Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (Phần 3)

Kỹ sư chỉ đạo cũng là một người Anh tên Morel. Đầu máy cũng như các toa xe là đồ cũ

người Anh đã dùng rồi. Có thể nói rằng, Nhật có được đường sắt cũng là nhờ có sự đóng

góp của người Anh, quốc gia mà kỹ thuật hỏa xa rất tiên tiến vào thời đó.

Lúc đầu, đường sắt dự định làm trên đất liền nhưng không giải tỏa được mặt bằng vì

gặp sự chống đối quyết liệt của cư dân sống ở hai bên tuyến đường. Họ không chịu dời

nhà đi nơi khác cho nên người có trách nhiệm xây dựng đường sắt đương thời là Ôkuma

Shigenobu phải cho đắp những đoạn dài bằng gò đá trên mặt biển để có thể nối kết

tuyến đường. Ngày nay, ta không còn thấy vết tích của nó bởi vì một phần vịnh Tôkyô

đã bị lấp (nhân tạo) nên có cảm tưởng như xe chạy trên đất liền.

Về lịch sử đường sắt mà nói thì ga xe lửa đầu tiên của Nhật Bản, nơi phát xuất con

đường ấy là ga Shinbashi ở Tôkyô tuy vị trí của nó không phải là ga Shinbashi hiện tại.

Nơi đây hãy còn trưng bày một toa xe lửa cũ để làm kỹ niệm. Sau đó, tuyến đường thứ

hai nối liền Kobe với Ôsaka vào năm 1874 (Meiji 10) và như thế, hệ thống xe hỏa ngày

càng lan rộng. Chính phủ để hết tâm lực cải thiện và phát triển hệ thống xe hỏa nhưng

phải nói ngay rằng, ngày xưa, mục đích của xe hỏa là để chở hàng hoá chứ không phải

chở người.

Vấn đề giao thông trên mặt biển được chính phủ phó thác cho hãng Mitsubishi (Tam

Lăng, nhãn hiệu có hình ba củ ấu). Họ nâng đỡ hậu hĩ hãng này, dùng nó làm phương

tiện để cạnh tranh với các hãng tàu chạy bằng hơi nước (kisen = khí thuyền) của Âu Mỹ.

Người đứng đầu hãng này là một nhân vật có tên là Iwasaki Yatarô (Nham Kỳ, Di Thái

Lang). Chính phủ tuy dồn sức lực cho các chương trình quốc doanh nhưng cũng tỏ ra ưu

ái với các tư nhân, triệt để giúp đỡ bằng cách trao cho những người như Iwasaki quyền

khai thác đặc biệt. Như đã nói đến bên trên, những tư nhân trong ngành thương mại

được đặc quyền kinh doanh về tài chánh ngân hàng, mậu dịch, chuyên chở đường biển

được gọi là seishô (chính thương = con buôn liên kết với chính quyền). Họ là Iwasaki

(Mitsubishi), Mitsui (Tam Tỉnh), Ono (Tiểu Dã).

pdf236 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (Phần 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ga. Duy đảo Karafuto (Hoa thái đảo = Sakhalin) thì nhân vì người dân hai nước sống tạp cư, lẫn lộn vào nhau nên hai bên đồng ý không đặt biên giới, để cho mọi người có thể đi lại và sinh hoạt tự do trên đó. Tuy vậy đến đầu thời Meiji thì người Nga tích cực sang sinh cơ lập nghiệp trên đảo Karafuto. Điều này đưa đến việc là người Nhật chỉ còn cách từ bỏ việc giành chủ quyền trên đảo và nó đã trở thành đề tài tranh luận giữa các nhân vật trong nội các. Có người đề nghị nên bỏ tiền ra (khoảng 200 vạn Yen) để mua đứt hòn đảo (mua bán đất đai mới chiếm được là thông lệ thời ấy, ngay cả giữa Anh, Pháp, Mỹ...). Thế nhưng rốt cuộc, ý kiến cho rằng chỉ nên dồn sức vào việc khai thác Hokkaidô chứ đừng quá ôm đồm đã thắng. Vì thế việc bỏ rơi Karafuto đã được mọi người chấp thuận. Chính phủ bèn gửi Enomoto Takeaki (“Hạ” Bản , Vũ Dương, 1836-1908) làm đặc sứ toàn quyền sang Nga thương thuyết. Năm 1875 (Meiji 8), hai bên đã ký kết Hiệp ước trao đổi đảo Karafuto (Hoa thái) để lấy chùm đảo Chishima (Thiên đảo). Như thế, Nhật Bản trao cho người Nga hoàn toàn quyền lợi về đảo Karafuto, và bù vào việc đó, chùm đảo Chishima tất cả sẽ thuộc về Nhật Bản. Như thế chúng ta đã biết vào đầu thời Meiji, vấn đề biển đảo đã được ấn định như thế nào, nhưng dĩ nhiên nó không ngừng lại đó30. Năm mà Nhật Bản ký kết Hiệp ước trao đổi Karafuto lấy Chishima cũng là năm mà chính phủ gửi một sứ bộ sang Triều Tiên đòi nước này phải mở cửa biển. Thế nhưng việc thương thảo bất thành và Nhật Bản bắt đầu gửi chiến hạm của mình đến bờ biển Triều Tiên, dùng võ lực gây sức ép để mọi việc được tiến hành cho chóng vánh Như thế, chiến hạm Un.yô (Vân Dương) đã tiến gần hải phận Triều Tiên. Mượn tiếng thao diễn, họ mở nhiều cuộc pháo kích, và cũng lấy danh nghĩa điều tra đường biển, họ lảng vảng ở hải phận nước này. Rõ ràng là hành động uy hiếp và khiêu khích.Vào tháng 9 cùng năm, chiến hạm Un.yô tiếp cận đảo Kanfuado (Giang Hoa đảo, Kôkatô trong 30 Vì biển đảo là một vấn đề thời sự quan trọng, nó sẽ được triển khai trong Phần IV, chương cuối cùng của quyển sách này (Chương kết thúc = Epilogue) với nhan đề: Di sản lịch sử và ước vọng tương lai. 113 tiếng Nhật). Đảo Giang Hoa vốn là một thành lũy thiên nhiên quan trọng để bảo vệ thủ đô Seoul (Hán Thành). Không những chọn chỗ này mà đến, hạm trưởng chiếc Un.yô còn phái các thuyền con đến sát bên đảo, vờ bảo là đi xin nước uống. Hành động như vậy mà họ chẳng cần báo trước với người bản xứ. Chỉ có thể xem đây là một sự khiêu khích mà thôi. Thế nhưng, lính Triều Tiên giữ đảo lại rơi vào tròng. Từ pháo đài trên đảo, họ đã bắn mấy phát súng lớn vào những chiếc thuyền con. Hạm trưởng bèn quay trở lại chiến hạm và hạ lệnh bắn trả pháo đài nói trên. Nhân vì thấy khó lòng chiếm được đảo Giang Hoa nên chiến hạm bèn đi qua bên cạnh, phá hoại pháo đài của thành Vĩnh Tông gần đó rồi cho quân lên chiếm hòn đảo nơi có ngôi thành ấy. Cuộc xung đột nói trên được mệnh danh là Kôkatô jiken (Giang Hoa đảo sự kiện). Nhật Bản nhân có sự kiện ấy mới lấy cớ là để bảo vệ Nhật kiều đang sinh sống trên đất Hàn, gửi sứ tiết kèm theo 6 chiến hạm đến Triều Tiên. Với sức mạnh quân sự làm hậu thuẫn, họ cưỡng chế Triều Tiên phải mở cửa biển với luận điệu: “Nếu chịu lập điều ước mở cửa cho người Nhật thông thương thì Nhật Bản sẽ không đòi hỏi Triều Tiên phải có trách nhiệm bồi thường về những gì xảy ra trên đảo Giang Hoa”. Cách ăn nói kiểu này có giống ai chăng? Đúng thế, nó không khác gì lối đối xử hàm hồ của Đề đốc M. Perry đối với Nhật Bản cách đó không lâu (1853-54)! Thì ra chính phủ đã hành động ngang ngược một cách có ý thức chứ không phải tình cờ. Trước sự cứng rắn không khoan nhượng của phía Nhật, Triều Tiên đã ký Nhật Triều tu hiếu điều qui (Nitchô shuukô jôki) vào năm 1876 (Meiji 9). Hãy thử nhìn vào những điểm chính trong nội dung hiệp ước: Trước tiên điều 1 bắt đầu bằng câu nói “Triều Tiên là một đất nước có chủ quyền”. Thế nhưng không phải thương yêu gì Triều Tiên mà Nhật Bản đặt câu đó trong điều 1 của văn bản. Thâm ý của họ là nếu Triều Tiên là một nước có chủ quyền thì nó sẽ giống như Lưu Cầu nghĩa là không phải thuộc quốc của Thanh triều, và như thế, Nhật Bản sẽ dễ bề chặt mất đi mối liên hệ triều cống nhà Thanh của Triều Tiên xưa nay và có thể can thiệp để loại hết thế lực của nhà Thanh trên đất nước Triều Tiên, đặt họ dưới sự kiểm soát của mình. Điều ước còn qui định rằng Busan (Phủ Sơn) và hai cảng khác của Triều Tiên là Inchon (Nhân Xuyên) và Wonsan (Nguyên Sơn) sẽ được mở cửa. Điều ước cũng ghi nhận việc Nhật được hưởng quyền lãnh sự tài phán và miễn trừ quan thuế. Đó là một điều ước bất bình đẳng. Xưa liệt cường o ép Nhật Bản làm sao thì Nhật Bản o ép Triều Tiên y như vậy. Người ta tự hỏi chẳng lẽ không có nước nào lên tiếng chỉ trích thái độ của Nhật hay sao? Dĩ nhiên có chứ. Nước ấy là Mỹ. Tuy nhiên, câu trả lời của Nhật lúc đó là : “Đến phiên tôi làm những điều gì trước đây các ông từng buộc tôi phải làm thôi!”. Mỹ đành ngậm miệng. Nhưng kỳ lạ hơn nữa là nhà Thanh, nước xưa nay vẫn cho mình cái quyền bảo hộ Triều Tiên, cũng im miệng nốt. Có lẽ Thanh triều thấy không có lợi để làm to ra 114 sự việc này. Trước tiên vì họ yếu sức nên không muốn sự kiện đảo Giang Hoa trở thành một cái cớ để cuộc chiến tranh tranh đoạt Triều Tiên giữa họ là Nhật Bản bùng nổ. Do đó, trước khi vụ đảo Giang Hoa xảy ra, nhà Thanh đã từng khuyên Triều Tiên rằng tiếc chi mà không mở cửa cho Nhật. Còn như liệt cường thì lúc đó chẳng mong gì có chuyện rắc rối ở vùng Cực Đông và chỉ muốn vụ đảo Giang Hoa được dàn xếp bằng biện pháp hòa bình. 6.3 Cuộc nổi loạn của giới sĩ tộc bất mãn: Thử trở lại nhìn nội tình của Nhật Bản. Năm Nhật Triều ký hiệp ước hòa thân ( 1876, Meiji 9) cũng là năm mà trong nước Nhật, xảy ra cuộc nổi loạn của giới sĩ tộc bất mãn (Fuhei shizoku no ran). Nguyên nhân trực tiếp của cuộc nổi loạn là lệnh cấm đeo kiếm ra đường (Haitôrei = Phế đao lệnh) ban hành cùng năm 1876. Ngoại trừ quân nhân và cảnh sát, kể từ lúc ấy mọi người phải tuân thủ mệnh lệnh không được đeo kiếm ra đường. Chính phủ đang cố gắng đưa nước Nhật tiến lên con đường trở thành một quốc gia cận đại. Do đó việc cấm mang đao kiếm, ngoài mục đích duy trì trị an còn cấm dân chúng kè kè thanh kiếm bên hông ngoài đường. Như thế, họ sẽ tạo ra một quang cảnh kém văn minh nếu không nói là dã man, chẳng xứng đáng với tư cách công dân của một quốc gia tiên tiến. Nhân vì người nước ngoài cũng hết sức lên tiếng chê bai nên cuối cùng, chính phủ đã quyết tâm dứt điểm vấn đề trên nghĩa là ban bố Phế đao lệnh. Tuy vậy, đối với người võ sĩ như giới sĩ tộc thì thanh kiếm là linh hồn của họ. Phủ định cái linh hồn ấy là làm tổn thương người võ sĩ. Pháp lệnh cấm mang kiếm là giọt nước tràn bình, đã làm bục cái bọc đầy ứ những bất mãn mà họ mang nặng trên người bấy lâu nay. Do đó, họ đã quyết tâm nổi dậy. Ở phần đất cực nam trên đảo Kyuushuu, trong thành phố Kumamoto (Hùng Bản), có một tổ chức gọi là Keishintô (Kính thần đảng). Thành viên của họ đều là người hô hào nhuơng di (đuổi người nước ngoài). Họ là những sĩ tộc bất bình trước những biện pháp đổi mới, Âu hoá của chính phủ, và chủ trương trở lại cái thời trước đó. Khi vừa nghe có lệnh cấm đeo gươm, có người tên Ôtaguro Tomo.o (Thái Điền Hắc, Bạn Hùng) đã cùng trên một trăm đồng chí tấn công Kumamoto chindai (trấn đài) tức nha cảnh sát của chính phủ đặt ở trong thành Kumamoto, giết quan tỉnh trưởng (kenrei = huyện lệnh) và trưởng quan chỉ huy nha cảnh sát, tập kích cả trại lính. Loạn của Kính thần đảng (cũng gọi là Shinpuuren = Thần phong liên) có sự hô ứng của một nhóm khác, đông cỡ trên hai trăm người, gọi là Thu nguyệt đảng (Akizukitô) do hai nhân vật Iso Atsushi (Cơ, Thuần) và Miyazaki Shanosuke (Cung Kỳ, Xa Chi Trợ) cầm đầu. Đảng Thu nguyệt tụ họp những thành phần cựu sĩ tộc của phiên Akizuki (Thu nguyệt), một nhánh nhỏ của phiên Fukuoka trên đảo Kyuushuu. Họ là những người chủ trương phải có một quốc gia hùng mạnh (quốc quyền luận) và ủng hộ chính sách xâm chiếm Triều Tiên (Chinh Hàn luận). Họ cực lực phản đối việc chính phủ muốn giải thể tập đoàn sĩ tộc. Cùng chia sẻ lối suy nghĩ của Thu nguyệt đảng là Maebara Issei (Tiền Nguyên, Nhất Thành), từng giữ chức sangi (tham nghị) trong chính phủ. Ông này cũng 115 họp được trên ba trăm đồng chí vốn là phiên sĩ của Chôshuu. Ông cũng nổi lên ở thành phố Hagi (tỉnh Yamaguchi, cực nam đảo Honshuu), để hiệp đồng với Kính thần đảng. Sử chép đó là Loạn ở Hagi (Hagi no ran). Chính phủ bèn phái ngay quân triệt để dẹp ngay 3 cuộc loạn nói trên và đã thành công. Thế nhưng chính phủ cũng hiểu rằng dẹp được ba nhóm đó không có nghĩa là hoàn toàn dập tắt ngòi lửa chống đối của giới sĩ tộc. Bởi vì hãy còn có Saigô Takamori ở Kagoshima và những đồ đệ của ông ở một trường huấn luyện quân sự tên là Shigakkô (Tư học hiệu) nơi qui tụ những sĩ tộc bất mãn. Sau khi Chinh Hàn luận nếm mùi thất bại và phải về vườn, Saigô Takamori rút xuống Kagoshima (phiên Satsuma cũ), nơi ông phát tích. Năm 1874 (Meiji 7), ông thành lập Tư học hiệu. Trước tiên, trường này chỉ nhận học viên là giới sĩ tộc cùng quê quán Kagoshima với ông và cũng bỏ về xứ như ông thôi. Thế nhưng những người ở ngoài địa phương Kagoshima cũng đùn đùn kéo tới xin học, và có lúc số môn sinh lên đến 3 vạn người. Điều còn đáng ngạc nhiên hơn nữa là tuy trường của Saigô Takamori chỉ là một “Tư” học hiệu nghĩa là trường của một phe nhóm riêng, thế mà tiền bạc dùng vào việc vận doanh nó đã được tỉnh Kagoshima cung cấp cho. Lý do là viên tỉnh trưởng (huyện lệnh) tên Ôyama Tsunayoshi (Đại Sơn, Cương Lương) là người thông cảm được lập trường của ông. Hơn nữa phải nói là ở Kagoshima, Saigô rất được lòng dân chúng. Họ coi ông như thánh sống, không cần nói tên, chỉ gọi ông là Sensei (Tiên sinh). Tỉnh trưởng Ôyama Tsunayoshi không những chu cấp lương tiền cho nhà trường mà còn bổ nhiệm các môn sinh xuất thân ở đó vào những chức vụ hành chánh và cảnh sát trong tỉnh. Như thế cả tỉnh Kagoshima đã bị người của Tư học hiệu nắm. Họ không còn nhận mệnh lệnh hay thông đạt của chính phủ trung ương mà hành sử như quốc gia độc lập, triều đình riêng một góc trời. Đương thời, người có quyền hành lớn nhất trong chính phủ là Ôkubo Toshimichi. Ông vừa là bạn thân, vừa là người đồng hương với Saigô Takamori. Kagoshima cũng là nơi ông xuất thân, có nhiều gắn bó. Trước tình thế oái ăm này, ông rất cay đắng nhưng trong thời gian đầu, phải điềm nhiên tọa thị. Đành lòng mặc nhận sự thể ấy chỉ vì Ôkubo Toshimichi lo rằng bất cứ hành động nhỏ nhoi nào từ phía chính phủ đều có thể kích thích sĩ tộc nổi loạn. Khi Saigô Takamori rời chính phủ, quân đội nhà nước vừa mới thành lập, không thể nào địch lại các đơn vị sĩ tộc xuất thân từ Kagoshima vốn đã từng chiến đấu dày dạn bên cạnh triều đình trong cuộc thảo mạc năm Mậu Thìn (Boshin sensô). Ôkubo thừa biết điều đó. Ba năm sau khi Tư học hiệu ra đời, năm 1877 (Meiji 10), đột nhiên Saigô Takamori tuyên bố “có việc cần chất vấn chính phủ”. Thế rồi ông lãnh đạo một lực lượng mà nồng cốt là những môn sinh của Tư học hiệu, bắt đầu hành động. Trước hết ông xua quân đi tấn công thành Kumamoto (17 tháng 2). Cuộc chiến tranh Tây Nam (Seinan sensô) đã bắt đầu như vậy. Nghĩ rằng với một lực lượng mạnh như của ông, Saigô sẽ san phẳng thành Kumamoto một cách dễ dàng là sai lầm. Quân của phủ trấn đài phòng thủ giỏi hơn là chúng ta tưởng. Nhờ họ cầm chân địch ( 22 tháng 2 đến 14 tháng 4) mà quân của chính phủ gửi 116 xuống xuất phát từ Ôsaka hôm 24 tháng 2 mới có thời giờ đổ bộ lên đảo Kyuushuu (19 tháng 3). Cuộc xung đột giữa hai bên từ đó trở thành toàn diện. Trận kịch chiến đáng nhớ nhất đã xảy ra ở vùng Tabaruzaka (Điền nguyên phản), một con dốc nằm ở phiá bắc tây Kumamoto, từ ngày 4 đến 20 tháng 3 năm 1877. Trung bình mỗi ngày họ bắn hơn 3 vạn phát súng. Quân chính phủ tham gia chiến dịch Tây Nam phần lớn xuất thân nông dân. Về mặt võ khí đạn dược thì quân chính phủ hoàn toàn chiếm ưu thế nhưng họ cũng hơi kinh sợ lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu của sĩ tộc Kagoshima. Lúc bấy giờ, chính phủ mới nghĩ ra một kế hoạch tác chiến mới. Tức là họ chiêu mộ ...các lớp sĩ tộc khác để đối phó lại. Mắt trả bằng mắt, răng bằng răng. Để cho hai bên sĩ tộc đâm chém lẫn nhau, chính phủ còn có cái lợi là làm yếu đi sức mạnh của tầng lớp này. Một công đôi việc. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao có những sĩ tộc lại nhận lời theo phe chính phủ để chống lại giai cấp của mình? Thực ra họ còn tham gia đông đảo nữa kia, chỉ vì miếng cơm manh áo chứ không vì lý tưởng gì cả. Đang ở trong cảnh thất nghiệp, túng đói, họ bị đồng lương cao của chính phủ quyến rũ nên sẳn sàng gia nhập đoàn quân đánh thuê. Hơn nữa, trong đám họ có rất nhiều sĩ tộc xuất thân miền Tôhoku (Đông Bắc). Chúng ta còn nhớ trong trận chiến tranh năm Mậu Thìn (Boshin, 1868) sĩ tộc vùng Tôhoku đặc biệt phiên Aidzu đã bị sĩ tộc của liên quân Satchô (Satsuma và Chôshuu) – bộ đội chủ lực của quan quân triều đình – đánh cho thua liểng xiểng và hãy còn mang mối hận lòng sâu sắc. Theo chính phủ lần này, họ có cơ hội phục thù kẻ cừu địch cũ là giới sĩ tộc Kagoshima (Satsuma). Trong đám sĩ tộc Tôhoku có một bộ đội tinh nhuệ gọi là Battôtai (Bạt đao đội), nhiệm vụ họ là đi tiên phong, tuốt gươm (bạt đao) xông vào trận địch. Sử dụng đao kiếm thành thạo như họ không phải là sở trường của đám nông dân nay đã trở thành bộ phận chính của quân chính phủ. Nhờ có sự phấn đấu của nhóm quân sĩ tộc vùng Tôhoku này mà phía chính phủ đã giành được nhiều thắng lợi và cuối cùng, chỉ nửa năm sau, sĩ tộc Kagoshima đã hoàn toàn thất bại. Saigô Takamori tự sát. Loạn sĩ tộc bất mãn từ đó mới yên. Cớ sao vào năm 1877 (Meiji 10), Saigô Takamori đã đột ngột cử binh như vậy? Để trả lời, chúng ta có thể nghĩ rằng, thật ra ông không hề có ý định khởi binh. Chẳng qua, ông đã bị phía chính phủ khiêu khích và đẩy ông vào cái thế chẳng đặng đừng. Chính phủ không những phái cảnh sát mật đến Kagoshima để ám sát Saigô mà còn bất chợt gửi những đoàn thuyền chạy bằng hơi nước mang võ khí đạn dược xuống các vùng trên đảo Kyuushuu, khênh hàng hóa qua lại như thể chọc vào mắt của người dân địa phương. Liên tiếp có những hành động khiêu khích như vậy, họ đã làm cho đám môn sinh ở Tư học hiệu nổi dóa, đưa đến việc tổ chức cướp phá các kho võ khí và xưởng đóng thuyền trong tỉnh. Rõ ràng đây là chứng cứ của hành động chống đối chính phủ giữa thanh thiên bạch nhật và không còn lý do để biện bạch được nữa. Nếu không cử binh thì cũng bị đánh mà thôi. Phía sĩ tộc qua Saigô đã quyết định ra tay trước. 117 Có lẽ sau khi bình định được 3 nhóm sĩ tộc bất mãn trước đây, chính phủ bắt đầu có tự tín là cũng sẽ thành công đối với Saigô. Huống chi, chính phủ trung ương không thể nào giương mắt nhìn cảnh Kagoshima đang có cơ trở thành một quốc gia độc lập. Để như thế thì cái mầm tai hại sẽ rất lớn nếu nó lan ra các vùng khác. Dù nói thế nào đi nữa, kể từ khi chiến tranh Tây Nam cáo chung, không còn thấy có một cuộc nổi loạn nào khác từ phía sĩ tộc bất mãn. Đến đây, có thể nói là cơ sở của cuộc Duy Tân đã tạm ổn định. Chính tuổi trẻ đã làm nên cuộc Duy Tân này. Nếu nhìn tuổi tác của những nhà lãnh đạo (leaders) và những nhà hoạt động (activists) (từ 27 đến 45) vào thời Đại chính phụng hoàn (kể cả những người chết sớm và trong giả thuyết họ đều sống ít nhất đến năm 1867) thì ta sẽ rõ: Liệt kê tên tuổi những người ảnh hưởng đến cuộc Duy Tân31 Tên họ Xuất thân Năm sinh Năm mất Tuổi (vào năm 1867) Katsu Kaishuu Mạc thần 1823 1899 45 Ômura Masujirô Chôshuu 1824 1869 44 Iwakura Tomomi Công khanh 1825 1883 43 Yamauchi Toyoshige Tosa 1827 1872 41 Saigô Takamori Satsuma 1827 1877 41 Ôkubo Toshimichi Satsuma 1830 1878 38 Yoshida Shôin Chôshuu 1830 1859 38 Kido Takayoshi Chôshuu 1833 1877 35 Hashimoto Sanai Echizen 1834 1859 33 Sakamoto Ryôma Tosa 1835 1867 33 Inoue Kaoru Chôshuu 1835 1915 33 Enomoto Takeaki Mạc thần 1836 1908 32 Tokugawa Yoshinobu Shôgun 1837 1913 31 Sanjô Sanetomi Công khanh 1837 1891 31 Gotô Shôjirô Tosa 1838 1897 30 Yamagata Aritomo Chôshuu 1838 1922 30 Takasugi Shinsaku Chôshuu 1839 1867 29 Itô Hirobumi Chôshuu 1841 1909 27 Nguồn: Theo Shôsetsu Nihonshi Kenkyuu (Yamakawa xb), tr.336. 31 Có lẽ tác giả tính theo lối Á Đông (tuổi mụ = tuổi thường +1) vì đã trình bày với niên hiệu của Nhật? Hai người có tên trên bảng nhưng lại ít được nhắc đến trong quyển sách này là Ômura Masujirô (nguyên Thứ trưởng bộ Binh, bị tàn đảng sĩ tộc ám sát vào năm 1869) và Hashimoto Sanai (bạn đồng chí của Yoshida Shôin, cũng bị chém đầu như ông trong vụ Đại ngục năm Ansei năm 1859, lúc mới 25 tuổi). 118 Chương III Quốc gia lập hiến thành lập. Chiến tranh Nhật Thanh Tiết I: Cuộc vận động tự do dân quyền bắt đầu và triển khai. 1.1 Yêu cầu thành lập quốc hội dân cử: Mấy chữ “cuộc vận động cho tự do dân quyền” không dễ gì giải thích được bằng một danh từ bởi vì nó là tổng thể có nội dung phức tạp. Ngoài ra, hiện tượng này đã xảy ra trong khoảng thời gian khá dài. Cuộc vận động bắt đầu vào năm 1874 (Meiji 7) nhân khi có một bản thỉnh nguyện của dân chúng yêu cầu thiết lập một nghị viện dân cử. Đến năm 1889 (Meiji 22) bản Hiến pháp của đế quốc Đại Nhật Bản được công bố, qua năm sau, khi quốc hội được thành lập, cuộc vận động mới coi như chấm dứt. Điều đó có nghĩa là nó kéo dài một cách gián đoạn trong khoảng 16 năm (1874-1890). Thời gian đó, giai tầng đứng ra đảm nhiệm cuộc vận động đó cũng không phải chỉ có một. Mục đích mà cuộc vận động đề ra để thực hiện cũng biến thiên theo thời gian. Việc trình bày nó được coi như phức tạp chính là vì vậy. Dù sao ta vẫn thấy rõ ràng một chuỗi hành động có tính nhất trí dù rời rạc, không thu vén. Đòi hỏi của những người tham gia cuộc vận động tự do dân quyền chủ yếu có hai: thành lập nghị hội và định ra một bản hiến pháp. Như thế, ta có thể xem cuộc vận động này là cuộc vận động quốc dân để tranh đấu, đòi hỏi chính phủ thi hành chính trị lập hiến”. Nói như vậy nhưng không phải là muốn làm ngơ những mục tiêu khác của phong trào như việc đòi giảm mức địa tô và thương thảo về những điều ước bất bình đẳng ký với nước ngoài. Ở những trang sau đây, chúng ta hãy thử bàn về phong trào đòi hỏi tự do dân quyền đã hết ngắt rồi lại nối trong mười mấy năm ấy. Như đã nói thoáng qua bên trên, phong trào đã phát xuất từ một bản kiến nghị (kenpasho = kiến bạch thư, petition). Theo Từ điển Kôjien (Quảng Từ Uyển) của nhà xuất bản Iwanami thì “kiến bạch thư” là văn bản mà người dân trình bày với chính phủ hay thượng cấp về ý kiến của mình. Những người đã ký tên vào kiến nghị (kenpakusho) đó là Itagaki Taisuke, Gotô Shôjirô, Soejima Taneomi, Etô Shinpei, tất cả là 8 có chân trong Aikoku Kôtô (Ái quốc công đảng). Họ đã gửi kiến nghị ấy cho chính phủ (đúng ra là Tả viện, bộ phận lập pháp của Thái chính quan, cơ sở lãnh đạo nhà nước) để xét với lời khuyên: “Xin lắng nghe tiếng nói của người dân trong bối cảnh một nghị hội (quốc hội), nơi đại biểu của toàn dân hội họp”. Chính phủ lâm vào thế kẹt vì họ chưa chuẩn bị đầy đủ để đem chế độ dân chủ này vào trong guồng máy nhà nước. Thế nhưng đó là tinh thần của nội dung thỉnh nguyện thư. Duy có một điều là việc phổ thông đầu phiếu có toàn dân tham gia để bầu ra các nghị sĩ 119 như lối hiểu của chúng ta bây giờ lúc đó hãy chưa có. Ngay nhóm các ông Itagaki - những người tranh đấu cho tự do dân quyền và nghị hội, vẫn chỉ có cấu tưởng về một quốc hội với những người đại diện của dân từ giới sĩ tộc. Nếu nới rộng phạm vi ra một chút thì có thể cho thêm vào đó giới phú nông (gônô =hào nông). Những người này được xem như là những nhà nông vừa có của vừa có tri thức. Các nhà vận động buổi đầu không hề nghĩ đến việc giới bình dân có thể có quyền tham chính. Chúng ta còn nhớ thời tân chính phủ vừa thành lập, chính trị đã được vận hành với hình thức công nghị (kôgi seiji = công nghị chính trị) có sự góp mặt của đại diện đến từ các phiên. Lúc đó Nghị chính quan (Giseikan, xin hiểu là cơ quan lập pháp chứ không phải một chức vụ), có thượng cục (jôkyoku) thuộc nội bộ Nghị chính quan và hạ cục (kakyoku) thấp hơn, lại đứng vòng ngoài. Trong hạ cục có những cống sĩ (kôshi) tức là đại biểu được tuyển chọn từ các phiên đến. Quan liêu trong hai cục thượng hạ họp bàn với nhau để cùng lo việc nước. Thực ra, kể từ khoảng năm 1872 (Meiji 5), chính phủ đã có ý định cùng với hình thức tổ chức chính quyền như thế, họ sẽ tuyển lựa đại biểu từ các tỉnh để thành lập một quốc hội.Thế nhưng kế hoạch đó đã không tiến thêm một bước nào vì qua năm sau, nội bộ của chính phủ đã bị phân liệt do ảnh hưởng của cuộc tranh cãi Chinh Hàn. Trong số những người đem bức thư thỉnh nguyện gửi cho Sain (cơ quan lập pháp thời đó)32 có một nhân vật đã từng thua cuộc vì đứng về phía hô hào Chinh Hàn luận và đã một lần về vườn. Đó là Itagaki Taisuke. Etô Shinpei, người nổi loạn ở phiên Saga cũng có ký trong đó nhưng không thấy tên tuổi của Saigô Takamori. Lý do là tuy nhóm Itagaki có mời Saigô nhưng ông này đã trả lời: “Việc thành lập quốc hội là dĩ nhiên. Ta hoàn toàn đồng ý với các ông. Thế nhưng chỉ họp nhau bàn cãi suông thì không thể thay đổi tình thế. Ta thấy cần phải thay đổi chính phủ cái đã rồi sau mới tính việc lập quốc hội.”. Saigô như thế đã từ chối ký tên vào bản thỉnh nguyện. Không hiểu chủ tâm của Saigô là thế nào nhưng phải chăng ông nghĩ rằng chỉ hô hào dân quyền để phê bình chính phủ bằng lời nói thì khó lòng thành lập được nhà nước lập hiến. Sở dĩ ông có thái độ coi thường cuộc vận động của nhóm Itagaki có thể vì nghĩ rằng mình có thể dùng võ lực để gây sức ép với chính phủ. Thế nhưng đâu là lý do đã khiến các ông tham nghị về vườn kia đứng ra cầm dầu phong trào tự do dân quyền và đòi thành lập nghị hội? Để hiểu điều đó, cần đọc nội dung của bản thỉnh nguyện thư. Vì văn bản quá dài, chỉ có thể tóm tắt trong một số ý như sau:” Chúng tôi muốn tìm hiểu những ai là người trong chính phủ đang nắm chính quyền. Đám người có quyền hiện nay không phải là gia đình thiên hoàng, cũng không phải là quốc dân. Bọn họ chỉ là giới quan lại (yuushi = hữu tư, hữu ty) nhưng đã độc chiếm quyền cai trị. Chính trị của họ quá tệ. Chính sách thay đổi như chong chóng. Thưởng phạt chẳng công bình chút nào. Những quyết định của họ chẳng qua chỉ theo tư tình và bè phái giữa người trong các phiên với nhau. Tự do ngôn luận đã bị bóp chẹt, muốn phát biểu ý kiến cũng không biết làm sao! Chúng tôi là những 32 Sain (Tả viện) cùng với Hữu viện và Chính viện (cao nhất) là ba bộ phận của Thái chính quan, bộ máy điều hành nhà nước sau cuộc “phế phiên trí huyện” tháng 7 năm 1871 (Meiji 4). 120 kẻ yêu nước. Nay muốn cứu nước nhà khỏi cái tai ách này thì phải tổ chức một hệ thống chính trị biết tôn trọng công luận. Cách duy nhất để thực hiện điều đó là thành lập một quốc hội. Có như thế mới ngăn được sự lộng quyền của giới quan lại, đưa quốc dân đến một cuộc sống hạnh phúc, yên ổn. Vậy yêu cầu thành lập ngay quốc hội”. Thỉnh nguyện thư này hãy còn được bảo tồn và là một sử liệu quí, đáng tham khảo. Hai chữ yuushi thấy trong văn bản ám chí các viên quan cao cấp trong chính phủ cỡ bậc sangi (tham nghị = councilor). Lúc đầu những người được bổ vào chức này hầu hết là những nhân vật xuất thân từ 4 phiên Sát-Trường-Thổ-Phì (Satsuma – Chôshuu – Tosa – Hizen, gọi tóm tắt là Satchôdohi). Thế nhưng vì có cuộc tranh cãi xem có nên xâm chiếm Triều Tiên mà nhiều người thuộc phiên Tosa và Hizen đã rút ra khỏi chính phủ. Khi thỉnh nguyện thư được đệ lên thì phía chính phủ toàn do người của Satsuma và Chôshuu độc chiếm những địa vị cao. Nhân vật quan trọng nhất là Ôkubo Toshimichi cũng là người phiên Satsuma. Như vậy, Itagaki khi viết thỉnh nguyện thư này, có chủ ý phê phán chính quyền Ôkubo chứ không ai khác. Những viên tham nghị trước thất bại trong cuộc Chinh Hàn luận nay muốn phục thù trên mặt trận dân quyền. Nếu mói việc suôn sẻ theo ý họ thì quốc hội sẽ được thành lập và họ có cơ may trở lại tham chính, nếu không nói là đoạt lại chính quyền. Có điều thỉnh nguyện thư của Itagaki không được chính phủ nghe theo. Có đời nào họ nhường quyền chính trị cho những kẻ thua rồi mà vẫn còn cay cú như nhóm tham nghị về vườn. Thế nhưng thỉnh nguyện thư kia trở thành đầu mối cho cuộc vận động dân quyền không phải vào cái ngày nó được đệ đạt lên chính phủ. Mọi người chỉ biết về nó vài hôm sau khi toàn văn được công bố trên nhật báo. Tờ báo đăng tải văn bản ấy là tờ Nisshin shinjishi (Nhật tân chân sự chí), một tờ báo Nhật mà chủ nhân là người Anh tên Black. Sau khi được công bố, nó đã gây ra được một tiếng vang rất lớn. Nhân vì nó tán thành việc nhóm Itagaki trở thành nghị viên quốc hội và tham gia chính trị nên đặc biệt đã làm cho giới sĩ tộc rất hài lòng. Etô Sh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_nhat_ban_phan_3.pdf