Các phương pháp hòa
đồng bộ4. Các phương pháp hòa đồng bộ
4.1. Hòa đồng bộ chính xác: là phương pháp đưa một máy
phát đã được kích từ đến điện áp định mức vào công
tác song song với các máy phát khác. Hòa đồng bộ
chính xác là tại thời điểm đóng máy phát lên thanh cái
tất cả bốn điều kiện phải được thỏa mãn. Để kiểm tra
các điều kiện hòa đồng bộ chính xác và chọn thời điểm
đóng máy phát công tác song song có các phương
pháp sau :
4.1.1. Dùng bộ hoà đồng bộ kiểu ánh sáng đèn.
4.1.1.1. Kiểm tra hòa đồng bộ chính xác bằng phương pháp
đèn ‘tối’.
4.1.1.2. Kiểm tra hòa đồng bộ chính xác bằng phương pháp
đèn quay.4.1.2. Dùng bộ hoà đồng bộ kiểu điện từ.
- Hòa bằng tay
- Dùng bộ hòa đồng bộ tự động
4.2. Hòa tự đồng bộ: là quá trình đóng máy phát
chưa được kích từ vào công tác song song
với các máy phát khác sau khi đã quay máy
phát đến tốc độ định mức sau đó mới kích từ
lên điện áp định mức.
Phương pháp này gây ra xung dòng lớn
69 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Máy biến áp - Chương 4: Hòa đồng bộ các máy phát điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
• Điện áp sai khác ΔU= UL - UG < Upha như trong đồ thị véc tơ
hình a/.
Đồ thị véc tơ trường hợp điện áp máy phát cần hòa và lưới có trị
số khác nhau
.
LU
GU
U
.
LU .
LU
GU
U
GU
U
tI
cbI
I
cbI
cbI
U
SLU
SGU
• Khi đó độ sai lệch điện áp ΔU sẽ tạo nên dòng cân bằng Icb có giá
trị không quá lớn. Vì điện trở thuần cuộn dây phần ứng máy phát
là không đáng kể nên dòng cân bằng sẽ nhanh pha hơn điện áp
một góc là 900 điện. Lúc này trong cuộn dây máy phát đang nhận
tải sẽ tồn tại một dòng điện İΣ = İT + İcb. Dòng này không nguy
hiểm và có thể vượt trước điện áp pha .Trong máy lúc này có phản
ứng phần ứng trợ từ.
• Trường hợp nguy hiểm nhất là tần số khác nhau và pha ban đầu
khác nhau như đồ thị vec tơ hình 5.1b/ . Lúc đó:
• Biểu thức tức thời có dạng :
uS = Δu = uL – uG = U1msinωLt – U2msinωFt
Vì điện áp có biên độ như nhau nên sau khi biến đổi ta được :
GL UUU
tUuu FLFLS 2
sin
2
cos2
• Gọi ωS = ωL - ωG là tần số trượt thì Δu sẽ thực hiện dao động
theo hàm sin với tần số là ωS/2, tuy nhiên biên độ của dao
động này lại đồng thời dao động theo hàm cos với tần số
như đồ thị trên. Điện áp Δu này sinh ra dòng cân bằng chậm
pha so với Δu một góc 900 điện. Dòng cân bằng được tính theo
công thức : icb = Δu/jx” và trị số hiệu dụng được tính:
Trong đó X” là điện kháng siêu quá độ. Dòng cân bằng này có
thể lên tới hàng ngàn Ampe tùy thuộc vào điện áp và công suất
máy phát.
2
GL
''''
2
180sin2
X
U
X
UIcb
Đường cong điện áp uL , uG và đường cong hiệu
hai điện áp lưới và máy phát
Lu Gu
Lu Gu
t
GL uuu
t
s
2
Khi ghép song song, việc điều chỉnh điện
áp của máy phát UF được thực hiện bằng cách
thay đổi dòng kích từ của máy, còn tần số fF
của máy được điều chỉnh bằng cách thay đổi
mômen quay (tốc độ) của động cơ sơ cấp kéo
máy phát. Sự trùng pha giữa điện áp của máy
phát và điện áp của lưới được kiểm tra bằng
đèn, vonmét chỉ không hoặc dụng cụ đồng bộ.
4. Các phương pháp hòa
đồng bộ
4. Các phương pháp hòa đồng bộ
4.1. Hòa đồng bộ chính xác: là phương pháp đưa một máy
phát đã được kích từ đến điện áp định mức vào công
tác song song với các máy phát khác. Hòa đồng bộ
chính xác là tại thời điểm đóng máy phát lên thanh cái
tất cả bốn điều kiện phải được thỏa mãn. Để kiểm tra
các điều kiện hòa đồng bộ chính xác và chọn thời điểm
đóng máy phát công tác song song có các phương
pháp sau :
4.1.1. Dùng bộ hoà đồng bộ kiểu ánh sáng đèn.
4.1.1.1. Kiểm tra hòa đồng bộ chính xác bằng phương pháp
đèn ‘tối’.
4.1.1.2. Kiểm tra hòa đồng bộ chính xác bằng phương pháp
đèn quay.
4.1.2. Dùng bộ hoà đồng bộ kiểu điện từ.
- Hòa bằng tay
- Dùng bộ hòa đồng bộ tự động
4.2. Hòa tự đồng bộ: là quá trình đóng máy phát
chưa được kích từ vào công tác song song
với các máy phát khác sau khi đã quay máy
phát đến tốc độ định mức sau đó mới kích từ
lên điện áp định mức.
Phương pháp này gây ra xung dòng lớn
4.1.1. Hoà đồng bộ bằng bộ hoà đồng bộ kiểu
ánh sáng đèn.
Bộ hoà này dùng cho các máy phát điện có
công suất nhỏ. Có hai kiểu nối các đèn trong bộ
hoà: kiểu nối “tối” (hình a) và kiểu ánh sáng đèn
“quay” (hình b).
Sơ đồ hoà
đồng bộ
máy phát
điện kiểu
nối “tối” (a)
và kiểu ánh
sáng đèn
“quay” (b)
a)
F2F1
A
B
C
V
D1
D2 3
1
2
+
-
it1
+
-
it2
b)
F2
A
B
C
Đến F1
2
D2
1
3
+
-
it2
4.1.1.1. Hoà đồng bộ bằng bộ hoà kiểu ánh
sáng đèn nối theo kiểu nối tối.
Trong sơ đồ hình 13-6a, F1 là máy
phát điện đang làm việc, F2 là máy phát
điện cần ghép song song với máy phát
F1. Bộ hoà kiểu ánh sáng đèn được
hình thành bởi ba ngọn đèn 1, 2 và 3.
Các đèn của bộ hoà được nối giữa
hai đầu tương ứng của cầu dao D2.
Trong quá trình hoà, phải điều chỉnh
đồng thời điện áp UF và tần số fF của
máy phát F2.
Điện áp máy phát UF được kiểm tra
theo điều kiện UF = UL bằng vôn mét V
có cầu dao đổi nối.
Tần số và thứ tự pha được kiểm tra
bằng bộ đồng bộ với ba đèn 1, 2 và 3.
Hình 13-6. Sơ đồ hoà đồng bộ MFĐ
dùng bộ hoà nối theo kiểu nối “tối”
a)
F2F1
A
B
C
V
D1
D2 3
1
2
+
-
it1
+
-
it2
• Điện áp đặt vào ba đèn chính là hiệu số các
điện áp pha tương ứng của máy phát và của
lưới (hình 13-7a).
• Hai hình sao điện áp của máy phát và của lưới
đang quay với tốc độ ωF = 2πfF và ωL = 2πfL.
• Khi tần số fF ≠ fL thì điện áp đặt vào các đèn
UF - UL sẽ có tần số fF - fL.
• Nếu thứ tự pha của máy phát và của lưới giống
nhau thì điện áp đặt vào ba đèn sẽ giống nhau
và thay đổi trong phạm vi 0 ≤ ΔU ≤ 2UF, cả ba
đèn sẽ cùng tối và cùng sáng như nhau với tần
số fF - fL.
• Điều chỉnh tần số fF của máy phát F2 sao cho
chu kỳ sáng và tối bằng 3 ÷ 5 giây, chờ lúc các
đèn tắt hẳn (là lúc điện áp của máy phát và của
lưới trùng pha nhau) thì đóng cầu dao hoà D2,
việc ghép song song máy phát với lưới được
hoàn thành.
a)
FAU
LAU
LBU
FBU
CFU
CLU
F
L
1U
2U
3U
Hình 13-7. Đồ thị véc
tơ điện áp khi nối
theo kiểu nối “tối”
Khi sử dụng hệ thống đèn nối ‘tối’ ta cần thực hiện như
sau:
- Kiểm tra sự bằng nhau của tần số lưới và tần số máy
phát định hòa bằng tần số kế.
- Kiểm tra sự bằng nhau của điện áp máy phát định hòa
và điện áp của lưới bằng vôn kế.
- Kiểm tra thứ tự pha như nhau bằng cách quan sát các
bóng đèn. Đây là hệ thống đèn nối ‘tối’ nên khi thứ tự
pha như nhau thì các bóng đèn sẽ tắt sáng đồng thời.
- Kiểm tra véc tơ điện áp các pha tương ứng đã trùng là
thời điểm các bóng đèn cùng tắt, và đó là thời điểm
đóng máy phát lên mạng.
• Thực tế, các bóng đèn thường được sử dụng là
các loại bóng đèn sợi đốt vì thế không phải chờ
đến khi điện áp đặt lên nó về zero đèn mới tắt
mà nó đã mất ánh sáng trước đó. Để nâng cao
độ tin cậy cho thời điểm đóng aptomat, thường
người ta bố trí thêm đồng hồ V0, đồng hồ này
cũng chỉ giá trị hiệu dụng U nên thời điểm
đóng aptomat tốt nhất là khi các đèn đã mất
ánh sáng và V0 chỉ zero. Người thao tác sẽ có
tính toán để trừ đi thời gian trễ do thao tác cơ
khí chậm. Khi aptomat được đóng lên lưới,
quá trình hòa kết thúc.
4.1.1.2. Hoà đồng bộ bằng bộ hoà
nối theo kiểu ánh sáng đèn “quay”
Khi hoà đồng bộ theo kiểu
ánh sáng đèn “quay” (hình 13-6b)
thì hai trong ba đèn phải được nối
vào các đầu không tương ứng của
cầu dao D2, ví dụ đèn 2 và đèn 3.
Nếu thứ tự pha giống nhau
thì khi tần số fF ≠ fL, các đèn 1, 2,
3 sẽ lần lượt thay nhau sáng, tối
tạo thành ánh sáng đèn “quay”.
Sở dĩ như vậy là vì điện áp
đặt vào các đèn không bằng nhau,
chúng thay đổi lần lượt trong
phạm vi 0 ≤ ΔU ≤ 2UF như trên
hình 13-7b.
b)
F2
A
B
C
Đến F1
2
D2
1
3
+
-
it2
Hình 13-6b. Hoà đồng bộ MFĐ
dùng bộ hoà kiểu ánh sáng đèn
“quay”
• Khi fF > fL, ánh sáng quay theo chiều này
thì khi fF < fL ánh sáng quay theo chiều
ngược lại.
• Điều chỉnh cho fF = fL và tốc độ ánh sáng
quay thật chậm (fF ≈ fL), chờ đến khi đèn
không nối chéo (đèn 1) tắt hẳn, các đèn
nối chéo (2 và 3) sáng bằng nhau (đó là
lúc các điện áp của máy phát và của lưới
trùng pha nhau) thì đóng cầu dao hoà D2.
• Chú ý: Khi hoà dùng bộ hoà kiểu ánh
sáng đèn, nếu nối theo sơ đồ nối “tối” mà
nhận được kết quả là ánh sáng đèn “quay”
hoặc khi nối theo sơ đồ ánh sáng đèn
“quay” mà kết quả nhận được các đèn
cùng sáng cùng tối thì thứ tự pha của máy
phát đã khác thứ tự pha của lưới. Trong
trường hợp đó chỉ cần tráo hai trong ba
pha của máy phát điện nối với cầu dao D2
là được.
Hình 13-7. Đồ thị véc tơ điện
áp khi nối theo kiểu ánh sáng
đèn “quay”
b)
FAU
LAU
LBU
FBU
CFU
CLU
F
L
1U
2U
3U
4.1.2. Hoà đồng bộ bằng bộ đồng bộ kiểu điện từ
Ở các nhà máy điện có đặt các máy phát có công suất
lớn, để kiểm tra các điều kiện ghép song song máy phát
điện vào lưới người ta dùng bộ đồng bộ kiểu điện từ, gọi là
cột đồng bộ.
Cột đồng bộ gồm ba dụng cụ đo sau: một vôn mét có
hai kim, một kim chỉ UF và một kim chỉ UL, một tần số kế
có hai kim để chỉ đồng thời tần số máy phát fF và tần số
lưới fL và một đồng bộ kế làm việc theo nguyên lý từ
trường quay có kim quay với tần số fF - fL. Tốc độ quay của
kim đồng bộ kế phụ thuộc vào trị số fF - fL, chiều quay của
kim thuận hay ngược chiều kim đồng hồ tuỳ thuộc vào fF >
fL hay fF < fL.
Trong quá trình hoà, điều chỉnh cho fF = fL và kim
quay thật chậm (fF ≈ fL), thời điểm đóng cầu dao hoà là lúc
kim của đồng bộ kế trùng với vạch thẳng đứng và hướng
lên trên.
Việc hoà đồng bộ chính xác máy phát điện đòi
hỏi nhân viên vận hành phải thao tác thật thành
thục và tập trung chú ý cao độ để tránh thao tác
nhầm, nhất là khi trong lưới đang có sự cố.
Để giảm nhẹ công việc cho nhân viên
thao tác và tránh nhầm lẫn có thể xảy ra sự cố,
ta có thể dùng bộ hoà đồng bộ tự động: Tự
động điều chỉnh UF và fF của máy phát và tự
động đóng cầu dao khi các điều kiện hoà được
đảm bảo.
Vì khi trong lưới đang có sự cố, UL và fL
luôn thay đổi nên quá trình hoà tự động thường
kéo dài 5 đến 10 phút.
4.1.2.1. Các thiết bị hòa đồng bộ kiểu điện từ
a. Đồng bộ kế
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Cấu tạo: Lõi từ số 1 được chế tạo như hình chữ Z đặt
trong cuộn dây, cuộn dây này được nối với thanh
cái mà máy phát sẽ phải công tác song song với các
máy phát khác đang cấp điện cho thanh cái đó. Lõi
từ 1 có thể quay quanh gối đỡ 3. Phía ngoài cuộn 2
được đặt cuộn dây 4 và 5 lệch pha nhau 1 góc 1200
điện và được đấu với máy phát định hòa. Sau khi
đóng mạch đưa đồng bộ kế vào hoạt động, dòng
chạy trong các cuộn dây sẽ tạo thành 1 từ trường
quay. Lõi từ 1 sẽ được quay theo chiều nhất định
phụ thuộc vào tần số của điện áp trên thanh cái lớn
hơn hay nhỏ hơn tần số của điện áp máy phát định
hòa.
- Nguyên lý hoạt động:
• Nếu gọi:
fL là tần số của điện áp thanh cái.
fF là tần số của điện áp máy phát định hòa.
thì:
+ Nếu fF > fL thì kim đồng bộ kế sẽ quay theo chiều
kim đông hồ.
+ Nếu fF < fLthì kim đồng bộ kế sẽ quay theo chiều
ngược chiều kim đông hồ
• Tốc độ quay của kim tỷ lệ với hiệu tần số của lưới và
máy phát.
• Tại thời điểm tần số fF = fL và các véc tơ điện áp pha
tương ứng trùng nhau thì kim số 6 sẽ cố định tại vị trí
0.
Sơ đồ cấu tạo và cách mắc đồng bộ kế
5
4
2
3
6
1
2
5
6
15
4
G
3 ~
T
S
R
b. Bộ hòa đồng bộ tự động
• Ứng dụng.
CSQ là một thiết bị điện tử tích hợp cả hai chức
năng kiểm tra điều kiện hòa đồng bộ chính xác và
thực hiện hòa đồng bộ. Rơ le kiểm tra điều kiện
hòa đồng bộ được cung cấp như một thiết bị hỗ trợ
quá trình hòa đồng bộ bình thường. Nó ngăn chặn
quá trình hòa đồng bộ máy phát lên lưới khi các
thông số có thể điều chỉnh được vượt quá giá trị cho
phép.Bằng việc ngăn chặn việc hòa đồng bộ không
đúng nó làm giảm nguy cơ gây hư hỏng cho lưới
điện và thiết bị chuyển mạch.
RSQ là thiết bị hòa đồng bộ bằng điện tử
không có rơ le kiểm tra điều kiện hòa .
• Chức năng:
Ở phía đằng sau của CSQ được thiết kế để có thể chỉnh
định các thông số : sự sai khác điện áp, góc lệch pha và thời
gian trễ.
Khi sự sai khác điện áp trong dải đặt trước, các đèn LED
màu đỏ (được đánh dấu ΔV) ở phía trước sẽ tắt, khi góc lệch
pha trong khoảng đặt trước và cả điện áp máy phát và lưới đạt
trên 75% điện áp định mức, đèn LED màu xanh (được đánh
dấu SYNC) sáng, rơ le được đóng sau thời gian trễ đặt trước.
Khoảng tham số có thể điều chỉnh được đặt đủ để đảm
bảo an toàn, tuy nhiên rơ le kiểm tra hòa đồng bộ chỉ sử dụng
cho các aptomat có thời gian đóng nhỏ hơn 200ms.
Phía trước của CSQ có một đèn LED chỉ thị sự sai khác
pha giữa thanh cái (lưới) và máy phát.
Bằng cách thiết kế có một sự thay đổi dần cường độ sáng
theo thứ tự của các đèn LED tạo thành vòng quay hướng theo
chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
C. Cột đồng bộ sử dụng ghép chung
với bộ hòa đồng bộ tự động
C1. Hòa đồng bộ máy phát vào thanh cái
Sơ đồ hòa một
máy phát vào
thanh cái có
hình như bên
cạnh
• Trong hình trên, phía dưới nối vào 3 pha ABC của máy phát. Phía
trên nối vào ABC của thanh cái. Giả sử thanh cái máy phát và máy
phát đều được đo lường bằng một máy biến thế đo lường nối hình
V/V.
• Người ta chỉ cần nối đất pha b phía thứ cấp của cả 2 phía, và nối a1,
b1 vào một phía của cột đồng bộ, a2, b2 vào phía kia của cột đồng bộ.
Như vậy b1 và b2 đương nhiên được nối với nhau.
Có thể thấy khi máy phát đồng bộ với nhau thì:
- Điện áp a1 bằng với a2, (V1 = V2)
- Tần số a1 bằng với a2, (Hz1 = Hz2)
- Góc pha a1 trùng với a2, (SS chỉ 12 giờ)
- 2 bóng đèn trên cột đồng bộ tắt.
Rơ le đồng bộ, có 2 loại, là rơ le tự động đồng bộ và rơ le kiểm soát
đồng bộ (chống hòa sai). Khi 3 điều kiện trên thỏa thì rơ le sẽ xuất
ra một lệnh đi đóng máy cắt.
C2. Hòa đồng bộ máy phát vào lưới thông
qua máy biến áp
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, ít khi người
ta nối nhiều máy phát vào một thanh cái máy
phát. Khuynh hướng chung là thiết kế hợp bộ
máy phát - máy biến thế. Hình dưới đây cho
thấy máy phát nối với máy biến thế lực qua
máy cắt đầu cực.
C2.1. Máy biến áp đấu nối sao / tam
giác 1 giờ
• Trong trường hợp
này, để tiết kiệm,
người ta sẽ không
đặt bộ biến thế đo
lường trung thế ở
giữa máy cắt và
máy biến thế, mà
sử dụng luôn bộ
biến áp phía cao
thế để so sánh.
• Tương tự, hình bên,
cũng máy biến thế sao
tam giác 1 giờ. Nhưng
máy phát được nối trực
tiếp với máy biến áp.
Máy cắt hòa điện đặt
phía cao thế. Người ta
cũng không đặt biến
thế đo lường giữa máy
cắt và máy biến thế.
Mà sử dụng luôn biến
thế đo lường của máy
phát để so sánh.
• Khi đặt mạch so sánh như vậy, lợi điểm là tiết kiệm được
một bộ biến áp đo lường, vốn rất đắt, và chiếm chỗ. Nhưng
sẽ nảy sinh ra 2 vấn đề là pha và biên độ.
Về pha, máy biến áp lực thường có tổ đấu dây sao / tam
giác 1 giờ hoặc 11 giờ. Nghĩa là khi đồng bộ, điện áp phía
cao thế và trung thế sẽ lệch nhau 30 độ. Vì thế, phải lấy tín
hiệu sao cho phù hợp.
Như hình trên, là phía cao thế lấy điện áp a2-n và phía hạ
thế lấy tín hiệu điện áp dây a1-b1. Cách lấy như vậy sẽ bù
trừ pha sao cho dù điện áp sơ cấp lệch nhau 30 độ, nhưng
điện thế thứ cấp đưa vào hệ thống hòa cũng đồng pha.
Về biên độ, do phía cao thế lấy điện thế pha, nên bị suy
giảm đi căn 3 lần. Hơn nữa, các tỳ số biến thế đo lường
không hoàn toàn phối hợp với tỷ số biến thế lực. Do đó phải
sử dụng thêm một bộ biến thế đo lường phụ ở 1 trong 2
phía. Thường là đặt ở phía lấy điện thế pha, và tăng thế lên
cho đủ định mức rơ le.
C2.2. Máy biến áp đấu nối Sao / tam
giác 11 giờ
• Các hình dưới đây tương tự như 2 hình trên,
nhưng nối với máy biến thế lực sao / tam giác
11 giờ.
Điện thế phía cao thế được lấy điện thế pha,
c2-n2, và phía trung thế lấy điện áp dây c1-b1
4.2. Phương pháp hoà tự đồng bộ.
Ghép song song máy phát với lưới điện thep
phương pháp tự đồng bộ được tiến hành như sau:
Quay máy phát không được kích thích (UF = 0)
với dây quấn kích thích được nối tắt qua điện trở diệt
từ đến tốc độ xấp xỉ tốc độ đồng bộ (sai khác khoảng
2%), không cần kiểm tra tần số, trị số và góc pha của
điện áp, đóng cầu dao ghép máy phát vào lưới điện.
Sau đó lập tức đóng kích thích cho máy phát điện, do
tác dụng của mômen đồng bộ, máy phát được lôi vào
đồng bộ (fF = fL), việc ghép máy phát vào làm việc
song song với lưới được hoàn thành.
Chú ý: Việc đóng cầu dao nối máy phát chưa được kích thích
với lưới có UL tương đương với trường hợp ngắn mạch đột nhiên
của lưới. Tuy nhiên, do trên lưới có tổng trở của các phần tử (như
máy biến áp tăng áp, đường dây ) và tổng trở của bản thân
máy phát điện nên dòng điện xung chạy trong máy phát điện
không vượt quá ba hoặc bốn lần dòng điện định mức.
• Vì dây quấn kích thích được nối tắt qua điện trở diệt từ nên dòng
điện xung quá độ giảm rất nhanh (hình 24-3).
• Phương pháp hoà tự đồng bộ chỉ được phép sử dụng trong trường
hợp Ixg < 3,5 Iđm
Hình 24-3. Sự thay đổi của U, I, it của
máy phát 100000 kW khi hoà tự đồng
bộ vào lưới điện
I*
U*
it*
3
2
1
0
U*
I*
it*
U* = 1
40 60 120 160 t
• Điểm đặc biệt của phương pháp hòa tự đồng
bộ là vào thời điểm đóng máy phát vào hệ
thống sẽ kéo theo sự tăng vọt của dòng điện
• Dòng cân bằng khi hòa tự đồng bộ xấp xỉ
dòng ngắn mạch 3 pha ở đầu cực máy phát và
nó nhỏ hơn dòng cân bằng lớn nhất khi hòa
đồng bộ chính xác. Đóng máy phát bằng
phương pháp hòa tự đồng bộ cũng làm giảm
thấp điện áp ở đầu cực của máy phát, ảnh
hưởng không tốt đến sự làm việc của các hộ
tiêu thụ nối với thanh góp điện áp máy phát
của nhà máy điện.
Sơ đồ hòa tự đồng bộ máy phát điện
a) Sơ đồ nối điện b) Sơ đồ thay thế
• Ưu điểm chính của phương pháp hòa tự đồng
bộ là có khả năng đóng máy phát vào mạng
khá nhanh so với phương pháp hòa chính xác.
Điều này đặc biệt quan trọng khi đống máy
phát trong điều kiện sự cố của mạng điện, lúc
ấy cần phải đóng nhanh máy phát dự trữ.
4.2.1. Thiết bị hòa tự đồng bộ
• Ở các nhà máy nhiệt điện, việc hòa tự đồng bộ được thực
hiện nửa tự động do sự phức tạp tự động khởi động các
phần nhiệt của nhà máy từ trạng thái tĩnh. Ở các nhà máy
thủy điện, người ta áp dụng các thiết bị tự động khởi động
các tổ máy phát thủy điện, vì vậy có thể sử dụng các thiết bị
hòa tự đồng bộ tự động cũng như nửa tự động.
• Thiết bị hòa tự đồng bộ nửa tự động đảm bảo tự động đóng
máy cắt của máy phát chưa được kích từ khi tần số quay của
máy phát gần bằng tần số quay của các máy phát khác đang
làm việc. Việc điều chỉnh tần số quay của máy phát trước
khi đóng vào có thể được tiến hành bằng tay bằng cách tác
động đến bộ điều chỉnh tốc độ quay của tuabin, máy phát
được kích từ sau khi đóng máy cắt của nó.
• Dưới đây, chúng ta khảo sát thiết bị hòa tự đồng bộ nửa tự
động áp dụng ở các nhà máy nhiệt điện.
• Phần tử chính của thiết bị (hình dưới) là rơle hiệu tần
số Rf, có nhiệm vụ kiểm tra độ lệch tần số của điện
áp máy phát và hệ thống. Cuộn I của Rf nối vào máy
biến áp 1BU của máy phát và nối nối tiếp với điện trở
R1.
• Cuộn II của Rf nối với máy biến áp 2BU của hệ
thống.
• Thiết bị hòa tự đồng bộ nửa tự động được đưa vào
làm việc bằng cách chuyển khóa điều khiển K sang vị
trí Đ, đóng mạch 1BU, 2BU, mạch thao tác một chiều
và mạch đầu ra.
• Khi chưa được kích từ, trị số điện áp dư của mỗi máy
phát một khác nha. Để điện áp từ 1BU của các máy
phát khác nhau đưa đến cuộn I của rơle Rf gần bằng
nhau, mối máy phát được hiệu chỉnh với một trị số
điện trở R1 khác nhau. Việc điều chỉnh biến trở R1
được thực hiện khi hiệu chỉnh thiết bị.
Sơ đồ thiết bị hòa tự đồng bộ nửa tự động
a) Mạch xoay chiều b) Mạch thao tác
• Vào lúc đưa điện áp đến các cuộn dây của rơle
Rf, tiếp điểm của rơle có thể đóng ngắn hạn.
Để loại trừ tác động không đúng của thiết bị,
cuộn dây I và II của Rf được nối vào 1BU và
2BU không cùng một lúc: trước tiên nối cuộn
dây II, sau đó một thời gian (khoảng vài giây)
được hiệu chỉnh ở tiếp điểm RT1 của rơle thời
gian RT, cuộn dây I được nối vào nhờ rơle
trung gian 3RG (qua tiếp điểm 3RG2). Ngoài
ra thời gian duy trì của tiếp điểm RT2 trong
mạch gồm các tiếp điểm Rf1 và Rf2 cần thiết
để loại trừ sự tác động không đúng của rơle
vào lúc đưa điện áp đến cuộn I của rơle Rf.
• Khi tần số trượt bằng tần số khởi động của rơle
Rf, rơle đầu ra 1RG của thiết bị sẽ khởi động
và tự duy trì bằng tiếp điểm 1RG11. Tiếp điểm
1RG3 khép mạch đóng máy cắt 1MC của máy
phát. Sau khi đóng 1MC, áptômát diệt từ ADT
của máy phát đóng lại đưa kích từ đến cuộn
dây rôto máy phát (trạng thái đóng của máy
phát được kiểm tra bằng tiếp điểm phụ 1RC1).
Máy phát đã được kích từ và sẽ được kéo vào
làm việc đồng bộ.
• Rơle 1RG tự giữ để đảm bảo đóng chắc chắn 1MC và
ADT của máy phát. Rơle trung gian 2RG khi trở về
có thời gian chậm trễ nhằm giới hạn độ dài tín hiệu đi
đóng 1MC và ADT. Rơle Rf không được tính toán để
chịu đựng lâu dài điện áp định mức từ 1BU của máy
phát đã được kích từ. Do vậy, để loại trừ tác hại đến
cuộn dây I của nó, tiếp điểm 3RG2 sẽ mở mạch cung
cấp cho cuộn dây I sau khi 3RG trở về do 1RG2 mở
ra. Rơle RU nhận điện áp từ 1BU có nhiệm vụ khóa
mạch đưa điện áp định mức của máy phát được kích
từ đến cuộn I của rơle Rf trong tường hợp xảy ra thao
tác nhầm lẫn của vận hành viên (đóng kích từ trước
khi đóng máy phát vào hệ thống). Tiếp điểm RU mở
mạch cuộn dây RT và nhờ vậy loại trừ khả năng khởi
động của 3RG.
5. Các biện pháp kiểm tra các
điều kiện đồng bộ
5. Các biện pháp để kiểm tra các điều kiện đồng bộ
• Các điều kiện về điện áp và điều kiện về tần số, có thể
kiểm tra bằng các dụng cụ đo trực tiếp như Vôn kế, Tần
số kế. Nhưng các điều kiện về pha: thứ tự pha và đồng vị
pha (góc lệch pha) cần phải kiểm tra nghiêm ngặt hơn.
Đồng vị pha trong máy phát
Đối với máy phát được hòa đồng bộ vào hệ thống lưới,
điều kiện tiên quyết là thứ tự pha phải hoàn toàn chính
xác. Như vậy chỉ cần 1 pha của máy phát có góc lệch so
với pha tương ứng của lưới =0 thì đã đạt điều kiện về
đồng vị pha. Trong trường hợp này, đồng vị pha sẽ được
xác định khi máy phát đã quay đến đủ tốc độ định mức và
điện áp cũng đạt đến giá trị định mức. Khi đó, do tần số
của máy phát và tần số của lưới thường luôn dao động
trong phạm vi nhỏ, nên rất khó bằng nhau trong một thời
gian dài, mà sẽ có sai lệch nhỏ. Với sự khác biệt về tần số
như thế, nên góc lệch pha giữa hai máy sẽ thay đổi liên
tục.
• Vì thế các thao tác đóng máy cắt điện để hòa
đồng bộ vào lưới rất có nhiều rủi ro không đúng
góc pha. Khi đóng máy cắt ở trạng thái góc pha
không đúng, dòng điện máy phát sẽ rất lớn và có
dạng xung. Mômen điện từ trong máy phát cũng
thay đổi đột ngột, rất dễ gây hư hỏng cho máy, và
gây mất ổn định cho lưới.
Để bảo đảm đồng vị pha, ngoài việc dùng các hệ
thống đo lường chính xác, trên mạch điều khiển
máy cắt cần có lắp đặt rơ le hòa đồng bộ, hoặc rơ
le chống hòa sai.
Đồng vị pha trong hai hệ thống lưới
Đối với các hệ thống phân đoạn, hệ thống lưới mạch vòng,
thì đồng vị pha đã được xác định ngay khi thiết kế. Tuy
nhiên do những sai lệch về điện áp giáng trên đường dây,
trên tổng trở ngắn mạch của máy biến áp, do phối hợp các
tổng trở các máy biến áp trong mạch vòng không tốt và do sự
phân bố tải trước khi đóng, nên góc pha giữa 2 đầu máy cắt
có thể khác 0. Nhưng thường là ít thay đổi trong thời gian
ngắn. Trong trường hợp này, đóng máy cắt sẽ không gây ra
ảnh hưởng gì lớn, ngoại trừ một vài điểm nào đó có khả năng
quá tải.
Đối với một số vùng liên kết với hệ thống lưới bằng 1 đường
duy nhất, hoặc nhiều đường nhưng do sự cố đã rã toàn bộ, thì
khi đóng lại, góc pha sẽ không còn 0 nữa. Khi đó, góc pha sẽ
thay đổi liên tục, vì 2 tần số lúc ấy sẽ không còn bằng nhau.
Đóng máy cắt lúc đó phải đầy đủ các điều kiện về tần số như
hòa đồng bộ máy phát điện. Và thường rất khó, khó hơn hòa
đồng bộ máy phát. Vì muốn thay đổi tần số của một trong 2
hệ thì không thể tác động tại chỗ được, mà phải liên hệ từ xa.
• Để bảo đảm đồng vị pha, trên mạch điều khiển
các máy cắt ấy phải có lắp đặt rơ le hòa đồng
bộ, hoặc rơ le chống hòa sai.
Đối với trường hợp thứ nhất, rơ le có thể chỉnh
định với khoảng cho phép khá rộng: góc pha
có thể sai từ 5 đến 10 độ, điện áp cho phép sai
từ 5 đến 10%. Có thể cho phép hoặc không
cho phép đóng trong trường hợp live line dead
bus, live bus dead line... một số máy cắt còn
cho phép đóng cả trong trường hợp dead line
dead bus.
Đối với trường hợp thứ hai, thì yêu cầu có lẽ sẽ
nghiêm ngặt hơn.
6. Thao tác hòa đồng bộ bằng tay
6. Thao tác hòa đồng bộ bằng tay
6.1. Kiểm tra thứ tự pha
Đầu tiên, phải bảo đảm cả hai phía đều đúng thứ tự pha. Bạn có
thể kiểm tra thứ tự pha bằng các cách như sau:
1/. Đồng hồ đo thứ tự pha.
2/. Kiểm tra chiều quay của 1 động cơ trên thanh cái khi dùng
điện lưới. Sau đó mở điện lưới ra, đóng điện máy phát vào, và
kiểm lại thứ tự pha.
3/. Dùng 2 volt kế đo và so sánh khi chưa hòa đồng bộ
(Dùng volt kế kim). Một cái đo giữa pha A của máy và
pha A của lưới. Cái còn lại đo lần lượt giữa B máy và B
lưới, rồi đến C máy và C lưới. Khi máy chạy, các đồng hồ
này sẽ thay đổi từ 0 đến 2 lần Upha đm. Nhưng điều kiện
bắt buộc là chúng phải tăng và giảm đồng thời. Thật
chính xác là phải tăng lên max cùng lúc, và giảm xuống 0
cùng lúc. Khi đó thì hai đầu cầu dao sẽ đúng thứ tự pha
với nhau. Trong trường hợp không đồng thời, bạn thử đổi
lại: Một đồng hồ vẫn đo A và A. Đồng hồ còn lại đo B
máy và C lưới, hoặc C máy và B lưới. Nếu trong trường
hợp này nó lại lên xuống đồng đều, thì chắc chắn là
ngược thứ tự phase hai đầu.
Sau khi kiểm tra đúng thứ tự pha, có thể đấu nối chắc
chắn mạch nhất thứ, và không phải lo lắng gì về thứ tự
pha sau này nữa.
6.2. Kiểm tra điện áp
Việc này thì đơn giản, chỉ cần 2 đồng hồ Volt
lắp ở hai đầu. Tuy nhiên có thể dùng một đồng
hồ volt đo giữa pha a của máy và phase A của
lưới. Khi điện thế x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_may_bien_ap_chuong_4_hoa_dong_bo_cac_may_phat_die.pdf