Đặc điểm tramh vẽ của thiếu nhi
Trẻ em nói chung học sinh tiểu học nói riêng rất yêu thích nghệ thuật đặc biệt là mĩ
thuật. Chúng ta biết rằng trẻ em sinh ra đã thích màu sắc, khi trẻ khóc chỉ cần mấy
dải vải màu xanh, đỏ đung đưa trước mặt là đứa trẻ không những không khóc mà
còn hớn hở, mỉm cười, quơ chân quơ tay như muốn với lấy, bắt lấy chúng. Khi biết
cầm nắm nếu vớ được viên phấn hoặc cái bút, cái que, chiếc đũa trẻ có thể vẽ những
nét nghệch ngoạc trên bất cứ cái gì ở trước mặt như tường, sàn nhà , giấy , báo.
Nét vẽ đầu tiên là những nét cong xoay tròn ngược chiều kim đồng hồ. Trẻ vui
sướng chơi đùa với những nét vẽ của mình. Chúng ta biết rằng trẻ em 2 tuổi đã có
thể vẽ những hình vẽ đơn giản như quả trứng, cái bánh tròn, cái kẹo. nhưng đến 5
tuổi trẻ mới bắt đầu tập viết. Vì sao vậy?
Vì: trẻ 2 tuổi tư duy hình tượng đang phát triển, tư duy lôgic chưa phát triển do vậy
trẻ vẽ theo bản năng, vận động của bàn tay, cổ tay thể hiện những biểu tượng về
những đồ vật quen thuộc đối với chúng. Các nhà tâm lí học nghiên cứu về khả năng
sáng tạo của trẻ em cho rằng mầm mống sáng tạo của con người bắt đầu xuất hiện ở
trẻ 4 tuổi. ở độ tuổi này cùng với sự phát triển của tư duy hình tượng, tư duy lo gíc
cũng bắt đầu phát triển, trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Thông qua đó phát triển về
thể chất và trí tuệ. Trẻ 5-6 tuổi khả năng vận động của bàn tay, các ngón tay đã phát
triển, chúng có thể làm chủ các vận động của bàn tay, ngón tay, có khả năng thực
hiện nhiệm vụ một cách tự giác do vậy hoạt động chủ đạo ở độ tuổi này là hoạt
động học. Học sinh tiểu học là trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, các em thường
thích vẽ hơn thích viết, bởi khi vẽ trẻ được tự do thể hiện những gì mình thích, còn
viết phải tuân thủ theo khuôn mẫu nghiêm ngặt, gò bó.
• Đặc điểm tranh vẽ của trẻ mẫu giáo
- Trẻ mẫu giáo là trẻ ở độ tuổi3-6 tuổi. ỏ độ tuổi này do tư duy trực quan hình tượng
đang ở độ phát triển nên tranh vẽ của trẻ rất hồn nhiên, trẻ vẽ cái mà trẻ cảm nhận
được không phụ thuộc vào bất kể một công thức hay nguyên tắc nào. Ví dụ: trẻ biết
cái bàn có 4 chân, khi vẽ cái bàn ở trước mặt mặc dù chỉ nhìn thấy hai chân nhưng
nhất thiết trẻ phải vẽ đủ 4 chân. Một nhà tâm lí học đã quan sát trẻ 5-6 tuổi vẽ về
mẹ của mình. Yêu cầu ở đây là trẻ vẽ người mẹ đang ngồi ngay trước mặt, nhưng
theo dõi quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, không có một lần nào trẻ nhìn
hay quan sát người mẹ. Bức vẽ có đủ các chi tiết mang đặc điểm khái quát của
người mẹ về hình thức cũng như tình cảm như: người mẹ đang cười, tóc dài, đeo
hoa tai, mặc áo màu đỏ.Như vậy đặc điểm tranh vẽ của trẻ mẫu giáo thể hiện sự
hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh.
52 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy - Học Mĩ thuật ở Tiểu học (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch bài học của mình. Cần căn cứ vào nội dung của bài học và khả năng học tập
của học sinh để xác định mục tiêu.
Đánh giá hoạt động 1
+ Vì sao phải xác định mục tiêu bài học?
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho Vẽ tranh gồm có những gì?
+ Các hoạt động dạy học trong Vẽ tranh có gì khác với Vẽ theo mẫu?
+ Bạn sẽ tổ chức đánh giá kết quả bài học của học sinh như thế nào?
Hoạt động 2: Thực hành thiết kế một bài học vẽ tranh
Nhiệm vụ
1. Chọn bài vẽ tranh trong chương trình Mĩ thuật ở tiểu học
2. Thiết kế kế hoạch dạy học cho bài học đó
59
3. Trao đổi với đồng nghiệp về kế hoạch bài học
4. Dạy thử.
Thông tin cho hoạt động 2
1. Bạn hãy chọn một bài vẽ tranh trong chương trình mĩ thuật ở tiểu học để thực
hành thiết kế kế hoạch bài học
2. Bạn hãy thiết kế kế hoạch bài học, Khi xác định mục tiêu bạn có thể dựa vào
sách giáo viên và trên cơ sở thực tế đối tượng học sinh của bạn để xác định mục
tiêu cho phù hợp, mang tính khả thi. Bạn nên sử dụng PPDH tích cực trong bài
học. Bạn hãy suy nghĩ có thể tổ chức một trò chơi nào đó để tạo hứng thú cho
học sinh hoặc để kiểm tra kiến thức kĩ năng đã học. Các thành viên trong nhóm
tự đánh giá kết quả bài học của nhóm mình và lựa chọn bài tốt treo lên bảng để
nhận xét chung. Nhóm nào nhiều bài vẽ tốt nhóm ấy sẽ được tuyên dương khen
ngợi. Khi thiết kế kế hoạch bài học bạn nên chú ý đến thời gian sao cho cân đối
giữa các hoạt động, giành nhiều thời gian cho học sinh thực hành.
3. Bạn trao đổi với đồng nghiệp về kế hoạch bài dạy của mình
4. Bạn hãy dạy thử có thể trên học sinh của mình hoặc dạy sắm vai trong nhóm
để rút kinh nghiệm
Đánh giá hoạt động 2:
Sau khi dạy thử bạn cùng đồng nghiệp rút kinh nghiệm:
-Bài học có đạt được mục tiêu không? Vì sao?
-Các phương pháp dạy học có phù hợp không ? vì sao?
-Thời gian chia cho các hoạt động phù hợp hay chưa phù hợp?
- Bạn cần rút kinh nghiệm gì cho bản thân sau bài dạy?
Sau khi trao đổi thảo luận, bạn có thể điều chỉnh lại kế hoạch bài học và dạy lại nếu
có điều kiện.
60
Hình 12: Chơi ô ăn quan . Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
Chủ đề 5 : Một số kiến thức cơ bản về tập nặn tạo
dáng
( 1tiết)
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và một số kiến thức cơ bản
về tập nặn tạo dáng
Nhiệm vụ
- Suy nghĩ , nhớ lại hoặc thảo luận nhóm:
1. Mục đích của tập nặn và tạo dáng tự do ở tiểu học
2. Các vật liệu đồ dùng để nặn và tạo dáng
3. Cách nặn và tạo dáng
61
Thông tin cho hoạt động 1
1. Mục đích của tập nặn và tạo dáng ở tiểu học
Trước đây môn mĩ thuật ở tiểu học được gọi là môn hoạ hay môn vẽ.
Sau đó được đổi tên thành môn Mĩ thuật. Vậy hai tên gọi đó có gì khác
nhau?
- Gọi là môn hoạ hay môn vẽ vì nội dung của môn học chỉ cung cấp
kiến thức và kĩ năng vẽ.
- Gọi là môn Mĩ thuật vì nội dung môn học không chỉ có vẽ mà còn có
tập nặn tạo dáng và thường thức mĩ thuật.
Vẽ tranh, thể hiện đặc điểm hình dáng, của đồ vật, con người, trên mặt
phẳng của giấy, bằng các chất liệu bút chì , màu vẽ, ...
Nặn tạo dáng: thể hiện đặc điểm, hình dáng của đồ vật, con người trong
không gian 3 chiều ( chiều cao, chiều ngang, chiều sâu), có thể quan sát
ở nhiều phía, được tạo nên bằng nhiều chất liệu khác nhau như: đất sét,
chất dẻo để nặn, các phế liệu như vỏ hộp bằng giấy, bằng kim loại...để
lắp ghép tạo dáng
Tập nặn tạo dáng nhằm tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với hình khối.
Tập sáng tạo ra các đồ vật bằng đất, chất dẻo hoặc các phế liệu ... Thông
qua tập nặn và tạo dáng nhằm phát triển tư duy nghệ thuật và tư duy
sáng tạo. HS có khả năng cảm thụ được cái đẹp trong nghệ thuật điêu
khắc và làm quen với nghệ thuật ứng dụng công nghiệp.
2. Các vật liệu dùng để nặn tạo dáng
a, Vật liệu dùng để nặn
- Đất sét:Đất sét là loại đất mềm và dẻo thường dùng để nặn
- Cách làm đất:
Có thể lấy đất sét mềm sử dụng ngay hoặc đất sét khô, trước khi
nặn, đất sét cần được nhặt bỏ sạn, sỏi, đá, ... nhào trộn cho dẻo, quánh, không dính
tay. Dùng bảng nặn bằng gỗ để nhào trộn. Sau khi dùng, để giữ đất sử dụng lâu dài
cần ủ đất vào khăn hay giẻ ẩm, thỉnh thoảng vẩy nước cho đất mềm không bị khô
cứng.
- Chất dẻo để nặn
Chất dẻo dùng để nặn có nhiều màu, mềm dẻo, không dính tay, rất thuận lợi, đảm
bảo vệ sinh, an toàn cho học sinh tiểu học.
b, Vật liệu dùng để tạo dáng
Để tạo dáng hình người, đồ vật có thể sử dụng các vỏ hộp giấy, hộp nhựa, hộp sắt,
vỏ trứng, các loại hột hạt, củ quả, rơm dạ...
3. Cách nặn và tạo dáng
a, Cách nặn
62
- Nặn bằng cách ghép khối
Nặn từng bộ phận, chi tiết rồi ghép lại, dùng que tre nhỏ hoặc tăm để gắn đính
chúng với nhau.
Ví dụ: nặn hình người:
+ Nặn đầu : vê đất tròn;
+ Nặn thân : Vê đất thành hình trụ hoặc hình chữ nhật hay hình vuông;
+ Nặn chân, tay: Vê kéo đất thành thỏi nhỏ, dài;
+ Dùng que tăm ngắn, gắn đính các bộ phận với nhau;
+ Nặn thêm chi tiết như: tóc, quần áo, mắt mũi miệng...rồi tạo tư
thế ngồi, đứng hoặc đi, chạy...
- Nặn trên một khối đất
Từ một khối đất, tưởng tượng ra hình dáng đồ vật, con vật hay hình dáng người,
lăn đất để được khối hình khái quát của đối tượng định nặn. Ví dụ: nặn hình người,
vê, lăn đất thành khối trụ. Nặn ô tô, lăn , đập đất thành khối chữ nhật. Trên khối
đất đó ước lượng, phân chia các bộ phận cho đúng với tỉ lệ của đối tượng. Ví dụ:
Đầu người, thân, chân, tay. Từ các bộ phận đó, dùng tay nặn hoàn thiện các bộ
phận: kiểu dáng đầu, tóc ngắn hay tóc dài; khuôn mặt tròn hay vuông; kiểu dáng
quần áo, dài, ngắn, váy...Sau đó bổ sung thêm các chi tiết như: mắt,mũi, miệng,
chân, tay... Có thể nặn thêm các chi tiết phụ như: tay cầm cặp sách hoặc cầm hoa
hay chống gậy...Khi nặn có thể dùng tay hoặc có thêm một số dụng cụ hỗ trợ như
dao nặn để cắt gọt đất ...
Dao nặn được làm bằng thanh tre nhỏ vót mỏng giống hình con dao để cắt gọt đất
hoặc ấn đính, khoét các chi tiết trong khi nặn.
b, Cách tạo dáng
Đối với tiểu học, mục đích của tạo dáng là để học sinh làm quen với tạo dáng công
nghiệp bằng các phế liệu dễ kiếm . Vì vậy cách tạo dáng rất đơn giản như: tạo dáng
ôtô tầu hoả, con vật , hình người...
Cách tiến hành
- Nhớ lại hình dáng, các bộ phận chính của đồ vật định tạo dáng.
- Tìm các vỏ hộp có hình dáng, màu sắc phù hợp.
- Có thể dùng kéo để cắt bớt, sửa lại các mảng hình cho vừa vớ các bộ
phận.
- Ghép đính các bộ phận.
- Bổ sung thêm chi tiết.
Đánh giá hoạt động 1
- Hãy nêu mục đích tập nặn tạo dáng ở tiểu học?
- Nặn tạo dáng có thể dùng các vật liệu gì?
- Có mấy cách nặn?
- Nêu cách tạo dáng?
63
Hình 13: Bé tập nặn (ảnh)
64
Chủ đề 6: Thực hành (2tiết)
Hoạt động 1: Nặn con vật theo ý thích
Nhiệm vụ
1. Lựa chọn con vật để nặn
2. Chọn vật liệu, dụng cụ để nặn
3. Chọn cách nặn
4. Thực hành nặn
Thông tin cho hoạt động 1
1.Lựa chọn con vật để nặn
Có thể chọn con vật theo ý thích như : con mèo , con thỏ, con vịt, con chim hay con
trâu, ngựa...
2.Chọn vật liệu
- Tìm đất sét để nặn (nếu dễ kiếm) hoặc dùng chất dẻo .
- Tìm một bảng gỗ nhỏ để lăn đất, làm đất, 1 giẻ lau hoặc khăn nặn để ủ đất hoặc
lau tay.
- Làm một dao nặn bằng que tre vót mỏng để cắt gọt đất khi cần thiết.
3.Chọn cách nặn
Suy nghĩ chọn cách nặn theo ý thích: có thể bằng cách ghép khối hoặc nặn từ một
khối đất.
4. Thực hành
Đánh giá hoạt động 1
Sau khi hoàn thành bài nặn, bạn hãy chuyển bài cho đồng nghiệp nhận xét chéo
bài của nhau trước khi giáo viên đánh giá.
+ Đã thể hiện được đặc điểm của con vật ?
+ Hình dáng cân đối, ngộ nghĩnh?
Đánh giá sản phẩm theo 4 loại: Tốt , khá, trung bình , chưa đạt.
65
Nhà điêu khắc tí hon Đá cầu mây
Hình 14: Bài tập nặn của học sinh
Chủ đề 7:Phương pháp dạy - học tập nặn tạo dáng (1
tiết)
Hoạt động 1: Vận dụng các phương pháp dạy- học TC trong
DH tập nặn tạo dáng.
Nhiệm vụ
Suy nghĩ, nhớ lại:
1. Những PPDH thường vận dụng trong DH tập nặn tạo dáng ?
2. Liên hệ thực tế giảng dạy các PPDH đó được thực hiện như thế nào?
3.Theo bạn nên sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào để có hiệu quả?
4. Các hình thức tổ chức dạy học tập nặn và tạo dáng?
Thông tin cho hoạt động 1
1.Phương pháp quan sát, Phương pháp trực quan, Phương pháp
giảng giải minh hoạ, Phương pháp thực hành, luyện tập, ...
2. Các phương pháp trên đã được gíao viên thực hiện trong các gìơ
dạy tập nặn tạo dáng
Tuy nhiên tập nặn tạo dáng là loại bài giáo viên ngại dạy do đó các bài học này có
thể ít được giáo viên thực hiện trong các giờ học mĩ thuật. Bạn đã thực hiện như thế
nào? ( Trao đổi với đồng nghiệp)
3. Phương pháp dạy học tích cực hoá HS trong tập nặn tạo dáng
a, Phương pháp trực quan
Đồ dùng trực quan trong tập nặn và tạo dáng là đồ chơi, có thể là búp bê , các con
vật như mèo, chó, thỏ ...ôtô, tầu hoả...Trong các giờ tập nặn các con vật, giáo viên
có thể sử dụng nhiều con vật khác nhau để gợi ý cho HS lựa chọn. Hoặc trong các
66
giờ tạo dáng tự do, con vật ôtô bằng vỏ hộp nên có một số đồ chơi: con vật, ôtô để
gợi ý cho HS. Có thể yêu cầu HS chuẩn bị, nhóm phân công nhau mang đồ chơi có
nội dung của bài học đến lớp. GV có thể tổ chức để các nhóm giới thiệu về các đồ
vật mà nhóm đã chuẩn bị để cả lớp cùng quan sát. Đồ vật hoặc con vật có thể để
trên bàn của từng nhóm trong suốt giờ học để học sinh quan sát, thể hiện trong sản
phẩm của mình. Cách tổ chức như vậy sản phẩm của HS hết sức phong phú, các em
sẽ hứng thú tích cực hơn trong việc thực hiện bài nặn hay tạo dáng của mình.
b, Phươn pháp quan sát
Trong tập nặn và tạo dáng sinh quan sát bài minh hoạ để nắm được cách nặn, cách
tạo dáng. Khi HS quan sát, GV cần sử dụng kết hợp PP vấn đáp, đặt câu hỏi, định
hướng quan sát để HS nắm được đặc điểm của đối tượng về hình dáng cấu trúc. Từ
đó nảy sinh ý tưởng sáng tạo để tạo ra một sản phẩm mới.
c, Phương pháp vấn đáp
Khi đặt câu hỏi: câu hỏi cần phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, câu hỏi.
phải rõ ràng dễ hiểu . Vận dụng cách đặt câu hỏi theo các cấp độ của Bloom. Ví dụ:
Câu hỏi cấp thấp:
- Đây là con gì ? ( Biết )
- Vì sao em biết đây là con mèo? ( hiểu)
- Nuôi mèo có tác dụng gì ? ( liên hệ)
Câu hỏi cấp cao:
- Con mèo và con thỏ có đặc điểm gì giống và khác
nhau?
( Phân tích )
-Theo em con mèo có những đặc điểm cơ bản gì? ( tổng hợp)
- Theo em con mèo bạn Thanh nặn có đẹp không. Vì sao? ( đánh giá)
Sau khi hỏi nên dừng vài giây (3-5 giây) để HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Nếu HS trả
lời sai có thể hỏi lại bằng câu hỏi khác hoặc giải thích bằng câu hỏi gợi mở để tạo
cơ hội cho HS trả lời đúng hoặc có thể nhờ các HS khác trả lời giúp bạn ... Cách
khuyến khích này làm cho HS cảm thấy thoải mái, an toàn, tích cực trong câu trả lời
sau.
Khi chỉ định HS trả lời không nên chỉ tập trung vào những HS tích cực mà cần
quan tâm đến HS thụ động ít tham gia phát biểu ý kiến nhằm tăng cường sự tham
gia của HS trong quá trình học tập, tạo sự công bằng trong lớp học.
đ, Phương pháp giải thích minh hoạ
Trong tập nặn tạo dáng, lời giảng giải của giáo viên cần ngắn gọn, dễ hiểu chủ
yếu gợi mở để học sinh quan sát và chốt lại những vấn đề chính: những đặc điểm cơ
bản của con vật, đồ vật; Cách thể hiện, cách sử dụng dụng cụ, chất liệu để nặn , tạo
dán; Phân tích nhận xét kết quả bài học để học sinh học tập và rút kinh nghiệm. Khi
phân tích giảng giải, lời nói luôn đi kèm với hình ảnh, đồ dùng minh hoạ. Ví dụ: để
HS nắm được đặc điểm của con mèo giáo. viên vừa nói vừa chỉ vào từng bộ phận
như đầu, thân, đuôi, tai, mắt, râu,... hoặc phân tích cấu trúc của ôtô gồm các bộ
phận: đầu, thân hay thùng xe, bánh xe... Cách đó học sinh không những hiểu, ghi
67
nhớ bằng lời và hình ảnh mà còn giúp các em hiểu được đặc điểm cấu trúc của đồ
vật, con vật và sáng tạo ra sản phẩm theo ý thích của mình.
e, Phương pháp thực hành luyện tập
Thực hành trong tập nặn và tạo dáng tạo điều kiện cho học sinh tạo ra sản phẩm là
con vật, đồ vật bằng các chất liệu khác nhau. Giúp các em phát triển trí tưởng
tượng, khả năng tìm tòi sáng tạo, ứng dụng kiến thức mĩ thuật vào thực tế. Trong
các giờ học tập nặn và tạo dáng cần dành nhiều thời gian cho HS thực hành. Khi
HS thực hành, giáo viên đến với từng nhóm, từng HS để hướng dẫn .Ví dụ: gợi ý
để HS lựa chọn vật liệu, sửa lại các bộ phận cho cân đối hoặc sửa lại hình dáng
người, con vật cho đúng đặc điểm, tỉ lệ ... Cần quan tâm giúp đỡ các học sinh yếu.
Những học sinh chưa hoàn thành bài vẽ tại lớp, GV khuyến khích các em về nhà
tiếp tục hoàn thành.
g, Phương pháp trò chơi
Đối với tập nặn và tạo dáng có thể tổ chức một số trò chơi. Ví dụ: Trò chơi trưng
bày sản phẩm, sau khi kết thúc giờ học giáo viên yêu cầu các nhóm bày sản phẩm,
có thể bổ sung thêm một số chi tiết phụ để tạo thành chủ đề như : Vườn thú, Trại
chăn nuôi, Giao thông trên đường phố...(Tên chủ đề có thể giáo viên gợi ý hoặc HS
tự chọn chủ đề để sắp xếp). Các nhóm sắp xếp trưng bày xong GV và HS đến từng
nhóm xem sản phẩm, nghe giải thích và cùng bình chọn xem sản phẩm của nhóm
nào đẹp và có chủ đề hay. Đánh giá theo các mức đã được qui định chung...
h, Phương pháp hợp tác nhóm
Đối với Tập nặn và tạo dáng nên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm cùng sử
dụng các chất liệu như giấy bìa , hồ dán hoặc đất nặn... nhóm có thể trao đổi bàn
luận thực hiện trò chơi...
4. Cách tổ chức giờ học tập nặn tạo dáng
Giờ học tập nặn và tạo dáng, nên tổ chức học theo nhóm, nhóm nặn, nhóm thích tạo
dáng bằng các chất liệu, phế liệu khác... hoặc cùng nặn , tạo dáng theo mẫu mà
nhóm đã chuẩn bị,...Giờ học có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài trời, tuỳ theo điều
kiện của trường.
Đánh giá hoạt động 1
- PPDH Vẽ tranh và tập nặn tạo dáng có gì giống và khác nhau ?
- Theo bạn trong các PPDH tích cực, PPDH nào khó vận dụng trong dạy học tập
nặn , tạo dáng ?
- Theo bạn cần phải làm như thế nào để dạy-học tập nặn và tạo dáng có hiệu quả
?
68
Hoạt động 2: Thiết kế kế hoạch dạy - học tập nặn tạo dáng
Nhiệm vụ
1. Chọn một bài tập nặn tạo dáng trong chương trình mĩ thuật ở tiểu học để
thiết kế?
2. Trao đổi với đồng nghiệp hoặc dạy thử nếu có điều kiện
Thông tin cho hoạt động 2
1. Bạn hãy chọn một bài tập nặn tạo dáng, thiết kế bài học vận dụng các
PPDHTC, chọn cách tổ chức giờ học.
2. Bạn hãy trao đổi với đồng nghiệp của mình về kế họach bài học đó.
Dạy thử mời đồng nghiệp đến dự và rút kinh nghiệm. Đối chiếu kết quả
học tập của học sinh với mục tiêu của bài học để đánh giá có thể điều
chỉnh mục tiêu hoặc điều chỉnh phương pháp dạy- học để giờ học có
hiệu quả hơn.
Đánh giá hoạt động 2
- Kết quả bài học đã đáp ứng mục tiêu ?
- Các PPDH tích cực đã được vận dụng trong kế hoạch bài học?
- Thời gian phân chia cho các hoạt động hợp lí hay chưa hợp lí?
- Đồ dùng dạy- học được sử dụng có hiệu quả?
- Sản phẩm của học sinh như thế nào ?
Đánh giá sau khi học xong tiểu môđun
1. Đặc điểm của tập nặn tạo dáng ở tiểu học?
2.Hãy cho biết các vật liệu để nặn và tạo dáng ở tiểu học, cách nặn và tạo dáng?
3.Hãy nêu các PPDHTC trong tập nặn và tạo dáng ở tiểu học?
4.Tự đánh giá kế hoạch bài học của mình tốt hay chưa tốt. Vì sao?
5.Bài thực hành Nặn con vật theo ý thích được, GV đánh giá cho điểm
Thông tin phản hồi của đánh giá
1. đặc điểm của tập nặn và tạo dáng là HS được làm quen với cách tạo khối, ứng
dụng các kiến thức của mĩ thuật sáng tạo ra các đồ vật con vật quen thuộc, thể hiện
không gian 3 chiều ( dài, rộng và chiều sâu).
Các câu hỏi 2,3 bạn hãy nghiên cứu tự trả lời, nếu khó khăn bạn xem lại thông tin
phản hồi trong các hoạt động.
4 . Bạn tự đánh giá, có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, giáo viên của bạn.
5.Tiêu chí đánh giá, bài thực hành:
69
Loại giỏi
- Thể hiện được đặc điểm của con vật.
- Tỉ lệ cân đối.
- Cách thể hiện sinh động, sáng tạo.
Loại khá
- Thể hiện được đặc điểm của con vật.
- Tỉ lệ cân đối.
Loại trung bình
- Thể hiện được đặc điểm chính của con vật.
- Tỉ lệ cân đối.
Loại chưa hoàn thành
- Chưa thể hiện được đặc điểm chính của con vật.
- Tỉ lệ không cân đối.
- Bố cục chưa cân đối.
Hình 15: Gợi ý cách tạo dáng ôtô bằng vỏ hộp
Tiểu môdun 4 : Thường thức mĩ thuật, Xem tranh
thiếu nhi và Phương pháp hướng dẫn xem tranh thiếu
nhi (3 tiết)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
Hiểu biết về vẻ đẹp trong tranh vẽ của thiếu nhi và PPDH hướng dẫn
xem tranh thiếu nhi .
2. Kĩ năng
- Phân tích vẻ đẹp trong tranh vẽ của thiếu nhi.
70
- Vận dụng các PPDHTC trong hướng dẫn xem tranh thiếu nhi.
3. Thái độ
Tích cực vận dụng các PPDH tích cực trong hướng dẫn HS xem tranh
thiếu nhi.
II.Giới thiệu tiểu môđun
STT Tên chủ đề Số
tiết
Trang số
1 Một số đặc điểm và vẻ đẹp trong tranh vẽ thiếu nhi 1
2 Thực hành phân tích tranh 1
3 PP hướng dẫn HS xem tranh 1
III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện tiểu môđun
- Một số tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới .
- Băng hình minh hoạ cho PPDH tích cực trong hướng dẫn HS xem tranh.
- Sách giáo viên, sách GK, vở bài tập môn nghệ thuật, Mĩ thuật các lớp 1,2,3,4
tiểu học
- Tài liệu tham khảoTiểu modun 4
+ Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật, giáo trình đào
tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP tập 3. Tác giả Nguyễn Quốc
Toản- Phạm Thị Chỉnh- Nguyễn Lăng Bình, nhà xuất bản
giáo dục 1998.
- Phương tiện thiết bị, máy chiếu qua đầu, ti vi, đâù video,
máy chiếu vật thể ( nếu có)
IV. Nội dung
Chủ đề 1. Một số đặc điểm và vẻ đẹp trong tranh
thiếu nhi ( 1 tiết)
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và vẻ đẹp trong tranh thiếu
nhi
Nhiệm vụ
Suy nghĩ và trao đổi với đồng nghiệp
1. Đặc điểm và vẻ đẹp trong tranh thiếu nhi
2. Mục đích ý nghĩa của xem tranh thiếu nhi trong chương trình tiểu học
Thông tin cho hoạt động 1
71
1. Đặc điểm tramh vẽ của thiếu nhi
Trẻ em nói chung học sinh tiểu học nói riêng rất yêu thích nghệ thuật đặc biệt là mĩ
thuật. Chúng ta biết rằng trẻ em sinh ra đã thích màu sắc, khi trẻ khóc chỉ cần mấy
dải vải màu xanh, đỏ đung đưa trước mặt là đứa trẻ không những không khóc mà
còn hớn hở, mỉm cười, quơ chân quơ tay như muốn với lấy, bắt lấy chúng. Khi biết
cầm nắm nếu vớ được viên phấn hoặc cái bút, cái que, chiếc đũa trẻ có thể vẽ những
nét nghệch ngoạc trên bất cứ cái gì ở trước mặt như tường, sàn nhà , giấy , báo...
Nét vẽ đầu tiên là những nét cong xoay tròn ngược chiều kim đồng hồ. Trẻ vui
sướng chơi đùa với những nét vẽ của mình. Chúng ta biết rằng trẻ em 2 tuổi đã có
thể vẽ những hình vẽ đơn giản như quả trứng, cái bánh tròn, cái kẹo... nhưng đến 5
tuổi trẻ mới bắt đầu tập viết. Vì sao vậy?
Vì: trẻ 2 tuổi tư duy hình tượng đang phát triển, tư duy lôgic chưa phát triển do vậy
trẻ vẽ theo bản năng, vận động của bàn tay, cổ tay thể hiện những biểu tượng về
những đồ vật quen thuộc đối với chúng. Các nhà tâm lí học nghiên cứu về khả năng
sáng tạo của trẻ em cho rằng mầm mống sáng tạo của con người bắt đầu xuất hiện ở
trẻ 4 tuổi. ở độ tuổi này cùng với sự phát triển của tư duy hình tượng, tư duy lo gíc
cũng bắt đầu phát triển, trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Thông qua đó phát triển về
thể chất và trí tuệ. Trẻ 5-6 tuổi khả năng vận động của bàn tay, các ngón tay đã phát
triển, chúng có thể làm chủ các vận động của bàn tay, ngón tay, có khả năng thực
hiện nhiệm vụ một cách tự giác do vậy hoạt động chủ đạo ở độ tuổi này là hoạt
động học. Học sinh tiểu học là trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, các em thường
thích vẽ hơn thích viết, bởi khi vẽ trẻ được tự do thể hiện những gì mình thích, còn
viết phải tuân thủ theo khuôn mẫu nghiêm ngặt, gò bó.
• Đặc điểm tranh vẽ của trẻ mẫu giáo
- Trẻ mẫu giáo là trẻ ở độ tuổi3-6 tuổi. ỏ độ tuổi này do tư duy trực quan hình tượng
đang ở độ phát triển nên tranh vẽ của trẻ rất hồn nhiên, trẻ vẽ cái mà trẻ cảm nhận
được không phụ thuộc vào bất kể một công thức hay nguyên tắc nào. Ví dụ: trẻ biết
cái bàn có 4 chân, khi vẽ cái bàn ở trước mặt mặc dù chỉ nhìn thấy hai chân nhưng
nhất thiết trẻ phải vẽ đủ 4 chân. Một nhà tâm lí học đã quan sát trẻ 5-6 tuổi vẽ về
mẹ của mình. Yêu cầu ở đây là trẻ vẽ người mẹ đang ngồi ngay trước mặt, nhưng
theo dõi quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, không có một lần nào trẻ nhìn
hay quan sát người mẹ. Bức vẽ có đủ các chi tiết mang đặc điểm khái quát của
người mẹ về hình thức cũng như tình cảm như: người mẹ đang cười, tóc dài, đeo
hoa tai, mặc áo màu đỏ...Như vậy đặc điểm tranh vẽ của trẻ mẫu giáo thể hiện sự
hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh.
• Đặc điểm tranh vẽ của học sinh tiểu học.
- ở độ tuổi 6-7 tuổi, giai đoạn tư duy trực quan hình tượng đang phát triển do đó
tranh vẽ của trẻ vẫn hồn nhiên, trong sáng, rõ ràng về đặc điểm hình dáng cũng như
màu sắc. Khi vẽ người trẻ không quan tâm đến tỉ lệ mà chỉ quan tâm đến hình ảnh
nổi bật có tác động mạnh đến trực giác của chúng. Ví dụ : vẽ chú bộ đội trẻ quan
tâm nhiều đến khẩu súng do đó hình ảnh khẩu súng và bàn tay được vẽ to hơn và
đầy đủ hơn, bàn tay phải có đủ 5 ngón tay. Hoặc khi vẽ chân dung muốn thể hiện
miệng cô giáo tươi cười với học sinh thì miệng là bộ phận được trẻ quan tâm thể
hiện lớn nhất, vẽ từng chiếc răng, ... ngoài ra các chi tiết nhỏ như: từng sợi tóc,
lông mi, lông mày, áo phải có đủ cúc, khuy áo,...Tranh vẽ của trẻ ở giai đoạn này
mang tính cảm xúc nhiều hơn tính logic của sự vật hiện tượng. Học sinh nam
72
thường thích vẽ ôtô tàu hoả, xe tăng, bộ đội, công an,... học sinh nữ thường thích vẽ
công chúa, váy áo,...Tóm lại tranh vẽ của trẻ ở độ tuổi này thường mang tính ước lệ,
cảm tính, như tự sự kể lại những gì mình biết mình nhìn thấy. Màu sắc trong tranh
của trẻ thường là những màu nguyên chất, tươi vui, trong sáng, rực rỡ hồn nhiên.
- ở độ tuổi 9, 11, giai đoạn tư duy lo gíc phát triển do vậy tranh vẽ của trẻ gần với
thực hơn, bắt đầu có sự phân tích theo tính logíc của sự vật hiện tượng mà các em
đang quan sát. Các em đã bắt đầu phân biệt được người ở gần và ở xa, người hoặc
vật che khuất nhau...Trí tưởng tượng của trẻ ở độ tuổi này rất phong phú, thế giới
được thu nhỏ trong cách nhìn của các em.
Hình 1: Trong lớp. Tranh bút dạ của HS tiểu học
73
Hình 2: Vui ngày hè.Tranh xé dán của thiếu nhi
74
Hình 3: Chúng em chơi thể thao. Tranh vẽ của thiếu nhi
Hình 4: Giữ màu xanh. Tranh màu bột của Lưu Bích Ngọc
75
Hình 5: Gia đình em. Tranh vẽ của thiếu nhi
4. Mục đích ý nghĩa của xem tranh thiếu nhi trong chương trình tiểu
học
Xem tranh nói chung, xem tranh của thiếu nhi nói riêng trong phần thường thức mĩ
thuật ở tiểu học nhằm tạo điều kiện cho học sinh làm quen, tiếp xúc với các tác
phẩm hội hoạ. Từng bước giúp HS hiểu được vẻ đẹp của tranh thông qua cách diễn
tả bằng đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục.Tranh của thiếu nhi được giới thiệu
trong sách GK và vở bài tập là tranh của HS cùng lứa tuổi, vẽ bằng các chất liệu bút
dạ, sáp màu, màu nước...và với các đề tài khác nhau như sinh hoạt, vui chơi, lao
động học tập,...Xem tranh thiếu nhi không những HS hiểu được cái đẹp trong tranh
mà còn học tập được cách khai thác nội dung đề tài, cách sắp xếp các hình tượng và
thể hiện bằng đường nét, màu sắc,... góp phần nâng cao nhận thức thẩm mĩ cho HS.
Đánh giá hoạt động 1
- Vì sao nói tranh vẽ của thiếu nhi hồn nhiên trong
sáng, ngộ nghĩnh, mang tính ước lệ . Cho ví dụ?
- Nêu mục đích ý nghĩa của xem tranh thiếu nhi?
Hình 6: Ông Gióng. Trần Thái Ngân 10 tuổi
Chủ đề 2: Thực hành (1 tiết)
76
Hoạt động 1: Phân tích tranh thiếu nhi
Nhiệm vụ
Suy nghĩ và trao đổi với đồng nghiệp
1. Các căn cứ để đánh giá tranh vẽ của thiếu nhi
2. Phân tích một số tranh vẽ của thiếu nhi trong sách GV, SGK mĩ thuật ở tiểu
học
3. Trao đổi theo nhóm, các nhóm trình bày kết quả thảo luận về từng bức tranh
đã phân tích.
Thông tin cho hoạt động 1
1.Các căn cứ để đánh giá tranh vẽ của thiếu nhi
a, Đặc điểm lứa tuổi
Khi phân tích hoặc đánh giá tranh vẽ của thiếu nhi cần quan tâm đến độ tuổi để hiểu
tâm lí của trẻ. Ví dụ: tranh vẽ của học sinh lớp một có những đặc điểm về nhận thức
khác với HS lớp năm. HS lớp 1 ở độ 6-7 tuổi, tư duy của trẻ đang ở giai đoạn trực
quan, cụ thể do vậy tranh vẽ của trẻ ngây ngô, ngộ nghĩnh, mọi vật đều phải rõ ràng
đầy đủ từng bộ phận, chi tiết. HS lớp năm, ở độ10-11 tuổi, tư duy của trẻ ỏ giai
đoạn chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy lôgíc, do vậy tranh của trẻ đã gần với thực
hơn. Ví dụ trẻ vẽ người nhìn nghiêng thì chỉ có nửa mặt hoặc người đứng trước che
khuất người đứng sau...
b, Nội dung
Nội dung được toát lên từ bố cục và các hình tượng. Ví dụ trẻ vẽ HS vui chơi ở sân
trường, nhảy dây, đá cầu ...
c, Hình thức
- Bố cục tranh độc đáo
- Đường nét sinh động, mạnh bạo
- Màu sắc trong sáng, vui tươi
77
Hình 7: Mùa xuân trên quê hương. Nguyễn Ngọc Xuân Quỳnh -9 tuổi
Hình 8: Mùa hè vui. Tranh của thiếu nhi
78
Hình 9: Chúng em nhảy dây. Tranh của thiếu nhi
Hình 10: Đi học trời mưa. Tranh vẽ của học sinh tiểu học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mi_thuat_va_phuong_phap_day_hoc_mi_thuat_o_tieu_h.pdf