Giáo trình mô đun Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường

Lời giới thiệu . 3

Mục lục . 5

Bài 1: Điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu . 8

Mục tiêu . 8

A. Nội dung . 8

1. Chuẩn bị . 8

2. Dẫn tàu đi theo đường chập tiêu . 10

2.1. Dẫn tàu đi đến gần chập tiêu . 10

2.2. Dẫn tàu đi ra xa chập tiêu . 11

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 12

C. Ghi nhớ . 12

Bài 2: Điều khiển tàu đi theo đường phương vị . 13

Mục tiêu . 13

A. Nội dung . 13

1. Chuẩn bị . 13

2. Dẫn tàu đi theo đường phương vị . 14

2.1. Dẫn tàu đi theo đường phương vị đến gần mục tiêu . 14

2.2. Dẫn tàu đi theo đường phương vị ra xa mục tiêu . 14

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 15

C. Ghi nhớ . 15

Bài 3: Điều khiển tàu quay trở . 16

Mục tiêu . 16

A. Nội dung . 16

1. Chuẩn bị . 16

1.1. Chuyển động quay trở của tàu . 16

1.2. Quá trình quay trở của tàu . 17

1.3. Đường kính quay trở và đường kính lớn nhất của vòng quay trở . 18

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quay trở . 18

2. Điều khiển tàu quay trở . 18

2.1. Điều khiển tàu quay trở khi tàu đi ngược nước . 18

2.2. Điều khiển tàu quay trở khi tàu đi xuôi nước . 19

2.3. Điều khiển tàu quay trở trên neo . 20

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 21

C. Ghi nhớ . 21

Bài 4: Điều khiển tàu cập cầu, rời cầu . 22

Mục tiêu . 22

A. Nội dung . 226

1. Chuẩn bị . 22

1.1. Chuẩn bị thiết bị chằng buộc tàu . 22

1.2. Các yêu cầu đối với thiết bị chằng buộc . 23

1.3. Tên gọi và tác dụng các loại dây khi buộc tàu vào cầu . 25

2. Điều khiển tàu cập cầu . 25

2.1. Nguyên tắc cơ bản của cập cầu . 25

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cập cầu . 26

2.3. Cập cầu khi gió nước êm . 26

2.4. Cập cầu khi có gió . 28

2.5. Cập cầu khi có dòng chảy . 33

2.6. Các trường hợp cập cầu khác . 35

3. Điều khiển tàu rời cầu . 36

3.1. Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi, không có dòng nước . 36

3.2. Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước, không có gió . 38

3.3. Điều khiển tàu rời cầu khi không có gió, dòng nước . 40

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 41

C. Ghi nhớ . 41

Bài 5: Điều khiển tàu cập phao, rời phao . 42

Mục tiêu . 42

A. Nội dung . 42

1. Chuẩn bị . 42

2. Điều khiển tàu cập phao . 42

2.1. Điều khiển tàu cập phao khi có gió, dòng nước . 42

2.2. Điều khiển tàu cập phao khi gió, nước êm . 44

3. Điều khiển tàu rời phao . 45

3.1. Điều khiển tàu rời 1 phao . 45

3.2. Điều khiển tàu rời hai phao . 46

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 49

C. Ghi nhớ . 49

Bài 6: Điều khiển tàu thả neo, thu neo . 50

Mục tiêu . 50

A. Nội dung . 50

1. Chuẩn bị . 50

1.1. Chọn khu vực neo tàu . 50

1.2. Chuẩn bị tàu, thiết bị neo . 50

1.3. Chọn phương pháp neo tàu . 52

2. Điều khiển tàu thả neo . 52

2.1. Điều khiển tàu thả 2 neo . 52

2.2. Điều khiển tàu thả 1 neo . 56

3. Điều khiển tàu thu neo . 59

3.1. Điều khiển tàu thu 2 neo . 597

3.2. Điều khiển tàu thu 1 neo . 61

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 62

C. Ghi nhớ . 62

Phụ lục . 63

Hướng dẫn giảng dạy mô đun . 69

I. Vị trí, tính chất của mô đun . 69

II. Mục tiêu . 69

III. Nội dung chính của mô đun . 69

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành . 70

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập . 78

VI. Tài liệu tham khảo . 81

Danh sách Ban chủ nhiệm . 82

Danh sách Hội đồng nghiệm thu . 82

pdf82 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ở khoảng cách cần thiết. - Chọn một vị trí để làm việc khi điều khiển tàu và không nên di chuyển khỏi vị trí đó cho đến khi tàu gần cập cầu. - Khi bắt đầu đến gần cầu, nên giảm tốc độ vừa đủ để đảm bảo tính ăn lái. - Nếu không chắc chắn về tốc độ thì phải giảm hết trớn, sau đó cho tàu chạy tới theo yêu cầu với trớn tới nhỏ nhất để cập cầu. - Người điều khiển tàu phải phân biệt giữa tốc độ tàu so với đáy và tốc độ so với mặt nước. Tốc độ so với đáy để xác định tốc độ khi tàu đến cầu, còn tốc độ của tàu so với mặt nước thì có tác dụng trong việc xác định hiệu quả của bánh lái. - Cập cầu nước ngược là một lợi thế vì người điều khiển có thể lái tàu với tốc độ so với cầu ở mức nhỏ nhất, cập cầu xuôi nước tạo ra tình huống đối ngược với ngược nước và yêu cầu kỹ năng ở mức độ cao hơn. - Giảm tốc độ sớm: Cần thiết phải giảm tốc độ sớm và sử dụng máy tới để điều khiển tàu khi định hướng vào cầu. - Tiếp cận: Khi cập cầu mạn phải, tàu có chân vịt chiều phải, tiếp cận cầu chỉ nên ở một góc nhỏ so với cầu. Nếu cập mạn trái, nên duy trì góc vào cầu lớn hơn, mũi hướng vào điểm của cầu mà sau khi cập xong tàu ở vị trí trong cầu thì đó là vị trí buồng lái (thường là điểm giữa tàu). 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cập cầu - Gió mạnh và hướng gió liên quan. - Hướng và tốc độ của dòng chảy. - Mớn nước và mạn khô của tàu. - Công suất của máy và các đặc tính điều khiển tàu. - Sự có mặt của các tàu khác trong cầu. 2.3. Cập cầu khi gió nước êm Thông thường khi gió nước êm thì cập cầu bằng mũi vào trước. Khi cập bằng mũi, thực ra là hướng mũi tàu vào cầu, nhanh chóng đưa dây lên bờ ở khoảng cách xa nhất có thể được. Vấn đề đơn giản của việc cặp này là làm giảm đến mức thấp nhất bất kỳ sự di chuyển sang bên, khi con tàu đến gần cầu. 27 Con tàu có thể tiếp cận vào cầu nhờ một quả đệm nổi chống va hoặc các dây cột chống va ở góc cầu rồi tiến vào cầu bằng cách sử dụng một dây chéo với máy đẩy mũi đưa tàu vào cầu. 2.3.1. Cập cầu bằng mạn trái - Hướng mũi tàu vào điểm ở phía dưới điểm định cập 1 ít tuỳ tàu lớn hay bé, góc vào cầu vào khoảng 10  17o (vị trí 1). - Giữ mũi thẳng vào điểm định cập với tốc độ chậm đủ ăn lái (vị trí 2). - Tại vị trí 3 ta lùi máy phá trớn, tàu sẽ tiến nhẹ lên vị trí 4 đồng thời mũi sẽ gần song song cầu. Sau đó tiến hành buộc dây. Hình 4-7: Cập cầu bằng mạn trái khi gió nước êm 2.3.2. Cập cầu bằng mạn trái - Hướng mũi tàu vào điểm ở phía dưới điểm định cập 1 ít, thẳng lái, góc vào cầu vào khoảng 10  15o (vị trí 1). - Giữ mũi thẳng vào điểm định cặp với tốc độ chậm đủ ăn lái (vị trí 2). 28 - Tại vị trí 3 ta lùi máy phá trớn, tàu sẽ tiến nhẹ lên vị trí 4 đồng thời mũi sẽ gần song song cầu. Sau đó tiến hành buộc dây. - Hướng mũi tàu vào điểm ở phía dưới điểm định cập 1 ít (vị trí 1). - Tại điểm 2 ta bẻ hết lái trái, do còn trớn nhẹ mũi quay ra ngoài. - Sau đó lùi nhẹ máy phá trớn (lái số không) mũi có xu hướng dạt cầu duy trì gần song song cầu vào 3, bắt dây dọc lái trước. Hình 4-8: Cập cầu bằng mạn phải khi gió nước êm 2.4. Cập cầu khi có gió 2.4.1. Cập cầu khi có gió thổi từ trong cầu ra 2.4.1.1. Cập cầu khi gió thổi vuông góc trong cầu ra Góc vào cầu lớn hơn so với điều kiện thường, cần thiết phải hướng mũi ngược gió. - Vị trí 1 cho máy tới nhẹ. - Vị trí 2 bẻ lái hết lái trong cầu, máy tới nhẹ. - Sau đó lùi máy nhẹ, mũi từ từ ngả ra ngoài nhẹ, đồng thời đưa ngay dây dọc mũi lên bờ (vị trí 3), có thể ta thả neo phải. - Tàu từ từ lên vị trí 4. 29 Trường hợp này thường ta hướng mũi luôn vào vị trí định cặp, thả neo ngoài. Hình 4-9: cập cầu khi có gió thổi từ trong cầu ra 2.4.1.2. Cặp cầu khi gió thổi chếch lái trong cầu ra - Hướng mũi tàu vào cầu, ở vị trí 1 tới nhẹ, bẻ lái ra ngoài. Khi đến vị trí 2, ta bẻ lái về số không và lùi máy, tàu sẽ gần như song song với cầu. -Khi đến vị trí 3 bắt dây mũi, lái. Hình 4-10: Cập cầu gió thổi chếch lái trong cầu ra 30 2.4.2. Cập cầu khi có gió thổi từ ngoài vào 2.4.2.1. Trường hợp gió thổi nhẹ - Dẫn tàu hướng mũi vào điểm định cập dưới cầu (1), tới nhẹ máy. - Bẻ lái ra ngoài, khi đến vị trí 2 còn trớn tới nhẹ, tàu sẽ di chuyển đến vị trí 3. - Ta lùi máy, bắt dây, gió đẩy tàu vào cầu. Hình 4-11: Cập cầu khi có gió thổi nhẹ từ ngoài vào cầu 2.4.2.2. Trường hợp gió thổi mạnh - Hướng mũi vào điểm định cập dưới cầu (vị trí 1), máy tới nhẹ. - Khi đến vị trí 2 bẻ hết lái ra ngoài, tốp máy, còn trớn tới nhẹ, tàu sẽ di chuyển đến vị trí 3. - Sau đó thả neo ngoài, lùi máy, bắt dây, gió đẩy tàu vào cầu (vị trí 4). 31 Hình 4-12: Cập cầu khi có gió thổi mạnh từ ngoài vào cầu 2.4.2.3. Cập cầu khi có gió chếch mũi từ ngoài vào Hình 4-13: Cập cầu khi có gió chếch từ ngoài vào cầu - Đưa tàu đến cầu theo hướng song song với cầu (vị trí 1), gió thổi chếch phải, bẻ hết lái phải. - Khi tàu đến vị trí 2 ta bẻ lái về số không và lùi máy, trớn còn nhẹ đưa tàu đến 32 vị trí 3, nhanh chóng bắt dây. - Nếu cập mạn phải ta lưu ý vị trí 2 xa cầu hơn 1 chút. 2.4.3. Cập cầu khi gió xuôi 2.4.3.1. Cặp cầu mạn trái gió xuôi - Dẫn tàu chạy song song với hướng gió ở vị trí 1 bẻ lái trong cầu, nhờ gió tàu đến vị trí 2. - Khi tàu đến vị trí 2 ta lùi máy, lái tàu có xu hướng quay về hướng gió thổi tàu gần như song song với cầu (vị trí 3), bắt dây mũi, lái (lưu ý gió nhẹ). Hình 4-14: vào cầu mạn trái gió xuôi 2.4.3.2. Cặp cầu mạn phải gió xuôi Hình 4-15: vào cầu mạn phải gió xuôi 33 - Dẫn tàu chạy song song với hướng gió ở vị trí 1 bẻ lái ra ngoài cầu, nhờ gió tàu đến vị trí 2. - Khi tàu đến vị trí 2 ta lùi máy nhẹ, lái tàu gần vào cầu ta bắt dây lái trước, sau đó bắt dây còn lại (lưu ý chỉ áp dụng khi gió nhẹ). 2.5. Cập cầu khi có dòng chảy 2.5.1. Cập cầu ngược nước Cập cầu mạn phải hoặc mạn trái ngược nước là công việc không phức tạp lắm. Tuy nhiên, thông thường, xuất hiện dòng nước quẩn ở cầu khi tàu cập cầu, dòng nước này có hướng ngược với dòng nước trong dòng chảy và nó gần như chảy song song với hướng mũi tàu. Dòng nước chảy quẩn này được tạo ra do sự liên kết của dòng nước xoáy được tạo nên dọc theo bờ hoặc khu vực nông cạn, đó là vùng nước giữa vỏ tàu và khu vực nông cạn của cầu. Hình 4-16: Cập cầu ngược nước Khi điều khiển tàu cập cầu ngược nước, ta thực hiện theo các bước sau: - Dẫn tàu tiếp cận cầu với góc nhỏ, máy tới nhẹ, chỉ vừa đủ ăn lái. - Khi tàu đến vị trí 1, bẻ lái vào phía cầu. 34 - Khi tàu đến vị trí 2 bẻ lái về không. - Khi tàu đến vị trí 3, tốp máy, bắt dây dọc mũi trước, phía lái dọc lái trước. Lưu ý gần vào vị trí 3 phải tính toán sao cho tàu gần song song với cầu, nếu còn trớn tới thì cho máy lùi phá trớn. 2.5.2. Cập cầu xuôi nước Việc cặp cầu xuôi nước, yêu cầu kế hoạch và kỹ năng cao hơn. Thực hiện các bước điều khiển tàu như sau: - Dẫn tàu đi xuôi nước vượt quá vị trí định cập, tốp máy, bẻ lái ra ngoài (vị trí 1). - Khi tàu hướng vào cầu đúng vị trí định cập, cho máy lùi, bẻ lái về số không để tàu lùi ngược dòng (vị trí 2). - Khi tàu có trớn lùi và tàu lùi đến đúng vị trí định cập thì tốp máy (vị trí 3), bắt dây chéo lái trước. - Dòng nước tác dụng làm cho tàu song song với cầu (vị trí 4). Hình 4-17: Cập cầu xuôi nước 35 2.6. Các trường hợp cập cầu khác 2.6.1. Cặp cầu bằng đuôi vào cầu trước Thường áp dụng khi khu vực cập chật hẹp, có ảnh hưởng của cả gió và dòng chảy. Đây là trường hợp phức tạp. Giả sử cập cầu bằng đuôi vào trước như hình 4-18, ta thực hiện như sau: - Cho tàu tiến chậm đủ ăn lái, dẫn tàu đi ngược nước, tiến dần đến vị trí cập (vị trí 1). - Khi đuôi tàu vượt qua vị trí cập (vị trí 2), tốp máy, bẻ hết lái ra ngoài. - Dưới tác dụng của nước, gió, trớn, tàu sẽ quay sang vị trí 3, nhanh chóng đưa dây chéo lái lên cầu. - Khi tàu quay đến vị trí 4 thì thả neo mạn ngoài. - Sau đó vừa xông dần dây neo vừa thu ngắn dây chéo lái cho đến khi tàu cập cầu an toàn. Chú ý: Dây neo phải luôn luôn căng, khi tàu gần tới cầu phải nhanh chóng bắt các dây còn lại. Hình 4-18: Cập cầu bằng đuôi vào cầu trước 36 2.6.2. Cập cầu ngược nước, gió vuông góc cầu từ ngoài vào Hình 4-19: Cập cầu ngược nước, gió vuông góc cầu từ ngoài vào 3. Điều khiển tàu rời cầu 3.1. Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi, không có dòng nước 3.1.1. Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi từ cầu ra Các bước thực hiện như sau: - Kiểm tra trạng thái tàu, các dây buộc, khởi động máy sẵn sàng. - Tháo và thu hết các dây buộc tàu, chỉ để lại dây dọc mũi và dây dọc lái (vị trí 1). - Tháo và nới chùng dây dọc mũi và dây dọc lái, gió sẽ đẩy tàu tách dần ra xa cầu (vị trí 2). - Tháo dây dọc mũi và dây dọc lái khỏi cột bích trên cầu và thu dây lên tàu, gió tiếp tục đẩy tàu đến vị trí 3, nếu an toàn thì cho tàu lên đường hành trình. 37 Hình 4-20: Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi từ cầu ra 3.1.2. Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi từ ngoài vào cầu Các bước thực hiện như sau: - Kiểm tra trạng thái của tàu, các dây buộc, khởi động máy sẵn sàng. - Tháo và thu các dây buộc lên tàu, chỉ để lại dây chéo mũi (vị trí 1). - Bẻ hết lái vào mạn phía cầu, cho máy tới nhẹ, đuôi tàu sẽ tách dần khỏi cầu (vị trí 2). - Bẻ lái về số không, tốp máy, cho máy lùi, tàu sẽ rời xa cầu (vị trí 3). - Tháo dây còn lại khỏi cột bích trên cầu và thu dậy lên tàu, nếu an toàn thì cho tàu lên đường hành trình. 38 Hình 4-21: Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi từ ngoài vào cầu, không có nước 3.2. Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước, không có gió 3.2.1. Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước từ mũi về lái Các bước thực hiện như sau: - Kiểm tra trạng thái tàu, các dây buộc tàu, khởi động máy sẵn sàng. - Tháo hết các dây và thu lên tàu, chỉ để lại dây chéo lái và dây dọc mũi (vị trí 1). - Nới chùng dây dọc mũi, dưới tác dụng của dòng nước mũi tàu tách dần ra khỏi cầu, sau đó tháo và thu dây dọc mũi lên tàu (vị trí 2). - Bẻ hết lái về mạn phía ngoài cầu, cho máy tới nhẹ, khi dây chéo lái chùng thì háo dây khỏi cột bích trên cầu và thu lên tàu, tàu sẽ dịch chuyển về vị trí 3. - Khi tàu tách ra khỏi cầu an toàn (vị trí 4) thì cho tàu lên đường hành trình. 39 Hình 4-22: Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước từ mũi về lái, không có gió. 3.2.2. Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước chảy từ lái về mũi tàu Các bước thực hiện như sau: - Kiểm tra trạng thái tàu, các dây buộc tàu, khởi động máy sẵn sàng. - Tháo và thu các dây buộc lên tàu, chỉ để lại dây chéo mũi và dây dọc lái (vị trí 1). - Nới chùng dây dọc lái, dưới tác dụng của dòng nước, lái tàu tách dần ra khỏi cầu (vị trí 2). - Cho tàu lùi nhẹ, khi dây chéo mũi chùng thì tháo dây ra khỏi cột bích trên cầu, tốp máy và thu dây lên tàu (vị trí 3). - Khi tàu rời khỏi cầu an toàn thì cho máy tới nhẹ, bẻ hết lái ra mạn ngoài và cho tàu lên đường hành trình. 40 Hình 4-23: Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước chảy từ lái về mũi tàu 3.3. Điều khiển tàu rời cầu khi không có gió, dòng nước Các bước thực hiện như sau: - Kiểm tra trạng thái tàu, các dây buộc, khởi động máy sẵn sàng. - Tháo và thu các dây buộc lên tàu, chỉ để lại dây dọc mũi và dây chéo mũi (vị trí 1). - Bẻ hết lái vào mạn trong cầu, cho máy tới nhẹ. - Dưới tác dụng của chân vịt, bánh lái đuôi tàu tách dần ra khỏi cầu, khi hướng mũi tàu tạo với cầu một góc thích hợp (30-400) thì tốp máy (vị trí 2). - Bẻ lái về số không cho máy tới nhẹ, dây chùng, tốp máy, tháo dây khỏi cột bích trên cầu và thu dây lên tàu. - Cho máy lùi, khi tàu rời xa cầu an toàn (vị trí 3) thì cho tàu lên đường hành trình. 41 Hình 4-24: Điều khiển tàu rời cầu khi không có gió, dòng nước B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: Hãy trình bày tên gọi các dây buộc tàu và tác dụng của chúng. Bài tập thực hành 1: Thực hành cập cầu khi gió, nước êm. Bài tập thực hành 2: Thực hành các trường hợp cập cầu khi có gió. Bài tập thực hành 3: Thực hành các trường hợp cập cầu khi có dòng nước. Bài tập thực hành 4: Thực hành các trường hợp cập cầu khi có cả gió và dòng nước. Bài tập thực hành 5: Thực hành rời cầu khi có gió, không có dòng nước. Bài tập thực hành 6: Thực hành rời cầu khi có dòng nước, không có gió. Bài tập thực hành 7: Thực hành rời cầu khi có cả gió và dòng nước. C. Ghi nhớ: - Ghi nhớ tính năng điều động của tàu thuyền. - Ghi nhớ tác dụng của bánh lái và chân vịt khi điều khiển tàu cập cầu, rời cầu. - Ghi nhớ vị trí và tác dụng của từng dây buộc tàu khi cập và rời cầu. 42 Bài 5: Điều khiển tàu cập phao, rời phao Mục tiêu: - Phân tích ảnh hưởng của gió và dòng nước đến việc điều khiển tàu cập phao, rời phao. - Giải thích tính năng điều động của tàu khi cập phao, rời phao. - Thực hiện điều khiển tàu cập phao, rời phao an toàn trong từng trường hợp cụ thể. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị - Kiểm tra trạng thái tàu, hệ thống lái, neo... - Chuẩn bị dây buộc tàu. Dây buộc phải đảm bảo độ bền, không bị sờn, đứt các sợi con. - Chuẩn bị dây mồi. - Chuẩn bị xuồng để buộc dây vào phao. - Chọn phao để cập, xác định hướng và cường độ của gió, dòng nước. 2. Điều khiển tàu cập phao 2.1. Điều khiển tàu cập phao khi có gió, dòng nước 2.1.1. Điều khiển tàu cập một phao Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đi ngược gió, nước với tốc độ chậm, đủ ăn lái, tiếp cận phao. Bước 2: Khi tàu đến ngang phao thì tốp máy, đồng thời thả xuồng xuống nước mang theo dây buộc tàu phía mũi tiếp cận phao và buộc dây vào phao (vị trí 1). Bước 3: Dưới tác dụng của gió, dòng nước, lực giữ của phao, tàu lùi dần, ta nới dần dây phao. Bước 4: Khi độ dài dây phao đảm bảo yêu cầu thì cố định dây phao vào cột bích trên tàu. Bước 5: Đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu. Hình 5-1: Điều khiển tàu cập 1 phao Khi gió, nước êm 43 2.1.2. Điều khiển tàu cập hai phao Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đi ngược gió, nước với tốc độ chậm, đủ ăn lái, tiếp cận phao trên gió, nước. Bước 2: Khi tàu đến ngang phao thì tốp máy, đồng thời thả xuồng xuống nước mang theo dây buộc tàu phía mũi tiếp cận phao và buộc dây vào phao (vị trí 1). Bước 3: Dưới tác dụng của gió, dòng nước, lực giữ của phao thứ nhất (phao mũi), tàu lùi dần về phao thứ hai (phao lái), trong quá trình này ta nới dần dây phao mũi, đồng thời xuồng di chuyển về vị trí phao lái. Bước 4: Khi đuôi tàu tiếp cận phao lái thì cố định dây phao mũi vào cột bích trên tàu, đồng thời chuyển dây phao lái xuống xuồng. Bước 5: Xuồng tiếp cận phao lái và buộc dây phao lái vào phao. Bước 6: Đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu. Bước 7: Cho máy tới nhẹ, thu dần dây phao mũi và xông dần dây phao lái cho đến khi tàu nằm ở khoảng giữa hai phao thì cố định cả hai dây vào cột bích trên tàu. a) b) Hình 5-2: Điều khiển tàu cập hai phao a) Sơ đồ điều khiển tàu cập phao b) Sau khi cập xong tàu đứng trên hai phao 44 2.2. Điều khiển tàu cập phao khi gió, nước êm 2.2.1. Điều khiển tàu cập một phao Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đi với tốc độ chậm, đủ ăn lái, tiếp cận phao. Bước 2: Khi tàu đến ngang phao thì tốp máy, đồng thời thả xuồng xuống nước mang theo dây buộc tàu phía mũi tiếp cận phao và buộc dây vào phao (vị trí 1). Bước 3: Cho máy lùi nhẹ, ta nới dần dây phao, tàu lùi dần. Bước 4: Khi độ dài dây phao đảm bảo yêu cầu thì cố định dây phao vào cột bích trên tàu (vị trí 2). Bước 5: Đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu. Hình 5-3: Điều khiển tàu cập 1 phao Khi gió nước êm 2.2.2. Điều khiển tàu cập hai phao Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đi với tốc độ chậm, đủ ăn lái, tiếp cận phao thứ nhất (giả sử phao B, hình 5-4). Bước 2: Khi tàu đến ngang phao thì tốp máy, đồng thời thả xuồng xuống nước mang theo dây buộc tàu phía mũi tiếp cận phao và buộc dây vào phao (vị trí 1). Bước 3: Nới chùng dây phao, sau đó cố định đầu còn lại của dây phao vào cột bích trên tàu. Bước 4: Bẻ hết lái về mạn có phao, cho máy tới nhẹ, dưới tác dụng của chân vịt, bánh lái và lực giữ của phao tàu sẽ quay quanh phao (vị trí 2). Bước 5: Khi tàu nằm giữa hai phao thì tốp máy, bẻ lái về số không, lúc này ta nới dần dây phao mũi, sau đó cho máy lùi nhẹ, đồng thời xuồng di chuyển về vị trí phao lái. Bước 6: Khi đuôi tàu tiếp cận phao lái (phao A) thì cố định dây phao mũi, đồng thời chuyển dây phao lái xuống xuồng. Bước 7: Xuồng tiếp cận phao lái và buộc dây phao lái vào phao. Bước 8: Đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu. 45 Bước 9: Cho máy tới nhẹ, thu dần dây phao mũi và xông dần dây phao lái cho đến khi tàu nằm ở khoảng giữa hai phao thì cố định cả hai dây vào cột bích trên tàu. Hình 5-4: Điều khiển tàu cập hai phao khi gió, nước êm 3. Điều khiển tàu rời phao 3.1. Điều khiển tàu rời 1 phao Khi tầu đứng trên 1 phao thì vị trí của tàu bao giờ cũng ở dưới gió, nước. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Thả xuồng xuống nước, sau đó xuồng tiếp cận phao. Bước 2: Bẻ lái về 1 bên mạn, cho máy tới nhẹ (vị trí 1). Bước 3: Khi dây phao chùng thì người trên xuồng tháo đầu dây cột vào phao, đồng thời người trên tàu thu dần dây phao lên tàu. Bước 4: khi thu xong dây phao thì đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu (vị trí 3), sau đó cho tàu hành trình. Hình 5-5: Điều khiển tàu rời 1 phao 46 3.2. Điều khiển tàu rời hai phao 3.2.1. Điều khiển tàu rời 2 phao khi có gió, nước từ mũi về lái Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Thả xuồng xuống nước, sau đó xuồng tiếp cận phao lái. Bước 2: Tháo đầu dây phao lái ra khỏi cột bích trên tàu và thả chùng dây, sau đó người trên xuồng tháo đầu dây phao lái ra khỏi phao lái. Bước 3: Người trên tàu thu dậy phao lái lên tàu (vị trí 1), người điều khiển xuồng cho xuồng tiếp cận phao mũi. Bước 4: Bẻ lái về 1 bên mạn, cho máy tới nhẹ (vị trí 2). Bước 5: Khi dây phao chùng thì người trên xuồng tháo đầu dây cột vào phao, mũi; sau đó người trên tàu thu dần dây phao mũi lên tàu. Bước 6: khi thu xong dây phao thì đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu (vị trí 3), sau đó cho tàu hành trình. Hình 5-6: Điều khiển tàu rời 2 phao khi có gió, nước từ mũi về lái 3.2.2. Điều khiển tàu rời 2 phao khi có gió, nước từ lái về mũi 3.2.2.1. Trường hợp thu dây mũi trước 47 Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Thả xuồng xuống nước, sau đó xuồng tiếp cận phao mũi. Bước 2: Tháo đầu dây mũi ra khỏi cột bích trên tàu và thả chùng dây, sau đó người trên xuồng tháo đầu dây mũi còn lại ra khỏi phao. Bước 3: Người trên tàu thu dây buộc lên tàu (vị trí 1), người điều khiển xuồng cho xuồng tiếp cận phao lái. Bước 4: Bẻ lái về 1 bên mạn, cho máy lùi nhẹ (vị trí 2). Bước 5: Khi dây phao chùng thì người trên xuồng tháo đầu dây cột vào phao, sau đó người trên tàu thu dần dây phao lên tàu. Bước 6: khi thu xong dây phao thì đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu (vị trí 3), sau đó cho tàu hành trình. Hình 5-6: Điều khiển tàu rời hai phao khi có gió, nước từ lái về mũi trường hợp thu dây mũi trước 48 3.2.2.2. Trường hợp thu dây lái trước Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Thả xuồng xuống nước, sau đó cho xuồng tiếp cận phao lái. Bước 2: Tháo đầu dây lái ra khỏi cột bích trên tàu và thả chùng dây, sau đó người trên xuồng tháo đầu dây lái còn lại ra khỏi phao. Bước 3: Người trên tàu thu dây buộc lên tàu (vị trí 1), người điều khiển xuồng cho xuồng tiếp cận phao mũi. Bước 4: Bẻ lái về 1 bên mạn, dưới tác dụng của gió, nước tàu di chuyển dần đến gần phao mũi, khi đó ta tháo dây mũi khỏi cột bích trên tàu và thu dần dây lên tàu (vị trí 2). Bước 5: Khi tàu di chuyển về phía dưới gió, nước so với phao (vị trí 3) thì cho chùng dây mũi và người trên xuồng tháo đầu dây cột vào phao, sau đó người trên tàu thu dần dây phao lên tàu. Bước 6: khi thu xong dây mũi thì đưa xuồng và người trên xuồng lên tàu, sau đó cho tàu hành trình. Hình 5-7: Điều khiển tàu rời hai phao khi có gió, nước từ lái về mũi Trường hợp thu dây lái trước 49 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Điều khiển tàu cập 1 phao và cập hai phao khi có gió nước. Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu cập 1 phao và cập hai phao khi gió nước êm. Bài tập thực hành 3: Điều khiển tàu rời 1 phao Bài tập thực hành 4: Điều khiển tàu rời 2 phao khi có gió, nước từ mũi về lái và khi có gió, nước từ lái về mũi tàu. C. Ghi nhớ: - Ghi nhớ tác dụng của gió, dòng nước đối với việc cập phao, rời phao. - Ghi nhớ tác dụng của bánh lái, chân vịt đối với việc điều khiển tàu khi cập phao, rời phao. Cần chú ý an toàn khi đưa xuồng và người xuống nước để buộc và tháo dây phao khi cập phao và rời phao. 50 Bài 6: Điều khiển tàu thả neo, thu neo Mục tiêu: - Phân tích ảnh hưởng của gió và dòng nước đến việc điều khiển tàu thả neo, thu neo. - Giải thích tính năng điều động của tàu khi thả neo, thu neo. - Thực hiện điều khiển tàu thả neo, thu neo an toàn. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị 1.1. Chọn khu vực neo tàu Yêu cầu chỗ neo đậu: - Tìm hiểu hải đồ khu vực neo tàu, chọn chỗ neo đậu phải đáng tin cậy, an toàn. - Chất đáy giữ neo phải tốt, nên chọn nơi bùn sét, bùn pha cát, ít sóng gió, có nhiều mục tiêu rõ ràng để tiện lợi trong hàng hải. - Chọn vị trí neo trên hải đồ có tỉ lệ xích lớn, tính toán sao cho không ảnh hưởng đến phao tiêu trên luồng lạch, đường phân chia giao thông, ở các khu vực cảng phải neo đúng nơi quy định của chính quyền cảng... - Vùng nước cho tàu tự do quay trở quanh neo phải tính toán để không ảnh hưởng đến các tàu cùng neo đậu chung quanh, hoặc khi tàu quay không va chạm vào các chướng ngại vật hoặc chỗ nông cạn. - Độ sâu chọn để neo đậu phải đảm bảo (lưu ý lấy độ sâu thấp nhất ghi trên hải đồ). - Không nên chọn vị trí neo ở những khu vực có độ sâu quá lớn (trên 50m). - Độ sâu dự trữ dưới ki tàu còn phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh, sóng gió, dòng chảy. - Nên chọn khu vực neo có núi bao quanh, lưu ý khả năng kéo neo nhanh để tàu có thể rời vị trí neo nhanh. 1.2. Chuẩn bị tàu, thiết bị neo - Kiểm tra trạng thái kỹ thuật của tàu, bánh lái, chân vịt; máy chính luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. - Kiểm tra thiết bị neo: tời neo, dây neo, neo; khởi động và cho tời neo chạy thử; dây neo phải đảm bảo độ bền.... Đối với dây neo bằng xích thì các mắt xích không được mòn vẹt, đứt; đối với dây neo bằng cáp hoặc thừng thì các sợi con không bị đứt, nổ. 51 a) b) Hình 6-1: Sơ đồ chọn khu vực neo tàu a) Chọn bán kính khu vực neo tàu; b) Chọn độ sâu và chất đáy nơi thả neo 52 1.3. Chọn phương pháp neo tàu - Điều khiển tàu đến điểm neo thường đi theo đường thẳng hướng hoặc theo chập tiêu tự nhiên. - Đi ngược gió, nước. - Tính toán để khi đến vị trí neo chỉ có vận tốc đủ để điều khiển tàu. - Kiểm tra liên tục việc dẫn tàu đi có chính xác theo kế hoạch không? cần thiết phải hiệu chỉnh hướng ngay cho phù hợp, cần lưu ý khi vận tốc giảm thì độ trôi dạt do dòng chảy tăng kể cả ảnh hưởng của gió cũng tăng. - Gần đến vị trí neo thì dừng máy, để cho tàu chạy theo trớn đến tiếp cận điểm neo. Khi đến điểm neo tàu dừng hẳn lại, nếu còn trớn lớn phải phá trớn. Khi có trớn lùi thì thả neo. - Khi thả neo đồng thời xác định vị trí neo và thao tác lên hải đồ. Khoanh vùng an toàn hàng hải trên hải đồ và đảm bảo rằng tàu đang neo đậu an toàn. - Vì lý do mà phải dẫn tàu đến vị trí neo dưới 1 góc khác hướng cuối cùng thì cần thả neo mạn trên gió. - Khi vận tốc lớn chỉ neo mạn trên gió và chỉ thả neo trong trường hợp khẩn cấp để tránh đâm va hay xô vào đá. Xông dây neo theo đúng quy trình, không xông ra với tốc độ lớn. 2. Điều khiển tàu thả neo 2.1. Điều khiển tàu thả 2 neo 2.1.1. Điều khiển tàu thả 2 neo khi gió, nước vuông góc 2.1.1.1. Trường hợp thứ nhất: Thả neo mạn chịu gió trước Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Dẫn tàu đến vị trí thả neo theo hướng ngược nước với tốc độ chậm đủ ăn lái. Bước 2: Khi tàu gần đến vị trí thả neo thì tốp máy, sao cho khi đến vị trí thả neo thì tàu hết trớn tới. Bước 3: Khi tàu hết trớn tới thì thả neo mạn trên gió (vị trí 1). Bước 4: Sau khi thả neo thì tiếp tục xông dây neo, đồng thời cho máy tới nhẹ đủ ăn lái để đưa tàu tiến đến vị trí thả neo thứ hai, khi tàu gần đến vị trí thả neo thứ hai thì tốp máy, nếu còn trớn tới mạnh thì cho máy lùi phá trớn, khi tàu đến vị trí thả neo thứ hai thì tốp máy. Bước 5: Khi tàu đến vị trí thả neo thứ hai tàu vừa hết trớn tới thì thả neo thứ hai (vị trí 2). 53 Bước 6: Xông dây neo thứ hai, đồng thời thu dần dây neo thứ nhất, dưới tác dụng của gió, nước, lực giữ của hai neo tàu lùi dần về phía cuối gió, nước. Bước 7: khi tàu đứng cân bằng trên hai neo, độ dài hai dây neo thả ra tương đương nhau (vị trí 3) thì hãm tời neo, chốt cố định dây neo. Bước 8: Kiểm tra lại tình hình gió, nước; khu vực neo tàu: mục tiêu, chướng ngại vật, độ sâu, tàu thuyền đang neo gần tàu mình; xác định vị trí tàu đang neo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_dieu_khien_tau_trong_cac_truong_hop_thong.pdf