1. Khởi động
Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh
sẽ dịch về hướng vị trí “đầy tải”.
Cần căng bị kéo bởi giá đỡ lò xo
đến tận khi nó tiếp xúc với vấu
chặn. Do động cơ vẫn chưa hoạt
động , các quả văng không chuyển
động và cần điều khiển bị đẩy tỳ lên
bạc nhờ sức căng của lò xo khởi
động nên các quả văng ở vị trí đóng
hoàn toàn. Cùng lúc đó, cần điều
khiển quay ngược chiều kim đồng
hồ quanh điểm tựa A và đẩy vành
tràn đến vị trí khởi động. Do đó
lượng nhiên liệu cần thiết được cấp
cho động cơ để khởi động.
2. Không tải
Sau khi động cơ đã khởi động, chân ga nhả và cần điều chỉnh quay về vị trí
không tải. Ở vị trí này, l;ò xo điều khiển giãn hết cỡ nên nó không kéo cần
căng. Vì vậy ngay cả ở tốc độ thấp, các quả văng bắt đầu mở.Nó làm bạc dịch
sang phải, đẩy cần điều khiển và cần căng sang phải chống lại sức căng của các
lò xo giảm chấn, không tải , khởi động. Vì vậy cần điều khiển quay theo chiều
kim đồng hồ quanh điểm tựa A đẩy vòng tràn về vị trí không tải. Do đó cân
bằng được duy trì giữa lực ly tâm của các quả văng và lực cân bằng của lò xo
giảm chấn, không tải, khởi động tạo ra tốc độ ổn định trong quá trình không tải.
214 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Mô đun 05: Sửa chữa - Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên trong vỏ bộ điều khiển, vuông
góc với trục bơm và trượt theo sự cân bằng giữa áp suất nhiên liệu và sức căn
của lò xo bộ điều khiển.
Phun trễ Phun sớm
Hình 5.5.4: Bộ điều khiển phun sớm tự động.
1 – Vòng lăn 2 – Con lăn 3 – Lò xo bộ điều khiển 4 – Chốt trượt 5 – Pittông
bộ điều khiển phun sớm
Chốt trượt biến chuyển động ngang của pittông thành chuyển động quay của
vòng đỡ con lăn.
Lò xo có xu hướng đẩy pittông về phía phun trễ (sang phải). Tuy nhiên, khi tốc
độ động cơ tăng, áp suất nhiên liệu cũng tăng lên nên pittông thắng được sức
căng lò xo và dịch sang trái. Cùng với chuyển động của pittông, vòng lăn quay
ngược hướng với pittông bơm, do đó làm sớm thời điểm phun tương ứng với vị
trí đĩa cam.
2.6. Cơ cấu điều chỉnh cơ khí bơm VE.
2.6.1 Cấu tạo và vai trò:
100
Bánh răng trục cơ cấu điều chỉnh và giá đỡ quả văng quay 1,6 lần trong một
vòng quay của bánh răng trục dẫn động.
Có bốn quả văng trên giá đỡ. Các quả văng này phát hiện tốc độ gốc của trục
bộ điều chỉng nhờ lực ly tâmvà bạc bộ điều chỉnh sẽ truyền lực ly tâm nàyđến
cần điều khiển
·Độ căng của lò xo điều khiển thay đổi theo tải ( tức là mức độ đạp chân ga).
·Lò xo giảm chấn và lò xo không tải tránh cho bộ điều chỉnh hoạt động giật cục
bằng cách tỳ nhẹ vào cần căng và cần điều khiển khi chúng dịch chuyển sang
phải (tức là theo hướng giảm lượng phun).
Cụm cần bộ điều chỉnh sẽ điều chỉnh vị trí của van định lượng theo tốc độ động
cơ và theo tải. Nó bao gồm cần dẫn hượng, và cần điều khiển và cần căng,
những cần này được nối tại điểm tựa (điểm tự do ) . Cần hướng dẫn còn có
thêm một điểm tựa (điểm cố định vào vỏ bộ điều chỉnh ) .
1- Đĩa cam. 2 – Trục dẫn động.3 – Bánh răng.4 – Trục bộ điều chỉnh.5 – Cần
điều chỉnh. 6 – Lò xo điều khiển.7 – Lò xo giảm chấn.8 – Cần dẫn hướng.9 –
Cần căng.
10 – Cần điều khiển 11 – Bạc. 12 – Quả tạ 13 – Pitông bơm. 14 – Van định
lượng ( vòng tràn). 15 – Điểm tựa A.
Hinh 5.5.5 :Bộ điều chỉnh mọi tốc độ.
A. Khởi động
101
B. Không tải
C. Đầy tải
Hịnh.5.5.6. Nguyên lý hoạt của bộ điều tốc bơm cao áp PE.
102
· Khởi động: (hình5.5.6.A)
Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh sẽ dịch chuyển về vị trí đầy tải . Vì vậy cần
căng bị kéo bởi lò xo điều khiển đến tận khi nó tiếp xúc với vấu chặn . Do
động cơ vẫn chưa hoạt động, các quả văng không dịch chuyển và cầ điều
khiển bị đẩy tỳ lên bạc bởi sức căng lò xo khởi động vì thế các quả văng vẫn
ở vị trí đống hoàn toàn . Cùng lúc đó, cần điều khiển quay ngược chiều kim
đồng hồ quanh điểm tựa A và đẩy vòng tràn đến vị trí khởi động. Phun cực
đại. Nhờ đó lượng nhiê liệu cung cấp cần thiết cho động cơ để khởi động.
· Không tải : ( hình 5.5.6.B)
Sau khi động cơ đã khởi động, chân ga nhả và cần điều chỉnh quay về vị trí
không tải. Ở vị trí này lò xo điều khiển tự do hoàn toàn nên nó không kéo cần
căng. Vì vậy, ngay cả ở tốc độ thấp, các quả văng bắt đầu mở ra. Nó làm cho
bạc dịch sang phải, đẩy cần điều khiển và cần căng sang phải chống lại sức
căng các lò xo khởi động, không tải và giảm chấn. Vì vậy cần điều khiển quay
theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A, đẩy van định lượng đến vị trí không
tải .
Đầy tải: (hình 5.5.6.C)
Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh dịch đến vị trí đầy tải và sức căng của lò xo
điều khiển trở nên lớn hơn ( vì vậy lò xo giảm chấn sẽ bị ép lại hoàn toàn). Do
đó cần căng sẽ tiếp xúc với dấu chặn và đứng im. Hơn nữa, khi cần điều khiển
bị đẩy bởi bạc, nó tiếp xúc với cần căng nên van định lượng được giử ở vị trí
đầy tải.
Khi vít đặt đầy tải ( để điều chỉnh lượng phun khi đầy tải ) quay theo chiều kim
đồng hồ quanh điểm tựa D nên cần điều khiển ( gắn với điểm A) sẽ cũng quay
ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm D, đẩy van định lượng theo hướng tăng
lượng phun.
Tốc độ cực đại : ( hình 5.5.6.D)
103
Khi tốc độ động cơ tăng với tải đầy, lực ly tâm của các quả văng dần dần trở
nên lớn hơn lực căng của lò xo điều khiển. Vì vậy cần căng và cần điều khiển
3. Cân bơm VE trên băng thử
Sau khi bơm đã được lắp ráp đúng, bơm phải được lắp lên một băng thử bơm
để điều chỉnh nó tới các giá trị tiêu chuẩn. Hoạt động và tính năng của động cơ
có thể liên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh bơm cao áp.
4.4.1: Kiểm tra và chuẩn bị trước khi điều chỉnh
a) Đặc tính kỹ thuật của vòi phun kiểm tra và giá đỡ vòi phun như sau.
Vòi phun kiểm tra : DN12SD12 (DENSO)
Áp suất mở vòi kiểm tra
145 – 155 kgf/cm2
b) Lắp giá đỡ thước góc cần điều chỉnh
c) Gắn thân bơm cao áp lên băng thử
Gợi ý : Đánh dấu lên phần rãnh then của khớp
Lưu ý : Quay bơm bằng tay để kiểm tra rằng nó hoạt động êm.
d) Lắp các ống cấp liệu tương ứng với các tiêu chuẩn sau :
Đường kính ngoài : 6,0 mm
Đường kính trong : 2,0 mm
Chiều dài : 840 mm
Bán kính cong cực tiểu : 25 mm
e) Nối đường vào nhiên liệu
f) Lắp ống hồi bằng vít ống hồi
Gợi ý : luôn sử dụng vít ống hồi đi cùng với bơm cao áp.
104
g) Tháo hai bu lông và nắp bên
phải bộ điều khiển phun sớm
h) Lắp đồng hồ áp suất bên trong
cùng với thiết bị đo thời điểm phun
Mã số : 95095 – 10220 và 95095 –
10231 (DENSO)
Gợi ý : dùng vít xả khí để xả khí
105
i) Cấp điện áp một chiều khoảng 12 V lên van cấp liệu.
Lưu ý :
+ Khi cấp điện áp lên van, để ắc qui càng xa van càng tốt nhằm mục đích tránh
tia lửa điện có thể xảy ra dẫn đến cháy nổ.
+ Khi nối với cáp ắc qui, nối dây dẫn phía van trước.
j) Áp suất để cấp nhiên liệu cho bơm cao áp phải khoảng 0,2 kgf/cm2. Nhiệt
độ nhiên liệu cho việc kiểm tra bơm vào khoảng 400C – 450C.
k) Lắp thước đo góc lên giá và cần điều chỉnh
l) Đặt hết cần điều chỉnh về phía “tốc độ cực đại” (đầy tải)
m) Kiểm tra vị trí lắp của đĩa cam như sau :
106
+ Tháo ống cấp liệu cho vòi phun ra khỏi vị trí đánh dấu “C” trên nắp phân
phối.
+ Dùng SST tháo giá đỡ van phân phối.
SST 09260 – 54012 (09269 -54020)
+ Kiểm tra rằng nhiên liệu phun ra khi dấu ở vị trí như hình vẽ.
+ Nếu không hoạt động như trên, đĩa cam lắp không đúng (xem trang 82)
Thay và đổi vị trí đĩa cam 1800 theo hướng ngược lại.
Gợi ý : cùng lúc đó, ngắt dây van cắt nhiên liệu điện
+ Dùng SST lắp giá đỡ van phân phối
SST 09260 – 54012 (09269 – 54020)
+ Nối ống cấp liệu cho vòi phun
n) Xả khí ra khỏi ống cấp liệu
o) Cho bơm cao áp hoạt động trong 5 phút ở tốc độ 2000 vòng/phút.
Lưu ý : kiểm tra rằng không có nhiên liệu rò rỉ hay tiếng ồn khác thường
Gợi ý :
+ Đo lượng phun cho mỗi xy lanh bằng ống đo
+ Trước khi đo lượng phun, đầu tiên để xy lanh nghiêng xuống ít nhất 30 giây
để tất cả nhiên liệu chảy ra ngoài.
107
4.4.2 Đặt tạm lượng phun đầy tải
a) Đo lượng phun
Lượng phun được đề cập trong cẩm nang sửa chữa như sau :
Vị trí cần điều
chỉnh
Tốc độ bơm Số hành trình đo Lượng phun cc
Tốc độ 1200 200 10.42 – 10.74
b) Điều chỉnh bằng cách xoay
vít đặt đầy tải
Gợi ý : Lượng phun sẽ tăng khoảng
3 cc khi vít quay 1/2 vòng.
4.4.3: Đặt tạm lượng phun tốc độ cực đại
a) Đo lượng phun
Lượng phun được đề cập trong cẩm nang sửa chữa như sau :
Vị trí cần điều
chỉnh
Tốc độ bơm Số hành trình đo Lượng phun (cc)
Tối đa 2450 200 4.0 – 5.6
b) Điều chỉnh lượng phun bằng vít điều chỉnh tốc độ cực đại.
108
4.4.4: Điều chỉnh áp suất bên trong bơm
a) Đo áp suất bên trong bơm ở các tốc độ dưới đây:
Tốc độ bơm Áp suất bên
trong kg/cm2
500 3.2 – 3.8
2100 6.6 – 7.2
b) Nếu áp suất thấp, điều chỉnh bằng cách gõ nhẹ lên pittông van điều áp
trong khi quan sát đồng hồ áp suất.
Gợi ý : Nếu áp suất quá cao hay van điều áp bị gõ xuống quá nhiều, phải thay
van.
4.4.5: Kiểm tra lượng dầu hồi
Đo lượng dầu hồi ở tốc độ sau
Tốc độ bơm Lượng dầu hồi
cc/phút
2200 370 - 800
Gợi ý : Luôn dùng vít dầu hồi được đi kèm với bơm
4.4.6: (Với ACSD) Nhả hệ thống khởi động lạnh cho lần kiểm tra tiếp
a) Dùng tuốcnôvít xoay cần khởi động lạnh khoảng 200
b) Đặt một miếng kim loại dày 8,5 – 10 mm giữa cần khởi động lạnh và
pittông sáp nhiệt.
Gợi ý : Giữ hệ thống khởi động lạnh nhả ra cho đến khi hoàn thành mọi việc đo
và điều chỉnh
109
4.4.7: Điều chỉnh bộ điều khiển phun sớm.
a) Đặt thiết bị đo thời điểm phun ở vị trí O
b) Đo hành trình pittông. Hành trình tiêu chuẩn cho từng tốc độ bơm được
đề cập trong cẩm nang sửa chữa như sau :
Tốc độ bơm Hoàn thiện pittông
(mm)
800 0.7 – 1.5
1200 2.1 – 2.9
2000 4.9 – 5.7
2300 5.7 – 6.5
Gợi ý : kiểm tra rằng độ trễ khoảng 0,3mm
c) Dùng đầu lục giác 5 mm điều chỉnh vít điều chỉnh thời điểm phun.
Gợi ý : Hành trình sẽ giảm khi quay theo chiều kim đồng hồ và tăng khi quay
ngược chiều kim đồng hồ.
4.4.8: Điều chỉnh lượng phun đầy tải
a) Góc của cần điều chỉnh cho việc
điều chỉnh được đề cập đến trong cẩm
nang sửa chữa như bảng dưới và phải
giống như hình vẽ bên
4.4.11: Điều chỉnh thời điểm phun theo tải.
a) Dùng đầu lục giác 5 mm, điều chỉnh thời điểm bắt đầu và kết thúc của bộ
điều khiển thời điểm phun theo tải bằng cách xoay trục bộ điều chỉnh.
b) Đo lượng phun
110
Vị trí cần
điều chỉnh
Tốc độ
bơm
Số hành
trình đo
Phía tốc độ
tối đa
1200 200
c) Dịch cần điều chỉnh chậm, từ phía “tốc độ cực đại” sang phía “tốc độ
không tải” và giữ chặt nó ở vị trí mà áp suất bên trong bơm bắt đầu giảm.
d) Đo lượng phun ở điểm áp suất giảm (điểm bắt đầu)
e) Dùng đầu lục giác 5 mm điều chỉnh thời điểm bắt đầu điều chỉnh theo tải
của bộ điều khiển phun theo tải bằng cách xoay trục bộ điều chỉnh và tiến hành
đo lại.
Gợi ý : Trục bộ điều chỉnh quay 1,2 vòng sẽ thay đổi lượng phun 3 cc
Tốc độ
bơm
Số hành
trình đo
Lượng phun
(cc)
1200 200
Giá trị đo
tại bước (b)
Âm 1.0 +/-
0.4
111
f) Kiểm tra lượng phun ở điểm kết thúc bằng cách di chuyển chậm cần điều
chỉnh từ phía “tốc độ cự đại” sang phía “tốc độ không tải” và giữ chặt nó ở vị
trí khi áp suất trong của bơm ngừng giảm.
g) Kiểm tra sự dao động của pittông bộ điều khiển thời điểm phun khi cần
điều chỉnh dịch từ phía “tốc độ cự đại” sang phía “tốc độ không tải”
Tốc độ bơm Dao động của pittông bộ điều khiển
(mm)
1200 0.62 – 1.02
h) Kiểm tra phần lồi của trục bộ điều chỉnh
Phần lồi : 0,5 – 2,0 mm
Nnnnnn
4.4.12: Điều chỉnh lượng phun tốc độ không tải
a) Đo lượng phun ở từng tốc độ bơm
Góc của
cần điều
chỉnh
Tốc độ
bơm
Số hành
trình đo
Lượng phun
(cc)
Chênh lệch
tối đa giữa
các xy lanh
(cc)
Ghi chú
Dương 350 200 1.7 – 2.7 0.34 Điều chỉnh
112
12.5 – 22.50 525
1.2 hay ít
hơn
- -
b) Điều chỉnh lượng phun tốc độ không tải bằng cách xoay vít chỉnh tốc độ
không tải.
4.4.13: (Với ACSD) Điều chỉnh hệ thống khởi động lạnh
a) Tháo vít dầu hồi và kiểm tra nhiệt độ nhiên liệu trong bơm cấp liệu:
Nhiệt độ nhiên liệu : 15 – 350C
b) Đặt trục dẫn động sao cho rãnh than hướng lên để cho phép vòng lăn di
chuyển dễ dàng
c) Đặt thang đo của thiết bị đo thời điểm phun về O
d)Tháo miếng kim loại giữa cần khởi động lạnh và pittông sáp nhiệt.
e) Đo hành trình pittông bộ điều khiển phun sớm
f) Điều chỉnh hành trình pittông bộ điều khiển phun sớm bằng cách
xoay vít điều chỉnh bộ thời điểm phun.
Gợi ý : vặn vào để giảm hành trình.
4.4.14: (Với ACSD) Điều chỉnh tốc độ không tải nhanh
113
a) Đo khe hở giữa cần điều chỉnh và vít điều chỉnh tốc độ không tải
Nhiệt độ nhiên
liệu
Khe hở
200C 6 mm
500C 0 mm
b) Điều chỉnh khe hở bằng cách xoay vít điều chỉnh tốc độ không tải nhanh
4.4.15: Kiểm tra sau khi điều chỉnh
a) kiểm tra rằng việc phun chấm dứt khi tháo giắc van cấp liệu
Tốc độ bơm : 100 vòng/phút.
b) kiểm tra chuyển động của cần điều chỉnh
Chuyển động của cần điều chỉnh được đề cập trong cẩm nang sửa chữa như sau
:
Góc điều chỉnh : 43 - 490
4.4.16: Kẹp chì các vít
Kẹp chì vít điều chỉnh tốc độ cực đại và vít đặt đầy tải
B. Trình tự thực hiện
Điều kiện thực hiện
114
Thiết bị: Thiết bị kiểm tra cân chỉnh bơm cao áp
Dụng cụ: Theo thiết bị.
- Hai chìa khóa miệng cở
- Chìa khóa miệng hoặc vòng 22 mm cho đầu nối ống.
- Cây vặn vít cở to hoặc cây nạy.
- Đồng hồ so kế hoặc cở đo kẻ hở của đáy bệ xú báp và đầu pittông.
Vật tư: Dầu Diesel
Nội dung thực hiện
Nội dung thực hiện
NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ
Gá bơm lên băng thử Dùng đồ gá lắp cho chính xác và
chắc chắn
Mỗi nhóm
1 máy.
Đặt lượng phun đầy tải
Đo lượng phun
Điều chỉnh bằng cách xoay vít đặt
đầy tải
Đặt lượng phun tốc độ cực đại Đo lượng phun
Điều chỉnh lượng phun bằng vít
điều chỉnh tốc độ cực đại
Điều chỉnh áp suất bên trong
bơm
Đo áp suất bên trong bơm ở
các tốc độ dưới 500 - 3.2 –
3.8không/cm2
Nếu áp suất thấp, điều chỉnh
bằng cách gõ nhẹ lên pittông van
điều áp trong khi quan sát đồng hồ
áp suất.
Kiểm tra lượng dầu hồi
Tốc độ bơ - 2200
Lượng dầu hồi cc/phút - 370 -
800
115
Nhả hệ thống khởi động lạnh
cho lần kiểm tra tiếp
Giữ hệ thống khởi động lạnh nhả
ra cho đến khi hoàn thành mọi
việc đo và điều chỉnh.
Điều chỉnh bộ điều khiển
phun sớm.
a) Đặt thiết bị đo thời điểm phun ở
vị trí O
b) Đo hành trình pittông.
Điều chỉnh lượng phun đầy tải Lượng phun sẽ tăng khoảng 3 cc
khi vít xoay 1/2 vòng.
Điều chỉnh lượng phun tốc độ
cực đại
Lượng phun được đề cập trong
cẩm nang sửa chữa
Kiểm tra lượng phun Kéo dài nút 0,1mm sẽ tăng lượng
phun 0,6 cc
Điều chỉnh thời điểm phun
theo tải.
Tốc độ bơm 1200
Số hành trình đo 200
Điều chỉnh lượng phun tốc độ
không tải
Xoay vít chỉnh tốc độ không
tải.
C. Hình thức tổ chức
- Phần kỹ năng học viên luyện tập các nội dung được hướng dẫn theo
nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, giáo viên quan sát, uốn nắn và rút kinh nghiệm
khi buổi luyện tập kết thúc.
Bài 7. Tháo lắp vòi phun cao áp
(Thời gian: 8 h)
A. Lý thuyết liên quan
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của vòi phun cao áp.
Kim phun nhiên liệu được lắp ở nắp máy có công dụng: Phun nhiên liệu
vào buồng đốt động cơ dưới dạng sương mù, phân bố đều nhiên liệu trong toàn
116
bộ thể tích buồng đốt. Phối hợp với hình dạng đặc biệt của buồng đốt để hơi
nhiên liệu hoà trộn tốt với không khí có áp suất và nhiệt độ cao tạo thành một
hỗn hợp tự bốc cháy có khả năng cung cấp cho động cơ một công suất lớn và
suất tiêu hao nhiên liệu ít nhất.
Căn cứ vào sự khác biệt của đót kim( đầu kim ) và lỗ tia có thể chia kim
phun làm hai loại: Kim phun loại kín và kim phun loại hở:
2. Cấu tạo và hoạt động của vòi phun cao áp.
2.1 Cấu tạo.
Kim phun loại kín:
Hình 5.7.1 Cấu tạo kim phun
1: Thân kim 2: Khâu nối ống dầu đến 3: Đệm kín 4: Lỗ dầu đến
5:Vít ráp ống dầu về 6: Cây đẩy 7: Lò xo 8: Ốc chỉnh lò xo 9: Chụp đậy
10: Đót kim 11: Khâu nối 12: Van kim 13: Mặt côn nhỏ van kim 14: Lỗ
tia
Gồm có: Thân kim trên đó có lỗ bắt dầu đến, lỗ dầu về, đường dẫn dầu đến
đầu kim (đót kim ). trong thân có chứa cây đẩy, lò xo, phía trên lò xo có đai ốc
hoặc vít để hiệu chỉnh sức nén lò xo, trên cùng là chụp đậy đai ốc hiệu
chỉnh (tuỳ theo loại kim mà ống dầu về có thể bố trí ở thân kim hay trên đầu
chụp đậy).
117
Đầu kim được nối liền với thân kim nhờ khâu nối. Trong đầu kim có đường
dầu cao áp đến, phòng chứa dầu cao áp, van kim, dưới cùng là lỗ phun nhiên
liệu ( lỗ tia) luôn luôn đóng lại nhờ van kim.
Van kim có dạng hình trụ, một đầu tựa vào cây đầy nơi thân kim, đầu còn lại
có hai mặt côn: Mặt côn lớn là nơi tác dụng áp lực cao áp để nâng kim lên, mặt
côn nhỏ dùng để đậy kín lỗ tia. Căn cứ vào số lỗ tia và van kim có thể phân làm
hai loại:
Kim phun kín có một lỗ tia( còn gọi là kim phun kín có chuôi hay đót kính
lỗ tia kín) với loại này đầu kim phun có một lỗ tia. Bình thường khi không làm
việc van kim đậy kín lỗ tia và ló ra ngoài một cái chuôi hình côn khỏi mặt lỗ tia
từ 0,4 – 0,5 mm.
Nhờ có chuôi nên đảm bảo phun nhiên liệu tốt ít bị nghẹt lỗ do muội than.
Tia nhiên liệu phun ra khỏi lỗ có hình côn rỗng và góc tia nhiên liệu từ 30 đến
60 độ.
Kim phun có nhiều lỗ tia ( còn gọi kim không có chuôi hay đót kín lỗ tia hở
)
Loại này ở đầu đót kim có phần nhô ra có dạng hình chổm lồi, có khoan
nghiêng các lỗ tia. Số lượng đường kín lỗ tia còn tuỳ thuộc vào đặc điểm động
cơ, dạng bồng đốt, góc độ phun của chùm tia phun thường từ 120 – 125 độ.
Cả hai loại trên đôi lúc tuỳ theo nhà chế tạo còn có lỗ tia phụ chạy ở tốc độ
cầm chừng hay khởi động.
118
A: Loại có chuôi và lỗ tia phụ
B: Loại lỗ tia hở nhiều lỗ tia
C: Loại lỗ tia hở một lỗ tia
Kim phun loại hở:
Loại này không có van kim đóng kín ở đầu đót kim, có nhược điểm là dễ
phun rớt và nhỏ giọt, phun không sương khi số vòng quay thấp do đó nên rất ít
được sử dụng.
Đặc điểm của kim phun
+ Đặc ghi nơi thân kim:
Ví dụ: AKB 50S63P
A: Bơm, kim của Mỹ American Bosh.
KB: Thể thức bắt kim vào động cơ.
B: Bắt bằng cách vặn
C: Bắt bằng vít
K: Không có cây đẩy
50: Chiều cao thân kim (50 mm)
S: Cỡ của kim, gồm các cỡ từ nhỏ đến lớn R,S,T, U,V,W
63P: Ghi ký hiệu riêng của nhà sản xuất
Đặc điểm ghi nơi đầu kim (đót kim):
Ví dụ: ADL 120T 8 350 023 60
A: Loại của Mỹ
DL: Loại đót kín lỗ tia hở
120: Góc chùm tia nhiên liệu
8: Số lỗ tia
350: Đường kín lỗ xịt dầu 0,350 mm
023: Khoảng nâng kim lên 0,023 inch
60: Góc côn van kim 60o
Ví dụ: ADN 4S12
DN: Loại đót kín lỗ tia kín ( có chuôi )
119
4: Góc tia nhiên liệu
S: Cỡ đót kim dùng loại chuôi dài
12: Đặc điểm thay thế các bộ phận
2.2 Nguyên tắc hoạt động.
Khi động cơ làm việc, nhiên liệu từ bơm cao áp theo đường ống cao áp
và kim phun xuống phía dưới đót kim nằm tại phòng chứa dầu cao áp. Bình
thường lò xo van kim đóng kín các lỗ tia. Đến thì cung cấp nhiên liệu nhờ bơm
cao áp, áp suất nhiên liệu tăng tác dụng vào mặt côn lớn của van kim, áp suất
này tăng dần đến khi lớn hơn lực nén lò xo, nhấc van kim lên mở các lỗ tia
phun vào buồng đốt.
Đến khi dứt phun, áp suất nhiên liệu giảm nhỏ hơn sức ép lò xo. Van
kim đóng kín các lỗ tia, ngăn không cho nhiên liệu phun ra, độ nâng của kim
thường từ 0,3 – 1,1 mm.
Một phần nhỏ nhiên liệu sẽ rò rỉ giữa khe hở giữa van kim và đót kim
lên theo đường ống dầu về thùng chứa, lượng dầu này rất cần thiết để làm trơn
và làm mát kim khi di chuyển trong đót.
Ap suất nhiên liệu có thể điều chỉnh được bằng vít điều chỉnh trên lò xo
hoặc thay đổi miếng chêm (shim) nếu không có vít điều chỉnh. Nếu tăng áp suất
lò xo thì tăng áp suất phun và ngược lại. Ap suất lò xo tăng thì tia nhiên liệu
càng dài và càng sương nhưng không thể tăng áp suất lớn được vì còn phụ
thuộc vào tình trạng bơm cao áp và buồng đốt.
A: Lúc đóng B: Lúc mở
Hình : Hoạt động kim phun đót kim loại chuôi ngắn
120
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng,
sửa chữa vòi phun cao áp.
Một động cơ có nhiều kim phun đang hoạt động. Nếu muốn xác định chính
xác kim phun nào hư, để có phương pháp kiểm tra sửa chữa thích ứng ta tiến
hành động tác như sau :
Bước 1: Cho động cơ làm việc ở tốc độ cầm chừng.
Bước 2: Dùng một chìa khoá miệng thích hợp với khâu nối, nối ống cao áp
với kim phun.
Bước 3: Nới khâu nối ra khoảng 1 – 1,5 vòng khi nào thấy dầu xì ra ở đấy
thì dừng lại.
Bước 4: Lắng nghe tiếng nổ của động cơ. Nếu máy khựng tiếng nổ thay đổi
chứng tỏ kim phun còn tốt. Nếu tình trạng làm việc của động cơ và tiếng nổ
không thay đổi chứng tỏ kim phun hư, xong khoá lại.
Bước 5: Lần lượt nới các khâu nối của các kim còn lại để xác định kim nào
hư hỏng.
Bước 6: Khi xác định kim hỏng, ta tháo kim ra khỏi động cơ và tiến hành
kiểm soát trên bàn thử để xác định hư hỏng cụ thể.
Đối với động cơ có nhiều xy lanh 8,10,12 máy nổ êm khó phát hiện ta giết
hẳn một lúc nhiều kim phun. Ví dụ động cơ 8 xy lanh TTTN 15486372. Ta giết
A: Lúc đóng B: Lúc vừa mở C: Lúc mở hoàn toàn
Hình : Hoạt động kim phun dót kim loại chuôi dài
121
các kim 1467. Rồi cho động cơ làm việc ở tốc độ cầm chừng lần lượt giết từng
kim còn lại 5,8,3,2. Sau đó thực hiện một lần nửa cho các kim 1467.
B. Trình tự thực hiện
Điều kiện thực hiện
Thiết bị: Kim phun
Dụng cụ: Dùng dụng cụ thích hợp cho công tác tháo ráp
- Cây vặn vít miệng 9 mm
- Chìa khóa miệng
- Chìa khóa vòng
- Máng chứa dầu gasoil sạch
Vật tư: Dàu diesel. Giẻ lau
1. Tháo
Thứ
tự
Bước công việc Yêu cầu Ghi chú
A.
- Tháo từ động cơ xuống
1
- Tháo các đường ống dẫn
dầu hồi.
Dùng đúng Cle
2
- Tháo đường ống cao áp dẫn
đến vòi phun.
Tránh xoán ống
3
- Tháo đai ốc bắt vào động cơ
lấy vòi phun ra.
Tháo đều 2 đai
ốc
- Dùng giẻ bịt lỗ
lắp vòi phun.
4
- Tháo các vòi phun còn lại.
Xếp ngăn nắp
122
B.
- Tháo rã chi tiết.
1
- Gá vòi phun lên ê – tô Cho đầu kim
xuống dưới.
- Lực kẹp vừa
phải.
2
- Nới lỏng vít điều chỉnh áp
suất phun.
Nhẹ tay
3
- Tháo chụp lò xo lấy lò xo, ti
đẩy ra.
Xếp gọn
4
- Gá vòi phun ngược 1800.
Lực kẹp vừa
phải.
5 - Tháo nắp đầu vòi phun. Cle tròng dẹt
6
- Lấy đầu vòi phun, kim phun
ra.
Ngâm trong dầu
7 - Lấy kim phun ra khỏi đầu
phun
Ngâm trong dầu
.
2. Qui trình lắp:
Ngược lại với qui trình tháo cần chú ý các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Các chi tiết phải đảm bảo sạch sẽ.
- Mặt lắp ghép phải kín tránh rỉ dầu.
- Đảm bảo đủ đệm cho các vòi phun có đệm điều chỉnh.
- Sau khi lắp lại vòi phun phải đưa lên bàn thử xong mới lắp vào động cơ.
C. Hình thức tổ chức
- Phần lý thuyết liên quan học viên tự nghiêng cứu trước khi thực tập.
- Phần kỹ năng học viên luyện tập các nội dung được hướng dẫn theo
nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, giáo viên quan sát, uốn nắn và rút kinh nghiệm
khi buổi luyện tập kết thúc.
123
Bài 8. Kiểm tra áp suất và chất lượng phun trên băng thử
(Thời gian học: 8 giờ )
A. Lý thuyết liên quan
1. Lổ tia cua kim phun
Thậm chí với máy công suất nhỏ vài trăm sức ngựa vòi phun của máy có các
lỗ có đường kính không quá bé, khoảng 0.2mm, tức là lớn hơn đường kính của
sợ tóc trở lên. Như vậy vẫn nhìn được bằng mắt thường. Do đó, lỗ nào tắc,
thậm chí có bám coke, thì ta vẫn phát hiện ra.
2. Khi nhiên liệu được vòi phun phun vào buồng đốt dưới dạng sương mù sẽ
phụ thuộc vào 5 yếu tố
a. Độ kín khít của kim phun với nòng vòi phun mà kim phun thụt lên thụt
xuống ở bên trong: Nếu độ kín khít kém thì dầu sẽ bị "tụt" qua khe hở giữa 2
chi tiết làm "mất" áp suất phun
b. Độ tiếp xúc của mặt côn mũi kim phun với đế vành khăn của nòng: Nếu
tiếp xúc không tốt, tức là không kín, áp suất cũng bị "mất" do dầu sẽ rò qua chỗ
hở. Khe hở lớn dẫn tới hiện tượng vòi phun "đái". Tức là dầu phun ra thành
dòng như ai đó..."đái"
124
c. Sức căng hiện có của lò xo vòi phun: Sức căng lò xo thấp có nghĩa áp suất
phun thấp, áp suất phun thấp thì không thể "sương" được. Tại sao vậy? Cậu
xem trả lời ở phần dưới.
d. Áp suất mà bơm cao áp có thể tạo (Tình trạng kỹ thuật của bộ đôi plunger-
xéc măng của bơm): Cũng giống như độ kín khít của kim phun thôi, nếu khe hở
do mài mòn lớn thì dầu sẽ "tụt" xuống phía dưới. Như vậy áp suất mong muốn
khó có thể tạo thành.
e. Độ nhớt của dầu: Nếu độ nhớt dầu cao quá thì lực nội ma sát của dầu cao,
tức là mức độ "bám dính" của các phân tử dầu sẽ lớn làm cho khả năng bị "xé"
ra của dầu dưới tác động của áp suất phun giảm đi.
3. Điều chỉnh áp lực phun
Dựa theo nguyên lý hoạt động của vòi phun ở chỗ kim phun bịt kín các lỗ
phun dưới tác dụng của một cái lò xo nằm dọc theo vòi phun. Vòi phun được
thiết kế và chế tạo sao cho dầu được cấp vào hốc dưới của vòi phun dưới áp lực
của dầu kim phun sẽ nhận một lực nâng dọc trục kim phun từ dưới lên. Khi nào
lực nâng do dầu tạo ra thắng được sức căng của lò xo luôn luôn đè kim phun tỳ
vào đế nòng phun, thì lúc đó dầu sẽ thoát ra bên ngoài qua các lỗ khoan trên
đầu bép phun. Hoạt động đó gọi là "sự phun" của dầu (spraying hay injecting).
Nếu sức căng lò xo càng lớn thì áp lực dầu phải càng lớn. Do đó, khi cậu "điều
chỉnh áp lực phun" có nghĩa cậu đang điều chỉnh sức căng của lò xo đó.
Điều chỉnh sức căng lò so bằng cách nén nó vào bằng một vít chỉnh ở phía
trên đỉnh của vòi phun. Kiểm tra việc điều chỉnh có đạt hay không là bằng cách
cho nó phun thử sau mỗi lần xiết ê-cu chỉnh
4. Kiểm tra sửa chữa vòi phun kín:
4.1. . Kiểm tra trên động cơ:
- Cho động cơ làm việc ở chế độ không tải 400 đến 500 vòng/phút.
- Nới lỏng từng rắc co dẫn nhiên liệu đến vòi phun, nếu thấy ống cao áp nhiên
liệu vẫn ra đều mà tiếng nổ động cơ không thay đổi, chứng tỏ vòi phun không
làm việc, nếu động cơ làm việc mất ổn định thì vòi phun tốt.
125
- Để xác định thêm tình trạng kỹ thuật của vòi phun, có thể tháo vòi phun
khỏi nắp máy, cho vòi phun phun ra ngoài và quan sát chất lượng nhiên liệu
phun ra có tới không, trước và sau khi phun đầu vòi phun có ướt không, chùm
tia phun có lệch hướng không.
4.2. Kiểm tra sửa chữa vòi phun:
- Mạch đầu ở thân và đầu vòi phun nghẹt vì muội than dùng que đồng để
thông.
- Kiểm tra các tấm đệm, nếu rỉ sét, biến dạng cần thay mới.
- Lò xo điề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_05_sua_chua_bao_duong_he_thong_nhien_lieu.pdf