LỜI GIỚI THIỆU. 1
MỤC LỤC . 2
KHAI THÁC HẢI SẢN. 7
Bài 1: CÁC NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN CHÍNH Ở VIỆT NAM . 8
Mục tiêu: . 8
A. Nội dung: . 8
1. Nghề lưới rê . 8
1.1. Giới thiệu . 8
1.2. Phân loại . 9
1.3. Cấu tạo. 9
1.4. Một số loại lưới rê.11
1.5. Kỹ thuật khai thác .14
2. Nghề lưới kéo.17
2.1. Giới thiệu .17
2.2. Phân loại .17
2.3. Cấu tạo cơ bản của lưới kéo .19
2.4. Kỹ thuật khai thác .25
3. Nghề lưới vây.28
3.1. Giới thiệu nghề lưới vây.28
3.2. Phân loại lưới vây .28
3.3. Cấu tạo lưới vây.29
3.4. Hình dạng của lưới vây trong quá trình đánh bắt.30
3.5. Kỹ thuật khai thác lưới vây .30
3.6. Quy trình khai thác lưới vây.31
4. Nghề câu cá ngừ đại dương .32
4.1. Trang bị .32
4.2. Cấu trúc ngư cụ.33
4.3. Kỹ thuật khai thác .35
B. Câu hỏi và bài tập thực hành.36
C. Ghi nhớ:.37
Bài 2: XÁC ĐỊNH NGư TRưỜNG.38
Mục tiêu: .38
A. Nội dung: .38
1. Chuẩn bị tài liệu, thông tin ngư trường.38
1.1. Hải đồ vùng biển:.38
1.2. Nhật ký khai thác .39
1.3. Trao đổi thông tin về ngư trường.405
2. Tìm hiểu đặc điểm ngư trường.41
2.1. Vị trí ngư trường .41
2.2. Độ sâu ngư trường .41
2.3. Chất đáy ngư trường .43
Chất đáy cũng ảnh hưởng đến khả năng đánh bắt của ngư cụ. Đối với vùng chất
đáy mềm, độ dốc nhỏ thích hợp cho hoạt động của hầu hết các loại ngư cụ. Chất
đáy cứng, rạn san hô thường chỉ thích hợp với các nghề đánh bắt cá tầng nổi và
tầng giữa. .44
2.4. Hải lưu và gió .44
3. Tìm hiểu đối tượng khai thác chính .44
3.1. Đặc tính chung của cá biển Việt Nam .44
3.2. Một số loài cá đáy có giá trị kinh tế: .45
3.3. Một số loài cá nổi có giá trị kinh tế: .46
4. Lựa chọn ngư trường.47
B. Câu hỏi và bài tập thực hành.47
Ghi nhớ:.48
Bài 3: XÁC ĐỊNH ĐÀN CÁ, ĐỘ SÂU, CHẤT ĐÁY .49
Mục tiêu: .49
A. Nội dung: .49
1. Kiểm tra máy đo sâu dò cá .49
1.1. Tính năng kỹ thuật của máy đo sâu dò cá.49
1.2. Lắp đặt máy đo sâu dò cá .53
2. Sử dụng máy đo sâu .54
2. 1. Khởi động máy. .54
2.2. Thử các chức năng hoạt động trên máy .55
3. Phân tích tín hiệu trên máy đo sâu dò cá.55
3.1. Tín hiệu đàn cá.55
3.2.Tín hiệu độ sâu.55
3.3. Tín hiệu chất đáy.55
4. Sử dụng các chức năng đặc biệt .56
4.1. Chức năng phóng đại .56
4.2. Chức năng tách đáy( mạch đường trắng).57
5. Tổng hợp thông tin đàn cá, độ sâu, chất đáy .58
B. Câu hỏi và bài tập thực hành.58
C. Ghi nhớ:.58
Bài 4: CHUẨN BỊ THẢ LưỚI.59
Mục tiêu: .59
A. Nội dung: .59
1. Kiểm tra việc xếp đặt lưới .59
1.1. Kiểm tra xếp đặt lưới rê: .596
1.2. Kiểm tra xếp đặt lưới vây:.59
1.3. Kiểm tra xếp đặt lưới kéo:.60
1.4. Kiểm tra xếp đặt vàng câu:.60
2. Kiểm tra phụ tùng, trang thiết bị.61
2.1. Kiểm tra phụ tùng, trang thiết bị lưới rê .61
2.2. Kiểm tra phụ tùng, trang thiết bị lưới vây.61
2.3. Kiểm tra phụ tùng, trang thiết bị lưới kéo.62
2.4. Kiểm tra phụ tùng, trang thiết bị vàng câu.63
3. Kiểm tra hoạt động của máy khai thác.63
3.1 Kiểm tra các thông số hoạt động của máy: .63
3.2. Kiểm tra tình trạng hoạt động máy khai thác:.64
4. Kết thúc công việc chuẩn bị lưới .65
B. Câu hỏi và bài tập thực hành.65
C. Ghi nhớ:.65
Bài 5: THẢ LưỚI .66
Mục tiêu: .66
A. Nội dung: .66
1. Quan sát hướng gió, nước.66
2. Thả lưới .67
2.1. Nguyên tắc chung: .67
2.2. Thả lưới rê: .67
2.3. Thả lưới vây.68
2.4. Thả lưới kéo.69
2.5. Thả vàng câu.71
3. Kết thúc công việc thả lưới .72
B. Câu hỏi và bài tập thực hành.72
C. Ghi nhớ:.73
Bài 6: KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA LưỚI .74
Mục tiêu: .74
A. Nội dung: .74
1. Dụng cụ thiết bị kiểm tra hoạt động của lưới.74
2. Kiểm tra độ mở đứng và ngang của lưới .74
2.1. Kiểm tra độ mở đứng của lưới.74
2.2. Kiểm tra độ mở ngang của lưới:.77
3. Kiểm tra tốc độ chuyển động của lưới .77
3.1. Trôi lưới.77
3.2. Tốc độ dắt lưới.77
4. Kiểm tra độ sâu đánh bắt .78
4.1. Lưới rê .78
4.2. Lưới vây.787
4.3. Lưới kéo.78
4.4. Câu cá ngừ đại dương .78
B. Câu hỏi và bài tập thực hành.78
C. Ghi nhớ:.78
Bài 7: XỬ LÝ SỰ CỐ VỀ LưỚI.80
Mục tiêu: .80
A. Nội dung: .80
1. Phát hiện các sự cố về lưới.80
1.1. Xác định các sự cố phần áo lưới.80
1.2 . Xác định sự cố phần trang bị, phụ tùng lưới.81
2. Xử lý sự cố về áo lưới.82
3. Xử lý các sự cố về trang bị, phụ tùng.82
B. Câu hỏi và bài tập thực hành.82
C. Ghi nhớ:.83
Bài 8: THU LưỚI .84
Mục tiêu: .84
A. Nội dung: .84
1. Chuẩn bị thu lưới .84
1.1. Phân công thủy thủ.84
1.2. Chuẩn bị máy khai thác.84
2. Thu lưới .85
2.1. Thu lưới rê .85
2.2.Thu lưới vây.85
2.3. Thu lưới kéo.86
2.4. Thu dàn câu.88
3. Thu hoạch cá .89
4. Kết thúc công việc thu lưới.89
B. Câu hỏi và bài tập thực hành.89
C. Ghi nhớ:.90
Bài 9: BẢO QUẢN SẢN PHẨM HẢI SẢN BẰNG NưỚC ĐÁ.91
Mục tiêu: .91
A. Nội dung: .91
1. Kiểm tra việc phân loại cá .91
2. Kiểm tra việc rửa sạch và xử lý sản phẩm.92
3. Kiểm tra việc bảo quản sản phẩm hải sản.92
3.1. Nguyên tắc bảo quản lạnh nguyên liệu hải sản bằng nước đá: .92
3.2. Quy trình bảo quản sản phẩm hải sản bằng nước đá:.93
4. Kiểm tra nhiệt độ khối cá .94
5. Xử lý sự cố nhiệt độ khối cá.94
B. Câu hỏi và bài tập thực hành.948
C. Ghi nhớ:.94
HưỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC .95
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: .95
II. Mục tiêu: .95
III. Nội dung chính của mô đun:.95
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .96
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập.101
VI. Tài liệu tham khảo.103
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHưƠNG TRÌNH, BIÊN
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP .104
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHưƠNG TRÌNH, GIÁO
TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP .104
106 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Khai thác hải sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu
Kẹp 6. Cáp
Dây giáp mối 7. Lưỡi câu
Khóa xoay
Hình 1- 29. Bản vẽ chi tiết dây câu
Dây triên câu: Là dây câu chính liên kết toàn bộ vàng câu được chế
tạo và lắp ráp bằng thừng Nylon hoặc cước PA có đường kính d = 2.8 – 3.0mm,
tổng chiều dài từ 20 – 30 hải lý. Trên dây triên chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn
dài khoảng 50m chúng được liên kết với nhau bằng các khóa xoay để chống
xoắn và cũng là vị trí để xác định khoảng cách giữa các thẻo câu.
Dây thẻo câu: Là phần dây liên kết từ dây triên câu đến lưỡi câu. Đầu trên
của thẻo câu là kẹp để liên kết với dây triên, giữa thẻo và dây triên có khóa xoay
36
chống xoắn, phần cuối của dây thẻo là lưỡi câu được liên kết với thẻo bằng ống
kẹp. Vật liệu chế tạo dây thẻo là cước PA có đường kính d = 1,8mm, chiều dài
từ 22 đến 25m.
Dây giáp mối: Là một đoạn dây liên kết giữa dây triên và thẻo câu bằng
kẹp và khóa xoay. Cấu tạo là dây thừng PE có d = 4mm và dài 50cm.
Phao: Là phao tròn có đường kính D = 300mm (dùng làm phao tiêu đầu
vàng câu ) và phao chai có kích thước (500, F120 ), vật liệu là nhựa PVC.
Phao ganh: 420 cái
Phao đầu câu: 02 cái
Phao cờ: 22 cái.
Dây ganh: Là dây thừng vật liệu PE có chiều dài từ 10 - 15m. Có tác
dụng định hình vàng câu ở độ sâu nhất định để khai thác, đồng thời tránh các tàu
thuyền qua lại có thể làm đứt dây triên câu.
Cờ và tín hiệu đèn:
Đây là bộ phận được gắn dọc theo dây triên câu có tác dụng phát tín hiệu
hoặc dấu hiệu để có thể thấy vàng câu dễ dàng vào ban đêm. Các tàu dùng đèn
tín hiệu gắn trên vàng câu chủ yếu là đèn cảm ứng ánh sáng.
Cờ thường được gắn ở hai đầu vàng câu để tàu thuyền tránh câu và xác định vị
trí vàng câu. Vải may cờ thường được sử dụng là vải có màu sắc phản quang
mạnh hoặc được quét sơn phản quang.
Lưỡi câu: lưỡi câu được cấu tạo sao cho cá dễ ăn đồng thời khi cá mắc câu khó
bị tuột. Yêu cầu của lưỡi là phải sắc bén và vật liệu làm lưỡi phải đủ cứng, lưỡi
làm bằng vật liệu thép không gỉ
Hình 1 - 30. Bản vẽ tổng thể vàng câu
37
4.3. Kỹ thuật khai thác
Quy trình tổ chức khai thác bao gồm các giai đoạn sau: Chuẩn bị, thả câu,
ngâm câu, thu câu, xử lý và bảo quản cá.
- Chuẩn bị:
+ Kiểm tra lại các hệ thống liên kết ngư cụ, hệ thống dây và lưỡi câu, sắp xếp lại
hệ thống dây triên, dây thẻo trong các rổ; kiểm tra máy móc, thiết bị khai thác
trước khi thả câu.
+ Móc mồi:
Kiểu mồi, mùi thơm và chất lượng của mồi là những yếu tố rất quan trọng cho
hiệu quả đánh bắt của vàng câu. Cá bị thu hút bởi mùi thơm của mồi, mồi thích
hợp sẽ kích thích cá tấn công và ăn mồi. Thông thường mồi câu là cá nục, cá
trích, cá chuồn... Mồi câu thường tươi sống, khi móc mồi chú ý sao cho cá mồi ở
trang thái đang bơi.
Hình 1 - 31. Các kiểu móc mồi vào lưỡi câu
- Thả câu :
Thuyền trưởng chọn hướng gió, hướng nước hợp lý và quyết định hướng
thả tối ưu. Cần phải đảm bảo trong quá trình thả lưới: Tàu dưới gió, câu dưới
nước, tránh cho câu bị vướng vào chân vịt tàu. Toàn bộ vàng câu được thả từ
phần đuôi tàu của tàu, tốc độ thả từ 4 – 8 hải lý / giờ. Việc thả câu không phụ
thuộc vào kích cỡ và kiểu tàu. Thả câu theo thứ tự phao đầu câu có liên kết với
phao cờ xuống trước, thả dây triên, thả thẻo câu, thả phao ganh, cứ như vậy đến
hết vàng câu.
- Ngâm câu:
38
Thời gian ngâm câu khoảng 2 - 3giờ, ngâm câu càng lâu hiệu quả đánh
bắt càng cao, nhưng ngâm lâu quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cá.
Trong thời gian ngâm câu phải kiểm tra tình hình hoạt động của dàn câu, kịp
thời phát hiện, xử lý xự cố.
Thu câu:
Giai đoạn thu câu chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình khai thác. Đầu tiên
xác định phao đầu câu. Sử dụng các máy móc như định vị, ra dar, vô tuyến tầm
phương để xác định phao đầu câu. Sau khi tiếp cận phao đầu câu, thủy thủ
móc phao đưa lên tàu và đưa vào máy thu dây chính. Tốc độ kéo dây câu tùy
thuộc độ sâu hoạt động của vàng câu và tình hình thời tiết, thông thường từ 6-
10/hải lý /giờ. Trong suốt quá trình thu dây câu các thủy thủ đồng thời đưa cá
lên tàu, gỡ và xử lý bảo quản cá.
Trước khi móc mồi cho mẻ kế tiếp, các thủy thủ phải tiến hành gỡ bỏ mồi cũ còn
lại trên các lưỡi câu, sửa chữa dây câu hoặc thay mới lưỡi câu, sắp xếp vàng câu
chuẩn bị cho mẻ sau.
Hình 1-32. Hoạt động của vàng câu
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi
Trình bày kỹ thuật khai thác lưới rê trôi ?
Trình bày kỹ thuật khai thác lưới kéo đôi ?
Trình bày kỹ thuật khai thác lưới vây ?
Trình bày kỹ thuật câu cá ngừ đại dương ?
Bài tập thực hành
1. Vẽ và mô tả các bộ phận của lưới rê
39
2. Vẽ và mô tả các bộ phận lưới vây
3. Vẽ và mô tả các bộ phận lưới kéo
4. Vẽ và mô tả các bộ phận vàng câu
C. Ghi nhớ:
- Lưới rê là loại ngư cụ hoạt động theo phương pháp bị động, nguyên lý đánh
bắt là cá đóng vào lưới. Màu sắc, đường kính chỉ lưới, kích thước mắt lưới rất
được chú ý trong kỹ thuật khai thác
- Lưới kéo và lưới vây là ngư cụ đánh bắt chủ động, nguyên lý đánh bắt là lọc
nước bắt cá. Vấn đề vận tốc tàu thuyền, độ mở đứng và ngang miệng lưới được
chú ý khi đánh bắt.
- Nghề câu đánh bắt thụ động, thuộc loại bẫy. Do vậy mồi và ngụy trang dây câu
đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật khai thác.
40
Bài 2: XÁC ĐỊNH NGƢ TRƢỜNG
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng khai thác hải đồ, tài liệu, phương tiện
thông tin, tìm hiểu đặc điểm ngư trường, đối tượng khai thác, quyết định ngư
trường đảm bảo cho đánh bắt có hiệu quả.
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị tài liệu, thông tin ngƣ trƣờng
1.1. Hải đồ vùng biển:
Đối với nghề khai thác hải sản hải đồ giúp cho thuyền trưởng tàu cá nắm được
đặc điểm của ngư trường như độ sâu, sự phân bố của chất đáy, các dòng chảy,
tọa độ ngư trường... Tùy theo phạm vi đánh bắt thuyền trưởng có thể chọn loại
hải đồ có tỷ lệ xích khác nhau để tìm hiểu rõ về ngư trường.
Hình 2-1. Hải đồ Khu vực Mũi Cà Mau tỷ lệ xích 1/200.000
Hải đồ có tỷ lệ xích lớn từ 1/100.000 đến 1/200.000 thể hiện những khu vực hẹp
nhưng các đặc điểm vùng biển được thể hiện chi tiết, rõ ràng. Hải đồ có tỷ lệ
xích lớn từ 1/500.000 đến 1/1.000.000 thể hiện vùng biển lớn có tính chất bao
41
quát thường sử dụng để tìm hiểu vị trí ngư trường, mùa vụ khai thác... cũng có
thể dùng để tham khảo các vị trí ngư trường đã được tích lũy kinh nghiệm qua
nhiều năm khai thác.
1.2. Nhật ký khai thác
Nhật ký khai thác là cuốn sổ ghi chép lại toàn bộ các hoạt động khai thác
hải sản của tàu theo quy định của Luật thủy sản và các quy định của chính phủ.
Nhật ký khai thác được ghi theo mẫu thống nhất, từng trang có các cột, mục thể
hiện nội dung theo quy định.
Hình 2-2. Hải đồ vùng biển Đông Nam Á tỷ lệ 1/1.000.000
42
Ngày
tháng
năm
Giờ thả
lưới
Vị trí tàu
khi thả lưới
Giờ thu
luớí
Vị trí tàu
khi thu
lưới
Sản
lượng
kg
Sản lượng
hải sản chủ
yếu
Thuyền
trưởng
1/10/10 14 100 20N
1100 15E
17 100 35N
1100
42E
400 Hồng 50
Lượng 70
Đù 130
Mối 150
Nhật ký khai thác là tài liệu có ghi đầy đủ thông tin về quá trình đánh bắt một
cách chính xác, khách quan và liên tục thời gian. Đọc nhật ký khai thác giúp cho
thuyền trưởng rút ra được kinh nghiệm trên các ngư trường, mùa vụ và sản
lượng khai thác ở từng thời điểm trong năm.
1.3. Trao đổi thông tin về ngư trường
Có hai phương pháp trao đổi thông tin về ngư trường bằng máy thông tin
liên lạc:
- Trao đổi trực tiếp với các tàu thuyền có mối hệ đang đánh bắt trên các ngư
trường
- Trao đổi thông tin với các đài thông tin duyên hải để biết được dự báo ngư
trường, nghề khai thác và đối tượng khai thác
Hình 2-3. Trao đổi thông tin ngư trường bằng máy thông tin liên lạc
43
Những thông tin ngư trường bao gồm:
- Tên ngư trường
- Khu vực có tọa độ: Vĩ độ, kinh độ
- Nghề khai thác
- Đối tượng khai thác
Ví dụ: Ngư trường câu vàng cá ngừ tháng 10 năm 2010
Ngày 07/10/2010
Những ngư trường khai thác cho sản lượng cao:
Ngư trường phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa có nhiều vùng nằm rải rác trong
khu vực có tọa độ: 11 độ đến 12 độ 30 phút Vĩ Bắc 111 độ 30 đến 116 độ phút
Kinh Đông
Ngư trường phía Tây Nam quần đảo Trường Sa có nhiều vùng nằm rải rác trong
khu vực có tọa độ: 06 độ 30 phút đến 10 độ Vĩ Bắc 110 độ đến 112 độ 30 phút
Kinh Đông
(Thông tin do Viện nghiên cứu Hải sản cung cấp)
2. Tìm hiểu đặc điểm ngƣ trƣờng
2.1. Vị trí ngư trường
Vị trí ngư trường được xác định dựa trên tọa độ các điểm bao gồm vĩ độ
và kinh độ. Kết quả tìm kiếm trên hải đồ, bản đồ dự báo ngư trường, nhật ký
khai thác và trao đổi thông tin với các tàu trực tiếp khai thác. Thuyền trưởng lập
danh sách các điểm nhớ trong sổ nhật ký hoặc trong máy định vị để có thể lựa
chọn ngư trường phù hợp với nghề khai thác và lập hành trình chuyến biển một
cách hiệu quả.
Ví dụ: Cách sắp xếp điểm nhớ ngư trường lưới kéo khu vực biển Đông Nam bộ
tháng 8/ 2011 được thực hiện theo bảng sau:
Số TT Ký hiệu ngư trường Vĩ độ Kinh độ
001 Côn sơn K8/11 8030’N 108030’E
002 Khơi Côn sơn K8/11 8030’N 1090 00’E
003 Đông Bắc Côn sơn K8/11 9030’N 109000’E
2.2. Độ sâu ngư trường
Độ sâu của ngư trường được thể hiện rõ trên các hải đồ bằng các con số
Ví dụ: 5, 7, 253 ... đây là mức không hải đồ, là mực nước ròng thấp nhất của
vùng biển được đo đạc qua nhiều năm liên tục. Các chỉ số nhỏ bên dưới thể hiện
phần thập phân của độ sâu. Những khu vực có độ sâu giống nhau thường được
44
nối với nhau bằng đường viền đứt khúc gọi là đường đẳng sâu. Độ sâu của ngư
trường còn được khảo sát qua kết quả trên máy đo sâu được ghi chép trong quá
trình chạy tàu.
Khi tìm hiểu độ sâu cho ngư trường cần lưu ý độ sâu thích hợp cho đánh
bắt đối với từng loại ngư cụ. Độ sâu diễn biến bất thường chứng tỏ vùng biển gồ
gề, độ dốc lớn không thích hợp với những nghề có ngư cụ hoạt động sát tầng
đáy.
Hình 2-4. Dự báo ngư trường khai thác lưới vây tháng 05/2010
45
2.3. Chất đáy ngư trường
Chất đáy được thể hiện trên các hải đồ bằng các ký hiệu:
Ví dụ: B: Bùn; C: Cát; BC: Bùn pha cát; Đtg: Đá tảng; Sh: San hô ... Chất đáy
của ngư trường có liên quan chặt chẽ với sự phân bố của các loài cá. Có một số
loài chỉ tập trung sống ở vùng có bùn hoặc một số chỉ thích nghi với vùng rạn
san hô...
Hình 2-5. Đường đẳng sâu
46
Chất đáy cũng ảnh hưởng đến khả năng đánh bắt của ngư cụ. Đối với vùng
chất đáy mềm, độ dốc nhỏ thích hợp cho hoạt động của hầu hết các loại ngư cụ.
Chất đáy cứng, rạn san hô thường chỉ thích hợp với các nghề đánh bắt cá tầng
nổi và tầng giữa.
2.4. Hải lưu và gió
Vùng biển Việt Nam có 2 mùa gió chính : Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11đến
tháng 4 và Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10.
Các dòng hải lưu trên biển tương ứng hai mùa gió gồm:
- Dòng hải lưu mùa Đông Bắc chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
- Dòng hải lưu mùa Tây Nam chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc.
Nơi gặp nhau của các dòng chảy hình thành các vùng nước trồi, nước
chìm là nơi tập trung của các loài sinh vật biển, do vậy cũng hình thành các ngư
trường lớn cho nghề khai thác hải sản.
Hình 2-6.
Sơ đồ dòng chảy trong mùa Đông Bắc
Hình 2–7.
Sơ đồ dòng chảy trong mùa Tây Nam
3. Tìm hiểu đối tƣợng khai thác chính
3.1. Đặc tính chung của cá biển Việt Nam
Nguồn lợi hải sản Việt Nam phong phú đa dạng bao gồm khoảng trên
2.000 loài cá, gần 6.000 loài động vật đáy, 653 loài tảo... Trong đó, có một số
nhóm sinh vật biển có giá trị kinh tế quan trọng như cá, tôm, mực Trữ lượng
cá đáy và cá nổi khoảng 3,0 - 3,5 triệu tấn (chưa kể cá nổi di cư xa, cá sống ở
ven các đảo...), với khả năng khai thác khoảng 1,5 – 1,7 triệu tấn( nguồn Viện
47
khoa học và công nghệ Việt Nam)... Nguồn lợi cá biển mang tính phân tán, tản
mạn. Đặc tính sinh sản thể hiện tính nhiệt đới điển hình, nhiều loài đẻ quanh
năm. Mùa đẻ chính của đa số các loài tập trung tháng 4 - 6. Cá đẻ thành nhiều
đợt. Các bãi đẻ phân bố ở vùng nước nông ven bờ và eo vịnh...
3.2. Một số loài cá đáy có giá trị kinh tế:
Cá đáy là những loài cá sống ở đáy và gần đáy. Ở Việt Nam , cá đáy rất đa dạng
và phong phú về loài. Đa số các loài thuộc nhóm này có kích thước không lớn,
phân bố gần bờ. Các loài đánh bắt được chủ yếu có chiều dài khoảng 200mm, là
đối tượng khai thác chủ yếu của nghề lưới kéo đáy và cũng là những đối tượng
xuất khẩu chính trong nhóm các loài cá biển của Việt Nam. Nhìn chung các loài
cá đáy có chu kỳ sống tương đối ngắn, khoảng 3 – 4 năm. Phần lớn các loài cá
thường đẻ trứng ở các vùng nước nông ven bờ, gần cửa sông, quanh các đảo
hoặc trong các vịnh. Mùa đông cá thường di trú đến vùng nước sâu, những vùng
chịu ảnh hưởng của dòng nước ấm từ biển Đông vào. Vùng biển phía Bắc cá tập
trung nhiều nhất vào tháng 4 – 6, vùng biển miền Trung vào tháng 8 – 9, vùng
biển miền Nam nhiều từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Cá song (cá mú)
Cá bơn
Cá chẽm (vược)
Cá chim
Cá hồng
Cá hố
Cá lưỡi trâu
Cá trác
48
Cá sạo
Cá đục
Cá đù bạc
Cá lượng (cá đổng cờ)
Cá bánh đường (cá miền sành hai gai)
Cá đầu vuông (cá đổng quéo)
Cá phèn ( một sọc, hai sọc)
Cá đối
Hình 2- 8. Một số loài cá đáy là đối tượng khai thác chính
3.3. Một số loài cá nổi có giá trị kinh tế:
Nhóm cá nổi lớn sống chủ yếu ở vùng biển khơi và thường ở tầng mặt, có
hiện tượng di cư xa. Nhóm cá nổi lớn hiện nay là đối tượng khai thác chính của
nghề cá xa bờ ở Việt Nam, có giá trị kinh tế cao và là đối tượng xuất khẩu quan
trọng.
Cá ngừ
Cá thu chấm
Cá cờ Ấn Độ Cá thu ngàng
49
Cá nục
Cá thu vạch
Hình 2-9. Một số loài cá nổi là đối tượng khai thác chính
4. Lựa chọn ngƣ trƣờng
Lựa chọn ngư trường là việc rất quan trọng cho chuyến biển. Dựa trên kết
quả các thông tin thu thập được, thuyền trưởng quyết định ngư trường cần đảm
bảo những yếu tố sau:
- Ngư trường là khu vực có nhiều cá
- Độ sâu và chất đáy thích hợp cho loại nghề khai thác
- Ngư trường không quá xa, thuận tiện cho việc di chuyển giữa các ngư trường
khi các điều kiện không thuận lợi.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi
Liệt kê các tài liệu, phương tiện thường sử dụng để tìm hiểu ngư trường ?
2. Trong các loại hải đồ có tỷ lệ xích sau, loại nào thể hiện rõ nhất đặc điểm
vùng biển ?
a. 1/200.000
b. 1/500.000
c. 1/1000.000
3. Trình bày đặc điểm chung của cá biển Việt Nam ?
Cá có kích thước lớn, tính hợp đàn cao
b. Đa dạng phong phú, sinh sản nhiều đợt trong năm
c. Phần lớn các loài cá mang tính sinh thái của cá đại dương.
Bài tập thực hành
Thao tác hải đồ xác định tọa độ, độ sâu, chất đáy của 01 ngư trường ?
Trao đổi thông tin tìm hiểu ngư trường ?
Tìm hiểu thông tin ngư trường trong nhật ký khai thác?
50
Lựa chọn 01 ngư trường cho nghề lưới kéo ?
Ghi nhớ:
- Hải đồ giúp cho thuyền trưởng tàu cá nắm được đặc điểm của ngư trường như
độ sâu, chất đáy, tọa độ ngư trường.
- Nhật ký khai thác giúp cho thuyền trưởng rút ra được kinh nghiệm ngư trường,
mùa vụ và sản lượng khai thác.
- Nguồn lợi cá biển mang tính phân tán, tản mạn. Cá biển sinh sản nhiều đợt
trong năm, bãi đẻ phân bố ở vùng nước nông ven bờ.
51
Bài 3: XÁC ĐỊNH ĐÀN CÁ, ĐỘ SÂU, CHẤT ĐÁY
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng sử dụng máy đo sâu dò cá, khai thác tín
hiệu trên máy đo sâu để xác định đàn cá, độ sâu và chất đáy của vùng biển.
A. Nội dung:
1. Kiểm tra máy đo sâu dò cá
1.1. Tính năng kỹ thuật của máy đo sâu dò cá
Các thông số kỹ thuật:
- Màn hình màu TFT LCD 6 inch.
- Ngôn ngữ Tiếng Việt
- Chức năng chụp ảnh và lưu hình
- Tự động điều chỉnh thang đo
- Tần số họat động: 50 và 200kHz
- Công suất phát: 400W
- Điện áp nguồn: 11- 40VDC
(điện một chiều).
Hình 3-1. Máy đo sâu dò cá JMC V-6202
Các thông số kỹ thuật:
- Công suất phát 600W
- Kích thước giấy 216mm.
- Đơn vị: M, FT, FM.
- Thang đo: 0, 5, 10,25,50,100, 250,
500,1000,1600M.
- Tần số họat động: 50 hoặc 200kHz
- Điện áp nguồn: 11- 40VDC.
52
Hình 3 - 2. Máy đo Sâu Băng Giấy JMC F- 840
Máy đo sâu dò cá là một thiết bị chuyên dụng được dùng để đo sâu, xác định địa
hình đáy biển, dò tìm các đàn cá trong nước, giãn rộng kết quả thăm dò ở vùng
tùy ý, phóng to kết quả ở vùng đáyMáy đo sâu dò cá được dùng trong các
nghề khai thác hải sản như: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu,
Một số loại máy thường sử dụng trên các tàu cá gồm: FURUNO, JRC,
JMC, CODEN, HONDEX
Máy dò cá SONAR thường được sử dụng trong nghề lưới vây, dùng để dò
tìm đàn cá theo cả phương đứng và phương ngang. Máy được sử dụng để dò tìm
đàn cá, bám theo đàn cá, xác định tính chất đàn cá, dò cá quanh chà, dò cá quanh
nguồn sáng, dò các đàn cá di chuyển tự do trong nước,
Một số máy đã được sử dụng ở Việt Nam, gồm có: Máy CH - 24 (hãng
FURUNO), máy CSS - 3000 (hãng JMC).
53
Hình 3-3. máy quét ngang sonar JMC CSS 3000
Các thông số kỹ thuật:
Màn hình tinh thể lỏng, màu 15 inch
Màu tín hiệu: 8 màu, tùy theo độ mạnh, yếu của tín hiệu phản hồi
Các kiểu màn hình:
Kiểu 1: Màn hình quét ngang.
Kiểu 2: Màn hình quét ngang lệch tâm.
Kiểu 3: Màn hình quét mạn.
Kiểu 4: Màn hình dò đứng.
Thang đo: có 10 nấc thang đo, từ 20m đến 2.000m.
Tần số phát 150kHz.
Công suất phát: 1kw.
Góc quét:
Quét đứng: 00 đến 900.
Quét mạn: 00 đến 1800.
Quét vòng: 00 đến 3600.
Tốc độ tàu cho phép tối đa 10 hải lý.
Nguồn điện cho phép 20v – 30V DC.
Chức năng máy:
+ Quan sát ở khu vực xung quanh tàu.
+ Quan sát tín hiệu đàn cá ngay dưới đáy tàu.
54
Hình 3-4. Quan sát ở khu vực xung quanh tàu
Máy có chức năng quét đứng để kiểm tra độ sâu và sự phân bố của đàn cá, chức
năng quét mạn để kiểm tra tín hiệu đàn cá ở 2 bên mạn tàu.
- Máy có loa giúp cho các thuyền trưởng kinh nghiệm không phải thường xuyên
quan sát màn hình nhờ vào tín hiệu âm thanh sóng phản hồi về của đàn cá.
55
Hình 3-5. Quan sát ở khu vực dưới đáy tàu
1.2. Lắp đặt máy đo sâu dò cá
Đối với các máy đo sâu thông thường:
- Sử dụng đúng điện áp, lắp đúng cực
- Đặt máy ở nơi khô thoáng, người lái dễ quan sát, chắc chắn, không bị ánh nắng
chiếu trực tiếp vào màn hình.
- An ten cần lắp đặt như bảng hướng dẫn kèm theo máy, tránh khu vực có lực va
đập mạnh.
Đối với máy Sonar cần chú ý các điều kiện sau:
+ Sử dụng nguồn điện 1 chiều DC ổn định (24V DC). Tuyệt đối không sử dụng
máy khi bình điện đang sạc.
+ Nên dùng bộ nguồn hoặc bình ắc qui riêng cho máy.
+ Phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào
nối với cực âm (-).
+ Phải đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, không bị mất điện đột ngột
khi đang sử dụng máy.
56
+ Trước khi tắt máy phải đảm bảo đầu dò đã được nâng lên, vào trong ống bảo
vệ.
+ Khi không dùng máy phải tắt các nguồn điện cung cấp cho máy.
+ Màn hình máy phải đặt nơi thoáng mát và cách xa các vật có từ tính như la
bàn , máy phát điện
+ Khi cầu chì đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới. Cầu chì thay
thế phải có trị số Ampe bằng với cầu chì của máy. Tuyệt đối không dùng cầu chì
có trị số Ampe lớn hơn.
2. Sử dụng máy đo sâu
Hình 3-6. Các nút chức năng trên máy sonar
2. 1. Khởi động máy.
Sử dụng nút POWER: ON/OFF để mở và tắt máy.
Khi mở máy tùy theo loại, có thể phải nhấn và giữ trong vài giây. Khi
máy đã hoàn tất khâu tự kiểm tra sẽ có tín hiệu báo tình trạng sẵn sàng hoạt
động bằng tiếng kêu bíp ngắn. Trường hợp máy không hoạt động cần phải kiểm
tra lại nguồn điện, điện áp, các loại đèn tín hiệu để khắc phục sự cố.
57
2.2. Thử các chức năng hoạt động trên máy
Sau khi khởi động máy, có thể chọn bất cứ nút chức năng nào trên máy để kiểm
tra hoạt động của máy. Đối với máy sonar sử dụng như hướng dẫn trên bảng
điều khiển sau:
3. Phân tích tín hiệu trên máy đo sâu dò cá
3.1. Tín hiệu đàn cá
Hình 3-7: Tín hiệu đàn cá đáy
Khi chùm tia siêu âm phát ra từ an ten máy dò cá chạm vào đàn cá thì một
phần năng lượng bị phản xạ trở lại. Sóng siêu âm phản xạ trở lại sẽ được đầu dò
(an ten thu) của máy thu lại và hiển thị trên màn hình, cho biết rõ vị trí, độ lớn
đàn cá.
Dựa trên đặc tính sinh học, mỗi loài cá có tầm hoạt động khác nhau trong
nước, mặt khác các đàn cá khác nhau có độ lớn khác nhau, do vậy hình ảnh thu
được trên màn hình của các loài cá có những nét riêng. Quan sát tín hiệu nhận
được người sử dụng có thể phán đoán nhiều thông tin về loài cá, kích thước
3.2.Tín hiệu độ sâu
Độ sâu của vùng biển được thể hiện rõ trên màn hình dò đứng bao gồm các
thông tin:
- Độ sâu thể hiện bằng con số tính bằng mét
Diễn biến độ sâu của vùng biển thể hiện rõ trên thang đo sâu
3.3. Tín hiệu chất đáy
Tín hiệu chất đáy thể hiện trên màn hình có nhiều dạng với màu sắc khác
nhau. Màu sắc của đáy được lựa chọn dựa vào bảng vạch màu, thông thường tín
hiệu đáy càng rõ thì màu càng sậm. Khi chùm tia siêu âm phát ra từ an ten máy
58
dò cá chạm vào nền đáy thì một phần năng lượng phản xạ trở về đầu thu, một
phần năng lượng chùm tia bị hấp thụ bởi nền đáy. Tùy theo địa hình đáy và chất
liệu nền đáy mà tín hiệu hồi âm có độ mạnh khác nhau. Chất đáy cứng và phẳng
cho tín hiệu là những đường liền, mỏng, sắc nét. Chất đáy nghiêng hoặc bùn sốp
cho tín hiệu thường dày hơn và đường nét không rõ ràng.
Hình 3–8. Màn hình dò đứngmáy sonar
4. Sử dụng các chức năng đặc biệt
4.1. Chức năng phóng đại
- Chức năng phóng đại kết quả ở vùng tùy ý (FXP, ZOOM hay M/Z)
Khi gặp đàn cá ở tầng giữa mà do cơ cấu thang đo của máy hay do ta
chọn, vết mục tiêu hiện lên quá nhỏ khó phân tích tín hiệu thì dùng chế độ đặc
biệt EXP. Trước hết, người sử dụng phải chuyển máy về chế độ đặc biệt này,
sau đó là định ra vùng cần giãn rộng. Phần chỉ thị lặp lại ở phía dưới (hay bên
trái) màn ảnh chính là kết quả được phóng to lên nhiều lần của vùng giới hạn đã
lấy ở trên.
- Chức năng đặc biệt B/Z (Bottom Zoom)
Nếu muốn phóng to kết quả trên mặt đáy lẫn lớp bùn của đáy để khai thác
các loại hải sản như sò, traithì các chế độ trên rất khó thực hiện. Chế độ đặc
biệt B/Z sẽ dành một phần bộ phận chỉ thị để chỉ thị vùng tín hiệu cần phóng
đại. Vùng được phóng đại sẽ có vạch đánh dấu ở phần chỉ thị bình thường và nó
tự động thay đổi theo đáy.
59
Hình 3–9. Sử dụng chức năng phóng đại để quan sát đàn cá
4.2. Chức năng tách đáy( mạch đường trắng)
Máy dò đứng thường sử dụng đối với các tàu làm nghề lưới kéo đáy. Ở
chế độ hoạt động bình thường, tín hiệu của những đàn cá sát đáy phản xạ trở về
hòa chung với tín hiệu của đáy biển làm ta không thể phân biệt được. Sử dụng
chức năng Mạch đường trắng (White line hay Gray line) có nhiệm vụ tách tín
hiệu của đàn cá ở sát đáy biển ra khỏi tín hiệu đáy bằng một đường trắng xen
giữa giúp cho việc phân biệt đàn cá và đáy một cách rõ ràng.
Hình 3-10. Sử dụng chức năng tách đáy (White line)
60
5. Tổng hợp thông tin đàn cá, độ sâu, chất đáy
Xác định đàn cá, độ sâu và chất đáy của vùng biển là một nhu cầu và cũng
là nhiệm vụ của các nhà khai thác nhằm biết rõ thông tin về đối tượng, ngư
trường và biến động của đàn cá. Khi sử dụng máy đo sâu dò cá cần thu thập
những thông tin chính sau:
Vị trí và độ lớn của đàn cá, tần xuất bắt gặp đàn cá
Độ sâu và diễn biến của độ sâu
Chất đáy và địa hình nền đáy
Từ những kết quả trên người khai thác quyết định được ngư trường và
điều chỉnh các thông số kỹ thuật, phương pháp đánh bắt cho ngư cụ.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi
Trình bày tính năng tác dụng của máy đo sâu dò cá ?
a. Biết tọa độ tàu, hướng đi, và khoảng cách điểm đến
b. Biết phương vị, tọa độ điểm đến
c. Biết được chất đáy, độ sâu và khu vực có nhiều cá
Trình bày những lưu ý khi lắp đặt máy đo sâu?
Bài tập thực hành
1. Khởi động máy đo sâu và giải thích các nút chức năng điều khiển trên
máy
2. Phân tích tín hiệu thể hiện trên máy đo sâu dò cá thông thường
3. Phân tích tín hiệu đô sâu, đàn cá trên máy sonar
4. Sử dụng một số chức năng đặc biệt trên máy: Bottom Zoom; White line
C. Ghi nhớ:
Máy đo sâu dò cá là một thiết bị dùng để dò tìm các đàn cá trong nước, đo sâu
và xác định địa hình đáy biển.
Lắp máy đo sâu cần sử dụng đúng điện áp, đúng cực, tránh đặt an ten ở khu vực
có lực va đập mạnh.
- Tùy theo tính chất đàn cá, địa hình và chất đáy mà tín hiệu hồi âm có độ mạnh
khác nhau. Để đọc rõ tín hiệu cần sử dụng loại máy có các chức năng đặc biệt.
61
Bài 4: CHUẨN BỊ THẢ LƢỚI
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng kiểm tra việc sắp đặt lưới, phụ tùng,
kiểm tra hoạt động của máy khai thác.
A. Nội dung:
1. Kiểm tra việc xếp đặt lƣới
1.1. Kiểm tra xếp đặt lưới rê:
Lưới rê đánh bắt thụ động, do vậy phần áo lưới luôn được làm với vật liệu
sợi và chỉ lưới có độ mảnh rất nhỏ, thường là polyamit sợi đơn hoặc chỉ xe kép
đường kính d = 0,06 - 0,85mm. Kiểm tra xếp đặt lưới rê gọn gàng theo thứ tự là
việc rất quan trọng đảm bảo khi thả lưới các bộ phận lưới không bị vướng vào
nhau hoặc vướng vào các chướng ngại vật khác. Các lo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_khai_thac_hai_san.pdf