Giáo trình Logic (Bản mới)

BÀI 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ LOGIC HỌC . 4

BÀI 2 : NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY .11

BÀI 3 : NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY .18

BÀI 4 : ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN CHIA MỘT KHÁI NIỆM .24

BÀI 5 : PHÁN ĐOÁN .31

BÀI 6 : PHÁN ĐOÁN (TT) .39

BÀI 7 : ÔN .46

BÀI 8 : SUY LUẬN .53

BÀI 9 : SUY LUẬN (TT) .61

BÀI 10 : SUY LUẬN (TT) .66

BÀI 11 : NGỤY BIỆN .73

BÀI 12 : ÔN .80

pdf75 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Logic (Bản mới), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính: Cho biết giữa chủ từ và thuộc từ là có hay không có tính chất nào đó. Ký hiệu: S: P (không khí thì nhẹ). S ≠ P (Gỗ không hòa tan trong nước)  Phán đoán quan hệ: Cho biết mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ là như thế nào (so sánh). Ký hiệu: r P CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Đà Lạt đẹp Bằng Đà Nẵng Hơn Thua S ~ r P Đà lạt không đẹp Bằng Đà Nẵng Hơn Thua 4.2. PHÁN ĐOÁN PHỨC HỢP Là phán đoán được tạo thành từ các phán đoán đơn, bởi các từ nối như và, hoặc, nếu... thì v.v... Phán đoán phức hợp lại được chia thành hai loại phán đoán phức hợp cơ bản và phán đoán đa phức hợp. 4.2.1. Phán đoán phức hợp cơ bản Đó là những phán đoán được tạo thành trực tiếp từ các phán đoán đơn, gồm có:  Phán đoán liên kết: Do các phán đoán hợp thành bởi từ nối "và". Ký hiệu: p ^ q Ví dụ: Tôi đang trình bày bài giảng và các bạn đang ghi chép.  Phán đoán lựa chọn: Do các phán đoán đơn hợp thành bởi từ nối "hoặc". Ký hiệu: p v q Ví dụ: Một bà mẹ nói với con: "hoặc là con phải đi học, hoặc là con ăn đòn, con muốn cái nào".  Phán đoán giả định: Do các phán đoán đơn hợp thành bởi từ nối "nếu thì" CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Ký hiệu: p  q Ví dụ: Nếu ta nung kim loại, thì kim loại giãn nở. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 111). 4.2.2. Phán đoán đa phức hợp Là những phán đoán được tạo thành từ các phán đoán phức hợp cơ bản. Để tìm ra giá trị của các phán đoán đa phức hợp, trước tiên ta cần tìm ra giá trị của các phán đoán đơn, kế đó tìm giá trị của các phán đoán phức hợp cơ bản, cuối cùng tìm ra giá trị của phán đoán đa phức hợp. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 121). CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trả lời các câu hỏi: 26, 27, 30, 32, 33, 34. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 280 – 287). 2. Trả lời các câu trắc nghiệm: 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 59, 60, 61, 62, 63. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 370 – 375). CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. BÀI 6 PHÁN ĐOÁN (TT) 5. CHUYỂN HOÁN PHÁN ĐOÁN 5.1. ĐỊNH NGHĨA Chuyển hoán phán đoán là đảo vị trí của chủ từ và thuộc từ trong một phán đoán cho nhau, làm sao cho nội dung của phán đoán không thay đổi. Ví dụ:  Logic học là khoa học về các qui luật và hình thức tư duy. (1a) (Khoa học về các qui luật và các hình thức của tư duy là Logic học) (1b)  Người Na Uy không phải là người Thụy Điển. (2a) (Người Thụy Điển không phải là người Na Uy) (2b)  Người Nhật là người châu Á. (3a) (Một số người châu Á là người Nhật) (3b)  Một số sinh viên là công nhân. (4a) (Một số công nhân là sinh viên) (4b)  Một số đoàn viên không phải là học sinh. (5a) (Một số học sinh không phải là đoàn viên) (5b) 5.2. PHÂN LOẠI Quan sát các ví dụ trên đây, ta thấy có những câu, sau khi chuyển hoán, ngoại diên của chủ từ và thuộc từ không thay đổi. Ví dụ: câu 1b, 2b. Nhưng cũng có những câu, sau khi chuyển hoán thì ngoại diên của chủ từ và thuộc từ thay đổi. Chẳng hạn như các câu 3b, 4b, 5b. Do đó có hai loại chuyển hoán là chuyển hoán hoàn toàn và chuyển hoán không hoàn toàn.  Chuyển hoán hoàn toàn: Gồm các phán đoán, sau khi chuyển hoán, ngoại diên thuộc từ của phán đoán gốc (1a, 2a) được đưa xuống làm chủ từ của phán đoán biến thể (1b, 2b) không có gì thay đổi.  Chuyển hoán không hoàn toàn: Gồm các phán đoán, sau khi chuyển hoán, ngoại diên thuộc từ của phán đoán gốc (3a, 4a, 5a) được đưa xuống làm chủ từ của phán đoán biến thể (3b, 4b, 5b) có thay đổi, từ lớn xuống nhỏ. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. 5.3. QUI TẮC Trong số những ví dụ vừa nêu, ta thấy phán đoán 1a và 3a là những phán đoán khẳng định chung (viết tắt là phán đoán A). Nhưng phán đoán 1a vốn là một định nghĩa nên vế thứ nhất (Logic học) và vế thứ hai (khoa học về các qui luật và hình thức của tư duy) là hoàn toàn bằng nhau. Còn ở ví dụ 3a, vế thứ nhất (người Nhật) và vế thứ hai (người châu Á) không bằng nhau. Người Nhật chỉ là một bộ phận của người châu Á mà thôi. Vì vậy ví dụ 1a có thể chuyển hoán "hoàn toàn", nghĩa là nếu phán đoán A mang tính chất định nghĩa thì chuyển thành phán đoán A. Còn phán đoán A không mang tính chất định nghĩa (như câu 3a) mà chỉ là một phán đoán bình thường thì phải chuyển thành I (khẳng định riêng) như ở ví dụ 3b. Nếu phán đoán A mà mang tính chất đơn nhất (vợ tôi là người Huế) thì phải chuyển thành A đơn nhất (một trong số những người Huế là vợ tôi). Đối với phán đoán E (phủ định chung), ta chuyển hoán được thành một phán đoán E khác, như ở ví dụ 2a và 2b. Còn đối với phán đoán I (khẳng định riêng), 0 (phủ định riêng) thì:  Phán đoán I chuyển thành phán đoán I (Ví dụ 4a, 4b).  Phán đoán O chuyển thành phán đoán 0 (Ví dụ 5a, 5b). Tóm lại: (Xem: Sách đã dẫn, tr. 127). Chuyển hoán hoàn toàn A (định nghĩa)  A A (đơn nhất)  A E  E Chuyển hoán không hoàn toàn A (bình thường)  I I  I O  O 6. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC PHÁN ĐOÁN (ĐƠN) Ta hãy vẽ hình vuông và đặt 4 phán đoán đơn ở 4 góc (Xem: Sách đã dẫn, tr. 133) CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Hình vuông này được gọi là "hình vuông logic" L ệ thuộc Đối chọi dưới Đối chọi trên Lệ th uộ c A I O E CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Với hình vuông ấy, ta có 4 mối quan hệ:  Quan hệ mâu thuẫn: giữa phán đoán A và O, E và I: Khi phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai. Ngược lại khi phán đoán này sai thì phán đoán kia đúng. Ví dụ: Khi A (Mọi kim loại đều dẫn điện) đúng, thì O (Một số kim loại không dẫn điện) sai.  Quan hệ lệ thuộc: giữa phán đoán I và A, O và E: Khi phán đoán trên (A, E) đúng thì phán đoán dưới (I, O) cũng đúng. Nhưng khi phán đoán trên mà sai thì phán đoán dưới có thể đúng hoặc sai (tùy trường hợp cụ thể, cần phải xem xét). Ví dụ: Nếu phán đoán trên đúng (A: Mọi kim loại đều dẫn điện), thì phán đoán dưới cũng đúng (I: các bộ phận của kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm v.v dẫn điện). Còn nếu phán đoán trên sai, thì phán đoán dưới có hai khả năng:  Trên sai  dưới sai E: Mọi kim loại không dẫn điện (S). O: Một số kim loại không dẫn điện (S).  Trên sai  dưới đúng: E: Mọi tiểu thuyết đều không lành mạnh (S). O: Một số tiểu thuyết không lành mạnh (Đ).  Quan hệ đối chọi (trên): giữa phán đoán A và E: Nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai. Ví dụ: A: Mọi người đều là sinh vật (Đ) E: Mọi người không phải là sinh vật (S). Nhưng khi phán đoán này sai thì phán đoán kia có hai khả năng:  Bên này sai  bên kia đúng A: Mọi người đều sống mãi (S). E: Mọi người không sống mãi (Đ).  Bên này sai  bên kia sai: A: Mọi phim ảnh đều đồi trụy (S). E: Mọi phim ảnh đều không đồi trụy (S). CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.  Quan hệ đối chọi (dưới): giữa phán đoán I và O: Nếu phán đoán này sai, thì phán đoán kia đúng. Ví dụ: I: Một số người thở bằng gan (S). O: Các tộc người trên thế giới không thở bằng gan (Đ). Nhưng nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia có hai khả năng:  Bên này đúng  bên kia sai I: Đồng, chì, thiếc... thì dẫn điện (Đ). O: Đồng, chì, thiếc... không dẫn điện (S).  Bên này đúng  bên kia đúng: I: Một số bài ca thì hay (Đ). O: Một số bài ca không hay (Đ). 7. NGOẠI DIÊN CỦA CHỦ TỪ VÀ THUỘC TỪ TRONG PHÁN ĐOÁN Ngoại diên hay sức chứa của một khái niệm luôn luôn hoặc đầy đủ, hoặc thiếu (không đầy đủ). Trong một phán đoán, mỗi khái niệm hoặc đóng vai trò chủ từ, hoặc đóng vai trò thuộc từ. Bây giờ ta xem xét, chủ từ và thuộc từ trong các phán đoán, khi nào thì đầy đủ (ta ký hiệu bằng dấu +) và khi nào thì thiếu (ta ký hiệu bằng dấu - ). Cần lưu ý, dấu + và dấu – ở đây không có nghĩa là có hay không, khẳng định hay phủ định mà có nghĩa là đầy đủ hay thiếu. Sau đây ta xét 4 phán đoán A, I, E, O. Ví dụ: A: Tất cả cá đều sống ở trong nước. Chữ "tất cả" đi trước khái niệm cá cho biết ngoại diên của chủ từ là đầy đủ. Còn ngoại diên của thuộc từ "sống trong nước" thì không đầy đủ vì rằng loài sống trong nước, ngoài cá ra còn có những thứ khác nữa như nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua v.v... chứ không phải chỉ có cá. I: Một số cá sống dưới nước. Chữ "một số" đi trước khái niệm cá cho biết ngoại diên của chủ từ không đầy đủ. Còn ngoại diên của thuộc từ thì vẫn thiếu, vì nếu cả loài cá chưa chiếm hết ngoại diên của khái niệm "sống trong nước" thì một số cá lại càng không thể trám hết ngoại diên của khái niệm "sống trong nước". CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. E: Tất cả cá không sống trên cạn (tức bên ngoài môi trường nước). Chữ "Tất cả" đi trước khái niệm cá cho biết ngoại diên của chủ từ là đầy đủ. Còn ngoại diên của thuộc từ "sống trên cạn cũng đầy đủ vì không có con nào sống trên cạn là cá cả. O: Một số cá không sống trên cạn. Chữ "Một số" đi trước khái niệm cá cho biết ngoại diên của chủ từ không đầy đủ. Còn ngoại diên của thuộc từ (tức khái niệm "sống trên cạn") thì vẫn đầy đủ vì nếu không có con nào sống trên cạn là loài cá, thì cũng không có con nào sống trên cạn là "một số cá" đó. Tóm lại, để biết chủ từ có ngoại diên đầy đủ hay không đầy đủ, việc này khá dễ dàng. Nếu đi trước chủ từ là các từ như mọi, tất cả, hết thảy, toàn thể v.v... thì chủ từ có ngoại diên đầy đủ. Nhưng nếu đi trước chủ từ là các từ như một số, đa số, nhiều, phần đông v.v... thì chủ từ không có ngoại diên đầy đủ. Còn đối với thuộc từ thì các phán đoán khẳng định (A và I) nói chung có thuộc từ không đầy đủ và các phán đoán phủ định thì có thuộc từ đầy đủ. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 129) CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Tên phán đoán Chủ từ Thuộc từ A + - + I - - + E + + O - + CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trả lời các câu hỏi: 28, 29, 31. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 280 – 281). 2. Trả lời các câu trắc nghiệm: 58, 64, 65, 66, 67. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 373 – 376). CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. BÀI 7 ÔN Hôm nay chúng ta ôn lại sáu bài vừa nghiên cứu xong. Bài thứ nhất ĐẠI CƯƠNG VỀ LOGIC HỌC Đây là bài tìm hiểu về Logic học một cách đại cương: Logic học là gì? Đối tượng của Logic học nằm ở đâu trong quá trình nhận thức của con người? Logic học đã ra đời và phát triển qua thời gian như thế nào? Nghiên cứu Logic học có ích lợi gì? 1. Trước hết ta cần nhớ định nghĩa: Logic học là khoa học các quy luật và hình thức của tư duy (đúng, chính xác). 2. Về phân loại, không phải chỉ có một cách phân loại duy nhất là Logic hình thức và Logic biện chứng mà còn một cách phân loại nữa cũng rất phổ biến. Đó là Logic hình thức và Logic ứng dụng. 3. Ngoài ra, chúng ta cần hiểu tại sao Logic học (với tư cách là khoa học về các quy luật và hình thức của tư duy) thì không có tính giai cấp và chữ "hình thức" trong Logic học khác với chữ hình thức theo nghĩa thông thường như thế nào? 4. Về vị trí của các quy luật và hình thức của tư duy trong quá trình nhận thức, ta thấy xuất hiện ở giai đoạn thứ hai, tức giai đoạn nhận thức lý tính (hay tư duy trừu tượng). Tuy nhiên không nên tách rời hẳn hai giai đoạn này ra khỏi nhau, tách nhận thức lý tính ra khỏi nhận thức cảm tính vì hai giai đoạn này có mối quan hệ qua lại (biện chứng) với nhau. 5. Trong quá trình phát triển của Logic học, ta cần nhớ những cột mốc lớn, bước ngoặc lớn. Những cột mốc lớn của Logic hình thức là Aristote, Bacon, Leibniz... còn những cột mốc lớn của Logic biện chứng là Hegel, Marx, Engels... 6. Về công dụng, Logic học có công dụng rất phổ biến trong đời thường cũng như trong mọi lĩnh vực khoa học. Không ai trong cuộc sống hằng ngày, muốn diễn đạt một điều gì đó mà không cần mạch lạc và hợp lý. Không có khoa học nào mà lại không có một đối tượng rõ ràng và một phương pháp thích hợp để đạt được đối tượng của mình. Nhưng nói đến phương pháp là CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. nói đến vấn đề phương pháp luận, mà phương pháp luận lại là một bộ phận của Logic học ứng dụng như ta đã biết. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 11-34). Bài thứ hai NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY 1. Những qui luật cơ bản của tư duy là những quy luật làm cơ sở cho mọi nhận thức và suy luận của con người. Không có những quy luật này, ta không thể nhận thức và suy luận được gì cả. Ví dụ: A = B B = C Vậy: A = C Qua ví dụ hết sức đơn giản này, sở dĩ tôi suy luận được A = C và các bạn nhận thức được A = C là do cả người suy luận lẫn người nhận thức đã dùng đến một qui luật của tư duy là qui luật đồng nhất. Không có qui luật này chúng ta không thể nào đi đến kết luận A = C được. 2. Theo cách phân loại của Leibniz, có hai qui luật chính của tư duy là qui luật đồng nhất và qui luật lý do đầy đủ. Từ hai qui luật này, phát sinh những qui luật khác. Chẳng hạn, trước hết là luật đồng nhất. Luật đồng nhất phản ảnh tình hình tương đối ổn định của các sự vật vật chất. Nhờ tính ổn định này của các sự vật mà ta xác định được bây giờ ở đây đang có cái đèn, cái bàn, cây bút, v.v... Từ luật đồng nhất sẽ phát sinh ra luật mâu thuẫn, nếu cùng một lúc ta vừa khẳng định rằng có cây bút, lại vừa phủ định rằng không có cây bút; như vậy là mâu thuẫn. Do lẽ đó mà Leibniz mới nói rằng luật mâu thuẫn là trường hợp phủ định của luật đồng nhất. Thế rồi từ luật mâu thuẫn lại phát sinh ra luật triệt tam. Phân tích trường hợp mâu thuẫn trên đây, ta thấy nếu bây giờ trên tay bạn có cây bút là đúng thì ai đó nói không có là sai, chứ không có trường hợp thứ ba: vừa đúng lại vừa sai. Vì lẽ đó Leibniz bảo rằng qui luật triệt tam là trường hợp phân tích của qui luật mâu thuẫn. Còn đối với luật lý do đầy đủ, rõ ràng ta thấy "mọi vật tồn tại đều có lý do để tồn tại". Ví dụ: đây là cây bút. Hẳn nhiên cây bút này không phải tự nhiên mà có. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Nếu ta hỏi cây bút này do đâu mà có (ai làm ra, làm với chất liệu gì...) thì lập tức phát sinh Luật nhân quả. Còn hỏi cây bút này để làm gì thì sẽ phát sinh ra luật hướng đích. 3. Việc phân loại các qui luật cơ bản của tư duy hầu như không có sự khác biệt nhiều giữa các nhà logic học, nhưng lại có sự khác biệt thật lớn lao giữa các nhà logic duy tâm và duy vật khi nói về nguồn gốc của các qui luật cơ bản của tư duy. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 35 - 54). Bài thứ ba NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY KHÁI NIỆM  Có 3 hình thức cơ bản của tư duy là khái niệm, phán đoán và suy luận. Khái niệm là hình thức đầu tiên. Nhờ hình thức tư duy này mà ta phản ảnh được những thuộc tính chung, chủ yếu và bản chất của các sự vật, hiện tượng.  Để diễn đạt các khái niệm phải có từ. Từ là phương tiện để chuyển tải khái niệm từ trong đầu ta ra ngoài, Bởi vậy giữa từ và khái niệm có một mối quan hệ hết sức mật thiết. Nhưng mối quan hệ này cũng vô cùng phức tạp vì có khi một từ chuyển tải nhiều khái niệm, ngược lại có khi một khái niệm được chuyển tải bởi nhiều từ.  Bất cứ khái niệm nào cũng có hai phần: nội hàm và ngoại diên. Nội hàm chỉ toàn thể những thuộc tính bản chất có trong khái niệm đó. Còn ngoại diên chỉ tất cả những cá thể nào có chứa những thuộc tính vừa nói. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên là quan hệ theo tỷ lệ nghịch. Giữa các khái niệm với nhau, có tất cả 6 mối quan hệ:  Quan hệ đồng nhất  Quan hệ lệ thuộc  Quan hệ ngang hàng  Quan hệ giao nhau  Quan hệ đối chọi  Quan hệ mâu thuẫn  Định nghĩa và phân chia khái niệm. Để tìm hiểu bất cứ khái niệm nào, ta có hai cách. Cách thứ nhất, tìm hiểu về mặt nội hàm tức định nghĩa khái niệm. Cách thứ hai, tìm hiểu về mặt ngoại diên tức phân chia khái niệm. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.  Định nghĩa khái niệm: Muốn định nghĩa một khái niệm, ta cần phải tuân theo các qui tắc sau:  Ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa (A) và ngoại diên của phần dùng để định nghĩa (B) phải bằng nhau.  Phần B (tức phần được dùng để định nghĩa) đọc lên phải hiểu được, vì phần B nhằm giúp làm sáng tỏ phần A. Nếu B không rõ thì A cũng không rõ.  Định nghĩa phải đầy đủ, tức là nêu lên hết những thuộc tính bản chất của khái niệm đó.  Định nghĩa không được phủ định. A là B, chứ không được nói A không phải là B, vì phủ định thì không cho biết một thuộc tính nào rõ ràng cả.  Định nghĩa phải ngắn gọn  Phân chia khái niệm: Muốn phân chia một khái niệm, ta cần phải tuân theo những qui tắc sau đây:  Sự phân chia phải cân đối. Ngoại diên của các hạng cộng lại phải bằng ngoại diên loại của nó.  Phải có cùng một cơ sở phân chia. Chẳng hạn nếu ta chọn "cạnh" làm cơ sở để phân chia khái niệm tam giác, thì chỉ được dùng một cơ sở duy nhất đó mà thôi.  Phải có các thành phần phân chia khác nhau, nghĩa là không trùng lắp, lẫn lộn. Từ tam giác, ta chia ra tam giác thường, tam giác cân, tam giác đều. Ba thành phần phân chia ấy là hoàn toàn khác nhau.  Phân chia phải liên tục, nghĩa là chuyển sang cấp thấp hơn và gần nhất. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 55 - 93). Bài thứ năm và sáu PHÁN ĐOÁN 1. Phán đoán là một hình thức của tư duy nhờ đó ta nối liền được khái niệm lại với nhau và cho biết giữa các khái niệm đó có hay là không có mối quan hệ với nhau. 2. Vì vậy phán đoán nào cũng có 3 bộ phận:  Chủ từ là đối tượng ta đang nghĩ tới.  Thuộc từ là tính chất thuộc về chủ từ. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.  Hệ từ thì thiết lập quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ, cho biết giữa hai bên có quan hệ (quả đất thì tròn) hay không có quan hệ (quả đất không vuông). Bất cứ phán đoán nào cũng phải nhờ một câu để chuyển tải từ trong đầu ta ra ngoài thì người khác mới biết được. Do đó giữa câu và khái niệm có mối quan hệ hết sức mật thiết. Nhưng mối quan hệ này cũng rất phức tạp, do 1 câu có thể chuyển tải nhiều phán đoán khác nhau, hoặc 1 phán đoán được chuyển tại bởi nhiều câu khác nhau. 3. Để phân loại phán đoán, ta có nhiều cách. Nếu căn cứ vào việc một phán đoán được tạo thành bởi một câu hay nhiều câu, ta sẽ có phán đoán đơn hay phán đoán phức hợp. Đối với phán đoán đơn, ta lại có thể xét về chất hoặc lượng. Chất nằm ở hệ từ, cho biết tính chất của phán đoán đó là khẳng định hay phủ định. Còn lượng nằm ở chủ từ, cho biết ngoại diên của chủ từ có số lượng đầy đủ hay không đầy đủ. Tuy nhiên, bất kỳ phán đoán nào cũng bao hàm cả chất là lượng cho nên ta có 4 phán đoán cơ bản sau đây:  Khẳng định chung (ký hiệu là A)  Khẳng định riêng (ký hiệu là I)  Phủ định chung (ký hiệu là E)  Phủ định riêng (ký hiệu là O) Về mặt hình thái, phán đoán có 3 loại:  Phán đoán cái nhiên ( S: P hoặc S ≠ P)  Phán đoán minh nhiên ( S: P hoặc S ≠ P)  Phán đoán tất nhiên ( S: P hoặc S ≠ P) Về tính chất của thuộc từ đối với chủ từ, có hai loại:  Phán đoán đặc tính (S: P hoặc S ≠ P)  Phán đoán quan hệ (S r P hoặc S ~ r P) CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Đối với phán đoán phức hợp (được tạo thành bởi nhiều phán đoán đơn), có hai nhóm là phán đoán phức hợp cơ bản và phán đoán đa phức hợp. Phán đoán phức hợp cơ bản gồm:  Phán đoán liên kết (p  q)  Phán đoán lựa chọn (p  q)  Phán đoán giả định (p  q) Còn phán đoán đa phức hợp thì gồm nhiều phán đoán phức hợp cơ bản tạo thành. 4. Với phép chuyển hoán, từ phán đoán này ta có thể rút ra một phán đoán khác, gọi là suy luận trực tiếp từ một tiền đề. Tất nhiên muốn chuyển hoán cho đúng thì cần phải biết qui tắc. 5. Về quan hệ giữa các phán đoán, ta cần nhớ bảng tóm tắt trong hình vuông logic để từ một phán đoán này, ta có thể rút ra một phán đoán khác, một cách nhanh chóng. 6. Còn một vấn đề nữa chúng ta cần ghi nhớ để áp dụng trong bài suy luận sắp tới. Đó là ngoại diên của chủ từ và thuộc từ, khi nào đầy đủ và khi nào thì thiếu. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 95 - 146). CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. BÀI 8 SUY LUẬN 1. ĐỊNH NGHĨA Suy luận là hình thức tư duy mà từ một hay nhiều phán đoán đã có, ta rút ra được một phán đoán mới. Phán đoán đã có gọi là tiền đề. Còn phán đoán mới gọi là kết luận. Kết luận bao giờ cũng được rút ra từ tiền đề một cách tất yếu. Nghĩa là nếu ta đã thừa nhận tiền đề thì nhất thiết phải nhận kết luận. Tuy nhiên, để có một suy luận đúng thì luôn luôn phải hội đủ hai điều kiện sau đây:  Tiền đề phải có nội dung đúng.  Tiền đề phải được sắp xếp đúng qui tắc logic (các qui tắc ấy ra sao, ta sẽ tìm hiểu sau). (Xem: Sách đã dẫn, tr. 107) 2. PHÂN LOẠI Có thể phân suy luận thành 3 loại chính:  Những suy luận thông thường gồm suy luận diễn dịch, suy luận qui nạp và suy luận loại suy.  Chứng minh và bác bỏ.  Ngụy biện. Sau đây ta sẽ nghiên cứu loại thứ nhất. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. 3. NHỮNG LOẠI SUY LUẬN THÔNG THƯỜNG 3.1. SUY LUẬN DIỄN DỊCH  Định nghĩa: Suy luận diễn dịch là lối suy luận đi từ nguyên lý chung đến những trường hợp riêng lẻ, cá biệt. Ví dụ: Tất cả kim loại đều dẫn điện. Chì là kim loại. Vậy chì dẫn điện. (Xem: Sách đã dẫn, tr. 155)  Phân loại: Suy luận diễn dịch có hai thứ là diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp.  Nếu kết luận được rút ra từ một tiền đề mà thôi, đó là suy luận diễn dịch trực tiếp. Ví dụ: Hiện nay có một số sinh viên là công nhân (Tiền đề) Vậy hiện nay có một số công nhân là sinh viên (Kết luận)  Áp dụng "phép chuyển hoán phán đoán". Bảo rằng mọi người đều thích hòa bình là sai (Tiền đề). Vậy có một số người không thích hòa bình là đúng (Kết luận).  Áp dụng "mối quan hệ giữa các phán đoán trong hình vuông logic".  Nếu kết luận được rút ra từ nhiều tiền đề, đó là suy luận diễn dịch gián tiếp Ví dụ: Mọi sinh vật đều có tính di truyền Tiền đề Cá là sinh vật  Vậy cá cũng có tính di truyền Kết luận Suy luận gián tiếp mà tiêu biểu nhất là tam đoạn luận, tức lối suy luận gồm có 3 đoạn (cũng gọi là 3 phán đoán hay 3 mệnh đề). Hai phán đoán đi trước là tiền đề. Còn phán đoán thứ ba được rút ra từ hai tiền đề trên. Sau đây là một số tam đoạn luận chính: 3.1.1. Tam đoạn luận không điều kiện Chung Riêng CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Tam đoạn luận không điều kiện là tam đoạn luận mà đại tiền đề (tiền đề thứ nhất) là một phán đoán không có điều kiện. Ví dụ: Mọi kim loại đều dẫn nhiệt. Nhôm là kim loại. Vậy nhôm dẫn nhiệt. Bất cứ tam đoạn luận không điều kiện nào cũng có cấu trúc như sau: Có 3 phán đoán (nên mới có tên là tam đoạn luận). Hai phán đoán trên gọi là tiền đề. Phán đoán thứ ba gọi là kết luận. Trong một tam đoạn luận, chủ từ (S) và thuộc từ (P) trong một phán đoán được gọi là các hạn từ. Lý ra ta có 6 hạn từ. Nhưng 2 hạn từ ở kết luận không được kể vì lặp lại 2 hạn từ đã có ở tiền đề. Như vậy với hai phán đoán ở tiền đề, ta có 4 hạn từ. Tuy nhiên, bốn nhưng cuối cùng chỉ còn có ba

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_logic_ban_moi.pdf
Tài liệu liên quan