LỜI GIỚI THIỆU . 1
MỤC LỤC. 3
BÀI MỞ ĐẦU. 9
Giới thiệu . 10
Mục tiêu . 10
A. NỘI DUNG. 10
1. Giới thiệu chung về tàu đánh cá. 10
2. Các thiết bị phục vụ điều động tàu. 11
2.1. Hệ thống lái . 11
2.2. Hệ thống neo . 13
2.3. Thiết bị buộc tàu. 15
2.4. Thiết bị bổ trợ công tác buộc tàu. 16
3. Đặc tính khai thác tàu . 17
3.1. Kích thƣớc chính của tàu . 17
3.2. Dung tải, trọng tải. 18
3.3. Chu kỳ chạy tàu. 18
4. Một số tính năng hàng hải cơ bản của tàu. 19
4.1. Quán tính. 19
4.2. Tính định hƣớng . 19
4.3. Tính quay trở . 19
4.4. Tính ổn định . 20
5. Ảnh hƣởng của bánh lái và chân vịt đến việc điều khiển tàu. 20
6. Các yếu tố khác có ảnh hƣởng đến việc điều khiển tàu. 20
6.1. Gió . 20
6.2. Dòng nƣớc. 21
6.3. Sóng . 21
6.4. Độ nghiêng. 21
7. Một số chú ý khác . 22
7.1. Xu hƣớng tàu dạt ngang khi quay tàu . 22
7.2. Tới-Lùi máy để giảm quán tính dạt ngang . 226
7.3. Tát lái . 22
7.4. Chiều quay chân vịt và xu hƣớng ngã mũi của tàu. 22
B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 22
1. Câu hỏi. 22
2. Bài tập thực hành. 22
C. Ghi nhớ . 23
Bài 1. ĐIỀU ĐỘNG TÀU CƠ BẢN. 24
Giới thiệu . 24
Mục tiêu . 24
A. Nội dung. 24
1. Tìm hiểu con tàu. 24
1.1. Tìm hiểu qua hồ sơ kỹ thuật của con tàu. 24
1.2. Tìm hiểu qua thực tế. 24
2. Sử dụng vô lăng, ga, số trong điều động tàu . 25
2.1. Vô lăng. 25
2.2. Đồng hồ chỉ thị góc lái . 25
2.3. La bàn lái. 25
2.4. Cần ga . 25
2.5. Cần số . 26
3. Điều động tàu tới thẳng . 26
4. Điều động tàu sang phải . 27
5. Điều động tàu sang trái. 28
6. Điều động tàu chạy lùi. 29
7. Điều động trên biển . 29
8. Điều động nhập bờ . 29
B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 30
1. Câu hỏi. 30
2. Bài tập thực hành. 30
C. Ghi nhớ . 30
BÀI 2: ĐIỀU ĐỘNG TÀU QUAY TRỞ. 31
Giới thiệu . 31
Mục tiêu . 317
A. Nội dung . 31
1. Chuẩn bị cho tàu quay trở. 31
1.1. Xác định các yếu tố của gió . 31
1.2. Xác định các yếu tố của nƣớc . 33
1.3. Quan sát điạ hình nơi quay trở . 33
1.4. Xác định mục đích quay trở . 34
1.5. Một số quy tắc có lợi cần tuân thủ để thực hiện quay trở tàu . 34
2. Điều động tàu quay trở chỗ rộng. 34
2.1. Điều động tàu quay trở khi tàu chạy xuôi nƣớc, quay lại ngƣợc nƣớc. 34
2.2. Điều động tàu quay trở khi tàu chạy ngƣợc nƣớc, quay lại xuôi nƣớc. 35
3. Điều động tàu quay trở chỗ hẹp . 35
3.1. Điều động tàu quay trở bằng cách tát lái . 35
3.2. Điều động tàu quay thuận chiều. 36
3.3. Điều động tàu quay nghịch chiều. 37
3.4. Quay trở tàu bằng phƣơng pháp tì mũi vào bờ . 38
3.5. Quay trở tàu bằng neo. 39
3.6. Quay trở khi có ảnh hƣởng của gió . 41
B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 43
1. Câu hỏi. 43
2. Bài tập thực hành. 43
C. Ghi nhớ. 43
BÀI 4. ĐIỀU ĐỘNG TÀU CẬP CẦU . 44
Giới thiệu . 44
Mục tiêu . 44
A. Nội dung . 44
1. Chuẩn bị cập cầu . 44
2. Cập cầu cảng khi gió nƣớc êm. 44
2.1. Cập mạn trái . 44
2.2. Cập cầu mạn phải . 45
2.3. So sánh ƣu, nhƣợc điểm. 46
3. Cập cầu cảng khi có ảnh hƣởng của nƣớc, gió . 46
3.1. Cập cầu ngƣợc nƣớc (không gió). 468
3.2. Cập cầu nƣớc ngƣợc, gió trong cầu thổi ra . 47
3.3. Cập cầu nƣớc ngƣợc, gió từ ngoài thổi vào. 48
4. Cập cầu, trƣớc và sau có chƣớng ngại vật. 49
5. Kết thúc việc cập cầu. 49
B. Câu hỏi và bài tập. 50
1. Câu hỏi. 50
2. Bài tập thực hành. 50
C. Ghi nhớ . 50
BÀI 4: ĐIỀU ĐỘNG TÀU RỜI CẦU . 51
Mục tiêu . 51
A. Nội dung. 51
1. Công tác chuẩn bị trƣớc khi rời cầu. 51
2. Điều động tàu rời cầu . 51
2.1. Rời cầu mạn trái, mạn phải đi theo hƣớng đậu khi nƣớc, gió êm . 51
2.2. Rời cầu mạn trái, mạn phải đi ngƣợc hƣớng đậu khi nƣớc, gió êm . 52
3. Rời cầu khi có ảnh hƣởng của dòng nƣớc. 54
3.1. Rời cầu đi theo hƣớng đậu và ngƣợc lại hƣớng đậu khi có dòng nƣớc
chảy từ mũi về lái. 54
3.2. Tàu đậu nƣớc xuôi, rời cầu đi theo hƣớng đậu và ngƣợc lại hƣớng đậu . 55
4. Rời cầu khi có ảnh hƣởng của nƣớc và gió . 56
4.1. Tàu đậu nƣớc ngƣợc, gió ngoài cầu thổi vào . 56
4.2. Tàu đậu nƣớc ngƣợc, gió trong cầu thổi ra . 58
5. Rời cầu trƣớc, sau có chƣớng ngại vật. 59
B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 59
1. Câu hỏi. 59
2. Bài tập thực hành. 59
C. Ghi nhớ . 60
BÀI 5: ĐIỀU ĐỘNG TÀU THẢ, THU NEO. 61
Giới thiệu . 61
Mục tiêu . 61
A. Nội dung. 61
1. Chuẩn bị thả neo. 619
1.1. Chọn khu vực và tính toán vị trí neo . 61
1.2. Những điều chú ý khi thả neo . 61
2. Thả và thu một neo. 62
2.1. Công tác chuẩn bị . 62
2.2. Thả neo. 62
2.3. Thu neo . 62
3. Thả và thu hai neo . 63
3.1. Thả và thu neo chữ V. 63
4. Nguyên nhân tàu bị trôi neo và biện pháp xử lý. 66
4.1. Nguyên nhân tàu bị trôi neo. 66
4.2. Cách xác định neo bị trôi . 66
4.3. Biện pháp xử lý khi phát hiện neo trôi . 67
B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 67
1. Câu hỏi. 67
2. Bài tập thực hành. 67
C. Ghi nhớ. 67
BÀI 6: ĐIỀU ĐỘNG TÀU TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT . 68
Giới thiệu . 68
Mục tiêu . 68
A. Nội dung . 68
1. Điều động tàu trong luồng hẹp và vùng nƣớc cạn. 68
1.1.Ảnh hƣởng của luồng hẹp và nƣớc cạn đến tốc độ và mớn nƣớc của tàu . 68
1.2. Điều động tàu trong luồng hẹp và vùng nƣớc cạn cần lƣu ý. 69
2. Điều động tàu trong sƣơng mù . 69
3. Điều động tàu khi có bão . 70
3.1. Các dấu hiệu đến gần của bão. 70
3.2. Hành động của thuyền trƣởng khi có dấu hiệu đến gần của bão. 70
3.3. Điều động tàu trong sóng to, gió lớn. 74
3.4. Neo đậu tàu thuyền khi có bão, áp thấp nhiệt đới. 75
4. Điều động tàu cứu ngƣời bị rơi xuống nƣớc . 76
5. Điều động tàu khi trên tàu gặp hỏa hoạn. 77
5.1. Điều động khi tàu chạy ngƣợc gió . 7710
5.2. Điều động khi tàu chạy xuôi gió . 78
B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 79
1. Câu hỏi. 79
2. Bài tập thực hành. 79
C. Ghi nhớ . 79
BÀI 7: ĐIỀU ĐỘNG TÀU TRÁNH VA. 80
Giới thiệu:. 80
Mục tiêu:. 80
A. Nội dung. 80
1. Chuẩn bị điều động tàu theo Luật tránh va: . 80
1.1. Chuẩn bị đèn tín hiệu và dấu hiệu . 80
1.4. Chuẩn bị phƣơng tiện phát tín hiệu âm thanh . 82
2. Điều động tàu trong mọi điều kiện tầm nhìn:. 82
2.1. Quan sát tình hình mặt biển xung quanh tàu. 82
2.2. Chạy tàu với tốc độ an toàn:. 83
2.3. Xác định nguy cơ đâm va. 84
2.4. Thực hiện hành động tránh va chạm tàu. 84
3. Điều động tàu vƣợt nhau: . 85
3.1. Xác định tình huống vƣợt nhau . 85
3.2. Điều động tàu vƣợt tàu khác: . 85
4. Điều động tàu tránh va khi đối hƣớng với tàu khác: . 85
4.1. Xác định tình huống đối hƣớng:. 85
4.2. Điều động tàu khi đối hƣớng tàu khác. 86
5. Điều động tàu tránh va khi cắt hƣớng với tàu khác . 86
5.1. Xác định tình huống cắt hƣớng . 86
5.2. Điều động tàu khi cắt hƣớng tàu khác: . 87
6. Điều động tàu nhƣờng đƣờng . 87
6.1. Trách nhiệm nhƣờng đƣờng theo luật tránh va:. 87
6.2. Điều động tàu nhƣờng đƣờng. 87
B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 88
1. Câu hỏi. 88
2. Bài tập thực hành:. 8811
C. Ghi nhớ. 89
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC. 89
I. Vị trí, tính chất của mô đun . 89
II. Mục tiêu . 89
III. Nội dung chính của mô đun. 90
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành. 90
VI. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập. 94
VI. Tài liệu tham khảo . 96
97 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Điều động tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uôi quay lại hƣớng ngƣợc, quay từ bờ lở sang bờ bãi.
- Đang chạy nƣớc ngƣợc quay lại hƣớng xuôi, quay từ bờ bãi sang bờ lở.
Khi có gió:
- Gió ngang, gió vát thì tốt nhất quay ngƣợc với chiều gió.
- Gió xuôi, gió chếch thì tốt nhất là tì mũi vào bờ hoặc dùng neo để quay
trở.
Sau khi thực hiện xong công tác chuẩn bị, thuyền trƣờng ra lệnh vào vị trí,
phát tín hiệu thông báo và tiến hành quay trở.
2. Điều động tàu quay trở chỗ rộng
Chỗ rộng là chỗ có chiều ngang lớn hơn đƣờng kính vòng quay trở của tàu,
thƣờng lớn hơn 3 lần chiều dài thân tàu.
Khu vực khi quay trở phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Vùng nƣớc chỗ quay trở tàu phải sâu, không có chƣớng ngại vật;
- Chỗ quay nếu có bờ thì bờ đất tƣơng đối rắn và đứng thành;
- Tàu đang chạy xuôi nƣớc, tốc độ dòng chảy yếu hoặc vừa (có thể áp dụng
khi nƣớc đứng hoặc nƣớc chảy ngƣợc có tốc độ nhỏ).
Tàu 1 chân vịt chiều phải, khi quay đầu thì quay bên phải dễ hơn quay bên
trái.
2.1. Điều động tàu quay trở khi tàu chạy xuôi nƣớc, quay lại ngƣợc nƣớc
36
Hình 2-4. Điều động tàu quay trở vùng rộng, xuôi nước
Tàu đang chạy xuôi nƣớc quay lại ngƣợc nƣớc ta quay tàu từ phía luồng
nƣớc chảy nhanh sang luồng nƣớc chảy chậm.
Tiến hành nhƣ sau:
- Giảm tốc độ và bẻ hết lái về phía định quay, khi tàu đến gần vị trí quay (vị
trí 1);
- Nhờ tác động của nƣớc vào phần đuôi tàu, sẽ làm mũi tàu quay (vị trí 2);
- Máy tới, bẻ lái thích hợp, đƣa tàu theo hƣớng đã định (vị trí 2).
Phƣơng pháp điều động này cũng có thể áp dụng khi quay trở tàu trong
điều kiện vòng quay hẹp và không có tác dụng của gió và dòng chảy.
2.2. Điều động tàu quay trở khi tàu chạy ngƣợc nƣớc, quay lại xuôi nƣớc
Trƣờng hợp này, ảnh hƣởng của áp lực nƣớc khi quay tàu sẽ ngƣợc lại với
trƣờng hợp trên (2.1.)
Qua thực tế, để quay trở thuận lợi, ta nên quay từ phía có dòng nƣớc chảy
chậm sang phía có dòng nƣớc chảy nhanh.
3. Điều động tàu quay trở chỗ hẹp
Chỗ hẹp là chỗ có chiều rộng nhỏ hơn 3 lần chiều dài thân tàu.
3.1. Điều động tàu quay trở bằng cách tát lái
3.1.1. Khái niệm về tát lái
Tát lái là một phƣơng pháp lợi dụng áp lực nƣớc tức thời tác dụng lên bề
mặt bánh lái để làm cho tàu quay trở.
Tàu đang đứng yên, bẻ hết lái sang một bên rồi cho máy chạy nhẹ tới. Khi
tàu vừa có trớn thì dừng máy (stop). Dòng nƣớc do chân vịt đạp ra tác động đột
ngột vào bề mặt bánh lái làm cho mũi tàu đổi hƣớng theo hƣớng bẻ lái.
37
Tát lái đƣợc ứng dụng trong nhiều thao tác điều động nhƣ: quay trở tại chỗ,
khắc phục hiện tƣợng đỗ mũi, tránh nguy cơ va chạm v.v
Điều kiện áp dụng: Phƣơng pháp này chỉ áp dụng trong trƣờng hợp nƣớc,
gió êm.
Theo khái niệm trên, cứ làm lặp đi lặp lại các thao tác tát lái, tàu sẽ quay
trở đƣợc tại chỗ. Song trong thực tế, việc phối hợp các thao tác không thể chính
xác tuyệt đối đƣợc. Mặt khác việc nhận biết thời điểm tàu bắt đầu có trớn một
cách tức thời cũng không thể chính xác, vì vậy có thể tàu vừa quay trở, vừa tiến
lên phía trƣớc.
Hình 2-5. Quay trở bằng phương pháp tát lái
3.1.2. Điều động tàu quay trở
Tiến hành nhƣ sau:
- Tàu đang đứng yên, bẻ hết lái về một bên rồi cho máy chạy tới nhẹ, vừa
có trớn tới thì dừng máy ngay. Nhờ dòng nƣớc do chân vịt đạp ra tác động vào
mặt trƣớc của bánh lái làm mũi tàu đổi hƣớng (vị trí 1);
- Cho máy chạy lùi để phá trớn tới, vì không lấy trớn lùi nên ta giữ nguyên
lái (vị trí 2);
- Lặp lại các thao tác của vị trí 1 (vị trí 3);
- Lặp lại các thao tác của vị trí 2.
Cứ làm đi, làm lại nhiều lần các vị trí thao tác trên, tàu sẽ quay trở đƣợc tại
chỗ. Khi mặt phẳng trục dọc tàu hợp với hƣớng đi ban đầu 1 góc từ 1200 – 1500
(vị trí 4), ta đƣa tàu đi theo hƣớng đã định.
3.2. Điều động tàu quay thuận chiều
38
Quay thuận chiều là phƣơng pháp quay cùng chiều quay chân vịt. Nếu tàu
chân vịt chiều phải thì ta bẻ lái sang phải, tức là quay thuận chiều.
Hình 2-6. Quay thuận chiều chỗ hẹp
Tiến hành nhƣ sau:
- Cho tàu chạy tới chậm, chạy gần bờ trái, bẻ lái sang phải, mũi tàu ngả
sang phải (vị trí 1);
- Khi tàu đến cận bờ phải thì dừng máy, cho máy lùi (vị trí 2);
- Khi tàu có trớn lùi thì bẻ lái sang trái, lúc này mũi tàu ngả về phía trái,
đƣợc 1 góc từ 1200 – 1800 thì stop máy lùi, bẻ lái thích hợp và cho tàu chạy tới
theo hƣớng đã định (vị trí 3);
3.3. Điều động tàu quay nghịch chiều
Quay nghịch là phƣơng pháp quay ngƣợc chiều quay chân vịt. Nếu tàu
chân vịt chiều phải thì ta bẻ lái sang trái tức là quay nghịch. Quay nghịch không
lợi dụng đƣợc ảnh hƣởng của chiều quay chân vịt khi chạy lùi.
Tiến hành nhƣ sau:
- Tàu chạy lấn sang phía phải, tại vị trí 1 ta giảm tốc độ và bẻ lái sang trái,
mũi tàu ngả sang trái.
- Stop máy và chuyển sang chạy lùi, khi tàu có trớn lùi, bẻ hết lái sang phải,
mũi tàu ngả sang trái (vị trí 2)
- Ở vị trí 3, khi mũi tàu đổi hƣớng đƣợc 1200 – 1800 thì stop máy lùi, bẻ lái
thích hợp và cho tàu chạy tới theo hƣớng đã định.
-
39
Hình 2-7. Điều động tàu quay nghịch
3.4. Quay trở tàu bằng phƣơng pháp tì mũi vào bờ
Điều kiện:
- Bờ tì mũi tàu phải là bờ đứng, đủ độ sâu, không có chƣớng ngại vật;
- Nƣớc xuôi;
- Nếu nƣớc ngƣợc thì dòng chảy phải yếu.
Tiến hành nhƣ sau:
- Từ xa giảm máy, điều động tàu chạy tới phía bên bờ đối diện với bờ dự
định tì mũi tàu để quay. Đến chỗ định quay, bẻ lái sang bờ dự định tì mũi tàu sao
cho góc tới từ 700 – 800 (vị trí 1);
- Cần tính toán trớn tới sao cho mũi tàu vừa đến bờ thì hết trớn tới. Khi mũi
tàu vừa đến bờ thì cho máy tới nhẹ, giữ lái nhƣ cũ, mũi tàu bị bờ giữ lại, đuôi tàu
quay trở dần (vị trí 2);
- Khi tàu đổi hƣớng từ 1200 – 1800, stop máy tới, bẻ lái ngƣợc lại, cho tàu
chạy lùi (vị trí 3);
- Tàu lùi xa bờ, đến vị trí 4, stop máy lùi, bẻ lái thích hợp, cho tàu chạy tới
theo hƣớng đã định. Trƣờng hợp ngƣợc nƣớc thì từ vị trí 3 đến vị trí 4 phải lùi
mạnh.
40
Hình 2-8. Quay trở bằng cách tì mũi tàu vào bờ
3.5. Quay trở tàu bằng neo
3.5.1. Khu vực quay trở phải đảm bảo các điều kiện sau
- Chọn chỗ quay phải đủ sâu, không có chƣớng ngại vật;
- Chất đáy bảo đảm ăn neo;
- Không có hoặc có ít tàu bè khác qua lại.
3.5.2. Điều động khi tàu đang chạy xuôi nước, quay lại ngược nước
Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị và chọn đƣợc vị trí quay trở, giảm máy từ
xa, điều động tàu chạy tới sát bờ đối diện với phía định quay (vị trí 1). Đến chỗ
định quay, bẻ lái sang phía định quay.
Tàu đổi hƣớng dần và quay sang ngang luồng (vị trí 2).
Khi tàu đến gần ngang luồng, nếu dòng chảy mạnh thì có thể tắt máy, nếu
trớn tới mạnh thì có thể chạy máy lùi để phá trớn. Khi tàu còn ít trớn hoặc dừng
hẳn thì tiến hành thả neo mũi phía mạn dự định quay (vị trí 2). Thả xích neo dài
từ 1,5 đến 2 lần độ sâu thì hãm lại. Dƣới tác dụng của dòng chảy tác dụng vào
thân tàu và bánh lái, tàu từ từ quay đầu đổi hƣớng.
Khi tàu quay đƣợc khoảng 1000 - 1200 thì cho tới nhẹ đến vị trí neo và thu
neo (vị trí 3). Thu neo xong, bẻ lái thích hợp, cho tàu chạy tới theo hƣớng đã
định.
41
Hình 2-9. Tàu đang đi xuôi nước, quay lại ngược nước
3.5.3. Điều động khi tàu đang đi ngược nước, quay lại xuôi nước
Tàu phải có neo lái, chỗ quay tàu không có chƣớng ngại vật, chất đáy đảm
bảo ăn neo.
Từ xa giảm dần máy đến vị trí quay (vị trí 1), bẻ lái về phía bờ sâu (dòng
chảy mạnh)
Tàu đến vị trí neo (vị trí 2) vừa hết trớn, thả neo lái, cho máy lùi nhẹ rồi
dừng ngay, thả dây neo từ từ và chỉ thả đủ để neo bám đáy. Bẻ lái ra ngoài neo,
nhờ neo giữ lái tàu, dƣới tác dụng của dòng chảy, mũi tàu quay và tàu đến vị trí
3.
Tại vị trí 3, khi mũi tàu quay đƣợc 1 góc từ 1200 – 1800, cho máy chạy lùi
chậm, vừa lùi vừa thu neo.
Thu xong dây neo, tàu đến vị trí 4, ngừng máy lùi, bẻ lái thích hợp và cho
tàu chạy tới theo hƣớng đã định.
42
Hình 2-10. Tàu đang đi ngược nước, quay lại xuôi nước
3.6. Quay trở khi có ảnh hƣởng của gió
3.6.1. Gió ngang mạn trái
Hình 2-11. Quay trở khi có gió ngang mạn trái
Áp dụng khi:
- Không có ảnh hƣởng của dòng chảy;
- Có ngƣớc ngƣợc, bờ sâu nằm bên trái;
- Có nƣớc xuôi, bờ sâu nằm bên phải.
- Phƣơng pháp này an toàn vì ở vị trí 2, tàu khó dạt vào bờ.
Tiến hành nhƣ quay trái chiều. Chú ý, để tàu quay đƣợc thì từ vị trí 1 sang
vị trí 2 phải điều động tàu sao cho có gió ngƣợc hƣớng, hoặc hƣớng gió đổi
mạn.
43
3.6.2. Gió ngang mạn phải
Áp dụng khi:
- Không có ảnh hƣởng của dòng chảy;
- Có ngƣớc ngƣợc, bờ sâu nằm bên phải;
- Có nƣớc xuôi, bờ sâu nằm bên trái.
Hình 2-12. Quay trở khi gió ngang mạn phải
Chú ý khi quay, từ vị trí 1 đến vị trí 2 phải điều động sao cho có hƣớng gió
ngƣợc, hoặc gió thổi chuyền sang mạn trái, thì tàu mới quay đƣợc.
3.6.3. Gió ngược
Hình 2-13. Quay trở khi ngược gió
44
Áp dụng khi:
- Không có ảnh hƣởng của dòng chảy;
- Có nƣớc ngƣợc, bờ sâu nằm bên phải;
- Có nƣớc xuôi, bờ sâu nằm bên trái.
Tiến hành nhƣ sau:
- Giảm máy, bẻ lái sang phải, mũi tàu ngả sang phải (vị trí 1);
- Stop máy tới, chuyển sang máy lùi, khi tàu dừng hoặc có trớn lùi thì bẻ lái
sang trái (vị trí 2), mũi tàu sẽ ngả mạnh sang phải;
- Tàu lùi, khi đã đổi hƣớng từ 1200 – 1800, stop máy lùi, bẻ lái sang mạn
thích hợp, chuyển máy tới, cho tàu đi theo hƣớng đã định (vi trí 3).
Khi tàu chạy xuôi gió, để an toàn tốt nhất nên quay trở bằng neo.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Trình bày công tác chuẩn bị trƣớc khi quay trở.
Trình bày cách quay trở ở chỗ rộng.
Trình bày cách quay trở ở chỗ hẹp.
Trình bày cách quay trở bằng neo.
2. Bài tập thực hành
Thực hành quay trở ở chỗ rộng.
Thực hành quay trở bằng cách tát lái.
Thực hành quay trở bằng neo.
C. Ghi nhớ
Quay trở tàu là công việc thƣờng xuyên của ngƣời điều động tàu. Để việc
quay trở an toàn và hiệu quả, ngƣời điều động tàu phải biết đƣợc đặc tính kỹ
thuật của tàu và các yếu tố ngoại cảnh có ảnh hƣởng đến việc điều động tàu.
45
BÀI 4. ĐIỀU ĐỘNG TÀU CẬP CẦU
Giới thiệu
Điều động tàu cập cầu là một công việc rất quan trọng, khó khăn, chỉ một
sai sót nhỏ cũng có thể gây hƣ hỏng cho tàu và cho cầu cảng. Do đó, đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị chu đáo, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thủy thủ và
thuyền trƣởng thì việc cập cầu mới đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Mục tiêu
- Trình bày đƣợc cách điều động tàu cập cầu;
- Thực hành đƣợc việc cập cầu trong một số trƣờng hợp.
A. Nội dung
1. Chuẩn bị cập cầu
Trƣớc khi cập cầu phải hoàn thành công tác chuẩn bị thật chu đáo để đảm
bảo an toàn:
- Thông báo cho toàn thể thuyền viên trên tàu biết kế hoạch cập cầu;
- Phân công thuyền viên ở vị trí để đƣa tàu vào cầu an toàn;
- Bộ phận boong phải kiểm tra và chuẩn bị neo, dây buộc tàu, đệm va, thu
gọn các vật nhô ra hai bên mạn tàu;
- Bộ phận máy phải kiểm tra hệ thống khởi động;
- Chuẩn bị giấy tờ, sổ sách để trình báo với cơ quan địa phƣơng hay cơ
quan bến cảng, công an và chủ tàu;
- Phải quan sát điều kiện hiện trƣờng (gió, nƣớc, chƣớng ngại vật) để quyết
định phƣơng pháp cập bến an toàn.
Chú ý: Sau khi cập cầu xong, phải phân công trực ca, trực ban để trông coi
phƣơng tiện và bảo quản cá.
2. Cập cầu cảng khi gió nƣớc êm
2.1. Cập mạn trái
46
Hình 3-1. Cập cầu man trái, khi gió nước êm
Tiến hành nhƣ sau:
- Tàu chạy thẳng đến điểm cập A với góc cập từ 250-300 (vị trí 1);
- Stop máy sao cho tàu vừa tới cầu là hết trớn (nếu trớn mạnh, chạy lùi để
phá trớn);
- Khi gần tới cầu, ta điều chỉnh tay lái qua lại để tàu song song với cầu (vị
trí 2);
- Áp vào cầu, nhanh chóng đệm va và bắt dây đầu nƣớc trƣớc, sau đó bắt
các dây khác;
- Sau khi đã bắt dây đầu nƣớc, lái tàu vẫn còn cách xa cầu, bắt thêm dây
chéo mũi, bẻ lái ngoài cầu cho máy tới nhẹ. Khi tàu bắt đầu có trớn ta stop máy,
lái tàu từ từ áp vào cầu (vị trí 3).
2.2. Cập cầu mạn phải (hình 3-2)
Cách cập cầu tƣơng tự nhƣ cập cầu mạn trái, nhƣng góc cập từ 200-250.
47
Hình 3-2. Cập cầu mạn phải khi gió, nước êm
2.3. So sánh ƣu, nhƣợc điểm
Ta thấy hai phƣơng pháp cập cầu đều giống nhau về thao tác, chỉ khác nhau
ở góc vào hơn kém nhau 50. Nguyên nhân:
- Cập cầu mạn trái do ảnh hƣởng chân vịt quay phải, khi chạy lùi mũi tàu
ngả sang phải, lái tàu sẽ ngả trong cầu. Vì vậy để đề phòng va cầu ta phải vào
góc lớn hơn;
- Cập cầu mạn phải với góc nhỏ hơn 50 để đề phòng phải chạy lùi mũi tàu
không va vào cầu và lái tàu không ngả ra góc lớn.
Giữa hai mạn cập, thì cập cầu mạn trái thuận lợi so với cập cầu mạn phải,
vì những lý do sau:
- Cập mạn trái khi vào phải chạy lùi thì mũi ngả ra ngoài cầu tạo thành
hƣớng song song với cầu, lúc đó ta điều chỉnh tay lái qua lại đƣa tàu áp nhẹ vào
cầu dễ dàng;
- Cập mạn phải khó cập hơn. Vì khi vào phải cho máy chạy lùi, lái tàu sẽ
ngả ra với góc độ lớn khi chƣa tới điểm cập nên phải chạy tới gây va chạm vào
cầu. Sợ tàu đâm va, cho tàu chạy lùi thì lái tiếp tục ngả ra lớn hơn. Chính vì lẽ
đó cập cầu mạn phải đôi khi tàu phải quay ra ngoài cập lại.
3. Cập cầu cảng khi có ảnh hƣởng của nƣớc, gió
3.1. Cập cầu ngƣợc nƣớc (không gió)
48
Hình 3-3. Cập cầu ngược nước, không có gió
Để đảm bảo an toàn, tàu nên cập cầu ngƣợc nƣớc. Nếu tàu đang đi xuôi
nƣớc, ta phải quay tàu lại ngƣợc nƣớc rồi mới cập cầu (vị trí 1).
- Luồng rộng, cho tàu chạy xuống một khoảng cách nhất định rồi quay theo
hƣớng vào vị trí điểm cập (vị trí 2);
- Luồng hẹp, cho tàu chạy về phía cuối bến rồi quay ra ngoài, sau khi quay
mũi tàu xong ta điều động tàu cập cầu (hình 3-3).
Sau đó tiến hành cập cầu nhƣ trƣờng hợp cập cầu khi gió nƣớc êm.
3.2. Cập cầu nƣớc ngƣợc, gió trong cầu thổi ra
Hình 3-4. Cập cầu ngược nước, gió trong cầu thổi ra
Trƣờng hợp này tƣơng đối khó khăn, nhƣng không nguy hiểm.
Ở tàu trọng tải lớn, do tiết diện của tàu lớn, để giảm bớt tiếp xúc của gió,
cần cập cầu với góc độ lớn.
49
Đối với tàu nhỏ, diện tích tiếp xúc với gió ít nên cập cầu với góc độ nhỏ
khoảng 100-150.
- Từ xa giảm máy, nếu không có ảnh hƣởng của chƣớng ngại vật ta điều
động tàu đi sát phía cầu (vị trí 1);
- Tiếp tục giảm máy đến mức tàu còn trớn để nghe lái. Khi đến điểm cập,
stop máy, bẻ hết lái trong cầu, đệm va và nhanh chóng bắt dây ngang mũi,
ngang lái trƣớc, sau đó bắt các dây cần thiết khác (vị trí 2).
Trƣờng hợp tàu vào cầu chỉ mới bắt đƣợc dây ngang mũi đã bị gió đánh dạt
ra ngoài; để bắt đƣợc các dây cần thiết khác cần xử lý:
- Nếu phía trƣớc không có chƣớng ngại vật: đệm va phía mũi, bẻ lái ra
ngoài, cho máy chạy tới nhẹ. Vừa tới, vừa xông dây, lái tàu áp vào cầu và bắt
các dây cần thiết khác.
- Nếu phía trƣớc có chƣớng ngại vật, để khống chế tàu tiến về phía trƣớc ta
bắt thêm dây chéo mũi, sau đó đệm va mũi, bẻ lái ra ngoài, cho máy chạy tới
nhẹ. Vừa tới, vừa xông dây, lái tàu áp vào cầu và bắt các dây cần thiết khác.
3.3. Cập cầu nƣớc ngƣợc, gió từ ngoài thổi vào
Hình 3-5. Cập cầu nước ngược, gió từ ngoài cầu thổi vào
Cập cầu khi có ngoài cầu thổi vào, rất khó khăn. Nếu không thận trọng dễ
xảy ra mất an toàn vì:
- Để máy chạy thì tàu nghe lái nhƣng sẽ tạo tốc độ lớn, dễ đâm va vào cầu
vì có gió;
- Nếu stop máy sớm, tàu không đủ trớn nghe lái, gió sẽ đánh dạt và cũng dễ
gây va đập vào cầu.
Do vậy ta điều động tàu cập cầu nhƣ sau:
50
- Từ vị trí 1, cho tàu chạy quá lên vị trí cầu định cập với góc độ lớn từ 600-
70
0
với mục đích thu nhỏ diện tích tiếp xúc của gió để hạn chế trôi dạt;
- Cho máy chạy chậm để tàu có trớn nghe lái. Khi tàu quá điểm cập gần
một tầm tàu, ta stop máy cho thả neo mũi mạn ngoài (vị trí 2). Cùng lúc ta lấy
lái phía trong cầu để giảm bớt tác dụng của gió và xông neo từ từ. Nhờ gió và
dòng nƣớc ép tàu vào cầu, đệm va, bắt dây đầu nƣớc và các dây cần thiết (vị trí
3).
4. Cập cầu, trƣớc và sau có chƣớng ngại vật
Hình 3-6. Cập cầu khi có chướng ngại vật
Ta cập bằng cách thả neo. Tiến hành nhƣ sau:
- Từ xa giảm máy cho tàu chỉ thằng mép ngoài chƣớng ngại vật phía trƣớc
với góc độ lớn hơn chƣớng ngại vật phía sau (vị trí 1);
- Tùy theo quán tính của tàu để dừng máy. Khi tàu cách chƣớng ngại vật
phía trƣớc khoảng ½ thân tàu ta nhanh chóng thả neo mạn ngoài (vị trí 2);
- Xông lỉn từ từ để tàu tụt xuống một đoạn. Neo bám đáy thì hãm lỉn, bẻ lái
trong cầu, cho máy chạy tới nhẹ (vị trí 3);
- Khi mũi tàu vào cầu, đệm va, nhanh chóng bắt dây đầu nƣớc, stop máy và
bánh lái để 00, tàu nằm song song với cầu, bắt các dây cần thiết khác (vị trí 4).
5. Kết thúc việc cập cầu
Tiến hành nhƣ sau:
- Đặt đệm chống va ở những nơi tàu có tiếp xúc với cầu cảng;
- Chỉnh các dây buộc tàu căng đều và buộc chặt bằng các nút dễ mở;
- Thu dọn mặt boong gọn gàng, những trang thiết bị chƣa dùng đến, cất vào
kho;
- Phân công thủy thủ trực tàu.
51
B. Câu hỏi và bài tập
1. Câu hỏi
Trình bày công tác chuẩn bị trƣớc khi tàu cập cầu.
Trình bày phƣơng pháp cập cầu khi gió nƣớc êm.
Trình bày phƣơng pháp cập cầu khi có ảnh hƣởng của gió, nƣớc.
Trình bày phƣơng pháp cập cầu bằng lái tàu.
2. Bài tập thực hành
Thực hành cập cầu khi gió nƣớc êm.
Thực hành cập cầu khi có ảnh hƣởng của gió, nƣớc.
Thực hành cập cầu bằng lái neo.
C. Ghi nhớ
Các yếu tố có ảnh hƣởng đến việc cập cầu và các phƣơng pháp cập cầu.
52
BÀI 4: ĐIỀU ĐỘNG TÀU RỜI CẦU
Mục tiêu
- Trình bày đƣợc cách điều đôṇg tàu rời cầu;
- Thƣc̣ hiêṇ đƣơc̣ viêc̣ điều đôṇg tàu r ời cầu.
A. Nội dung
1. Công tác chuẩn bị trƣớc khi rời cầu
Trƣớc khi tàu rời cầu, để khởi hành phải hoàn thành công tác chuẩn bị thật
chu đáo để đảm bảo an toàn:
- Thông báo cho toàn thể thuyền viên trên tàu biết kế hoạch chuyến đi, nơi
đi, tuyến đi;
- Kiểm tra, sắp xếp các dụng cụ và trang bị trên tàu gọn gàng ngăn nắp, để
đúng nơi quy định. Những vật di động phải chằng buộc cẩn thận, kiểm tra nắp
hầm hàng;
- Kiểm tra các cửa sổ gần mặt nƣớc, đóng kín các lỗ thoát nƣớc;
- Kiểm tra các thiết bị neo, thiết bị lái, cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, cứu
thủng;
- Kiểm tra các đèn hành trình, đèn tín hiệu Nếu hỏng phải sửa chữa hoặc
thay thế;
- Kiểm tra các dây buộc tàu, sau đó kiểm tra máy chính cho máy chạy thử
tại cầu xem có hoạt động tốt không;
- Kiểm tra các giấy tờ, sổ sách cần thiết của tàu, đoàn tàu trong chuyến đi;
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc ngọt, xem đầy
đủ chƣa.
2. Điều động tàu rời cầu
2.1. Rời cầu mạn trái, mạn phải đi theo hƣớng đậu khi nƣớc, gió êm
2.1.1. Rời cầu mạn trái (Hình 4-1)
Hình 4-1. Rời cầu mạn trái, gió, nước êm
53
Tiến hành nhƣ sau:
- Vị trí 1: Giữ lại dây chéo mũi, chuẩn bị đệm va mũi. Bẻ lái về phía trong
cầu và cho máy chạy tới nhẹ. Tàu vừa có trớn tới dừng máy ngay để tránh dây
căng đột ngột. Khi dây vừa căng, tiếp tục cho máy chạy tới nhẹ, lúc này mũi tàu
bị dây chéo mũi giữ lại và lái tàu từ từ ngả ra ngoài sang vị trí 2;
- Vị trí 2: Khi lái tàu ngả ra hợp với cầu một góc từ 250-300 tốp máy tới,
nhanh chóng tháo dây, cho tàu chạy lùi từ vị trí 2 đến vị trí 3 (lái vẫn giữ
nguyên);
- Vị trí 3: Tàu lùi ra xa cầu hoặc song song với cầu ta tốp máy lùi cho máy
chạy tới, kết hợp bánh lái điều động tàu theo hƣớng đi đã định.
2.1.2. Rời cầu mạn phải (Hình 4-2)
Hình 4-2. Rời cầu mạn phải, gió, nước êm
Mọi thao tác hoàn toàn giống khi rời cầu mạn trái. Song có khác là tại vị trí
2, tàu hợp với cầu một góc từ 200-250.
2.1.3. So sánh ưu, nhược điểm
Rời cầu mạn trái: Vị trí 2 khi cho máy chạy lùi, do ảnh hƣởng của chiều
quay chân vịt, mũi tàu ngả sang phải (ngoài cầu), tàu nhanh chóng song song với
cầu nên rời cầu với góc lái lớn từ 250-300. Tàu từ vị trí 2 tới vị trí 3 nhanh.
Rời cầu mạn phải: Vị trí 2 khi cho máy chạy lùi, không lợi dụng đƣợc ảnh
hƣởng của chiều quay chân vịt, khi lùi mũi dễ va vào cầu. Nếu để góc độ lớn
mũi sẽ va mạnh vào cầu nên phải rời cầu với góc độ nhỏ từ 200-250. Tàu từ vị trí
2 tới vị trí 3 lâu hơn ra mạn trái.
2.2. Rời cầu mạn trái, mạn phải đi ngƣợc hƣớng đậu khi nƣớc, gió êm
2.2.1. Rời cầu mạn trái (Hình 4-3)
Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị, tiến hành điều động tàu rời cầu nhƣ sau:
- Vị trí 1: Giữ lại dây chéo mũi và buộc ra cọc bích mạn ngoài, mở các dây
còn lại. Bẻ lái về phía trong cầu và cho máy chạy tới nhẹ (chú ý đệm va phía
54
mũi). Tàu vừa có trớn tới dừng máy ngay. Khi dây vừa căng, tiếp tục cho máy
chạy tới;
Hình 4-3. Rời cầu mạn trái đi ngược hướng đậu khi nước, gió êm
- Vị trí 2: Khi tàu hợp với cầu một góc từ 500-600, stop máy tới, nhanh
chóng tháo dây, cho máy chạy lùi, tàu có trớn lùi bẻ lái ngƣợc lại. Tàu vừa lùi
vừa sang vị trí 3;
- Vị trí 3: Khi tàu đổi hƣớng đƣợc một góc từ 1200-1500, tốp máy lùi cho
máy chạy tới, kết hợp bánh lái điều động tàu theo hƣớng đi đã định.
2.2.2. Rời cầu mạn phải (Hình 4-4)
Hình 4-4. Rời cầu mạn phải đi ngược hướng đậu khi nước, gió êm
55
Mọi thao tác giống nhƣ tàu rời cầu mạn trái nhƣng tại vị trí 2, tàu hợp với
cầu một góc từ 400-450.
2.2.3. So sánh ưu, nhược điểm
Rời cầu mạn trái: Tàu cập mạn trái rời cầu, tại vị trí 2 không lợi dụng đƣợc
chiều quay chân vịt, tàu quay chậm nên rời cầu với góc độ lớn. Tàu lùi từ vị trí 2
tới vị trí 3 chậm.
Rời cầu mạn phải: Tàu cập mạn phải rời cầu, tại vị trí 2 khi cho máy chạy
lùi, do ảnh hƣởng tàu một chân vịt chiều phải, mũi ngả vào cầu, lái văng ra
ngoài, tàu quay nhanh nên rời cầu với góc độ nhỏ. Tàu lùi từ vị trí 2 tới vị trí 3
nhanh.
Do vậy rời cầu mạn phải thuận lợi hơn vì tàu đổ hƣớng ngƣợc lại nhanh
hơn.
3. Rời cầu khi có ảnh hƣởng của dòng nƣớc
3.1. Rời cầu đi theo hƣớng đậu và ngƣợc lại hƣớng đậu khi có dòng nƣớc
chảy từ mũi về lái
3.1.1. Rời cầu đi theo hướng đậu (Hình 4-5)
Hình 4-5. Rời cầu đi theo hướng đậu, dòng nước ngược từ mũi về lái
Tàu cập mạn trái và mạn phải, rời cầu đều nhƣ nhau.
Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị, phƣơng pháp điều động tàu rời cầu nhƣ
sau:
- Vị trí 1: giữ lại dây chéo lái (nhớ luồn khuyết về tàu) và tăng cƣờng chắc
chắn, tháo các dây còn lại, đệm va phía lái, bẻ lái ra ngoài cầu;
- Nhờ dòng nƣớc tác động vào bánh lái làm mũi tàu ngả ra xa cầu. Nếu
dòng nƣớc yếu cho máy chạy lùi nhẹ rồi tốp máy. Tàu sẽ ngả mũi từ vị trí 1 đến
vị trí 2;
56
- Vị trí 2: Khi tàu hợp với cầu một góc từ 250-300, nhanh chóng tháo dây,
cho máy chạy tới, kết hợp với bánh lái điều động tàu ra xa cầu. Tàu ra xa cầu
điều chỉnh tay lái đi theo hƣớng đã định.
3.1.2. Rời cầu đi ngược lại hướng đậu (Hình 4-6)
Hình 4-6. Rời cầu đi theo hướng đậu
- Vị trí 1: giữ lại dây chéo lái vòng ra cọc bích mạn ngoài và luồn khuyết về
tàu, mở các dây còn lại, đệm va phía lái, bẻ lái ra ngoài cầu;
- Nhờ dòng nƣớc tác động vào bánh lái làm mũi tàu ngả ra xa cầu. Khi mũi
ngả ra, dòng nƣớc đập vào phần chìm mũi tàu ngả nhanh sang vị trí 2;
- Vị trí 2: Khi tàu hợp với cầu một góc khoảng 1200, nhanh chóng tháo dây,
cho máy chạy tới, kết hợp với bánh lái điều động tàu theo hƣớng đi đã định.
3.2. Tàu đậu nƣớc xuôi, rời cầu đi theo hƣớng đậu và ngƣợc lại hƣớng đậu
3.2.1. Rời cầu đi theo hướng đậu (Hình 4-7)
Hình 4-7. Rời cầu đi theo hướng đậu
57
Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị, các thao tác điều động tàu rời cầu nhƣ
sau:
- Vị trí 1: giữ lại dây chéo mũi, nhớ luồn khuyết về tàu, mở các dây còn lại,
bẻ lái ra ngoài cầu;
- Nhờ dòng nƣớc tác động vào phía mặt sau bánh lái làm mũi tàu ép vào
cầu (chú ý đệm va mũi), lái ngả ra ngoài cầu (nếu lái ngả ra chậm, bẻ lái trong
cầu, cho máy chạy tới nhẹ rồi stop máy ngay;
- Vị trí 2: Khi tàu hợp với cầu một góc khoảng 300, nhanh chóng tháo dây,
bẻ lái phía trong cầu, cho máy chạy lùi, tàu lùi từ vị trí 2 đến vị trí 3;
- Vị trí 3: Khi tàu đã ra xa cầu, ngừng máy lùi, cho máy chạy tới, kết hợp
với bánh lái điều động tàu đi theo hƣớng đã định.
3.2.2. Rời cầu đi ngược hướng đậu (Hình 4-8)
Hình 4-8. Rời cầu đi ngược hướng đậu
- Vị trí 1: giữ lại dây chéo mũi, nhớ luồn khuyết về tàu và chuyển buộc ra
bích mạn ngoài. Bẻ lái ra ngoài cầu, mũi ép vào cầu, lái ngả ra xa cầu từ vị trí 1
đến vị trí 2;
- Vị trí 2: Khi tàu hợp với cầu một góc khoảng 1200, nhanh chóng thu dây,
cho máy chạy lùi, tàu lùi từ vị trí 2 đến vị trí 3;
- Vị trí 3: Khi tàu ra xa cầu, tốp máy lùi, cho máy chạy tới, kết hợp với
bánh lái điều động tàu đi theo hƣớng đã định.
Chú ý: Khi tàu quay đƣợc 600-700 so với cầu, nếu kích khó quay ta có thể
xông nhẹ dây một ít để tàu quay tới vị trí 2 dễ dàng.
Vị trí 1 nếu nƣớc chảy yếu, lái ngả ra chậm, bẻ lái phía trong cầu, cho máy
chạy tới nhẹ rồi stop máy ngay.
4. Rời cầu khi có ảnh hƣởng của nƣớc và gió
4.1. Tàu đậu nƣớc ngƣợc, gió ngoài cầu thổi vào
4.1.1. Rời cầu đi theo hướng đậu (Hình 4-9)
58
Hình 4-9. Rời cầu đi theo hướng đậu
Khi có gió ngoài cầu thổi vào, tàu rời cầu rất khó khăn và phức tạp.
Nếu gió nhẹ, điều động tàu nhƣ sau:
- Vị trí 1: giữ lại dây chéo mũi (chú ý đệm va mũi), bẻ lái trong cầu, cho
máy chạy tới nhẹ rồi dừng. Dây chuẩn bị căng lại tiếp tục cho máy chạy tới;
- Vị trí 2: Khi tàu hợp với cầu một góc từ 400-500 tốp máy tới, nhanh chóng
tháo dây, cho máy chạy lùi (chú ý động tác phải nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_dieu_dong_tau.pdf