Giáo trình Lý thuyết cháy

Công dụng:

- Đối với các đám cháy ở khu vực máy móc và thiết bị điện (nhóm C) thì CO2 có thể xâm nhập sâu vào các khoảng trống và các nơi khác trong buồng máy, kể cả các khu vực xung quanh. Vì CO2 là khí trơ, cũng là chất không ăn mòn nên có thể sử dụng với các thiết bị điện, hiện đại. Nó không gây hư hỏng những máy móc tinh vi, trừ khi phải sử dụng trực tiếp với bề mặt bị đốt cháy ở nhiệt độ quá cao.

- CO2 có tác dụng như nhau tại mọi nhiệt độ, nó không đông đặc, không để lại thanh, chất bẩn, dễ dàng làm sạch bằng thông gió.

2. Cấu trúc và đặc tính sử dụng :

- Dù ở hệ thống nào, CO2 vẫn được nạp trong bình thép không có đường hàn, ở dạng lỏng có áp suất khoảng 850PSI ở 70°F (60kg/cm2, 21°C).

- Các đường ống dẫn CO2 đến các khu vực cần bảo vệ, trên đường ống có van.

- Cơ cấu điều khiển mở chai CO2 bằng cách đánh thủng có thể là cơ giới, bằng tay trực tiếp hay bằng điều khiển từ xa.

- Khi phun, CO2 được nở ra gấp 450 lần so với thể tích bình chứa. Do sự phun nhanh như vậy, nhiệt độ của nó giảm xuống -100°F (-790°C) rất nhanh, cũng tại thời điểm này, hơi chất lỏng hình thành khí CO2 không màu và một lượng CO2 nào đó đóng thành tuyết trước khi nó trở thành dạng khí, bởi vì nhiệt độ quá thấp như vậy tuyết có thể làm da bị rộp lên hoặc bị bỏng.

3. Nạp lại CO2 :

- Hệ thống khí CO2 cố định, các bình chứa thông thường không được nạp lại trên tàu, khi được kiểm tra, các cơ quan chức năng sẽ cân bình, nếu không đủ trọng lượng phải thay thế ngay. Cần thiết có thể tiến hành các công tác sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện hệ thống trong thời gian kiểm tra đó.

- Không được để mất 10% trọng lượng. Thường xuyên kiểm tra áp suất bình.

4. Bảo quản: Để hệ thống CO2 sẵn sàng hoạt động:

- Luôn gắn cái búa ở hộp điểu khiển bằng sợi dây xích, không được sơn lên mặt kính điều khiển.

- Không được làm vỡ mặt hộp kính điều khiển trừ khi có sự cố.

- Đóng cửa dẫn tới trạm điều khiển từ xa, nhưng không khoá chặt.

- Không được sơn phết lên các van, bảng hướng dẫn, các nhãn ký hiệu và các phần quay, di động của hệ thống.

- Không điều chỉnh gì khác như van, đường ống, các cần điều khiển của hệ thống.

- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hệ thống như đầu nối, van, đường ống xem có đặt đúng vị trí không và có vướng mắc gì không.

- Thường kỳ kiểm tra và bảo dưỡng dây cáp, ròng rọc để đảm bảo chúng luôn trơn và hoạt động tốt, không bị mòn.

- Kiểm tra hệ thống báo động (6 tháng/lần).

 

docx35 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lý thuyết cháy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i do thuyền trưởng hoặc sĩ quan cao nhất trên tàu ra lệnh. Các loại hệ thống chữa cháy cố định : Hệ thống CO2: sử dụng trong buồng máy, cabin. Hệ thống Halon: thường ở trên tàu dầu, hoá chất. Hệ thống bộ hoá chất khô: dùng cho tàu dầu, hoá chất. Hệ thống bọt: sử dụng trong tàu dầu (hầm dầu), hoá chất. Hệ thống nước cứu hoả : Hệ thống chính: Máy bơm, ống dẫn chính, đường nhánh, vòi phun. Hệ thống gương sen cố định: trên tàu khách, nơi sinh hoạt,thường tự động mở nước khi có hoả hoạn HỆ THỐNG CHỮA CHÁY CỐ ĐỊNH DỰA TRÊN HIỆU ỨNG LÀM NGẠT. A. Hệ thống CO2: 1. Công dụng: Đối với các đám cháy ở khu vực máy móc và thiết bị điện (nhóm C) thì CO2 có thể xâm nhập sâu vào các khoảng trống và các nơi khác trong buồng máy, kể cả các khu vực xung quanh. Vì CO2 là khí trơ, cũng là chất không ăn mòn nên có thể sử dụng với các thiết bị điện, hiện đại. Nó không gây hư hỏng những máy móc tinh vi, trừ khi phải sử dụng trực tiếp với bề mặt bị đốt cháy ở nhiệt độ quá cao. CO2 có tác dụng như nhau tại mọi nhiệt độ, nó không đông đặc, không để lại thanh, chất bẩn, dễ dàng làm sạch bằng thông gió. Cấu trúc và đặc tính sử dụng : Dù ở hệ thống nào, CO2 vẫn được nạp trong bình thép không có đường hàn, ở dạng lỏng có áp suất khoảng 850PSI ở 70°F (60kg/cm2, 21°C). Các đường ống dẫn CO2 đến các khu vực cần bảo vệ, trên đường ống có van. Cơ cấu điều khiển mở chai CO2 bằng cách đánh thủng có thể là cơ giới, bằng tay trực tiếp hay bằng điều khiển từ xa. Khi phun, CO2 được nở ra gấp 450 lần so với thể tích bình chứa. Do sự phun nhanh như vậy, nhiệt độ của nó giảm xuống -100°F (-790°C) rất nhanh, cũng tại thời điểm này, hơi chất lỏng hình thành khí CO2 không màu và một lượng CO2 nào đó đóng thành tuyết trước khi nó trở thành dạng khí, bởi vì nhiệt độ quá thấp như vậy tuyết có thể làm da bị rộp lên hoặc bị bỏng. Nạp lại CO2 : Hệ thống khí CO2 cố định, các bình chứa thông thường không được nạp lại trên tàu, khi được kiểm tra, các cơ quan chức năng sẽ cân bình, nếu không đủ trọng lượng phải thay thế ngay. Cần thiết có thể tiến hành các công tác sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện hệ thống trong thời gian kiểm tra đó. Không được để mất 10% trọng lượng. Thường xuyên kiểm tra áp suất bình. Bảo quản: Để hệ thống CO2 sẵn sàng hoạt động: Luôn gắn cái búa ở hộp điểu khiển bằng sợi dây xích, không được sơn lên mặt kính điều khiển. Không được làm vỡ mặt hộp kính điều khiển trừ khi có sự cố. Đóng cửa dẫn tới trạm điều khiển từ xa, nhưng không khoá chặt. Không được sơn phết lên các van, bảng hướng dẫn, các nhãn ký hiệu và các phần quay, di động của hệ thống. Không điều chỉnh gì khác như van, đường ống, các cần điều khiển của hệ thống. Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hệ thống như đầu nối, van, đường ống xem có đặt đúng vị trí không và có vướng mắc gì không. Thường kỳ kiểm tra và bảo dưỡng dây cáp, ròng rọc để đảm bảo chúng luôn trơn và hoạt động tốt, không bị mòn. Kiểm tra hệ thống báo động (6 tháng/lần). B. HỆ THỐNG BỌT (FOAM) : 1. Công dụng: - Là công cụ chữa cháy có hiệu quả cao nhất, tạo thành một lớp bong bóng dày phủ kín bề mặt đám cháy với không khí. Trong bong bóng có khí CO2. Nó có tác dụng cao nhất đối với đám cháy loại B như: dầu, mỡ, sơn và một số đám cháy loại A. Nhưng bọt không thích hợp với đám cháy điện và không có tác dụng với nhiệt độ thấp hơn 10°F. 2. Cấu tạo và đặc tính sử dụng: Có 2 loại bọt dùng cho chữa cháy là: bọt hoá học và bọt cơ học, cả 2 đều được tạo thành từ hoá chất. a. Bọt hoá học: - Lớp bọt hoá học là hợp chất được tạo ra từ nước và CO2 từ các chất Bicarbonate of soda và Aluminium sulfat (hoặc Ferric sulfat) hoà tan với nước. - Nó hình thành từ một lớp phủ kín trên đám cháy với độ dày đôi khi lên tới 1→2 feet. Bọt hoá học không có khả năng lan rộng ra các vật liệu xung quanh. - Bọt được tạo ra từ một thiệt có kết cấu hình phễu, Dưới đáy phễu có gắn bơm để bơm hoá chất dưới dạng bột khô tác dụng được với nước qua đường ống. Khi dòng nước có áp suất từ 75→100 FSI (5→6,5 kg/cm2) chảy qua bộ phận tạo bọt hoá chất được rot1 từ phễu, điều khiển tay van để đưa hoá chất đó xuống bộ phận bơm và sau đó được cuốn theo dòng nước để đến ống cứu hoả chính tạo nên những phản ứng và tạo bọt. Bọt được đưa ra ở họng van, có kích thước 0,5 inch. Trong một phút lưu lượng bọt tạo ra khoảng 106 feet khối (32 cm3, phủ 1 lớp dày 3 inches ở bề mặt 400 feet vuông để tránh bọt đông kết trước khi sử dụng, có trang bị thêm một bộ phận quay để làm tơi bọt, các hoá chất thường được đựng trong bình khoảng 50lb (lb = pound) khoảng 22kg và được giữ ở nơi thoáng mát. b. Bọt cơ học : - Bọt cơ học cũng được tạo ra từ hoá chất lỏng (đậm đặc) tác dụng với nước và không khí. Bọt cơ học tạo nên một lớp phụ trên bề mặt một đám cháy để cách ly thành phần oxi. Bọt cơ học khó tan, khi tạo lên trên bề mặt nó có độ bền cao. - Không nên để bọt tạo ra ở nhiệt độ dưới 10°F (-6°C) và trên 100°F (38°C). - Một số chất lỏng dễ cháy có khả năng phá huỷ sự liên kết bọt (rượu, cồn, amin, aldehyt) vì vậy trên các tàu chở các loại hàng như trên phải có chất tạo bọt mới. - Bọt cơ học rất phù hợp cvới những đám cháy ở buồng máy. 3. Hệ thống tạo bọt trên boong: - Hệ thống này được lắp đặt để đề phòng hoả hoạn ở các khu vực chứa hàng hóa. - Hệ thống này khi hoạt động phải đạt được yêu cầu là tạo bọt trong thời gian 15 phút mà không phải nạp lại. - Hệ thống này cũng thường được điều khiển từ xa để phân chia bọt khí bất kì đến ống dẫn nào khi cần thiết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nào đó, không loại trừ việc điều khiển bằng tay. Hệ thống có tác dụng phun thành tia tập trung hoặc chùm. 4. Hệ thống bọt cố định: Thường được lắp đặt để phòng hoả hoạn ở buồng máy, nồi hơi và các nơi lắp đặt trang thiết bị máy móc khác. Buồng đặt bơm, hệ thống này địi hỏi phải phun bọt ra trong khoảng thời gian 3 phút. Hệ thống vòi phun được lắp đặt cả trên cao và dưới thấp, khi sử dụng có thể sử dụng cả 2. C. Hệ thống cố định dựa trên hiệu ứng ức chế phản ứng dây truyền halon, bột hoá chất khô: Đặc tính : - Halon là chất khí không màu, không mùi và không dẫn điện. Hyđro Cacbon Halogen là chất lỏng có tỷ trọng 1,37 (nặng hơn không khí) mỗi một lít Hyđro Cacbon Halogen có thể toả ra 400 lít khí màu trắng, không cháy. Hyđro Cacbon Halogen khi xả ra thì kết hợp ngay với không khí thành hỗn hợp phủ lên bề mặt vật liệu đang cháy, cách ly nó với khí cháy. Thời gian lan toả của Halogen rất nhanh, chỉ 10 giây trong khi CO2 từ 16→120 giây. Lượng Halogen cần để dập lửa cùng một đám cháy thì ít hơn CO2 6 lần. Ít nguy hiểm hơn vì trong điều kiện chiếm 7% thể tích hyđro Cacbon Halogen thì con người vẫn tỉnh táo 5 phút trong khi đó chỉ với 5% thể tích CO2 thì con người đã chết. Phân loại : có 2 loại : Halogen 1211: sử dụng trong bình xách tay. Halogen 1301: sử dụng trong hệ thống cố định. Halogen 1301 được chứa trong bình với áp suất 200 PSI khi thoát ra khỏi bình sẽ hoá thành khí nặng ngay. Halogen 1301 có tác dụng hiệu quả nhất đối với đám cháy các thiết bị điện và máy móc tinh vi vì khí Halon xâm nhập sâu vào các khoảng trống của máy móc Halogen 1301 không ăn mòn, không làm bẩn và không đông đặc lại, dễ làm sạch bằng hệ thống thông gió. Halogen 1301 thường được đặt ở buồng máy, đối với đám cháy ở buồng máy chỉ cần 6% khí Halon trong thời gian 2 phút thì sẽ dập tắt đám cháy. Hệ thống bột khô (Power Chemical Fixed System): Cơ chế: Tạo thành lớp bột phủ lên bề mặt vật liệu ngăn cách nó với không khí cháy trên bề mặt. Đặc điểm: Không độc hại nhưng khi phun tạo thành mây bột, làm giảm tầm nhìn. Cấu trúc: Gồm các bình chứa bột, các chai khí nén CO2 và các vòi phun. Các loại bột khô: Năm 1959 tìm ra gốc Potassium Hydrogen Carbonate (KHCO3) Năm 1961 tìm ra gốc Aminonium Hydrogen Phosphat (NH4H2PO4) Năm 1968 tìm ra gốc Potassium Hydrogen Carbonate và Ur (KC2H2N2O3) Năm 1974 tìm ra gốc Sodium Hydrogen Carbonate (NaHCO3) Đặc tính: Bột mịn, khô, kỵ nước. Trơn, dễ chảy. Thích hợp cho đám cháy loại A,B,C. Hệ thống chữa cháy cố định dựa trên hiệu ứng làm lạnh (nước – sương): Cơ chế: Nước có khả năng làm mát rất lớn, đặc biệt khi nó được biến thành dạng sương thì nước có nhiều ưu điểm hơn so với các chất khác. Khả năng làm giảm nhiệt độ của nước tăng lên rất cao khi tạo sương bằng vòi rồng đa năng. Đầu vòi này làm nước khuyếch tán thành các hạt nước nhỏ li ti tạo thành môi trường hấp thụ hơi nóng và nhiệt độ đám cháy ngoài ra nó còn có tác dụng pha long hơi, khí dễ cháy. Hơi nóng của đám cháy cũng giúp cho nước ở dạng sương tạo thành màng mỏng hơi nước ở trên bề mặt đám cháy, ngăn cản được thành phần oxi của không khí xâm nhập đám cháy. Sương cũng có tác dụng hạ nhiệt độ khu vực giữa người chữa cháy và đám cháy, giúp cho người chữa cháy có thể tiếp cận đám cháy gần hơn. Nước phun dạng sương có hiệu quả cao hơn nước phun dạng thẳng, nhất là những đám cháy phải hạn chế nước (ít nước bảo vệ tính ổn định của tàu). (Tàu Normandie của Pháp đắm năm 1940 không phải là do lửa mà là do nước). Mặc dù dùng các chất chữa cháy khác với những đám cháy đặc biệt xong kết hợp với nước phun sương cho phép tiếp cận gần đám cháy hơn (vì nó có khả năng tạo môi trường bảo vệ phụ) và tăng hiệu quả của chất dập lửa. Cấu tạo: Hệ thống gồm có: bơm để bơm nước, đường ống, các van, vòi rồng, các loại vòi phun và đầu nối. Hệ thống bơm: Thường bơm trực tiếp nước biển lên Hệ thống đường ống: Chúng được phân bố theo chiều dọc của tàu, hoặc 1 bên mạn, hoặc 2 bên mạn. Chúng được phân bố đi khắp nơi bằng các họng nối vòi rồng và số lượng phải đảm bảo yêu cầu là lắp đặt ở những nơi thuận tiện cho việc chữa cháy và phải sử dụng được ínt nhất là 2 vòi rồng nếu có đám cháy xảy ra ở bất kì vị trí nào trên tàu. Các đường ống thường có kích thước trong khoảng 2,5→8 inches và phụ thuộc vào số nơi sử dụng vòi rồng. Đôi khi các đường ống phân nhánh có các van điều khiển để có thể hoạt động độc lập nhau, hoặc cho phép khi bảo quản mà không cần đóng tồn bộ hệ thống. Đối với hệ thống kép, lắp đặt 2 bên mạn, tạo thành 1 vòng khép kín thì thuận tiện để xử lý sự cố song mất nhiều nhiên liệu khi lắp đặt, hệ thống có nhiều van riêng lẻ cho phép trong thời kì sửa chữa hay nếu có phần hư hỏng thì hệ thống vẫn sử dụng được. Hệ thống đường ống này có kích thước từ 5→6 inches. Các nhánh riêng lẻ dẫn tới các họng nối tiêu chuẩn 1,5→2,5 inches. Các vòi rồng thường được lắp sẵn và có chứa nước bên trong. Hệ thống này thường được trang bị trên tàu quân sự. Hệ thống đường ống nếu có hư hỏng phải thay thế ngay vì sự cố thì xảy ra bất thường. Phía bên trong đường ống cũng bị gỉ và bị bịt kín bởi gỉ, cặn, rác nếu đường ống lâu ngày không được thông (cho hoạt động thường xuyên) và bảo quản hợp lý. Nếu sau khi bơm nước biển thì phải cho nước ngọt đi qua để rửa phía trong, khi hoạt động phải cho hoạt động đủ áp lực. Vòi rồng: Vòi rồng theo tiêu chuẩn được sử dụng trên tàu thường là có 1→3 lớp. Bên trong là cao su, bên ngoài là vải, vòi rồng có chiều di là 50 feet (20m) và có đường kính 1,5→2,5 inches. Loại 2,5 inches sử dụng trên boong của tàu lớn. Các khớp nối của vòi rồng làm bằng đồng hoặc kim loại chống ăn mòn, nếu dùng vòi rồng 1,5 inches cho họng van 2,5 inches thì phải có khớp nối trung gian. Thường xuyên giữ cho vòi rồng sạch sẽ. Tuy nhiên không nên rửa bên ngoài trừ khi bị dính dầu, mỡ (sử dụng nước ngọt, bàn chải mềm, xà phòng trung tính), tránh làm hư hỏng mặt ngoài. Sau khi sử dụng, vòi rồng được hong khô ở nhiệt độ bình thường trước khi cất vào nơi quy định, không sơn phết lên vòi rồng kể cả khớp nối. Các họng van cứu hoả: Mỗi 1 họng nối với 1 van để các vòi rồng có thể lắp vào và tháo ra được dễ dàng khi có áp suất nước trong hệ thống đường ống. Theo quy định thì không được tháo vòi rồng ra khỏi van. Tuy nhiên khi nối, vòi rồng gây cản trở cho công việc làm hàng và các công việc khác thì khi tháo ra phải bơi một lớp mỡ mỏng ở đầu họng van. Ở những nơi mà không có vật cản xung quanh họng cứu hoả và van phải có sẵn sàng đầy đủ các vòi rồng khi cần thiết có thể lắp vào ngay được, vòi rồng có thể tháo ra và cất giữ trên giá bảo quản ở gần đó. Các đầu nối và vòi phun: Các đầu vòi phun thẳng trực tiếp đã có từ lâu, nó đơn giản, dễ sử dụng và rất phổ biến trên các dạng tàu buôn. Đầu phun đa chức năng: có tay van điều khiển ở các vị trí để đưa ra các dạng phun khác nhau: phun thẳng trực tiếp, phun thành tia ở áp suất cao và phun dạng sương, có thể chuyển từ dạng phun này sang dạng phun khác mà không cần phải tháo đầu phun hay đầu rồng ra khỏi vòi rồng, giữa đầu vòi phun và vòi rồng có gắn một sợi dây xích cố định. Khi chữa cháy thì áp suất nước rất là quan trọng. Nó phụ thuộc vào dạng, kích cỡ đường ống, vòi rồng và các đầu phun. Áp suất khi ra đến đầu vòi phun không cho phép giảm quá 40%. Khi phun sương, khoảng cách có thể đạt tới 20 feet (họng 1,5 và 2,5 inches); nhưng ở phạm vi gần đầu vòi, những hạt nước nhỏ li ti ít có tác dụng, điều đó bắt buộc người cầm vòi phải giữ một khoảng cách gần hơn với đám cháy. Khi sử dụng cần có ít nhất từ 2→3 người để hỗ trợ người cầm đầu phun. * Đầu vòi phun sương: Được chế tạo theo tiêu chuẩn với chiều dài từ 4→12 feet, đường kính từ 3/4→1,5 inches và có góc uốn ở phía đầu từ 60→90°, đầu phun này được nối với đầu phun hỗn hợp. Khi phun thì loại phun sương có tác dụng hấp thụ khí nóng ở phạm vi 5→6 feet kể từ đầu vòi. Khi bảo quản thiết bị này luôn nhớ: Không được lau chùi hoặc đánh bóng các đầu phun với dụng cụ cứng vì có thể gây biến dạng và bít lấp các lỗ phun nước, mà nên dùng bàn chải với sợi thép mềm để chải. Hệ hống gương sen cố định: Mặt bích quốc tế : international ship/shoe connection Dùng để nối liền hệ thống cứu hoả trên tàu với hệ thống nước trên bờ hoặc trên đá. Được chế tạo theo Solas gồm: 1 đoạn ống nối có kích thước tiêu chuẩn. Một mặt thường xuyên đậy kín bởi đĩa kim loại để bảo vệ (đĩa có 4 bu-long, được buộc kín bằng xích); mặt kia được nối với hệ thống cứu hoả của tàu. Bơm cứu hoả sự cố: Có thể dùng bơm ở buồng máy hoặc bơm dầu miễn là đủ công suất. Bơm phải được chạy bằng động cơ riêng CHƯƠNG V: CÁC THIẾT BỊ CỨU HOẢ XÁCH TAY VÀ LINH ĐỘNG I/ CÁC THIẾT BỊ CỨU HOẢ LƯU ĐỘNG: Gồm các loại: Chai khí CO2 lưu động Chai tạo bọt lưu động. Chai chứa bột khô lưu động. Thường có trong lượng 25→50 kg. Có bánh xe gắn ở đáy bình (bằng cao su) và một mấu, bình thường dựng đứng, khi di chuyển thì kéo. Khi sử dụng thì kéo tay nắm trên cùng, nếu bình bọt và bình bột khô thì mở nắp đậy bình hoá chất trong và nghiên bình. II/ PHÂN LOẠI CÁC BÌNH XÁCH TAY: Phân loại: Bình Soda acid (thuỷ áp) Bình bọt A,B. Bình CO2 B,C Bình bột A,B,C Bình Halon B,C Nguyên tắc hoạt động: Bình chữa cháy Soda acid (thuỷ áp): Bên trong bình chứa đầy dung dịch NaHCO3 (tạo bọt) có lọ chứa acid sunfuric (H2SO4), giá đỡ lọ acid. Khi sử dụng chỉ cần dốc ngược bình, acid chảy ra khỏi lọ trộn với dung dịch NaHCO3 gây phản ứng hoá học tạo khí CO2. Áp suất tăng lên làm cho bọt phun ra ngoài. Bình chữa cháy này p dụng với đám cháy vừa phát sinh. Hàng năm phải thay hoá chất bên trong 1 lần. Bình tạo bọt cơ học và hoá học : Trong bình tạo bọt chứa 2 chất sunfat nhôm và Bicarbonat soda riêng với nhau. Khi dốc ngược bình, 2 dung dịch trộn lẫn vào nhau sẽ tạo bọt, khí CO2 phun ra ngồi. Trong bình bọt cơ học gồm có túi plastic đựng bọt đặc bên trong bình chứa nước, bình chứa khí nén CO2. Khi sử dụng thì đập nút trên nắp bình, làm thủng bình chứa khí CO2, làm giản nở và vỡ túi plastic→bọt tác dụng với nước và dung dịch được đẩy ra ngoài. Sử dụng bình bọt cơ học không cần dốc ngược bình, hiệu quả cao. Bình CO2 xách tay: Là khí CO2 được nén hoá lỏng trong bình. Khi sử dụng rút chốt an toàn, ấn van để rút chốt bịt miệng nắp đậy (chặn), làm cho khí CO2 thoát ra ngoài, khoảng cách có hiệu quả nhất là cách bình từ 2→3 m. Nên đứng trên gió để tránh nóng và tiếp cận gần hơn. Bình chữa cháy CaCl4 (tetraclorua cactron): Chất hoá học này được đựng trong bình, khi sử dụng chỉ cần mở van an toàn, CaCl4 được nén ở dạng lỏng sẽ thoát ra ngoài. Khi phun vào đám cháy ở nhiệt độ 75°C, CaCl4 sẽ bay hơi tạo thành một lớp khí màu đen có tỉ trọng gấp 5 lần không khí, dập tắt lửa. Có thể dùng để chữa cháy điện. Nếu chữa cháy ở phòng kín thì phải đeo mặt nạ phòng độc. Bình chữa cháy Halon: Loai bình này gồm: Thân (làm bằng thép), ống phát nhiệt, ống đựng acid sunfuric, kim hoả và chất Hydrocacbon halogen. Khi sử dụng, đập vỡ bình thuỷ tinh chứa acid làm cho acid gặp nước tạo ra phản ứng hoá học, giải phóng nhiệt, chất lỏng trong bình có thể phát hơi. Chất khí này độc ở nhiệt độ cao nên phải đeo mặt nạ khi chữa cháy, không chữa cháy trong hầm hàng với loại bình trên. Bình chữa cháy bột khô: Bên trong có chứa bột khô ở dưới và CO2 ở trên. Khi sử dụng rút chốt và đập vào nút ở trên cùng. Dưới áp lực của CO2, chất hoá học sẽ được phun vào đám cháy. Loại này thích hợp cho đám cháy loại B và C Ghi chú: Sử dụng bọt với đám cháy. Bọt chỉ có hiệu quả khi nó phủ lên bề mặt đám cháy. Do vậy ta phải giữ cho tia bọt khi được phun ra thì bề mặt của bọt không bị vỡ ra trên mặt vật liệu. Tỷ lệ khi sử dụng cũng đóng vai trò quan trọng, vì vậy khi đám cháy xảy ra nên sử dụng với tỷ lệ thích hợp hoặc tỷ lệ cao để nhanh chóng dập lửa. Tuy nhiên , không có một quy định cụ thể nào về độ dày của lớp bọt, nhưng phải giữ thường xuyên cho chúng có tác dụng ngăn cách không khí, nhất là khi tàu lắc thì lớp bọt đó có thể sê dịch và vỡ ra. Nếu có hiện tượng đó, nên phủ lên đám cháy bằng các lớp bọt mới để ngăn chặn lửa cháy trở lại. Nếu lửa cháy trên bề mặt hoặc đang lan rộng, chúng ta phải tìm cách nào hiệu quả nhất sử dụng tia bọt để ngăn chặn sự lan rộng của chất lỏng tiếp tục cháy loang ra, cần thiết phải tạo một vật cản bằng bọt để hạn chế đám cháy trong một phạm vi hẹp. Mỡ và dầu cháy trên bề mặt, thế nên chỉ cần phủ một lớp kín ngăn hiện tượng cháy trở lại. Bọt cũng ngăn chăn quá trình sinh hơi trên bề mặt đám cháy giúp cho quá trình chữa cháy nhanh hơn. Khi đạt đến độ dày nhất định, bột sẽ tồn tại nhiều giờ. Điều này cho phép có thêm thời gian để nhiệt độ các cơ cấu xung quanh giảm xuống. CHƯƠNG VI : CÁC THIẾT BỊ AN TOÀN CÁ NHÂN I/ BỘ ĐỒ LÍNH CỨU HOẢ: Trong khi chữa cháy nhiều khi phải đi qua đám cháy cứu tài sản hoặc tăng hiệu quả phương pháp chữa cháy thì người chữa cháy phải có quần áo, dây an toàn chống cháy và mặt nạ phòng hơi độc, phòng ngạt Bộ đồ cứu hoả gồm 3 phần chính: Các trang thiết bị an toàn cá nhân. Bộ đồ thở. Đai và dây an toàn. Trang thiết bị an toàn cá nhân gồm: Mũ cứng có rèm chặn bằng nhựa. Bộ quần áo chống cháy được làm bằng vật liệu không bắt cháy, hoặc bằng vải bạt được ngâm những hoá chất đặc biệt hoặc bằng amiăng. Quần áo chống cháy được chế tạo liền thân gồm có: áo, quần, găng tay, ủng, mũ. Để đảm bảo an toàn yêu cầu bắt buộc là phải mặc kín và hoàn toàn thoải mái, đủ và đảm bảo chiều dài. Tuyệt đối không được sử dụng quần áo bằng các loại vải sợi tổng hợp vì dễ nóng chảy và làm bỏng người chữa cháy. Mặt ngoài bộ quần áo phải kín nước. Phía trong người được cách ly với khí nóng, giày dép, mũ làm bằng vật liệu không cháy, không dẫn điện, ống thở được bọc bằng amiăng, dây an toàn làm bằng kim loại nhẹ có chiều dài ít nhất là 50 feet và có lực kéo đứt là 700kg, mỗi đầu dây phải gắn một móc để đề phòng bị trượt. Trên tàu quy định có ít nhất 2 bộ quần áo chống cháy. Quần áo này trọng lượng lớn, khi mặc khó cử động, cũng chỉ dùng trong 10 đến 15 phút. II/ BỘ ĐỒ THỞ (PHÒNG ĐỘC) Tất cả các thiết bị phòng độc phải có khả năng bảo vệ, tránh được hơi nước, khí ở bên ngoài và áp suất môi trường xung quanh. Có 2 loại: thở khí bằng oxi cơ bản là loại hình hộp và trụ. Cả 2 đều tự động hoạt động, không phụ thuộc vào các bình thở khác và có khả năng thở theo chu trình tuần hoàn. Tuy vậy, thiết bị phòng độc và thiết bị thở trên đây không được sử dụng ở những nơi mà vật liệu cháy có nhiều thành phần chất lỏng hoặc khí dễ cháy như trong các tank, két vì ảnh hưởng của tác dụng giữa thành phần oxi và các thành phần hoá học của sản phẩm dầu rất nguy hiểm. Thiết bị thở hình hộp (phụ thuộc): Thiết bị này gồm 1 hộp chứa hoá chất có thể thay thế được tháo ra lắp vào. Khi hơi thở của chúng ta qua hộp chứa các hoá chất này thì khí CO2 sẽ được lọc và thay thế vào đó là thành phần O2 (hơi nước trong hơi thở đi qua hoá chất thành O2 ), ta gọi là hiện tượng tự tái tạo. Thiết bị này có thể dùng trong một giờ với người làm việc liên tục. Thiết bị này cịn được gắn 1 đồng hồ báo thời gian mà chúng ta có thể đặt trước để thoát ra an toàn sau khi nghe tín hiệu. Dụng cụ này bảo quản phải tránh ẩm ướt, giữ hoá chất thật cẩn thận. Thiết bị loại hình trụ (độc lập): Là một trong những kiểu thiết bị được xem như đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Nó cũng là một dụng cụ giống với loại hình hộp nhưng thời gian hoạt động chỉ bằng ½ thời gian của thiết bị hình hộp. Tuy vậy, thay cho việc tự tạo oxi thì thiết bị này có sẵn một bình oxi mang kèm đeo sát ở cổ. Hơi thở đầu tiên chúng ta đi qua một hoá chất gọi là “cardoxide” có khả năng hấp thụ khí CO2, khí này sau đó đi vào ngăn chứa thiết bị thở. Khi chúng ta hít vào không khí ở đó sẽ được đưa lên mặt và ngăn chứa trên, thiết bị trở nên trống rỗng và xẹp đi nên nó có tác động lên van một chiều mở ra lấy oxi từ bình chứa. Nếu lượng oxi đủ để thở thì van đóng lại tự động do ngăn chứa căng. Ngoài 2 thiết bị trên còn có loại thở bằng khí sạch được chứa ở các bình đeo sau lưng, thời gian hoạt động khoảng 30 phút và áp suất của bình được điều chỉnh thích hợp để thở trong quá trình làm việc. Mặt nạ. Được sử dụng để phòng chống lại khí độc, hơi nóng và các tác dụng khác có hại cho sức khoẻ. Mặt nạ cũng là một dụng cụ để lọc bộ khí, đảm bảo lượng oxi khoảng 19,5% và khí độ hại không quá 2%. Vì thế khi sử dụng mặt nạ phải chú ý chọn loại, nếu dùng sai dễ bị ngạt. Khi sử dụng thiết bị thở và mặt nạ, để an toàn phải thống nhất liên lạc giữa người sử dụng và người bên ngồi. Lúc có tín hiệu nguy hiểm phải cầm dây an toàn kéo ra ngay. CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC CỨU HOẢ TRÊN TÀU I/ TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG CHỮA CHÁY Khi sự cố xảy ra muốn xử lý nhanh, có hiệu quả thì việc tổ chức phòng chống cháy và tập luyện thường xuyên là rất quan trọng. Tuy nhiên, đặc điểm trên từng tàu có khác nhau nhưng công việc cụ thể và trách nhiệm của từng người thì như nhau vì cấu trúc vận hành của các hệ thống đều quy định chặt chẽ. Trên tàu, người chỉ huy cao nhất và có trách nhiệm về mọi mặt trong đó có cả công tác phòng chống cháy và chỉ huy chữa cháy. Bảng phân công nhiệm vụ (muster list): Trên tàu phải có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người, treo ở nơi công cộng. Trên bảng có ghi các tín hiệu báo động cụ thể, các thiết bị phát tín hiệu báo động. Bảng này cũng được trích ra cho từng thuyền viên dán ở phòng ở. Ngồi bảng phân công nhiệm vụ ra, trên tàu còn có sơ đồ mô tả chi tiết toàn bộ các hệ thống cứu hoả đã được lắp đặt, bố trí trên tàu. Mục đích là để mọi người hiểu rõ, nắm được số lượng cụ thể, vị trí sử dụng thuận tiện khi có sự cố và để cơ quan chức năng kiểm tra khi cần thiết. Tổ chức đội cứu hoả: dưới tàu thường được trang bị 2 đội cứu hoả : Chính Phụ: I: chữa bệnh, cứu thương II: cung cấp thực phẩm, các vòi rồng Thuyền phó nhất chịu trách nhiệm và trực tiếp chỉ huy bộ phận boong Bộ phận máy do Máy trưởng phụ trách và chịu trách nhiệm dưới buồng máy. II/ CÔNG TÁC TẬP LUYỆN. Tập luyện cứu hoả thường xuyên và song song tiến trình với tập luyện cứu sinh. Tập luyện phải đạt yêu cầu : Dập lửa ở các tình huống khác nhau, sử dụng được vòi rồng, các vòi phun nước, sử dụng bình bọt xách tay và các dụng cụ cứu hoả khác (trừ hệ thống CO2 cố định). Dập lửa ở chảo, thùng phuy, phòng kín và ở mặt bên trong boong khi thực tập phải chú ý phòng tránh trên tàu, cách ly toàn bộ khu vực thực tập. Giả thiết dập lửa ở các vị trí khác nhau trên tàu. Cấp cứu những người bị ngất do ảnh hưởng của nhiệt, khói hoả hoạn. Thông thạo các tín hiệu báo động sự cố: báo động về hoả hoạn (7 tín hiệu ngắn, 1 tín hiệu dài) được phát bằng còi, chuông hoặc các dụng cụ phát âm hiệu khác có trên tàu. Làm quen với các tín hiệu báo động cháy khác nhau như: báo động CO2, báo động Halogen, báo cháy buồng bơm Kiểm tra, đối chiếu nhiệm vụ từng thuyền viên theo bảng phân công và việc thực hiện các lệnh khác của thuyền trưởng: đóng cửa, tắt bơm, ngưng hệ thống thông gió, tắt nguồn chính III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN LIÊN LẠC Khi có hoả hoạn thì các hệ thống và các hình thức thông tin liên lạc phải hoạt động tốt. Các hệ thống đó là : Liên lạc bằng máy liên lạc cá nhân giữa người chỉ huy và nơi xảy ra đám cháy. Thông tin bằng điện thoại: giữa các bộ phận khác nhau trên tàu như: buồng máy, buồng VTĐ, buồng lái Hệ thống truyền thanh nội bộ: thông báo cho toàn bộ thuyền viên và toàn bộ tàu ở tất cả các nơi. Thông tin bằng VHF giữa tàu và đội cứu trợ cùng các cơ quan chức năng khác. Thông tin bằng người đưa tin, sử dụng khi các hệ thống khác không phát huy tác dụng. IV/ MỘT SỐ ĐIỂM CHÚ Ý KHI PHÒNG CHÁY TRÊN TÀU DẦU, Khi cặp mạn, cặp cầu không nên sử dụng dây kim loại để buộc tàu, để đề phòng hiện tượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_trinh_ly_thuyet_chay.docx