự mới Đại Đông Á” nhắc đến trong đó. Theo
ông thì trật tự này không chỉ áp dụng cho 3 nước Nhật, Trung, Triều mà còn bao trùm
lên cả một khu vực rộng lớn gồm cả Đông Nam Á, gọi là “Khu vực thịnh vượng chung
Đại Đông Á”. Rồi từ hôm ấy, cách gọi này đã được chính thức phổ biến trong dư luận
Nhật Bản. Đặc biệt quân đội Nhật, bên trong cũng như bên ngoài, lúc nào cũng tuyên
bố: “Với tư cách là kẻ lãnh đạo vùng Đông Á, Nhật sẽ thiết lập một nền kinh tế và một
nền văn hoá lớn cho cả khu vực, để mọi thành viên có thể sống cộng tồn cộng vinh
trong sự tự cung tự cấp”. Qua cách nói đó, họ đã chính thức hoá việc xua quân tiến
chiếm phương Nam (Nanshin).
Trong bản cương yếu về quốc sách chính phủ Konoe đề ra, có nói rõ: “Hiện nay trên thế
giới đã chia ra thành nhiều khối (cụm quốc gia), trong mỗi khối, có các thể chế chính trị,
kinh tế, văn hóa đang thành hình” và dự đoán rằng Đại Đông Á140 mà họ cấu tưởng
cũng sẽ là một khối như thế.
Qui mô khối Đại Đông Á
Vùng đất Diện tích (vạn km2) Dân số (vạn người)
Nhật Bản 38,26 7.142,0
Triều Tiên 22,08 2.432,6
Đài Loan 3,60 587,2
Đảo Hoa Thái (Sakhalin) 3,60 41,5
Châu Quan Đông 0,35 136,7
Các đảo vùng biển Nam 0,25 13,1
Trung Quốc
(Mãn Châu Quốc) 130,31 4.320,3
(Khu tự trị Mông Cổ) 61,54 550,8
(Đất chính phủ lâm thời TQ) 60,27 11.630,6
(Đất chính phủ duy tân TQ) 35,01 7.864,4
Đông Nam Á
140
So sánh với thời Thoát Á nhập Âu (Datsya nyuuô, Meiji, 1868-1912) trong chủ thuyết của Fukuzawa
Yukichi thì đây là thời Nhập Á thoát Âu (Nyuua datsuô , Shôwa 1, 1930-45) trước khi Nhật Bản đổi
hướng để đi theo con đường thứ ba là Thân Mỹ nhập Á (Shinbei nyuua, từ 1960).
373
(Thái) 62,00 1.571,8
(Đông Dương thuộc Pháp) 63,00 2.385,4
(Mã Lai thuộc Anh) 13,60 533,0
(Borneo thuộc Anh) 21,13 93,1
(Miến Điện (Burma) 60,50 1.611,9
Ấn thuộc Hà Lan (Indies) 190,43 6.072,7
Phi Luật Tân 29,63 1.600,0
Tổng cộng 795,52 48.587,0
Nói về qui mô kinh tế của khối Đại Đông Á này, Jean Lequiller141 cho biết nó có trử
lượng 95%% cao su thiên nhiên, 90% luá gạo, 66% thiếc, 90% đay gai và 90% cây ký
ninh (thuốc trị sốt rét) trên toàn thế giới. Đó là chưa kể việc Mãn Châu, Trung Quốc rất
giàu than đá.
Mới nhìn vào, người ta tưởng tượng ra một cấu trúc hoành tráng và vĩ đại. Thế nhưng
điềm tĩnh suy nghĩ thì mới biết đó chẳng qua là một hình nộm mà chính quyền Nhật
Bản đương thời đã tùy ý nhào nặn. Những vùng đất được Nhật đem đặt vào trong đó
phải chịu nhiều tai ương đau khổ. Trên thực tế thì kể từ năm 1941 (Shôwa 16) trở đi, với
chiêu bài xây dựng khối thịnh vượng chung cho mình để đối kháng đế quốc chủ nghĩa
Âu Mỹ, Nhật đã nhảy vào Chiến tranh Thái Bình Dương, chiếm đóng một khu vực bao
la. Thế rồi ở khắp nơi trong khu vực, họ đã lập chính quyền quân sự do mình điều khiển.
Họ đã bóc lột cả người lẫn của, để lại tình cảm bất mãn sâu sắc trong lòng dân chúng.
Tướng Tôjô Hideki và các đại biểu tham dự Hội Nghị Đại Đông Á năm 1943
Lịch sử thời Đại Đông Á hãy còn ghi lại những chiêu bài tốt đẹp như “Nhật Mãn nhất
thể”, “Nam Tiến” “Nội Tiên nhất thể” (Quốc nội và Triều Tiên là một), “cộng tồn cộng
vinh”, “độc lập thân hòa” ... với mục đích kết hợp dân chúng trong khu vực cho mục
đích chiến tranh (nhiều người Mãn Châu, Triều Tiên và Đài Loan đã tòng quân trong
quân đội đế quốc) nhưng bên cạnh lại có những chính sách đồng hoá như thần đạo hoá
khu vực (lập thần xã mọi nơi), sáng thị cải danh (thay tên đổi họ theo lối Nhật), dao bái
hoàng cung (vái chào hoàng cung Tôkyô từ xa), bắt thề thốt trung thành với thiên
141
Lequiller Jean, Le Japon, sđd, trang 424.
374
hoàng,... Họ còn cưỡng chế liên hành (đưa người Triều Tiên qua Nhật làm phu dịch),
cưỡng bách dân công xây đắp cầu đường, bắt trồng trọt các giống cây cần thiết phục vụ
quân đội gây nên nạn đói vì thiếu thóc gạo như hồi năm Ất Dậu ở Việt Nam, thành lập
những đoàn phụ nữ phục vụ sinh lý cho quân đội ... Tất cả những hành động đó đã làm
cho người trong khu vực thấy không thể nào chấp nhận Nhật Bản như minh chủ. Đại
nghĩa danh phận “dành lại độc lập cho người Á châu” mà họ đề ra sự thực chỉ là bánh
vẽ. Hội nghị Đại Đông Á lần thứ nhất tổ chức vào ngày 5 và 6 tháng 11 năm 1943 qui tụ
không ai khác ngoài các thủ lãnh của những chính quyền bù nhìn do Nhật đưa ra: Uông
Tinh Vệ (Trung Quốc), Trương Cảnh Huệ (Mãn Châu), Jose P. Laurel (Phi Luật Tân),
Ba Mau (Miến Điện), Chandra Bos (Ấn Độ). Vài nước giữ khoảng cách bằng cách cho
người đại diện tới dự như trường hợp của Thái. Song song nhưng trong một chiều
hướng đối nghịch, ở mọi nơi đều có những phong trào kháng chiến chống Nhật (Việt
Nam, Mãn Châu, Thái, Miến)142.
2.2 Thể chế mới. Phe trục Đức Ý Nhật 3 nước thành hình:
Năm 1938 (Shôwa 13), giữa khi Chiến tranh Trung Nhật trường kỳ hóa thì ở Âu châu,
Đức thôn tính Áo rồi biến Tiệp Khắc thành quốc gia bảo hộ, mở rộng nhanh chóng khu
vực ảnh hưởng.
Bích chương tuyên truyền của phe Trục vào thời chiến
Cũng nước Đức vào tháng 1 năm sau đã nhắn với Nhật là: “ Chúng ta hãy thành lập
quan hệ đồng minh với nhau để cùng chống một số quốc gia thù nghịch” nhưng lần này
không những ám chỉ Liên Xô mà thôi, họ còm ám chỉ Anh và Pháp như những kẻ địch
tiềm ẩn. Lục quân tỏ ra rất phấn khởi và muốn chấp nhận ngay đề nghị này. Thế nhưng
Nội các Hiranuma Kiichirô (Bình Chiểu, Kỳ Nhất Lang, 1867-1952)143 từ khước lời
mời vì họ đánh giá rằng “trong khi Chiến tranh Nhật Trung còn đang nhùng nhằng chưa
ngã ngũ, nếu liên kết đồng minh quân sự với Đức để gánh thêm hai kẻ địch mới là Anh
và Pháp rồi sẽ đến lúc có thêm cả Mỹ nữa thì làm sao đương cự cho nổi! Vậy hãy cứ
142
Ban biên tập báo Mainichi, Thế kỷ 20: Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á, sđd, trang 18-19.
143
Hiranuma Kiichirô xuất thân gia đình phiên sĩ phiên Tsuyama. Tốt nghiệp Đại học Tôkyô, từng làm
thẩm phán, công tố viện nên có thế lực trong ngành tư pháp. Đã thành lập Konhonsha (Quốc bản xã), một
đoàn thể thiên hữu. Năm 1936 ược cử làm Viện trưởng Xu mật viện, năm 1939, lại tổ chức nội các. Vì
không tiên liệu được hiệp ước bất khả xâm phạm ký kết giữa Đức và Liên Xô nên nội các của ông phải
tổng từ chức.Sau Thế chiến thứ hai, bị liệt vào loại chiến phạm hạng A và lãnh án tù chung thân.
375
xem kẻ thù tiềm ẩn duy nhất của Nhật là Liên Xô và phải tìm cách đẩy mạnh hơn nữa
cuộc đấu tranh chống Cộng”.
Việc Hiranuma muốn tăng cường hiệp định phòng chống Cộng Sản sẳn có vì ông ta có
lý do riêng. Thực ra, trong cuộc chiến giữa Nhật và Liên Xô lúc đó, đôi khi Nhật Bản bị
đối phương đánh bại.
Sau khi cuộc hợp tác Quốc Cộng lần thứ hai được thực hiện ở Trung Quốc, Liên Xô đã
gửi giúp quân đội Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch một số lớn quân nhu quân dụng.
Đồng thời, khi thấy quân đội Nhật đang bị khốn khó lao đao, người Nga bèn gửi quân
thêm đến những vùng đất tuy thuộc Mãn Châu Quốc nhưng tiếp giáp với lãnh thổ mình.
Hễ thấy có khe hở là họ không ngần ngại đem quân sang.
Thế rồi hai bên bắt đầu đi đến vũ lực. Tháng 7 năm 1938 (Shôwa 13), xảy ra một cuộc
xung đột vũ trang nhỏ giữa lực lượng cảnh sát tuần biên của hai bên (Mãn Châu Quốc
và Liên Xô) và nhân đó lực lượng Liên Xô và Nhật đã tiến dần đến đụng độ lớn.
Quân Nhật lúc ấy đã tiến vào lãnh thổ Liên Xô, chiếm ngọn núi Trương Cổ Phong144.
Quân Liên Xô liền phản kích, đoạt lại ngọn núi đó (Biến cố Trương Cổ Phong). Quân
Nhật hoàn toàn thua trận. Sau biến cố đó thì hòa bình được thành lập trở lại nhưng
tháng 5 năm sau, hai bên Xô Nhật lại tiếp tục giao chiến như cũ.
Lần này, quân Mông Cổ ở sát nách Mãn Châu Quốc thỉnh thoảng đem quân vượt biên
giới tiến vào bên trong đất Mãn châu. Khi quân Quan Đông đánh đuổi họ đi thì đến lượt
quân Liên Xô lại vượt qua biên giới mà vào. Liên Xô vốn có ký một điều ước chi viện
lẫn nhau đối với Mông Cổ. Những cuộc đụng độ giữa quân Nhật với Liên Xô xảy ra
thường xuyên hơn, nhưng lần này cũng vậy, quân Nhật lại nếm mùi thất bại.
Trong trận đó, quân số 15 nghìn người của Nhật thì đã có đến 30% tử trận và kể cả
những người này thì 70% lính Nhật đã bị loại ra ngoài vòng chiến. Có thể nói là lực
lượng Nhật hầu như bị tiêu diệt. Vụ xung đột nói trên có tên là Biến cố Nomonhan, gọi
theo tên vùng đất gần biên giới Mãn Châu, dọc theo bờ sông Nomonhan ở vùng Đông
Bắc Trung Quốc. Người Nhật cũng không ngờ lúc đó quân đội Liên Xô đã được cận đại
hoá và cơ giới hoá đến mức độ như thế.
Từ khi biến cố ấy xảy ra, Nội các Hiranuma càng có thêm quyết tâm là phải để hết tâm
huyết vào việc, cùng với Đức, phòng chống Cộng Sản.
Tuy nhiên, có một việc người Nhật không ngờ tới! Họ đã hết sức ngạc nhiên khi vào
tháng 8 năm 1939 (Shôwa 14), Liên Xô bỗng nhiên ký kết với Đức một hiệp ước không
xâm phạm lãnh thổ của nhau (non aggression pact).
Đối với Nội các Hiranuma, đây là một sự kiện kinh hoàng. Nó được xem như một hành
động tráo trở lật lọng của Đức, người bạn đồng minh. Nghe được tin này, Thủ tướng
144
Thêm một hành vi vô kỹ luật của quân đội Nhật lúc đó. Không có lệnh của Thiên hoàng, sư đoàn 19
của đệ nhất quân đoàn đóng ở Triều Tiên đã tiến chiếm Trương Cổ Phong nhưng sau đó bị quân Liên Xô,
vốn có hỏa lực mạnh hơn, đẩy lui.
376
Hiranuma đã rụng rời thốt lên; “Bên trời Âu vừa xảy ra một chuyện phức tạp và kỳ quái,
thật không tài nào hiểu nổi”. Thế rồi cả nội các cùng nhau từ chức.
Chức vụ thủ tướng lần này về tay một quân nhân, đại tướng lục quân Abe Nobuyuki (A
Bộ, Tín Hành, 1875-1953) 145. Tháng 9 năm 1939, bất chợt Đức tuyên chiến với Ba
Lan và xâm lấn nước này. Anh và Pháp trả đủa tức khắc bằng cách tuyên chiến với Đức
và như thế, trận Thế chiến thứ hai đã thực sự bắt đầu.
Cùng một nhịp điệu, khi Đức tấn công Ba Lan từ phía Tây thì Liên Xô cũng xâm nhập
lãnh thổ Ba Lan từ hướng Đông. Chỉ trong vòng một tháng, đất nước Ba Lan đã bị trấn
áp, chia làm hai mảnh lọt vào tay hai cường quốc.
Nội các Abe bèn đưa một chính trị gia thân Mỹ là Nomura Kichisaburô146 vào chức
Ngoại trưởng để cải thiện mối bang giao với Mỹ. Đặc biệt nội các này muốn gìn giữ
bằng đủ mọi cách Hiệp định hàng hải và thông thương Nhật Mỹ mà chính phủ Mỹ đã ra
thông cáo là sẽ hủy bỏ. Dĩ nhiên để thực hiện điều đó thì Nhật không được liên minh
quân sự với Đức.Thế nhưng chính sách của Abe không được sự ủng hộ của Quốc hội.
Ra đời mới có 3 tháng, nội các ông đã phải từ chức một lượt.
Tiếp đến là Nội các Yonai Mitsumasa (Mễ Nội, Quang Chính, 1880-1948)147. Ông
thành lập chính phủ vào tháng 1 năm 1940 (Shôwa 15). Nội các Yonai cũng có màu sắc
thân Anh Mỹ như nội các Abe, chủ trương không can thiệp vào cuộc chiến đang xảy ra
ở Âu châu và có thái độ tiêu cực trong việc thành lập quan hệ đồng minh với Đức.
Mặt khác, lúc ấy ở Trung Quốc, trong thời kỳ Nội các Yonai, một chính phủ Dân Quốc
mới đã ra đời ở Nam Kinh. Người lãnh đạo của nó là Uông Triệu Minh (Wang Zaoming,
1883-1944)148. Nhân vật này nguyên đứng ở vị trí thứ hai trong số những người có
thực quyền trong Quốc Dân Đảng, chỉ sau Tưởng Giới Thạch. Ông là người có thái độ
thân Nhật. Tháng 12 năm 1938 (Shôwa 13), ông hưởng ứng lời kêu gọi của giới chức
Nhật, bỏ chính phủ kháng chiến đang đóng ở Trùng Khánh mà trốn về Nam Kinh.
Người Nhật lập cho Uông một chính phủ thân Nhật có sức mạnh lớn với chủ ý mở cuộc
hòa nghị để kết thúc chiến tranh Trung Nhật trong chiều hướng có lợi cho mình. Thế
145
Abe Nobuyuki (1875-53) là một quân nhân gốc ở Kanazawa. Từng làm thứ trưởng cho Tổng trưởng
lục quân Ugaki (trong nội các Hamaguchi Osachi, 1930-31). Năm 1939 giữ chức thủ tướng kiêm ngoại
trưởng. Cũng từng là Tổng đốc Triều Tiên và Chủ tịch Yokusanseiji kai (Dực tán chính trị hội), một tổ
chức chủ trương chính trị độc đảng do tướng Tôjô Hideki lập nên năm 1942 và giải tán vào tháng 3 năm
1945.
146
Nomura Kichisaburô (Dã Thôn, Cát Tam Lang, 1877-1964), đại tướng hải quân, người vùng
Wakayama.Tổng trưởng ngoại giao trong chính phủ Abe Nobuyuki (1939). Từng là Đại sứ ở Mỹ (1940)
và đại diện Nhật thương thuyết nhiều lần với Ngoại trưởng Mỹ Cordell Hull (1871-1955) cho đến ngày
chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ ( 1941).
147
Yonai Mitsumasa là một đại tướng hải quân, người vùng Iwate.Nhiều lần làm Tổng trưởng hải quân.
Ra lãnh chức vụ thủ tướng năm 1940. Sau đó đã vận động lật đổ chính phủ Tôjô để kết thúc chiến tranh
Thái Bình Dương (1941-1945).
148
Uông Triệu Minh được biết nhiều hơn dưới cái tên Uông Tinh Vệ tuy Tinh Vệ chỉ là tên tự. Ông quê ở
Phiên Ngung thuộc Quảng Châu. Từng du học Nhật Bản, tốt nghiệp Đại học Hôsei. Đã hoạt động cách
mạng bên cạnh Tôn Văn. Có thái độ đối lập với Tưởng Giới Thạch thời ở Vũ Hán (1927). Trong Chiến
tranh Nhật Trung, chủ trương chống Cộng thân Nhật. Năm 1938, bỏ trốn khỏi Trùng Khánh về Nam Kinh
lập chính phủ “ngụy Dân quốc” theo Nhật (1940). Sau chết bệnh ở Nagoya.
377
nhưng mưu toan ấy không thành tựu được vì người Trung Quốc các địa phương trên
toàn quốc chẳng mấy ai chịu gửi đại biểu về tham dự chính quyền này. Chính quyền bù
nhìn và yếu ớt của Uông vì thế không làm được chuyện gì để kết thúc chiến tranh.
Trong khoảng thời gian ấy, trên lục địa châu Âu, Đức đã tổ chức những cuộc hành quân
chớp nhoáng, đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác. Tháng 6 cùng năm (1938),
Đức đã chiếm được thủ đô Paris của Pháp. Lục quân Nhật có vẻ cảm kích vì những
chiến thắng vũ bão của Đức nên đã mạnh dạn chủ trương: “Dù có phải đánh nhau với
Anh Mỹ thì cũng chẳng sao. Hãy lập đồng minh quân sự với Đức và tích cực tiến xuống
phương Nam”. Quốc dân Nhật Bản lúc đó hầu như đều có khuynh hướng ủng hộ lập
trường đó.
Cũng trong vòng tháng ấy, cựu thủ tướng Konoe Fumimaro từ chức Chủ tịch Xu mật
viện và ra tuyên ngôn: “Phải thành lập cho được một đảng chính trị mạnh như Đảng
Nazi của Đức hay Đảng Cộng Sản của Liên Xô, xong hẵn hay. Dưới sự lãnh đạo của
đảng đó, chúng ta sẽ xây dựng một thể chế chính trị mới”. Thế rồi, ông ta đi vận động
quần chúng để đạt cái mục đích.
Nhiều đoàn thể và chính đảng tỏ ra đồng điệu với lời kêu gọi của Konoe nên đã tích cực
giải tán tổ chức riêng của mình để hòa đồng vào cái khung của tổ chức mới mà Konoe
nghĩ ra. Quốc dân cũng tỏ ra ủng hộ cuộc vận động cho thể chế mới này và chờ đợi một
chính quyền có năng lực đổi mới. Nhờ đó, Konoe đã được đưa về cái ghế Thủ tướng.
Ngay cả quân đội cũng kỳ vọng nơi ông. Vì muốn để ông thành lập nội các mà họ đã
đồng ý cho Tổng trưởng lục quân Hata Shinroku149 từ chức, rồi sử dụng khả năng của
quân đội “bổ nhiệm các tổng trưởng phụ trách quốc phòng từ những võ quan cao cấp
hiện dịch” mà cố tình không đưa ai ra thế vào chỗ ông ấy. Bị quân đội cản mũi, nội các
Yonai lâm vào thế bí, chỉ có nước từ chức, mở đường cho Konoe trở lại. Và như thế,
Nội các Konoe 2 đã được thành lập vào tháng 7 năm 1940 (Shôwa 15) trong sự đón
chào của các ngành, các giới.
Trước khi Nội các Konoe ra đời thì những nhân vật trên nguyên tắc sẽ điền vào những
chức vụ thủ tướng cũng như tổng trưởng của các bộ hải, lục quân và ngoại giao đã họp
trước để hoạch định những nét chính của chính sách mới mà họ muốn thi hành. Phương
kế đề ra lúc đó là: “Thay đổi đối với nguyên tắc bất can thiệp vào cuộc đại chiến đang
diễn ra tại châu Âu. Củng cố sự liên kết với Đức, Ý và Liên Xô. Tích cực tiến về
phương Nam”. Rõ ràng là họ chủ trương đi ngược với đường lối của Nội các Yonai
trước đây không lâu.
Tháng 9 năm đó, họ thực hiện ngay chính sách đã đồng ý với nhau.
Nhân vì nhận thấy việc chính quốc Pháp và Hà Lan đang bị quân Đức chiếm đóng tạo
nên một cơ hội tốt cho mình, họ đẩy mạnh việc đi tìm tài nguyên vật tư ở các đảo Lan
Ấn (East Indies, thuộc địa Đông Ấn của Hà Lan) và Vùng Phật Ấn (Indochina, hay Ấn
149
Hata Shinroku (“Điền”, Tuấn Lục, 1879-1962), nguyên soái trong quân đội Nhật, gốc phiên Aizu
nhưng sinh ở Tôkyô. Từng giữ chức tư lệnh ở chiến trường Hoa Trung, sĩ quan thị tùng trong hoàng cung,
và làm tổng trưởng lục quân trong các chính phủ Abe và Yonai. Nhân vì ủng hộ việc Konoe ra làm thủ
tướng mà tự từ chức để gây rối ren cho Thủ tướng Yonai.
378
Độ Chi Na, thuộc địa và đất bảo hộ của Pháp). Một là đồn trú, hai là uy hiếp. Việc đồn
trú này vừa có mục đích tìm kiếm vật tư nhưng cũng có ý nghĩa chiến lược là cắt đường
tiếp viện của địch, trong trường hợp này là Tưởng Giới Thạch, như điều họ làm ở vùng
Phật Ấn (Ấn Độ Chi Na, còn gọi là Đông Dương).
Nói về con đường tiếp viện cho Tưởng Giới Thạch thì đó là mạng lưới giao thông mà
Anh Mỹ và đồng minh đã lập ra để cung cấp vật tư cho chính phủ Dân Quốc của họ
Tưởng ở Trùng Khánh, thủ đô kháng chiến. Gọi là “mạng lưới” vì nó không phải chỉ là
một nhưng nhiều con đường: đường qua ngã Myanmar (Miến Điện), đường Hong kong,
đường Vân Nam, đường Tây Bắc vv... Đường Bắc bộ Phật Ấn (hay Đông Dương, phía
Bắc Việt Nam và Lào) là một tuyến đường rất quan trọng. Do đó, nếu quân Nhật chế
ngự được con đường này thì có thể làm yếu đi lực lượng của quân Tưởng, những kẻ
đang triệt để ngăn chặn bước tiến của họ.
Cảnh tù binh Anh, Úc...xây cầu sông Kwai cho Nhật trên con đường vận chuyển Miến Thái
Trong cùng tháng đó, liên minh quân sự giữa 3 nước Đức, Ý, Nhật đã hình thành. Người
Nhật mệnh danh nó là Nichi.doku.i sangoku dômei (Nhật - Độc - Ý tam quốc đồng
minh). Nội dung của nó như sau: “Nhật nhìn nhận địa vị lãnh đạo của Đức và Ý trên các
phần đất ở Âu châu. Ngược lại Đức và Ý cũng nhìn nhận địa vị lãnh đạo của Nhật trên
các phần đất ở Á châu. Giữa ba nước thì ngoại trừ những nước đang có chiến tranh với
họ, nếu có thêm một “nước thứ ba” nào tấn công 1 tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lich_su_nhat_ban_nguyen_nam_tran.pdf