ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 4
Bài 1 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU 9
1. Bảo trì bầu lọc 9
1.1. Nhiệm vụ của bầu lọc 9
1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bầu lọc 9
1.3. Các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa 10
2. Bảo trì bơm chuyển nhiên liệu 11
2.1. Nhiệm vụ và cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bơm chuyển nhiên liệu 11
2.2. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra hư hỏng của
bơm chuyển nhiên liệu 12
2.3. Tháo, lắp, kiểm tra bơm chuyển nhiên liệu 12
2.4. Bảo dưỡng, sửa chữa bơm chuyển nhiên liệu 13
3. Bảo trì vòi phun 13
3.1. Kết cấu và phân loại của vòi phun 13
3.2. Bảo dưỡng và điều chỉnh vòi phun 15
4. Bảo trì bơm cao áp 18
4.1. Bảo trì bơm cao áp đơn 18
4.2. Bảo trì bơm cao áp cụm (BCA thẳng hàng) 22
Bài 2 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG BÔI TRƠN 27
1. Bảo trì bầu lọc dầu bôi trơn 27
1.1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lọc dầu bôi trơn 27
1.2. Những hư hỏng thường gặp đối với lọc dầu bôi trơn 29
1.3. Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thay lõi lọc dầu bôi trơn 30
2. Bảo trì bơm dầu bôi trơn 31
2.1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm dầu bôi trơn 31
2.2. Những hư hỏng thường gặp của bơm dầu bôi trơn 32
2.3. Tháo, lắp bơm dầu bôi trơn 32
2.4. Kiểm tra những hư hỏng của bơm 32
2.5. Sửa chữa các chi tiết của bơm 335
3. Bảo trì bình (két) sinh hàn dầu 33
3.1. Nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và yêu cầu kỹ thuật của
bình sinh hàn dầu bôi trơn 33
3.2. Những hư hỏng thường gặp của bình sinh hàn dầu 34
3.3. Tháo, lắp bình sinh hàn dầu 34
3.4. Kiểm tra két làm mát dầu bôi trơn 34
3.5. Sửa chữa két làm mát dầu bôi trơn 35
4. Khắc phục sự cố hệ thống bôi trơn 35
4.1. Hệ thống đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn 35
4.2. Các hư hỏng thường gặp đối với hệ thống bôi trơn 35
4.3. Nguyên nhân hư hỏng 35
4.4. Cách phán đoán, xử lý 36
Bài 3 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG LÀM MÁT 39
1. Bảo trì bơm nước 39
1.1. Bảo trì bơm nước ngọt 39
1.2. Bảo trì bơm nước biển 43
2. Bảo trì bình sinh hàn nước 50
2.1. Cấu tạo, nguyên lí làm việc và yêu cầu kĩ thuật của bình sinh hàn nước 50
2.2. Những hư hỏng thường gặp của bình sinh hàn nước 51
2.3. Phương pháp tháo, lắp bình sinh hàn 51
2.4. Sửa chữa bình sinh hàn 52
3. Kiểm tra, điều chỉnh van hằng nhiệt 52
3.1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của van hằng nhiệt 52
3.2. Bảo dưỡng và điều chỉnh van hằng nhiệt 54
4. Khắc phục sự cố hệ thống làm mát 58
4.1. Hiện tượng, nguyên nhân và cách phán đoán 58
4.2. Sửa chữa 58
Bài 4 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 61
1. Bảo trì hệ thống khởi động bằng điện 61
1.1. Các hiện tượng hư hỏng thường gặp đối với hệ thống 61
1.2. Nguyên nhân hư hỏng 61
1.3. Cách phán đoán xử lý 61
2. Bảo trì hệ thống khởi động bằng không khí nén 626
2.1. Các hư hỏng thường gặp đối với động cơ khởi động bằng không
khí nén 62
2.2. Nguyên nhân gây ra hư hỏng 62
2.3. Cách phán đoán xử lý 62
Bài 5 : BẢO TRÌ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 65
1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí 65
1.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt 65
1.2. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo 66
2. Bảo trì xu páp 66
2.1. Cấu tạo, điều kiện làm việc và yêu cầu kỹ thuật của xu páp 66
2.2. Các dạng hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra hư hỏng của
xupáp 68
2.3. Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xupáp 68
3. Bảo trì trục cam 72
3.1. Cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật của trục cam 72
3.2. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra hư hỏng của
trục cam 73
3.3. Tháo, lắp, kiểm tra trục cam 73
3.4. Bảo trì trục cam 73
4. Bảo trì con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp, ống dẫn hướng, đế xupáp 74
4.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc và yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết:
con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp, ống dẫn hướng xupáp, đế xupáp 74
4.2. Các hư hỏng và nguyên nhân gây ra các hư hỏng của các chi tiết:
con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp, ống dẫn hướng xupáp, đế xupáp 77
4.3. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết: con đội, đũa đẩy, cò
mổ, lò xo xupáp, ống dẫn hướng xupáp, đế xupáp 78
Bài 6 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐẢO CHIỀU 83
1. Bảo trì hệ thống đảo chiều bằng trục cam 83
1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống đảo chiều quay động
cơ bằng trục cam 83
1.2. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra các hư hỏng
của hệ thống đảo chiều quay động cơ bằng trục cam 84
1.3. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đảo chiều quay động cơ 84
2. Bảo trì hệ thống đảo chiều bằng hộp số 857
2.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của hệ thống đảo chiều quay động cơ
bằng hộp số 85
2.2. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra các hư hỏng
của hộp số cơ khí 86
2.3. Tháo, lắp và kiểm tra hộp số cơ khí 86
2.4. Bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh hộp số cơ khí 86
Bài 7 : BẢO TRÌ CÁC CHI TIẾT CHÍNH CỦA MÁY 89
1. Bảo trì các chi tiết tĩnh của máy 89
1.1. Bảo trì nắp máy 89
1.2. Bảo trì thân máy 92
1.3. Bảo trì xylanh 93
1.4. Bảo trì các te (đáy dầu) 96
2. Bảo trì các chi tiết động của máy 97
2.1. Bảo trì thanh truyền 97
2.2. Bảo trì nhóm piston – xéc măng 100
2.3. Bảo trì trục khuỷu 108
2.4. Bảo trì bạc lót 111
Bài 8 : THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG BẢO TRÌ MÁY 114
1. Quy định an toàn lao động trên tàu 114
1.1. Những quy định chung 114
1.2. Thực hiện an toàn khi sử dụng các dụng cụ cầm tay 115
1.3. Thực hiện an toàn khi sử dụng nhiên liệu, dầu, mỡ 116
2. Thực hiện công tác an toàn phòng chống cháy nổ 116
2.1. Khái quát về sự cháy 116
2.2. Nguyên lý dập tắt đám cháy và phân loại đám cháy 119
2.3. Các biện pháp phòng cháy 121
3. Thực hiện công tác an toàn trong sửa chữa máy 126
3.1. Trước khi sửa chữa máy hoặc các bộ phận máy 126
3.2. Khi sửa chữa 126
133 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Bảo trì máy chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình sinh hàn nước làm mát .
- Mục tiêu :
Hiểu được quy trình bảo trì bình sinh hàn nước làm mát .
Bảo trì được bình sinh hàn nước làm mát đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp
- Nguồn lực : Bình sinh hàn nước làm mát, dầu diesel, giẻ lau, dụng cụ tháo
lắp
- Cách thức tiến hành : Mỗi cá nhân thực hiện trên một bình sinh hàn .
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập :
Tháo bình sinh hàn nước làm mát ra khỏi động cơ
Tháo nắp bình sinh hàn nước làm mát
Tháo lõi bình sinh hàn nước làm mát
Vệ sinh các chi tiết của bình sinh hàn nước làm mát
Kiểm tra, đánh giá chất lượng các chi tiết của bình sinh hàn nước làm mát
Thay thế các chi tiết, bộ phận bị hư hỏng
Lắp ráp hoàn chỉnh bình sinh hàn nước làm mát
- Thời gian hoàn thành : 60 phút
60
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành :
Thực hiện đúng các bước của quy trình
Bình sinh hàn nước làm mát sau khi bảo trì đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ
thuật
Đảm bảo an toàn và vệ sinh dụng cụ và nơi làm việc
2.2. Bài thực hành 2.3.2 : Bảo trì bơm nước làm mát
- Mục tiêu :
Hiểu được quy trình bảo trì bơm nước làm mát
Bảo trì được bơm nước làm mát đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp
- Nguồn lực : Bơm nước làm mát (Bơm li tâm và bơm piston ), dầu diesel,
giẻ lau, dụng cụ tháo lắp
- Cách thức tiến hành : Mỗi cá nhân thực hiện một trong hai loại bơm nước
làm mát.
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập :
Tháo bơm nước làm mát ra khỏi động cơ
Tháo rời các chi tiết của bơm nước làm mát
Vệ sinh các chi tiết của bơm nước làm mát
Kiểm tra, đánh giá chất lượng các chi tiết của bơm nước làm mát
Thay thế các chi tiết, bộ phận bị hư hỏng
Lắp ráp hoàn chỉnh bơm nước làm mát
- Thời gian hoàn thành : 120 phút
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành :
Thực hiện đúng các bước của quy trình
Bơm nước làm mát sau khi bảo trì đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật.
Đảm bảo an toàn và vệ sinh dụng cụ và nơi làm việc.
C. Ghi nhớ:
- Trong quá trình bảo trì các chi tiết, bộ phận phải tuân thủ đúng quy trình.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
61
Bài 4 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
Mã bài: MĐ 02 - 04
Mục tiêu:
- Trình bày được các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân phát sinh, các sự cố
xảy ra trong hệ thống khởi động.
- Kiểm tra đúng phương pháp để phát hiện đầy đủ, chính xác các hư hỏng
- Thực hiện đúng quy trình bảo trì và thay thế chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật
- Tuân thủ đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
A. Nội dung:
1. Bảo trì hệ thống khởi động bằng điện
1.1. Các hiện tượng hư hỏng thường gặp đối với hệ thống
- Khi ấn nút khởi động động cơ, động cơ điện không quay
- Động cơ quay chậm dần không thể làm quay bánh đà động cơ đốt trong
- Bánh răng đầu trục động cơ khởi động không ăn khớp được với vành răng
bánh đà, có hiện tượng “vù” tốc.
1.2. Nguyên nhân hư hỏng
- Động cơ điện không quay có thể do nút ấn khởi động hỏng hoặc tiếp điểm
tiếp xúc không tốt.
- Động cơ quay chậm dần không thể làm quay bánh đà động cơ đốt trong:
Do điện áp ắc quy thấp hoặc do dây cáp điện mạch động lực bị lỏng, hoặc do cổ
góp và chổi than tiếp xúc không tốt
- Bánh răng đầu trục động cơ khởi động không ăn khớp được với vành răng
bánh đà: do bánh răng đầu trục bị mòn, toét răng hoặc cơ cấu đòn bẩy bị hỏng
1.3. Cách phán đoán xử lý
- Kiểm tra và sửa chữa nút ấn khởi động sau đó thử khởi động lại
- Kiểm tra lại sự chắc chắn của dây cáp điện, đo điện áp của ắc quy, nếu
điện áp ắc quy không đủ phải nạp bổ sung. Kiểm tra sự tiếp xúc của cổ góp với
chổi than, nếu chổi than mòn nhiều thì thay chổi than mới
- Tháo và kiểm tra bánh răng đầu trục của động cơ khởi động. Nếu bánh
răng bị mòn hỏng nhẹ thì tiến hành sửa chữa, nếu bị mòn hỏng nặng thì thay thế
bánh răng đầu trục động cơ khởi động.
62
2. Bảo trì hệ thống khởi động bằng không khí nén
2.1. Các hư hỏng thường gặp đối với động cơ khởi động bằng không
khí nén
- Van khởi động bị kẹt
- Đường ống bị rò rỉ
- Van phân phối khí nén bị kẹt
- Xupáp đóng không kín
2.2. Nguyên nhân gây ra hư hỏng
- Van khởi động (van điều khiển) bị kẹt là do lâu ngày van bị ô xy hóa hoặc
có thể hành trình mở van nhỏ là do quá trình lắp ráp điều chỉnh không đúng
- Đường ống bị rò rỉ: Là do quá trình lắp ráp không đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật có thể làm doăng hỏng hoặc xiết lực không đều.
- Van phân phối khí nén bị kẹt là do lâu ngày van bị ô xy hóa
- Xupáp khởi động đóng không kín hoặc là do lò xo xupáp bị mất tính đàn hồi.
2.3. Cách phán đoán xử lý
a. Van khởi động bị kẹt
+) Cách phán đoán: Khi mở van ta không thấy khí nén đi vào đường ống,
do vậy bánh đà không chuyển động, hoặc lắng nghe tiếng khí nén thoát khỏi
chai gió.
+) Cách xử lý: khóa van chai gió, tháo van khởi động để vệ sinh lại hoặc
điều chỉnh lại hành trình mở van.
b. Đường ống bị rò
+) Cách phán đoán: Khi mở van khởi động ta nghe thấy tiếng lọt khí nén ra
đường ống lúc này bánh đà động cơ quay lắc lư.
+) Cách xử lý: Thay lại doăng đệm và lắp bích nối (xiết bu lông đều và
chéo nhau).
c. Van phân phối khí bị kẹt
+) Cách phán đoán: Khi mở van khởi động không có hiện tượng rò khí ra
đường ống mà bánh đà chỉ lắc lư không quay tròn, áp suất khí nén đảm bảo thì rõ
ràng là van phân phối khí bị kẹt. Nhưng kẹt chiếc van thứ mấy thì ta phải xác định
xem lúc này van phân phối thứ mấy phải mở. Muốn xác định được van nào mở thì
ta dựa vào xupáp của động cơ (xylanh nào của động cơ ở đầu hành trình sinh
công) thì van đó phải mở. Nhưng bánh đà không quay chứng tỏ van này bị kẹt.
+) Cách xử lý:
- Tháo đường ống dẫn khí từ van lên xu páp khởi động.
- Tháo piston van ra (dùng dụng cụ chuyên dùng để tháo).
63
- Nếu không tháo được ta phải tháo toàn bộ các chi tiết của van ra để vệ
sinh và dùng dầu bôi trơn rà lại.
d. Xu páp khởi động đóng không kín
+) Cách phán đoán: Khi khởi động bánh đsà quay lắc lư không quay tròn
trong khi đó đường ống hút và xả của động cơ có hiện tượng rò lọt khí nén thì
chứng tỏ là xupáp bị kẹt.
+) Cách xử lý: Tháo xupáp ra để rà lại, phương pháp rà xupáp khởi động
cũng giống như rà xupáp động cơ.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi :
1.1. Câu hỏi 2.4.1 : Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ
thống khởi động bằng không khí nén.
1.2. Câu hỏi 2.4.2 : Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ
thống khởi động bằng điện.
2. Các bài thực hành :
Bài thực hành 2.4.1 : Bảo trì động cơ điện khởi động
- Mục tiêu :
Hiểu được quy trình bảo trì động cơ điện khởi động
Bảo trì được động cơ điện khởi động đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp
- Nguồn lực : Động cơ điện khởi động, xăng, dụng cụ thộng thường, thiết bị
đo kiểm,
- Cách thức tiến hành : Mỗi cá nhân thực hiện trên một động cơ điện khởi
động
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập :
Tháo động cơ điện ra khỏi động cơ
Tháo nắp bảo vệ chổi than
Tháo các chổi than
Tháo nắp động cơ điện
Vệ sinh các chi tiết của động cơ điện
Kiểm tra, đánh giá chất lượng các chi tiết của động cơ điện
Thay thế các chi tiết, bộ phận bị hư hỏng
Lắp ráp hoàn chỉnh động cơ điện
64
- Thời gian hoàn thành : 120 phút
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành :
Thực hiện đúng các bước của quy trình
Động cơ điện sau khi bảo trì đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật.
Đảm bảo an toàn và vệ sinh dụng cụ và nơi làm việc.
C. Ghi nhớ:
- Trong quá trình bảo trì các chi tiết, bộ phận phải tuân thủ đúng quy trình.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
65
Bài 5 : BẢO TRÌ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
Mã bài: MĐ 02 - 05
Mục tiêu:
- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên nhân phát sinh và phương pháp
kiểm tra, khắc phục các sự cố xảy ra trong cơ cấu phân phối khí.
- Thực hiện đúng quy trình bảo trì và thay thế chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật
- Tuân thủ đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
A. Nội dung:
1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí
1.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt
a. Sơ đồ
1 – Trục cam;
2 – Con đội;
3 – Lò xo xupáp;
4 – Xupáp;
5 – Nắp xylanh
Hình 2.5.1: Sơ đồ nguyên lý cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
b. Nguyên lý hoạt động
Bánh răng trục khuỷu được ăn khớp với bánh răng trục cam. Khi động cơ
làm việc trục khuỷu quay thông qua cặp bánh răng ăn khớp làm trục cam quay
theo. Lúc cam chưa tác dụng vào con đội thì do lực đàn hồi của lò xo đẩy xupáp
đi xuống đóng kín cửa nạp và cửa xả. Lúc này động cơ đang ở quá trình nén
hoặc cháy giãn nở.
Khi các cam bắt đầu tác động vào đuôi con đội đẩy con đội đi lên, mở cửa
nạp hoặc cửa xả thông với xylanh để thực hiện hút hỗn hợp nhiên liệu hoặc
không khí sạch vào xylanh hay xả sạch khí cháy ra khỏi xylanh. Khi cam thôi
tác động lên con đội thì dưới sức căng của lò xo đưa xupáp về vị trí ban đầu
đóng kín cửa nạp hay cửa xả.
66
1.2. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo
a. Sơ đồ
1 – Trục cam;
2 – Con đội;
3 – Lò xo xupáp;
4 – Xupáp;
5 – Nắp xylanh;
6 – Thân máy;
7 – Đũa đẩy;
8 – Đòn gánh;
9 – Cò mổ
Hình 2.5.2: Sơ đồ nguyên lý cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
b.Nguyên lý hoạt động
Khi động cơ làm việc, trục cam 1 quay tác động lên con đội đẩy con đội 2
đi lên thông qua đũa đẩy 7 làm cho cò mổ 9 ấn vào đuôi xupáp làm xupáp 4 đi
xuống để mở cửa nạp hoặc cửa xả. Lúc này lò xo xupáp 3 bị nén lại. Khi cam
thôi tác dụng lên con đội dưới sức căng của lò xo làm xupáp trở về vị trí ban đầu
đóng kín cửa nạp hoặc cửa xả.
2. Bảo trì xu páp
2.1. Cấu tạo, điều kiện làm việc và yêu cầu kỹ thuật của xu páp
a. Cấu tạo: Xupáp được chia ra thành 3 phần là: Nấm, thân và đuôi
Hình 2.5.3: Cấu tạo của xupáp.
Nấm xupáp
Hình 2.5.4: Kết cấu nấm xupáp
a) Nấm bằng; b) Nấm lõm; c) Nấm nồi; d) Nấm chữa Natri
67
- Nấm bằng: Kết cấu của loại nấm bằng là chế tạo đơn giản, có thể dùng
cho xupáp nạp. Vì vậy đa số các động cơ dùng loại xupáp này (Hình 2.5.4 a).
- Nấm lõm: Xupáp có dạng nấm lõm (Hình 2.5.4 b) có đặc điểm là bán kính
góc lượn giữa phần thân xupáp và phần nấm rất lớn.
- Nấm lồi: Xupáp có dạng nấm lồi (Hình 2.5.4 c): loại này cải thiện được
tình trạng lưu động của dòng khí thải (vì mặt nấm lồi, nên hạn chế khu vực tạo
thành xoáy lốc khi thải khí). Chính vì vậy xupáp thải của động cơ cường hoá sử
loại dạng nấm lồi.
- Nấm chữa Natri: Khi xupáp nóng lên natri chữa trong nấm sẽ hóa lỏng và
làm tăng khả năng truyền nhiệt của xupáp (Hình 2.5.4 d).
Thân xupáp
Thân xupáp có nhiệm vụ dẫn hướng, tản nhiệt cho nấm xupáp và chịu lực
nghiêng khi đóng mở.
Hình 2.5.5: Kết cấu thân xupáp
Đuôi xupáp
Đuôi xupáp phải có kết cấu để lắp đĩa lò xo. Thông thường đuôi có mặt côn
(Hình 2.5.6 a) hoặc rãnh vòng (Hình 2.5.6 b) để lắp móng hãm. Đuôi có kết cấu
đơn giản là đuôi có lỗ để lắp chốt (Hình 2.5.6 c) nhưng tạo tập trung ứng suất.
Để bảo đảm an toàn, chốt phải được chế tạo bằng vật liệu có sức bền cao.
Để tăng khả năng chịu mòn, bề mặt đuôi ở một số động cơ được chế tạo bằng
thép ostenit và được tôi cứng (Hình 2.5.6 d).
Hình 2.5.6: Kết cấu đuôi xupáp
a) Đuôi xupáp có mặt hình côn; b) Đuôi xupáp có rãnh vòng;
c) Đuôi xupáp có lỗ để lắp chốt;
d) Đuôi xupáp chế tạo bằng thép và được tôi cứng.
68
b. Điều kiện làm việc
- Mặt nấm xupáp chịu phụ tải động và phụ tải nhiệt rất lớn.
- Bị ăn mòn hóa học do hơi a xít trong khí cháy.
- Bị ăn mòn cơ học bề mặt nấm và đế rất lớn do vận tốc môi chất công tác
lưu động qua xupáp rất lớn.
c. Yêu cầu kỹ thuật
Vật liệu chế tạo xupáp phải có sức bền cơ học cao, chịu nhiệt tốt, chống
được ăn mòn hóa học và hiện tượng xâm thực của dòng khí lưu động có vận tốc
và nhiệt độ cao. Có hệ số dãn nở vì nhiệt thấp.
2.2. Các dạng hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra hư hỏng của
xupáp
- Thân xupáp bị mòn méo, mòn côn do trong quá trình làm việc nó chịu ma
sát với ống dẫn hướng trong điều kiện làm mát, bôi trơn hạn chế.
- Thân xupáp bị cong do chịu tác dụng của ứng suất cơ, nhiệt.
- Nấm xupáp bị mòn, biến dạng do quá trình làm việc nó chịu lực va đập
với bệ đỡ xupáp trên nắp xylanh trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.
- Bề mặt làm việc của nấm xupáp bị cháy, rỗ, nứt do hỗn hợp khí cháy
thường lẫn tạp chất, các chất ăn mòn và nhiệt độ cao, dòng khí lưu thông với vận
tốc lớn.
2.3. Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xupáp
a. Chuẩn bị
- Vật tư, thiết bị: Dầu diesel, dầu nhờn, giẻ lau, cát rà, máy mài xupáp, nắp
máy (xupáp, lò xo, móng hãm).
- Dụng cụ: Kìm, tuốc lơ vít, dụng cụ tháo xupáp.
- Mặt bằng cho việc tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xupáp.
b. Quy trình thực hiện
Quy trình tháo xupáp
- Tháo móng hãm: Dùng dưỡng ép lên đĩa tựa lò xo, nén lò xo lại, móc
móng hãm ra khỏi đĩa tựa
- Tháo đĩa tựa lò xo ra khỏi lò xo
- Tháo lò xo ra khỏi đuôi xupáp
- Rút xupáp ra khỏi nắp máy.
Vệ sinh nắp máy, xupáp
Dùng lá thép mỏng cạo sạch muội, cốc mặt trên của xupáp và nắp máy,
dùng giẻ lau qua. Sau đó cọ rửa bằng dầu diesel và lau khô.
69
Đánh giá tình trạng kỹ thuật
Tùy theo tình trạng kỹ thuật hiện tại của xupáp mà quyết định bảo dưỡng
hay phải tiến hành sửa chữa.
Kiểm tra, sửa chữa thân xupáp bị mòn
+) Kiểm tra:
Dùng panme đo ngoài để kiểm tra đường kính thân xupáp , thường đo ở 2 vị trí
cách nhau từ (60 ÷ 100)mm tùy từng loại xupáp có thân dài hay ngắn, và ở mỗi vị trí
đo theo hai phương vuông góc với nhau.
Kết quả đo được thống kê vào bảng số liệu. Từ bảng số liệu này ta tính được
độ méo, độ côn của từng thân xupáp. Và lấy độ méo, độ côn nào có giá trị lớn
nhất làm độ méo, độ côn cho thân xupáp đó, rồi so sánh với giá trị cho phép trong
lý lịch động cơ, nếu vượt quá giới hạn cho phép thì nên phương án sửa chữa.
+) Sửa chữa:
Nếu độ méo, độ côn vượt quá giá trị cho phép người ta thường sửa chữa theo
các cách sau:
- Mạ điện thân xupáp, sau đó mài đến kích thước yêu cầu
- Mài tinh thân xupáp nhỏ bớt đi nhưng tròn đều (chú ý đường kính vẫn
phải đảm bảo độ bền) sau đó thay ống dẫn hướng mới có kích thước phù hợp.
- Thay xupáp mới.
Kiểm tra, sửa chữa thân xupáp bị cong, vênh
+) Kiểm tra: Dùng các dụng cụ chuyên dụng và mắt để kiểm tra
Hình 2.5.7: Kiểm tra độ cong của thân xupáp
1 – Cơ cấu định vị; 2 – Xupáp;
3 – Đồng hồ so; 4 – Khối chữ V; 5 – Bàn máp
+) Sửa chữa: Nếu độ cong, vênh ít thì nắm lại, tuy nhiên người ta thường
thay xupáp mới khi phát hiện thân xupáp bị cong, vênh.
Kiểm tra, sửa chữa nấm xupáp
+) Kiểm tra:
- Dùng mắt thường hoặc kính lúp để soi vết nứt, rỗ hoặc cháy xám trên bề
mặt làm việc của nấm xupáp.
70
- Kiểm tra bề rộng của vành sáng trên nấm, bề rộng vành sáng phải nằm
trong phạm vi cho phép từ (1,5 ÷ 3)mm và kiểm tra vệt tiếp xúc giữa nấm và đế
xupáp.
1 – Nấm xupáp;
2 – Vệt tiếp xúc
Hình 2.5.8: Kiểm tra vệt tiếp xúc của nấm xupáp.
- Kiểm tra độ kín của nấm và đế xupáp.
1 – Bơm hơi bằng cao su;
2 – Đồng hồ báo áp suất;
3 – Chụp làm kín bằng cao su;
4 – Xupáp;
5 – Đế.
Hình 2.5.9: Kiểm tra độ kín của nấm xupáp.
- Kiểm tra độ vênh của nấm xupáp.
1 – Cơ cấu định vị;
2 – Nấm xupáp;
3 – Đồng hồ so;
4 – Khối chữ V;
5 – Bàn máp..
Hình 2.5.10: Kiểm tra độ vênh nấm xupáp.
+) Sửa chữa:
Tùy theo mức độ mòn hỏng của nấm xupáp mà lên phương án sửa chữa. Nếu
vết rỗ nông thì tiến hành rà lại xupáp trên bệ đỡ của nó. Nếu vết rỗ sâu và nhiều thì
phải tiến hành mài lại bề mặt làm việc của nấm trên máy mài chuyên dụng sau đó rà
lại xupáp trên bệ đỡ của nó. Sau khi rà xong ta phải thử độ kín, khít của xupáp. Tuy
nhiên, sau khi mài trên máy mài xong có thể vành tán xupáp sẽ nhỏ hơn giá trị cho
phép và không còn phù hợp với bệ đỡ của nó nữa thì ta phải thay xupáp mới.
71
+) Trình tự mài xupáp
- Xác định góc côn của tán xupáp (góc côn của đế xupáp): Thay vì đo góc
côn của xupáp người ta đo góc côn của đế xupáp thực hiện dễ dàng hơn. Dùng
thước đo góc để đo(đã học ở mô đun hội nhập nghề)
- Điều chỉnh máy mài: Điều chỉnh mâm cặp của máy mài ở góc mài trùng
với góc côn trên tán xupáp (300 hoặc 450 cho phần lớn các xu páp, một số là 470)
- Gá xupáp lên máy mài: Cặp chặt thân xupáp trên mâm cặp của máy mài
sao cho tâm của thân xupáp trùng với tâm của mâm cặp.
- Thao tác mài: Độ tiến của đá mài được chỉnh dần, dịch chuyển mâm cặp
xupáp tịnh tiến qua phải, qua trái so với đá mài.
- Kiểm tra xupáp: Xupáp mài đạt yêu cầu khi mọi vết xước, rỗ trên mặt côn
tán xupáp đã khử hết, mặt côn của tán xupáp và mặt côn của đế phải trùng tâm
với thân xupáp.
+) Rà xupáp
Rà xupáp được thực hiện thủ công, dụng cụ rà là dụng cụ chuyên dùng hoặc
dùng núm cao su lắp với cán bằng gỗ. Rà xupáp được tiến hành qua 3 bước:
- Rà thô: Dùng cát rà thô để làm sạch những vết mài.
- Rà tinh: Dùng cát mịn để rà tinh, khi trên mặt côn của tán xupáp suất hiện
một vòng tròn sáng trắng trên mặt côn với độ mảnh nhỏ thì rửa sạch mặt côn và
đế xupáp bằng dầu diesel, lau khô rồi chuyển sang rà bóng.
- Rà bóng: Giai đoạn này được rà bằng dầu nhờn, khi độ mảnh của vòng
tròn trên mặt côn như sợi chỉ thì kết thúc rà bóng.
Kiểm tra xupáp sau khi sửa chữa
Xupáp sau khi mài, rà được kiểm tra bằng 2 công đoạn:
- Kiểm tra bằng vạch chì: Dùng bút chì kẻ các đoạn thẳng hướng kính trên
mặt côn của tán xupáp theo 8 hướng cách đều nhau. Lắp xupáp vào nắp máy,
xoay nhẹ xupáp để mặt côn tán xupáp miết lên đế xupáp. Rút xupáp ra để kiểm
tra, nếu tất cả cấc vạch chì bị cắt cách mặt tán những khoảng bầng nhau là đạt
yêu cầu.
- Kiểm tra bằng dầu diesel: Lắp xupáp vào nắp máy với đầy đủ lò xo và
móng hãm. Với loại tán xupáp bằng thi lật ngửa nắp máy đổ dầu vào vị trí tán
xupáp và đế xupáp, sau (3 ÷ 4) giờ thấm sạch dầu, tháo xupáp ra kiểm tra. Nếu
dầu không ngấm qua mặt côn tán xupáp là được.
72
3. Bảo trì trục cam
3.1. Cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật của trục cam
a. Cấu tạo
Trục cam được chia làm 3 phân: Đầu trục, các cam và cổ trục
Hình 2.5.11: Cấu tạo của trục cam.
1 – Bánh răng dẫn động cho trục cam; 2 – Cam; 3 – Cổ trục.
Đầu trục
Dùng để lắp bánh răng, puli, hoặc đĩa xích,... tùy vào cách dẫn động từ trục
cơ đến trục cam.
Cam
Số cam phụ thuộc vào số xylanh, số xupáp, số kỳ bơm cao áp, cách khởi
động và đảo chiều quay động cơ. Cam có nhiều biên dạng khác nhau tùy thuộc
vào mục đích sử dụng và có thể được chế tạo liền với trục hoặc được chế tạo rời
rồi được lắp vào trục bằng các mối ghép ren, then, hoặc mối ghép có độ dôi,...
Hình 2.5.12: Các biên dạng cam thường dùng
a,b) Cam lồi cung tròn;
c) Cam tiếp tuyến; d) Cam lõm.
Cổ trục
Dùng để đỡ trục cam quay trên gối đỡ trục
73
b. Yêu cầu kỹ thuật
- Cam có nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào quy luật chuyển động của
các cam, quy luật phun nhiên liệu.
- Góc làm việc của cam, chiều cao của cam (hcđ) là những thông số chủ yếu
của cam, được xác định bởi các pha phân phối khí của động cơ hoặc hành trình
nạp thải, độ mở lớn nhất của van.
- Cổ trục: ở động cơ nhỏ có số cổ trục thường ít hơn số xy lanh, chỉ có 2
đầu và ở giữa trục, còn những động cơ lớn giữa 2 xylanh có 1 cổ trục.
3.2. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra hư hỏng của
trục cam
Trong quá trình làm việc cổ trục cam ma sát với bệ đỡ gây ra mài mòn các
cổ trục, vấu cam tác dụng va đập với con đội cũng gây nên hiện tượng mòn vấu
cam, ngoài ra trục cam còn chịu lực uốn, gây nên hiện tượng cong trục.
Do đó trục cam thường xẩy ra những hư hỏng sau:
- Mòn các cổ trục
- Mòn các vấu cam
- Cong và xoắn trục
3.3. Tháo, lắp, kiểm tra trục cam
a. Xác định dấu
Xác định dấu hoặc đánh dấu các cặp bánh răng, puli, hoặc bánh xích,...
truyền động.
b. Công tác chuẩn bị
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, nguyên, nhiên liệu, mặt bằng phục
vụ cho công tác tháo, lắp, bảo dưỡng, sửa chữa trục cam.
c. Quy trình tháo
- Tháo nắp bảo vệ bộ phận truyền động cho trục cam.
- Tháo bánh răng trung gian, đai hoặc xích.
- Tháo hoặc cố định các con đội ở vị trí cao không chạm vào các vấu cam.
- Rút trục cam ra ngoài.
d. Quy trình lắp
Các bước lắp ráp trục cam ngược lại với quy trình tháo. Chú ý lắp đúng dấu.
3.4. Bảo trì trục cam
a. Bảo dưỡng
Sau khi tháo trục cam ra ta dùng dầu diesel để vệ sinh toàn bộ trục cam
74
b. Kiểm tra, sửa chữa
- Dùng panme hoặc thước cặp để kiểm tra cổ trục, sau đó đánh giá mức độ mòn
hỏng.
- Kiểm tra vấu cam bằng dưỡng chuẩn và thước lá sau đó đánh giá mức độ
mòn hỏng và tiến hành sửa chữa. Khi độ mòn lớn ta phải hàn đắp và gia công lại
để đảm bảo kích thước và độ bóng.
- Trục bị cong ta kiểm tra và nắn lại trục.
4. Bảo trì con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp, ống dẫn hướng, đế
xupáp
4.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc và yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết:
con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp, ống dẫn hướng xupáp, đế xupáp
a. Con đội
Con đội thường phân ra làm hai loại đó là: Con đội cơ khí và con đội thuỷ lực.
Con đội cơ khí
Thường có con đội hình nấm, con đội hình trụ, con đội con lăn
Hình 2.5.13: Cấu tạo của con đội cơ khí
a) Con đội hình nấm; b) Con đội hình trụ;
c) Con đội con lăn
Con đội thủy lực
- Cấu tạo:
1. Piston;
2. Lòng dẫn hướng;
3. Lò xo; 4. Van bi;
5. Thân con đội;
6. Đường dầu vào;
7. Lò xo van bi
Hình 2.5.14: Cấu tạo của con đội thủy lực
75
- Nguyên lý làm việc:
Khi cam tác động vào con đội để mở xupáp thì con đội sẽ đi xuống phía
dưới, cho đến khi lỗ dầu 6 được bịt kín bởi piston số 1 thì dầu ở buồng A và B
bắt đầu bị nén. Lúc này ta coi hai buồng dầu như là một khối cứng. Con đội tác
động vào đuôi xupáp đẩy xupáp làm lò xo nén, lúc này van bi 4 đóng ngăn cách
giữa buồng A và buồng B trong quá trình làm việc dầu trong buồng bị nén, do
lắp ghép sẽ rò rỉ một phần dầu qua khe hở giữa piston và xylanh.
Khi cam thôi tác động lò xo xupáp đẩy cho xupáp trở lại trạng thái đóng
kín, lò xo 3 giãn ra đẩy cho phần thân của con đội đi lên, phần thân luôn tỳ vào
xupáp. Khi lỗ dầu 6 thoát ra khỏi piston 1 thì một lượng dầu từ mạch bôi trơn
qua lỗ 6 bổ xung vào buồng A và buồng B của con đội.
b. Đũa đẩy
Đũa đẩy là một thanh kim loại hình trụ dài đặc hoặc rỗng dùng để truyền
lực từ con đội đến đòn gánh, và chỉ dùng ở cơ cấu phân phối khí dùng xupáp
treo và trục cam đặt trong thân máy.
Hình 2.5.15: Cấu tạo của đũa đẩy
c. Đòn gánh (Cò mổ)
Đòn gánh được đặt cố định ở trên nắp máy, một đầu tiếp xúc hoặc nối bản
lề với đuôi xupáp. Đầu kia tiếp xúc với đũa đẩy có lắp vít, đai ốc hãm để điều
chỉnh khe hở nhiệt.
Hình 2.5.16: Cấu tạo của đòn gánh
76
Đòn gánh được cấu tạo bởi hai cánh tay đòn, hai cánh tay đòn này thường
có độ dài khác nhau: 6,12,1
T
K
l
l
Trong đó: lT - Cánh tay đòn phía trên trục cam
lK - Cánh tay đòn phía bên xupáp
d. Lò xo xupáp
Lò xo xupáp có tác dụng ép kín bề mặt làm việc của nấm xupáp với mặt đế
xupáp và cùng các cơ cấu của phân phối khí thực hiện quá trình đóng mở cửa nạp,
cửa xả.
Lò xo xupáp thường là lò xo trụ, hai đầu mài phẳng để lắp ráp với đĩa và đế
lò xo. Số vòng lò xo thường là 4 10.
Hình 2.5.17: Cấu tạo của lò xo.
e. Ống dẫn hướng xupáp
Ống dẫn hướng xupáp dùng để dẫn hướng cho thân xupáp chuyển động lên
xuống và tạo điều kiện bôi trơn cho thân xupáp.
Ống dẫn hướng xupáp có kết cấu đơn giản là một thanh trụ rỗng có vát mặt
đầu để lắp. Ống dẫn hướng lắp với thân máy hoặc nắp xi lanh có độ dôi.
a) Ống dẫn hướng hình trụ có mặt vát đầu;
b) Bề mặt ngoài của ống dẫn hướng có độ côn;
c) Bề mặt ngoài của ống dẫn hướng có vai và cữ.
Hình 2.5.18: Cấu tạo của ống dẫn hướng.
77
f. Đế xupáp
Đế xupáp nằm trong khối xylanh (thân máy) hoặc nắp máy và cùng với bề mặt
nấm của xupáp tạo thành độ kín, khít cho cơ cấu phân phối khí. Đế xupáp có thể
được chế tạo liền trên nắp máy hoặc thân xylanh, hoặc được chế tạo rời rồi được
ghép vào nắp máy hoặc thân xylanh bằng các mối ghép ren hoặc được ép vào.
Hình 2.5.18: Các cách ghép đế vào nắp xylanh hoặc thân máy
1 – Đế xupáp; 2 – Nắp xylanh hoặc thân máy
a) Ép có rãnh ; b) Ghép bằng mặt côn ; c) Ghép bằng khóa đuôi nheo
d) Bề mặt tiếp xúc của đế xupáp với nấm xupáp thường có 3 góc khác nhau.
4.2. Các hư hỏng và nguyên nhân gây ra các hư hỏng của các chi tiết:
con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp, ống dẫn hướng xupáp, đế xupáp
a. Con đội
Con đội là chi tiết trung gian truyền chuyển động vì vậy nó thường xảy ra
các dạng hư hỏng sau:
- Thân con đội bị mòn, xước do ma sát với ống dẫn hướng, chất lượng dầu
bôi trơn kém.
- Vít điều chỉnh của con đội bị mòn lõm do tiếp xúc trực tiếp với đuôi
xupáp hoặc đũa đẩy.
- Đế con đội (con lăn) bị mòn không đề do con đội bị kẹt trong ống dẫn
hướng nên co
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_bao_tri_may_chinh.pdf