MỤC LỤC
Chương I. 5
A. LIÊN XÔ TỪ 1945-1975. 5
I. CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH (1945-
1949) . 5
II. VĂN HÓA, CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI. 6
III. TÌNH HÌNH KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM 1953 – 1964. 6
IV. CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI. 7
V. KINH TẾ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1965 ĐẾN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM
70. 7
VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ VAI TRÒ QUỐC TẾ CỦA LIÊN
XÔ. 8
B. LIÊN XÔ ( từ giữa những năm 70 đến 1991). 8
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1985 8
II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI . 9
III. CÔNG CUỘC CẢI TỔ CỦA GOOCBACHỐP. 9
IV. SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT. 10
C. CỘNG HOÀ LIÊN BANG NGA. . 11
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ. 11
II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI. 11
III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI. 12
D. CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN VÀ XÂY DỰNG CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 70. . 12
I. SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ NHÂN DÂN. 12
II. QUAN HỆ HỢP TÁC HỮU NGHỊ GIỮA CÁC NƯỚC XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA . 13
III. SỰ KHỦNG HOẢNG CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU. 14
Chương II . 17
I. KHÁI QUÁT PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI. 17
1.Thời kì từ 1945 đến 1949 . 17
2. Thời kì từ 1949 đến 1954 . 17
3. Thời kì từ 1954 đến 1960 . 17
4. Thời kì từ 1960 đến 1975 . 18
5. Thời kỳ 1975 đến nay . 18
II. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á. 19
1.Trung Quốc. 19
2. Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc . 23
3. Lãnh thổ Đài Loan . 24
III. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á. 25
IV. CÁC NƯỚC CHÂU PHI (1945 – 1995). 29
1. Khái quát . 29
2. Đặc điểm của Châu Phi : . 30
V.CÁC NƯỚC MĨ LA TINH (1945- 1995). 34
1. Khái quát . 34
2.Các giai đoạn phát triển:. 35
Chương III. 37
A. NƯỚC MI . 37
I. NƯỚC MI TỪ 1945 ĐẾN 1973. 37
II. NƯỚC MĨ TỪ 1973 ĐẾN 1995 . 42
B. NHẬT BẢN TỪ 1945 ĐẾN 1973 . 44
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ- CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI . 44
II. SỰ CHIẾM ĐÓNG CỦA LỰC LƯỢNG ĐỒNG MINH VÀ NHỮNG
CẢI CÁCH DÂN CHỦ TỪ 1945 –1951 . 45
III. TÌNH HÌNH KINH TẾ, KHOA HỌC – KĨ THUẬT TỪ 1945 – 1953.
. 47
IV. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
NHẬT BẢN. 48
V. NHẬT BẢN TỪ 1973 ĐẾN NAY . 48
C. CÁC NƯỚC TÂY ÂU. 49
I. NÉT KHÁI QUÁT VỀ TÂY ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI THỨ HAI ĐẾN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 70. . 49
II. KHỐI THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU (EEC). 54
III. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA TỪ NỬA SAU
NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1995. 55
IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI. . 57
CHƯƠNG IV . 59
I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI . 59
1. Hội nghị Ian ta và việc hình thành “ Trật tự hai cực Ianta” . 59
2. Hội nghị cao cấp Pốtxđam (từ 17-7-1945 đến 2-8-1945) . 60
3. Hội nghị Xan Phơranxicô và việc thành lập Liên Hợp Quốc . 61
4. Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc tại Mátxcơva . 62
II. ĐẤU TRANH TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ NHẰM THỰC HIỆN
NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐÃ CAM KẾT SAU CHIẾN TRANH . 63
1. Đấu tranh trong việc giải quyết vấn đề Đức vào những năm đầu sau
Hội nghị Pôtxđam (1945 – 1947). 63
2. Đấu tranh trong việc ký kết hoà ước với các nước chiến bại (Italia,
Phần Lan, Bungari, Hunggari và Rumani). 64
III. CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH. 66
1. Chủ nghĩa “ Tơruman” và âm mưu của Mĩ. 66
2. “Chính sách ngăn chặn” và việc chia cắt nước Đức và Triều Tiên của
Mĩ. 67
3. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và sự thất bại của “chính sách
ngăn chặn” của Mĩ . 68
IV. CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG XÔ - MỸ. 68
V. HỌC THUYẾT NICHXƠN (1969 – 1975). 69
1. “Học thuyết Nichxơn”. 69
2. Cuộc thương lượng giữa Liên Xô và Mĩ nhằm hạn chế vũ khí chiến
lược. 69
VI. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1995 70
1. Những cuộc xung đột khu vực . . 70
2. Quan hệ quốc tế ở khu vực Trung Đông . 72
3. Quan hệ Xô- Mĩ . . 77
4. Sự sụp đổ của “Trật tự hai cực Ianta” . 79
5. Một trật tự thế giới mới đang hình thành . 80
Chương V . 82
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ. 82
II. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ
THUẬT. 83
III. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ
58 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại - Phần 2: 1945-1995, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu các vấn đề về
buôn bán hàng hoá giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc,
nâng cao mức sống của nhân d6an.
+ Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á.
+ Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có
tôn chỉ và mục đích tương hợp và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự
hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.
Trong gần 30 năm qua, ASEAN đã thực hiện sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực
khác nhau. Nhiều hội nghị quan trọng đã được tổ chức, nhiều văn kiện cơ bản gồm
các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố đã được kí kết, thể hiện mục đích và tính chất
của tổ chức này. Dưới đây là những mốc quan trọng trong qúa trình phát triển của
tổ chức ASEAN:
- Tuyên bố Cuala Lămpua
Ngày 17 tháng 11 năm 1971, tại thủ đô Cuala Lămpua ngoại trưởng 5 nước thành
viên ASEAN đã kí một bản tuyên bố khẳng định cam kết của ASEAN đối với việc
duy trì hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á như đã nêu tronbg tuyên bố Băng Cốc
1967 và quyết định sẽ cùng nhau xúc tiến các nỗ lực cần thiết nhằm tranh thủ các
nước khác công nhận Đông Nam Á là khu vực hoà bình, tự do, và trung lập, không
có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức và phương cách nào của các cường quốc bên
ngoài.
- Hội nghị thưởng đỉnh ASEAN lần thứ nhất ( năm 1976)
Được tổ chức tại Bali từ 23 đến 24/2/1976. Tại hội nghị này các vị đứng đầu nhà
nước và chính phủ các nước ASEAN đã kí 2 văn kiện quan trọng:
+ Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (hiệp ước Bali) đặt khuôn khổ cho
một nền hoà bình lâu dài ở khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của
nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp trong khu vực
và kêu gọi hợp tác có hiệu quả trên các lĩnh vực nông, công nghiệp, thương mại và
cải thiện cơ sỡ hạ tầng kinh tế vì lợi ích chung của các nước trong khu vực.
+ tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN:
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 27 -
Nêu rõ những mục tiêu và nguyên tắc đảm bảo sự ổn định chính trị của khu vực
như đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực phát triển kinh tế và văn hoá, giúp đỡ lẫn nhau
khi gặp thiên tai, hợp tác trong các chương trình phát triển khu vực, giải quyết hoà
bình các cuộc tranh chấp ở khu vực, đồng thời xác định rõ những lĩnh vực hợp tác
cụ thể về kinh tế.
Hội nghị thượng đỉnh Bali cũng đã đẩy mạnh việc thống nhất quan điểm, phối hợp
lập trường và tiến hành các hoạt động chung giữa các nước thành viên về các vấn
đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Cũng tại hội nghị Bali, các nước ASEAN đã kí hiệo định thành lập Ban thư kí
ASEAN để phối hợp hành động giữa các ủy ban và dự án hợp tác ASEAN.
- Hội nghị ASEAN lần thứ 2 (1977)
Hội nghị ASEAN lần thứ II được tổ chức tại Cuala Lămpơ từ 4 đến 5/8/1977, tức là
chỉ hơn một năm sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất ở Bali, với 2 lí do: kỉ niệm
10 năm thành lập ASEAN và điểm lại tiến bộ đạt được trong quá trình thực hiện
các chương trình hợp tác đề ra tại hội nghị Bali.
Hội nghị đạt được 2 kết qủa quan trọng:
+ Cơ cấu lại lại ủy ban hợp tác ASEAN để chuẩn bị cho mở rộng hợp tác ASEAN
trên mọi lĩnh vực.
+ Chính thức hoá các cuộc đối thoại của ASEAN với các nước công nghiệp phát
triển nhằm nâng cao vai trò của các nước ASEAN trong cộng đồng quốc tế.
_ Kết nạp Brunây Đaruxalam năm 1984
Brunây Đaruxalam là quan sát viên của ASEAN từ năm 1981. Theo hiệp ước
7/1/1979 kí giữa Quốc vương Brunây với chính phủ Anh, ngày 31/12/1983 Bruâny
trở thành nước độc lập.
Ngày 7/4/1984, Brunây được chính thức kết nạp vào ASEAN theo lễ nghi trọng thể
tại Giacácta và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
- Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 3 (1987).
Được tổ chức tại Manila từ 14 đến 15/12/1987 nhân kỉ niệm 20 năm thành lập
ASEAN. Tại hội nghị này, các vị đứng đầu chính phủ các nước ASEAN đã thông
qua các văn kiện quan trọng sau:
+ tuyên bố Manila năm 1987: bày tỏ quyết tâm của các nước ASEAN tiếp tục thúc
đẩy và củng cố sự đoàn kết và hợp tác ở khu vực, giải quyết các tranh chấp ở trong
vùng bằng phương pháp hoà bình, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế và thương
mại, khuyến khích hơn nữa sự tham gia của khu vực tư nhân vào sự hợp tác
ASEAN.
+ Nghị định thư sửa đổi điều 14 và 18 của hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông
Nam Á để các nước ngoài khu vực cũng có thể tham gia.
+ Hiệp ước khuyến khích và đảm bảo đầu tư ASEAN.
+ Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo thoả thuận ưu đãi buôn bán
ASEAN.
Về cơ cấu tổ chức, Hội nghị Manila đã quyết định lập cơ chế hội nghị liên bộ
trưởng bao gồm các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng kinh tế về thể chế hoá cuộc
họp các quan chức cấp cao.
Trong dịp này các vị đứng đầu chính phủ các nước ASEAN quyết định sẽ tiến hành
hội nghị thượng đỉnh từ 3 đến 5 một lần.
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 28 -
- Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 (1992)
Được tiến hành ở Singapo từ 27 đến 28/1/1992. Tại hội nghị này, ASEAN đã thông
qua một số văn kiện và quyết định quan trọng sau:
+ Tuyên bố Singapo 1992 khẳng định sự quyết tâm của ASEAN đưa sự hợp tác
chính trị và kinh tế lên tầm cao hơn và mở rộng hợp tác sang lĩnh vực an ninh.
+ Hiệp định khung về kinh tế ASEAN trong đó nêu lên ba nguyên tắc của sự hợp
tác: Hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với tham gia của các nước
thành viên trong các chương trình, dự án hợp tác; xác định rõ 5 lĩnh vực hợp tác
kinh tế cụ thể là thương mại, công nghiệp, năng lượng, khoáng sản, nông – lâm –
ngư nghiệp, tài chính, ngân hàng, vận tải và du lịch; và nhấn mạnh hoà giải là
phương châm giải quyết những bất đồng giữa các thành viên trong việc giải thích
và thực hiện Hiệp định khung này; quyết định sẽ thành lập khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) trong vòng 15 năm.
+ Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung qui định các
biện pháp cũng như các giai đoạn cho việc từng bước giảm thuế nhập khẩu, tiến tới
thực hiện AFTA.
+ Về cơ cấu: quyết định hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN sẽ họp 3 năm 1
lần, thành lập hội đồng AFTA cấp Bộ trưởng để theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện
CEPT và AFTA; giải tán 5 uỷ ban kinh tế và giao cho SEOM đảm nhận việc giám
sát các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN; cải tổ và tăng cường bộ máy Ban thư kí
ASEAN, trong đó có việc nâng cấp Tổng thư kí ASEAN lên hàm bộ trưởng.
Ngày 22/7/1992, Việt Nam và Lào chính thức kí tham gia hiệp ước Bali tại hội
nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 25 tại Manila. Ngay sau lễ kí, ASEAN tuyên bố
Việt Nam và Lào là quan sát viên của ASEAN cùng với Papua NIU Ghinê.
Sau đó Việt Nam được mời tham dự các cuộc họp hàng năm của ngoại trưởng
các nước ASEAN tại Xingapo (1993) và Thái Lan (1994) cũng như một số cuộc họp
khác của ASEAN. Sau khi hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 tại Băng Cốc
khẳng địng sẵn sàng công nhận Việt Nam làm thành viên, ngày 17 – 10 – 1994,
Việt Nam đã gửi thư cho chủ tịch uỷ ban thường trực ASEAN là Brunây chính thức
đặt vấn đề Việt Nam muốn gia nhập ASEAN.
Ngày 27 tháng 8 năm 1995, tại Brunây đã diễn ra lễ kết nạp trọng thể Việt
Nam vào ASEAN. Việt Nam trở thành viên thứ 7 của ASEAN. Đây là một sự kiện
lịch sử có ý nghĩa trọng đại trong việc thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác
ở khu vực Đông Nam Á.
Sau đó, cũng tại Brunây đã diễn ra hội nghị bộ trưởng ngoại giao thứ 28 của các
nước ASEAN trong hai ngày 29 và 30/7/1995.
- Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ năm (12 – 1995): diễn ra tại Băng Cốc
với sự tham gia của các vị đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ 7 nước thành viên
ASEAN. Thủ tướng Thái Lan Panhản Xinlapa làm phó chủ tịch hội nghị. Trong các
mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh lần này có việc kí kết một hiệp ước cấm vũ khí
hạt nhân trong khu vực, thảo luận về việc mở rộng thành viện ASEAN, thảo luận
các đề nghị về một khu vực tự do buôn bán ASEAN (AFTA) sẽ được thực hiện vào
năm 2003, thảo luận về khả năng của “các tam giác phát triển” trong khu vực.
Tháng 3 – 1996, lần đầu tiên hội nghị Âu – Á (ASEM) được tổ chức tại
Băng Cốc gồm nguyên thủ của 25 nước. Các nguyên thủ đã bàn luận những vấn đề
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 29 -
quan trọng nhằm thúc đẩy mối quan hệ về các mặt kinh tế, văn hoá, khoa học kỉ
thuật giữa hai tổ chức ASEAN và EU. Đây là một hội nghị có ý nghĩa lịch sử trọng
đại: lần đầu tiên những người đứng đầu các nước EU đã ngồi bàn bạc với những
người đứng đầu các nước ASEAN một cách hoàn toàn bình đẳng, hữu nghị tự
nguyện và hai bên cùng có lợi.
Ngày 23 – 7 – 1997, Lào và Mianma đã gia nhập ASEAN, đưa số thành viên
của tổ chức này lên 9 nước.
Trải qua 3 thập niên phát triển, kể từ khi thành lập đến nay, tuy gặp nhiều khó
khăn, phức tạp về chính trị, kinh tế, chịu sức ép từ những nước lớn từ nhiều phía,
nhưng tổ chức ASEAN đã tồn tại và phát triển với nhiều triển vọng tốt đẹp ở khu
vực Đông Nam Á và trên thế giới. Từ một tổ chức không tên tuổi, liên kết các quốc
gia nhỏ, yếu trong khu vực để đối phó với các thách thức từ bên trong và bên ngoài,
trong đó trước hết là những thách thức về an ninh và kinh tế để bảo vệ sự tồn tại
của mình, ngày nay ASEAN đã trở thành một tổ chức có uy tín lớn trên thế giới.
IV. CÁC NƯỚC CHÂU PHI (1945 – 1995)
1. Khái quát
Với 57 quốc gia, châu Phi có diện tích 30,3 triệu km2 (gấp 3 lần châu Âu, xấp xỉ
châu Mĩ và bằng ¾ châu Á) và dân số 650 triệu người (năm 1993), chiếm 12% số
dân trên thế giới. Châu Phi có các nguồn tài nguyên phong phú và nhiều nông sản
quý giá.
Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, tiếp theo châu Á, châu Phi đã trở thành một
trung tâm của phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Châu Phi trở thành “lục địa
mới trỗi dậy” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã
trải qua những giai đoạn sau đây:
- Từ 1945 – 1954: phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi
với thắng lợi mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính sĩ quan Ai Cập
ngày 3 – 7 – 1952, lật đổ vương triều Pharúc và nền thống trị của thực dân Anh,
thành lập nước Cộng hoà Ai Cập.
- Từ 1954 – 1960: chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã làm rung chuyển hệ
thống thuộc địa của Pháp. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao mạnh mẽ ở
vùng Bắc Phi, Tây Phi và châu Phi xích đạo mở đầu bằng cuộc đấu tranh vũ trang
của nhân dân Angiêri (tháng 11/1954). Hầu hết các nước Bắc Phi và Tây Phi đã
giành đựơc độc lập dân tộc: Tuynidi (1956), Marốc (1956), Xuđăng (1956), Gana
(1957), Ghirê (1958)
- Từ năm 1960 đến năm 1975: phong trào giải phóng dân tộc phát triển rộng
khắp ở hầu hết các nước châu Phi. Năm 1960, 17 nước của Tây Phi, Đông Phi và
Trung phi đã giành được độc lập dân tộc, được lịch sử ghi nhận là “năm châu Phi”,
mở đầu giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc của châu Phi.
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 30 -
Những thắng lợi có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn này là thắng lợi của nhân dân
Angiêri sau 7 năm kháng chiến, buộc Pháp phải công nhận nền độc lập của Angiêri
(tháng 3/1962), thắng lợi của của cách mạng Etiôpi (1974), cách mạng Môdămbích
(1975), cách mạng Ănggôla (1975), đã đánh dấu sự sụp đổ về căn bản chủ nghĩa
thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.
- Từ năm 1975 đến nay: giai đoạn hình thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống
trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc cho tất cả các quốc gia ở châu Phi. Trong giai
đoạn này, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tập trung ở Nam Phi nhằm xoá bỏ chế
độ phân biệt chủng tộc, ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ. Sau nhiều thập
niên bền bỉ đấu tranh, tới đầu những năm 80, nhân dân Rôđêdia đã giành được
thắng lợi. Bằng thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 2 /1980, chính quyền của người
da đen đã được thành lập. Ngày 18/4/1980, Nam Rôđêdia tuyên bố trở thành nước
Cộng hoà Dimbabuê. Tháng 3/1991 Namipia còn gọi là Tây Nam Phi, tuyên bố độc
lập và thành lập nước Cộng hoà Namibia. Cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu
tiên ở Nam Phi tháng 4/1994, với thắng lợi to lớn của các lực lượng yêu nước tếin
bộ, mà đại diện là đại hội dân tộc Phi (ANC), và việc chủ tịch ANC Nenxơn
Manđêla là người da đen đầu têin trong lịch sử Nam Phi tuyên thề nhận chức tổng
thống ngày 10/5/1954 đã chấm dứt sự thống trị trong vòng 3 thế kỉ của chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc Apácthai ở lục địa này.
2. Đặc điểm của Châu Phi :
a. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ II
đến nay tuy phát triển rộng khắp và lên cao chưa từng có, nhưng đã diễn ra không
đồng đều giữa các quốc gia và các khu vực ở châu Phi. Đặc điểm phát triển không
đồng đều của phong trào được thể hiện ở mức độ giành được độc lập, quy mô
phong trào và các hình thức đấu tranh. Nguồn gốc của sự phát triển không đồng
đều này là do trình độ phát triển kinh tế, chính trị ở các nước châu Phi rất chênh
lệch nhau.
Ở Bắc Phi: phong trào giải phóng dân tộc lên cao sớm nhất, cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới diễn ra sôi nổi, mạnh liệt hơn so với các khu
vực khác. Bắc Phi gồm 5 nước: Angiêri, Tuynidi, Marốc, Ai cập, Libi là những nước
có trình độ kinh tế chính trị văn hoá phát triển nhất ở châu Phi. Nhân dân các nước
Bắc Phi có nhiều mối liên hệ ràng buộc có tính chất truyền thống với nhau như
phần lớn cùng chung một dân tộc Ả rập, tôn giáo đạo Hồi, và một truyền thống lịch
sử, văn hoá.
Vào đầu thập niên 50, phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ ở
Bắc Phi, các nước trong khu vực đã lần lượt giành được độc lập: Ai cập (1952), Libi
(1952), Tuynidi (1956), Marốc (1956).
Ở Tây Phi: phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu lên cao từ 1957, đánh dấu
bằng sự ra đời của nước Cộng hoà Gana. Tây Phi gồm các nước là thuộc địa của
Pháp: Môritania, Xênêgan, Ghinê và các nước là thuộc địa của Anh: Gana,
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 31 -
Xiera Lêôn, Dămpia, Nigiêri. Đây là khu vực lạc hậu hơn so với Bắc Phi về trình
độ phát triển kinh tế xã hội, giai cấp công nhân ở Tây Phi còn ở giai đoạn “tự
phát”, chưa có tính Đảng riêng của mình. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
Tây Phi nói chung đều do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. Trong những năm 1957
– 1960, hầu hết các nước Tấy Phi đều giành được độc lập ở các mức độ khác nhau.
Châu Phi xích đạo vốn là vùng thống trị cũ của Pháp, ngày nay bao gồm các
nước Cộng hoà nhân dân Côngô, Cộng hoà Sát, Cộng hoà Trung Phi, Gabông. Đây
là vùng đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt, trình độ chính trị – kinh tế lạc hậu
nhất châu Phi. Năm 1960, Pháp buộc phải trao trả độc lập cho các nước châu Phi
xích đạo nhưng vẫn giữ các nước này trong “khối cộng đồng Pháp”
Đông phi: vốn là vùng thống trị của các đế quốc Anh, Pháp, Italia, bao gồm các
nước: Xuđăng (Anh), Êtiôpi (Italia), Xômali (Anh, Pháp, Italia). Các nước này đều
giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. Đáng chú ý là cuộc cách mạng
Êtiôpi tháng 2/1974, lật đổ vương triều Hailê Xêlatxiê.
Vùng Trung Phi: bao gồm nhiều nước rộng lớn với tài nguyên thiên nhiên
phong phú, gồm các nước Côngô Lêôpônvin – Bỉ, Uganđa (Bỉ), Kênia (Anh),
Angôla (Bồ Đào Nha). Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Trung Phi diễn ra
tương đối phức tạp do vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự của các nước
này và do chính sách xảo quyệt của các đế quốc phương Tây. Ở Côngô Lêôpônvin
năm 1960, trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân lên cao,
Bỉ buộc phải tiến hành đàm phán và tiến hành tuyển cử bầu chính phủ dân tộc.
“phong trào dân tộc Côngô” do Lumumba lãnh đạo đã thắnng lợi trong cuộc tuyển
cử, chính phủ dân tộc được thành lập. Nhưng ngay sau đó, tháng 7/1960, quân đội
Bỉ xâm lược trở lại Côngô. Thủ tướng Lumumba kêu gọi sự giúp đỡ của Liên Hợp
Quốc. Nắm lấy cơ hội đó, quân đội Mĩ dưới danh nghĩa quân đội Liên Hợp Quốc
đã tước vũ khí quân đội Côngô, sát hại thủ tướng Lumumba và thiết lập chính
quyền thân Mĩ ở Côngô.
Ở Nam Rôđêdia, người da đen chiếm đa số dân cư nhưng mà bị thiểu số người
da trắng thống trị bằng chính sách phân biệt chủng tộc. Sau nhiều thập niên đấu
tranh, tới đầu năm 1980, nhân dân Nam Rôđêdia đã giành được thắng lợi. Bằng
thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 2/1980, lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền
của người da đen được thành lập. Nam Rôđêdia tuyên bố trở thành nước
Dimbabuê.
Cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Môdămbích
và Ănggôla nổ ra vào đầu những năm 60 đã kết thúc thắng lợi. Ngày 25/6/1975, Bồ
Đào Nha trao trả độc lập cho Môdămbích và tháng 11/1975, quân đội Bồ Đào Nha
rút khỏi Ănggôla chấm dứt sự thống trị 500 năm của chúng ở đây.
Vùng Nam Phi: gồm các nước Cộng hoà Nam Phi và Tây Nam Phi. Tây Nam
Phi là thuộc địa của Đức từ 1884. Sau chiến tranh thế giới thứ I, Tây Nam Phi là đất
ủy trị của Hội Quốc Liên. Tháng 12/1920, Liên bang Nam Phi được Hội Quốc Liên
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 32 -
giao quyền quản lý nước này. Sau nhiều năm đấu tranh, dưới sự lãnh đạo của Tổ
chức nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO), cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân
Tây Nam Phi đã giành được thắng lợi (từ năm 1968, Tây Nam Phi được gọi là
Namibia). Tháng 1 – 1989, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã công bố: từ 1 – 4 –
1989, Namibia tiến hành cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội lập hiến đầu tiên. Tổ
chức nhân dân Tây Nam Phi chiếm được đa số phiếu. Ngày 21 – 3 – 1990, Namibia
tuyên bố độc lập, chấm dứt ách thống trị thực dân ngoại bang kéo dài 105 năm trên
đất nước này.
Cuộc chiến tranh kiên cường của nhân dân Nam Phi và sự ủng hộ mạnh mẽ của
dư luận thế giới đã dẫn tới việc xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại trên 300
năm ở đất nước này. Tháng 4 – 1994, lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi, lãnh tụ
ANC – Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen của Liên bang Nam Phi.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nói chung do giai cấp tư sản dân tộc
lãnh đạo. Ở châu Phi, giai cấp tư sản đều có tổ chức chính đảng của mình và các
chính đảng này cũng có ảnh hưởng to lớn trong nông dân và các tầng lớp nhân dân.
Giai cấp công nhân ở các nước châu Phi tuy có tăng cường số lượng trong những
năm sau chiến tranh, nhưng phần lớn chưa có tổ chức chính đảng cua mình, trừ một
số nước ở Bắc Phi và Nam Phi. Tuy nhiên, các tổ chức công đoàn đã được thành
lập ở hầu hết các nước và tổ chức liên hiệp công đoàn toàn châu Phi đã ra đời
tháng 5 –1951.
- Một đặc điểm quan trọng khác là khi chủ ngĩa đế quốc xâm lược, các nước
châu Phi nói chung còn trong tình trạng bộ lạc, chưa hình thành các quốc gia, dân
tộc. Sau khi bị xâm lược, các nước châu Phi đã bị các nước đế quốc chia cắt thành
nhiều vùng nhỏ, xen kẽ lẫn nhau, hoạch định đường biên giới theo sức mạnh và sự
thoả hiệp giữa các đế quốc, không tính đến biên giới tự nhiên cùng sự phân bố cư
dân các chủng tộc. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi được thành lập
trong khuôn khổ “thuộc địa cũ trước đây” mặc dù có mang tên mới. Chính điều đó
là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột chủng tộc, sắc tộc ở
lục địa này trong những năm gần đây.
Sau khi thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, các nước châu Phi đều
bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội. Đó là
cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và thậm chí còn khó khăn hơn cuộc chiến đấu vì
độc lập tự do.
Trong những năm 80, đặc biệt là vào thập niên 90, châu Phi trở thành lục địa
của chiến tranh, tụt hậu và đói nghèo. Châu Phi hiện là lục địa bất ổn định nhất thế
giới. Riêng năm 1993, tại đây diễn ra 13 cuộc chiến tranh làm hàng vạn người thiệt
mạng, hàng triệu người phải rơi bản quán để chạy nạn, tạo ra những dòng người tị
nạn lớn chưa từng có. Từ đầu năm 1994 đến nay, lục địa này lại tiếp tục bị rung
chuyển bởi những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 33 -
Tình trạng đói nghèo và chậm phát triển ở châu Phi càng làm cho mâu thuẫn
sắc tộc ở đây thêm trầm trọng. Ở những nước như Angôla, Môdămbích, mặc dù đã
có chính quyền hoà giải dân tộc, nhưng tranh chấp giữa các phe phái vẫn kéo dài
và ác liệt. Xung đột phe phái với những mâu thuẫn bộ tộc đang làm kiệt quệ nhiều
nước châu Phi vốn đã rất nghèo nàn. Cho đến nay, những cuộc giao chiến và nổi
loạn đang xảy ra ở ít nhất là 20 nước châu Phi, trong đó bi thảm nhất là cuộc nội
chiến chưa thạt sự kết thúc ở Ruanđa, một nước nhỏ bé với diện tích 36,3 nghìn km2
và 7,5 triệu dân, chỉ vì những xung đột giữa bộ tộc người Hutu và Tusi, đã làm cho
hơn nửa triệu người chết, nhiều làng mạc, thành phố bị phá huỷ, 1,2 triệu người lâm
vào cảnh “màn trời, chiếu đất”.
Chiến tranh càng làm bi đát thêm tình hình kinh tế xã hội của lục địa vốn là
khu vực kinh tế chậm phát triển nhất thé giới. Chỉ trong vòng 10 năm, tỉ trọng của
châu Phi trong tổng giá trị buôn bán thế giới giảm từ 4,9% (năm 1980) xuống còn
2,4% (năm 1990), một con số quá nhỏ so với trên 650 triệu dân (chiếm 13% dân số
toà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lich_su_the_gioi_hien_dai_phan_2_1945_1995.pdf